MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 01
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. 10
1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước. 18
1.3. Đánh giá về những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án. 30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . . 35
2.1. Quan niệm, các tiêu chí và mô hình tổ chức của chính quyền đô thị. 35
2.2. Cơ sở chính trị và pháp lý cho việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị
ở Việt Nam hiện nay. . 51
2.3. Kinh nghiệm về tổ chức chính quyền đô thị ở một số nước trên thế giới và
bài học cho xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay. 63
Chương 3: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. 74
3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tổng quan về chính quyền đô thị
thành phố Hồ Chí Minh. 74
3.2. Thực trạng tổ chức của chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay. . 81
3.3. Đánh giá thực trạng mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay và một số vấn đề đặt ra. . 110
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY. . 126
4.1. Dự báo những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến xây dựng mô hình chính
quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 126
4.2. Phương hướng xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố
Hồ Chí Minh. 135
4.3. Một số giải pháp xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay. 138
KẾT LUẬN. 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 153
PHỤ LỤC . 169
189 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết về tổ chức CQĐT tại TP. HCM
được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2020. Theo đó, UBND thành phố Thủ
Đức là cơ quan hành chính nhà nước trong chính quyền thành phố thuộc thành
phố - một đơn vị hành chính cấp huyện, “do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan
chấp hành của HĐND chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND
cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”; bao gồm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và các Uỷ viên ủy ban là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
80
UBND; hoạt động “theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm của
Chủ tịch UBND”.
Bảng 3. 1: Một số tiêu chí của đơn vị hành chính đô thị đối với thành
phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
TT Nội dung Tiêu chí TP Thủ Đức So sánh
1 Quy mô dân cư (người) 150,000 1,013,795 Vượt 6,75 lần
2 Diện tích tự nhiên (km2) 150 211,56 Vượt 1,41 lần
3 Đơn vị hành chính trực thuộc
Cấp xã 10 36 Vượt 3,6 lần
Tỷ lệ phường trên tổng số đơn vị cấp xã (%) 65% 100% Vượt 1,53 lần
4 Đã được công nhận là đô thị Loại I, II, III 100% Vượt 1,53 lần
5 Cơ cấu và trình độ phát triển
Cân đối chi ngân sách Dư Dư Đảm bảo tự chủ
Thu nhập bình quan đầu người / năm so
với cả nước (lần)
1,05 1,26
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 80 99,74 Vượt 1,24 lần
Tỷ trọng công nghiệp/ xây dựng/ dịch vụ 80 99,77 Vượt 1,24 lần
Nguồn: Đề án thành lập thành phố Thủ Đức [87]
Theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền của UBND và Chủ tịch
UBND thành phố Thủ Đức được bổ sung, mở rộng theo theo xu hướng tăng
cường sự phân cấp, phân quyền, ủy quyền; thực hiện đa dạng hóa mối quan hệ
giữa cấp trên với cấp dưới trong hệ thống hành chính nhà nước, nhằm đảm bảo
sự vận hành thống nhất, thông suốt của bộ máy thực thi công vụ ở địa phương.
Điều này bắt nguồn từ việc mô hình CQĐT tại TP. HCM tới đây sẽ không
thành lập HĐND phường. Và vì không có HĐND phường, để thực hiện chức
năng giám sát việc thi hành pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng
của địa phương nên cơ quan hành chính nhà nước phường, thay vì “trực thuộc
hai chiều” như trước đây, sẽ trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên,
chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND và Chủ tịch UBND
thành phố thuộc thành phố.
81
3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.2.1. Về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý hành chính của chính
quyền đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.1. Về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh
- Đối với HĐND các cấp
Với vị trí cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng, quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân, HĐND các cấp của
Thành phố đã nỗ lực thực hiện vai trò thay mặt nhân dân quyết định những chủ
trương, giải pháp lớn, quan trọng thuộc địa phương nhằm phát huy các nguồn
lực, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Việc thiết lập
HĐND ở cả 03 cấp chính quyền thực hiện được việc phản ánh kịp thời, đầy đủ
ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp cử tri thành phố, đồng thời giám sát việc
tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức cùng cấp theo pháp luật. Tuy nhiên,
với cơ chế chưa đồng bộ nên HĐND ở cơ sở chưa phát huy hết vai trò, vị trí cơ
quan quyền lực như Luật định.
Thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của
Quốc hội, Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009
của UBTVQH, TP.HCM thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 19/19
quận, 5/5 huyện và 259/259 phường nên HĐND chỉ có 02 cấp: Thành phố và
xã - thị trấn (thuộc 5 huyện: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà
Bè). Đồng thời, chức năng nhiệm vụ của HĐND Thành phố được điều chỉnh,
bổ sung như: Bầu Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân quận - huyện; tăng
cường các hoạt động giám sát đối với hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân
và Viện Kiểm sát nhân dân quận - huyện; các tổ đại biểu HĐND Thành phố
chủ động tăng cường tiếp xúc và lắng nghe ý kiến cử tri,
Từ năm 2009, TP.HCM thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường trên diện rộng (gồm tất cả quận, huyện, phường) với sự chỉ đạo
82
tập trung của Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Thành phố bước
đầu đã đảm bảo cho thành công của thí điểm. Việc thực hiện thí điểm không tổ
chức HĐND huyện, quận, phường là chủ trương phù hợp với điều kiện thực tế
của TP.HCM, bước đầu đã thực hiện tinh gọn bộ máy, khắc phục sự trùng lắp
về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước và phát huy dân
chủ trực tiếp ở cơ sở; huy động được các nguồn lực trong nhân dân, góp phần
thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của
Thành phố trong thời gian qua.
Qua thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại
TP.HCM cho thấy, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường là hợp lý; không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ
kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống và sinh hoạt của nhân
dân trên địa bàn; tạo được tiếng nói chung và đồng thuận của nhân dân trong
quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường cũng tạo sức ép đối với công tác giám sát và tiếp nhận các phản
ánh, kiến nghị của nhân dân trên địa bàn thành phố.
- Đối với UBND các cấp
Về tổ chức và hoạt động của UBND các cấp, TP.HCM thực hiện theo
quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Nghị quyết số
26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về thực hiện thí điểm
không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và hiện nay là theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương. Theo đó, việc thiết lập UBND gắn với từng cấp hành
chính đã giúp cho chính quyền thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước trên từng địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật; ngoài một số
nhiệm vụ thuộc thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND, UBND làm việc theo
chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền UBND được đưa ra
83
thảo luận và biểu quyết theo đa số. Quy chế làm việc trên đã phát huy trí tuệ tập
thể của UBND trong việc quản lý điều hành các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã
hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chăm lo đời sống vật
chất, văn hóa nhân dân ở địa phương. Nguyên tắc tập trung dân chủ được áp
dụng trong hoạt động QLNN; hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp lớn trong hoạt
động điều hành đều bàn bạc, phân công rõ ràng. Do vậy, các chủ trương, đề án,
kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội dài hạn, hàng năm, các quyết định
của UBND được xem xét cân nhắc kỹ, sát với yêu cầu thực tiễn và mang tính
khả thi cao. Về thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được điều chỉnh theo Nghị
quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của UBTVQH,
UBND Thành phố đã xây dựng quy trình và phân công cụ thể việc thẩm định,
tổng hợp đối với công tác trình duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án
phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố và của quận, huyện.
3.2.1.2. Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền đô thị thành phố
Hồ Chí Minh
- Cơ chế quản lý hành chính của các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố:
Các cơ quan tham mưu là các sở - ngành. Thành phố hiện có 24 sở -
ngành là cơ quan chuyên môn trực thuộc, tham mưu cho UBND các vấn đề về
kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý phát triển đô thị Đứng đầu là Giám đốc các
sở và tương đương, các Phó Giám đốc. Hiện nay, cấu tổ chức và con người
Thành phố được tổ chức lại tương đối hợp lý nên mỗi sở - ngành chủ yếu có từ
3 đến 4 Phó Giám đốc, trực tiếp tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, không còn
tình trạng một sở có quá nhiều lãnh đạo. Tuy nhiên, số lượng chức danh phó ở
một số sở, ngành quan trọng, phạm vi, thẩm quyền quản lý rộng và phức tạp
như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội có thể phải thêm chức danh phó để thực hiện sự phân
công phụ trách lĩnh vực chuyên sâu.
84
Từ những vấn đề nêu trên, Thành phố đã xây dựng cơ chế làm việc riêng
trên cơ sở phân định thẩm quyền của các chức danh lãnh đạo của UBND Thành
phố theo pháp luật, phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan
chuyên môn phù hợp với quy định pháp luật và với thực tiễn quản lý. TP. HCM
đã ban hành Quy chế làm việc của UBND Thành phố. Theo đó, cơ chế quản lý
hành chính của chính quyền cấp Thành phố được thực hiện như sau:
(1) UBND Thành phố; Chủ tịch UBND và các Phó Chủ tịch UBND là
trung tâm ra quyết định chỉ đạo, điều hành.
(2) Các cơ quan chuyên môn được định hình theo quy định tại Nghị định
số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Các cơ quan chuyên môn của Thành phố chia làm 02 loại:
+ Các cơ quan quy định chung theo các ngành, tổ chức thống nhất ở các
tỉnh, thành, gồm 17 sở ngành.
+ Các cơ quan chuyên môn đặc thù cho Thành phố theo quy định của
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, gồm: Ban dân tộc (tham mưu, giúp UBND quản
lý về công tác dân tộc); Sở Quy hoạch - Kiến trúc (tham mưu, giúp UBND
Thành phố QLNN về quy hoạch xây dựng, kiến trúc). Các cơ quan chuyên môn
đặc thù được thành lập theo yêu cầu riêng của TP. HCM nhưng vẫn ở trong
phạm vi của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP: Sở Du lịch (thành lập trên cơ sở
chức năng quản lý về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
(3) Các cơ quan, đơn vị chuyên môn được thành lập theo yêu cầu đặc thù
của TP. HCM nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số
24/2014/NĐ-CP gồm loại hình các Ban Quản lý, Trung tâm, ủy ban.
Theo các quy định trên thì UBND và các cơ quan chuyên môn căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động,
thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trên các ngành, lĩnh vực, thông qua: xây
dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển
85
trên các ngành, lĩnh vực; ban hành, tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật
trên các ngành, lĩnh vực, các tiêu chuẩn, định mức; ban hành, tổ chức thực hiện
các quy trình, thủ tục hành chính trên các ngành, lĩnh vực; hình thành và vận
hành các hệ thống kiểm tra, giám sát, đánh giá; các hoạt động hỗ trợ, phối hợp
liên ngành trong xử lý những vấn đề phát sinh từ thực tiễn QLNN.
- Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền thành phố:
Về nhiệm vụ quyền hạn của UBND thành phố được quy định tại Điều
21, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn cho
thấy, đây vẫn là cơ chế kiểu cũ, thành phố vẫn chưa có cơ chế quản lý năng
động, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Cơ chế đang vận hành vẫn là tổ chức bộ
máy theo kiểu trung ương có gì thành phố có nấy, thành phố vẫn là cấp chính
quyền cấp tỉnh, giống hệt như chính quyền các tỉnh khác, chưa phân biệt được
quy mô quản lý đô thị 13,5 triệu người với đô thị 500 nghìn người. Điều này
tạo ra những khó khăn về chế độ, chính sách, về động lực thúc đẩy làm việc
cho CBCC, tạo nên sức ì trong cơ chế quản lý hành chính đô thị hiện đại vì cơ
chế vẫn “nông thôn” thể hiện qua sự cào bằng về mọi chế độ, chính sách.
- Về cách thức quản lý hành chính của chính quyền Thành phố:
Việc đưa ra các quyết định của Thành phố dựa trên cơ sở các quyết sách
của HĐND Thành phố. Tuy nhiên, sự chỉ đạo từ UBND thành phố xuống chính
quyền cấp dưới thì chưa tạo được sự năng động, thống nhất do các cấp chính
quyền quận, huyện và xã, phường, thị trấn hiện nay đã có “lát cắt” là HĐND
cùng cấp nên việc gì cũng phải chờ ý kiến, quyết nghị của HĐND cùng cấp.
Điều này đã được minh chứng trong gần 8 năm qua, thành phố thí điểm không tổ
chức HĐND huyện, quận, phường nên chính quyền thành phố chỉ đạo thực hiện
nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được 8.300 biên chế hành chính.
- Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền quận, huyện
Theo quy định, cơ cấu UBND quận, huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch và các Ủy viên UBND. Cơ cấu UBND quận cũng đặt trong các khuôn mẫu
86
thống nhất cho cả nước, tương tự như cấp thành phố. Số lượng Phó Chủ tịch
không quá ba, Ủy viên UBND quận gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc UBND quận, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ
trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận gồm có các phòng và
cơ quan tương đương phòng. UBND, huyện xây dựng các quy chế làm việc
theo các quy chế mẫu do UBND thành phố ban hành (thống nhất theo mẫu của
Chính phủ). Thành phố đã xây dựng và ban hành Quy chế quy định các nguyên
tắc làm việc, trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của
UBND quận, huyện, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Quy chế cũng
quy định trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng cơ quan
chuyên môn, Chánh Văn phòng, cơ quan thuộc UBND quận, huyện; các mối
quan hệ và chương trình công tác của UBND quận, huyện; quy trình chuẩn bị
đề án, văn bản trình UBND quận, huyện; quy trình ban hành văn bản; chế độ
hội họp, thông tin, báo cáo; trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có phòng và cơ
quan tương đương phòng, với tổ chức và nguyên tắc hoạt động được quy định tại
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Theo đó, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; thực
hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về ngành, lĩnh vực ở
địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống
nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức
và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Quận, huyện chủ yếu là cấp thực thi các chính sách của thành phố và
Trung ương trên địa bàn của mình. Các thể chế quản lý hành chính chủ yếu thể
87
hiện trong các quy định xác lập thẩm quyền của cấp quận, huyện và các quy
định về tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND và các phòng chuyên môn
quận, huyện. Quản lý hành chính của chính quyền quận, huyện chủ yếu dựa
trên các khuôn khổ thể chế được thành phố xác lập (từ các khuôn khổ của
Trung ương) và các văn bản chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện vai trò, nhiệm
vụ trên các lĩnh vực được phân công, phân cấp cho quận, huyện.
Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền quận, huyện được thực hiện
theo phương thức:
(1) Trung tâm ra quyết định là UBND quận, huyện; Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND quận, huyện.
(2) Các cơ quan chuyên môn được tổ chức và thực hiện chức năng tham
mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng QLNN gồm Văn phòng
UBND, Phòng Kinh tế, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội, Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa và thể
thao, Phòng Nội vụ, Thanh tra. Mỗi phòng có quy chế tổ chức hoạt động do
UBND quân, huyện ban hành theo khuôn mẫu thống nhất từ Trung ương, theo
quy chế mẫu do thành phố ban hành.
Cơ chế triển khai thực hiện theo cách thức này xoay quanh việc thực thi
nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, huyện trên địa bàn; cơ sở nền tảng là
các quy định QLNN trong các ngành, lĩnh vực, thực thi pháp luật, được hỗ trợ
bởi công cụ về tổ chức, về quy trình, thủ tục; chịu tác động từ các mối quan hệ
đan xen ngang dọc. Tổng thể mô hình này tạo nên cơ chế quản lý hành chính
trên địa bàn với chính quyền quận, huyện, cơ chế quản lý hành chính chủ yếu là
tổ chức thực hiện, vận dụng và thừa hành, khác với cơ chế ở thành phố nghiêng
về thiết kế, định chiến lược, xây dựng các quy tắc xử sự. Tuy nhiên, việc thiết
lập mô hình tổ chức quản lý cần một quy mô thích hợp với tính chất của lĩnh
vực quản lý và điều kiện nguồn lực, đặc thù của địa bàn đô thị để đạt hiệu quả
88
cao. Điều này vượt khỏi việc tổ chức quản lý theo các ranh giới gắn với cấu
trúc quản lý hành chính lại dàn đều ở các quận, huyện.
- Cơ chế quản lý hành chính của chính quyền xã, phường, thị trấn
+Tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.
UBND phường, xã, thị trấn (cấp phường) gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch,
Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. UBND cấp phường của
thành phố có hai Phó Chủ tịch, với các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương như: xây dựng, trình HĐND
phường quyết định các nội dung thuộc phạm vi quyết định của HĐND như
nhân sự lãnh đạo của chính quyền địa phương cấp phương, ngân sách, chủ
trương đầu, giám sát việc thực thi pháp luật; tổ chức thực hiện nghị quyết của
HĐND phường; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Chủ tịch UBND phường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành quản lý hành chính trên các mặt phát triển của địa phương.
Trên địa bàn thành phố, UBND phường được cụ thể hóa thêm thẩm quyền đặc
thù thiết kế cho địa bàn đô thị như: phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, giao thông, xây dựng, bảo
vệ môi trường, kiến trúc, cảnh quan đô thị; phòng, chống cháy, nổ; quản lý dân
cư trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại
đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể không quá 25 người đối với cấp xã loại 1;
không quá 23 người đối với cấp xã loại 2; không quá 21 người đối với cấp xã
loại 3. Phân loại cấp xã lại theo những tiêu chí quy định về dân số, diện tích,
các yếu tố đặc thù. Cơ cấu cứng về số lượng và chức danh đã gây nhiều khó
khăn cho công tác quản lý hành chính vì địa bàn đô thị rất phức tạp, phát sinh
nhiều vấn đề trong khi cấp phường, xã, thị trấn là cấp gần dân nhất. Cán bộ
hoạt động không chuyên trách ở cấp phường trên địa bàn Thành phố cũng chịu
89
sự ràng buộc về số lượng và các chế độ, chính sách về phụ cấp được quy định
tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, cấp xã loại 1 được bố trí tối đa
không quá 22 người; cấp xã loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người; cấp
xã loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người. Những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã chỉ được hưởng chế độ phụ cấp không vượt quá một lần
lương tối thiểu, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Những
ràng buộc này không phù hợp với mức độ, trách nhiệm trong công tác quản lý
hành chính trên địa bàn phường, xã TP. HCM vì những người này vẫn làm việc
nhiều hơn 8 giờ/ngày/7 ngày (kể cả thứ 7 và chủ nhật thì ở thành phố vẫn phải
làm như hợp với tổ dân phố, tổ chức phát động các phong trào, triển khai thực
hiện các hoạt động với nhân dân trên địa bàn phường).
Thành phố đã ban hành Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND quy định về
số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách
cấp cơ sở, đã linh hoạt vận dụng chế độ, chính sách nhưng cơ bản vẫn trong các
khuôn khổ chung. Thành phố đã quy định những chức danh không chuyên
trách ở phường, xã, thị trấn, mỗi chức danh bố trí 01 người phụ trách, riêng một
số chức danh bố trí số lượng theo yêu cầu công việc. Những chức danh cán bộ
không chuyên trách cấp phường chủ yếu tập trung ở cấp phó và chuyên trách
tại các ban đảng, đoàn thể. Đồng thời, Thành phố đã kiến nghị Chính phủ phân
cấp cho chính quyền tăng số công chức cấp xã để thay thế đội ngũ cán bộ
không chuyên trách, hạn chế tình trạng UBND quận, huyện đề nghị chia tách
đơn vị hành chính cấp xã; hoặc giao HĐND quyết định số lượng, chức danh,
chế độ tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội để tạo điều kiện cho họ hoàn
thành nhiệm vụ, nâng chất lượng và hiệu quả của bộ máy chính quyền ở cơ sở.
Hiện nay, theo quy định, Chính phủ quy định bố trí số lượng CBCC theo
phân loại đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, do tính đặc thù ở TP. HCM
giữa các đơn vị hành chính cấp xã loại I có sự chênh lệnh khá lớn. Thành phố
có 244/322 phường, xã, thị trấn đạt loại I, trong đó: 226 đơn vị dưới 30.000
90
dân, 42 đơn vị từ 30000 - 40000 dân, 20 đơn vị từ 40.000 – 50.000 dân, 34 đơn
vị có hơn 50.000 dân, có 03 phường, xã trên 100.000 dân. Trong khi đó, chỉ
cần 16.000 dân và các yếu tố khác ở mức trung bình đã đạt đơn vị hành chính
loại I, như vậy, số lượng phân bổ CBCC hiện nay theo quy định không không
phù hợp với thực tiễn QLNN của TP. HCM.
+ Thể chế quản lý hành chính
Cấp xã, phường, thị trấn là cấp thưc thi gần với người dân nhất. Yếu tố
thể chế trong cơ chế quản lý hành chính thể hiện ở những quy định chung về
thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cấp xã, phường, thị trấn. Ở cấp xã,
phường, thị trấn, các định chế tự quản cơ sở có vai trò rất quan trọng. Thông
qua các tổ dân phố, khu phố, tổ nhân dân, các đoàn thể ở cơ sở thông tin về
những nhu cầu của người dân, những diễn biến trong tình hình kinh tế - xã hội -
chính trị - văn hóa được nắm bắt và chuyển tải, cập nhật đến các cơ quan
QLNN. Bên cạnh một số quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự
quản của cộng đồng dân cư (Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8
năm 2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố) và các quy
định liên quan đến hoạt động cấp cơ sở, các định chế không chính thức cũng có
những ảnh hưởng nhất định trong cơ chế quản lý hành chính.
+ Cách thức thực hiện cơ chế quản lý hành chính
Theo cơ cấu tổ chức nêu trên, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền của chính quyền cấp cơ sở tại thành phố được triển khai thực hiện xoay
quanh trung tâm ra quyết định là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn:
UBND cấp phường và Chủ tịch Ủy ban cấp phường chịu sự chỉ đạo của
UBND cấp quận. UBND cấp phường chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp quận, chịu sự lãnh đạo của Đảng
ủy, phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Địa bàn phường, xã
được phân thành các khu phố, tổ dân phố, ấp, tổ nhân dân, theo đó các khu vực
được Chủ tịch UBND phường, xã phân công các thành viên UBND phụ trách,
chỉ đạo, nắm tình hình.
91
+ Chủ tịch UBND phường, xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc
giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là "bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả" tại UBND phường; ban hành quy trình về tiếp
nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân.
+ Nắm bắt nhanh và trực tiếp xử lý các thông tin về tình hình trên địa bàn,
báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền các thông tin quan trọng, có
ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, độc lập, chủ quyền quốc gia... Các kênh thông tin
được thiết lập chính thức (theo chế độ báo cáo) và không chính thức (theo mối
quan hệ liên lạc, trao đổi thông tin) giữa quận và phường. Khối lượng công việc
ở cấp xã, phường, thị trấn nhiều, đa dạng, phức tạp về tính chất do quy mô và
điều kiện của Thành phố. Nhiệm vụ cấp này chủ yếu là triển khai, tổ chức thực
hiện cụ thể tới người dân các chủ trương, chính sách, không phải là cấp đặc
trưng cho việc ra các quyết định về chính sách. Tuy nhiên, ranh giới hành chính
nhân tạo trên địa bàn đô thị làm mờ đi các nội dung về tự quản cộng đồng, tạo
nên các lát cắt về quản lý (trách nhiệm phân nhỏ nhưng không có cơ quan cụ thể
chịu trách nhiệm, địa bàn giáp ranh không ai chịu trách nhiệm).
3.2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh lãnh đạo của chính
quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh
Lãnh đạo UBND TP. HCM gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy
viên UBND. Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ủy viên
UBND Thành phố gồm các ủy viên là người đứng đầu các sở ngành, ủy viên
phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an. Theo quy định, TP.HCM được
phép có tối đa 05 Phó Chủ tịch, đây là điểm có sự khác biệt với các tỉnh, thành
khác về số lượng lãnh đạo trong cơ chế quản lý hành chính đô thị.
Chủ tịch UBND TP. HCM đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung
trong lãnh đạo, điều hành các công việc của UBND thành phố và những nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định riêng như: chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch
92
xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố; quản lý đất đai
đô thị; sử dụng quỹ đất đô thị phát triển công trình hạ tầng; quản lý, phát triển
nhà ở, kinh doanh bất động sản; quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô
thị; quản lý xây dựng nhà ở và công trình đô thị; chỉ đạo sắp xếp mạng lưới
thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; xây