Luận án Cuộc sống của người việt lao động tự do ở Thủ đô Vientiane (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 15

1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu. 15

1.2. Lý thuyết nghiên cứu . 27

1.3. Khái quát địa bàn và đối tượng nghiên cứu. 41

Tiểu kết chương 1. 61

Chương 2: CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGưỜI VIỆT LAO ĐỘNG

TỰ DO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN . 62

2.1. Loại hình việc làm. 62

2.2. Thu nhập và chi dùng. 69

2.3. Tính dễ tổn thương trong công việc. 78

Tiểu kết chương 2. 83

Chương 3: HỘI NHẬP ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGưỜI VIỆT

LAO ĐỘNG TỰ DO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN . 84

3.1. Điều kiện sinh hoạt . 84

3.2. Dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người lao động di

cư tự do . 89

Tiểu kết chương 3. 104

Chương 4: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGưỞI VIỆT LAO ĐỘNG

TỰ DO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN . 105

4.1. Ngôn ngữ. 105

4.2. Hưởng thụ các dịch vụ văn hóa . 107

4.3. Chuyển đổi văn hóa. 112

Tiểu kết chương 4. 127Chương 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, XU HưỚNG VÀ GIẢI

PHÁP CƠ BẢN CẢI THIỆN CUỘC SỐNG CỦA NGưỜI VIỆT

LAO ĐỘNG TỰ DO . 128

5.1. Một số vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống của người Việt lao

động tự do ở thủ đô Viêng Chăn. 128

5.2. Di cư lao động tự do người Việt đến Lào trong bối cảnh mới . 135

5.3. Hướng tới hoàn thiện chính sách quản lý lao động giữa Việt

Nam – Lào . 143

Tiểu kết chương 5. 148

KẾT LUẬN . 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 153

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 154

PHỤ LỤC. 170

Phụ lục 1. Một số văn bản, chính sách liên quan đến đề tài . 170

Phụ lục 2. Một số minh họa về chuyện kể, số lượng di cư trong

khu vực . 179

Phụ lục 3. Một số hình ảnh . 183

Phụ lục 4. Bảng hỏi Tìm hiểu về cuộc sống của người Việt di cư lao

động tự do ở thủ đô Viêng Chăn (CHDCND Lào). 195

pdf208 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cuộc sống của người việt lao động tự do ở Thủ đô Vientiane (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 84 Chƣơng 3 HỘI NHẬP ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT LAO ĐỘNG TỰ DO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN Di cư là một quá trình trải nghiệm của người di cư ở đất nước nhập cư. Vì không có đủ giấy tờ hợp lệ, những người Việt lao động tự do đã bị rơi vào một vị thế yếu và thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Cuộc sống ở nơi đất khách không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trong cuộc sống hàng ngày, họ phải đối diện với nhiều khó khăn, thậm chí là rủi ro. Bên cạnh công việc vất vả, họ còn phải đối phó với điều kiện ăn ở, sinh hoạt ngột ngạt, bí bách. Điều này làm cho người Việt lao động tự do ở Thủ đô Viêng Chăn nhiều lúc rơi vào trạng thái tinh thần trở nên căng thẳng. Ở môi trường sống hoàn toàn mới đã đặt ra cho người di cư phải đối phó và thích nghi với những trải nghiệm mới. Đây là vấn đề bắt buộc đối với người di cư. Những câu chuyện của họ về cách họ đối mặt, giải quyết tình huống, khắc họa cuộc sống với những sắc thái riêng biệt trong một môi trường sống cụ thể - thủ đô Viêng Chăn sẽ được chúng tôi làm rõ trong chương này. 3.1. Điều kiện sinh hoạt 3.1.1. Điều kiện nhà ở và trang thiết bị khác Nhìn chung, do không có quyền di trú hợp pháp nên những lao động tự do người Việt phải sống tập trung trong các nhà xưởng hay các khu nhà trọ chật hẹp. Lao động tự do người Việt làm việc trong các dự án của Chính phủ Việt Nam tại Lào thường được sắp xếp chỗ ở tập trung miễn phí tại các khu nhà được xây dựng gần công trường hay xưởng làm việc. So với những người lao động tự do làm việc trong các dự án của Chính phủ Việt Nam tại Lào, những lao động tự do hoạt động trong lĩnh vực 3D có cuộc sống vất vả hơn. Họ làm các công việc như bán hàng rong, bán vé số, phụ hồ và làm thuê trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Những đối tượng này có thu nhập bấp bênh. Tại công trường xây dựng thủy lợi của Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hai dãy nhà cấp 4 được công ty xây dựng dành cho công nhân. Mỗi dãy nhà có chung một nhà vệ sinh, nhà tắm thường được quây tạm bằng bốn miếng tôn ghép lại. Ở công trường này, do yêu cầu của công việc nên chủ yếu là nam công nhân lao động tự do. Ai đi làm về trước thường phải tranh thủ tắm giặt, vệ sinh cá nhân trước để tránh quá tải vào những giờ cao điểm. Vào bên 85 trong, chúng tôi gặp một nhóm công nhân đang ngồi ăn sáng và các anh cho biết vừa làm ca đêm về, còn nhóm làm ca ngày thì còn ở ngoài công trường. Thông thường, khoảng từ 4-6 công nhân ở chung với nhau trong một phòng rộng chừng 10m 2. Tại công trình này có thời điểm lao động tự do người Việt lên đến nhiều nhất là 50 người, hầu hết đến từ Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Bộ phận lao động tự do người Việt buôn bán tự do, làm thuê cho các ông chủ người Việt, người Lào gốc Việt, người Lào trong các công xưởng, các công trình xây dựng dân sinh chiếm một số lượng lớn. Khác với những người lao động tự do làm việc trong các dự án của Chính phủ Việt Nam tại Lào, họ phải tự lo nơi ăn chốn ở. Đã từ lâu, vấn đề nhà ở cho đối tượng lao động này là một vấn đề lớn nhưng vẫn chưa có giải pháp triệt để. Những khó khăn về nhà ở mà người di cư lao động tự do thường gặp phải là: giá thuê nhà, thường xuyên phải di chuyển, chật chội... Vào thời điểm khảo sát thực địa (thủ đô Viêng Chăn, 10/2016 và 12/2019), trên 90% số lao động tự do người Việt làm việc trong các công xưởng, công trình xây dựng dân sinh phải tự tìm kiếm chỗ ở, sống tạm bợ trong các nhà trọ cấp 4, lợp tôn. Phần lớn họ phải thuê nhà trong các khu dân cư với giá cao, điều kiện sống kém tiện nghi. Để tiết giảm chi tiêu, lao động tự do người Việt phải chuyển chỗ trọ xa hơn hoặc 4-6 người ghép nhau ở một phòng chưa đầy 10m2. Đôi khi, lên tới 10 – 15 người sống tập trung trong một căn phòng (Phụ lục 3: Ảnh 3.3). Mặc dù nơi làm việc có cả những lao động là người bản địa, và cả những lao động đến từ những nước khác, theo những lao động di cư tự do, do việc không hiểu ngôn ngữ và văn hoá của nhau nên họ chỉ chọn sống cùng phòng với những người quen cùng quê, là bạn bè hoặc là người Việt Nam. Có thể nói mọi hoạt động sinh hoạt của họ đều diễn ra trong cùng một căn phòng chật hẹp và đông đúc. Những căn phòng này vừa là nơi để ngủ nghỉ, vừa là bếp nấu ăn, kiêm luôn cả phòng khách, còn việc tắm giặt và vệ sinh cá nhân thường diễn ra ở những khu tập trung nhất định gần chỗ ở. Một dãy nhà trọ thường chỉ có một nhà tắm và một nhà vệ sinh. Quan sát tại hiện trường cho thấy nhà ở dạng cấp 4 của lao động tự do người Việt thường rất đơn giản, không có tiện nghi gì đáng giá (chủ yếu chỉ có hòm sắt hay tủ quần áo bằng vải và một số thiết bị rất đơn sơ). Chỗ ở chật chội, điều kiện ở tồi tàn là khó khăn lớn nhất của lao động di cư tự do người Việt. “4-6 người ở chung một căn phòng nhỏ, chật chội lắm, làm sao mà thoải mái được nhưng phải 86 tiết kiệm... Phòng cũng không có cửa sổ„. Hay “Thuê quán mất hơn 1 triệu kíp (khoảng 2,8 triệu đồng), ăn ngủ tại quán luôn, rất chật chội, phải ngủ chung với hóa chất „. Theo kết quả khảo sát, có đến hơn 80% lao động tự do người Việt thuê nhà nhưng không có hợp đồng nên rất rủi ro, có thể bị người cho thuê lấy lại nhà vì bất kỳ lý do gì mà không báo trước; những quyền hợp pháp khác của người thuê nhà cũng không được đảm bảo. Một nữ lao động tự do người Việt ở thủ đô Viêng Chăn tâm sự: “Mỗi lần đi tìm nhà rất mất thời gian. Ngày đi làm, tối lại phải đi tìm nhà. Đôi khi mình phải ở nhà bạn bè vài tuần, có khi hai tháng rồi mới thuê được nhà„ (Phụ nữ, 26 tuổi; thủ đô Viêng Chăn,10/2016). Có rất nhiều lý do khiến lao động tự do người Việt buộc phải thay đổi chỗ ở như chậm lương không có tiền đóng hay về quê ăn Tết sang phải chuyển chỗ ở khác. Cô N.T.N, quê Nghệ An, tâm sự: “Tôi vô Lào bán hàng rong cũng được 5 năm. Ngày nào cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về chỗ ở, mỗi tối ngủ chủ phòng trọ lấy 20.000 đồng. Điều kiện ăn ở làm sao mà tốt như ở quê được, nhưng ở quê không biết làm gì nên phải sang Lào kiếm sống” (Phụ nữ, 40 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Cũng có một số chủ doanh nghiệp hỗ trợ, bố trí cho người lao động chỗ ăn ở, sinh hoạt gần với địa điểm làm việc, người lao động phải tự trả các chi phí từ ga, nước đến tiền vệ sinh hàng tháng. Hoặc một số doanh nghiệp không bố trí chỗ ở nhưng lại hỗ trợ chi trả cho người lao động các khoản phụ phí này. Giá thuê một phòng trọ ở bên Lào khoảng 700 kíp quy đổi ra tiền Việt tương đương với 2 triệu đồng/phòng cho 4 người. Dù tiết kiệm tối đa, song tiền điện, ga mỗi tháng hết khoảng 600 nghìn đồng. Khi làm hợp đồng thuê phòng, người lao động nhiều khi phải nộp thêm tiền đặt cọc. Khoản tiền này sẽ bị chủ nhà trừ dần khi nhà cửa hay nội thất bị hư hỏng hay được trừ dần vào tiền thuê nhà các tháng tiếp theo. Đôi khi khoản tiền đặt cọc này bằng tiền thuê nhà hai tháng khiến người lao động bị rơi vào tình trạng khó khăn. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng những lao động tự do người Việt luôn cố gắng vượt qua. “Bốn chị em trong phòng bảo nhau gắng chịu làm việc chăm chỉ để có tiền gửi về nhà trả nợ và gom góp một khoản kha khá sau vài năm xa gia đình” (Phụ nữ, 29 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Ngoài ra, nhân tố vật chất của lao động tự do người Việt hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ 3D còn bao gồm cửa hàng và một số trang thiết bị khác. Cửa hàng: 87 nhìn chung thường là loại cửa hàng nhỏ, được thuê với giá vài trăm nghìn đến 1 triệu kíp/tháng (tương đương với 2,7 triệu đồng). Một số trang thiết bị khác phục vụ cho công việc kinh doanh như xe cộ (xe máy hay thậm chí là xe đạp), bát đĩa, máy móc Những đầu tư này khá nhỏ chỉ mất từ khoảng vài trăm đến vài triệu tiền Việt. Điều kiện vật chất trong sinh hoạt và lao động của người lao động rất đơn giản, giá trị không cao phản ánh phần nào công việc kỹ năng thấp và thu nhập khá eo hẹp của họ. 3.1.2. Điều kiện lương thực, thực phẩm Tại các dự án đầu tư của Chính phủ Việt Nam ở Lào, hàng ngày có một chuyến xe cung cấp thức ăn tươi và theo quan sát của chúng tôi thực phẩm tương đối tốt và đạt yêu cầu cho một bếp ăn tập thể. “Nói chung cuộc sống bây giờ anh em sinh hoạt cũng đầy đủ, mỗi tội là đi xa nhà quá” (Nam giới, 29 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Tuy nhiên, những ngày đi làm thì người lao động mới được công ty cho ăn, nếu ngày nào không đi làm thì người lao động phải tự bỏ tiền ăn: “Không đi làm thì mình phải tự bỏ tiền ra để mua thức ăn hàng ngày, mỗi ngày 50 ngàn, ăn thêm thì 55 ngàn” (Nam giới, 31 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016) (Phụ lục 3: Ảnh 3.1, Ảnh 3.2). Tại nhiều công trình xây dựng khác, suất ăn của công nhân được cho là quá “đạm bạc”, không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng tối thiểu để bảo đảm sức khỏe, giá trị suất ăn thực tế chỉ ở mức 4.000 Kíp (khoảng 11.000 đồng), thậm chí còn thấp hơn (sau khi đã trừ các khoản phí). Giá trị suất ăn thấp nên vấn đề an toàn thực phẩm khó được quan tâm, tình trạng ngộ độc thức ăn vẫn xảy ra. Do thu nhập thấp và không ổn định, điều kiện sinh hoạt hàng ngày phát sinh nhiều chi phí nên đời sống lao động tự do người Việt hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ 3D vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với mức thu nhập tương đương với 9 triệu đồng, để có tiền gửi về nhà, chị Hạnh phải tiết kiệm tới mức tối đa. “Bữa cơm tự nấu thường chỉ có cơm, rau và trứng, thỉnh thoảng có chút cá tươi. Bởi nếu mỗi lần ra tiệm, 100.000 đồng mỗi người/bữa vẫn chưa đủ no.” Bên cạnh đó, chị Hằng cũng cho biết thêm “cả việc cắt tóc, nhuộm đầu, thậm chí may quần áo, chị em trong phòng cũng đều tự cắt hộ nhau” (Phụ nữ, 25 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Lao động nhập cảnh trái phép chủ yếu làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân với quy mô sản xuất nhỏ và điều kiện lao động hạn chế. Điều kiện sinh hoạt nhiều 88 thiếu thốn, việc chăm sóc sức khỏe không được đảm bảo, cuộc sống sinh hoạt của những lao động di cư tự do người Việt là một chuỗi trải nghiệm những tháng ngày gian khổ. Dưới đây là những chia sẻ của lao động di cư tự do về cuộc sống sinh hoạt trong thời gian làm việc tại Lào: Nếu ai đi làm về sớm hơn thì đi chợ, nấu ăn. Trưa được nghỉ khoảng 1-2 tiếng rồi lại dậy đi làm. Buổi sáng đi làm thì ăn sáng bằng mì tôm, cơm nguội. Cũng có khi ăn phở, xôi, bánh mì ở tiệm nhưng ít thôi. Nếu đi làm ở các công trình hay xưởng làm việc đều có vòi nước uống phục phục tất cả các công nhân, ai khát thì tự mở lấy uống. Khu trọ có nhà tắm chung, cứ thay nhau tắm. Nhưng không có bình nóng lạnh gì đâu. Ở Viêng (thủ đô Viêng Chăn) tầm tháng 11, 12 buổi tối cũng lạnh. Nước tắm thì mua sục điện về cắm sôi lên rồi tắm. Mùa hè thì cũng chỉ dùng quạt thôi. Ngủ thì nằm trên các sạp gỗ. Các công xưởng đều dùng ván xoan ép ghép lại thành giường ngủ chung nhau. Cứ trung bình 10 người một phòng, chia ra các tầng. Thường thì chọn người thân quen để ở cùng nhau, nấu ăn cùng nhau” (Thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Mặc dù đã được các chủ thuê lao động sắp xếp cho nơi ăn chỗ ở nhưng những lao động di cư tự do phải tự mình chi trả cũng như phải tự chủ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mình. Họ phải tự đi chợ, nấu cơm và việc không có giấy tờ hợp lệ, không thông thạo ngôn ngữ cũng khiến họ cảm thấy lo lắng mỗi khi ra ngoài. Theo kết quả phỏng vấn thu được, trung bình mỗi tháng nếu tiết kiệt thì họ mất khoảng từ 2-3 triệu đồng để phục vụ cho việc ăn uống cũng như các chi phí sinh hoạt khác. “Tự nấu ăn nên cũng rẻ, mỗi tháng trung bình mất 2-3 triệu đồng. Nếu không hút thuốc, rượu bia, cà phê, các khoản tình phí gái gú, mỗi ngày ăn tiêu cũng chỉ hết khoảng 70 – 80 nghìn Việt Nam. Bên này mùa hè nóng lắm, tốn ở tiền mua nước nhiều” (Nam giới, 38 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). Để dành dụm tiền gửi về cho gia đình, những người lao động di cư còn tìm cách nhằm tiết kiệm tiền chi tiêu sinh hoạt phí của mình. Câu chuyện dưới đây của một người Việt lao động di cư tự do đã cho thấy cuộc sống vất vả của họ nơi xứ người: “Ở Lào, cá rô phi rất rẻ. Thịt bò ở Lào rẻ và ngon hơn ở Việt Nam nên mình hay mua. Để tiết kiệm, mình còn mua cá chết. Mình dặn người bán nếu có con cá nào chết thì họ để dành cho. Rau ở Lào nói chung là tươi ngon. Buổi sáng thực phẩm thường đắt hơn buổi chiều. Mình xem cái gì rẻ rẻ thì mua về nấu ăn để tiết kiệm, còn có tiền gửi về nhà” (Nam giới, 38 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 10/2016). 89 Lương thấp, công việc bấp bênh đã tác động không nhỏ đến đời sống người Việt lao động tự do ở Lào. Nhìn chung, nơi ở của cả hai nhóm di cư lao động tự do người Việt trong nghiên cứu này, còn thiếu các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt văn hóa... Việc ăn ở tạm bợ đã tác động đến nhiều lĩnh vực khác, làm phát sinh các tệ nạn xã hội. Một số lao động tự do người Việt phải bỏ xưởng, công trình, vì lương không đủ chi phí cho giá sinh hoạt, từ tiền nhà trọ, tiền điện, tiền nước, tiền lương thực - thực phẩm, tiền học phí cho con chưa nói đến việc đáp ứng đời sống tinh thần của bản thân. 3.2. Dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người lao động di cư tự do Tiếp cận dịch vụ công là một yếu tố cơ bản cấu thành nên quyền xã hội, quyền dân sự của di cư lao động [40]. Trong nghiên cứu này, các dịch vụ công ở đây tập trung vào giáo dục, y tế, và các chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động (trừ những vấn đề về hợp đồng lao động, điều kiện làm việc như đã phân tích ở trên). 3.2.1. Dịch vụ giáo dục Tiếp cận với dịch vụ giáo dục là một yếu tố cơ bản cấu thành quyền xã hội và quyền dân sự của người di cư lao động. Tiếp cận với giáo dục đối với người lao động di cư tự do ở đây gồm hai khía cạnh: bản thân người di cư lao động tự do có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; và con cái đi kèm với người di cư lao động tự do có khả năng tiếp cận với giáo dục tại nơi đến. Hầu hết người di cư lao động tự do đều không có cơ hội để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là một thực tế có thể dự đoán được vì động cơ di cư của lao động chủ yếu là để đi làm, tạo thu nhập, không phải là để tìm kiếm cơ hội đào tạo phát triển chuyên môn. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết di cư lao động được hỏi trong mẫu khảo sát chủ yếu thực hiện việc học tập ngoài thời gian di cư, tức là hầu hết đã đạt đến trình độ học tập này trước khi thực hiện việc di cư (94,5%). Họ không học thêm được gì trong quá trình di cư. Cơ hội học hỏi đáng kể duy nhất với di cư tự do làm công nhân là đào tạo ngắn hạn dưới dạng „cầm tay chỉ việc‟, „vừa học vừa làm‟ tại cơ sở sản xuất khi mới được tuyển dụng, và học tiếng Lào. Với tính chất lao động phổ thông, những đào tạo này cũng chỉ giúp cho các công nhân có thể thực hiện được một số thao tác trong một vài khâu của cả dây chuyền sản xuất. Như trên đã đề cập, gần 70% số người di cư đã kết hôn, ½ trong số này có con sống với họ và đã được gửi đến học tại một trường Việt Nam hay Lào ở thủ đô Viêng Chăn. 90 3.2.2. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Cả hai nhóm người Việt lao động tự do ở thủ đô Viêng Chăn theo khảo sát đều không có BHXH và BHYT, có rất ít người có (5/96 người được phỏng vấn) và thường mua ở Việt Nam. Có nhiều lý do, cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động, dẫn đến một tỷ lệ khá lớn lao động di cư tự do không có BHXH, BHYT. Từ góc độ người sử dụng lao động, kết quả khảo sát định tính cho thấy vì những lý do khác nhau chủ các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động nên chưa thực hiện trách nhiệm một cách đầy đủ. Từ góc độ người lao động, nhiều công nhân chưa nhận thấy tầm quan trọng của BHXH, BHYT đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Nhiều người cũng cho rằng mua bảo hiểm y tế ở Lào thì không được vì không có đủ điều kiện pháp lý, mà mua ở Việt Nam thì ít có cơ hội sử dụng. Một người lao động tự do nói: “Do mình không có giấy phép lao động, không có quốc tịch Lào nên không mua được BHXH, BHYT. Quanh năm ngày tháng ở bên Lào thì mua ở Việt Nam làm gì cho phí” (Nữ giới, 30 tuổi; thủ đô Viêng Chăn, 12/2019). Như vậy, việc lao động di cư tự do không tham gia BHXH, BHYT là hệ quả từ cả hai phía: nhận thức của người lao động về bảo hiểm và hành vi của người sử dụng lao động. Vấn đề sức khỏe là một trong những vấn đề trọng tâm khi tìm hiểu về tình hình đời sống của lao động di cư. Đồng thời, sức khỏe cũng là một trong những yếu tố thể hiện tính dễ bị tổn thương của lao động di cư. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết công nhân di cư đều rất ít đi khám sức khỏe (trừ khi khám sức khỏe là yêu cầu của người sử dụng lao động khi tuyển dụng). 100% số người lao động tự do được phỏng vấn đều tự mua thuốc khi bị ốm, nhiều người còn mua một số loại thuốc thông dụng, hay những loại họ hay phải dùng từ Việt Nam. Chỉ khi nào bệnh nặng, họ mới đến phòng khám hoặc vào bệnh viện. Cũng cần phải nói thêm rằng, một điều dễ nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với những lao động tự do người Việt tại thủ đô Viêng Chăn làm nghề xây dựng là hầu hết họ không được bảo hộ trong quá trình lao động. Vì di cư tự do nên những người lao động Việt Nam không có hợp đồng, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT và BHTT. Khi có tai nạn xảy ra, người lao động phải tự chịu trách nhiệm, có thể không được hỗ trợ từ phía người chủ sử dụng lao động. 91 Khảo sát thực địa tại Diễn Tháp (1/2019) và thủ đô Viêng Chăn (12/2019) cho kết quả, 21,2% người Việt di cư lao động tự do được hỏi đánh giá sức khỏe sau một thời gian sang Lào của họ “không tốt” với các lý do: Yêu cầu của công việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt không đảm bảo. Đáng lưu ý là có 29,3% cho rằng, người lao động tự do dễ bị bệnh tật. Một số bệnh họ thường gặp như: Sốt rét; HIV/AIDS; bệnh lây truyền qua đường tình dục và một số các bệnh khác như lao phổi, đường ruột, da liễu Các nghiên cứu khác về di cư lao động cũng đã chứng minh rằng, tình trạng xa gia đình và cô đơn do di cư thường khiến người di cư tìm đến các dịch vụ mại dâm hay các mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân [23]. Do đó, người di cư lao động tự do quay về quê hương cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh tật cho những người ở nhà. Theo nhận định của nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Trị, ông Xuân Đức, cũng như lãnh đạo chính quyền ở 2 huyện Đa Krông và Hướng Hóa, nhất là Công an thị trấn Lao Bảo, thì so với các địa phương khác có cửa khẩu quốc tế trong cả nước, tình trạng ma túy và mại dâm tại vùng đường 9 năm 2016 chưa phải là vấn đề bức xúc lắm. Ông Xuân Đức chia sẻ: “Tôi làm Giám đốc Sở tổng cộng 17 năm, thì trong 10 năm (1996-2006), tôi rất an tâm về nạn ma túy. Tuy nhiên, vài năm gần đây, ma túy và HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng. Lúc đầu, nghiện hút bùng phát tại trại giam Cam Lộ, sau lan xuống thị xã Đông Hà. Nguyên nhân là do người đi đào vàng từ Lào mang về. Hiện nay đã có khoảng 150 người nghiện hút, nhiều người nghiện ngập đã bị nhiễm HIV” [30]. Thông tin vừa dẫn không khác biệt với phản ánh trong báo cáo của Ủy ban AIDS quốc gia và Dự án phòng chống HIV/AIDS vùng biên giới (thuộc tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam) đã công bố năm 2000; theo đó, năm 1999, tỉnh Quảng Trị phát hiện chỉ có 19 trường hợp nhiễm HIV [81]. Hoạt động mại dâm ở vùng đường 9 thuộc tỉnh Savannakhet cũng thường diễn ra trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, tiệm cắt tóc gội đầu, quán bia, tập trung tại các khu vực thành thị là chính. Gái mại dâm thường từ các nơi khác đến hành nghề, có cả cả gái Lào và gái Việt Nam. Họ hoạt động kín đáo, trá hình, chẳng hạn đăng ký làm tiếp viên bán bia, nhưng thường kết hợp hành nghề mại dâm. Họ không ở ổn định lâu dài một chỗ, mà thường xuyên di chuyển địa điểm, nên chính 92 quyền rất khó quản lý. Cùng với việc tổ chức hoạt động mại dâm, đã xuất hiện cả thủ đoạn lừa và buôn bán phụ nữ. Hoạt động mại dâm ở vùng đường 9, ngoài người Lào, Phu Thay và người Việt Nam, còn có cả những cô gái người dân tộc thiểu số Việt Nam như Ma-coong, Tri, Xuồi. Những cô gái này nhà nghèo, cuộc sống túng thiếu hoặc thích đua đòi. Họ thường bỏ nhà đi vài ngày hay hàng tuần với cớ là đi làm việc, thực ra là làm tiếp viên cho nhà hàng, quán bia và sẵn sàng bán dâm khi khách có nhu cầu [30]. Theo một khảo sát của Phetthanou Theopphayphone và các cộng sự, tại 4 nơi ở vùng đường 9 của Lào: Khanthabuly, Sê Nô, Sê Thamuốc và Đensavẳn, có 81 cô gái Việt Nam làm việc kiêm hành nghề mại dâm tại 26 khách sạn, nhà nghỉ, quầy bar, quán karaoke – bia ôm. Họ ở độ tuổi từ 18 trở lên và đến từ nhiều địa chỉ: Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng...[152]. Đi cùng với mại dâm và ma túy là nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Thực tế cho thấy, khi người lao động tự do mắc các chứng bệnh trên không những làm cho sức khỏe của họ suy giảm nhanh mà phần nào cũng ảnh hưởng mầm bệnh đến vấn đề sức khỏe của gia đình, sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, khi người lao động bị nhiễm bệnh, khả năng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình không những bị mất đi mà gia đình còn phải chịu gánh nặng chi phí chữa bệnh, khiến kinh tế gia đình cũng bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 3.3. Các vấn đề đời sống chính trị - xã hội 3.3.1. Mối quan hệ giữa người Việt lao động tự do với cộng đồng người Việt tại nơi nhập cư Khi bàn về nguyên nhân di cư lao động tự do, di cư theo mạng lưới xã hội là một trong những đặc trưng nổi bật của loại hình di cư lao động không phép này. Ở mỗi địa phương việc lựa chọn nơi đến và việc làm của di cư lao động là rất khác nhau nhưng trong từng địa bàn, việc lựa chọn việc làm và nơi đến có tính đồng nhất cao, hay nói cách khác “làm gì? ở đâu?” trở thành xu hướng chung trong cộng đồng. Giữa các lao động di cư trong cộng đồng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, không chỉ ở nơi đi mà còn cả ở nơi đến. Có thể thấy mạng lưới xã hội đã được hình thành thông qua quá trình di cư lao động và ngược lại, MLXH cũng tác động trở lại, góp phần thúc đẩy quá trình di cư lao động diễn ra phổ biến và rộng rãi ở các cộng đồng (Xem thêm Phụ lục 2: Minh họa 3). 93 Không phải người lao động nào khi quyết định di cư đều đã biết chắc chắn và cụ thể việc làm của mình tại nơi đến. Chính vì vậy, nỗi lo lớn nhất của họ là không kiếm được việc làm (51,2%); bệnh tật, tai nạn (38,2%); chỗ làm không đảm bảo an ninh (21,7%); tệ nạn xã hội (10,1%); và không được pháp luật bảo vệ (20,9%) (Diễn Tháp 1/2019 và Thủ đô Viêng Chăn, 12/2019). Tỷ lệ người lao động di cư một mình cao hơn so với những trường hợp còn lại. Trong trường hợp “đi một mình”, họ cũng thường có những người quen chuẩn bị hỗ trợ tại nơi đến (người cùng làng, bà con, anh em...). Có thể thấy tính cộng đồng làng xã và tính huyết thống là những yếu tố luôn gắn kết với di cư lao động của hầu hết người dân nông thôn. Điều này giải thích tính đồng nhất cao trong cộng đồng nơi đi, lựa chọn nơi đến và việc làm khi di cư lao động. Như vậy, tại cộng đồng nơi đi mạng lưới xã hội đã được hình thành và thiết lập ở các địa phương nơi đến. Kết quả khảo sát tại xã Diễn Tháp (1/2019) và thủ đô Viêng Chăn (12/2019) như sau: Bảng 8: Mối quan hệ của ngƣời Việt lao động tự do với mạng lƣới xã hội của mình tại nơi đến Mối quan hệ % (96 phiếu) Không có ai quen biết 25,5 Anh/chị em ruột 16,5 Vợ/chồng 17,9 Con cái 5,4 Người bà con 9,2 Người cùng làng 23,7 Tổng số 100 Kết quả trên cho thấy rõ vai trò của sự gắn kết xã hội đối với việc làm của lao động di cư. Các nhà quản lý cần quan tâm đến MLXH như là một kênh truyền thông, giúp người lao động làm ăn xa nắm bắt các chủ trương, chính sách và kêu gọi đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, chính quyền có thể cập nhật tình hình đời sống người lao động di cư của địa phương mình. Như đã trình bày ở trên, di cư theo MLXH là đặc điểm nổi bật của loại hình di cư lao động tự do. Không chỉ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy động năng di cư, MLXH còn như một hình thức bảo trợ giúp những lao động di cư tự do vượt qua 94 những khó khăn và rủi ro tại nơi đến. Bà Trần Thị Huệ, chủ tịch Hội Người Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, thừa nhận con số thống kê gần 6.000 - 7.000 người Việt cư ngụ tại thủ đô Viêng Chăn chỉ là đối với những người đã định cư lâu năm ở đây. Còn trên thực tế, con số người Việt qua làm ăn trong thời gian gần đây rất đông, chưa thể thống kê được. Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có những khu người Việt theo kiểu “Little Việt Nam” [21]. Ở các xóm Việt kiều lại hình thành những xóm trọ theo từng dãy của dân Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị... Người Việt sinh sống quây quần bên nhau, người đến trước giúp người đến sau. MLXH là đặc biệt quan trọng đối với di cư tự do nhưng di cư theo hình thức này cũng bộc lộ rất nhiều mặt hạn chế. Thông qua MLXH của mình, người di cư có thể nắm được địa điểm nơi đến, được hỗ trợ tìm kiếm việc làm nhưng thông tin còn khá mơ hồ, họ chỉ “nghe nói” hay thấy “bạn bè rủ” nên “đi thử”... Điều này đã gây ra rất nhiều những rắc rối cho người lao động nhập cư tự do do thiếu h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cuoc_song_cua_nguoi_viet_lao_dong_tu_do_o_thu_do_vie.pdf
  • pdfQD_PhamThiMui.pdf
  • jpgScan0049.JPG
  • jpgScan0050.JPG
  • jpgScan0051.JPG
  • jpgScan0052.JPG
  • pdfTrichyeu_PhamThiMUi.pdf
  • pdfTT ENG PhamThiMui.pdf
  • pdfTT PhamThiMui.pdf
Tài liệu liên quan