MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN CẤP TỈNH 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò phòng, chống người chưa thành niên phạm
tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 27
2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 45
2.3. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội
của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 60
2.4. Phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của cơ quan công tố
(Viện kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với
việt nam 65
Chương 3: TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ
THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 73
3.1. Tình hình và nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam,
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017 73
3.2. Thực trạng phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2017 83
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÒNG, CHỐNG
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1. Quan điểm bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay 114
4.2. Giải pháp bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 118
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC
181 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay - Trần Thị Minh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình, nhà trường, xã hội là phải có biện pháp chăm sóc,
giáo dục, quản lý thích hợp với số NCTN ở lứa tuổi 16 -18 để ngăn ngừa các em vi
phạm pháp luật hình sự [9].
Về trình độ học vấn, đa số có trình độ trung học cơ sở chiếm 62,3%, tiếp
đến là ở trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 31,8%, phổ thông trung học chiếm 4,9%, số
em mù chữ chiếm 1%. Tỷ lệ các em bỏ học trước khi phạm tội chiếm 66,7%; số đối
76
tượng vẫn còn đang đi học trước khi phạm tội chiếm 25,3%; một nửa số học sinh
trước khi vi phạm pháp luật hình sự có học lực trung bình yếu chiếm 58%; có hạnh
kiểm yếu chiếm 47,6% [9].
Về đặc điểm nhân thân khác, NCTNPT có nhiều thói quen xấu, trong đó
85,4% là nghiện thuốc lá, thuốc lào, 33% thích uống rượu, bia; 1,5% nghiện ma
túy, 58,6% thích xem các loại phim chưởng, kiếm hiệp nhiều tập; 20% thích xem
phim kích động tình dục, cá biệt có 19,2% các em hoàn toàn không thích xem bất
kỳ một loại sách báo nào cả [9].
Về thiệt hại do tội phạm gây ra, những thiệt hại của tội phạm do NCTN gây
ra tuy không lớn so với tội phạm của người lớn, nhưng ảnh hưởng của nó về mặt xã
hội thì không thể lường được, nó làm mất ổn định trật tự xã hội, gây ảnh hưởng xấu
đến cuộc sống yên vui, hạnh phúc của con người. Nhiều vụ án có sự chỉ huy của
người lớn, hoạt động lưu động, gây án nhanh, tiêu thụ tẩu tán tài sản nhanh và lẩn
trốn gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử [9].
Về tính chất của tội phạm, NCTNPT chủ yếu thực hiện các hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe và xâm phạm sở hữu. Điều này, có thể lý giải bởi đặc điểm tâm,
sinh lý và các đặc điểm nhân thân của người phạm tội. NCTN còn có sự bồng bột,
thiếu kiềm chế, thiếu hiểu biết trong hành động và suy nghĩ, nên dễ bị bạn bè xấu (có
tiền án, tiền sự) rủ rê, lôi kéo, xúi giục, kích động để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân,
nhu cầu trước mắt mà thực hiện hành vi phạm tội. Đối với hành vi gây rối trật tự công
cộng chủ yếu là thể hiện sự hiếu thắng, sĩ diện, a dua theo bạn bè, đánh nhau, đua xe trái
phép, đập phá tài sản công cộng khi bị kích động. Số đối tượng cố ý gây thương tích, giết
người...chủ yếu nhằm mục đích trả thù cá nhân do trước đó có mâu thuẫn về tranh giành
yêu đương hoặc sĩ diện khi bị xúc phạm, bắt nạt... điều đó "cho thấy việc giáo dục và
nhận biết tâm sinh lý lứa tuổi trong trường học đang có vấn đề" [86, tr.21-22].
3.1.2. Nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2017
Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ gia đình
Người chưa thành niên phạm tội chịu ảnh hưởng do đã sống và lớn lên
trong những gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, không chấp hành tốt pháp luật,
làm ăn bất chính, tham nhũng, buôn lậu, tổ chức mại dâm... NCTN sống trong điều
kiện này đã trở nên thực dụng, chạy theo khoái cảm vật chất và nếu không xoay xở
77
tiền được thì rất nhanh chóng đi tới trộm cắp, cướp giật, lừa đảo để kiếm tiền. Hoặc
nhiều gia đình lại chiều chuộng, thỏa mãn vô nguyên tắc những đòi hỏi của con cái
và nhượng bộ chúng một cách mù quáng. Tình trạng nuông chiều thưòng rơi vào
những gia đình có con một, gia đình đông con gái, hiếm con trai; gia đình có con
muộn màng. Ví dụ: qua công tác xét xử vụ án Hoàng Minh An phạm tội giết người
xảy ra trên địa bàn huyện N [79].
Bên cạnh đó, việc cho con em mình là NCTN tiếp xúc với tiền quá sớm và
tiêu tiền quá dễ dãi, đã dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc dễ bị rủ rê, lôi kéo vào con
đường phạm tội. Ngoài ra, còn có nguyên nhân bắt nguồn từ sự đối xử hà khắc, bạo
lực của bố mẹ với con cái. Nhiều gia đình sử dụng đòn roi, la mắng, sỉ nhục để giáo
dục con. Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm của bố mẹ và những người lớn trong
gia đình cũng là nguyên nhân quan trọng đẩy NCTN vào con đường phạm tội.
Mặt khác, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện (mất bố, mất mẹ hoặc
mất cả bố mẹ) sẽ tác động đến quá trình hình thành và thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật của các em hay gia đình không có nề nếp gia phong, không có (hoặc
thiếu) sự gắn kết giữa các thành viên, hay mâu thuẫn, không coi trọng việc quản lý
giáo dục con cái, không quan tâm gì đến con cái, để chúng sống theo bản năng,
buông thả. Ngoài ra, điều kiện kinh tế quá khó khăn của gia đình cũng là những yếu
tố dẫn đến một số em đi vào con đường phạm tội.
Thứ hai, nguyên nhân từ phía nhà trường
Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai lồng ghép vào
giảng dạy các môn đạo đức, giáo dục công dân, nhưng còn mang tính hình thức, nên
hiệu quả mang lại không cao; các chương trình, nội dung rèn luyện kỹ năng sống
chưa được chú trọng đưa vào giảng dạy, do đó, các em học sinh chưa nhận thức và
hiểu rõ về pháp luật kỹ năng sống để bảo vệ mình trong xã hội. Việc xử lý học sinh
vi phạm nội quy nhà trường cũng như vi phạm pháp luật còn chưa kiên quyết và
triệt để. Công tác việc quản lý học sinh trong nhà trường còn thiếu sót, gia đình giao
trách nhiệm cho thầy, cô giáo phụ trách, còn thiếu cơ chế kiểm tra trách nhiệm thầy cô
giáo, sự gắn kết chưa chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của bạn bè "xấu"
Đối với NCTN, bạn bè đồng trang lứa có vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, đạo đức, quan điểm, lối sống. Rất nhiều NCTN chịu tác
78
động, ảnh hưởng sâu sắc của bạn thân. Vì vậy, nếu quan hệ với những người bạn
không tốt, đua đòi, ăn chơi, chán học, thường xuyên bỏ học để rủ nhau tụ tập chơi
game, uống rượu, hút thuốc lá thậm chí sử dụng chất ma tuý thì trẻ em sẽ rất dễ
dàng bị nhiễm các thói hư, tật xấu của bạn, dễ bị lôi kéo vào các cuộc vui chơi,
nghiện hút, bỏ học và cuối cùng là thành lập các băng, nhóm phạm tội.
Các băng nhóm tội phạm và kẻ phạm tội chuyên nghiệp có xu hướng lợi
dụng sự nhẹ dạ, tâm lý ham kiếm tiền của thanh, thiếu niên để lôi kéo họ trở thành
đồng phạm, đặc biệt trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán trái phép
chất ma túy... Bạn bè dụ dỗ, lôi kéo đọc, xem các loại sách, truyện, phim ảnh, video
ca nhạc nước ngoài, không qua kiểm duyệt được phát tán trên internet, cổ vũ lối
sống hưởng thụ trong thanh thiếu niên gây ảnh hưởng xấu tới nhận thức về tình yêu
của giới trẻ. Nhiều bạn trẻ yêu sớm, khi tình yêu tan vỡ thì dễ dẫn tới các hành vi
phạm tội do ghen tuông, bộc phát như giết người, cố ý gây thương tích... Nhiều đối
tượng là thanh, thiếu niên bị ảnh hưởng bởi phim sex, game, tranh, ảnh kích dục...
trở thành tội phạm dâm ô, hiếp dâm,...
Thứ tư, nguyên nhân từ môi trường xã hội
Sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến tội
phạm do NCTN thực hiện, số lượng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em còn hạn chế,
do không được học văn hóa, không có nghề nghiệp, lại thiếu các cơ sở vui chơi giải trí
nên trẻ em thường lang thang và dễ bị người xấu lôi kéo và con đường phạm tội. Hơn
nữa, sự phát triển không ngừng nhưng chưa kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan
chức năng đối với hệ thống mạng internet tại Việt Nam, cũng như sự phổ biến của
các mạng xã hội Facebook, zalo, viber... điều này giúp cho nhóm đối tượng là
thanh, thiếu niên có ý định phạm tội dễ dàng liên lạc, kết nối với nhau để bàn bạc,
lên kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội, đồng thời, dụ dỗ, lôi kéo những người
khác tham gia thực hiện các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, do chưa kiểm soát chặt
chẽ những nội dung, hình thức của game online, có tình chất bạo lực, những nhân
vật trong game có thiết kế trang phục và tình huống những câu chuyện tình cảm
nóng bỏng, sexy... không phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc muốn chơi
game phải mua thẻ nạp tiền, đã phát sinh nhu cầu tiền bạc để chơi,... điều này góp
phần làm gia tăng tình hình NCTNPT, nhất là các tội phạm xâm phạm sở hữu, tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
79
Thứ năm, nguyên nhân từ phía người phạm tội
Những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến tư tưởng,
nhận thức và hành động của NCTN như có biểu hiện suy thoái về đạo đức, xem
thường pháp luật của NCTN, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có
nguyên nhân chủ quan của NCTN sau:
Một là, sự coi thường các giá trị đạo đức, pháp luật
Nghiên cứu các vụ án do NCTNPT cho thấy một thực tế rằng, vấn đề đạo
đức của một bộ phận NCTN đang xuống cấp một cách nghiêm trọng đặc biệt trong
giới trẻ hiện nay, tội phạm ngày một trẻ hóa và ngày một gia tăng. Đặc điểm chung
của các đối tượng phạm tội trong lứa tuổi thanh thiếu niên là đều có trình độ học
vấn thấp, lười lao động, không có việc làm ổn định, thiếu sự quan tâm, quản lý của
gia đình, thích sống đua đòi, hưởng thụ, có suy nghĩ lệch lạc, hành động theo kiểu
"xã hội đen"... Lối sống và hành vi của con người đi ngược lại với đạo đức xã hội,
trái với quy định của pháp luật đang diễn ra ngày càng nhiều hơn, điển hình như vụ
án Lê Đinh Hưng sinh 1997 thực hiện hành vi cướp tài sản [82].
Hai là, tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án do NCTNPT trong thời gian gần đây, cho thấy
không ít trường hợp NCTNPT do tâm lý coi trọng đồng tiền, sự xuống cấp, suy thoái
về đạo đức... mà NCTN sẵn sàng thực hiện các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật như
buôn bán hàng giả, hàng cấm, buôn gian, bán lận, buôn bán ma túy, giết người thuê, cố
ý gây thương tíchĐiển hình vụ án: Trần Văn Hòa - Sinh năm 1996, trình độ học vấn
6/12. Muốn có tiền tiêu xài và đánh bạc, vào ngày 10/12/2013, Hòa đã lén lút vào nhà
của bà Phạm Thị Tâm trộm số tiền 46.000.000 đồng; đến ngày 24/02/2014, Hòa lừa
dối anh Nguyễn Xuân Vinh (anh con bác của Hòa) mượn xe môtô đưa đi cầm cố lấy số
tiền 4.500.000 đồng. Không dừng lại ở đó, vào tối cùng ngày Hòa lén vào nhà bà Tô
Thị Yến cùng thôn với mục đích để trộm cắp tài sản nhưng bị bà Yến phát hiện, sợ bị
tố giác nên Hòa đã có hành vi dùng vũ lực bóp cổ giết chết bà Yến, sau đó chiếm đoạt
một điện thoại di động và 5.500.000 đồng [84].
Ba là, tâm lý sống gấp, ăn chơi, đua đòi, nghiện bia rượu, cờ bạc, ma túy, ưa
thích sử dụng bạo lực, dục vọng thấp hèn.
Lối sống gấp, chơi bời, cờ bạc rượu chè là một trong các nguyên nhân dẫn
đến hành vi phạm tội. Nhiều NCTN khi đã sử dụng bia rượu hoặc ma túy, nhất là
80
ma túy đá, thì rất dễ bị kích động, thiếu kiềm chế, kiểm soát bản thân dễ dẫn đến
hành vi phạm tội. Điển hình như vụ: Nguyễn Thanh Bình - sinh năm 1998, con
một nhà doanh nghiệp lớn kinh doanh vật liệu xây dựng. Vì nhà có điều kiện
kinh tế khá giả nên từ nhỏ Bình đã là một thanh thiếu niên chời bời nhất thị trấn.
B sử dụng ma tuý, đi vũ trường trong quá trình đi chơi Bình có mâu thuẫn với
Phạm Thành Nam - sinh 1997. Để thể hiện bản lĩnh đại ca, Bình thuê nhóm
thanh niên ở thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội với số tiền
20.000.000 đồng đánh Nam để dằn mặt. Tuy nhiên, nhóm thanh niên tấn công
làm Nam bị đa chấn thương, cấp cứu không kịp thời làm cho Nam tử vong tại
bệnh viện [78]. Mặt khác, do ảnh hưởng của văn hóa độc hại du nhập, nhất là
game bạo lực mà một số thanh niên thường thích sử dụng dùng bạo lực để giải
quyết mâu thuẫn dẫn đến những vụ án giết người, cố ý gây gây thương tích xảy
ra; do sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy, game online kích dục, phim
ảnh khiêu dâm, truyện ngôn tình mang tính kích dục phát tán tràn lan trên mạng
internet, đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý, gây ra sự lệch lạch về
đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh, thiếu niên để thỏa mãn nhu cầu tình
dục của bản thân mà một số người đã gây ra những vụ án xâm phạm tình dục.
Điển hình là vụ án hiếp dâm trẻ em do đối tượng Hoàng Trọng Nghĩa - Sinh
năm: 1995 thực hiện vào năm 2010. Do ảnh hưởng của việc nghiện xem phim
sex nên Nghĩa đã thực hiện hành vi giao cấu với cháu Đinh Thị Tuyết - Sinh
năm 2000 là em họ của Nghĩa. Hoàng Trọng Nghĩa đã bị TAND xét xử về tội
"Hiếp dâm trẻ em" [83]. Qua vụ án này cho thấy sự ảnh hưởng của văn hoá đồi
trụy là một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc thực hiện hành
vi phạm tội của một bộ phận dân cư mà đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.
Bốn là, hạn chế về nhận thức, hiểu biết pháp luật hoặc ý thức chấp hành
pháp luật kém
Nhận thức của nhiều thanh, thiếu niên còn non nớt, dễ bị kích động nên khi nhìn
thấy những bình luận mang tính chê bai của người khác trên mạng xã hội về mình, về
bạn mình, về thần tượng ca nhạc của mình... dẫn tới việc thanh, thiếu niên dùng bạo lực
để giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Sự hiểu biết về pháp luật của người CTN còn rất hạn chế, thậm chí có NCTN
còn không rõ về quyền và nghĩa vụ của bản thân mình, họ không biết mình được
81
làm gì và không được làm gì. Do đó, đã hình thành ý thức pháp luật lệch chuẩn dẫn
đến hành vi phạm tội như vụ án Vũ Lâm Tới phạm tội Hiến dâm trẻ em [80].
Từ thực tế hình tội phạm do NCTN thực hiện vẫn diễn biến theo chiều
hướng phức tạp, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng nghiêm trọng
cũng như những nguyên nhân dẫn đến NCTNPT, đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp
đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong thời gian vừa qua, như sau:
Một là, xuất phát từ thực trạng diễn biến tình hình NCTNPT giai đoạn hiện
nay đã làm phát sinh một số tiêu cực xã hội và nhiều loại tội phạm do NCTN thực
hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, gây không ít khó khăn về PCNCTNPT
của VKSND cấp tỉnh. Trong 10 năm gần đây (từ năm 2008 đến năm 2017), theo số
liệu thống kê của Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin cho thấy, tình
hình NCTNPT luôn phát triển theo chiều hướng phức tạp, nhiều thủ đoạn và hành vi
hết sức tinh vi, nguy hiểm, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp mang tính chất tiêu cực
đến hoạt động PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong thời gian tới. Trước tình
hình này, đòi hỏi VKSND cấp tỉnh phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để đấu
tranh PCNCTNPT.
Hai là, xuất phát từ địa bàn phạm tội và cơ cấu tội danh của NCTNPT trong
thời gian qua sẽ xác định các loại tội mà NCTNPT thường hay thực hiện, cũng như
địa bàn nào thường là nơi mà NCTN thực hiện hành vi phạm tội, điều này cũng tác
động đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Ở những địa bàn thuộc các thành phố
của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, nơi mà việc đô thị hóa nhanh, sẽ nơi
NCTNPT nhiều nhất, chủ yếu phạm tội vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu (trộm
cắp tài sản, cướp) và các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người. Yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện của VKSND cấp tỉnh.
Ba là, xuất phát từ đặc điểm nhân thân NCTNPT dẫn đến hành vi phạm tội ở
lứa tuổi vị thành niên diễn ra khá phổ biến, điều này sẽ tác động, ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Bởi lẽ, yếu tố nhân thân của
NCTN như hoàn cảnh sống, giới tính, trình độ học vấn sẽ xác định rõ đặc điểm
mang tính chất hình thành thói quen sinh hoạt, nhân cách NCTN. Trên thực tế, chủ
yếu NCTNPT mang đặc điểm nhân thân xấu, nên khó quản lý, giáo dục, khó kiểm
soát hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này trong xã hội, đã ảnh hưởng đến
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
82
Bốn là, nghiên cứu tình hình và nguyên nhân NCTNPT ở Việt Nam trong
những năm vừa qua có thể thấy mức độ và quy mô tội phạm do NCTN thực hiện
ngày càng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp và đặc biệt tính chất của tội phạm
ngày càng nguy hiểm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, do
ảnh hưởng của những mặt tiêu cực nên nguyên nhân của tội phạm do NCTN thực
hiện vẫn còn tồn tại và thậm chí còn phát sinh thêm nhiều yếu tố phức tạp khiến các
hành vi phạm tội ngày càng nhiều. Sự gia tăng về tính chất nguy hiểm và sự tồn tại
những nguyên nhân, điều kiện là yếu tố làm phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện,
cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm đặt ra trong công tác PCNCTNPT của
VKSND cấp tỉnh cũng cần phải nâng lên để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Bởi
lẽ, việc các tội phạm do NCTN ngày càng manh động, nguy hiểm, để lại hậu quả
lớn cho xã hội, do đó đòi hỏi VKSND cấp tỉnh cũng phải chủ động hơn, chính xác
hơn trong việc áp dụng pháp luật trong quá trình phòng, chống tội phạm do NCTN
thực hiện với những vụ án thuộc thẩm quyền của mình.
Năm là, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm do NCTN thực hiện
của liên ngành các cơ quan tư pháp đạt kết quả nhất định, nhưng tình hình NCTNPT
vẫn diễn biến phức tạp, các vụ án giết người, cướp tài sản gây bất bình trong nhân
dân, điều này cũng tác động, ảnh hưởng đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, công tác phòng ngừa xã hội đối với NCTN chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn, một số nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm do NCTN thực
hiện vẫn chậm được khắc phục; công tác phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng chức
năng vẫn còn những hạn chế nhất định... Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
Sáu là, hệ thống pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn
thiện, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu PCNCTNPT trong giai đoạn hiện nay, có
nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhưng chưa mang lại hiệu quả thiết
thực, công tác phòng ngừa NCTNPT trong một bộ phận dân cư còn hạn chế,...Điều này
cũng ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
Bảy là, VKSND cấp tỉnh ngày càng được hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức, đội ngũ
KSV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị,... nhưng vẫn chưa có đội ngũ
KSV chuyên trách trực tiếp PCNCTNPT, do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
PCNCTNPT trong giai đoạn hiện nay.
83
3.2. THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017
3.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh trong phòng, chống người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy của VKSND cấp tỉnh.
Hệ thống VKSND theo quy định tại Điều 40 Luật tổ chức VKSND 2014, bao
gồm: VKSND tối cao; VKSND cấp cao; VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (VKSND cấp tỉnh); VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương (VKSND cấp huyện); Viện kiểm sát quân sự các cấp. Trong đó, cơ
cấu tổ chức bộ máy của VKSND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 46 Luật tổ chức
VKSND năm 2014, bao gồm: Ủy ban kiểm sát; Văn phòng; các phòng và tương
đương. VKSND cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, KSV, Kiểm tra viên,
công chức khác và người lao động.
Theo số liệu của Vụ Tổ chức Cán bộ VKSND tối cao đến năm 2017,
VKSND tỉnh có tổ chức bộ máy ít nhất là tỉnh Bắc Kạn có 7 phòng trong đó có 03
phòng liên quan trực tiếp đến PCNCTNPT: Phòng thực hiện chức năng THQCT,
kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự (án về xâm phạm hoạt động tư
pháp, án kinh tế, án tham nhũng, chức vụ, án kinh tế, trật tự xã hội, án ma túy) và
phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự và phòng kiểm sát tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. VKSND cấp tỉnh có tổ chức bộ máy lớn nhất
là VKSND thành phố Hà Nội có 14 phòng, trong đó có 05 phòng liên quan trực tiếp
đến PCNCTNPT: Phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật
tự xã hội; phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm xét xử sơ thẩm án kinh tế, tham
nhũng, chức vụ; phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án an
ninh và ma túy; phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự và
phòng kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Các VKSND cấp tỉnh còn lại được tổ chức từ 8 phòng đến 13 phòng, trong
đó có 03 đến 04 phòng THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm các vụ án hình sự (trong đó có các vụ án hình sự do NCTNPT), phòng kiểm
sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
84
Từ thực tiễn thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát điều tra, kiểm sát
xét xử các vụ án hình sự cho thấy, tất cả các phòng THQCT và kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự và các phòng THQCT, kiểm sát xét xử phúc
thẩm và phòng kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đều trực tiếp
đấu tranh PCNCTNPT.
Thứ hai, về biên chế, tính đến năm 2017, thì tổng số biên chế của ngành
Kiểm sát nhân dân có 16.978 người, trong đó VKSND tối cao có 1.043 người,
VKSND cấp cao có 314 người, VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện có 15.621
người. Toàn ngành có 10.996 KSV, trong đó, có 17 KSV VKSND tối cao, 151 KSV
cao cấp, 3.534 KSV trung cấp, 4.959 KSV sơ cấp, 2.335 Kiểm tra viên và Chuyên
viên [104]. Theo báo cáo của Vụ Tổ chức Cán bộ VKSND tối cao tính đến năm
2017, ở VKSND cấp tỉnh trong cả nước có 1.816 KSV trung cấp, 141 KSV sơ cấp,
197 Kiểm tra viên và 132 Chuyên viên thuộc biên chế các phòng nghiệp vụ
THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự và phòng kiểm sát tạm giữ,
tạm giam và thi hành án hình sự thuộc 63 VKSND cấp tỉnh [104].
Thứ ba, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, theo thống kê của Vụ Tổ chức
Cán bộ VKSND tối cao tính đến năm 2017 có 100% KSV trung cấp, KSV sơ cấp,
Kiểm tra viên, Chuyên viên công tác tại các phòng nghiệp vụ thuộc VKSND cấp
tỉnh trực tiếp PCNCTNPT đạt trình độ Cử nhân Luật trở lên, trong đó có 03 Tiến sĩ
là Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, 206 Thạc sĩ, hơn 700 người có trình độ cao cấp Lý
luận chính trị, hơn 1000 người có trình độ trung cấp Lý luận chính trị [104]. KSV
thực hiện PCNCTNPT là những người có trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, có
phẩm chất đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
và quy chế ngành.
Từ thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị đã phân tích ở trên, cho thấy: VKSND cấp tỉnh, chưa có đội ngũ KSV
và phòng nghiệp vụ chuyên trách PCNCTNPT; công tác tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn PCNCTNPT và công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về
PCNCTNPT thông qua thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp
chưa được quan tâm đúng mức, Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong thời gian qua.
85
3.2.2. Kết quả đạt được và nguyên nhân phòng, chống người chưa thành
niên phạm tội của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2017
3.2.2.1. Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh
Thứ nhất, phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh đạt được kết quả nhất định
do triển khai, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và
chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó chú trọng PCNCTNPT.
Căn cứ Quyết định số 1217/QĐ- TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn
2012 - 2015 và Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và
định hướng đến năm 2030, VKSND tối cao xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm hàng năm và Kế hoạch phòng, chống
tội phạm và tệ nạn xã hội hàng năm (Ban Chỉ đạo 138 ngành Kiểm sát nhân dân) để
phòng, chống tội phạm nói chung và PCNCTNPT nói riêng, góp phần đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở đó, VKSND cấp tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ
nạn xã hội hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc ở địa phương, trong
đó chú trọng lồng ghép PCNCTNPT, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý
thức, trách nhiệm của KSV trong PCNCTNPT; nâng cao chất lượng công tác
THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án do NCTNPT; thực hiện tốt
công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự đối với
NCTNPT; hạn chế bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan sai người vô
tội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng
chủ động phòng ngừa, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm do NCTN thực
hiện; xử lý nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan
tâm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân
trong PCNCTNPT; PCNCTNPT phải chú trọng tìm ra những nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh tội phạm, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà
nước của các cơ quan nhà nước để kiến nghị yêu cầu khắc phục, chấn chỉnh kịp thời
nhằm ngăn ngừa NCTNPT có hiệu quả.
86
Thứ hai, phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh tổng hợp, tìm ra những
nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN.
Phòng ngừa NCTNPT của VKSND cấp tỉnh là hoạt động tích cực, chủ động
của VKSND cấp tỉnh để ngăn ngừa, hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh
tội phạm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm do NCTN thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_ve_phong_chong_nguoi_chua.pdf