MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V
DANH MỤC CÁC BẢNG VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH XI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 13
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu
thương mại hàng hóa 13
1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp
thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn 16
1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn 20
1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác 27
1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA SONG PHƯƠNG 33
2.1. Các khái niệm cơ bản 33
2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội
ngành 33
2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương 35
2.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý và cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa 36
2.2. Cơ sở lý thuyết 38
2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối 39
2.2.2. Lý thuyết tương quan các nhân tố 40
2.2.3. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới)
41
180 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường xuất khẩu cũng như thị trường
nhập khẩu. Trong đó, vị trí và tầm quan trọng của thương mại Việt - Hàn đối
75
với mỗi nước tăng nhanh sau khi AKFTA được thành lập và Việt Nam gia
nhập WTO. Dẫu vậy, về tổng thể, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thương mại
với Hàn Quốc hơn là Hàn Quốc phụ thuộc vào thương mại với Việt Nam.
Bảng 4.3: Chỉ số TII giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016.
2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2016
Việt Nam xuất khẩu
sang Hàn Quốc
1,16 0,97 0,79 1,04 1,46 1,75 1,67 1,85 2,18
Việt Nam nhập
khẩu từ Hàn Quốc
4,51 4,05 3,52 3,50 3,56 4,17 5,37 5,25 6,07
Hàn Quốc xuất
khẩu sang Việt Nam
4,65 3,89 3,41 3,05 3,47 4,06 4,96 4,92 5,47
Hàn Quốc nhập
khẩu từ Việt Nam
1,15 1,10 0,88 1,14 1,63 1,83 1,98 2,29 2,79
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.
4.2. Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
4.2.1. Các mặt hàng và nhóm hàng xuất nhập khẩu
4.2.1.1. Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính
Bảng 4.4 và Bảng 4.5 minh họa 10 mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu lớn
nhất của Việt Nam với Hàn Quốc các năm 2001 và 2016.
Về xuất khẩu, thị phần 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam sang Hàn Quốc năm 2001 và 2016 gần như không thay đổi, chiếm gần
50% tổng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu các mặt hàng cụ thể giữa năm 2001 và
2016 có những thay đổi khá rõ nét. Cụ thể, năm 2001, 5 mặt hàng xuất khẩu
quan trọng nhất của Việt Nam thuộc nhóm thủy hải sản như động vật giáp xác
và thân mềm, cá và sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả, cà phê. Trong tốp
10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất còn bao gồm dầu thô và dầu đã qua chế biến
cũng như các sản phẩm cao su tự nhiên và cao su đã qua chế biến. Đến năm
2016, tốp 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất của Việt Nam đã bao gồm
nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo như thiết bị viễn thông, thu âm, ghi hình,
linh phụ kiện máy tính, máy xử lý dữ liệu. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu
76
quan trọng khác sang thị trường Hàn Quốc là các sản phẩm giày dép, may
mặc, quần áo và thủy sản (xem Bảng 4.4).
Bảng 4.4: Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu lớn nhất đến Hàn Quốc
(SITC cấp độ 4 chữ số)
2001 2016
Mã
SITC
Sản phẩm
Tỷ
trọng
(%)
Mã
SITC
Sản phẩm
Tỷ
trọng
(%)
360
Động vật giáp xác và thân mềm,
tươi, ướp đông lạnh
13,69 7649
Các bộ phận và phụ tùng cho thiết bị
viễn thông, thu âm
17,53
371 Cá đã chế biến hoặc bảo quản 6,15 7638
Thiết bị thu âm khác; thiết bị ghi
hình
4,69
548 Các sản phẩm rau củ quả tươi, khô 6,13 8510 Giày dép 4,68
342 Cá đông lạnh 4,49 8429
Áo khoác ngoài của nam và nữ; áo
khoác ngoài khác
4,63
711
Cà phê xanh, rang; các chất thay
thế cà phê
3,65 8439
Áo khoác ngoài của bé gái và phụ
nữ; áo khoác ngoài khác
4,35
3330
Dầu thô và dầu chiết xuất từ
nguyên liệu bitum
3,60 7599
Linh phụ kiện máy tính, máy xử lý
dữ liệu tự động
2,99
7764 Mạch điện tử 3,01 360
Động vật giáp xác và thân mềm,
tươi, ướp đông lạnh
2,93
2320
Mủ cao su tự nhiên, cao su và các
chất gôm
3,00 7643
Thiết bị, máy phát và phát thanh
truyền hình
2,77
8219
Đồ nội thất và các thành phần
khác của chúng
2,38 8459
Áo khoác ngoài dệt kim hoặc móc,
không đàn hồi; phụ kiện quần áo
2,36
8424 Áo khoác ngoài của nam và nữ 2,25 7611 Máy thu hình màu 2,34
Tổng 48,36 Tổng 49,26
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Trong khi đó, tốp 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Hàn Quốc
các năm 2001 và 2016 cũng có những biến đổi lớn. Vào năm 2001, tốp 10 sản
phẩm nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Hàn Quốc bao gồm cả các sản
phẩm công nghiệp chế tạo như phương tiện vận tải, thiết bị viễn thông cũng
như các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác như vải dệt, giày dép, da thuộc. Đến
năm 2016, cơ cấu nhập khẩu ngày càng tập trung cao vào nhóm sản phẩm
công nghiệp chế tạo như thiết bị viễn thông, thu âm, mạch điện tử, máy móc,
mạch in. Về thị phần, tỷ trọng 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất trên tổng nhập
khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc đã tăng mạnh từ 36% năm 2001 lên tới 54%
năm 2016 (xem Bảng 4.5).
77
Bảng 4.5: Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Hàn Quốc
(SITC cấp độ 4 chữ số)
2001 2016
Mã
SITC
Sản phẩm
Tỷ
phần
(%)
Mã
SITC
Sản phẩm
Tỷ
phần
(%)
7821 Phương tiện vận tải hàng hóa 6,53 7649
Các bộ phận và phụ tùng cho thiết
bị viễn thông, thu âm
17,58
6573
Vải dệt và các sản phẩm dệt đã được
ngâm tẩm hoặc tráng
5,69 7764 Mạch điện tử 12,95
6531 Vải dệt bằng vật liệu dệt tổng hợp 4,76 7788 Máy móc và thiết bị điện khác 7,04
7831
Phương tiện vận tải hành khách công
cộng
4,69 7722
Mạch in và các bộ phận của mạch
in
4,08
6123
Các bộ phận của giày dép, ngoại trừ
bằng kim loại và amiăng
3,48 6552
Sợi dệt kim, không đàn hồi, cao
su hóa
3,35
6114 Da thuộc bò và da ngựa 2,72 7284
Máy móc công nghiệp chuyên
ngành và các bộ phận của chúng
3,10
6514 Sợi tổng hợp 2,21 7721
Công tắc, rơ le, cầu chì; tổng đài
và bảng điều khiển
2,12
7649
Các bộ phận và phụ tùng cho các
thiết bị viễn thông, thu âm
2,14 6727 Cuộn sắt hoặc thép để cán lại 1,63
6551 Sợi tổng hợp dệt kim không đàn hồi 2,13 7763 Điốt, bóng bán dẫn, quang điện 1,55
5832 Nhựa polipropilen 2,11 8710 Dụng cụ và thiết bị quang học 1,47
Tổng 36,45 Tổng 54,88
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Như vậy, tốp 10 mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
với Hàn Quốc ngày càng có xu hướng tập trung vào nhóm sản phẩm công
nghiệp chế tạo. Thực tế này phần nào cho thấy sự cải thiện trong cơ cấu
thương mại Việt Nam – Hàn Quốc những năm qua.
4.2.1.2. Các nhóm, ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu
Để có đánh giá tổng quát hơn, luận án phân tích những biến đổi trong các
ngành xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016.
Kết quả trình bày từ Bảng 4.6 cho thấy, năm 2001 xuất khẩu của Việt
Nam sang Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào ngành 1, gồm các sản phẩm nông
nghiệp và ngư nghiệp; và ngành 5, gồm các sản phẩm dệt may, đồ da và giày
dép. Tổng tỷ trọng hai ngành này trên tổng xuất khẩu của Việt Nam lên tới
gần 60%. Ngành đóng vai trò quan trọng thứ ba trong cơ cấu xuất khẩu hàng
hóa từ Việt Nam tới Hàn Quốc là ngành 7, gồm các sản phẩm máy móc, điện
78
tử và thiết bị vận tải, vốn yêu cầu hàm lượng khoa học kỹ thuật và kỹ năng
lao động cao hơn. Qua thời gian, Việt Nam đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào
xuất khẩu nhóm hàng nông, ngư nghiệp, xuống còn 5,3% năm 2016, đồng
thời tăng mạnh tỷ phần nhóm hàng máy móc, điện tử và thiết bị vận tải. Dẫu
vậy, sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhóm hàng dệt may, quần áo, đồ da và giày
dép của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn là rất lớn.
Bảng 4.6: Việt Nam xuất khẩu đến Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Ngành thứ 1 (nông nghiệp, thịt, sữa và hải
sản)
31,40 27,32 11,54 6,49 5,39
Ngành thứ 2 (thực phẩm, đồ uống, thuốc
lá, giấy)
9,82 8,01 6,78 6,79 6,03
Ngành thứ 3 (các ngành công nghiệp khai
khoáng)
6,26 8,08 24,62 3,71 2,43
Ngành thứ 4 (hóa chất, nhựa, cao su) 4,54 7,52 5,22 3,38 3,05
Ngành thứ 5 (dệt may, quần áo, đồ da,
giày dép)
27,05 29,27 30,66 34,84 30,46
Ngành thứ 6 (sắt, thép và kim loại khác) 1,42 1,82 5,95 4,32 3,55
Ngành thứ 7 (máy móc, điện tử, thiết bị
vận tải)
13,76 10,31 11,13 34,32 43,59
Ngành thứ 8 (các ngành công nghiệp
khác)
5,76 7,67 4,10 6,15 5,51
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Bảng 4.7: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Ngành thứ 1 (nông nghiệp, thịt, sữa và
hải sản)
0,14 0,20 0,64 0,61 0,57
Ngành thứ 2 (thực phẩm, đồ uống, thuốc
lá, giấy)
2,82 2,37 2,01 1,57 1,51
Ngành thứ 3 (các ngành công nghiệp khai
khoáng)
6,17 12,21 9,67 1,87 3,88
Ngành thứ 4 (hóa chất, nhựa, cao su) 16,77 15,06 16,02 11,15 10,40
Ngành thứ 5 (dệt may, quần áo, đồ da,
giày dép)
31,35 28,71 17,89 10,74 9,60
Ngành thứ 6 (sắt, thép và kim loại khác) 8,73 10,63 19,24 10,42 8,58
Ngành thứ 7 (máy móc, điện tử, thiết bị
vận tải)
31,83 28,59 32,11 60,10 60,40
Ngành thứ 8 (các ngành công nghiệp
khác)
2,20 2,23 2,41 3,54 5,06
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
79
Về nhập khẩu, Bảng 4.7 cũng chỉ ra những thay đổi tương đối rõ nét trong
cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc. Năm 2001, nhập khẩu của Việt
Nam từ Hàn Quốc tập trung vào ngành 5 và ngành 7, với thị phần của mỗi
ngành trên tổng nhập khẩu là 31%. Theo sau là nhập khẩu của ngành 4, gồm
các mặt hàng hóa chất, nhựa và cao su, chiếm 16% tổng nhập khẩu của Việt
Nam. Qua 15 năm, thị phần nhóm sản phẩm máy móc, điện tử và thiết bị vận
tải đã tăng xấp xỉ hai lần, chiếm 60% tổng nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt
Nam. Ngược lại, thị phần của nhóm hàng may mặc và giày dép giảm mạnh,
lần lượt xuống 10,7% và 9,6% năm 2015 và 2016. Đà suy giảm về thị phần
cũng được quan sát với nhóm ngành 3 và ngành 4, trong khi thị phần ngành 6
gồm các sản phẩm sắt thép và kim loại không có nhiều biến động.
Như vậy, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
ngày càng có xu hướng tập trung vào nhóm hàng máy móc, điện tử và thiết bị
vận tải, đặc biệt là xuất khẩu của Hàn Quốc đến Việt Nam. Tuy thế, Việt Nam
vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu nhóm hàng dệt may, đồ da và giày dép thâm
dụng chi phí lao động giá rẻ, đồng thời cũng là những mặt hàng Việt Nam có
lợi thế so sánh không chỉ với Hàn Quốc mà với nhiều nước khác.
4.2.2. Giai đoạn sản xuất, chế tạo
Khía cạnh tiếp theo được sử dụng để phân tích cơ cấu thương mại song
phương Việt - Hàn là các giai đoạn sản xuất và chế biến, sử dụng phương
pháp phân loại theo đề xuất của Gaulier et al. (2007) [63].
Kết quả nghiên cứu từ Bảng 4.8 biểu đạt những biến đổi tương đối lớn về
tỷ trọng các giai đoạn sản xuất, chế biến trên tổng xuất khẩu của Việt Nam
sang Hàn Quốc thời kỳ 2001 - 2016. Cụ thể, nhóm hàng sơ cấp tăng nhanh về
tỷ phần giai đoạn 2001-2010, nhưng sau đó giảm mạnh, xuống còn khoảng
gần 4,7% vào năm 2016. Trong khi đó, nhóm hàng hóa cuối cùng, đặc biệt là
hàng tiêu dùng tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm
tương đối rõ nét, chiếm xấp xỉ 55% năm 2016 so với tỷ lệ gần 70% năm 2001.
80
Đối với nhóm hàng tư liệu sản xuất, dù nhóm sản phẩm này có mở rộng
những năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ phần khiêm tốn. Ngược lại, cùng giai
đoạn này, tỷ trọng nhóm hàng trung gian tăng khoảng hai lần, lên tới 40,9%
năm 2016. Trong đó, đóng góp của xuất khẩu linh kiện và phụ tùng sang Hàn
Quốc đã tăng năm lần, chiếm khoảng 1/4 tổng xuất khẩu của Việt Nam năm
2016, trái ngược là sự giảm sút về tỷ trọng của nhóm hàng bán thành phẩm.
Bảng 4.8: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản xuất
(đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 12,88 16,39 31,09 7,07 4,74
Hàng trung gian 19,23 22,46 30,03 37,80 40,90
Hàng bán thành phẩm 13,28 19,25 23,34 15,21 14,28
Linh kiện và phụ tùng 5,95 3,21 6,69 22,59 26,62
Hàng hóa cuối cùng 67,89 61,15 38,89 55,13 54,36
Tư liệu sản xuất 6,66 6,79 3,32 8,99 10,38
Hàng tiêu dùng 61,23 54,36 35,57 46,14 43,97
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Bảng 4.9: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc phân
theo giai đoạn sản xuất năm 2001 và 2016 (đơn vị: %)
Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam
2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016
Hàng sơ
cấp
13,2 1,7 41,64 33,74 16,09 2,6 2,93 9,64 10,03 8,96 12,88 4,74
Hàng trung
gian
47,6 61,12 53,93 48,75 70,53 80,08 74,99 56,11 55,43 52,05 19,23 40,90
Hàng bán
thành phẩm
30,25 32,31 51,21 45,97 28,63 50,2 10,82 21,78 26,54 26,62 13,28 14,28
Linh kiện và
phụ tùng
17,34 28,81 2,71 2,78 41,9 29,88 64,17 34,33 28,89 25,42 5,95 26,62
Hàng hóa
cuối cùng
39,21 37,18 4,43 17,51 13,38 17,32 22,07 34,24 34,54 39 67,89 54,36
Tư liệu sản
xuất
14,98 20,28 1,57 1,59 10,21 10,25 14,78 14,82 18,54 14,65 6,66 10,38
Hàng tiêu
dùng
24,23 16,9 2,86 15,92 3,17 7,07 7,3 19,42 16 24,35 61,23 43,97
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Trên phạm vi khu vực, có sự khác biệt khá rõ khi so sánh cơ cấu xuất
khẩu sang Hàn Quốc giữa Việt Nam với một số quốc gia khác. Chẳng hạn,
81
khác với Việt Nam, xuất khẩu của Malaysia và Trung Quốc đến Hàn Quốc tập
trung cao nhất vào nhóm hàng trung gian. Điều tương tự cũng được quan sát
với trường hợp của Philippines, Thái Lan và Indonesia, dù đóng góp của
nhóm hàng trung gian trên tổng xuất khẩu của những nước này sang Hàn
Quốc có chiều hướng giảm sút. Ngoài ra, thị phần xuất khẩu nhóm hàng tư
liệu sản xuất đến Hàn Quốc của Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, xấp xỉ
Malaysia, trong khi thấp hơn các quốc gia còn lại (xem Bảng 4.9).
Bảng 4.10: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản xuất
(đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 0,38 0,60 0,65 0,29 0,37
Hàng trung gian 65,90 68,10 75,42 76,15 80,19
Hàng bán thành phẩm 57,30 59,05 57,58 32,59 29,79
Linh kiện và phụ tùng 8,60 9,06 17,84 43,56 50,39
Hàng hóa cuối cùng 33,72 31,30 23,93 23,57 19,44
Tư liệu sản xuất 21,27 21,53 14,38 17,43 13,14
Hàng tiêu dùng 12,45 9,76 9,55 6,13 6,30
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Về nhập khẩu, các kết quả tính toán trong Bảng 4.10 cho thấy, nhập khẩu
của Việt Nam từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm hàng trung gian, với tỷ trọng trên
tổng nhập khẩu không ngừng tăng lên giai đoạn 2001 - 2016. Đáng chú ý, tỷ
trọng các sản phẩm linh kiện và phụ tùng mở rộng rất nhanh và hiện là nhóm
hàng trung gian quan trọng nhất trong xuất khẩu của Hàn Quốc đến Việt
Nam. Cùng thời kỳ này, tỷ phần nhập khẩu nhóm hàng hóa cuối cùng lại co
hẹp tương đối nhanh, xuống còn 19% vào năm 2016, với đà sụt giảm xảy ra
đồng thời ở hai nhóm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
Nhìn rộng ra một số quốc gia Đông Á khác, Bảng 4.11 cho thấy, dù tỷ
trọng thấp hơn, nhập khẩu từ Hàn Quốc của những nước này cũng tập trung
vào nhóm sản phẩm trung gian như Việt Nam. Trong cơ cấu hàng trung gian,
năm 2016, nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines
tập trung vào linh kiện và phụ tùng, ngược lại của Indonesia, Malaysia và
82
Thái Lan lại tập trung vào nhóm hàng bán thành phẩm. Đối với nhóm hàng tư
liệu sản xuất, tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng này từ Hàn Quốc của Việt Nam
là tương đồng với Indonesia, Philippines và Thái Lan nhưng thấp hơn nhiều
của Malaysia.
Bảng 4.11: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực phân
theo giai đoạn sản xuất các năm 2001 và 2016 (đơn vị: %)
Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam
2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016
Hàng sơ cấp 0,38 0,39 0,51 0,42 0,74 0,6 0,15 0,77 0,16 1,32 0,38 0,37
Hàng hóa
trung gian
81,89 73,1 77,69 76,86 76,6 60,91 76,84 70,76 71,53 78,27 65,90 80,19
Hàng bán thành
phẩm
60,6 30,95 59,67 63,57 27,8 36,69 31,59 28,56 44,32 56,39 57,30 29,79
Linh kiện và
phụ tùng
21,29 42,16 18,02 13,29 48,8 24,22 45,25 42,2 27,21 21,88 8,60 50,39
Hàng hóa cuối
cùng
17,73 26,5 21,8 22,72 22,66 38,49 23,01 28,47 28,31 20,41 33,72 19,44
Tư liệu sản
xuất
12,18 20,68 13,57 15,19 17,28 34,12 16,85 14,13 22,54 12,69 21,27 13,14
Hàng tiêu dùng 5,55 5,82 8,24 7,53 5,38 4,37 6,15 14,33 5,77 7,73 12,45 6,30
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
4.2.3. Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ phức
tạp của sản phẩm
4.2.3.1. Về hàm lượng công nghệ
Sử dụng phương pháp phân loại của Lall (2000) [79], Bảng 4.12 và Bảng
4.13 trình bày các kết quả nghiên cứu về thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
giai đoạn 2001 - 2016 phân theo hàm lượng công nghệ.
Kết quả trình bày trong Bảng 4.12 chỉ ra, giai đoạn 2001 - 2016 cơ cấu
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng
kể theo hướng giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ cấp, hàng nguyên vật liệu thô và
tăng tỷ phần các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỷ trọng
xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và trung bình đã tăng mạnh, từ khoảng
16% năm 2001 lên tỷ lệ 48% năm 2016, phần lớn đến từ tăng trưởng xuất
83
khẩu nhóm hàng cơ khí, kỹ thuật và điện, điện tử. Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu
nhóm hàng sử dụng công nghệ thấp, tài nguyên và nguyên vật liệu thô đến
Hàn Quốc dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 50% vào năm 2016.
Bảng 4.12: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ
(đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 39,32 37,63 40,59 12,37 9,29
Hàng chế tạo dựa vào tài nguyên 10,50 10,40 7,65 7,48 6,45
Nông nghiệp 8,57 7,41 5,26 4,75 4,17
Sản phẩm khác 1,93 2,99 2,39 2,73 2,28
Hàng sử dụng công nghệ thấp 33,82 38,35 38,25 40,50 36,00
Dệt may và giày dép 23,54 27,63 30,31 34,59 30,38
Sản phẩm khác 10,28 10,72 7,94 5,91 5,62
Hàng sử dụng công nghệ trung bình 4,26 5,07 5,74 12,01 14,04
Phương tiện vận tải 0,04 0,10 0,40 0,65 0,57
Các sản phẩm đã được gia công, xử lý 2,23 2,77 1,77 2,45 1,97
Các sản phẩm cơ khí, kỹ thuật 1,99 2,20 3,57 8,91 11,50
Hàng sử dụng công nghệ cao 12,09 8,51 7,76 27,62 34,22
Điện và điện tử 11,79 8,29 7,67 25,72 32,74
Sản phẩm khác 0,30 0,22 0,09 1,90 1,48
Hàng không được phân loại 0,01 0,03 0,01 0,01 0,01
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.
Hình 4.3: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc phân
theo hàm lượng công nghệ
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016
Trung
Quốc
Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ cao
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ trung
bình
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ thấp
Hàng công nghiệp dựa
vào tài nguyên
Hàng sơ cấp
84
So sánh với xuất khẩu của các quốc gia khác đến thị trường Hàn Quốc,
Hình 4.3 cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt
Nam thấp hơn Philippines, Malaysia và Trung Quốc, tương đương Thái Lan
và cao hơn nhiều Indonesia. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong khi đóng góp
của nhóm hàng công nghệ cao vào xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc
có xu hướng tăng nhanh thì tỷ phần của nhóm hàng này trên tổng xuất khẩu
của nhiều nền kinh tế ASEAN chủ chốt khác lại có chiều hướng giảm mạnh
theo thời gian. Tuy nhiên, cũng như Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu nhóm hàng
công nghệ thấp, dựa vào tài nguyên và hàng sơ cấp tới Hàn Quốc của nhiều
quốc gia Đông Nam Á vẫn cao.
Bảng 4.13: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ
(đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Hàng sơ cấp 2,80 3,90 4,45 4,45 3,99
Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên 10,89 15,81 13,71 4,53 6,42
Nông nghiệp 3,12 2,55 2,88 1,80 1,74
Sản phẩm khác 7,77 13,26 10,83 2,73 4,68
Hàng sử dụng công nghệ thấp 33,32 31,66 29,49 15,54 13,66
Dệt may và giày dép 24,75 23,24 14,58 8,41 7,63
Sản phẩm khác 8,57 8,42 14,91 7,13 6,03
Hàng sử dụng công nghệ trung bình 45,58 36,95 37,60 35,89 31,93
Phương tiện vận tải 15,08 8,81 8,84 5,14 4,03
Các sản phẩm đã được gia công, xử lý 18,31 17,29 16,81 11,74 10,33
Các sản phẩm cơ khí, kỹ thuật 12,19 10,85 11,95 19,01 17,57
Hàng sử dụng công nghệ cao 7,06 11,01 14,02 39,45 43,87
Điện và điện tử 4,66 9,26 12,14 37,16 40,47
Sản phẩm khác 2,40 1,75 1,88 2,29 3,40
Hàng không được phân loại 0,34 0,69 0,74 0,15 0,14
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.
Về nhập khẩu, Bảng 4.13 cho thấy, năm 2001 khoảng 46% giá trị nhập
khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là hàng sơ cấp, hàng chế tạo dựa vào tài
nguyên và sử dụng công nghệ thấp thì đến năm 2016, tỷ phần tương ứng của
các nhóm hàng này chỉ còn 24%. Ngược lại, đóng góp của nhóm hàng sử
85
dụng công nghệ cao, đặc biệt sản phẩm điện, điện tử vào xuất khẩu của Hàn
Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh, lên 44% năm 2016. Dù vẫn đóng vai trò
đáng kể, tỷ phần xuất khẩu nhóm hàng sử dụng công nghệ trung bình, nhất là
phương tiện vận tải và các mặt hàng gia công, xử lý của Hàn Quốc tới Việt
Nam đã giảm mạnh theo thời gian.
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.
Hình 4.4: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực phân
theo hàm lượng công nghệ năm 2001 và 2016
So sánh với một số quốc gia khu vực khác, nhập khẩu các sản phẩm công
nghệ cao từ Hàn Quốc của Việt Nam chỉ thấp hơn của Trung Quốc (59%),
trong khi cao hơn nhiều Indonesia (10%), Malaysia (28%), Thái Lan (19%)
hay Philippines (38%). Điểm đáng chú ý nữa là, trong khi tỷ phần xuất khẩu
sản phẩm thâm dụng công nghệ cao đến Việt Nam và Trung Quốc vào năm
2016 tăng mạnh so với năm 2001 thì cùng thời gian, đóng góp nhóm sản
phẩm công nghệ cao vào tổng xuất khẩu của Hàn Quốc đến Malaysia,
Philippines và Thái Lan có xu hướng giảm mạnh (xem Hình 4.4). Thực tế trên
khẳng định những thay đổi đáng khích lệ về chất lượng cơ cấu thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong tương quan so sánh với thương
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016
Trung
Quốc
Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ cao
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ trung
bình
Hàng công nghiệp sử
dụng công nghệ thấp
Hàng công nghiệp dựa
vào tài nguyên
Hàng sơ cấp
86
mại giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác của khu vực Đông Á. Kết quả trên
càng trở lên ấn tượng hơn bởi thu nhập bình quân đầu người, trình độ phát
triển khoa kỹ thuật của Việt Nam còn thua kém nhiều quốc gia của khu vực.
4.2.3.2. Về đóng góp của các nhân tố
Sử dụng phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) [71],
Bảng 4.14 và Bảng 4.15 trình bày kết quả nghiên cứu về thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và Hàn Quốc xét theo đóng góp của các yếu tố sản xuất.
Về xuất khẩu, có sự biến động lớn về tỷ trọng các nhóm hàng thâm dụng
các yếu tố sản xuất trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai
đoạn 2001 - 2016.
Bảng 4.14: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố
(đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Sản phẩm thô 46,85 44,97 44,52 16,01 12,11
Sản phẩm thâm dụng tài nguyên 4,94 2,37 2,89 3,45 3,16
Sản phẩm thâm dụng lao động phổ
thông
31,05 36,39 33,99 38,06 33,68
Sản phẩm thâm dụng công nghệ 15,15 12,15 12,97 35,23 40,12
Sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ 2,01 4,11 5,63 7,25 10,92
Sản phẩm không phân loại 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.
Cụ thể, vào năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào
nhóm sản phẩm thô và lao động phổ thông. Tổng tỷ phần xuất khẩu của hai
nhóm này lên tới gần 80%. Theo sau là nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố
công nghệ, với tỷ trọng 15%. Trong khi đó, đóng góp của nhóm sản phẩm
thâm dụng vốn-trí tuệ gần như không đáng kể. Tuy thế, kể từ 2010 trở đi, một
mặt, Việt Nam đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhóm sản phẩm
thô, lần lượt xuống mức 16% và 12% các năm 2015 và 2016, mặt khác, gia
tăng đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ, lên tới 35%
năm 2015 và 40% năm 2016. Tương tự, giai đoạn 2001 - 2016, thị phần của
87
nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố vốn-trí tuệ đã tăng khoảng 5 lần, lên gần
11%. Dẫu vậy, Việt Nam vẫn phụ thuộc đáng kể vào nhóm sản phẩm thâm
dụng lao động phổ thông, chiếm 1/3 tổng xuất khẩu đến thị trường Hàn Quốc
năm 2016 (xem Bảng 4.14).
Giai đoạn 2001 - 2016 cũng diễn ra những biến đổi đáng chú ý về cơ cấu
nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam theo đóng góp của các yếu tố sản xuất.
Vào năm 2001, đóng góp của nhóm hàng thâm dụng lao động phổ thông,
công nghệ và vốn-trí tuệ trên tổng nhập khẩu từ Hàn Quốc không có sự chênh
lệch quá lớn. Tuy nhiên, qua 15 năm, trong khi tỷ phần nhập khẩu nhóm sản
phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ đã tăng hơn hai lần, lên tới 68% năm 2016,
thì cùng thời kỳ này, thị phần nhập khẩu nhóm hàng thâm dụng yếu tố lao
động phổ thông và vốn-trí tuệ giảm mạnh, lần lượt chỉ còn 9% và 12%. Ngoài
ra, đóng góp của nhóm sản phẩm thô và hàng thâm dụng tài nguyên vào nhập
khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc có chiều hướng đi xuống, với tỷ trọng mỗi
loại trên dưới 5% năm 2016 (xem Bảng 4.15).
Bảng 4.15: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố sản
xuất (đơn vị: %)
2001 2005 2010 2015 2016
Sản phẩm thô 7,98 13,69 12,47 3,53 5,54
Sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_co_cau_thuong_mai_hang_hoa_viet_nam_han_quoc_giai_do.pdf