MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 11
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài . 11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi .11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi.12
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến
trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi .13
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam. 16
1.2.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về trẻ em mồ côi .16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng trẻ em mồ côi.17
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về hoạt động, phương pháp và tiến
trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi .17
1.3. Đánh giá chung tình hình tổng quan nghiên cứu . 24
1.3.1. Những kết quả của các công trình nghiên cứu đã thực hiện.24
1.3.2. Những vấn đề chưa được các công trình quan tâm nghiên cứu .25
1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết .25
Tiểu kết chương 1. 26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI. 27
2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ và nội dung liên quan . 27
2.1.1. Khái niệm trẻ em.27
2.1.2. Khái niệm trẻ em mồ côi .28
2.1.3. Khái niệm công tác xã hội nhóm.31
2.1.4. Khái niệm công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi.32
2.1.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội .33
2.1.6. Nhu cầu của trẻ em mồ côi .352.2. Lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi . 38
2.2.1. Mục đích và nguyên tắc công tác xã hội nhóm đối với trẻ em
mồ côi .38
2.2.2. Một số hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi.41
2.2.3. Tiến trình công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi.51
2.3. Các lý thuyết ứng dụng trong công tác xã hội nhóm đối với trẻ
em mồ côi. 53
2.3.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.53
2.3.2. Thuyết học tập xã hội của Albert Bandura.54
2.3.3. Thuyết hệ thống sinh thái .56
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối
với trẻ em mồ côi . 57
2.4.1. Trẻ em mồ côi .57
2.4.2. Nhân viên công tác xã hội .58
2.4.3. Người quản lý.59
2.4.4. Chính sách và cơ sở vật chất.61
2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, các chính sách pháp luật liên
quan tới trẻ em mồ côi . 61
2.5.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước liên quan tới trẻ em mồ côi .61
2.5.2. Các chính sách, pháp luật liên quan tới trẻ em mồ côi .62
2.6. Khung phân tích lý thuyết. 65
Tiểu kết chương 2. 66
223 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khác” cũng có 17 ý kiến chiếm tỷ lệ 10,7%. Rõ ràng sự
khác biệt giữa các cơ sở do nhiều yếu tố như: cách thức tổ chức; ý thức chủ động,
sự tích cực của trẻ.
Trích phỏng vấn sâu về phương án trả lời “Khác” và kết quả hoạt động giáo
dục kỹ năng sống:
“Sau khi học xong các buổi dạy kỹ năng sống, chúng cháu có biết về các vấn
đề đấy, nhưng chỉ là biết thôi cô ạ!” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
“Cháu cũng hiểu hơn về chủ đề hôm đó được nghe, nhưng mà nhiều nội
dung cháu chưa hiểu kỹ” (PVS, nữ, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Cũng qua quá trình khảo sát (các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cũng như các nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống), đa số các
cơ sở tập trung vào các chủ đề như tình bạn, an toàn giao thông, vệ sinh cá nhân mà
ít tập trung vào các kỹ năng rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn hay giúp trẻ xác định giá
trị bản thân... Không những vậy, các buổi giáo dục kỹ năng sống thường tổ chức tập
trung với hầu hết trẻ của cơ sở và chưa có sự phân hóa độ tuổi, giới tính, nhu cầu,
vấn đề của trẻ. Vì vậy hiệu quả các buổi giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế.
Như vậy, cách thức tổ chức các hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả của hoạt động nhóm giáo dục kỹ năng sống, từ đó đòi hỏi
cần tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo phương pháp công tác xã hội
nhóm một cách khoa học.
3.3.2. Thực trạng hoạt động hướng hướng nghiệp
* Nội dung hoạt động nhóm
Hiện nay, hoạt động hướng nghiệp đã và đang ngày càng được chú trọng
trong các trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em cũng như trong gia đình. Bởi lẽ, khi trẻ
được hướng nghiệp tốt sẽ giúp các em định hướng được con đường mình đi và cần
chuẩn bị hành trang như thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào độ tuổi từ 14-16 tuổi.
90
Bảng 3.11. So sánh nhu cầu tham gia vào nhóm hướng nghiệp
(Trẻ từ 14-16 tuổi)
N = 84
Độ tuổi Làng trẻ em Birla HN Làng trẻ em SOS HN TTBTXH 4
Tuổi: 14-16
Thích Không thích Thích Không thích Thích Không thích
26
89,6
3
10,3
37
86,0
4
9,3
10
83,3
2
16,7
Tổng 29 43 12
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội thích tham
gia nhóm hướng nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 89,7%, trong khi đó, TTBTXH4 có tỷ
lệ thấp nhất là 83,3%. Với những trẻ trả lời không thích tham gia nhóm hướng
nghiệp đa số là những trẻ chưa có mục tiêu trong học tập, cuộc sống cũng như chưa
có sự chuẩn bị về nghề nghiệp tương lai.
Bên cạnh đó, trẻ cũng chia sẻ các buổi hướng nghiệp thường được tổ chức
chung cho cả Làng/Trung tâm, chưa có các buổi hướng nghiệp theo nhu cầu của
từng nhóm nhỏ, chưa giúp các em khám phá điểm mạnh cũng như phân tích các
hướng đi cho từng cá nhân trẻ.
Hoạt động hướng nghiệp mặc dù rất quan trọng và là hoạt động trọng tâm
cho TEMC khi các em bước vào lớp 10, tuy nhiên tần suất tổ chức các buổi hướng
nghiệp lại chưa được thường xuyên.
Bảng 3.12. Tần suất TEMC tham gia vào nhóm hướng nghiệp
Tần suất trẻ tham gia vào nhóm hƣớng nghiệp Tần số Tần suất (%)
1 tháng/1 lần 9 10,7
2 tháng/1 lần 11 13,1
3 tới 6 tháng/1 lần 27 32,1
6 tới 9 tháng/1 lần 32 38,1
9 tới 12 tháng/1 lần 5 5,9
Tổng 84 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Từ bảng số liệu cho thấy hoạt động hướng nghiệp đều được cả ba cơ sở tổ
chức định kỳ. Có tới 38,1% trẻ cho rằng được tham gia vào nhóm hướng nghiệp
khoảng 6-9 tháng/1 lần. Tuy nhiên, khi tiến hành phỏng vấn sâu NVCTXH và
TEMC thì được biết, hoạt động hướng nghiệp đó được lồng ghép vào các buổi họp
91
chung của Trung tâm/Làng trẻ hay các buổi sinh hoạt định kỳ mà không phải là
nhóm hướng nghiệp nhỏ có phân chia theo độ tuổi, giới tính và nhu cầu của trẻ.
Trích phỏng vấn sâu dưới đây:
“Chúng tôi cũng có tổ chức các buổi hướng nghiệp cho TEMC của Làng,
nhưng chúng tôi thường tập hợp các con khối 12 hoặc cả khối 10,11 lại và giải đáp
thắc mắc cho các con cũng như chia sẻ về một số ngành nghề phù hợp với các con.
Thi thoảng có con nào thắc mắc chúng tôi cũng tư vấn riêng cho con” (PVS, nữ, 47
tuổi – Làng trẻ SOS).
Trích các phỏng vấn sâu khác:
“Chúng cháu có được tham gia vào các buổi tư vấn hướng nghiệp, trong
buổi đó chúng cháu được giải đáp những thắc mắc từ phía các cô chú và các mẹ,
nhưng chúng cháu chưa được tham gia vào nhóm hướng nghiệp nhỏ nào theo tiến
trình như cô nói ạ!” (PVS, nữ, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Cũng có một số ý kiến cho rằng khoảng 9 tới 12 tháng các em được tham gia
nhóm hướng nghiệp một lần chiếm 5,9%. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu đa số
cho rằng đó là các em học trung học phổ thông và được định hướng nghề nghiệp
trước khi đăng ký hồ sơ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Biểu đồ 3.4. Các nội dung thực hiện trong nhóm hướng nghiệp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Từ biểu đồ cho thấy có tới 52,0% ý kiến cho rằng thông qua các buổi hướng
nghiệp, các em được hỗ trợ chọn trường, chọn nghề, trong khi ý kiến về tham vấn
tìm hiểu sở thích của trẻ chỉ chiếm 11,0%. Mặc dù có tới 52,0% ý kiến cho rằng các
em được định hướng chọn trường, chọn nghề, nhưng khi tiến hành phỏng vấn sâu,
đa số các ý kiến cho rằng đó là việc định hướng theo khối ngành.
92
Trích phỏng vấn sâu dưới đây:
“Chúng cháu được tư vấn xem mình nên học trường, hay ngành nghề nào ở
các buổi sinh hoạt chung của Làng trẻ, chúng cháu được tư vấn chung là học được
môn nào tốt về bên tự nhiên thì các cô chú tư vấn những nghề liên quan và nếu
những bạn học được môn xã hội hay tốt ngoại ngữ cũng được các cô chú tư vấn thi
vào các ngành thuộc khối xã hội” (PVS, nam, 16 tuổi – Làng trẻ em Biral Hà Nội).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
“Chúng tôi có tổ chức định hướng cho các con nên thi vào trường nào phù
hợp với lực học các môn mà hiện nay các con học được khá, còn những con học yếu
chúng tôi khuyên các con nên đi học nghề” (PVS, nữ, 47 tuổi – Làng trẻ SOS).
Kết quả khảo sát có 2,0% ý kiến trả lời là phương án “Khác”, Kết quả phỏng
vấn sâu đa số ý kiến cho rằng khi có thắc mắc trẻ gặp trực tiếp các NVCTXH để hỏi
và nhờ giải đáp thắc mắc. Có nghĩa là hoạt động cá nhân và giải đáp bất cứ lúc nào
trẻ có nhu cầu.
Như vậy, việc tổ chức các buổi hướng nghiệp theo tiến trình CTXHN hầu
như các cơ sở chưa làm hiệu quả và mới chỉ dừng lại ở hoạt động chung. Các hoạt
động đó vẫn mang tính đại trà và chưa tuân theo nguyên tắc của CTXHN là hướng
tới đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nội dung tìm hiểu sở thích của trẻ chưa được chú trọng
khi chỉ có 11,0% ý kiến. Do chưa thành lập các nhóm nhỏ và tìm hiểu sở thích, khả
năng của từng trẻ dẫn tới hiệu quả của các buổi hướng nghiệp chưa được tốt.
* Hình thức hoạt động nhóm
Để đạt được hiệu quả hoạt động hướng nghiệp, đòi hỏi hình thức tổ chức cần
phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Bảng 3.13: Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp
Tần suất trẻ tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống Tần số Tần suất (%)
Tổ chức theo các nhóm nhỏ 9 10,7
Tổ chức nhóm theo từng gia đình/phòng ở 12 14,2
Tổ chức lồng ghép chung vào các buổi sinh hoạt chung của
Làng trẻ/TTBTXH
60 71,4
Khác 3 3,5
Tổng 84 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Bảng số liệu cho thấy có tới 71,4% ý kiến cho rằng tổ chức nhóm hướng
nghiệp được lồng ghép chung và các buổi sinh hoạt của cơ sở, trong khi phương án
93
tổ chức theo nhóm nhỏ chỉ có 3,5%. Cũng giống như các hoạt động khác, cách thức
tổ chức các hoạt động hướng nghiệp vẫn theo hướng tập trung, lồng ghép mà chưa
chú trọng tổ chức hướng nghiệp theo tiến trình CTXHN cho một nhóm nhỏ nhằm
đáp ứng đúng nhu cầu của các em. Điều đó thể hiện được hình thức tổ chức hoạt
động hướng nghiệp chưa thực sự phù hợp. Với 3,5% ý kiến trả lời “Khác”, tác giả
đã phỏng vấn sâu được biết đó là những TEMC không tham gia bao giờ vì mới vào
Làng hoặc Trung tâm.
So sánh giữa ba cơ sở, hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp cũng có những
sự khác biệt nhất định:
Bảng 3.14. Hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp so sánh giữa ba cơ sở
Hình thức tổ chức nhóm
hƣớng nghiệp
Làng trẻ em
Birla HN
Làng trẻ em
SOS HN
TTBTXH
4
Tổng
Tổ chức theo các nhóm nhỏ
4
44,4
3
33,3
2
22,2
9
Tổ chức nhóm theo từng gia
đình/phòng ở
5
41,6
4
33,3
3
25,0
12
Tổ chức lồng ghép chung vào
các buổi sinh hoạt chung của
Làng trẻ/TTBTXH
19
31,7
34
56,6
7
11,6
60
Khác
1
33,3
2
66,6
0
0,0
3
Tổng
29 43 12
84
100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Cả ba cơ sở đều cho thấy, hình thức tổ chức hướng nghiệp chủ yếu được lồng
ghép chung vào các buổi sinh hoạt chung của Trung tâm/Làng với 71,4%. Cũng có
10,7% ý kiến cho rằng “Tổ chức theo các nhóm nhỏ ”.
Trích phỏng vấn sâu, một số TEMC cho rằng khi nào gặp khó khăn, các em
chủ động lên gặp NVCTXH:
“Ở đây chúng cháu năm nay học lớp 12, nên nếu thi thoảng có thắc mắc
chúng cháu kéo nhau lên gặp cô Tâm hoặc chú Th, nhờ cô chú tư vấn cho nhóm
chúng cháu” (PVS, nữ, 15 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
“Cháu cũng lo việc làm sau này trưởng thành khỏi Làng lắm cô ạ, mà giờ
cháu cũng chưa biết mình phải làm nghề gì nữa cho phù hợp. Làng cháu thi thoảng
cũng có các cô chú nói về các nghề ở hội trường” (PVS, nữ, 16 tuổi – Làng trẻ em
Birla Hà Nội).
94
“Đúng là như em nói việc hướng nghiệp rất quan trọng đúng không các chị,
nhưng từ trước tới nay để làm được việc tham vấn hướng nghiệp cho từng nhóm
nhỏ theo như cách em nói cũng khó và các chị cũng chưa làm được, thường thì cứ
tập trung vào hội trường chia sẻ cho các con và giải đáp các thắc mắc” (PVS, nữ,
36 tuổi – TTBTXH4).
* Kết quả hoạt động hướng nghiệp
Do cách thức tổ chức hướng nghiệp cho TEMC chủ yếu tập trung và lồng ghép
vào các buổi sinh hoạt nên kết quả của hoạt động hướng nghiệp chưa giúp ích nhiều
cho TEMC.
Bảng 3.15. Kết quả hoạt động nhóm hướng nghiệp
Hình thức tổ chức
nhóm hƣớng nghiệp
Giúp các
thành viên
trong nhóm
hiểu rõ năng
lực của mình
Hiểu rõ
nhu cầu
thị
trƣờng
lao
động
Giúp các
thành viên
chọn nghề
nghiệp phù
hợp với
mình
Chƣa hiểu
đƣợc rõ nội
dung của các
buổi hƣớng
nghiệp
Tổng
Tổ chức theo các
nhóm nhỏ
2 1 1 5
9
10,7
Tổ chức nhóm theo
từng gia đình/phòng
ở
3 2 1 6
12
14,2
Tổ chức lồng ghép
chung vào các buổi
sinh hoạt chung của
Làng trẻ/TTBTXH
2 4 2 52
60
71,4
Tổ chức theo các
nhóm nhỏ
3 0 0 0
3
3,6
Tổng 84
100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
So sánh từng khía cạnh cho thấy, kết quả hoạt động nhóm hướng nghiệp
được tổ chức của ba cơ sở chủ yếu là lồng ghép vào các buổi sinh hoạt khi có tới 60
ý kiến chiếm 71,4% cho rằng kết quả các buổi hướng nghiệp chưa được hiệu quả do
trẻ chưa hiểu hết được các nội dung của buổi hướng nghiệp.
Trích phỏng vấn sâu lãnh đạo và NVCTXH tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, đa
số các ý kiến cho rằng nhu cầu cần được hướng nghiệp của trẻ là rất lớn. Việc giúp
trẻ có hướng đi phù hợp và tự nuôi sống được bản thân trong tương lai luôn là bài
toán khó đối với Làng trẻ.
95
“Các con đều là trẻ mồ côi, nên chúng tôi rất lo lắng khi các con bước vào
ngưỡng cửa lớp 12, nhiều con có học lực rất kém, học văn hóa cũng khó mà học
nghề các con cũng thụ động. Nên việc hướng nghiệp cho các con luôn là thách thức
đối với Làng” (PVS, nam, 55 tuổi, Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Như vậy có thể nhận thấy các hình thức tổ chức nhóm hướng nghiệp ảnh
hưởng lớn tới kết quả của hoạt động. Vì vậy, đòi hỏi cần có những cách thức tổ
chức nhóm hướng nghiệp phù hợp và đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của trẻ. Cũng qua
đây cho thấy các hoạt động hướng nghiệp hiện nay tại các cơ sở chưa được tổ chức
và thực hiện tiến trình của CTXHN, cũng như chưa có màu sắc của CTXHN. Chính
vì vậy hoạt động hướng nghiệp chưa hiệu quả
3.3.3. Thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức
* Nội dung hoạt động nhóm tuyên truyền, nâng cao kiến thức
Tuyên truyền nâng cao kiến thức là một hoạt động quan trọng đối với các cơ sở
chăm sóc TEMC. Tuyên truyền nâng cao kiến thức là việc trang bị, cung cấp cho trẻ
những thông tin cơ bản liên quan tới các hoạt động tự bảo vệ, chăm sóc bản thân cũng
như học cách đương đầu trước những stress, khó khăn trong học tập và trong cuộc sống...
Có tới 85,0% ý kiến cho rằng trẻ đã từng tham gia các nhóm tuyên truyền
nâng cao kiến thức. Với những trẻ chưa từng tham gia nhóm tuyên truyền nâng cao
kiến thức, đa số là các trẻ mới vào Trung tâm/Làng hay các trẻ bị ốm...
Trích phỏng vấn sâu dưới đây:
“Cháu tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền của Trung tâm vì đó là quy
định nên ai cũng phải tham gia. Trong các buổi đó các cô chú NVCTXH thường dạy
chúng cháu về mấy thứ như: tránh bị xâm hại, bị bắt nạt học đường hay con gái
biết tự chăm sóc bản thân” (PVS, nữ, 13 tuổi – TTBTXH4).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
“Làng hay có các buổi tuyên truyền, có thể là các cô chú NVCTXH ở Làng
cũng có thể là mấy anh chị sinh viên tình nguyện dạy chúng cháu về các kiến thức
liên quan tới sinh lý tuổi dậy thì hay các vấn đề về an toàn giao thông” (PVS, nam,
16 tuổi – Làng trẻ em Biral Hà Nội).
Hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức được tổ chức ở hầu hết cả ba cơ
sở với tần suất khác nhau (Bảng 3.16)
96
Bảng 3.16. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức
Tần suất trẻ tham gia vào nhóm tuyên truyền nâng
cao kiến thức
Tần số Tần suất (%)
1 tháng/1 lần 18 11,3
2 tháng/1 lần 34 21,2
3 tới 6 tháng/1 lần 52 32,7
6 tới 9 tháng/1 lần 47 29,5
9 tới 12 tháng/1 lần 8 5,0
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Từ kết quả khảo sát cho thấy tần suất được tham gia vào các buổi tuyên
truyền nâng cao kiến thức của ba cơ sở cũng khá thường xuyên khi có tới 32,7% ý
kiến cho rằng các em được tham gia định kỳ trong khoảng từ 3 tới 6 tháng/1 lần.
Bên cạnh đó cũng có 11,3% ý kiến cho rằng các em được tham gia định kỳ 1
tháng/1 lần.
Trích phỏng vấn sâu về tần suất trẻ tham gia hoạt động tuyên truyền nâng
cao kiến thức:
“Chúng cháu hay được tham gia các lớp tuyên truyền nâng cao kiến thức
như cô nói khoảng 1 tháng/1 lần cô ạ, có lần chúng cháu tham gia ở trên hội
trường, có đợt chúng cháu tham gia ở lớp cũng có đợt chúng tham gia ngay ở tại
nhà của chúng cháu do các anh/chị sinh viên thực tập tổ chức ạ!” (PVS, nữ, 16 tuổi
– Làng trẻ em SOS).
Trích một số phỏng vấn sâu khác từ phía NVCTXH:
“Nếu như việc hướng nghiệp chúng tôi không tổ chức thường xuyên được thì
hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức chúng tôi tổ chức thường xuyên lắm, cứ
tầm 3 đến 6 tháng chúng tôi lại tổ chức một lần, có khi là 2 tháng cũng tổ chức.
Nhưng để tổ chức làm nhóm nhỏ như chị nói thì chúng tôi chưa làm được mà vẫn
làm chung cho tất cả các con” (PVS, nữ, 47 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Như vậy, việc vẫn có 11,3% trẻ cho rằng hoạt động tuyên truyền nâng cao
kiến thức được tổ chức định kỳ 1 tháng/1 lần lý do là trẻ nghĩ buổi nào tham gia
cũng là tuyên truyền kiến thức.
Qua đây cho thấy hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức được các cơ sở
khá chú trọng và tổ chức định kỳ, thường xuyên nhưng vẫn chưa được tổ chức theo
nhóm nhỏ, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Trong các buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức
có nhiều nội dung được ba cơ sở hướng tới:
97
Biểu đồ 3.5. Các nội dung tuyên truyền nâng cao kiến thức
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Biểu đồ 3.5 thể hiện có tới 73,5% ý kiến cho rằng các buổi tuyên truyền nâng
cao kiến thức chủ yếu là NVCTXH cung cấp các thông tin cho trẻ, các thông tin có
thể liên quan tới như: phòng tránh xâm hại, an toàn giao thông Việc lồng ghép
các hoạt động vào tuyên truyền chỉ có 8,3% ý kiến. Tuy nhiên, mặc dù có tới 73,5%
ý kiến cho rằng các em được NVCXTH cung cấp thông tin thông qua hoạt động
tuyên truyền, nhưng vẫn chưa được thành lập các nhóm nhỏ và tổ chức theo tiến
trình CTXHN.
Trích phỏng vấn sâu đa số các ý kiến của NVCTXH cho rằng đã tổ chức
nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhưng chưa làm được theo tiến trình
CTXHN:
“Chúng tôi tổ chức các hoạt động tuyên truyền cũng nhiều đấy, nhưng để
làm được như chị nói là tập hợp từng nhóm nhỏ và làm theo các bước như CTXHN
quả thật chúng tôi chưa làm được” (PVS, nữ, 40 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).
* Hình thức hoạt động nhóm tuyên truyền, nâng cao kiến thức
Từ thực tế khảo sát thực trạng hình thức hoạt động nhóm tuyên truyền nâng
cao kiến thức so sánh giữa 3 cơ sở, kết quả cho thấy, có tới 107 ý kiến chiếm 67,3%
cho rằng hoạt động này được tổ chức định kỳ theo quy định của cơ sở và chỉ có 9 ý
kiến chiếm 5,6% cho rằng nhóm tổ chức theo nhu cầu, sở thích của trẻ. Với 5,6% ý
kiến đó, đa số là các hoạt động tuyên truyền tổ chức phù hợp với sở thích và hứng
thú của trẻ, nên các em cảm thấy thỏa mãn và cho rằng hoạt động được tổ chức phù
hợp đúng nhu cầu và sở thích của mình:
98
Bảng 3.17. Hình thức tổ chức nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cho TEMC
tại Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Birla và TTBTXH4
Nơi ở hiện nay
Tổ chức theo
nhu cầu, sở
thích của trẻ
Tổ chức nhóm
theo lịch của từng
gia đình/phòng
Tổ chức theo lịch
định kỳ của
Làng/Trung tâm
Khác
Tổng
Làng trẻ em Birla 5 11 28 2 46
Làng trẻ em SOS 2 21 49 3 75
TTBTXH 4 2 5 30 1 38
Tổng
9
5,6
37
23,3
107
67,3
6
3,7
159
100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Trích phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đa số các ý kiến hco rằng trẻ được
tham gia với nhiều chủ đề khác nhau nhưng vẫn chủ yếu theo lịch định kỳ của
Trung tâm/Làng trẻ:
“Chúng cháu thi thoảng được tham gia các buổi về nhiều vấn đề như: cách
bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tệ nạn xã hội... và tập trung ở hội trường cô ạ” (PVS,
nam, 16 tuổi – Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
Trung tâm cháu cũng có tổ chức cô ạ, thường thì chúng cháu ngồi ở hội
trường nghe các cô, chú dạy cô ạ” (PVS, nữ, 15 tuổi – TTBTXH4).
“Làng chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền định kỳ, nhất là
vào dịp hè, các con cơ bản tham gia cũng tương đối đầy đủ, chúng em thường tổ
chức ở hội trường” (PVS, nữ, 32 tuổi, Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Cũng giống như cách thức tổ chức của các nội dung khác, hoạt động tuyên
truyền nâng cao kiến thức cũng được tổ chức theo cách thức đại trà, chưa có sự
phân hóa các nhóm trẻ theo độ tuổi, giới tính, vấn đề, nhu cầu... Chính điều đó ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả của buổi tuyên truyền.
* Kết quả hoạt động nhóm tuyên truyền, nâng cao kiến thức
Cách thức tổ chức mang tính chung chung, đại trà đã ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả của buổi tuyên truyền nâng cao kiến thức cho TEMC, mặc dù có tới 103 ý
kiến chiếm 64,7% cho rằng “Giúp các thành viên tăng thêm hiểu biết”, nhưng việc
“Giúp các thành viên vận dụng vào xử lý các tình huống” chỉ 26 ý kiến chiếm 16,3%.
Cũng có 7 ý kiến chiếm 4,4% cho rằng “Khác”, khác ở đây là trẻ chưa hiểu rõ các nội
dung trong các buổi tuyên truyền. Kết quả thể hiện cụ thể hiện trong Bảng 3.18.
99
Bảng 3.18. Kết quả hoạt động nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức
Hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức Tần số Tần suất (%)
Giúp các thành viên tăng thêm hiểu biết 103 64,7
Giúp các thành viên tự bảo vệ, chăm sóc bản thân 23 14,5
Giúp các thành viên vận dụng vào xử lý các tình huống 26 16,3
Khác 7 4,4
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Trích phỏng vấn sâu TEMC đa số các ý kiến cho rằng khi tham gia mặc dù
các em cảm thấy vui hơn nhưng việc vận dụng vào xử lý các tình huống thì chưa
làm được:
“Các buổi tuyên truyền có buổi cũng vui, chúng cháu biết thêm nhiều thứ,
nhưng có những chủ đề vì đông bạn tham gia quá chúng cháu muốn hỏi nhưng
ngại” (PVS, nữ, 12 tuổi – TTBTXH4).
“Chúng cháu cũng hay được tham gia vào các buổi học tuyên truyền về
nhiều vấn đề trong cuộc sống, nhưng chúng cháu chưa biết thực hành khi có vấn đề
tương tự như hôm được học ạ. Ví dụ như khi bị bạn bắt nạt cháu vẫn sợ bạn đó mà
không biết phải làm sao” (PVS, nam, 10 tuổi – Làng trẻ em SOS).
Như vậy, nội dung hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức của các cơ sở
chăm sóc trẻ em vẫn chưa được chia nhóm nhỏ và hướng đến đáp ứng nhu cầu, vấn
đề, độ tuổi, giới tính... của từng nhóm trẻ mà vẫn triển khai đại trà. Vì vậy, kết quả
của hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức chưa được hiệu quả và cũng chưa có
màu sắc của phương pháp CTXHN.
3.3.4. Thực trạng hoạt động can thiệp, trị liệu
* Nội dung hoạt động can thiệp, trị liệu
Can thiệp, trị liệu là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong bối cảnh đối
tượng chăm sóc, hỗ trợ của các cơ sở chính là TEMC. TEMC là đối tượng có nhiều
khó khăn cũng như có nhu cầu cần được can thiệp, trợ giúp để có thể đương đầu với
vấn đề và vượt qua khó khăn một cách tốt nhất.
Hiện nay các cơ sở đã có hoạt động can thiệp, trị liệu cho một số cá nhân trẻ
khi các em gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động can thiệp theo
phương pháp CTXHN vẫn còn bỏ ngỏ và chưa được triển khai thực hiện đúng theo
tiến trình. Có tới 68,0% ý kiến cho rằng các em không được tham gia các hoạt động
can thiệp nhóm nhỏ. Con số này cho thấy, hoạt động can thiệp CTXHN của các cơ
100
sở cần được triển khai và thực hiện nhằm cải thiện các vấn đề cho trẻ. Với những ý
kiến còn lại cho rằng có được tham gia chiếm 32,0% ý kiến nhưng đó không hẳn
khẳng định là các em đã được tham gia các buổi can thiệp CTXHN mà do có một số
trẻ hiểu chưa đúng về hoạt động can thiệp CTXHN.
Có nhiều ý kiến cho rằng được tham gia thường xuyên vào hoạt động can
thiệp, trị liệu:
Bảng 3.19. Tần suất trẻ tham gia vào nhóm can thiệp
Tần suất trẻ tham gia vào nhóm can thiệp Tần số Tần suất (%)
1 tuần/1 lần 16 10,0
1 tháng/1 lần 29 18,2
1 tới 3 tháng/1 lần 68 42,7
3 tới 6 tháng/1 lần 28 17,8
6 tới 12 tháng/1 lần 18 11,3
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Bảng số liệu cho thấy có tới 42,7% trẻ cho rằng thường được can thiệp theo
nhóm khi gặp khó khăn với tần suất từ 1 tới 3 tháng/1 lần. Tuy nhiên, khi tiến hành
phỏng vấn sâu thì thực tế không hẳn như vậy.
Trích phỏng vấn sâu dưới đây:
“Cháu chưa được tham gia vào nhóm can thiệp như cô nói, có nghĩa là
những bạn có các vấn đề khó khăn trong học tập, tâm lý... thì sẽ được các cô chú hỗ
trợ. Thường thì khi bạn nào có khó khăn hay bị vấn đề gì thì các cô chú sẽ gặp trực
tiếp bạn ấy để giúp. Giống như bạn N.T.Th, bạn ấy hay trốn đi chơi và không hay
nghe lời các mẹ, cô chú, bạn ấy cũng nghiện game cô ạ, với trường hợp của bạn ấy,
các cô chú và các mẹ cũng khuyên bảo và phạt, nhưng bạn không nghe lời” (PVS,
nam, 16 tuổi - Làng trẻ em Birla Hà Nội).
Trích một số phỏng vấn sâu khác:
“Cháu cũng không hiểu gì về can thiệp theo nhóm, nhưng ý như cô nói là
chúng cháu đứa nào có khó khăn hay bị làm sao sẽ được các cô, chú tập hợp chúng
cháu lại và giúp đỡ cho cả nhóm chúng cháu trong một khoảng thời gian đúng
không ạ? Hihi, chúng cháu chỉ tham gia các nhóm văn nghệ hay các buổi thể thao
thôi cô ạ” (PVS, nữ, 13 tuổi – Trung tâm Bảo trợ xã hội 4).
Với những quan điểm cho rằng có được can thiệp nhóm, nhưng kết quả
phỏng vấn sâu cho rằng thực chất các em được NVCTXH tìm hiểu vấn đề của trẻ và
101
định hướng cho các em cách giải quyết. Do đó, bản chất của các hoạt động không
phải là quá trình can thiệp CTXHN.
Bảng 3.20. Các nội dung của hoạt động can thiệp nhóm
Các nội dung của hoạt động nhóm can thiệp Tần số Tần suất (%)
Cùng nhau tìm hiểu và xác định vấn đề 141 88,7
Cùng nhau lên kế hoạch và giải quyết vấn đề 8 5,0
Thực hiện các mục tiêu có sự hỗ trợ của NVCTXH 3 1,8
Khác 7 4,4
Tổng 159 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu, 2017)
Từ bảng số liệu cho thấy, có tới 88,7% ý kiến cho rằng các thành viên trong
nhóm cùng nhau tìm hiểu và xác định vấn đề, với nội dung cùng nhau lập kế hoạch
giải quyết vấn đề chỉ 5,0%, nhưng bản chất của hoạt động can thiệp trong CTXHN
là cùng lập kế hoạch để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên ở đây chỉ có 5,0% ý kiến cho
rằng được tham gia lập kế hoạch. Nhưng thực tế khi tiến hành phỏng vấn sâu thì đa
số các em chưa được tham gia lập kế hoạch mà đơn thuần là đóng góp ý kiến cho
một số khía cạnh.
Từ đó có thể khẳng định được bản chất của nhóm can thiệp không phải là
CTXHN mà chỉ là nhóm đơn thuần được NVCTXH hướng dẫn để giải quyết khó
khăn đang gặp phải.
Trích phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý và NVCTXH một số cơ sở đa số
cho rằng cơ sở mình hầu như làm chưa đúng, chưa đủ và cũng khó để thực hiện
đúng tiến trình do còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động:
“Đúng thật mà nói làm CTXH thì phải can thiệp được