Luận án Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía bắc giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Các công trình khoa học trong nước 7

1.2. Các công trình khoa học nước ngoài 20

1.3. Khái quát kết quả của những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

và những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết 25

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC

TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29

2.1. Khái quát về các tỉnh biên giới phía Bắc và đảng bộ xã các tỉnh biên giới

phía Bắc 29

2.2. Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc -

khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò 48

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC

TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ

KINH NGHIỆM 64

3.1. Thực trạng công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc 64

3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm 115

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ XÃ Ở CÁC TỈNH

BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2030 127

4.1. Phương hướng tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các

tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030 127

4.2. Những giải pháp tăng cường công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các

tỉnh biên giới phía Bắc đến năm 2030 141

KẾT LUẬN 166

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

PHỤ LỤC 183

pdf209 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác tuyên giáo của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía bắc giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung tâm huyện, trên trục đường chính và tại các xã Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Cốc San...; huyện Bảo Yên đã xây dựng 6 cụm pa nô nhỏ, băng zôn, khẩu hiệu tại trung tâm xã. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã cấp phát 2.175 tờ áp phích treo tại các điểm tập trung dân cư 3 xã điểm: Nghĩa Đô, Việt Tiến, Yên Sơn và tại các gia đình; thành phố Lào Cai huy động các nguồn lực xây dựng 14 cổng chào kiên cố tại các xã Hợp Thành, Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Tả Phời [19, tr.5]... Nhìn chung, công tác tuyên truyền trực quan tại các xã vùng sâu, vùng cao gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn nhất là do dân cư phân tán rải rác, bên cạnh đó pa nô, khẩu hiệu, áp phích phần phải thay đổi nội dung theo mục đích, yêu cầu, phần do mưa gió làm hư hỏng... Có thể nói trong sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện đại, hệ thống đài truyền thanh xã, cụm loa truyền thanh thôn, bản; tuyên truyền trực quan thông qua băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích... luôn là công cụ tuyên truyền giúp đảng ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần thiết thực vào công tác nâng cao hiệu quả hoạt động của CTTG. Sự hoạt động của hệ thống đài truyền thanh xã là kênh thông tin thiết thực đối với mỗi người dân, đặc biệt ở khu vực miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, 91 chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã ở tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay. Bốn là, thông qua làm gương, nêu gương của tập thể và cán bộ, đảng viên Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 11-HD/TTVH, ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 100% các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã thành lập ban chỉ đạo; tổ chức cho cán bộ, đảng viên đăng ký nêu gương, xây dựng kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chỉ đạo đánh giá kết quả việc thực hiện tu dưỡng lồng gắn với kiểm điểm đảng viên và đánh giá cán bộ, đảng viên. Tại các đảng bộ xã đã xây dựng và ban hành chương trình hành động của đảng ủy; quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đến toàn thể đảng viên và tuyên truyền trong nhân dân. Đến năm 2018 đã có 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã xây dựng chuẩn mực đạo đức trong học tập và làm theo Bác; duy trì nội dung học tập theo Bác trong sinh hoạt chi bộ. Hàng năm, Ban chỉ đạo Cuộc vận động các đảng bộ xã tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sau mỗi đợt học đều tổ chức viết bài thu hoạch, đăng ký phương hướng học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Cụ thể hóa, đưa nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trở thành nền nếp trong sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt của hội viên, đoàn viên trong MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; gắn thực hiện cuộc vận động với việc tự phê bình và phê bình, đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên và TCCSĐ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ ngày càng đi vào thực chất hơn, khắc phục một bước cơ bản bệnh thành tích trong đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên; qua đó, tạo một bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến 92 đấu của các TCCSĐ và tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền và khen thưởng các gương điển hình tiên tiến trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm đường giao thông nông thôn, làm nhà vệ sinh các công trình phúc lợi trong xây dựng nông thôn mới và trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại các đảng bộ xã, CTTG đã góp phần tuyên truyền, nêu gương những tập thể, cán bộ và đảng viên chủ yếu thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được đảng ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Thông qua các buổi sinh hoạt, hội nghị; tổ chức sinh hoạt chuyên đề; các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, tọa đàm, nói chuyện truyền thống... các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (19/5), Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (2/9)... Nhiều phong trào thi đua thiết thực, cụ thể được phát động như: Uỷ ban MTTQ với cuộc vận động ủng hộ “Qũy vì người nghèo”; Hội Nông dân phát động xây dựng “Qũy hỗ trợ nông dân”, “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi”; Hội Cựu chiến binh xây dựng “Qũy vì đồng đội”; Hội Chữ thập đỏ vận động “Nồi cháo tình thương” cho bệnh nhân nghèo; công đoàn phát động phong trào thi đua “người tốt, việc tốt”, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”.... Cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu và trở thành công việc thường xuyên của đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thông qua việc làm gương, nêu gương điển hình tiên tiến có tác dụng lớn trong công tác tuyên truyền, vận động phong trào học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các tầng lớp nhân dân, tạo nhân tố đưa cuộc vận động ngày càng thiết thực, có chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện có kết quả cuộc vận động trong thời gian tiếp theo. Trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đang chuyển biến tích cực, tại các thôn, bản trên địa bàn xã sự đồng lòng tích cực tham gia của người dân 93 vào những việc làm cụ thể như tham gia ngày công, ủng hộ đóng góp tiền, nguyên vật liệu, hiến đất.. ngày càng nhiều, đó là những gương sáng tiêu biểu của tập thể và cá nhân trong phong trào xây dựng nông thôn mới như: Tỉnh Quảng Ninh có 111 xã triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, thì có tới 92 xã miền núi, biên giới hải đảo, bãi ngang, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống khó khăn thấp kém. Nhưng đến năm 2018, đã có 400 hộ dân trên địa bàn tỉnh tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Toàn tỉnh có 6 xã và 2 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Đáng chú ý, thị xã Đông Triều là đơn vị cấp huyện đầu tiên của miền Bắc hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Huyện Cô Tô là huyện đảo đầu tiên hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của cả nước. Xã Việt Dân (thị xã Đông Triều) là xã đầu tiên của cả nước đạt tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của cả nước. Đây có thể khẳng định là những thành tựu nổi trội so với cả nước trong xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn các xã ở các tỉnh, nhiều hộ dân hiến đất nhà, ruộng hoa màu làm đường giao thông thôn, liên thôn, đường ngõ, xóm được bê tông hóa, hệ thống mương nội đồng được xây dựng; đồng thời, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, tuyên truyền vận động nhân dân xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu dưới nhiều hình thức, như: qua hệ thống loa truyền thanh, truyền hình, qua hoạt động thông tin lưu động tại thôn, bản; các thôn, bản trên địa bàn đều có quy ước, hương ước cho khu dân cư, thực hiện hiệu quả các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn. Tại một số bản vùng cao, nhân dân đã có ý thức hơn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa và xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu; tinh thần quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tương thân tương ái, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, uống nước nhớ nguồn được nâng cao. Nhiều hộ dân đã từng bước thực hiện sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh, quét dọn nhà cửa gọn gàng, xây dựng chuồng trại xa nhà ở và có ý thức giữ gìn vệ sinh thôn, bản chung... Qua những việc làm trên đã phản ánh một cách sinh động, thực tế những quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là nhân dân tại khu vực nông thôn, trong việc biến những tiềm năng, thế mạnh sẵn có trở thành sức mạnh to lớn tạo nên sức sống mới, sự phát triển mới tại những miền nông thôn, góp phần thúc đẩy tích cực cho sự phát triển chung của cả vùng. 94 Có thể nhận thấy, trong những năm gần đây CTTG của đảng bộ xã có những hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến hiệu quả, nhất là thông qua làm gương, nêu gương của tập thể, cá nhân đã cổ vũ, khơi dậy tinh thần lao động, sáng tạo của người dân. Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ngày càng nề nếp, việc “nói đi đôi với làm” được đảng ủy tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, coi đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết các vấn đề cấp bách, nổi cộm, tiêu cực, tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội. Năm là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác tuyên giáo Công tác kiểm tra, giám sát sơ kết và tổng kết của đảng ủy xã về CTTG được tiến hành theo tháng, quý, năm trên cơ sở tổng kết các nghị quyết của Trung ương; nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết của các cấp ủy, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện CTTG được đảng ủy triển khai thực hiện linh hoạt, cụ thể như lồng ghép với việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị của đảng ủy. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời chỉ đạo, uốn nắn chấn chỉnh những sai phạm, hạn chế yếu kém trong công tác quán triệt triển khai thực hiện nghị quyết, đồng thời biểu dương những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với cơ sở. Theo định kỳ, đảng ủy xã tiến hành sơ kết và tổng kết công tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ BCV; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng; định kỳ kiểm tra nghiêm túc việc phát hành, mua và đọc báo, tạp chí Đảng và báo tỉnh nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn và nhiều nội dung kiểm tra, giám sát khác. Các đảng bộ xã tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị 95 quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và tiến hành sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của cấp tỉnh, huyện... Trên cơ sở sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đảng ủy xã rút ra kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTTG. Qua thực tiễn tại các đảng bộ xã, từ những năm 2010 đến năm 2018 công tác kiểm tra, giám sát, sơ và tổng kết CTTG của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc được tiến hành hằng tháng, năm hoặc theo chuyên đề theo sự phân công của đảng ủy, các thành viên ban tuyên giáo phải trực tiếp xuống cơ sở, bảo đảm gần 100% các chi bộ đều được kiểm tra, khảo sát, đánh giá về CTTG; tiến hành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương lồng ghép với các cuộc kiểm tra về CTTG, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTG. Nội dung của các buổi sơ kết, tổng kết được đánh giá khách quan, khoa học dựa trên cơ sở tổng kết hiệu quả công việc đạt được; đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ CTTG trên các mặt: Công tác tham mưu của ban tuyên giáo cho đảng ủy xã trong lãnh đạo, chỉ đạo CTTG; công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị; kết quả triển khai quán triệt, học tập và thực hiện chỉ thị, nghị quyết; hoạt động của đội ngũ BCV, TTV; công tác nắm bắt và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội; công tác tuyên truyền; phối hợp theo dõi hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; công tác tham mưu của ban tuyên giáo cho đảng ủy lãnh đạo và theo dõi công tác khoa giáo; công tác theo dõi, kiểm tra việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và công tác dân tộc, tôn giáo. Trên cơ sở những kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém, ban tuyên giáo tham mưu cho đảng ủy xã đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng CTTG trong thời gian tiếp theo. Qua hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ và tổng kết cho thấy đảng ủy đã từng bước nhận thức rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của CTTG; lãnh đạo thực hiện đảm bảo tiến độ, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. 96 3.1.2. Những hạn chế, yếu kém 3.1.2.1. Về nội dung của công tác tuyên giáo Một là, công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống cách mạng của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc còn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị là tiêu chuẩn đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng như: Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị khóa VIII quy định “Về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng”; Quy định số 164-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị “Về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp”; Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó nhấn mạnh: “thực hiện nghiêm túc chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ”, ở các đảng bộ xã còn nhiều hạn chế. Trong công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hằng năm đảng ủy xã tiến hành bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đồng chí bí thư đảng ủy, cấp ủy viên; trưởng thôn, trưởng bản; đảng viên mới; đối tượng phát triển Đảng; trưởng các tổ chức chính trị - xã hội... Tuy nhiên, nhiều cán bộ và đảng viên có tư tưởng ngại học tập, ngại đổi mới. Các hình thức giáo dục lý luận chính trị hiện nay chưa hấp dẫn, cần kết hợp thi viết và trả lời miệng, trong đó, nội dung thi vấn đáp cần nêu ra các tình huống nâng cao kiến thức, nghiệp vụ công tác, năng lực xử lý các vấn đề mà thực tiễn đặt ra, đòi hỏi người dự thi phải vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết vấn đề. Việc tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên địa bàn các xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc còn chậm đổi mới; chưa đảm bảo tiến độ. Hình thức học tập còn đơn điệu, chưa đa dạng, phù hợp 97 với từng cấp, từng đối tượng cán bộ, đảng viên. Một số nơi tổ chức học tập còn lồng ghép với nhiều nội dung khác, hoặc rút ngắn thời gian, nên không bảo đảm yêu cầu, dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, một số BCV, TTV và cộng tác viên dư luận xã hội hạn chế về kinh nghiệm và phương pháp truyền đạt chỉ thị, nghị quyết; chưa thật sự đầu tư, nghiên cứu nội dung giới thiệu; phương pháp truyền đạt chủ yếu thuyết trình một chiều, ít có sự trao đổi; ít liên hệ với thực tiễn địa phương nên thiếu sức thuyết phục, thiếu hấp dẫn người học. Một số địa phương, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị chưa trực tiếp giới thiệu, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hiện vẫn nặng về lý thuyết, chưa phát triển các kỹ năng thực hành cho người học; chưa gắn với tính đặc thù của các đối tượng học viên, chưa đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Việc giáo dục, phổ biến nghị quyết trong nhân dân chủ yếu thông qua sinh hoạt của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở; chủ yếu là gắn nội dung giáo dục, phổ biến với nội dung các kỳ sinh hoạt xóm, thôn. Công tác giáo dục lý luận chính trị cần đổi mới về nội dung theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với trình độ và nhu cầu của người học. Cụ thể: Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cần tăng cường phần nội dung về tình hình, nhiệm vụ cụ thể của địa phương; tăng phần kiến thức về kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế trong các lĩnh vực công tác. Mặt khác, công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương còn tồn tại nhiều hạn chế. Công tác sưu tầm và khai thác tư liệu để biên soạn lịch sử đảng bộ xã còn gặp nhiều khó khăn; các cán bộ cơ sở nhiều nơi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng. Mặt khác, đội ngũ phối hợp tham gia nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương có trình độ, chuyên môn nhưng thiếu am hiểu thực tiễn địa phương, nên khó khăn trong việc tiếp cận thông tin từ các nhân chứng lịch sử. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiên cứu lịch sử đảng còn hạn chế, nhiều đảng ủy chưa bố trí được cán bộ có chuyên môn để theo dõi, tham mưu về công tác nghiên cứu, biên 98 soạn lịch sử đảng bộ. Do thiếu cán bộ, hạn chế về chuyên môn, chưa đầu tư nhiều cho nghiên cứu, nguồn tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ, nên chất lượng một số ấn phẩm lịch sử đảng bộ chưa phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan. Hai là, công tác tuyên truyền, cổ động Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, cổ động của đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc còn bộc lộ một số hạn chế. Trong công tác tuyên truyền, cổ động nội dung và hình thức chưa đa dạng, hấp dẫn, nên việc cung cấp thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hoạt động tuyên truyền ở cơ sở còn yếu, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tại các đảng bộ xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hiện nay công tác tuyên truyền, cổ động trực quan còn hạn chế như: chưa đi vào nề nếp, cũ bẩn, thiếu đầu tư, chưa khai thác được nguồn xã hội hóa, nguồn chi phí chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Nhìn chung, tại các xã nhiều vị trí đã không phù hợp hoặc bị che lấp bởi các công trình xây dựng, cây xanh, hiệu quả truyền tải thông tin thấp, hình thức chưa tương xứng với nội dung, gây lãng phí ngân sách, tốn nhiều diện tích sử dụng đất, chưa gắn kết giữa hoạt động tuyên truyền phục vụ chính trị với quảng cáo thương mại. Kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật, vị trí treo dựng bảng còn tuỳ tiện, chưa khoa học, thiếu thẩm mỹ. Các hình thức tuyên truyền, cổ động chủ yếu diễn ra trong phạm vi địa bàn trung tâm, ở các tuyến giao thông chính, chưa được mở rộng theo hướng phát triển không gian, nên hiệu quả tuyên truyền cổ động còn hạn chế. Việc đặt, treo, dựng bảng tuyên truyền tấm nhỏ trên dải phân cách, băng - rôn tại một số nơi còn lộn xộn, nội dung, hình thức bảng tin tại các khu dân cư còn nghèo nàn, có nơi vẫn còn tình trạng băng - rôn, poster quảng cáo rách, rơi xuống ngang đường chưa được dỡ bỏ hay sửa chữa kịp thời (tình trạng này chủ yếu diễn ra tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn) Mặt khác, chính tình trạng nhiều tấm bảng quảng cáo bị rách, hoen gỉ, bạc màu, nội dung bị phai mờ, bong tróc, gây phản cảm và mất tính thẩm mỹ. Việc vận dụng và cụ thể hóa chính sách xã hội hoá các hoạt động văn hóa thông tin còn nhiều hạn chế, chưa thu hút và huy động được nguồn vốn của xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp đầu tư thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo. Hầu hết việc thực hiện tuyên truyền, quảng cáo 99 (từ xây dựng, thiết kế, căng, treo, thay mới,...) các loại hình tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và các sự kiện văn hóa - thương mại - du lịch đều do các cơ quan Nhà nước thực hiện bằng ngân sách Nhà nước. Mặt khác trình độ đội ngũ làm công tác tuyên truyền, cổ động cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời khối lượng lớn công việc nên còn nhiều bất cập. Lực lượng chuyên trách và cộng tác viên làm công tác tuyên truyền đa số chưa có chuyên môn nghiệp vụ và chưa thường xuyên được đào tạo tại các lớp tập huấn, lại phải kiêm nhiệm nên việc tập trung và phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ còn những hạn chế nhất định trong việc đáp ứng với tình hình phát triển của đất nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng trong công tác tuyên truyền vẫn còn thiếu, cũ kỹ hư hỏng và lạc hậu, kinh phí hỗ trợ còn nhiều hạn hẹp chưa đáp ứng với yêu cầu tình hình hiện nay. Công tác xã hội hóa hoạt động tuyên truyền tuy được các cấp, các ngành quan tâm nhưng chưa được đầu tư thỏa đáng chưa có sự kết hợp hài hòa giữa công tác tuyên truyền với các hoạt động kinh doanh sinh lời khác nhằm đẩy mạnh tiến trình xã hội hóa hoạt động tuyên truyền. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Công tác truyên truyền cổ động trực quan còn gặp những khó khăn như địa bàn dân cư rộng, phân bố không đồng đều, một số địa phương chưa quan tâm, chú trọng nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Hoạt động tuyên truyền ở cơ sở còn yếu, nhất là ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cập nhật, cung cấp thông tin còn hạn chế; việc giải đáp, định hướng một số vấn đề thời sự, vấn đề mới nảy sinh trong dư luận chưa kịp thời, thấu đáo; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm; kiến thức, kỹ năng, phương pháp tuyên truyền chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ba là, công tác văn hóa - văn nghệ Một số đảng ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm trong việc chỉ đạo, thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Việc tổ chức quán triệt, triển khai học tập và tuyên truyền các kế hoạch, chương trình...của tỉnh, huyện về hoạt động văn hóa, văn nghệ ở một số đảng ủy còn chậm, chưa đến được đông đảo cán bộ, 100 đảng viên, quần chúng nhân dân. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ nói chung đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh chính trị tại địa phương còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai, tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, nên hiệu quả chưa cao. Việc tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương thông qua hoạt động văn hóa chưa được đầu tư có chiều sâu, chưa thực sự tác động lớn đến tư tưởng, nhận thức của nhân dân. Công tác tham mưu của nhiều cán bộ văn hóa cơ sở còn hạn chế, tính chủ động chưa cao, một số cơ sở chưa coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa; công tác bố trí, sắp xếp cán bộ có trình độ văn hóa chưa hợp lý. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cơ sở còn ít, nội dung chưa phong phú. Thiết chế hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở còn thiếu, thiết bị, kinh phí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở chất lượng thấp, không phát huy được hiệu quả sử dụng, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa... Cơ sở vật chất, nhất là hệ thống các thiết chế văn hóa nhiều nơi còn thiếu, do địa hình đồi núi, đi lại khó khăn, quy hoạch quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa chậm, không tập trung, dân trí thấp, đơn cử như tại xã Lùng Phình - Bắc Hà (Lào Cai) có 2/8 thôn có nhà văn hóa; xã Bản Phố (Lào Cai) có 4/13 thôn có nhà văn hóa...; 2/21 xã có nhà văn hóa xã; một số tiêu chí về diện tích, khu chức năng, trang thiết bị phục vụ hoạt động chưa bảo đảm theo quy định; hiệu quả khai thác, hoạt động chưa cao, một số nhà văn hóa chưa khai thác hết công năng thiết kế, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Tại hầu hết các xã của huyện Bắc Hà thói quen làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc gần nhà, nhà vệ sinh tạm bợ còn tương đối phổ biến. Việc thực hiện nếp sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_tuyen_giao_cua_dang_bo_xa_o_cac_tinh_bien_g.pdf
Tài liệu liên quan