Luận án Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG . vi

DANH MỤC HÌNH . vii

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

4. Phương pháp nghiên cứu . 4

5. Những đóng góp mới của luận án . 8

6. Kết cấu luận án. 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 10

1.1. Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án . 10

1.1.1. Tổng quan các vấn đề lý luận về phát triển hạ tầng giao thông . 10

1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đa dạng hoá nguồn lực cho phát triển hạ tầng

giao thông . 11

1.1.3. Tổng quan các công trình trong nước nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông20

1.2. Những kết luận từ các nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu

tiếp theo của luận án .24

1.2.1. Những kết luận từ tổng quan các công trình nghiên cứu . 24

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án . 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN LỰC TÀI

CHÍNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG . 27

2.1. Những vấn đề cơ bản về hạ tầng giao thông và nguồn lực tài chính cho phát

triển hạ tầng giao thông . 27

2.1.1. Khái niệm hạ tầng giao thông . 27

2.1.2. Nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông . 28

2.1.3. Nguồn lực tài chính phát triển hạ tầng giao thông . 30

2.2. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông . 31

2.2.1. Quan niệm về đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao

thông . 31

2.2.2. Các nguồn lực tài chính trong phát triển hạ tầng giao thông . 32

pdf187 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng xe lưu thông lớn, tạo nguồn thu lớn, nhanh thu hồi vốn trong đầu tư giao thông, vốn cần vốn lớn, thu hồi vốn chậm. Đây là nét đặc thù trong đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho giao thông đường bộ, Thành phố Hà Nội cần tiếp tục khai thác và phát huy. Số liệu của Sở giao thông Hà Nội cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho các hình thức này ngày càng chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2008, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của 3 hình thức này là 1.615 tỷ đồng, năm 2017 đã tăng lên 5.739,43 tỷ đồng, gấp 3,55 lần năm 2008 (Báo cáo Sở Giao thông, 2018). Tuy nhiên, các vấn đề nảy sinh chung trong huy động nguồn lực tài chính đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ của Thành phố Hà Nội cũng xuất hiện những vấn đề bức xúc gây những ảnh hưởng, làm hạn chế những tác động tích cực của hình thức đầu tư này như các địa phương khác, cần phải tập trung tháo gỡ. Các vấn đề về đặt trạm thu phí quá gần, mức thu phí cao của tuyến Quốc lộ Pháp Vân - Ninh Bình tuy đã được xử lý, nhưng những vấn đề đầu tư xây dựng dàn trải, kéo dài là những vấn đề cần được xử lý dứt điểm - Đối với nguồn lực tài chính từ nguồn vốn đóng góp trong dân: Phần huy động nguồn lực tài chính đóng góp trong dân được thực hiện ở cả 2 khu vực: Ngoại thành và nội đô. Phần đóng góp phần lớn ở các công trình hạ tầng đường bộ ở cấp liên xã, liên thôn, nội bộ các khu dân cư, trong đó đóng góp của dân cư ngoại thành là chủ yếu. Hình thức đóng góp cũng khá đa dạng, bao gồm cả bằng tiền, hiện vật (gạch, đá) và ngày công lao động. 73 + Đối với các vùng ngoại thành: Theo cơ chế huy động nguồn vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phần vốn đóng góp của dân cư nông thôn vẫn ở mức 10% so với tổng nguồn vấn cần huy động. Với mật độ xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn của Thành phố Hà Nội cao. Vì vậy, mức độ đóng góp bình quân của người dân nông thôn Hà Nội cũng ở mức cao so với các địa phương khác. Tuy nhiên, nông thôn Thành phố Hà Nội có mức phát triển kinh tế cao nên mức độ huy động đáng góp nói chung, cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở nông thôn Hà Nội khá thuận lợi. Theo báo cáo của văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội (2017), tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, Hà Nội có 351/386 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về giao thông, đạt 90,93% số xã trên địa bàn Thành phố. Đây là mức thực hiện khá cao trong số 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong đó có sự tham gia đóng góp nguồn lực tài chính của người dân trên địa bàn cho sự phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông nông thôn và sự đa dạng hóa các nguồn lực tài chính trong xây dựng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. + Đối với các vùng nội thành: Nguồn lực huy động trong dân của khu vực nội thành ở mức độ hạn hẹp hơn so với các khu vực ngoại thành. Điều đó chủ yếu do cơ chế huy động của Thành phố. Đối với khu vực nội thành, không kể các tuyến phố lớn, hầu hết các tuyến ngõ, ngách trong nội bộ các khu dân cư đều được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Phần đóng góp của cư dân nội đô chỉ là phần rất nhỏ. Vì vậy, phạm vihuy động của các công trình hẹp hơn, mức độ đóng góp của dân cư nội đô thấp hơn cư dân nông thôn. Đây là lợi thế cho cư dân đô thị, nhưng cũng là điểm bất hợp lý nếu so sánh về nghĩa vụ đóng góp đối với cư dân nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn nội đô Hà Nội đang xuất hiện các khu chung cư mới, chủ đầu tư là các tập đoàn, các doanh nghiệp bất động sản xây dựng chung cư kinh doanh nhưng không tham gia đóng góp các nguồn lực cải thiện giao thông ngoài phạm vi các khu nội đô chung cư, gây ách tắc các tuyến đường xung quanh. (3). Huy động qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng Đổi đất lấy hạ tầng là phương thức huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng các công trình hạ tầng nói chung, ở Việt Nam và Hà Nội nói riêng. Đây là phương thức tận dụng quỹ đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cho xây dựng các cơ sở hạ tầng chung cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, nó đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế, cần phải sớm chấn chỉnh, khắc phục. 74 Trên thực tế nó đã được phát huy trong xây dựng các công trình giao thông đường bộ ở Hà Nội. Theo báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư (2017), Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án đường đầu tư hạ tầng giao thông dài 13,303 km với tổng vốn đầu tư khoảng 5.727 tỷ đồng, theo hợp đồng BT.Theo đó, với việc đầu tư 13,303 km, các nhà đầu tư sẽ được nhận lại tổng diện tích đất đối ứng là 162,71 ha. Trước tiên phải kể đến dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông do Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest và Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát đề xuất và đầu tư với kinh phí 1.961 tỷ đồng.Theo đó, hai liên danh chủ đầu tư này được nhận 6 khu đất đối ứng rộng khoảng 68 ha, gồm: Khu đô thị Bắc Lãm (41,84 ha); Khu chức năng đô thị Kiến Hưng (7,568 ha); Khu nhà ở Phú Lãm (12,92 ha); Khu nhà ở Hà Cầu (2,3 ha); Khu nhà ở Dương Nội (2,55 ha) và Khu nhà ở cao tầng Kiến Hưng (0,998 ha). Dự án thứ 2, đó là dự án xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3 do Liên danh Công ty cổ phần Phát triển nhân lực LOD - Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt đầu tư với kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng.Theo đó, quỹ đất đối ứng là quỹ đất rộng gần 40 ha nằm tại các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Quy hoạch phân khu S4) để hoàn vốn đầu tư. Quy hoạch phân khu S4 thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường Vành đai 4. Dự án thứ 3, đó là dự án Tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường vành đai 2,5 do Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng đầu tư với kinh phí là 1.373 tỷ đồng, là dự án thứ 3. Tuyến đường có chiều dài 1,653 km. Thời gian thực hiện dự án là từ quý IV/2017 - quý II/2019. Có 3 quỹ đất để đối ứng cho dự án xây dựng đường này. Thứ nhất, là Khu nhà ở Ao Mơ rộng 22,9 ha; Thứ hai, là các ô đất tại dự án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu di dân Tổ 24, Tổ 25 với diện tích khoảng 11,29 ha; Thứ ba, là 0,52 ha của Dự án Ao Cây Dừa, 11,9 ha tại dự án khu sinh thái Vĩnh Hưng và 13 ha tại khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng - Thanh Trì. Dự án số 4 là tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2, Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh đầu tư với kinh phí là 989 tỷ đồng. Tuyến đường có chiều dài 2,6 km nối từ trung tâm quận Hoàng Mai đến sông Hồng, qua các phường Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Yên Sở. Quy mô sử dụng đất hơn 11 ha, thiết kế 8 làn xe. Dự kiến dự án 75 sẽ hoàn thành cuối năm nay. Vốn đối ứng cho dự án này là khu đất 20 ha tại trung tâm quận Hoàng Mai. Cũng trong năm 2017, Thành phố đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 52 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74.370 tỷ đồng và cùng các nhà đầu tư ký kết biên bản ghi nhớ với tổng mức đầu tư dự kiến 134.790 tỷ đồng, trong đó có tới 38 dự án hạ tầng giao thông đô thị với 422.000 tỷ đồng. Nếu 52 dự án làm tốt, Hà Nội sẽ là nơi có hạ tầng giao thông thuộc nhóm tốt nhất nước. Có thể coi đây là sự quan tâm của Chính phủ và sự nỗ lực của chính quyền Thành phố đã tập trung ưu tiên huy động nguồn lực cho hạ tầng giao thông, trong bối cảnh ngân sách chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông, Hà Nội đã có hướng đi rất đúng là đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân đầu tư 80% nhu cầu còn lại. Thành phố Hà Nội đã khởi công tuyến đường bộ trên cao dọc đường đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng đoạn đường từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng. Tổng mức đầu tư dự án gần 9.500 tỷ đồng theo hình thức BT (Xây dựng - Chuyển giao). Tuyến đường bộ vành đai 2 trên cao được xây mới gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các điểm đầu là Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, rộng 19m, có 3 vị trí lên xuống; chiều rộng cầu là 17m. Tuyến đường được thiết kế hệ thống chiếu sàng, thoát nước, tường chống ồn, hệ thống biển báo và an toàn giao thông.Thời gian thực hiện dự án từ năm 2018-2020. Giai đoạn 1 từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có thể thi công trong vòng 15 tháng với điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách thành phố.Chi phí chuẩn bị đầu tư và thi công xây dựng dự án do Tập đoàn Vingroup thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng, chuyển giao (BT). Đây là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của Hà Nội. Sau khi hoàn thành, hệ thống đường trên cao được xây mới kết hợp với đường đi bằng dưới thấp được mở rộng sẽ giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện từ phía Tây đến phía Nam và phía Đông của thành phố, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực và giải quyết cấp bách nạn ùn tắc giao thông đang tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay". Với các công trình này, hình thức huy động vốn thông qua đổi đất là các công trình hạ tầng giao thông đường bộ được phát huy. Không những vậy, với nguồn lực của các tổng công ty mạnh, các vấn đề tập trung vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt mặt bằng đã được 76 phát huy trên thực tế. So với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách, các dự án trên có tiến độ nhanh hơn nhiều. Nhận thức được vấn đề này, ngay trong năm 2018, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án nhà đầu tư theo hình thực hợp đồng BT. Trong đó, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán các dự án BT trọng điểm.Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch giao vốn.Đối với các dự án PPP và xã hội hóa UBND Thành phố yêu cầu đảm bảo đủ quỹ đất thanh toán cho các công trình trọng điểm. Sở Tài nguyên và Môi trường, chủ trì tiếp tục thực hiện việc rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án nhà đầu tư theo hình thực hợp đồng BT. Trong đó yêu cầu ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán các dự án BT trọng điểm. Tuy nhiên trên phạm vi cả nước cũng như Thành phố ở Hà Nội, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng cũng bộc lộ những hạn chế, tiêu cực nhất định. Theo một số nhà khoa học và nhà quản lý, tại không ít địa phương, chính quyền đã đổi quyền sử dụng một lượng lớn đất để có được một công trình không lớn cả về quy mô lẫn ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế. Điển hình như Dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài Thành phố Hà Nội, chính quyền địa phương phải thanh toán quỹ đất khoảng 70 ha cho nhà đầu tư để có công trình dài 3,5 km theo hình thức BT. Việc các địa phương đổi đất giá rẻ lấy công trình giá cao là do chưa có quy định chi tiết về định giá đất, trong khi lại giao cho nhà đầu tư lập dự toán nên nhà đầu tư thường định giá công trình xây dựng của họ cao lên, còn giá phần đất họ được hưởng lại rất thấp. Về bản chất BT là hình thức huy động đầu tư, nhưng là giao dịch mua sắm công với điều kiện thanh toán chậm hay thanh toán sau. Mặc dù là hoạt động mua - bán nhưng lại không theo cơ chế thị trường. Bởi bên mua - Nhà nước không có sản phẩm cùng loại để có điều kiện lựa chọn và bên bán không có ai để phải cạnh tranh trực tiếp trong chào giá cạnh tranh mà lâu nay hầu như chỉ “một mình một chợ”.Còn về giá cả đối với bên bán, sẽ không thể có giá bán thị trường bởi nó được xác định theo quy trình dự toán và quyết toán của một dự án đầu tư, vốn rất phức tạp để xác định, lại dễ bị thay đổi theo hướng tăng lên bởi nhiều yếu tố phi thị trường, do đó, con số cuối cùng luôn luôn phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền phê duyệt. 77 (4). Huy động qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất Đấu giá quyền sử dụng đất cũng là phương thức huy động vốn được triển khai khá phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, giá trị của quyền sử dụng lớn như Thành phố Hà Nội. Trên thực tế, Thành phố Hà Nội đã tổ chức được khá nhiều các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất cả ở các Thành phố và các quận, huyện. Ngay từ năm 2002, Thành phố Hà Nội là một trong các địa phương đã triển khai thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh và coi đó như là biện pháp chủ yếu bổ sung nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có hạ tầng giao thông đường bộ. Tính từ năm 2002 đến nay, Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai các hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, mục tiêu, nguyên tắc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và ban hành các văn bản quy định về đấu giá quyền sử dụng đất. Để có cơ sở quản lý và giảm sát đấu giá UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành “Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Bản quy định đã đưa ra các quy định về đối tượng và các trường hợp áp dụng, điều kiện tổ chức, các đối tượng được tham gia đấu giá, hội đồng đấu giá và các quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất, các vấn đề tài chính trong đấu giá quyền sử dụng đất Nhờ đó, vấn đề tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và các hoạt động quản lý và giám sát đấu giá đã khá chặt chẽ và đi vào nề nếp, các ưu việt của hình thức huy động nguồn lực tài chính thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã được phát huy. Theo sự phân cấp quản lý, thì các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về việc đề xuất chủ trương đầu tư và hiệu quả đấu giá các dự án đấu giá quyền sử dụng đất; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, không đấu giá được hoặc đấu giá chậm dẫn đến để đất hoang hóa, lãng phí. Sau khi thu đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, các địa phương phải thực hiện hoàn trả ngay phần vốn đã ứng (để thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án) từ ngân sách thành phố (năm 2013 về trước) và từ Quỹ Đầu tư phát triển (năm 2014 đến nay), phần còn lại nộp ngân sách các cấp theo tỷ lệ quy định. Thành phố yêu cầu các cấp chính quyền đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án, đảm bảo điều kiện sớm đưa ra đấu giá; tiếp tục rà soát quỹ đất nhỏ lẻ, xen kẹt phù hợp quy hoạch để tổ chức đấu 78 giá; khẩn trương xử lý các tồn tại về đất đai theo đúng quy định của pháp luật nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách, tăng cường công tác quản lý đất đai. Đối với các dự án đấu giá có diện tích quy mô lớn, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ đấu giá từng phần khi chưa hoàn thành toàn bộ việc giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án; xem xét phương án đấu giá từng phần và quay vòng vốn thực hiện các hạng mục còn lại, nhưng phải lập quy hoạch tổng mặt bằng, bảo đảm kết nối hạ tầng kỹ thuật - xã hội cho tổng thể khu vực trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Đặc biệt, Thành Phố Hà Nội đã tổ chức lập quy hoạch tổng thể mặt bằng, ứng vốn ngân sách giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tổ chức thực hiện; lập và trình duyệt giá sàn và bước giá; ban hành quy chế tố chức đấu giá chung và cụ thể hóa cho từng phiên đấu giá; việc ứng vốn được thực thi nhanh chóng và được hoàn trả ngay sau khi đấu gia. Các bước chuẩn bị và triển khai trên không chỉ tạo quỹ đất sạch cho đấu giá quyền sử dụng đất được thực thi nhanh chóng, mà còn tạo điều kiện gia tăng giá trị của đất khi thực hiện đấu giá. Thành phố đã lựa chọn các dự án trọng tâm, trọng điểm, có thuận lợi để tiến hành đấu giá trước. các ngành có trách nhiệm đã chủ động phối hợp với các quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư thực hiện các điều kiện cho các cuộc đấu giá trên địa bàn các quận, huyện và thị xã; tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đảm bảo công khai, công bằng, thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Nhờ các chủ trương và các bước thực hiện trên, đấu giá quyền sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội đã được triển khai khá tốt, nhất là những năm thị trường bất động sản ở trạng thái sốt, nóng. Tuy nhiên trong những năm 2010 - 2013, do thị trường bất động sản ở trong giai đoạn trầm lắng, cung vượt xa cầu, khi các ngân hàng thắt chặt nguồn vốn tín dụng đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn sôi động như trước. Năm 2011, theo kế hoạch Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 30 dự án trên 11,96 ha, thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất dự thu là 2.45,0 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế năm 2011, trên địa bàn Thành phố chỉ có 10/29 đơn vị quận huyện, thị xã tổ chức đấu giá các khu đất nhỏ, xen kẹt giữa các khu dân cư với diện tích 5,7 ha, thu được 892 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch đề ra. Như vậy, đấu giá quyền sử dụng có sự tác động khachs quan của thị trường quyền sử dụng đất và các biện pháp mạnh tay thể hiện sự “nhiệt tình” của các cấp chính quyền Thành phố và các quận huyện trong các bước triển khai tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. 79 Nhưng những năm gần đây, khi thị trường bất động sản đã dần nóng lên, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có xu hướng phục hồi. Theo Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 và giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội,tổng số dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 gồm 679 dự án, trong đó có 666 dự án mới và 13 dự án chuyển tiếp; tổng diện tích đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 là 193,41ha; ước tính kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 13.710 tỷ đồng. Trong đó, đấu giá các dự án thuộc thành phố quản lý gồm 111 dự án, diện tích 75,96ha; dự kiến thu trong năm 2018 là 8.666,8 tỷ đồng. Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt dưới 5.000 m2 do cấp huyện quản lý gồm 568 dự án với diện tích đấu giá 117,45ha; ước tính thu 5.043,81 tỷ đồng.Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá năm 2018 là 4.698,47 tỷ đồng. Trên thực tế, năm 2018,Thành phố Hà Nội đã triển khai đấu giá quyền sử dụng đất trong 679 dự án (gồm có 666 dự án mới và 13 dự án chuyển tiếp) với tổng diện tích đất 193,41 ha; dự kiến thu khoảng 13.710,62 tỷ đồng. Trong đó, có 111 dự án thuộc thành phố quản lý; 568 dự án nhỏ lẻ xen kẹt (dưới 5.000 m2) do cấp huyện quản lý. Năm 2019, Hà Nội dự kiến đưa ra đấu giá khoảng 197 ha đất tại 635 dự án (gồm có 618 dự án mới và 17 dự án chuyển tiếp). Dự kiến kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 15.972,29 tỷ đồng (bao gồm 152 dự án thuộc thành phố quản lý và 483 dự án đất nhỏ lẻ xen kẹt). Kế hoạch đấu giá năm 2020 gồm 453 dự án (395 dự án mới và 58 dự án chuyển tiếp) với tổng diện tích đất 286,93 ha; dự kiến thu 23.855,58 tỷ đồng; trong đó, đấu giá các dự án thuộc thành phố quản lý là 166 dự án; đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt là 287 dự án. Tổng kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá giai đoạn 2018 - 2020 dự kiến 17.518,39 tỷ đồng. Các đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền của người trúng đấu giá, nộp vào tài khoản của cơ quan tài chính các cấp. Đồng thời, thực hiện hoàn trả ngay phần vốn đã ứng từ ngân sách Thành phố (năm 2013 về trước) và từ Quỹ đầu tư phát triển (năm 2014 đến nay), phần còn lại nộp ngân sách các cấp theo tỷ lệ quy định. Quỹ Đầu tư phát triển rà soát, đôn đốc và thực hiện thu hồi đúng, đủ, kịp thời vốn ứng; tổng hợp kết quả việc hoàn trả vốn ứng cho các đơn vị, hàng quý báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ và UBND thành phố để chỉ đạo.UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác chuẩn bị đầu tu dự án đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất; tiếp tục rà soát, bổ sung chuẩn bị đầu tư dự án đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất phù hợp quy hoạch. 80 3.5. Đánh giá về thực trạng đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông Thành phố Hà Nội 3.5.1. Về kết quả đạt được - Một là, thành phố Hà Nội đã phát huy sức mạnh của vị thế kinh tế Thủ đô của cả nước trong tạo nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội. Đã khai thác nguồn vốn Trung ương với các cơ chế huy động đặc thù, trong phân bổ nguồn vốn địa phương cho phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, với tỷ trọng lớn và mức độ gia tăng qua các năm. Đây là nguồn lực quan trọng thu hút các nguồn vốn khác. Với nguồn lực tài chính chủ yếu từ ngân sách Trung ương và Thành phố Hà Nội, các tuyến đường lớn, các tuyến trục chính giao thông nội đô của Thành phố đã được mở rộng và nâng cấp theo Quy hoạch phát triển giao thông Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. - Hai là, Hà Nội là thành phố đi đầu trong tạo lập môi trường thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, nhất là đầu tư của tư nhân cho phát triển hạ tầng giao thông dưới hình thức BOT và BT, các công trình kết nối Hà Nội với các tỉnh phụ cận do Bộ Giao thông Vận tải quản lý, trong đó có sự phối hợp của Hà Nội đã được mở rộng nhờ nguồn tài chính từ quốc tế và tư nhân. Đặc biệt, Thành phố Hà Nội đã đi đầu và triệt để, tận dụng khai thác các hình thức khác nhau để đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, bao gồm: huy động qua ngân sách, Nhà nước và nhân dân cùng làm, đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn kêu gọi được một lượng vốn khổng lồ, triển khai hàng chục dự án BOT. Để thu hút được một nguồn lực rất lớn ngoài xã hội tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT đã trình Chính phủ phương án xã hội hoá để đầu tư cơ sở hạ tầng. Bộ đã lập đề án tổng thể để phát triển hệ thống đường bộ, đường sắt, hàng không thông qua hình thức BOT. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cơ chế chính sách để nhà đầu tư giảm rủi ro nhất và được bảo đảm về lợi ích khi đầu tư. Đặc biệt, trong đó chú trọng quan tâm là việc xã hội hóa đầu tư cho vận tải công cộng. Trong đó nhà nước, chính quyền thành phố phải đóng vai trò chủ đạo trong vấn đề xây dựng ý tưởng, lập quy hoạch và đầu tư hạ tầng cho giao thông công cộng (hướng tuyến, bến bãi, dịch vụ hậu cần, quản lý...). 81 Với các hình thức huy động nguồn lực tài chính đa dạng, nhất là hình thức BOT, BT, nhiều tuyến đường nội đô lớn, cửa ngõ nội đô, các tuyến đường nối Thành phố Hà Nội với các địa phương cả nước đã được nâng cấp thành các tuyến đường cao tốc, góp phần quan trọng lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và các địa phương khác trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Ba là, Thành phố Hà Nội đã từng bước phát huy ưu việt của nền kinh tế nhiều thành phần để huy động tổng lực các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn thay cho kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, rà soát các quy định của pháp luật về đầu tư công, mua sắm công, hoàn thiện, bổ sung cơ chế phân cấp đầu tư, nâng cao năng lực quản lý đầu tư theo hướng tăng cường trách nhiệm của người quyết định đầu tưNhờ đó, tạo lập môi trường thu hút thêm nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố ngày càng tốt hơn. - Bốn là, Thành phố Hà Nội đã mở rộng tuyên truyền, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị trong vận động cư dân đóng góp hạ tầng giao thông nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đóng góp của cư dân nội đô trong chỉnh trang cải tạo các ngõ, ngách trong nội khu dân cư nội đô - Năm là, Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt để giải quyết tình trạng đầu tư dàn trải, không dứt điểm, nhiều dự án không phát huy được hiệu quả đầu tư, tình trạng chậm tiến độ, đội giá công trình, chưa quản lý kiểm soát được đầu tư; Chú trọng quan tâm việc xã hội hóa đầu tư cho vận tải công cộng, trong đó Nhà nước, chính quyền Thành phố phải đóng vai trò chủ đạo trong vấn đề xây dựng ý tưởng, lập quy hoạch và đầu tư hạ tầng cho giao thông công cộng (hướng tuyến, bến bãi, dịch vụ hậu cần, quản lý...). 3.5.2. Những hạn chế trong đa dạng hoá nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng giao thông tại Thành phố Hà Nội 3.5.2.1. Nghiên cứu các hạn chế và nguyên nhân, giải pháp thông qua nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về đa dạng hoá nguồn lực tài chính trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại Thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, tác giả thực hiện luận án này nhằm nghiên cứu những yếu tố, mối quan hệ nhằm thúc đẩy hoàn thiện các khoảng trống trong đa dạng hoá nguồn tài chính cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_da_dang_hoa_nguon_luc_tai_chinh_cho_phat_trien_ha_ta.pdf
Tài liệu liên quan