Luận án Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tình Đắk Lawsk hiện bay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.2. Những kết quả nghiên cứu đã giải quyết và những vấn đề luận án tiếp tục

nghiên cứu 28

CHƯƠNG 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 31

2.1. Một số khái niệm cơ bản 31

2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng 34

2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số 51

2.4. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào dân tộc

thiểu số 73

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK NHÌN TỪ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 85

3.1. Khái quát về đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk 85

3.2. Thực trạng về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk

hiện nay nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh 96

3.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số

tỉnh Đắk Lắk hiện nay 120

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU

SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 127

4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số

ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay 127

4.2. Một số phương hướng thực hiện công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu

số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay 133

4.3. Một số giải pháp thực hiện công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở

tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 136

KẾT LUẬN 158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC 175

 

pdf184 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tình Đắk Lawsk hiện bay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.4.2. Giá trị thực tiễn 2.4.2.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC nói chung, vận động đồng bào DTTS nói riêng không chỉ có giá trị to lớn về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, góp phần tạo nên những thắng lợi của cách mạng Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại, tương lai. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng, vận động đồng bào DTTS trong thực tiễn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp, tổ chức, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành và giữ độc lập, xây dựng, phát triển nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngay từ rất sớm, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem CTVĐQC, trong đó có vận động đồng bào DTTS là một bộ phận quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. Mặc dù chưa có văn bản cụ thể nào riêng về vận động đồng bào DTTS nhưng trên thực tế đã thực hiện việc vận động đồng bào DTTS và đó là một bộ phận quan trọng trong CTVĐQC nói chung. Sau Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức bóc lột ủng hộ Đảng và đi theo Đảng. Đảng nhanh chóng tổ chức bộ máy làm CTVĐQC. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, “ba cùng”, những đảng viên thế hệ đầu tiên đã hòa mình vào đời sống của nhân dân lao động, vừa làm việc vừa tuyên truyền, giác ngộ và thành lập các tổ chức quần chúng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930), Đảng đã thông qua các nghị quyết về vận động công nhân, vận động nông dân, vận động phụ 81 nữ, vận động thanh niên Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không chỉ có công nhân và nông dân mà cả nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng cách mạng. Ngày 19/5/1941, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân được tuyên truyền vận động, giác ngộ, hiểu rõ con đường cách mạng “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” là tất yếu để giành độc lập, tự do, hạnh phúc. Quần chúng nhân dân đã được tổ chức vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt. Từ đó sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được phát huy triệt để, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, huy động sức mạnh của toàn dân tộc để thực hiện chiến tranh nhân dân. Ngày 25 tháng 9 năm 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập, thu hút thêm đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc, xu hướng chính trị. Năm 1951, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thống nhất với Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam thành Mặt trận Mặt trận Liên - Việt. Phong trào thi đua ái quốc được phát động và nhận được sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân sâu rộng. Công tác địch vận góp phần làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền. Thanh niên xung phong lên đường ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ chiến trường. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ của cả dân tộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời lãnh đạo 2 miền thực hiện 2 82 chiến lược cách mạng khác nhau: miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đảng đã tiếp tục thực hiện CTVĐQC, không chỉ nhân dân trong nước mà cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, cả nước cùng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành tổ chức Mặt trận thống nhất duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo toàn dân khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2.4.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số là cơ sở vững chắc để đất nước có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế” trong thời kỳ đổi mới Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Sau hơn 35 năm đổi mới, 31 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự đồng thuận, hưởng ứng của toàn thể nhân dân, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế phát triển; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường. Người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD. Từ một nước bị thiếu lương thực phải nhận viện trợ, đến nay Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Việt Nam đã trở thành 83 nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều. Việt Nam đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới với khoảng 70% dân số sử dụng Internet. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2019 đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới [150]. Những thành tựu vĩ đại đó càng chứng tỏ sức sống vững bền, giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC nói chung, vận động đồng bào DTTS nói riêng. Tiểu kết chƣơng 2 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là lực lượng có vai trò quyết định đối với thắng lợi của nghiệp cách mạng, vì vậy cần thiết phải thực hiện CTVĐQC. Do đó, CTVĐQC là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảng nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp tất cả lực lượng của mỗi một người dân góp thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt đối với đồng bào DTTS, công tác vận động tuyên truyền có những đặc thù riêng nên cần phải có những phương pháp thực hiện, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của đồng bào. Nội dung cốt lõi trong vận động đồng bào DTTS là xây dựng khối đại đoàn kết; tổ chức phát động tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm; đào tạo cán bộ người DTTS; xây dựng chính sách ưu tiên phù hợp cho vùng đồng bào DTTS. Cán bộ làm công tác vận động đồng bào DTTS phải nêu gương, nói đi đôi với làm, cầm tay chỉ việc cho đồng bào, đồng thời chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ là người DTTS để phát huy vai trò chủ thể của bản thân đồng bào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Hồ Chí Minh khẳng định đồng bào DTTS rất tốt, nếu chúng ta biết cách tuyên truyền vận động thì đồng bào làm và làm được. 84 Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC nói chung, vận động đồng bào DTTS nói riêng là hệ thống các quan điểm về vai trò, nội dung, phương pháp tập hợp quần chúng, nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân góp phần vào sự nghiệp cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC nói chung, vận động đồng bào DTTS nói riêng có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC, vận động đồng bào DTTS vẫn vẹn nguyên ý nghĩa cả trong hiện tai và tương lai, tiếp tục soi đường cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 85 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK LẮK NHÌN TỪ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LẮK 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa xã hội, dân cƣ ở tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía tây giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Đắk Lắk có 73,4 km đường biên giới giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam. Đó là những điều kiện để Đắk Lắk mở rộng cơ hội kết nối kinh tế và hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Địa hình Đắk Lắk đa dạng, có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, có nhiều núi cao và đồi dốc. Hệ thống sông ngòi của Đắk Lắk khá phong phú, khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Đắk Lắk ít có bão lớn, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhờ đó Đắk Lắk có tiềm năng lớn về du lịch thiên nhiên. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của các khu rừng nguyên sinh, các thác nước đem đến cho du khách những cảm xúc giàu chất thơ. Ngoài ra, do giữ gìn được một nền văn hóa dân tộc nhiều màu sắc nên tạo điều kiện để phát triển du lịch văn hóa sinh động và hấp dẫn. Nằm ở trung tâm vùng đất đỏ bazan của Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có tổng diện tích lớn hơn 700.000 ha, chiếm 40% đất cùng loại của cả nước. Với trên 50.000 hecta đất phù sa màu mỡ, Đắk Lắk có thể làm 2, 3 vụ lúa trong một năm. Đắk Lắk còn có ưu thế về rừng, hiện còn nhiều rừng nhiệt đới, rừng thông tự nhiên, rừng nứa, lồ ô. Với những đặc điểm về đất đai, khí hậu đó, Đắk Lắk có thế mạnh về cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều; cây lấy gỗ và cây lương thực ngắn ngày như ngô, lúa trong đó cà phê là cây trồng chủ lực. Đắk Lắk được xem là thủ 86 phủ cà phê của cả nước, với diện tích trên 200.000 ha, chiếm khoảng 32% diện tích cà phê toàn quốc và 35% diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh và hiện đã xuất khẩu đến 58 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Về cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp lớn nhất. Mặc dù trong những năm qua tỷ trọng lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng trong khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng trong khu vực phi nông nghiệp nhưng số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn ít, cơ hội việc làm hạn chế. Theo kết quả Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của Đắk Lắk là 1.869.322 người, là tỉnh đông dân nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 10 toàn quốc [148]. Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính; 184 xã, phường, thị trấn; 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 608 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đắk Lắk có 130 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trong đó 69 xã thuộc khu vực I, 07 xã thuộc khu vực II và 54 xã thuộc khu vực III. Hiện các xã khu vực III này thuộc huyện Buôn Đôn, Ea H’Leo, Ea Kar, Krông Bông, Krông Buk, Ea Súp, Krông Păk, Lắk, M’Đrăk và Krông Năng [141]. Chính vì Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý để phát triển kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp nên dân di cư tự do từ nơi khác đến Đắk Lắk làm kinh tế tăng nhanh (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc vào) kéo theo nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết: lao động, việc làm, nhất là tình trạng phá rừng làm nương rẫy, diện tích cây trồng các loại tăng đột biến, thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, quản lý đất đai, nhân hộ khẩu, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, địa bàn rộng, diện tích xã bình quân của tỉnh Đắk Lắk 8.300 ha/xã (bình quân cả nước là 2.970 ha/xã) nên khoảng cách địa lý giữa các thôn, buôn xa nhau, hầu hết dân cư vùng DTTS lại sống rải rác nên việc tập hợp nhân dân để tuyên truyền vận động, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gặp khó khăn, mặt khác lại tạo thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn định 87 an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khả năng tiếp cận các dịch vụ mới của người dân ở vùng DTTS hạn chế; chi phí cho vận chuyển nông sản và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cao, tăng chi phí đầu tư. Những khó khăn trên đã tác động đến công tác vận động đồng bào DTTS. Về văn hóa, Đắk Lắk có những đặc trưng đậm nét của văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, tiêu biểu là văn hóa cồng chiêng, văn hóa nhà dài, kiến trúc nhà rông, sử thi, luật tục của các dân tộc Ê-đê, M’nông, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mạ... trong đó đặc biệt nhất là không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Ngoài ra còn có các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa như: hát then đàn tính; dân ca Thái, nhảy sạp, múa xòe; một số lễ hội như Lễ hội Lồng tồng tại xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar), Lễ hội Thanh minh ở xã Cư A Mung (huyện Ea H’leo), Lễ hội Hảng Pồ ở xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ)...Trải qua thời gian dài 49 dân tộc cùng chung sống, văn hóa Đắk Lắk mang một màu sắc độc đáo, phong phú, đa dạng, kết hợp hài hòa của văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên; văn hóa của các DTTS phía Bắc và văn hóa dân tộc Kinh. Việc có 49 dân tộc cùng sinh sống đã tạo nên cho Đắk Lắk sự đa dạng văn hóa, tạo điều kiện phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa nhưng sự không đồng đều về trình độ phát triển, khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc, và cả tâm lý tự ti dân tộc khiến cho vấn đề dân tộc ở Đắk Lắk tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, dẫn đến thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây chia rẽ dân tộc, thậm chí là đòi thành lập nhà nước tự trị. Điều này gây ra những khó khăn cho công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk Theo kết quả điều tra năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc đang cư trú (năm 2009 là 47 dân tộc, năm 1999 là 43 dân tộc), ngoài các DTTS tại chỗ như Êđê, Gia Rai, M’nông, Gié Triêng, Xơ Đăng, Ba Na, Brâu, Rơ Măm, Kơ Ho, Mạ, Ra Rai, Chu Ru còn có rất đông DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do ngày càng tăng. Cơ cấu thành phần dân tộc ở Đắk Lắk cụ thể như sau: đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 64,3%, DTTS là 35,7% trong đó dân tộc Êđê 18,79%; 88 Nùng 4,1%; Mnông 2,6%, Tày 2,3%; Mông là 2,1%, Gia Rai 1,1% [148]. Dân tộc Êđê, dân tộc Mnông và dân tộc Gia Rai là những dân tộc sinh sống lâu đời nhất tại Đắk Lắk. Đắk Lắk là tỉnh có thành phần dân tộc đông xếp thứ 3 cả nước, sau tỉnh Yên Bái và Nghệ An. DTTS phân bố rải rác tại 184 xã phường, thị trấn; 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 608 buôn đồng bào DTTS tại chỗ. Sự phân tán địa bàn cư trú là vấn đề khó khăn cho công tác vận động đồng bào DTTS. Đồng bào các DTTS tỉnh Đắk Lắk có truyền thống yêu nước, kiên cường anh dũng; đã đoàn kết đấu tranh vượt qua gian khổ, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc đến thắng lợi. Những người con anh dũng tiêu biểu của Đắk Lắk là Y Bih Alêô, Y Blốc Êban, Y Blih (Ama Grônh), Y Jơn (Minh Sơn); liệt sĩ Y n, Y Mlô, Y Mrin... Sau giải phóng và thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đồng bào các dân tộc trong tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, chịu khó khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện định canh định cư, xây dựng cuộc sống mới, giải quyết được nạn đói; từng bước qui hoạch phát triển các đơn vị kinh tế quốc doanh nông - lâm trường; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, từ đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và làm giàu, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Nhờ đó, đời sống và diện mạo vùng đồng bào DTTS không ngừng đổi mới, phát triển. Đồng bào các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk có tính cộng đồng rất cao. Trong cộng đồng, vai trò của người có uy tín là rất lớn. Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS là người cao tuổi hoặc trẻ tuổi; là trí thức hoặc là người thành đạt trong lao động sản xuất, kinh doanh, trong hoạt động xã hội; người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Người có uy tín sống tại thôn, buôn, tiếp cận thường xuyên với người dân trong thôn, buôn nên nắm được tất cả tình hình liên quan đến an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cũng như tư tưởng, tâm tư của nhân dân. Họ còn am hiểu phong tục tập quán, nói tiếng đồng bào sống tại chỗ nên những nội dung, thông tin mà Đảng và Nhà nước muốn tuyên truyền đến người dân được người có uy tín chuyển tải kịp thời và dễ hiểu. Do đó người có uy tín được đồng bào trong 89 buôn tin tưởng, tín nhiệm; có mối quan hệ, có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng của mình, được đồng bào hỏi ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan; có khả năng tác động chi phối, tập hợp được đồng bào DTTS ở những phạm vi nhất định bằng lời nói, hành động hoặc bằng những quy ước của phong tục tập quán; là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền nơi cư trú trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức đồng bào DTTS, miền núi, vùng cao thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 1.020 người có uy tín, huyện có nhiều người có uy tín nhất là huyện Krông Pắk với 103 người, chiếm 10,03%, huyện ít nhất là Krông Ana có 28 người, chiếm 2,72% 157]. Một đặc điểm đáng chú ý trong những năm gần đây là tác động của tôn giáo đến đồng bào DTTS cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có có 4 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài. Tổng số tín đồ các tôn giáo trên toàn tỉnh có 609.592 người chiếm 32% dân số, trong đó tín đồ là người DTTS có trên 247.000 người; có 829 cơ sở và điểm sinh hoạt tôn giáo (351 cơ sở chính thức, 478 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung chưa chính thức); có 1.328 chức sắc, nam, nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo. Cụ thể: Số lượng tín đồ Công giáo là 217.026 người (trong đó 56.000 là người DTTS); Phật giáo có số lượng tín đồ là 193.488 người (trong đó có 5.000 là người DTTS); Tin lành có 193.180 tín đồ (trong đó 186.000 tín đồ là người DTTS). Như vậy, số tín đồ đồng bào DTTS theo đạo Tin lành là nhiều nhất. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao Tin Lành lại có thể phát triển mạnh mẽ trong đồng bào DTTS như vậy? Có điều gì bất bình thường đằng sau đó không? [86, tr.433,434] Về mặt tích cực: Giáo lý của các tôn giáo nói chung đều hướng con người đến cái thiện, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong đời sống xã hội. Các tổ chức tôn giáo đã tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng chính quyền xây dựng đời sống ở cơ sở, nhất là trong lĩnh vực giáo dục (Công giáo); hoạt động từ thiện xã hội (Phật giáo). Các chức sắc tôn giáo gương mẫu thực hiện và vận động tín đồ chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan. Các tôn giáo đã làm thay đổi một số quan niệm, tập tục, 90 nếp sinh hoạt cũ, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống văn minh. Đồng bào có đạo có khả năng tiếp cận và nhanh chóng phát triển kinh tế. Các tôn giáo hướng đồng bào phát huy tinh thần tương thân tương ái, “kính Chúa, yêu người”. Thực hiện những điều dạy của các tôn giáo mà đặc biệt là Tin Lành, những tín đồ người DTTS Tây Nguyên đã năng động hơn trong cuộc sống, dễ dàng tiếp cận những tiến bộ xã hội, cởi bỏ những quan niệm cũ, nhiều lề thói cũ. Đại đa số tín đồ đạo Tin Lành coi tôn giáo này như một lối thoát giúp họ trút bỏ gánh nặng của những hủ tục tốn kém, lạc hậu của tín ngưỡng cổ truyền. Trong vùng DTTS theo các tôn giáo có nhiều phong trào thi đua và những tấm gương, hình ảnh “tốt đời, đẹp đạo” trong cộng đồng. Về đời sống kinh tế, trong những năm gần đây, với sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào DTTS được nâng lên, tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn được giữ vững, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được triển khai thực hiện. Vùng DTTS không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có điện lưới quốc gia, 97,2% thôn, buôn có điện và 98% hộ được dùng điện sinh hoạt; đã giải quyết đất sản xuất cho 7.737 hộ đồng bào DTTS chưa có đất và thiếu đất sản xuất với diện tích 2.775,5ha. Trình độ dân trí của đồng bào DTTS đã không ngừng được nâng lên. Nhìn chung, đời sống của đại đa số đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích, các đặc trưng truyền thống về văn hóa, tín ngưỡng, phương thức sản xuất cũng có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế. Về mặt tiêu cực: có một số tôn giáo đã làm mai một đi nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. Tín đồ đạo Tin lành đập phá chiêng ché, bỏ các sinh hoạt như uống rượu cần, kể khan, hát dân ca, cúng bến nước. Vai trò của dòng tộc, huyết thống trở nên lỏng lẻo, sức mạnh ràng buộc hành vi con người của luật tục ngày càng suy giảm trước những quy tắc của tôn giáo. Những nơi Tin Lành xâm nhập, phát triển, có hiện tượng suy giảm về văn hóa xã hội truyền thống và đề cao vai trò quản trị Giáo hội; có nơi có lúc đồng bào tin vào lời nói của các chức sắc tôn giáo hơn là tin theo già làng, trưởng buôn và cán bộ địa phương. Vai trò của già 91 làng, trưởng buôn vì vậy ngày càng mờ nhạt. Trong các buôn làng có đông người theo tôn giáo, chế độ mẫu hệ tồn tại bao đời nay đang phai nhạt, kéo theo nhiều thay đổi về phong tục, tập quán. Sinh hoạt tôn giáo chi phối đến thời gian sản xuất và sinh hoạt của người dân. Việc dâng tiền cho hội thánh, cho nhà thờ và các khoản quyên góp tự nguyện khác ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của một bộ phận tín đồ, nhất là ở các vùng nghèo. Vì có nhiều tôn giáo cùng hoạt động nên còn xảy ra sự tranh giành tín đồ, nhất là các hệ phái Tin lành. Điều này làm cho công tác vận động đồng bào DTTS có tôn giáo gặp những khó khăn nhất định. 3.1.3. Một số vấn đề về sự hoạt động của các thế lực phản động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cả trong thời chiến lẫn thời bình, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung luôn là địa bàn bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tìm cách chống phá, gây bất ổn chính trị - xã hội. Các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách tôn giáo ở cơ sở liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự, sinh hoạt của tín đồ để thổi phồng, xuyên tạc tình hình, tố cáo chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân. Từ đó, chúng kích động chia rẽ đồng bào các dân tộc với Đảng và chính quyền; xúi giục tư tưởng ly khai, tự trị dân tộc, thậm chí đòi thành lập nhà nước riêng. Chúng kích động số chức sắc cực đoan, bất mãn, hình thành lực lượng chống đối trong các tôn giáo. Nguy hiểm hơn, thời gian gần đây các thế lực thù địch đã triệt để tận dụng mạng xã hội zalo, facebook để đăng tải các nội dung xuyên tạc, thù hận. Mạng xã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_van_dong_dong_bao_dan_toc_thieu_so_o_tinh_d.pdf
  • pdfScan Lại Thị Ngọc Hạnh.pdf
  • pdfTHÔNG TIN LA TIẾNG ANH LẠI THỊ NGỌC HẠNH.pdf
  • pdfTHÔNG TIN LA TIẾNG VIỆT LẠI THỊ NGỌC HẠNH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA TIẾNG ANH LẠI THỊ NGỌC HẠNH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA TIẾNG VIỆT LẠI THỊ NGỌC HẠNH.pdf
Tài liệu liên quan