Luận án Đặc điểm biến động địa hình các vùng cửa sông ven biển bắc trung bộ

LỜI CAM ĐOAN .i

MỤC LỤC.ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG.iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH.v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .vii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN.9

1.1. Những vấn đề chung.9

1.1.1. Khái niệm về cửa sông. 9

1.1.2. Phân loại cửa sông ở khu vực nghiên cứu . 11

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng cửa sông ven biển.13

1.2.1. Trên thế giới. 13

1.2.2. Ở Việt Nam. 16

1.2.3. Ở Bắc Trung Bộ. 19

1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.20

1.3.1. Cách tiếp cận. 20

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu . 23

1.4. Tiểu kết chương.30

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN BẮC TRUNG

BỘ .32

2.1. Yếu tố nội sinh.32

2.1.1. Đặc điểm địa chất . 32

2.1.2. Cấu trúc tân kiến tạo . 36

2.1.3. Hoạt động của đứt gẫy tân kiến tạo và hiện đại. 38

2.2. Yếu tố ngoại sinh.40

2.2.1. Dao động mực nước biển trong Holocen. 40

2.2.2. Chế độ khí hậu . 42

2.2.3. Chế độ dòng chảy sông và dòng bùn cát . 44

2.2.4. Sóng, triều và dòng chảy ven bờ. 49

2.2.5. Nước biển dâng hiện đại do biến đổi khí hậu . 55

2.3. Yếu tố nhân sinh.58

2.3.1. Xây dựng các công trình hồ chứa, đê, kè, đập, cống thoát nước . 58

pdf140 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm biến động địa hình các vùng cửa sông ven biển bắc trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đông. Từ Bắc xuống Nam của khu vực nghiên cứu (từ VCSVB sông Mã đến sông Hương), hướng dòng chảy thay đổi theo hình thế đường bờ và có hướng thay đổi từ Tây Nam đến Nam, Nam Đông Nam. Tốc độ dòng ven bờ trung bình 20 - 25 cm/s. Như vậy, lượng xuất chuyển bùn cát dọc bờ và đạt giá trị 3,5 triệu m3/năm (Bảng 2.7) Bảng 2.7. Lượng xuất chuyển bồi tích do sóng dọc bờ tại trạm Cồn Cỏ Hướng sóng Lượng xuất chuyển (m3/năm) Cộng tròn (m3/năm) Tây bắc 298 996 2012.103 Bắc, tây bắc 26 675 Bắc 1 600 015 Bắc, đông bắc 67 174 Đông bắc 19 085 Đông bắc - 645 054 -1490.103 Bắc, đông bắc - 64 065 Đông - 756 719 Đông, đông nam - 23 013 Đông nam - 1 414 Tổng 3 502 210 522.103 Nguồn:[94] 53 2.2.4.2. Vai trò của sóng, triều và dòng ven bờ Sóng là động lực chính gây nên sự biến động đường bờ. Dưới tác động của sóng và dòng chảy sóng, bùn cát vùng ven bờ luôn được vận chuyển và phân phối lại. Quá trình đó diễn ra không phải giống nhau trên tất cả các vị trí của đường bờ biển mà tùy thuộc vào hình thái và địa hình của mỗi đoạn bờ biển. Những hiện tượng đột biến bất thường xảy ra như bão và áp thấp nhiệt đới, làm cho năng lượng của sóng tập trung vào một điểm cụ thể nào đó dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho con người, nếu như không có biện pháp phòng chống thích hợp, giảm thiểu thiệt hại kịp thời. Do hướng gió thay đổi theo mùa, nên quá trình biến động địa hình ở các VCSVB Bắc Trung Bộ mang tính chất mùa khá điển hình. Hướng sóng chính vào mùa đông ở các VCSVB sông Mã, Thạch Hãn và sông Hương, sóng có tần suất và độ cao lớn, có hướng vuông góc với đường bờ, nên đường bờ biển bị tác động khá mạnh mẽ, gây mài mòn, xói lở bờ biển. Khi mực nước dâng cao như VCSVB sông Mã, sóng vỗ được vào lớp đất cao hơn của bờ biển, đê biển (thường là lớp đất kém bền vững hơn các lớp thấp hơn), do vậy dễ gây xói lở hơn. Thuỷ triều có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các VCSVB Bắc Trung Bộ. Chế độ thuỷ văn vùng hạ du của các sông, nhất là trong mùa kiệt, chế độ dòng chảy sông và dòng bùn cát đều bị chi phối bởi thủy triều. Tại VCSVB sông Mã, chế độ triều là nhật triều không đều có độ cao 1,58 - 3,19 m. Như vậy, ở VCSVB sông Mã tác động của dòng triều vào các dạng địa hinh là khá lớn, đôi khi mực triều lớn nhất đo được ở Hoàng Tân lên tới 3,2 m và chân triều thấp nhất là - 1,81m. Sự chênh lệch này gây biến động khá mạnh tới đường bờ biến trong khu vực. Trái lại, đối với khu vực ven biển sông Thạch Hãn và sông Hương dòng triều có biên độ triều nhỏ, trung bình 0,5 m đã đóng vai trò không lớn trong hoạt động làm thay đổi địa hình trong khu vực. Đặc biệt vào mùa lũ, dòng triều hầu như không có khả năng ngăn cản dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Vào mùa kiệt, dòng triều là yếu tố quy định chế độ dòng chảy ở cửa sông, song với trị số tốc độ không lớn, làm khả năng di chuyển bùn cát, vật chất trao đổi giữa biển và cửa sông lại xảy ra ở mức độ yếu. Ở các VCSVB Bắc Trung Bộ, kết quả của sự tương tác giữa dòng triều và dòng sông hình thành dòng chảy tổng hợp. Trong những ngày có lũ lớn, tốc độ dòng 54 chảy lũ triệt tiêu dòng triều, trong chu kỳ ngày đêm hầu như chỉ xuất hiện một hướng chảy ra biển, mặc dù dao động mực nước triều vẫn diễn ra khá mạnh ở cửa sông. Nước triều dồn ứ mạnh ở pha triều dâng làm xuất hiện nhiều vùng nước chạy quẩn giữa hệ thống val, bãi ngầm, giữa các cồn và luồng lạch phụ ở cửa sông đưa đến hiện tượng lắng đọng trầm tích. Ngược lại, khi triều rút dòng chảy tổng hợp có tốc độ cao, gây nên hiện tượng xói sâu lòng dẫn ở cửa sông, phá vỡ các bar chắn cửa sông. Ở khu vực ven bờ ngoài thềm biển nông, dòng tổng hợp là kết quả tương tác của hầu hết các dòng thành phần, trong đó chủ yếu là dòng sông, dòng triều và dòng sóng dọc bờ. Sự tương tác giữa chúng, hoặc triệt tiêu dần hoặc cộng hưởng tốc độ làm cho cả hướng và trị số tốc độ luôn biến đổi phụ thuộc vào chu kỳ dao động mực nước ngày đêm của thuỷ triều, của mùa gió tác động và chế độ thuỷ văn của các sông ở Bắc Trung Bộ. Các dòng ven bờ ở các VCSVB Bắc Trung Bộ có lượng xuất chuyển bùn cát dọc bờ đạt 3,5 triệu m3/năm. Chính dòng chảy ven bờ đã hình thành các chuyển động vật chất, tạo địa hình bờ. Do đó, vai trò của dòng ven bờ là rất lớn trong biến động địa hình ở các VCSVB Bắc Trung Bộ. Chế độ dòng chảy ven bờ do dòng nhật triều đóng vai trò chủ đạo như ở VCSVB sông Mã. Ở vùng biển nông ngoài đới sóng vỡ đến độ sâu 20 m ở VCSVB sông Mã, dòng triều có phương ĐB-TN. Tính chất nhật triều không đều biểu hiện rõ. Đó là vùng có địa hình phức tạp, sóng triều bị biến dạng và năng lượng phân tán thành các sóng nước nông. Trong mùa cạn dòng triều rút thường kéo dài từ 12 đến 15h, ngược lại, nước chảy vào sông khi triều dâng từ 8 đến 11h. Điều đó chứng tỏ rằng, dòng chảy sông trong mùa cạn không đáng kể, song cũng có ảnh hưởng đẩy sóng triều ra ngoài biển. Trong mùa lũ, nước từ trong sông đổ ra nhiều, thời gian triều rút lớn hơn nhiều thời gian triều dâng. Vào những ngày lũ lớn, sóng lũ đã lấn át sóng triều, đẩy sóng triều ra xa. Như vậy, ở khu vực này dòng triều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình động lực hiện đại. Dòng triều không những chỉ có khả năng đưa các hạt trầm tích lơ lửng đi xa, mà còn có khả năng bào mòn các bar, val cát ngầm, sườn bờ ngầm. Dòng sóng ven bờ hình thành trong đới sóng vỡ, năng lượng sóng khi vỡ đã tạo ra dòng chảy. Trên thực tế dòng chảy sóng xuất hiện gián đoạn và không liên tục giữa các chu kỳ sóng vỡ. VCSVB sông Mã có địa hình khá bằng phẳng, song lại bị chia cắt nhiều bởi đê biển và các bar, cồn cát trước cửa sông. Phía ngoài cùng là sườn bờ ngầm thường xuyên ngập nước, giữa là các bãi triều rộng, phẳng và trong cùng là các cồn 55 cát nổi cao và các đê biển. Khi triều lên từ chân triều thấp đến đỉnh triều cao đã tạo ra đới sóng vỡ. Tại sườn bờ ngầm, ven các chân đê và sườn bờ các cồn cát do độ dốc đới bờ lớn, sóng bị phá huỷ trong dải hẹp tạo ra dòng sóng có trị số tốc độ cao. Dòng chảy trôi do gió thuộc loại dòng chảy ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ gió, hướng gió và thời gian tồn tại của hướng gió. Ngoài ra, dòng chảy trôi do gió còn bị ảnh hưởng rất lớn của địa hình, ở mỗi khu vực khác nhau trị số tốc độ cũng khác nhau. Các VCSVB Bắc Trung Bộ là vùng biển hàng năm chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông Nam và cũng thường xuyên chịu tác động của bão, nên dòng trôi do gió ở đây tương đối phát triển. Nhìn chung, trong các tháng mùa hè, dòng trôi ít phát triển hơn các tháng mùa đông do trường gió Đông Bắc ổn định hơn trường gió Đông Nam. Mùa đông, dòng trôi do gió có xu thế mạnh dần từ Bắc vào Nam. Ở VCSVB sông Mã, tốc độ dòng trôi phát triển khá mạnh đã ảnh hưởng đến sự phát triển của các cồn, bar, val. Trên các VCSVB sông Thạch Hãn và sông Hương, bờ biển thoáng, bị phá hủy, xói lở vì thiếu hụt phù xa bồi tích. Đặc biệt, tại VCSVB sông Hương, với đường bờ biển thẳng, thoáng, sông Hương trước khi đổ ra biển lại đổ vào phá Tam Giang, lượng bồi tích ít, lại đón hầu hết các hướng sóng tác động mạnh trong mùa đông và mùa hè, nên ở đây bờ biển đang trong tình trạng xói lở nghiêm trọng. 2.2.5. Nước biển dâng hiện đại do biến đổi khí hậu 2.3.5.1. Đặc điểm của nước biển dâng Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng được trú trọng quan tâm không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Nước biển dâng đã trở thành một yếu tố rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng các kịch bản về nước biển dâng ở nước ta (Bảng 2.8, 2.9). Bảng 2.8. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình (Đơn vị: mm/năm) Tên trạm Thời gian quan trắc Xu thế biến đổi Chỉ số kiểm nghiệm Đánh giá Sầm Sơn 1998 - 2014 3,65 0,80 Tăng Hòn Ngư 1961 - 2014 -5,77 0,71 Giảm Cồn Cỏ 1981 - 2014 0,61 0,11 Không rõ xu thế Sơn Trà 1978 - 2014 2,89 0,70 Tăng Nguồn:[95] 56 Thực tế ở nước ta hiện nay, số liệu mực nước quan trắc tại các trạm Hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau. Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hướng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm. Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993  2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn Biển Đông là 4,7 mm/năm, phía đông của Biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [95]. Điều đó chứng tỏ nước biển đang dâng lên, tiến vào đất liền trên suốt dọc bờ biển của nước ta, dẫn đến nhiều đoạn bờ bị chìm ngập dưới mực nước biển và năng lượng sóng truyền vào bờ cũng được tăng lên, kết quả là mức độ xói lở bờ tăng lên. Theo số liệu quan trắc tại các trạm (Bảng 2.9) cho thấy, VCSVB sông Mã đang chịu tác động mạnh của quá trình nước biển dâng, với biên độ 3,65 mm/năm. Đặc biệt, theo kịch bản tính toán nước biển dâng trong tương lai thì mực nước biển của các VCSVB Bắc Trung Bọ sẽ tăng trung bình là 13 cm vào năm 2030. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng, mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50140 cm vào năm 2100. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng ở Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2012 cho thấy, vào cuối thế kỷ XXI, Trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57  73 cm [11]. Bảng 2.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản (Đơn vị: cm) Khu vực Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Hòn Dáu-Đèo Ngang 13 (8 ÷ 19) 17 (10 ÷ 25) 21 (13 ÷ 31) 25 (16 ÷ 38) 30 (18 ÷ 44) 34 (21 ÷ 51) 39 (24 ÷ 58) 44 (27 ÷ 65) Đèo Ngang-Đèo Hải Vân 13 (8 ÷ 19) 17 (11 ÷ 25) 21 (13 ÷ 31) 26 (16 ÷ 38) 30 (19 ÷ 44) 35 (22 ÷ 51) 40 (25 ÷ 58) 44 (28 ÷ 65) Nguồn: [95] Ngoài ra, trên các VCSVB Bắc Trung Bộ còn xuất hiện nước biển dâng do bão. Theo thống kê, tính từ năm 1960 đến 2013 ở khu vực này có tất cả 83 cơn bão 57 có ảnh hưởng trực tiếp hoặc đổ bộ vào. Tính trung bình ở khu vực Bắc Trung Bộ có 1,5 cơn bão/năm. Hoạt động của bão diễn ra theo quy luật mùa. Mùa bão sớm nhất bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến tháng XI. Bão tập trung chủ yếu trong 2 tháng (tháng IX và tháng X), nhiều nhất vào tháng IX (0,6 cơn/năm, chiếm 37%), tháng X (0,4 cơn/năm, chiếm 28%). Đặc biệt, Trong tổng số 83 cơn bão, bão thường (cấp 8, 9) chiếm tỷ lệ lớn nhất 35% (29 cơn), rồi đến bão mạnh 34% (28 cơn), bão rất mạnh 18% (15 cơn) và nhỏ nhất là áp thấp nhiệt đới 11 cơn (13%). Trong bão, tốc độ gió trung bình tăng và dẫn đến tăng độ cao của sóng, cuối cùng năng lượng sóng tác động tới bờ biển tăng lên. Tốc độ gió trong bão từ 17,2  32,7 m/s sẽ gây sóng lớn với độ cao từ 3,5  8,5 m. Gió trong bão còn gây nước dâng, làm cho tác động của sóng và dòng chảy ven bờ vào bờ biển càng mãnh liệt hơn (Bảng 2.10). Bảng 2.10. Nước dâng do bão ở các VCSVB Bắc Trung Bộ Khu vực ven biển Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra (cm) Nước dâng do bão cao nhất có thể xảy ra (cm) Quảng Ninh - Thanh Hóa 350 490 Nghệ An -Hà Tĩnh 440 500 Quảng Bình - Thừa Thiên Huế 390 420 Nguồn: [95] 2.2.5.1. Vai trò của nước biển dâng Yếu tố nước biển dâng có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến biến động địa đại hình các VCSVB Bắc Trung Bộ, cả phần lục địa phía trong sông và toàn bộ dải bờ biển phía ngoài sông. Quá trình dâng lên của mực nước biển đã thúc đẩy quá trình phá huỷ, xói lở bờ biển, bờ sông và ngập lụt lâu dài của vùng hạ lưu các con sông. Theo các Kịch bản Nước biển dâng: nếu nước biển dâng 1 m, sẽ có khoảng trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập; gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp [95]. Nước biển dâng do bão có ảnh hưởng lớn tới địa hình vùng cửa sông ven biển, đặc biệt tới đường bờ biển và các cửa sông ở các VCSVB Bắc Trung Bộ. Các VCSVB sông Thạch Hãn và sông Hương bị gánh chịu hậu quả của nước biển dâng lớn hơn nhiều so với VCSVB sông Mã. Hậu quả của nó sẽ làm cho hệ sinh thái ven biển bị phá huỷ, nhiều công trình ven biển như đê, đập, cầu cảng, khu du lịch, v.v bị tàn phá. Tốc độ 58 vận chuyển bùn cát sẽ tăng, có thể gây bồi lấp các cửa sông đang ở trạng thái ổn định và chắn các cửa ra vào của các cảng biển. Bão còn đi kèm với mưa lớn, gây ngập lụt, phá hủy các dạng địa hình trong sông và ven bờ sông như ở VCSVB sông Hương. Nước biển dâng còn làm chậm quá trình tiến ra phía biển của các VCSVB sông Mã. 2.3. Yếu tố nhân sinh Các VCSVB Bắc Trung Bộ là nơi tập trung dân cư sinh sống, đồng thời những hoạt động KT-XH của con người ngày càng phát triển đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động môi trường tự nhiên nơi đây. Các tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự biến động địa hình các VCSVB Bắc Trung Bộ; trong đó phải kể đến là: hoạt động phát triển các khu tập trung dân cư, khu kinh tế, xây dựng đô thị, các công trình kinh tế dân sinh; hoạt động xây dựng các công trình hồ chứa, đê, đập, quai đê lấn biển; hoạt động nuôi trồng, thủy, hải sản, khai hoang mở rộng đất đai sản xuất; hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, v.v. 2.3.1. Xây dựng các công trình hồ chứa, đê, kè, đập, cống thoát nước Trên khu vực Bắc Trung Bộ đã và đang xây dựng hàng nghìn hồ chứa lớn nhỏ, làm biến động mạnh mẽ trạng thái môi trường tự nhiên, trong đó làm biến động mạnh mẽ địa hình hiện đại trên bề mặt Trái đất. Việc xây dựng các hồ chứa là rất cần thiết, phục vụ tích cực cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên, chúng cũng làm cho địa hình hiện đại các VCSVB Bắc Trung Bộ bị biến động mạnh mẽ trong thời gian gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển KT-XH ở địa phương. Xây dựng các công trình cảng, cầu cảng, kè nắn dòng vùng gần cửa sông sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của dòng sông, dòng chảy sẽ thay đổi cả về lưu lượng, hướng dòng và dòng bùn cát. Do đó, động lực của dòng chảy cũng thay đổi đã gây nên nhiều biến động địa hình ở VCSVB. Những biến động địa hình diễn ra theo mùa rõ rệt. Vào mùa cạn, lưu lượng dòng chảy và lượng bùn cát giảm rất nhiều do tích tụ lại ở thượng nguồn và trong các hồ chứa, làm cho diễn biến ở cửa sông, bờ biển trở nên phức tạp. Tại các VCSVB, dòng triều chiếm ưu thế thúc đẩy quá trình xói lở bờ sông, bờ biển. Trên lưu vực sông Mã đã xây dựng hàng trăm hồ chứa, trong đó có hồ thủy điện Cửa Đạt chứa hàng trăm triệu khối nước. Ở VCSVB sông Mã, lượng bùn cát giảm đi rất nhiều khi hệ thống hồ chưa đi vào vận hành (Bảng 2.11). Động năng dòng dẫn giảm rõ rệt, lòng dẫn bị bồi lấp, ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động giao thông thủy trên dòng sông Mã, thúc đẩy quá trình xói lở bờ sông phát triển. Một số 59 công trình thủy lợi sau khi đi vào hoạt động đã làm biến động mạnh mẽ địa hình ở vùng cửa sông. Hậu quả nghiêm trọng xảy ra khi đập sông Bạng (ở Thanh Hóa) bị vỡ năm 1978, làm xói lở ở một số xã ven sông, biển, gây mất nhà cửa của trên 200 hộ dân. Trên các lưu vực sông Cả, sông Gianh, sông Hương cũng tồn tại hàng nghìn hồ chứa, trong đó có nhiều hồ thủy điện lớn như: Bản Vẽ, Phong Điền, Tả Trạch, v.v. Kể từ khi các hồ đó đi vào hoạt động, phát điện, dòng chảy, dòng bùn cát ở các VCSVB giảm rõ rệt, thúc đẩy các quá trình xói lở bờ sông Thạch Hãn, sông Hương phát triển mạnh mẽ. Công trình hồ Đá Mài hoạt động làm xói lở bờ sông ở xã Nhân Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Bảng 2.11. Lượng bùn cát theo mùa, trước và sau khi có hồ trên sông Mã Thời gian Giai đoạn trước 2010 (1959-2010) Giai đoạn sau 2010 (2011-2014) Cẩm Thủy (tấn) Cẩm Thủy (tấn) Mùa lũ 3.285.831 4.470.764 Mùa kiệt 177.032 555.713 Tổng năm 3.462.863 5.026.477 Nguồn:[93] Hệ thống đê sông và đê biển đã được xây dựng, hình thành từ lâu đời và ngày càng được tu bổ, gia cố cho ổn định lâu dài (Bảng 2.12). Đây là hệ thống công trình để phòng chống lũ, lụt cho vùng đồng bằng và ven biển, đảm bảo sự bình yên cho hàng triệu người trong mùa mưa, bão lũ. Hệ thống đê biển, ngoài việc ngăn các loại sóng biển, thuỷ triều, nước biển dâng và ngăn mặn, còn tạo điều kiện để khai hoang phát triển vùng đồng bằng ven biển, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Ở VCSVB sông Mã, sông Cả, phù sa sông hàng năm bồi đắp cho đồng bằng ngày càng được mở rộng, tiến ra phía biển. Hệ thống đê đã triệt tiêu khả năng lắng đọng phù sa ở bãi triều cao. Bảng 2.12. Chiều dài đê biển và số lượng cống dưới đê Tỉnh Chiều dài đê biển (km) Số cống dưới đê Thanh Hóa 94,40 79 Nghệ An 184,00 109 Hà Tĩnh 321,00 158 Quảng Bình 110,00 55 Quảng Trị 93,70 26 Thừa Thiên Huế 162,00 59 Nguồn:[67] 60 2.3.2. Hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản, khai hoang lấn biển, khai khoáng và khai thác cát Từ lâu, con người đã biết quai đê lấn biển, khai hoang phục hóa, mở mang đất đai để canh tác, nuôi trồng thủy, hải sản. Hoạt động kinh tế này đã làm biến động địa hình hiện đại các VCSVB Bắc Trung Bộ. Tính đến nay, diện tích có thể phát triển nuôi trồng thủy sản toàn vùng Bắc Trung Bộ là 163.896 ha; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt 115.557 ha, mặn lợ 48.339 ha. Nuôi trồng thủy, hải sản mang lại nguồn lợi kinh tế cao, nhưng chính việc gia tăng diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, chuyển đổi cơ cấu trông lúa sang nuôi trồng ở vùng mặn hóa ven biển, không những làm biến động địa hình, mà còn làm gia tăng xâm nhập mặn ở VCSVB Bắc Trung Bộ. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái rừng ngập mặn, đã làm thúc đẩy quá trình xói lở bờ sông, bờ biển ở khu vực này. Việc khai hoang lấn biển ở VCSVB Bắc Trung Bộ, đặc biệt mạnh mẽ ở VCSVB sông Mã, sông Cả cũng đã có những tác động không nhỏ đến biến động địa hình khu vực. Việc quai đê lấn bãi ven sông quá mức đã thu hẹp lòng dẫn tự nhiên và chiếm dụng vùng đất thấp, gây ra sự mất cân bằng tự nhiên, cân bằng cán cân bùn cát - phù sa. Ví dụ như ở VCSVB sông Mã, nhiều đoạn bờ biển sau khi có đê đã bị xói lở khá nghiêm trọng. Trên các VCSVB Bắc Trung Bộ phân bố các mỏ khoáng sản có ý nghĩa kinh tế như: các mỏ titan, sắt, vàng, v.v. Trong đó, phải kể đến là các mỏ titan có trữ lượng lớn như ở Thừa Thiên Huế (4709451 tấn), Quảng Trị (587000 tấn), Quảng Xương, Thanh Hóa (80198 tấn), Cửa Nhượng thuộc tỉnh Hà Tĩnh và Cửa Gianh (23.688.000 tấn). Ngoài ra, nguồn bồi tích (cát, sạn, sét, v.v) trên các sông ở Bắc Trung Bộ đã cung cấp nguồn vật liệu xây dựng lớn cho xây dựng các công trình ở khu vực này. Trong quá trình khai thác sa khoáng inmenit ở dải cồn cát ven biển, bề mặt địa hình các cồn cát và trật tự địa tầng của các lớp cát hoàn toàn bị xáo trộn và thay đổi lớn so với ban đầu. Bề mặt địa hình đã bị biến động mạnh mẽ với sự hình thành (những hố, hào, trũng có kích thước lớn, sâu 5 - 10m, hoặc 20m và những đụn cát mới có độ cao tới 6 - 10m so với mặt bằng xung quanh, cấu thành từ những vật liệu cát tơi xốp, luôn di động do gió. Mặt khác, việc khai thác khoáng sản đã phá hủy rừng phòng hộ, làm cho tác động của biển vào đất liền càng mạnh mẽ hơn, địa 61 hình bề mặt càng bị biến động mạnh mẽ hơn, quá trình xói lở bờ phát triển. Hoạt động khai thác cát, vật liệu xây dựng trên các sông Mã, Cả, Gianh, Thạch Hãn, Hương, v.v chủ yếu vẫn sử dụng để làm vật liệu xây dựng đối với cát thô và cát mịn sạch, đối với cát có nhiều thành phần tạp chất (bụi, sét) chủ yếu được sử dụng để san lấp nền. Mức độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, yêu cầu của phát triển hạ tầng cơ sở, nên nhu cầu về lượng vật liệu xây dựng ngày càng lớn; trong khi lượng phù sa ở các dòng sông bị giảm đi do việc xây dựng khá nhiều hồ chứa trên lưu vực các sông. Hiện nay, việc khai thác cát thiếu quy hoạch đã gây thay đổi cán cân bồi tích ở lòng sông và cửa sông, dẫn đến sự biến động lớn về lòng dẫn của sông, hai bên bờ sông và ở cửa sông. Do dòng chảy thiếu hụt lượng bồi tích đã làm thúc đẩy quá trình xói lở bờ, xâm thực lòng sông. 2.3.3. Hoạt động xây dựng các khu tập trung dân cư, khu kinh tế. Các VCSVB Bắc Trung Bộ là nơi tập trung dân cư, phát triển các đô thị, thành phố và các khu kinh tế. Bởi lẽ, nơi đây là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cuộc sống của con người, cho phát triển KT-XH ở mỗi địa phương. Theo thống kê, hàng năm dân số ở khu vực tăng lên theo cả 2 hướng tự nhiên và cơ học (Bảng 2.13). Mật độ dân số tăng cao, đặc biệt nhanh như ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Trị (1137 người/km2), gây sức ép to lớn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế cũng như môi trường ở VCSVB. Bảng 2.13. Dân số và mật độ dân số các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Tỉnh Dân số (nghìn người) Mật độ dân số (người/km2) Thanh Hóa 3496,1 314 Quảng Trị 616,4 130 Thừa Thiên Huế 1131,8 225 Nguồn [13] Địa hình bị biến động mạnh mẽ do sức ép về xây dựng các công trình an sinh xã hội (trường học, bệnh viện, trụ sở hành chính, v.v), các khu tập trung dân cư, v.v. Các thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn trên VCSVB sông Mã mở rộng về phía biển, mở rộng xây dựng các công trình giao thông, khu dân cư, các công trình an sinh xã hội đã làm cho địa hình hiện đại bị biến động mạnh mẽ. Trên các VCSVB sông Thạch Hãn và sông Hương cũng vậy. 62 2.4. Tiểu kết chương Địa hình ở các VCSVB Bắc Trung Bộ được hình thành, phát triển và biến động bởi tác động của các yếu tố nội, ngoại và nhân sinh. Trong đó, các yếu tố nội sinh phải kể đến là cấu trúc tân kiến tạo và hoạt động phá hủy đứt gẫy; các yếu tố ngoại sinh bao gồm: chế độ dòng chảy, dòng bùn cát, sóng, triều, dòng ven bờ và nước biển dâng; yếu tố nhân sinh phải kể đến là xây dựng các công trình hồ chứa, đê, đập, kè, hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản và khai hoang lấn biển, hoạt động khai thác khoáng sản và xây dựng các khu tập trung dân cư và khu kinh tế. Vai trò của mỗi yếu tố trong hình thành, phát triển và biến động địa hình mỗi VCSVB Bắc Trung Bộ cũng khác nhau theo không gian và thời gian. VCSVB sông Mã nằm ở đầu mút đông nam của các đới đứt gẫy phương TB-ĐN Sông Cả, vai trò của yếu tố nội sinh đóng vai trò quan trọng, khống chế sự hình thành, phát triển cũng như cấu trúc địa hình bề mặt Trái đất. Đồng thời, vai trò của các yếu tố do sông, sông - biển chiếm ưu thế trong hình thành địa hình có nguồn gốc sông, sông - biển phân bố rộng rãi ở VCSVB sông Mã. Trong khi các VCSVB sông Thạch Hãn và sông Hương lại nằm trong cấu trúc hạ lún Quảng Trị - Huế phương TB-ĐN, song song với bờ biển hiện đại, nên vai trò của yếu tố kiến tạo cũng đóng vai trò khống chế sự hình thành và phát triển địa hình. Yếu tố biển, sông - biển nổi trội hơn trong hình thành kiểu địa hình nguồn gốc biển, sông – biển phân bố rộng rãi ở các VCSVB sông Thạch Hãn và sông Hương. Các quá trình địa mạo động lực (xói lở, bồi tụ) ở các VCSVB Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố nội sinh (chuyển động hiện đại vỏ Trái Đất, hoạt động phá hủy đứt gẫy tích cực, v.v), ngoại sinh (động lực dòng chảy, dòng bùn cát, dòng ven bờ, sóng, triều, v.v) và nhân sinh (hoạt động kinh tế của con người). Hoạt động tích cực của các đới đứt gẫy và chuyển động hạ lún cục bộ là một trong những yếu tố chủ đạo phát sinh xói lở các VCSVB Bắc Trung Bộ. Phần lớn các điểm xói lở đều phân bố tại những nơi có đới đứt gẫy hoạt động cắt qua: xã Hải Lộc - Hậu Lộc, Hải Thịnh - Tĩnh Gia, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thịnh - Diễn Châ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_bien_dong_dia_hinh_cac_vung_cua_song_ven_bi.pdf
Tài liệu liên quan