MỞ ĐẦU. 1
1 Tính cấp thiết. 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 3
4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 3
5.Đóng góp mới về khoa học của luận án . 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. 5
7. Kết cấu của luận án . 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 7
1.1 Các nghiên cứu về quấy rối tình dục . 7
1.2. Các nghiên cứu về công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa và can thiệp
quấy rối tình dục. 27
1.2.1. Các nghiên cứu về CTXH nhóm trong phòng ngừa quấy rối tình dục . 27
1.2.2. Các nghiên cứu về công tác xã hội nhóm trong can thiệp, trị liệu quấy rối
tình dục. 33
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu. 34
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NỮ
SINH VIÊN TRONG PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC. 37
2.1. Phòng ngừa quấy rối tình dục. 37
2.1.1. Quấy rối tình dục . 37
2.1.2. Phòng ngừa. 42
2.1.3. Phòng ngừa quấy rối tình dục . 43
2.2. Công tác xã hội nhóm. 44
2.2.1. Định nghĩa. 44
2.2.2. Đặc trưng của công tác xã hội nhóm . 45
2.2.3. Các loại hình công tác xã hội nhóm. 45
2.3. Nữ sinh viên. 47
2.4. Công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục. 49
2.4.1. Khái niệm công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa
quấy rối tình dục. 49
232 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư số 16/2009/TT-BYT); Các cơ sở y tế
đã triển khai, phổ biến Thông tư số 24/2017/TT- YT đến các nhân viên y tế và tổ
chức tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình theo đúng
quy định. Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, tại các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc
Sở không tiếp nhận người bệnh nào là nạn nhân bạo lực gia đình đến khám, điều trị.
- Triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm
thiểu bạo lực trên cơ sở giới cho nạn nhân và gia đình nạn nhân:
Triển khai cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Theo
kế hoạch, năm 2017 Sở Lao động – Thương inh và Xã hội đã triển khai và chỉ đạo
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổ chức tiếp nhận nạn nhân bị bạo lực xảy ra tại các địa
phương có nhu cầu tạm lánh. Thực hiện mô hình địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh tại
cộng đồng: Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép với mô hình
địa chỉ tin cậy - tạm lánh tại cộng do Sở VHTT và Hội LHPN chủ trì. Đến nay, các
cấp Hội LHPN thành lập và duy trì 40 Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực trên cơ sở
giới; 109 nhóm, tổ tư vấn phòng chống bạo lực gia đình; 122 tổ phản ứng nhanh, 33
tổ hòa giải, 714 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; Năm 2017, được sự hỗ trợ của Bộ Lao
87
động - TBXH, Sở đã tham mưu thành phố chọn phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu
để triển khai thí điểm mô hình “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh tại cộng đồng”, địa
điểm tại trạm y tế phường. Mô hình đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần
thiết cho công tác tạm lánh, kinh phí mua sắm 30 triệu đồng và đi vào hoạt động từ
đầu năm 2018, với kinh phí hỗ trợ hoạt động 25 triệu đồng. Kết quả đến nay đã thành
lập Ban quản lý mô hình với 07 thành viên gồm lãnh đạo UBND, các cán bộ Công
an, y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ.
Trong tìm hiểu và đánh giá thực trạng, việc lắng nghe ý kiến của những
người trong cuộc, đã từng có trải nghiệm với các loại hình hoạt động CTXH này là
điều cần thiết bởi chính họ sẽ có cách nhìn nhận chính xác nhất về hiệu quả của từng
loại hình hoạt động CTXH (chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp) trong phòng
ngừa quấy rối tình dục. Quá trình khảo sát 618 nữ sinh viên, nghiên cứu lọc được 170
khách thể (chiếm 27,5%) đã từng tham gia ít nhất một hoạt động hoặc dịch vụ giúp
phòng ngừa hoặc can thiệp với QRTD. Họ có thể là nạn nhân của QRTD từng sử
dụng các dịch vụ trợ giúp hoặc là những cá nhân chưa từng bị, chứng kiến QRTD nữ
sinh nhưng đã tham gia các hoạt động phòng ngừa hoặc tham gia với tư cách là thành
viên hoặc tình nguyện viên tham gia tổ chức hoạt động. Sau đó, nghiên cứu thực hiện
các phỏng vấn bán cấu trúc qua đó làm rõ vai trò của CTXH hiện nay trong hỗ trợ
cho nữ SV nhằm phòng ngừa với QRTD.
Kết quả bảng 4.4 cho thấy nữ sinh viên có những trải nghiệm với các loại hình
CTXH trong phòng ngừa QRTD với những mức độ khác nhau. Hỗ trợ về giáo dục, hỗ
trợ tâm lý và hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức kho là ba loại hình có phần trăm lựa chọn
nhiều hơn cả. Có 154/170 khách thể cho biết bản thân có trải nghiệm với các hoạt
động liên quan đến hỗ trợ về giáo dục (86,5%). Hỗ trợ về tâm lý có 120/170 nữ sinh
từng trải nghiệm, chiếm 60,6% (thứ bậc 2), hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức kho là
53,5 % (xếp thứ bậc 3). Các loại hình khác như có phần trăm khách thế lựa chọn thấp
hơn, dao động từ 11-22% là hỗ trợ pháp lý, chỗ ở an toàn và hỗ trợ cho gia đình nạn
nhân.
Nhằm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như nguồn cung cấp của các hoạt động
giúp phòng ngừa với QRTD mà nữ sinh viên được trải nghiệm từ trước đến nay, phân
tích định tính cho thấy đối với sinh viên, các hoạt động hay chương trình liên quan
đến hỗ trợ giáo dục chủ yếu được đề cập trong môn học giáo dục giới tính và phương
pháp giáo dục giới tính - thuộc chương trình đào tạo cho sinh viên chính qui của trường
ĐHSP, ĐH Đà Nẵng, hầu hết sinh viên đều được học môn này, trong đó có một nội dung
giúp nhận biết về quấy rối tình dục, xâm hại tình dục cũng như các hành vi bạo lực liên
quan đến tình dục, tuy nhiên nội dung khá cơ bản, chủ yếu đề cập định nghĩa, hình thức
chứ chưa đề cập đến các kỹ năng giúp nữ sinh viên phòng ngừa.
88
“Trong học phần giáo dục giới tính và phương pháp giáo dục giới tính chúng
em có được học một nội dung liên quan đến quấy rối tình dục, xâm hại tình dục giúp
chúng em nhận biết được biểu hiện của hành vi đó, tuy nhiên thật sự kết thúc môn
học chúng em vẫn chưa biết kỹ năng phòng ngừa và ứng phó hiệu quả nếu bị quấy
rối tình dục”
(PVS; SV năm 3, Ngành CTXH, Trường ĐHSP)
Trong các hoạt động phong trào, các nội dung giúp nữ SV phòng ngừa với
QRTD cũng chưa được quan tâm vì nhiều lí do, phần vì nội dung này là “khá nhạy
cảm”, phần vì nghĩ rằng muốn phòng ngừa thì sinh viên “chỉ cần học võ là xong”.
Trong giai đoạn khi còn là học sinh phổ thông, các nội dung liên quan đến phòng
ngừa QRTD được nhắc đến trong 1-2 buổi nói chuyện chuyên đề trong trường học do
công an phối hợp với nhà trường tổ chức hoặc được tích hợp trong một số môn học.
Trong 618 bạn được khảo sát thì câu trả lời cho phần này khá khiêm tốn (N= 84). Vì
nhiều lí do khác nhau, dường như các hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được như
mong đợi của nữ sinh.
Theo dữ liệu các báo cáo về quản lý công tác giáo dục phòng ngừa quấy rối
tình dục cho học sinh tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2018 cho thấy gần như
trong nhà trường phổ thông hiện nay, hoạt động phòng ngừa QRTD cho học sinh
cũng chưa được quan tâm và thực hiện đúng mức. Kết quả nghiên cứu này phản ánh
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và công tác giáo dục phòng ngừa
quấy rối tình dục cho học sinh nói riêng trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và
đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Việc quan tâm
giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cũng còn nhiều bất cập, yếu
kém: Bộ máy tổ chức quản lí giáo dục phòng ngừa QRTD chưa thật đồng bộ, thiếu sự
phối hợp trong công tác; năng lực của đội ngũ thực hiện công tác giáo dục phòng
ngừa QRTD còn nhiều hạn chế chưa được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn
gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. Khâu xây dựng và tổ chức, chỉ
đạo thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh chưa sát thực tế,
thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức cụ thể, còn bị động trong triển
khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động, tích cực tham gia
cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ tr và yêu cầu giáo dục
phòng ngừa QRTD. Do đó chưa tạo được sự thống nhất trong toàn xã hội. Các hình
thức, nội dung, giải pháp còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn chưa thu hút được
học sinh, thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép nhau; các phương
pháp tạo lập hành vi và điều chỉnh thái độ chưa được chú trọng. Công tác kiểm tra
đánh giá chưa thực hiện thường xuyên, thiếu qui định cụ thể; Việc khen thưởng, kỷ
89
luật chưa kịp thời; chưa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho công tác
giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh vì thế chưa đủ mạnh để động viên, khuyến
khích các đối tượng tham gia hoạt động này.
Các loại hình hỗ trợ liên quan đến tâm lý, pháp lý hay y tế và sức kho chủ yếu
do các nữ sinh chủ động tiếp cận sau khi có trải nghiệm (bị) quấy rối tình dục. Khi có
trải nghiệm với quấy rối tình dục, nguồn cung cấp các hỗ trợ về tâm lý chủ yếu vẫn
đến từ người quen, bạn bè, gia đình và thầy cô nhiều hơn là tìm đến các cơ sở cung
cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hình thức chủ yếu là làm việc cá nhân.
“Khi em gặp tình huống bị quấy rối tình dục và thủ phạm là giảng viên, em đã
rất bối rối và lo sợ, em cũng không biết phải nhờ ai giúp đỡ, phần vì ngại, phần thì sợ
chuyện lộ ra ngoài, em đã viết email cho một cô giáo đã dạy em khi năm nhất mà em
rất quí, kể câu chuyện đó với cô và nhờ cô ấy tư vấn cách giải quyết”.
( PVS, SV năm 2, ngành SP Toán, Đại học Sư phạm)
Trong số 170 nữ sinh cho rằng bản thân từng tham gia các hoat động CTXH
nhằm phòng ngừa bị QRTD có một số SV tiếp cận với các hoạt động phòng ngừa
QRTD từ góc độ là tình nguyện viên, thành viên tham gia thực hiện các hoạt động
phòng ngừa cho cộng đồng thông qua các dự án của các tổ chức NGO hoặc từ hoạt
động tình nguyện mùa hè xanh trong trường đại học, tuy nhiên, các hoạt động này về
cơ bản chưa mang đầy đủ đặc điểm và qui trình của phương pháp CTXH với nhóm.
Đối tượng các hoạt động này hướng đến là phòng ngừa XHTD cho tr em.
“Chúng em (4 bạn) được kết nối với tổ chức Csaga và trung tâm cung cấp dịch vụ
CTXH Đà Nẵng để tham gia hỗ trợ cho các em nhỏ từng bị xâm hại tình dục, chúng em
chủ yếu đến chơi với em, dẫn em đi khám hoặc trợ giúp cho các em trong các hoạt động
học tập.Tuy nhiên chúng em muốn các tổ chức huấn luyện nhiều hơn cho chúng em về các
kỹ năng hỗ trợ cho nạn nhân bởi chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này”.
(PVS, SV năm 3, ngành CTXH, Đại học Sư phạm).
Hoặc “Thời gian vừa qua nhóm chúng em gồm 10 bạn được tập huấn chương
trình giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em, chủ yếu thầy cô giới thiệu về
chương trình và chúng em tự nghiên cứu, sau đó chúng em được ứng dụng chương
trình đó trong các học phần thực hành công tác xã hội”.
(PVS, SV năm 3, ngành CTXH, Đại học Sư phạm).
Và “ Em và 5 bạn nữa được tham gia vào nhóm tình nguyện viên cho chương
trình phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em qua môi trường mạng do tổ chức Tầm nhìn
thế giới tổ chức, chúng em được tập huấn các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ
chức trò chơi và nội dung chương trình phòng ngừa, nếu chúng em đạt thì sẽ được
tham gia tập huấn lại với trẻ em tại cộng đồng ”.
(PVS, SV năm 2, ngành Tâm lý học, Đại học Sư phạm).
90
Có thể thấy số sinh viên được trải nghiệm với các hoạt động như vậy là không
nhiều, một phần vì các hoạt động này được triển khai ở qui mô nhỏ, đối tượng chính
hướng đến là tr em, một phần nếu thầy cô không dẫn dắt, chủ động kết nối thì sinh
viên hoặc còn chưa chủ động hoặc không biết để tham gia.
Bảng 4.4: Mức độ đáp ứng của các loại hình công tác xã hội trong phòng ngừa
quấy rối tình dục so với nhu cầu của nữ SV (N=170)
Kết quả phỏng vấn sâu đại diện một số cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay góp phần khẳng định những ý kiến của nữ sinh
là tin cậy. Theo đó, tại Đà Nẵng hiện nay chỉ mới có các hoạt động CTXH trong
phòng ngừa QRTD cho phụ nữ và tr em gái nói chung, còn các hoạt động CTXH
đặc thù cho sinh viên và nữ sinh viên là gần như chưa có. Loại hình hỗ trợ chủ yếu
làm việc/can thiệp cho cá nhân và gia đình. Một số mô hình truyền thông có được
triển khai tuy nhiên mới chỉ mang tính CTXH chứ chưa phải là CTXH chuyên
nghiệp, mới hướng đến đối tượng học sinh, tr em là chủ yếu.
“Hiện nay, tại trung tâm có cung cấp đa dạng các loại hình CTXH, khá nhiều
mô hình trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em như “Mô hình xã phường làm tốt CTXH với
trẻ em”; Mô hình “Chăm sóc thay thế” trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Hỗ trợ kỹ thuật
cho dự án “Hành trình yêu thương” của Sở Giáo dục thực hiện mô hình “Tham vấn
học đường”. Trong phòng ngừa XHTD, RTD trước m t đối tượng hướng đến chủ
yếu dành cho trẻ em, ngoài đường dây nóng 111 trong chống xâm hại, bạo hành trẻ
em, hiện nay trung tâm cũng đang phối hợp với tổ chức Tầm nhìn Thế giới triển khai
dự án về “Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em qua mạng”
(PVS, cán bộ quản lý, Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Tp Đà Nẵng)
“Hoạt động phòng chống bạo lực phụ nữ và trẻ em gái nói chung và quấy rối
tình dục nữ sinh nói riêng hiện nay chủ yếu hướng vào nạn nhân hơn là đối tượng
gây ra hành vi đó, cần tiếp cận để truyền thông và thúc đẩy cộng đồng đặc biệt là
nam giới tham gia vào hoạt động phòng chống lại vấn nạn này, đồng thời cần xây
dựng hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD và tổ chức các hoạt động giáo dục
TT Các loại hình hỗ trợ
Đã từng trải
nghiệm
Mức độ đáp
ứng với nhu cầu
N % ĐTB ĐLC
1 Hỗ trợ tâm lý 120 60,6 2,02 0,95
2 Hỗ trợ giáo dục 154 86,5 2,28 0,84
3 Hỗ trợ pháp lý 69 21,8 1,19 1,25
4 Hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe 114 53,5 2,02 1,19
5 Hỗ trợ chỗ ở an toàn 67 20 1,34 1,42
6 Hỗ trợ gia đình nạn nhân 54 11,8 0,80 1,14
91
phòng ngừa QRTD cho thanh niên từ đó giúp họ tự bảo vệ bản thân và hơn nữa có
thể chung tay phòng ngừa QRTD cho cộng đồng ”.
(PVS; Cán bộ quản lý; Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng)
Như vậy, kết quả từ phân tích cho thấy trong thời gian gần đây, các cấp chính
quyền cũng như các đơn vị, tổ chức đã bắt đầu có dành sự quan tâm hơn cho công tác
phòng chống bạo lực phụ nữ và tr em, đặc biệt là để bảo vệ tr em. Hầu hết các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục được đẩy mạnh với nhiều hình thức, theo nhóm đối
tượng, tạo sức lan tỏa; Nhiều hoạt động tranh thủ được các nguồn lực, nguồn viện trợ
của các tổ chức phi chính phủ cho công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối
với phụ nữ và tr em; một số mô hình hay được thực hiện và thu được những kết quả
nhất định và rất cần lan toả rộng rãi hơn. Nhưng thực tế cho thấy, phần lớn các hoạt
động này đang tập trung cho hình thức bạo lực trong gia đình hoặc các dạng bạo lực
giới nói chung hoặc phòng ngừa QRTD tại nơi làm việc. Không phủ nhận rằng thông
qua các hoạt động này phần nào gián tiếp phòng chống quấy rối tình dục phụ nữ và
tr em gái, nữ sinh viên; Tuy nhiên, các hoạt động nhằm phòng ngừa cũng như can
thiệp chuyên sâu cho phụ nữ và tr em gái với quấy rối tình dục là gần như còn rất ít
về số lượng và chưa đa dạng về hình thức; Các hoạt động CTXH nhóm trong phòng
ngừa QRTD dành cho nữ sinh viên trên địa bàn mang đặc trưng và đúng tiến trình
công tác xã hội nhóm là gần như chưa thực hiện.
4.2.2. Hiệu quả của các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với nữ sinh
viên trong phòng ngừa quấy rối tình dục
Nhằm đánh giá, xem xét hiệu quả của các loại hình hoạt động CTXH nhóm
đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD có thể thực hiện qua nhiều kênh đánh
giá về các phương diện/khía cạnh khác nhau. Đánh giá năng lực phòng ngừa với
QRTD của nữ sinh viên – với tư cách là chủ thể của hoạt động phòng ngừa là việc
làm cần thiết bởi năng lực của sinh viên có được ở mức độ nào chính là minh chứng
rõ nhất cho thấy ý nghĩa, hiệu quả của hoạt động đó mang lại. Làm rõ được kiến thức
và kỹ năng phòng ngừa của nữ sinh viên, hiểu được khả năng của các em đang ở mức
độ nào, đã được trang bị điều gì và còn thiếu hụt như thế nào về nhận thức và kỹ năng
phòng ngừa, ứng phó với QRTD cũng là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp
công tác xã hội nhằm phòng ngừa QRTD cho nữ sinh viên và đó cũng chính là mục
đích hướng đến của nghiên cứu này.
Để làm rõ hiệu quả của các hoạt động CTXH được tổ chức, so sánh về kiến
thức và kỹ năng phòng ngừa QRTD của 2 nhóm sinh viên đã tham gia và không tham
gia các hoạt động này đã được thực hiện với kỳ vọng là kiến thức và kỹ năng của
nhóm đã tham gia phải hơn hẳn nhóm không tham gia. Kết quả so sánh cho thấy cụ
thể như sau:
92
4.2.2.1. Hiệu quả trong việc nâng cao hiểu biết của nữ sinh viên về quấy rối
tình dục và phòng ngừa quấy rối tình dục
a. Hiểu biết của nữ sinh viên về các biểu hiện của quấy rối tình dục
Bảng 4.5: So sánh khả n ng nhận diện biểu hiện quấy rối tình dục giữa nhóm có
tham gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm
Stt
Tình huống
Loại hành vi (%)
P Trêu
đùa
Tán
tỉnh
Quấy rối
tình dục
Xâm
hại tình
dục
Bình
thường
1 Trên đường vắng một
k cứ lẽo đẽo đi theo
“liếc mắt đưa tình”
Không
tham gia
54,5 25,4 18,8 0,0 1,4
0,55
Có tham
gia
50,6 30,4 18,5 0,0 0,6
2 Nam giới huýt sáo,
cười cợt, bình phẩm
về chỗ nhạy cảm trên
cơ thể của bạn gái,
Không
tham gia
27,0 3,7 68,2 1,1 0,0
0,38
Có tham
gia
31,0 3,0 63,7 1,8 0,6
3 Một k cứ nhìn chằm
chằm vào bộ phận
nhạy cảm trên cơ thể
cô gái
Không
tham gia
2,7 2,5 89,7 2,7 2,3
0,61
Có tham
gia
1,2 1,8 92,3 3,6 1,2
4 Người khác sờ mó,
đụng chạm một cách
cố ý vào bộ phận cơ
thể bạn nữ tại nơi
công cộng
Không
tham gia
0,5 0,5 49,4 49,7 0,0
0,62
Có tham
gia
0,0 0,6 45,2 54,2 0,0
5 Bạn gái đang đi bộ ,
một k cứ lẽo đẽo
theo rất lâu và buông
lời tán tỉnh
Không
tham gia
12,6 49,2 36,4 0,9 0,9
0,2
Có tham
gia
10,1 44,6 42,9 2,4 0,0
6 Bạn gái đi làm thêm
vào buổi tối và gặp
một k cố ý phô bày
bộ phận sinh dục
Không
tham gia
2,1 2,1 85,6 10,3 0,0
0,33
Có tham
gia
1,2 4,2 86,9 7,7 0,0
7 Người khác gửi tin
nhắn hoặc email liên
quan đến tình dục tục
tới bạn
Không
tham gia
5,7 67,3 20,8 0,7 5,5
0,57
Có tham
gia
7,1 65,5 17,9 1,2 8,3
8 Nữ sinh bị ép xem
ảnh khiêu dâm
Không
tham gia
2,1 2,3 79,6 15,8 0,2
0,80
Có tham
gia
1,2 3,0 81,5 13,7 0,6
9 Người khác quay Không 22,9 2,3 51,3 20,6 3,0 0,79
93
chụp/phát tán hình
ảnh cá nhân của bạn
tham gia
Có tham
gia
20,8 3,6 54,8 17,9 3,0
10
Nữ sinh bị hiếp dâm
Không
tham gia
0,2 0,5 6,2 91,3 1,8
0,50
Có tham
gia
0,6 1,2 3,6 93,5 1,2
11 Cố tình kể những câu
chuyện tình dục tục
tĩu với bạn
Không
tham gia
30,4 1,8 56,1 6,2 5,5
0,39
Có tham
gia
23,2 3,0 63,1 5,4 5,4
12 Bạn trai nhiều lần đề
nghị quan hệ tình dục
với bạn dù bạn rất
ngại, không muốn.
Không
tham gia
0,7 3,4 60,9 22,9 12,1
0,15
Có tham
gia
0,6 3,6 62,5 28,0 5,4
13 Xe vắng khách, tài xế
khi cúi xuống lấy đồ
đã cố ý đặt tay vào
vùng kín của nữ sinh
Không
tham gia
0,5 0,2 39,6 59,3 0,5
0,85
Có tham
gia
0,0 0,0 38,1 61,3 0,6
14 Giáo viên nam quàng
tay ôm nữ sinh viên
khi cùng đi hát
karaoke giao lưu
Không
tham gia
9,8 7,1 57,4 13,0 12,6
0,10
Có tham
gia
8,9 12,5 60,7 9,5 8,3
15 Nhiều lần thầy giáo
hẹn nữ sinh viên đến
nhà riêng để hướng
dẫn bài tập mà vợ
thầy đi vắng khiến nữ
sinh viên khó xử
Không
tham gia
2,7 16,7 67,7 7,8 5,0
0,07 Có tham
gia
0,0 12,5 75,0 9,5 3,0
Kết quả bảng 4.5 cho thấy có những khác biệt nhất định trong nhận diện các
biểu hiện của QRTD của hai nhóm sinh viên, tuy nhiên hai nhóm có độ chênh không
đáng kể, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoại trừ tình huống 15
“Nhiều lần thầy giáo hẹn nữ sinh viên đến nhà riêng để hướng dẫn bài tập mà vợ
thầy đi v ng khiến nữ sinh lo l ng, khó x ” (p= 0,07). Trong đó % nữ sinh xác định
đúng loại hành vi của nhóm có tham gia các hoạt động CTXH giúp phòng ngừa
QRTD cao hơn nhóm không tham gia (Nhóm tham gia: 75% và nhóm không tham
gia: 67,7%).
Nhìn chung, nữ sinh viên (cả hai nhóm) có những hiểu biết nhất định nhưng
chưa thật sự thống nhất và chưa chính xác trong một số biểu hiện QRTD. Những tình
huống quấy rối tình dục mang tính thể chất như “động chạm, sờ mó” được khách thể
nhận diện tương đối tốt, phần lớn cho rằng đó chính là quấy rối tình dục hoặc xâm hại
tình dục và có xu hướng thiên về cho rằng đó là biểu hiện của xâm hại tình dục nhiều
hơn. Chẳng hạn như tình huống “Người khác sờ mó, đụng chạm một cách cố ý vào bộ
94
phận cơ thể bạn nữ tại nơi công cộng (bến xe, ga tàu, công viên, xe buýt,)” (48,9 %
xác định đó là quấy rối tình dục và 50,3 % xác định đó là xâm hại tình dục). Có thể lí
giải điều này là do trong khái niệm về xâm hại tình dục và quấy rối tình dục trong
cuộc sống hàng ngày cũng như trong một số nghiên cứu khoa học, tuy là hai khái
niệm khác nhau nhưng có một số biểu hiện cụ thể về hành vi thì giống nhau, đặc biệt
là các biểu hiện liên quan đến hành vi thể chất nặng nề như “bị hiếp dâm” (91,7 % xác
định đó là xâm hại tình dục).
Những biểu hiện được nữ sinh xác định đó là quấy rối tình dục có tính đồng
nhất cao là “Một kẻ cứ nhìn chằm chằm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của cô
gái” (90,3%); “Bạn gái đi làm thêm vào buổi tối và gặp một kẻ cố ý phô bày bộ phận
sinh dục khiến bạn thấy xấu hổ, bất an” (85,9 %); “Nữ sinh bị ép xem ảnh khiêu dâm
dù bạn ấy không muốn và từ chối” (80,4%); “Nam giới huýt sáo, cười cợt, bình phẩm
về chỗ nhạy cảm trên cơ thể của bạn gái, ví dụ như “ôi mông em bự thế!” khiến bạn
ấy xấu hổ”(66,7%). Nhóm biểu hiện này đều có trên 60% khách thể xác định đó
chính là hành vi QRTD.
Những biểu hiện khác có số lượng lựa chọn không nhiều nhưng cũng quá bán
liên quan đến các tình huống gắn với QRTD trong học đường “Thầy giáo quàng tay
ôm nữ sinh viên khi cùng đi hát karaoke giao lưu khiến bạn ấy rất ngại” (58,4%);
“Nhiều lần thầy giáo hẹn nữ sinh viên đến nhà riêng để hướng dẫn bài tập mà vợ thầy
đi v ng khiến nữ sinh lo l ng, khó x ” (67,7%). Số phần trăm còn lại dao động từ 18-
28% cho rằng đó chỉ là trêu đùa, tán tỉnh.
Các hành vi QRTD khác có sự lựa chọn thấp, rơi vào tình huống 1 gắn với biểu
hiện “liếc m t đưa tình” (chỉ 18,9 %), lẽo đẽo đi theo rất lâu và buông lời tán tỉnh, gạ
tình (38,2%), ép nghe những câu chuyện liên quan đến tình dục ( 28,4 %), g i tin
nh n, email liên quan đến tình dục ( 20,4 %). Với các hành vi này, khá nhiều nữ sinh
nhầm lẫn với hình thức trêu đùa, tán tỉnh, thậm chí có những khách thể cho rằng đó
chỉ là những hành vi bình thường. Đây là những hành vi mà trong cuộc sống hiện nay
chúng ta cũng thường hay gặp, trong những bối cảnh thông thường, rất nhiều người nghĩ
rằng đó chỉ là trêu đùa, tán tỉnh nhưng trong những tình huống này nó được xem là quấy
rối tình dục bởi nó gắn với đặc điểm chính của quấy rối tình dục.
Tóm lại, khả năng nhận diện các biểu hiện QRTD của nữ sinh viên vẫn còn
nhiều hạn chế, hoặc chưa thật sự thống nhất hoặc nhầm lẫn giữa quấy rối tình dục với
trêu đùa, tán tỉnh. Những kết quả này cũng đồng hướng với kết luận trong nghiên cứu
của Ei và owen (2002).
95
b. Hiểu biết về hậu quả của quấy rối tình dục
So sánh hiểu biết của nữ sinh viên tham gia và không tham gia các loại hình
hoạt động CTXH và CTXH nhóm đối với nữ sinh viên trong phòng ngừa QRTD cho
thấy nhận thức của hai nhóm nữ sinh viên về khía cạnh này cũng khá tương đồng.
Ngoại trừ nội dung item 6 (Xem bảng 4.6) “ QRTD làm giảm hiệu quả công việc, bỏ
việc từ đó giới hạn khả năng phát triển nữ giới ” là sự chênh lệch có ý nghĩa. (p= 0,
013), % lựa chọn của nhóm được tham gia cao hơn nhóm không được tham gia.
QRTD có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với cá nhân lẫn gia đình và xã hội. Nhìn
chung, kết quả từ bảng 3.6 cũng cho thấy, nhóm phương án có trên 80% khách thể
lựa chọn liên quan đến những tác động trực tiếp về thể chất và tâm lý của nạn nhân -
những đối tượng có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục. Quấy rối tình dục khiến nạn
nhân xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như “lo l ng, bất an, sợ, tức giận, xấu hổ với
mọi người xung quanh”, gây ra những “tổn thương thể chất” (mang thai trước tuổi,
m c các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,) và cản trợ các mối quan hệ xã hội
của nữ giới vì nạn nhân có thể rơi vào trạng thái “Lảng tránh, ngại tiếp xúc, luôn
trong trạng thái đề phòng khi tiếp xúc người khác giới”. Ngoài những hậu quả đối
với nạn nhân, hành vi QRTD là một trong những yếu tố gây “Gây bất ổn xã hội”
thậm chí “Làm xấu hình ảnh của cộng đồng, quốc gia” .
Quấy rối tình dục có thể gây ra những hậu quả đối với gia đình nạn nhân, khiến
“bầu không khí gia đình bị xáo trộn” (74,6%), “Phá vỡ sự ổn định của gia đình (li
hôn, chuyển nhà, bố mẹ phải nghỉ việc chăm con,)” (79,8%).
Nhóm các phương án có phần trăm khách thể lựa chọn không nhiều bằng
nhưng quá bán là “Ngại đi ra ngoài hoặc đến các nơi công cộng”; “Chán học, học
hành sa sút, bỏ học”; “Rối nhiễu hành vi, thay đổi cảm xúc (buồn nôn, dễ cáu giận và
giận dữ, mất ngủ, giảm cân, khóc không kiểm soát, tìm đến chất gây nghiện để giải
toả những chấn thương)”, tỷ lệ phần trăm dao động từ 50%-70%.
Nhóm hậu quả có thể xảy ra nhưng tỷ lệ % lựa chọn là phần nhỏ gồm “Làm
suy giảm kinh tế gia đình”, “Làm giảm sự phát triển kinh tế của quốc gia”, “Tăng
chi phí an sinh, phúc lợi xã hội”; “Bị đỗ lỗi, người khác đàm tiếu, nói xấu, bị cô lập”.
Các phương án này có phần trăm dao động từ 19%- 46%.
96
Bảng 4.6: So sánh hiểu biết về hậu quả của QRTD giữa nhóm nữ SV có tham
gia và không tham gia các loại hình CTXH nhóm trong phòng ngừa QRTD
Các hậu quả
So sánh
p
Không tham gia Có tham gia
Lo lắng, bất an, sợ, tức giận, xấu hổ
với mọi người xung quanh
N 389 153
0,46
% 89,0 91,1
Lảng tránh, ngại tiếp xúc, luôn trong
trạng thái đề phòng khi tiếp xúc với
người khác giới
N 356 138
0,88
% 81,5 82,1
Bị đổ lỗi, người khác đàm tiếu, nói
xấu, bị cô lập
N 211 86
0,52
% 48,3 51,2
Ngại đi ra ngoài hoặc đến các nơi công
cộng
N 282 108
0,95
% 64,5 64,3
Chán học, học hành sa sút, bỏ học
N 216 94
0,15
% 49,4 56,0
Giảm hiệu quả công việc, bỏ việc từ
đó giới hạn khả năng phát triển nữ giới
N 185 90
0,01
% 42,3 53,6
Tổn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cong_tac_xa_hoi_nhom_doi_voi_nu_sinh_vien_trong_phon.pdf