Luận án Đặc điểm cấu trúc – kiến tạo khối cấu trúc tạ khoa, ý nghĩa của nó trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng – niken - vàng

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các hình

Danh mục các ảnh

Danh mục các bảng

Danh mục chữ viết tắt

MỞ ĐẦU.1

Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ LỊCH

SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC .7

1.1. Khái quát về vùng nghiên cứu.7

1. 2. Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực. 19

1.3. Đặc điểm địa chất khu vực.8

1.3.1. Đặc điểm chung.8

1.3.2. Địa tầng.8

1.3.3. Magma xâm nhập.15

1.3.4. Khoáng sản. 16

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 22

2.1. Cơ sở lý luận. 22

2.1. Cách tiếp cận.29

2.3. Các phương pháp nghiên cứu. 30

Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – KIẾN TẠO KHỐI CẤU TRÚC TẠKHOA.34

3.1. Khái quát chung.34

3.2. Các khối cấu trúc .34

3.3. Các tổ hợp thạch kiến tạo .36

3.4. Đặc điểm các pha biến dạng.38

3.5. Đặc điểm giao thoa biến dạng Khối cấu trúc Tạ Khoa.51iii

3.6. Sơ lược đặc điểm lịch sử nhiệt động khu vực . .56

3.7. Đặc điểm biến chất đi cùng biến dạng.57

3.8. Lịch sử phát triển địa chất khu vực.62

Chƣơng 4: ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ ĐỒNG - NIKEN, ĐỒNG - VÀNG

KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CẤU TẠO ĐỊACHẤT.68

4.1. Đặc điểm quặng quặng hóa Khối cấu trúc Tạ Khoa . .68

4.2. Mối quan hệ giữa khoáng hóa đồng - niken và đồng - vàng với các cấu

tạo địa chất.101

Chƣơng 5: TRIỂN VỌNG QUẶNG ĐỒNG - NIKEN VÀ ĐỒNG - VÀNG

KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA TRÊN QUAN ĐIỂM CẤU TRÚC KIẾNTẠO.120

5.1. Phân vùng triển vọng quặng đồng – niken và đồng – vàng khu vực Khối

cấu trúc Tạ Khoa .120

5.2. Định hướng công tác tìm kiếm và thăm dò quặng đồng – niken và đồng

– vàng khu vực Khối cấu trúc Tạ Khoa.137

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.147

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁCGIẢ . .149

TÀI LIỆU THAM KHẢO.151i

pdf167 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm cấu trúc – kiến tạo khối cấu trúc tạ khoa, ý nghĩa của nó trong dự báo và tìm kiếm khoáng sản đồng – niken - vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thành phần lục nguyên và mối quan hệ gần gũi về không gian với các đá magma phun trào của hệ tầng Viên Nam chứng tỏ các đá lục nguyên của tổ hợp thạch học này liên quan gần gũi với hoạt động xâm nhập và phun trào trong môi trường rìa lục địa tích cực. Như vậy, các đá của tổ hợp thạch học đang mô tả này có lẽ đã được lắng đọng trong bối cảnh của một bồn sau cung tiến hoá từ sự tách giãn sau cung đã đề cập ở trên. 3.8.5. Giai đoạn Triat muộn - Kreta. Bắt đầu từ Trias muộn đánh dấu sự nghịch đảo kiến tạo, với sự phá huỷ liên tục các bồn trầm tích được hình thành trong rìa lục địa tích cực trên, đi cùng là hoạt động 66 biến dạng của vỏ Trái đất dẫn tới sự tạo núi thể hiện bởi sự xuất hiện của các yếu tố cấu trúc thuộc Pha biến dạng thứ 2 trong các đá có tuổi Carni và cổ hơn. Sự nâng cao của vỏ Trái đất đã làm cho bồn trũng đại dương bị thu hẹp lại, tạo thành các vũng vịnh và đầm lầy của các bồn kiểu trước núi, đôi chỗ bị nâng cao tạo thành các mặt bất chỉnh hợp mà trên đó lắng đọng các trầm tích molas xám của hệ tầng Suối Bàng trong giai đoạn cuối của Trias. Quá trình nghịch đảo kiến tạo và tiếp tục trong giai đoạn Jura tới kreta sớm, đi kèm là sự xâm nhập hoặc phun trào của magma của các tổ hợp thạch học phun trào và trầm tích, phun trào và xâm nhập (hệ tầng Suối bé, Tú lệ, phức hệ Nậm chiến, Phu Sa Phìn) trong bối cảnh của chế độ tạo núi. Quá trình này cũng kéo theo sự khép kín dần các bồn trầm tích, chỉ để lại các bồn trũng lục địa nhỏ dạng các hồ kín mà trong đó lắng đọng các trầm tích molas đỏ hệ tầng Yên Châu. Quá trình tạo núi dẫn tới sự nâng cao và biến dạng của vỏ Trái đất, các thành tạo trước đó bị biến dạng tạo nên Pha biến dạng thứ 3 trong các đá có tuổi trước Kreta muộn. Toàn bộ quá trình trên diễn ra trong một thời gian dài, kế thừa hoặc chồng chất nhau, tạo ra sự kiện tạo núi quan trọng ở toàn bộ Đông Dương và Nam Trung Hoa, và trùng với giai đoạn tạo núi Indosini. Phần lớn các nhà nghiên cứu hiện nay đều cho rằng giai đoạn tạo núi này diễn ra chủ yếu do sự hội nhập của địa mảng Sibumasu vào địa mảng Đông Dương-Nam Trung Hoa (Hutchison, 1989; Metcalfe, 2002, 2005) mặc dù một số nghiên cứu khác cho rằng giai đoạn này đánh dấu sự hội nhập của mảng Đông Dương vào mảng Nam Trung Hoa (Metcafe, 2005). Ngoài ra sự biến động kiến tạo trong vùng nghiên cứu còn có thể đã chịu tác động của sự đông độ kiến tạo giữa hai mảng Nam và Bắc Trung Hoa (Metcafe, 2005). 3.8.6. Giai đoạn Kainozoi (KZ) Trong giai đoạn đầu Kainozoi hoạt động kiến tạo trong khu vực nghiên cứu được thể hiện bởi các cấu tạo uốn nếp, đứt gãy trong môi trường dòn-dẻo của Pha biến dạng 4 và sự thành tạo hàng loạt hệ thống đứt gãy dòn của Pha biến dạng 5. Các nếp uốn dạng gãy đi cùng các đới trượt dòn – dẻo của pha biến dạng 4 có thể xảy ra trước Paleogen giữa khi vùng nghiên cứu đã trải qua quá trình biến 67 dạng kịch điểm (terminant) và vỏ Trái đất đang dần nguội xuống, sau khi đã đạt cực điểm. Các nếp uốn gãy với mặt trục thẳng đứng, góc liên cánh lớn, và có dạng cặp đôi thể hiện một trường ứng suất yếu với hai trục biến dạng cực đại và cực tiểu có phương nằm ngang, chứng tỏ lúc này vỏ Trái đất trải qua giai đoạn biến dạng dịch ngang là chủ yếu, có thể liên quan tới sự xoay trượt của các địa khối do các tác động gián tiếp ở tương đối xa như sự kiện tạo núi Hymalaya gây ra bởi sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á. Có thể quá trình này đã hình thành các trũng dọc theo các đứt gãy lớn (đứt gãy phân khối) mà ở đó đã được lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên chứa dầu tuổi Paleogen. Tiếp theo, khi vỏ Trái đất đã nguội lạnh, sự biến dạng của vỏ tạo nên các hệ thống đứt gãy dòn có nhiều phương và cơ chế dịch chuyển khác nhau. Các hoạt động đứt gãy dòn trên phạm vi vùng nghiên cứu và có thể cả vùng Tây bắc có lẽ liên quan tới sự tái phân bố các trường lực. Nhiều nhà địa chất cho rằng trong giai đoạn cuối Paleogen cho đến hiện tại, lãnh thổ Việt Nam, trong đó có vùng Tây Bắc bị dịch trượt về phía đông nam dưới tác động trực tiếp của sự va chạm mảng giữa mảng Ấn Độ với rìa nam của mảng Âu-Á và tạo ra hoạt động đứt gãy trượt bằng rất phổ biến. 68 Chƣơng 4 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HOÁ ĐỒNG - NIKEN, ĐỒNG - VÀNG KHỐI CẤU TRÚC TẠ KHOA VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CẤU TẠO ĐỊA CHẤT 4.1. Đặc điểm quặng quặng hóa Khối cấu trúc Tạ Khoa 4.1.1. Đặc điểm quặng đồng - niken 4.1.1.1. Đặc điểm quặng đồng – niken khu vực Bản Khoa, Bản Phúc 4.1.1.1.1. Quặng sulfur đồng - niken đặc sít Trong Khối cấu trúc, chúng tập trung chủ yếu ở phía đông nam khu vực khối Bản Phúc, Bản Khoa (Hình 1.2, Hình 4.1, Hình 4.1, Hình 4.2). Ngoài ra còn gặp ở các khu vực khác như khu vực Bản Mông, Bản Trạng,.... Các thành tạo này có đặc điểm chung là phân bố trong các đới biến dạng cao. Trong các đới này, quặng hóa thường tập trung dạng các vi mạch hoặc khối đặc sít nằm giữa các thể dăm, melange hoặc boudins (Ảnh 4.1) hoặc xuyên cắt vào tường của các cánh của đới trượt. Ở một số khu vực thân quặng thường đi cùng với các thành tạo đồng – niken dung ly phân bố trong các khối xâm nhập siêu mafic nhưng chúng phân bố độc lập và nằm trong các đá lục nguyên biến chất bên ngoài khối xâm nhập. Tuy nhiên phần lớn chúng nằm cách khá xa khối xâm nhập. Đặc điểm quặng hóa khu vực Bản Phúc Các thân khoáng trong khu vực Bản Phúc phân bố ở rìa đông nam khối Bản Phúc và một số khu vực khác (Hình 3.3). Các đới biến dạng chứa quặng cắt qua các đá lục nguyên carbonat bị biến chất, nằm ngoài và cách đới tiếp xúc giữa thể xâm nhập với đá trầm tích từ vài mét đến hàng trăm mét. Thân quặng kéo dài theo phương tây bắc-đông nam và nằm trong các đới biến dạng cùng phương, với chiều dài hàng chục đến hàng ngàn mét, sâu hàng trăm mét, dày từ vài chục cm tới hàng chục mét. Kết quả thăm dò của Đoàn 305 (1988) [22] đã xác định được hai thân quặng (Thân quặng 1 và 2). Kết quả tìm kiếm thăm dò bổ sung của Công ty Mỏ Niken Bản Phúc năm 2006 [21] đã gộp hai thân quặng trên thành một và được đánh số trên sơ đồ là Thân quặng số I (Hình 4.1, Hình 4.4). 69 Thân quặng số I Phân bố ở phía nam Khối Bản Phúc, thế nằm của thân quặng gần trùng với thế nằm của đá vây quanh, theo hướng cắm ít nhiều bị uốn lượn. Nhìn chung, thân quặng cắm về đông bắc (200-250), rất dốc (700-900), phổ biến từ 750 đến 800. Phần lộ trên mặt cắm rất dốc khoảng: 800-900 đôi chỗ có thế nằm đảo về tây nam (2000- 205 0).Đường phương thân quặng khá duy trì, ổn định theo phương tây bắc-đông nam (290 0 -115 0). Riêng phạm vi từ tuyến 50050E đến tuyến 50100E [21], thân quặng uốn cong, thay đổi đường phương, cắm về tây bắc trong đoạn dài khoảng 50m, sau đó uốn trở lại cắm về đông bắc. Vách, trụ thân quặng chủ yếu là đá trầm tích biến chất (Ảnh 4.1A). Thân quặng I có cấu tạo khá phức tạp, hình dáng thân quặng phình to, thu hẹp lại liên tục và phân nhánh. Chiều dày thân quặng lớn nhất là 38,78m, nhỏ nhất 0,15m [21], có từ 1 đến 5 lớp đá kẹp với chiều dày đá kẹp lớn nhất 7,39m, nhỏ nhất 1,16m. Các lớp kẹp đều có dạng thấu kính vát nhọn, hoặc lớp kẹp tách (dạng bao thể kiến tạo). Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu: pyrotin (70%); pentlandit (10%- 20%); chalcopyrit (5%); manhetit (4%); pyrit (3%); violarit (2%-2,5%), các khoáng vật khác như milerit, sphalerit, nikenin, ramelsbergit rất ít, hiếm gặp (Ảnh 4.1C). Trong Thân quặng I, ngoài thành phần có ích chính là Ni còn có Cu và Co. Hàm lượng Ni trong thân quặng I dao động từ 0,03% đến 9,54%. Trong đó, ở các công trình hào hàm lượng Ni dao động từ 0,01% đến 3,3%, ở lò hàm lượng Ni nhỏ nhất 0,03%, lớn nhất 8,83%, ở công trình khoan, nhỏ nhất 0,09%, lớn nhất 9,54% [21]. Hàm lượng Ni trong quặng sulfur đồng-niken đặc sít dạng mạch khá cao, dao động từ 2%-3% đến 6%-7%, cao nhất 9,54%. Hàm lượng Ni trong đới sulfur đồng-niken xâm tán quanh mạch khá thấp, dao động từ 0,2% đến 0,5%-0,6%, phổ biến từ 0,2%-0,35% [21]. Hàm lượng Cu theo điểm công trình cắt qua thân quặng dao động từ 0,03% đến 2,75% trung bình 0,05%. Hàm lượng Co trong thân quặng I rất thấp, dao động từ 0,001% đến 0,33% hàm lượng trung bình 0,07% [21]. 70 Hình 4.1. Mặt cắt địa chất Tuyến XI mỏ quặng niken Bản Phúc trong đó thể hiện các thân quặng 1, 2 và 3 (thành lập theo tài liệu của Đoàn 17 và Đoàn 305 và các kết quả nghiên cứu của tác giả) 71 Hình 4.2: Mặt cắt địa chất tuyến 49800E trong đó thể hiện các thân quặng I và II (thành lập theo tài liệu của Đinh Hữu Minh, 2006. [21] và các kết quả nghiên cứu của tác giả) 72 Đặc điểm quặng hóa khu vực Bản Khoa Thân quặng 1a Đặc điểm cấu trúc khu vực mỏ khá tương đồng với Mỏ Bản Phúc. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hải (2013)[4] và của tác giả, các thân quặng đặc Ảnh 4.1. Minh họa đặc điểm quặng đồng niken đặc sít tại khu vực Mỏ Bản Phúc, Phù Yên, Sơn La, trong đó: A. Quặng đồng niken trong đới đá biến dạng cao trong đá lục nguyên biến chất. Trong đó phần bên phải dấu vạch hồng là quặng sulfur đặc sít (Qđs), phần bên trái là đá lục nguyên biến chất và ở giữa là đới biến dạng milonit (My) trong đó cũng chứa nhiều quặng sulfur dạng mạch nhỏ và xâm tán và xa hơn là trầm tích biến chất. Ở đây chiều dịch trượt của đứt gãy được thể hiện khá rõ qua dấu hiệu 2 bên cánh. B. Mẫu quặng đặc sít tại khu vực Mỏ Bản Phúc. C. Ảnh khoáng tướng: Pentlandit (Pld) hạt lớn tương đối tự hình tạo tập hợp đặc sít cùng với pyrotin (Pyr) và chalcopyrit (Chp) (mẫu lấy từ L201/1). Qđs My A C Đá lục nguyên Biến chất 73 sít được tìm thấy tại khu vực Suối Đán, chúng phân bố trong các đới biến dạng cao nằm trong các trầm tích biến chất hệ tầng Nậm Sập, phía đông nam cách khá xa Khối Bản Khoa và được gọi là Thân quặng 1a (Hình 3.3, Hình 4.3). Ở phía tây bắc thân quặng cắm về đông bắc (300-400), rất dốc (750-800), ở phía đông nam cắm về tây nam, hoặc dốc đứng đôi khi là đông bắc. Đặc điểm quặng hóa cũng khá tương đồng với Mỏ Bản Phúc, quặng tạo mạch đặc sít và xâm tán ở xung quang trong các đá trầm tích biến dạng (Ảnh 4.2A, 5.2B) Đới chứa quặng kéo dài 2,3km, sâu khoảng 35m, dày 0,08m tới 2,75m; trung bình 0,9 đến 1m. Thành phần khoáng vất quặng gồm pyrotin (65-70%), pentlandit (8-10%), chalcopyrit (5%), magnetit (4%), pyrit (3%), violarit (2%), milerit (ít) và phi quặng (5%) (Nguyễn Ngọc Hải, 2013)[4]. Hàm lượng Ni 0,33-3,44%, Cu 0,15- 1,21%, Co 0,06-0,14% (Nguyễn Ngọc Hải, 2013)[4]. Hình 4.3: Mặt cắt địa chất tuyến III trong đó thể hiện các thân quặng 1a, 1, 2, 3 và 4 (thành lập theo tài liệu của Nguyễn Ngọc Hải, 2003[4], Đoàn 2K[23]), Đoàn 305 [22] và tài liệu của tác giả 74 4.1.1.1.2. Quặng sulfur đồng-niken xâm tán phân bố trong khối siêu mafic Thân quặng thường phân bố dưới sâu thể xâm nhập siêu mafic và ở ven rìa đường tiếp xúc mạch dunit bị serpentin hoá hoàn toàn với đá vây quanh. Đây là các thân quặng có nguồn gốc magma dung ly. Trong khu vực nghiên cứu, quặng phân bố chủ yếu ở trong khối xâm nhập siêu mafic Bản Phúc, Bản Khoa và một số thể nhỏ khác tại các khu vực Bản Mông, Bản Trạng, Bản Vờ, Bản Cải, Bản Nguồn, Núi Hom, Đèo Chẹn, Suối Páy. Đặc điểm chung của loại này là, quặng xâm tán thưa và khá đều trong các khối xâm nhập (thuộc phần đáy ban đầu của khối xâm nhập), quy mô các thân quặng tỷ lệ thuận với kích thước của khối xâm nhập. Đặc điểm mỏ quặng Bản Phúc Tại khu vực Mỏ Bản Phúc, theo kết quả thăm dò của Đoàn 305 (1988) [22] đã xác định được 2 thân quặng và được đánh số là 3, 4 (Hình 4.1), kết quả tìm kiếm thăm dò bổ sung của Công ty Mỏ Niken Bản Phúc năm 2006 [21] cũng đã xác định được 2 thân quặng và được đánh số là Thân quặng số II và Thân quặng số III (Hình Ảnh 4.2.: Minh họa đặc điểm quặng đồng niken đặc sit tại khu vực Mỏ Bản Khoa, Phù Yên, Sơn La, trong đó: A. Quặng đồng niken trong đới đá biến dạng cao trong đá lục nguyên biến chất (Nguyễn Ngọc Hải, 2013).. (F3?) có phương gần vuông góc với nhau. B. Ảnh khoáng tướng:Chalcopyrit (Chp)tạo ổ thay thế gắn kết khoáng vật tạo đá. Sulfur đặc sít Đá lục nguyên Biến chất A B 75 4.2, Hình 4.4), vị trí của 2 thân quặng theo các tài liệu khác nhau trên cơ bản là trùng nhau, tuy nhiên về kích thước và mức độ chi tiết có khác nhau. Thân quặng II Thân quặng II phân bố ở dưới sâu và được khống chế qua các lỗ khoan và lò. Kích thước thân quặng II khá lớn, chiều dài theo hướng tây bắc-đông nam 750m, chiều rộng theo hướng đông bắc - tây nam từ 300m đến 450m. Tổng chiều dày quặng nhỏ nhất 1,55m, lớn nhất 281,95m [9]. Trong thân quặng II có nhiều lớp đá kẹp, số lớp đá kẹp từ 1 lớp đến 5 lớp [21]. Các lớp kẹp thường có dạng thấu kính (thấu kính kiến tạo?), kéo dài vài chục mét đến 100m, chiều dày lớp kẹp nhỏ nhất là 3,40 và lớn nhất 12,46m[21]. Thành phần khoáng vật quặng của thân quặng II gồm chủ yếu pentlandit, ít violarit, pyrotin và rất hiếm chalcopyrit. Các khoáng vật sulfur đồng-niken xâm tán trong đá dunit (Ảnh 4.3A) nằm trong khoảng trống giữa các hạt olivin và cùng tổ hợp khoáng vật phlogopit, fuxit, carbonat, antigonit thường có cấu tạo đám, có kích thước từ trên dưới 1mm đến 5mm-6mm, đôi chỗ có cấu tạo xâm tán dày, kiến trúc hạt tha hình [21] (Ảnh 4.3B, Ảnh 4.3C). Thân quặng II có hàm lượng Ni thấp. Hàm lượng Ni nhỏ nhất 0,03%, lớn nhất 4,24%. Đáng lưu ý hàm lượng Mg trong quặng rất cao, phổ biến từ 20% đến 25%. Tại thời điểm hiện tại thì loại quặng này được coi là không có giá trị công nghiệp. Hàm lượng Cu và Co trong thân quặng II rất thấp, theo mẫu thì Cu dao động từ 0,00% đến 1,28% (BP04-10) phổ biến 0,00% đến 0,1% trung bình 0,03%, Co: từ 7ppm đến 663 ppm trung bình 60ppm [21]. Thân quặng III Thân quặng III phân bố ở phía đông bắc của khối siêu mafic Bản Phúc, có dạng thấu kính cắm về phía đông bắc (Hình 4.4), phân bố từ độ cao +350m đến +250m, chiều rộng 50m đến 75m, chiều dài 100m đến 120m. Chiều dày quặng nhỏ nhất 25m, lớn nhất 48m, có 3 thấu kính đá kẹp với chiều dày lớn nhất 18m, nhỏ nhất 4m [21]. 76 Hình 4.4: Mặt cắt tính trữ lượng tuyến 50050E trong đó thể hiện các thân quặng I, II và III (thành lập theo tài liệu của Đinh Hữu Minh, 2006. [21] và tài liệu của tác giả) B: Ảnh mài láng mẫu lõi khoan trong thân quặng xâm tán tại Mỏ Bản Phúc (Nguyễn Ngọc Hải, 2013) C: Chalcopyrit (Chp), manhetit (Mt) hạt tha hình xâm tán trên nền đá dunit phức hên Ba Vì tại khu vực Lò L201/2 Mỏ Bản Phúc (Mẫu khoáng tướng L201/2). A C B Ảnh 4.3 : Minh họa đặc điểm quặng đồng niken xâm tán trong đáy và vách khối iêu mafic Bản Phúc tại khu vực Mỏ Bản Phúc, Phù Yên, Sơn La, trong đó: A. Các thành tạo dunit phức hên Ba Vì có chứa quặng sulfur niken-đồng tại khu vực Lò L201/2 khu vực phí tây nam Mỏ Nam Phúc. 77 Thành phần khoáng vật của thân quặng III cũng tương tự thân quặng II. Hàm lượng Ni dao động từ 0,36% đến 0,66%, trung bình 0,5%. Hàm lượng Cu dao động từ 0,02 đến 0,14%, trung bình 0,07%. Hàm lượng Co từ 0,01% đến 0,02% trung bình 0,014% hàm lượng Mg rất cao, từ 21% đến 26% [21]. Cũng như thân quặng II, thân quặng III được đánh giá không có giá trị công nghiệp trong giai đoạn này. Đặc điểm mỏ quặng Bản Khoa Đặc điểm thành phần thạch học và đặc điểm chứa quặng của khối Bản Khoa khá tương đồng với khối Bản Phúc. Trong khu vực đã ghi nhận được 4 thân quặng [22, 23], (Hình 4.3): Thân quặng 1: đây là thân lớn nhất của mỏ, mặt cắt ngang có hình dạng lưỡi liềm, đường kính 330m, mặt cắt dọc có dạng thấu kính. Quặng kéo dài theo phương ĐB-TN khoảng 300m, cắm nghiêng về đông nam với góc dốc 30-40o, sâu 195m, dày 1,2-46,45m, trung bình 15,22m. Hàm lượng (%) Ni: 0,5-1,02; Cu: 0,051-0,23; Co: 0,01-0,025. Thân quặng 2: mặt cắt dọc và ngang đều có dạng thấu kính, chiều dài 80m, rộng 50m, dày 10,94m. Hàm lượng Ni: 0,39%. Thân quặng 3: dạng thấu kính vát nhọn với chiều dài 140m, rộng 50m, dày 6,6m. Hàm lượng Ni: 0,43%. Thân quặng 4: dạng thấu kính vát nhọn, dài 120m, rộng 50m, dày 5,15m. Hàm lượng niken: 0,34% Nhìn chung quặng dạng xâm nhiễm tạo thành các đám nhỏ có hình dạng méo mó, đôi nơi tạo thành dạng mạch đặc sít, nhưng ít. Thành phần khoáng vật quặng gồm: pyrotin, pentlandit, chalcopyrit, magnetit, pyrit, sphalerit, galena. Quặng có cấu tạo xâm tán, mạch nhỏ. 4.1.1.1.3. Quặng silicat-đồng-niken Hiện mới ghi nhận được quặng phân bố ở Khối Bản Phúc, quặng silicat niken phân bố khá đều trong lớp đá serpentinit bị phong hoá, gồm các thân quặng: - Thân quặng 5 (kiểu bề mặt): dài 200m, rộng 155m, dày 6,31m. 78 - Thân quặng 6 (kiểu khe nứt): dài 205m, dày 26,16m, silicat niken nằm trong khe nứt của đá. - Thân quặng 7: nằm ngay trong khối dunit bị serpentin hóa. - Thân quặng 8: nằm ở rìa phía bắc, đông bắc của khối dunit, chiều dài 250m, chiều dày trung bình 20m, chiều sâu >120m. Thành phần khoáng vật chủ yếu là serpentin, talc, vermiculit và vermiculit chứa niken (màu lục xẫm). Hàm lượng niken của các thân quặng thay đổi từ 0,6- 2,03%; ngoài ra còn có các nguyên tố cộng sinh như Co, Te, Se, Hàm lượng (%) Co: 0,022-0,105, Se: 0,0001-0,0015; Te: 0-0,0001, các nguyên tố có hại rất ít Pb: 0- 0,01%; Sn: 0,003-0,011%; As: 0,01% [22]. 4.1.1.2. Đặc điểm mỏ quặng Bản Xang (Bản Trạng) Thuộc xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong vùng đã ghi nhận được 2 loại quặng. Quặng đồng-niken dạng xâm tán (Thân 1) được thành tạo do magma dung ly, nằm trong thể gabrodiabas, gabro-peridotit nói trên và quặng đặc sít (Thân 2) nằm trong các đới biến dạng cáo phân bố trong các đá trầm tích biến chất (Hình 4.5). Thân quặng 1: Quặng xâm tán trong thể gabro-peridotit. Khoáng vật quặng tập trung thành các ổ và hạt nhỏ không đều. Hàm lượng đồng và niken: 0,7%. Thân quặng 2: Là thân quặng đặc sít dày 0,7-2m, dài 100m nằm trong đá phiến thạch anh biotit màu đen. Hàm lượng đồng và niken: 3,7%. Khoáng vật quặng gồm pyrotin, pentlandit, chalcopyrit, violarit, pyrit. Ngoài ra còn có galena, specularit. 4.1.1.3. Đặc điểm mỏ quặng Bản Mông Thuộc xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Quặng được thành tạo theo kiểu magma dung ly trong các thành tạo xâm nhập (quặng xâm tán) và nhiệt dịch (quặng đặc sít) nằm trong các đới biến dạng cao trong đá trầm tích biến chất. - Loại quặng xâm tán: phân bố trong hai thân mafic: Thân quặng 1: Khoáng vật quặng xâm tán trong thể mafic thứ nhất, dài 200m, dày 1-5m. Hàm lượng Ni: 1,33%; Cu: 0,66%. Mẫu kiểm tra cho T.Fe: 12,65%; Cu: 0,1%; Pb: 0,03%; Zn: 0,01% [10]. 79 Hình 4.5. Sơ đồ địa chất khoáng sản Điểm quặng Bản Xang (thành lập theo tài liệu của Đoàn 17, Đoàn 305 và các kết quả nghiên cứu của tác giả) Thân quặng 2: Khoáng vật quặng xâm tán trong thể siêu mafic thứ hai, dài 450m. Quặng xâm tán ở giữa và phình ra phía đông nam. Dày 1-2m. Hàm lượng Ni <0,7%. - Loại quặng đặc sít: gồm một thân dạng mạch phân bố trong đá phiến thạch anh felspat biotit epidot gần ranh giới của thể mafic. Mạch dài 10-20m, dày 0,1-0,3m. Hàm lượng Ni+Cu: 7%. Khoáng vật quặng: pyrotin, chalcopyrit, violarit, pentlandit. 4.1.1.4. Biểu hiện khoáng hóa niken, đồng Bản Vờ Thuộc xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Quặng được thành tạo theo kiểu nhiệt dịch nằm trong mạch gabrodiabas, kéo dài 400m, chỗ dày nhất 100m, chúng tạo thành các ổ và mạch nhỏ. Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin, chalcopyrit, violarit. Hàm lượng Ni: 0,01-0,07%, trung bình 0,04%); Cu: 0,01-0,5%, trung bình 0,25%. 4.1.1.5. Biểu hiện khoáng hóa đồng - niken Bản Cải Thuộc xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Quặng hóa được thành tạo theo kiểu nhiệt dịch xâm tán trong thân gabroperidotit xuyên lên đá thuộc tập 1 hệ tầng Bản Cải. Thân dài 600-700m, chỗ dày nhất >100m. Ngoài ra quặng còn xâm tán thưa trong hai thân xâm nhập khác xuyên lên đá vôi. Ở đây, trong đá vùng Bản Cải còn gặp 80 vài mạch thạch anh dày 2-3m, chứa quặng xâm tán ở dạng vảy. Khoáng vật quặng là pyrotin, chalcopyrit, hematit. Hàm lượng quặng Ni: 0,06-0,17%; Cu: 0,01-0,02%. 4.1.1.6. Biểu hiện khoáng hóa đồng - niken Đèo Chẹn Thuộc xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Quặng hóa được thành tạo xâm tán thưa trong đá siêu mafic có thành phần là dunit. Các quá trình biến đổi xảy ra mạnh mẽ theo chiều dài và rộng của mạch. Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrotin và chalcopyrit. Hàm lượng Ni: 0,01-0,29%, trung bình 0,15%; Cu: 0,01-0,07%, trung bình 0,04%. Hàm lượng niken biến đổi theo chiều ngang và chiều sâu từ 0,01 tới 0,18%. 4.1.1.7. Biểu hiện khoáng hóa niken - đồng Bản Nguồn Thuộc xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Mạch peridotit bị serpentin hóa chứa niken - đồng xâm tán kéo dài khoảng 400m, dày 50m. Khoáng vật quặng là chalcopyrit xâm tán thưa trong đá. Hàm lượng Ni: 0,08-0,21%; Cu: 0,03%. Ngoài ra trong khu vực còn gặp mạch gabrodiabas dày 5-10m chứa quặng chalcopyrit, pyrit xâm tán thưa. 4.1.1.8. Biểu hiện khoáng hóa đồng - niken Núi Hom Thuộc bản Suối Chan, xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Quặng hóa xâm tán trong thể mạch, khối peridotit gồm 2 thân: - Thân peridotit Suối Hoa: có chiều dài 500m, dày 130m. Quặng xâm tán không đều, hạt nhỏ. - Thân peridotit bản Si Trặng: dài 1.000m, dày nhất 400m, dạng thấu kính, quặng xâm nhiễm thưa. Khoáng vật quặng: pyrotin, chalcopyrit, pentlandit, cupirit, magnetit, pyrit, sphalerit...Hàm lượng Ni: 0,03-0,31%; Cu: 0,01-0,05%. 4.1.1.9. Biểu hiện khoáng hóa đồng - niken Cò Mị Thuộc bản Suối Sắt, xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Quặng hóa có dạng xâm tán hoặc mạch nhỏ, đôi chỗ tập trung đặc sít nằm trong mạch thạch anh dày 0,4m, chiều dài chưa rõ. Khoáng vật quặng là pyrotin, chalcopyrit. Hàm lượng Ni: 0,08%; Cu: 0,04%. 4.1.1.10. Biểu hiện khoáng hóa đồng - niken Suối Páy Thuộc xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Quặng hóa xâm tán trong hai mạch gabrodiabas: Mạch thứ nhất dài 1km, dày 60m; Mạch thứ hai dài 300m, dày 25m. 81 Quặng ở dạng xâm tán rất thưa không nhìn thấy bằng mắt thường, đôi chỗ tạo thành mạch nhỏ dày 0,5mm. Khoáng vật quặng là pyrotin, pyrit. Hàm lượng Ni: 0,02-0,19%; Cu: 0,02%. Một số đặc điểm khác nhau giữa quặng sulfur đặc sít và quặng sulfur xâm tán + Đối với thành phần khoáng vật: Các kết quả nghiên cứu cho thấy, quặng sulfur đặc sit và quặng sulfur xâm tán có một số đặc điểm khác nhau về đặc điểm thành phần khoáng vật, hàm lượng, tỷ lệ và mối quan hệ các nguyên tố kim loại có sự khác nhau ở mỗi loại như sau (Bảng 4.2) Bảng 4.2: so sánh sự khác nhau đặc điểm thành phần khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán Khoáng vật Quặng sulfur đặc sít (%) Quặng sulfur xâm tán (%) Trung tâm Ven rìa Bám đáy Trung tâm khối Pyrotin 70 25 40-50 5-7 Pentlandit 10 1 50-60 80-90 Chalcopyrit 5 30 3 2 Magnetit 4 Pyrit 3 10 Violarit 2,5 15 5 Milerit Ít Sphalerit Hiếm Nikelin Hiếm Ramelsbergit Hiếm Mackinavit ít Valerit 5 Phi quặng 5 Từ bảng trên cho thấy: - Quặng sulfur đặc sít có pyrotin trội hơn hẳn pentlandit so với quặng sulfur xâm tán 82 - Trong quặng sulfur đặc sít có thành phần chủ là pyrotin và pentlandit với cấu trúc mọc xen và phân hủy dưng dịch cứng (trong các hạt pyrotin thường có pentlandit tồn tại dưới dạng hạt và dải, cấu trúc ngọn lửa, lamela) nên chúng là sản phẩm phân hủy từ dung dịch cứng đơn sulfur. Còn trong quặng sulfur xâm tán, pentlandit nằm tách bạch với pyrotin rất hiểm gặp kiểu mọc xen. Có lẽ do quá trình ủ nhiệt lâu dài và quá trình phân tách triệt để giữa pyrotin và pentlandit (Đinh Hữu Minh, 2003) [20] + Đối với hàm lượng các kim loại chính: kết quả nghiên cứu đã thể hiện sự khác nhau như ở Bảng 4.3. Bảng 4.3: so sánh sự khác nhau về hàm lượng các kim loại chính trong các khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán Khoáng vật Hàm lƣợng các kim loại Ni Cu Co Cr Quặng sulfur đặc sít Quặng sulfur xâm tán Quặng sulfur đặc sít Quặng sulfur xâm tán Quặng sulfur đặc sít Quặng sulfur xâm tán Quặng sulfur đặc sít Quặng sulfur xâm tán Pyrotin 0,24- 0,827 0-0,09 0.058- 0,139 0-0,03 0,004-0,4 Pentlandit 28,24- 33,5 0-2,4 0,164- 0,6 0-1,735 0,012-0,048 0-0,036 Chalcopyrit 0,02- 0,185 27-31,9 0,012-0,194 Violarit 28-33 0,008-0,064 Từ bảng trên cho thấy: + Các khoáng vật pyrotin trong quặng sulfur đặc sít có chứa Ni và Cu cao hơn ở quặng xâm tán + Các khoáng vật pentlandit trong quặng sulfur đặc sít có chứa Cu và Co thấp hơn ở quặng xâm tán + Đối với hàm lượng các kim loại chính trong các khoáng vật: Sự khác biệt được thể hiện ở Bảng 4.4. 83 Bảng 4.4: so sánh hàm lượng và tỷ số của các kim loại chính trong các khoáng vật giữa quặng sulfur đặc sít và xâm tán Hàm Lƣợng Ni Cu Co Pt Pd Pt/Pt+Pd Ni/Ni+Cu Cu/Cu+Ni Ni/Cu Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Đặc sít Xâm tán Min 0,04 0,07 0,16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_dac_diem_cau_truc_kien_tao_khoi_cau_truc_ta_khoa_y_nghia_cua_no_trong_du_bao_va_tim_kiem_khoang_s.pdf
Tài liệu liên quan