MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1. Mục đích nghiên cứu 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Nguồn ngữ liệu 3
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu 4
4.1. Cách tiếp cận 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đóng góp của đề tài 5
5.1. Về mặt lý luận 5
5.2. Về mặt thực tiễn 6
6. Cấu trúc của luận án 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam 10
1.2. Cơ sở lí luận 17
1.2.1. Phương ngữ xã hội 17
1.2.2. Một số vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ 30
1.2.3. Tiếng lóng và các khái niệm liên quan 39
1.3. Tiểu kết chương 1 53
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 55
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 55
2.1.1. Đặc điểm chung về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 55
2.1.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 62
2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 73
2.2.1. Đặc điểm chung về cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 73
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt 78
2.3. Nhận xét 91
2.4. Tiểu kết chương 2 94
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 97
3.1. Đặc điểm chung về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (Từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt) 97
3.2. Đặc điểm cụ thể về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt qua các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu) 111
3.2.1. Phân loại các từ ngữ lóng trong tiếng Hán của các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu dựa vào ngữ nghĩa 111
3.2.2. Phân loại các từ ngữ lóng trong tiếng Việt của các nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu dựa vào ngữ nghĩa 120
3.3. Nhận xét 130
3.4. Tiểu kết chương 3 135
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
158 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khô thì đã không nghe được tiếng nhạc trong điện thoại rồi, nhìn xuống đã thấy dây tai nghe bị cắt đứt, điện thoại thì mất rồi.).
昨天在家里打手枪被爸爸发现了,现在整个精神都在恍惚。(chunyuyisheng.com) (Tối qua ở nhà tự sướng thằng nhỏ thì bị bố phát hiện, bây giờ cảm thấy rất hoang mang tinh thần.)
(3) Các ngữ lóng là ngữ tính từ có 118/1.472 ngữ, chiếm 8,02%. Ví dụ:
歇搁 lo lắng xảy ra chuyện, không hành động nữa, 无有 không dám làm, 打头 cảm giác phê thuốc, thoải mái, 装B đạo đức giả; KB 恐怖 đáng sợ, khủng khiếp; NB 牛屄 có 2 nghĩa: tiêu cực ám chỉ người tự cao tự đại và tích cực thì ám chỉ người tự tin. Ví dụ:
买新能源车,不再只是 “跟风和装B” (Sohu) (Mua xe năng lượng mới không còn chỉ là "chạy theo xu hướng và đạo đức giả nữa.")
2.1.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán
2.1.2.1. Từ lóng đơn tiết trong tiếng Hán
1) Xét về mặt cấu tạo: các từ lóng tiếng Hán cũng được cấu tạo từ 1 từ tố (hình vị) bằng các phương thức từ hoá hình vị. Sử dụng các đơn vị từ trong tiếng Hán, tiếng lóng được các nhóm xã hội tạo thêm nghĩa mới, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa để tạo ra các từ lóng tiếng Hán. Dựa vào kết quả thống kê từ bảng 2.3 về từ ngữ lóng trong tiếng Hán xét theo từ tố cấu tạo, chúng tôi xác định 148 từ đơn và được phân loại theo các nhóm xã hội như trộm cướp, ma túy, mại dâm, buôn lậu. Ví dụ:
Nhóm xã hội trộm cướp: 爬 cướp, 寻 trộm, 搬 kiếm được khoản tiền lớn; 挑 bán đồ mà mình ăn trộm được; × kế hoạch hành động; 办 bị phạt
Nhóm xã hội ma túy: 猖 hung dữ, không kiểm soát được; 猫 ẩn náu, trốn; 手một túi gồm 5g heroin trở lên; 筋 Ketamin; 豆 thuốc lắc; 飘 cảm giác phê thuốc, ảo giác xuất hiện
Nhóm xã hội mại dâm: 萌 cute; 鸟 gái mại dâm; 傍 sống dựa vào người khác, cặp với những người giàu có; 妈 ngực phụ nữ; 肏 chỉ việc quan hệ tình dục (tục)
Nhóm xã hội buôn lậu: 宰 chém; 踩 luồn cúi, nịnh bợ, bám váy, chịu nhục nhã để đi lên; 办 bị phạt; 崩 bị bắn chết; 搬 kiếm được một khoản tiền lớn; 炒 mua qua bán lại để kiếm lời; 囧 (ký hiệu biểu tượng trên mạng có nghĩa buồn rầu); 槑 (nghệch - ngờ nghệch).
2) Xét về mặt nguồn gốc, từ lóng đơn tiết tiếng Hán được chia thành từ bản ngữ và từ ngoại lai. Căn cứ vào thời điểm xuất hiện, các từ lóng bản ngữ được chia thành: các từ vốn có toàn dân (các từ này người dân quen dùng gắn liền với đời sống hàng ngày được sử dụng ổn định trước giờ) và các từ mới là các từ được tạo ra gồm các từ tố thuần túy bản ngữ theo cách kết hợp của ngôn ngữ bản ngữ; mượn từ những ngôn ngữ khác để biểu đạt đối tượng mới xuất hiện trong cộng đồng. Kết quả phân loại như sau:
Có 115 từ lóng đơn tiết tiếng Hán bản ngữ. Ví dụ:
爬 cướp; 搬 kiếm được khoản tiền lớn; 挑 bán đồ mà mình ăn trộm được; × kế hoạch hành động; 宰 chém; 踩 (cǎi) luồn cúi, nịnh bợ, bám váy, chịu nhục nhã để đi lên; 办 bị phạt; 鸡 gái mại dâm; 傍 sống dựa vào người khác, cặp với những người giàu có; 妈 Ngực phụ nữ; 肏 chỉ việc quan hệ tình dục (tục); K 看 nhìn, 泥 bạn, 裤 duyệt, 切 xì
Có 33 từ lóng đơn tiết tiếng Hán mượn từ các ngôn ngữ khác. Ví dụ: 海洛因(朋友) heroin; 笳, 筋 ketamin, 操 fuck
Bảng 2.5. Từ lóng tiếng Hán là từ đơn tiết xét theo nguồn gốc
Từ lóng - Từ đơn tiết
Số lượng
Tỷ lệ %
Từ bản ngữ
115
77,70%
Từ vay mượn
33
22,3%
Tổng số
148
100%
Kết quả phân loại cho thấy: các từ lóng tiếng Hán chủ yếu là các từ đơn có sẵn trong vốn từ bản ngữ được cấu tạo nên từ lóng.
3) Xét về mặt từ loại: Có 77 từ đơn là danh từ, ví dụ: 货 hàng lậu, 手 một túi gồm 5g heroin trở lên, 豆thuốc lắc, 妈 ngực phụ nữ, 泥 bạn, 偶 tôi...
Có 53 từ đơn là động từ, ví dụ: 办 phạt, 四 Lấy chữ 华 (hoa) thay thế (đây chỉ là một trong những từ được dùng thay thế trong trao đổi), 崩 bị bắn chết, 蹬 bán từ 50g ma túy trở lên trong 1 lần giao dịch, 日 chỉ việc quan hệ tình dục...
Có 18 từ đơn là tính từ, ví dụ: 丑 cảm giác phê thuốc nhưng khó chịu, 嗨 phê thuốc, 拽 chảnh, 甩 đẹp trai, 切 xì
Bảng 2.6. Từ lóng tiếng Hán là từ đơn tiết xét theo từ loại
Từ lóng tiếng Hán
là từ đơn tiết
Số lượng
Tỷ lệ %
Danh từ
77
52.02%
Động từ
53
35.81%
Tính từ
18
12.16%
Tổng số
148
100%
Như vậy, các từ đơn lóng trong tiếng Hán là các từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, trạng thái được các nhóm xã hội tạo ra và sử dụng. Ứng với từng nhóm xã hội thì ngoài những tư đơn lóng dùng chung thì mỗi nhóm có những lớp từ đơn lóng riêng nhằm bảo mật thông tin tuyệt đối của nhóm mình.
2.1.2.2. Từ lóng phức trong tiếng Hán
- Từ lóng trong tiếng Hán là từ phức có cấu tạo gồm hai từ tố trở lên. Các từ tố được hình thành từ hai phương thức: ghép các từ tố và trùng điệp (láy) các từ tố.
a) Các từ lóng có cấu tạo là từ ghép chiếm ưu thế trong cách thức tạo từ (201 đơn vị). Chúng xuất hiện trong các nhóm xã hội. Chẳng hạn:
Thuộc nhóm xã hội trộm cướp, ví dụ: 雷子(北京话), 条子(香港)cảnh sát, cớm; “备胎” khoản dự phòng, lốp dự phòng; 平台 túi ngoài của bộ vest; 搠包儿 trộm cướp; 大院子 nhà tù; 扑风 cưỡng bức trộm cướp; 把势 người biết võ
老二一边摆弄枪一边问老大:“哥,一会雷子来了咋整?”老大淡淡说了一句:“怕什么,这儿不是有俩挡子弹的吗?”(163.com) (Lão nhị vừa nghịch súng vừa hỏi Lão đại: “Anh ơi, lát nữa cớm đến thì làm sao?” Lão đại nói nhẹ một câu: “Sợ gì, chẳng phải có hai băng đạn ở đây à?”.
就在1月14日,其中一名丁姓嫌疑人竟然在网上发布视频,并附带文字叫嚣警察:“条子来抓我啊来来来”。(163.com) (Vào ngày 14/1, một trong những nghi phạm họ Đinh đã đăng một đoạn video lên mạng, kèm theo dòng chữ kêu gọi cảnh sát: "Bọn cớm đến bắt tao đi, đến đi".)
Thuộc nhóm xã hội ma túy, ví dụ: 菜鸟gà khờ, đầu đất, cũng để chỉ lính mới, người mới tay nghề kém; 鸽子/ 迪饼 thuốc lắc; 阿片 nha phiến; 条子 cảnh sát; 猎毒人 cảnh sát săn ma túy; 滚石 cocain; 农夫 người trồng cần sa; 大咖 người bán ma túy, trong tay có rất nhiều ma túy
Thuộc nhóm xã hội mại dâm, ví dụ: 踩点儿điều tra, thăm dò, thám thính;, “悲催” xoắn, luỵ; 肉票,煤饼,鸡 gái làng chơi, bò lạc, hoa gốc cây, gà móng đỏ, hàng tươi mát, gái bán hoa, gái cơm bụi, gái đứng đường; 麻豆 model; 发嗲 làm nũng, điệu chảy mở, nũng na nũng nịu; 嫖客 người mua dâm; khách làng chơi
冰毒冒充石斛发快递 “菜鸟”毒贩遇上云南老牌“猎毒人”(Baijiahao) (Giả mạo ma túy đá thành lan phi điệp để vận chuyển, một "chiếu mới” buôn bán ma túy đụng mặt “thợ săn ma túy” lão luyện của Vân Nam).
据了解,小偷在踩点时,将小广告贴在十字锁上,如果没动说明家里没人。(qianjia.com) (Theo như những gì tôi biết thì khi bọn trộm đi thám thính, sẽ dán một quảng cáo nhỏ trên ổ khóa, nếu không có động tĩnh gì thì chứng tỏ rằng nhà đó không có người ở.)
Thuộc nhóm xã hội buôn lậu, ví dụ: 次毛 hàng kém chất lượng; 着草 chuồn, chạy trốn; 老巢 hang ổ, tụ điểm băng nhóm; 条狗 người bán các tin tức tình báo, thông tin về các đường mòn, lối mở; 头马 tên cầm đầu; 出册 ra tù; 控水 ông trùm trong giới buôn lậu; 挂幌 thông tin, lai lịch hỏi khi trao đổi hàngVí dụ:
朱贤健被捕!变换三个藏身地最后躲进一座小岛:这地曾是土匪老巢。(Baijiahao) (Châu Hiền Kiện đã bị bắt! Thay đổi ba nơi ẩn nấp và cuối cùng là trốn ở một hòn đảo nhỏ: nơi đây đã từng là hang ổ của bọn cướp.)
贼王将于礼拜六出册。(Youku) (Vua trộm cắp sẽ được ra tù vào thứ bảy.)
Có thể hình dung mô hình cấu tạo từ lóng tiếng Hán có cấu tạo là từ ghép như sau:
(1) Từ ghép đẳng lập:
Ví dụ:
N1 N2
地 道
地道: túi quần có đồ quý giá.
(2) Từ ghép chính phụ:
Chính + Phụ:
Ví dụ:
N1 N2
酒 吧
吃 猛
走 私
老二 bộ phận sinh dục nam, 出册 ra tù, 吃刀 bị lừa,
Phụ + Chính:
Ví dụ:
N1 N2
娼 家
钻 石
小 姐
娼门 nhà chứa, 条女 bạn nữ, 茶钱 tiền tip, 大角 những ông trùm có quan hệ rộng, nhiều tiền, 扎针 tay trong, chỉ điểm
b) Các từ lóng có cấu tạo trùng điệp (láy) gồm 32 từ. Ví dụ: 光光 tỏi, chán chường; 蓝蓝 đàn ông; 东东 chỉ đồ vật, chỉ bộ phận sinh dục đàn ông; 屁屁 mông.
Thông thường với các từ láy trong tiếng Hán sẽ có một từ tố gốc và một từ tố (tiêu biến nghĩa) trùng lặp lại, trong trường hợp là tính từ thì sắc thái biểu đạt nghĩa của từ sẽ được nhấn mạnh, làm đậm nét hơn còn là động từ thì sắc thái biểu đạt lại mang ý nghĩa giảm nhẹ về cường độ và rút ngắn về thời gian. Tuy nhiên, khi được sử dụng với nét nghĩa lóng đặc thù thì các sắc thái biểu đạt trên đã bị tiêu biến.
Ví dụ:
N1 N2
三 三
蓝 蓝
- Về nguồn gốc, có 192 từ phức có nguồn gốc là từ bản ngữ, ví dụ: 老二 bộ phận sinh dục nam, 出册 ra tù, 吃刀 bị lừa, 次毛 hàng kém chất lượng; 着草 chuồn, chạy trốn; 老巢 hang ổ, tụ điểm băng nhóm; 条狗 Người bán các tin tức tình báo, thông tin về các đường mòn, lối mở; 头马 tên cầm đầu.
Có 41 từ phức tiếng Hán là từ có nguồn gốc ngoại lai, ví dụ: K仔 Ketamon; E仔 thuốc lắc; 装B đạo đức giả, MB 妈比 motherfucker; SB 傻屄 cực kỳ ngu ngốc, stupid B
男人的“老二”就跟女的在意自己胸部的size一样,男的也经常有这些困惑: “正常”的阴茎长啥样? (Baijiahao) (Đàn ông quan tâm đến “thằng nhỏ” của mình như việc phụ nữ quan tâm đến kích cỡ vòng một của mình vậy, đàn ông cũng thường nghi hoặc: Chiều dài “thằng nhỏ” như thế nào thì bình thường?)
为收千元运K仔 香港一中学生被重判坐牢10年。(hm.people.com.cn) (Một học sinh trường trung học ở Hồng Kông bị kết án 10 năm tù vì bị thu giữ ma túy đá có giá trị hàng ngàn USD.)
Bảng 2.7. Từ lóng tiếng Hán là từ phức xét theo nguồn gốc
Từ lóng từ phức
Số lượng
Tỷ lệ %
Bản ngữ
192
82.40%
Vay mượn
41
17.6%
Tổng số
360
100%
2.1.2.3. Ngữ lóng trong tiếng Hán
Ngữ lóng (hay còn gọi là cụm từ lóng) thường mang theo đặc trưng văn hóa rõ nét và thể hiện sự tinh gọn. Ví dụ:
曾经的那个小小恶女仍旧不改其本色,面对俊美的“哥哥”,立志将“恶毒”进行到底,却在不知不觉中爱上了这个少女系的男生。(闹小闹,《少女系男生》,第一章. (Bản chất của cô bé xấu xí hồi nào vẫn không hề thay đổi, đứng trước một “anh chàng” đẹp như vậy, cô quyết tâm sẽ làm người xấu đến cùng, nhưng không biết tự lúc nào, cô lại yêu chính anh chàng xăng pha nhớt đó.)
Chàng trai xăng pha nhớt, ái: 少女系的男生 thiếu nữ hệ đích nam sinh; các gọi khác: 奶油小生.
Khảo sát 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Hán, chúng tôi xác định có 1.091 ngữ lóng. Dựa vào các từ tố cấu thành của 1.091 ngữ lóng tiến hành phân loại theo số lượng các từ tố trong ngữ và theo các nhóm xã hội trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Phân loại cấu tạo ngữ lóng trong tiếng Hán theo nhóm xã hội
Nhóm
xã hội
Ngữ
Tổng
2 từ tố
3 từ tố
Từ 4 từ tố
trở lên
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
trộm cướp
241
16,37%
64
4,35%
32
2,17%
337
22,89%
ma túy
185
12,57%
86
5,84%
43
2,92%
314
21,53%
mại dâm
123
8,36%
60
4,08%
42
2,85%
225
15,29%
buôn lậu
102
6,93%
79
5,37%
34
2,31%
215
14,61%
tổng
651
42,29%
289
19,63%
151
10,26%
1.091
100%
Dựa vào bảng 2.8, chúng tôi đưa ra một số nhận xét:
- Về số lượng các từ tố, các ngữ lóng tiếng Hán được chia thành: ngữ lóng có 2 từ tố: 651 ngữ/ 1.472 từ ngữ lóng, chiếm 42,29%; ngữ lóng có 3 từ tố: 289 ngữ/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 19,63%; các ngữ lóng từ 4 từ tố trở lên: 151 ngữ/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 10,26%.
- Trong các nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau về số lượng các ngữ lóng: các ngữ thuộc nhóm xã hội ma túy trộm cướp: 337/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 22,89%; các ngữ thuộc nhóm xã hội ma túy: 314/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 21,53%; các ngữ thuộc nhóm xã hội mại dâm: 225/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 15,29%; các ngữ thuộc nhóm xã hội buôn lậu: 215/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 14,61 3%.
a) Ngữ lóng tiếng Hán gồm 2 từ tố
Ngữ lóng tiếng Hán là cụm từ gồm 2 từ tố có 651/1.091 ngữ lóng, chiếm 59,67%. Về mặt từ loại: Các ngữ lóng tiếng Hán gồm 2 từ tố là cụm danh từ chiếm số lượng lớn nhất 369/651 ngữ lóng gồm 2 từ tố, chiếm 56,68%, ví dụ: 望风 người đứng canh để cảnh báo nếu có vấn đề, chim lợn; 趟活 tên trộm kiểm tra xem người bị hại có tiền hay không; 山龙 ông trùm trong các băng đảng buôn lậu ma túy; 灰斗 người nước ngoài Có 231 cụm động từ, ví dụ: 劈党 giết người diệt khẩu; 扑风 cưỡng bức trộm cướp, 入地 vào trong mộ để trộm cắp Có 51 cụm tính từ: sex appeal = quyến rũ, sexy. Ví dụ:
团伙顶风作案,专人专职望风安岳警方查获一起非法捕捞水产品案 (Baijiahao) (Băng nhóm tội phạm khi gây án, thường có chim lợn theo cùng. Cảnh sát An Nhạc đã bắt giữ một vụ đánh bắt thủy sản trái phép.)
Về nguồn gốc, các ngữ danh từ được cấu tạo là các từ bản ngữ và từ ngoại lai. Có 321 ngữ lóng là danh từ có nguồn gốc bản ngữ, ví dụ: 挂了 ăn chuối cả nải, ngồi lên nóc tủ, rửa chân lên bàn thờ ngồi, đi bán muối, đi bán chuối, ngỏm củ tỏi, chết, chầu Diêm Vương; 贫嘴 mồm mép tép nhảy, cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, mồm loa mép giải, mồm năm miệng mười, dẻo mỏ; 大款, 款哥, 款爷 đại gia, con nhà giàu Có 48 ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn, ví dụ: E仔 Thuốc lắc; SA sex appeal = quyến rũ, sexy; 脑残 không có não; 可恶 đáng ghét, ác độcVí dụ:
汪小菲大S离婚事件看得出来国内太多脑残了。(163.com)(Vụ ly hôn đại gia S của Vương Tiểu Phi cho thấy trong nước có quá nhiều loại người không có não.)
Về cấu tạo, ngữ lóng tiếng Hán gồm 2 từ tố là các tổ hợp chính phụ với hai mô hình chính như sau:
Mô hình
Ví dụ:
Y1 Y2
打 眼
Ví dụ:
Y1 Y2
D 版
Các ngữ lóng tiếng Hán gồm 3 từ tố là 289/1.091 đơn vị, chiếm 19.63%. Ví dụ: 阿木林 gà công nghiệp; 白玩儿 dễ ợt; 鸭孵卵 (Yā fūluǎn) chỉ những người chưa hiểu sự việc, đã làm ầm ĩ lên, thô lỗ, nóng tính; 上西天đi Tây Thiên; 贱皮子 đồ đê tiện
Về từ loại: Các ngữ lóng tiếng Hán có cấu tạo gồm 3 từ tố chủ yếu là các ngữ danh từ 151/289 đơn vị, chiếm 52.25%, ví dụ: 女流氓 cách gọi gái điếm tiếng Thượng Hải; 纯净水 xe nhập lậu; 过春天 hàng lậu được thông quan trót lọt; 六神丸 thuốc lắc Các ngữ lóng gồm 3 từ tố là các ngữ động từ có 69/266 đơn vị, chiếm 25,94%, ví dụ: 女流氓 Làm giả giấy tờ, sổ sách; 砍芭蕉 phân chia lợi nhuận kiếm được; 开天窗 chích (tiêm heroin vào tĩnh mạch ở cổ hoặc ngực) Ngữ lóng tiếng Việt là ngữ tính từ có số lượng thấp 5/266, chiếm 1.88%, ví dụ: 受比鸟: chịu không nổi
Về nguồn gốc, ngữ lóng gồm 3 từ tố tiếng Hán được hình thành từ các cách như sau:
+ Từ bản ngữ + từ bản ngữ + từ bản ngữ, ví dụ: 白玩儿 dễ ợt; 鸦乌婆 người vô cùng đáng sợ; “虎照门”, “奶粉门”, “代言门”, “短信门”, “诈捐门” scandal khiêu dâm; 红眼病 đố kỵ, ganh ghét...
+ Từ bản ngữ + từ mượn + từ bản ngữ, ví dụ: 你OUT 了 toi rồi;
Về cấu tạo, phân loại ngữ lóng tiếng Hán gồm 3 từ tố, chúng tôi xác định mô hình cấu tạo của ngữ lóng gồm 3 từ tố theo các mô hình như sau:
Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 打 兔 子
女 流 氓
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y3 phụ cho Y2; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 上 西 天
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc: bậc 1: Y2 phụ cho Y3; bậc 2: Y2 và Y3 phụ cho Y1.
Y1 Y2 Y3
Ví dụ: 陪 酒 女
外 地 人
Đây là mô hình cấu tạo của có cấu trúc 2 bậc, trong đó bậc 1: Y1 phụ cho Y2; bậc 2: Y1 và Y2 phụ cho Y3.
Ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên có số lượng 151/1.091 đơn vị, chiếm 10.2%. Các đơn vị này không có nhiều đặc điểm giống nhau để tạo nên các mô hình. Vì vậy, chúng tôi không đưa ra các mô hình của các ngữ lóng gồm 4 từ tố trở lên, ví dụ: 梁上君子 đầu trộm đuôi cướp; 自作自受 tự làm tự chịu; 皮肉生涯 lấy lỗ làm lãi; 操你妈的屄 fuck your mom = địt loz con mẹ mày
2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt
2.2.1. Đặc điểm chung về cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt
2.2.1.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo
Trong 2.986 từ ngữ lóng tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được, có thể phân loại chúng theo số lượng từ tố cấu tạo như sau:
Bảng 2.9. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo thành tố cấu tạo
Số lượng từ tố cấu tạo
Tổng số
Tỉ lệ (%)
1 từ tố
759
25,42%
2 từ tố
1.554
52,04 %
3 từ tố
372
12,46%
từ 4 từ tố trở lên
301
10,08%
tổng
2.986
100%
Kết quả thống kê cho thấy, về mặt số lượng: từ tố cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt phổ biến nhất là 2 từ tố, chiếm 52,04%; từ ngữ lóng có một từ tố cấu tạo, chiếm 25,42%; từ ngữ lóng có ba từ tố cấu tạo là 12,46% và từ ngữ lóng có bốn từ tố trở lên là 10,08%. Kết quả thống kê này phù hợp với nhận định chung: từ ngữ tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt; từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có. Điều này phù hợp với xu hướng cấu tạo các đơn vị từ vựng mới song tiết đang không ngừng tăng lên trong tiếng Việt hiện nay. Cũng giống như tiếng lóng trong tiếng Hán, tiếng lóng tiếng Việt nói chung đều gồm những từ ngữ lóng được sử dụng như những vật liệu để tạo ra các phát ngôn lóng.
Dựa vào 2.986 từ ngữ lóng trong tiếng Việt trên chúng tôi khảo sát và phân loại được 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội: buôn lậu, mại dâm, ma túy và trộm cướp để tìm hiểu và nghiên cứu. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.10. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội
xét theo số lượng thành tố cấu tạo
Nhóm xã hội
Số lượng từ tố cấu tạo
Tổng
Tỉ lệ
(%)
Một
từ tố
Hai
từ tố
Ba
từ tố
Từ bốn từ tố trở lên
trộm cướp
104
216
54
51
425
28,87%
ma túy
101
211
55
51
418
28,40%
mại dâm
80
182
43
39
344
23,37%
buôn lậu
69
145
36.
35
285
19,36%
tổng số
354
754
188
176
1.472
100%
phần trăm (%)
24,05%
51,22%
12,77%
11,96%
100%
Dựa vào kết quả phân loại của ở trên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Xét theo nhóm xã hội thì từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội trộm cướp có số lượng lớn nhất có 425/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 28,87%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội ma túy có 418/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 28,40%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội mại dâm có 344/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 23,37%; các từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội buôn lậu có số lượng ít nhất 285/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 19,36%.
- Về số lượng các từ ngữ lóng phân loại theo số lượng các từ tố: các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 754/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 51,22%; các từ ngữ lóng gồm 1 từ tố có số lượng cao: 354/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 24,05%; các từ ngữ lóng lóng gồm 3 từ tố và từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp, lần lượt 188/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 12,77% và 176/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 11,96%.
- Lí giải về kết quả trên như sau:
Thứ nhất, về số lượng từ ngữ lóng thuộc các nhóm có sự chênh lệch nhau nhất định đã phản ánh sự vận động của xã hội: sự phát triển của xã hội luôn có mặt trái là những hệ lụy – tệ nạn xã hội ngày càng “biến tướng”, nhóm xã hội phát triển, thay đổi, theo đó, các nhóm đối tượng sử dụng tiếng lóng, hệ thống tiếng lóng ngày càng được bổ sung, mở rộng
Thứ hai, số lượng các từ ngữ lóng có cấu tạo gồm một và hai từ tố, đặc biệt là các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng lớn thể hiện con đường hình thành, sức sản sinh và ưu thế trong phản ánh sự vật, hiện tượng (mặt nghĩa) của từ ngữ lóng trong tiếng Việt.
Căn cứ vào số lượng từ tố và quan hệ giữa các từ tố trong từng đơn vị chúng tôi phân loại các tiếng lóng thành: từ đơn, từ phức và ngữ (cụm từ) theo các nhóm xã hội trộm cướp, ma túy, mại dâm, buôn lậu. Kết quả phân loại như sau:
Bảng 2.11. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng
Nhóm xã hội
Số lượng từ tố cấu tạo
Tổng
Tỉ lệ
(%)
từ đơn
từ phức
ngữ
Trộm cướp
49
70
306
425
28,87%
Ma túy
31
76
311
418
28,40%
Mại dâm
23
62
259
344
23,37%
Buôn lậu
19
55
211
285
19,36%
Tổng số
122
263
1.087
1.472
100%
Phần trăm (%)
8.27%
17,88%
73,85%
100%
Về mặt từ loại, từ ngữ lóng trong tiếng Việt bao gồm cả những ngữ cố định hoặc tương đối cố định, thậm chí cả những kết hợp mà nhìn về cấu trúc hình thức có phần lỏng lẻo, chỉ cần tách một từ tố ra khỏi kết hợp thì cả kết hợp sẽ không có nghĩa lóng nữa. Ví dụ: “từ A đến Z”; “dư sức qua cầu”; “dâng cháo pha sữa”; “mọc sừng”; “leo cây”... Để tránh một quan niệm quá chặt chẽ về từ cũng như về từ loại, chúng tôi tiếp thu ngữ pháp truyền thống, định nghĩa danh từ và danh ngữ là loại đơn vị có ý nghĩa sự vật; động từ, động ngữ có ý nghĩa hành động; tính từ, tính ngữ có ý nghĩa tính chất, đặc trưng.
2.2.1.2. Đặc điểm về từ loại
Khảo sát và phân loại 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt về mặt từ loại, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội xét theo từ loại
Từ loại
Nhóm xã hội
Tổng
trộm cướp
ma túy
mại dâm
buôn lậu
Từ
Danh từ
53
44
37
13
147
Tỉ lệ (%)
3,60%
2,99%
2,51%
0,88
9,99
Động từ
36
28
22
19
105
Tỉ lệ %
2,45%
1,90%
1,49%
1,29%
7,13%
Tính từ
9
17
11
7
44
Tỉ lệ %
0,61%
1,15%
0,75%
0,48%
2,99%
Ngữ
Ngữ danh từ
178
171
163
139
651
Tỉ lệ (%)
12,09%
11,62%
11,07%
9,44%
44,23%
Ngữ động từ
128
140
96
96
460
Tỉ lệ (%)
8,7%
9,51%
6,52%
6,52%
31,25%
Ngữ tính từ
21
18
15
11
65
Tỉ lệ (%)
1,42%
1,22%
1,02%
0,75%
4,41%
Tổng
425
418
344
285
1472
Tỉ lệ %
28,87
28,40%
23,37%
19,31%
100%
Dựa vào bảng 2.12, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, trong tổng số 1.472 từ ngữ lóng tiếng Việt có 296 từ lóng, chiếm 20,11%: mối, chiêu, lộc, cửa, bánh, nỏ, đồ, hộp, đá, mối, giảo, sái, tỏi, sờ, ngỏm, so, xỉa, dầm (nhiều), lầy, nghếch, sưa, vọt, dạt, nguội trong đó:
- Từ lóng là danh từ: 147/1.472, chiếm 9,99%: cốp, cớm, cửa, đạn, giày, gió, vé, ếch, gà, khoai, hàng, rau, súng, cá, chai, cây, trâu, xế, bi, cỏ, đồ, ke, kẹo, bệnh viện, cửu vạn, ca táp, cá vàng, đại gia, diễn viên, sở khanh, tú bà, tú ông, cáo già, đầu gấu, cò mồi
- Từ lóng là động từ: 105/1.472, chiếm 7,13%: ăn, câu, chai, chém, chuồn, đai, đi, dùng, gả, nhập, phát, sờ, chịch, chiến, chơi, dính, nện, rước, xoạc, ẵm, buông, cuỗm, hớt, mổ, vặt, xỉa, bắn, bồi dưỡng, hành sự, lao động, xếp hình, chôm chỉa, hành động, nghe ngóng, bảo kê, giao dịch
- Từ lóng là tính từ: 44/1.472, chiếm 2,99%: trắng, đen, dầm (nhiều), te, béo, bợ, hắc, lầy, nghếch, sửng, vọt, dạt, đô, nguội, nhỡ, xộp, trục trặc, bốc hơi, nóng bỏng, vui vẻ
Thứ hai, ngữ lóng trong tiếng Việt được tạo thành bằng cách ghép các từ tố (từ) thành ngữ nhằm biểu thị ý nghĩa lóng. Khảo sát 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt, chúng tôi xác định 1.087 ngữ lóng, chiếm 73,85% từ ngữ lóng. Căn cứ vào các nhóm xã hội chúng tôi phân loại 1.087 ngữ lóng. Kết quả thu được như sau:
- Ngữ lóng là ngữ danh từ có 651/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 44,23%: băng đá kí, bàn tay đen, chim lợn, chú thỏ nhồi bông trắng, chủ đầu nậu, cơm trắng, giám đốc chăn bò, hàng mông má, hàng tiểu ngạch, quà đặc biệt, tiền “uống cà phê”, bông hoa nhỏ, bò lạc, cặp dừa, chốn bồng lai, chợ hoa, dân cháo pha sữa, chàng cao cấp, máu 35, ông tóc xoăn, quán đèn mờ, tàu nhanh, chàng kị sĩ, con mòng, người nhện, 1 cái ly, hai cái nút áo, cóng hoa sen
- Ngữ lóng là ngữ động từ có 460/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 31,25%: ăn cám, ăn theo, buôn không gian, góp gió thành bão, lọt buôn giới, mua đường, bóc lịch, mở hàng, mọc sừng, nhậu đặc sản, nộp thuế, thả thính, xâm chiếm em đi, ăn hàng, ăn hồ, bắt mồi, cắt đuôi, đặt hàng, bắt cái tóp, bú đá, dính trấu
- Ngữ lóng là ngữ tính từ có 65/1.472 từ ngữ lóng, chiếm 4,41%: xanh cỏ, cạn tàu, im hơi lặng tiếng, lờn thuốc, dư sức qua cầu, trắng bạc
Về mặt phương thức cấu tạo, phần lớn từ ngữ lóng trong tiếng Việt được hình thành trên cơ sở tiếng Việt. Có nghĩa là, các từ ngữ lóng được tạo ra bằng cách sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt, tức là từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có rồi cấp thêm cho chúng một nghĩa mới - nghĩa lóng. Ví dụ: bệnh viện: nhà tù, cơm trắng (ma túy), con nhạn (gái mại dâm), gắp (lấy tiền), bốc (cướp giật), vắt (lấy nhanh sợi dây chuyền), hớt (lấy cắp), bắt mồi (tìm hàng), dính (mua), phảy (bán), búa (lừa), ngã (bằng lòng), dầm (nhiều), bốc hơi (bị cắp rất nhanh).
Có thể nhận thấy là giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng có những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định với nhau. Chẳng hạn, “hàng” (hàng hóa) có nét nghĩa là “sản phẩm để bán” đã được các nhóm đối tượng buôn lậu sử dụng để chỉ “hàng lậu, hàng giả” và phân loại: hàng nghĩa địa, hàng mông, hàng bao (thuốc lá lậu), hàng cáy/ hàng nhái (hàng giả), hàng tiểu ngạch; từ “ăn” có nghĩa là tự cho vào cơ thể thức ăn để sống đã được nhóm đối tượng trộm cướp dùng với “nghĩa giành về phần mình”: ăn đọp, ăn gio, ăn hàng, ăn hồ Như vậy, nét nghĩa trong tiếng lóng giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập nghĩa tiếng lóng của từ ngữ lóng. Nghĩa tiếng lóng lại được sản sinh do nhu cầu cũng như “cách nhìn nhận, dịch chuyển và sử dụng” từ ngữ lóng của nhóm đối tượng sáng tạo và sử dụng. Vì thế, từ ngữ lóng được tạo ra hết sức đa dạng, phong phú và được nhóm đối tượng sử dụng linh hoạt trong phạm vi tương tác của nhóm. Đặc biệt, từ ngữ lóng do phạm vi nghĩa có tính “cá biệt hóa” nội nhóm cao, đảm bảo tính bảo mật nên rất được các nhóm đối tượng xã hội đen (nhóm đối tượng có xu hướng vi phạm pháp luật) sáng tạo và sử dụng.
Về mặt nguồn gốc, từ ngữ lóng tiếng Việt được cấu tạo chủ yếu từ các đơn vị có nguồn gốc thuần Việt với nhiều cách kết hợp. Từ ngữ lóng tiếng Việt có nguồn gốc mượn Hán, mượn Ấn Âu chiếm tỉ lệ lớn, có 901/1.472 từ ngữ.
Để làm rõ vấn đề, chúng tôi lần lượt phân tích các đặc điểm tiếng lóng tiếng Việt có cấu tạo là từ và tiếng lóng tiếng Việt có cấu tạo là ngữ về các phương diện như: từ loại, nguồn gốc và mô hình cấu tạo.
2.2.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt
Xét về mặt cấu tạo, xuất phát từ những tiêu chí riêng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách phân loại về từ tiếng Việt như sau:
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn (1998) dựa vào hai tiêu chí phân tích và phân loại các từ như sau: 1/ dựa vào số lượng tiếng (hình vị của tiếng Việt) chia từ thành: từ đơn (từ gồm 1 tiếng) và từ ghép (từ gồm nhiều tiếng, tương đương từ đa tiết); 2/ dựa vào tính chất của mối quan hệ thành tố trực tiếp, từ ghép được chia thành: từ ghép phân nghĩa, từ ghép láy âm và từ ghép ngẫu hợp. [6]
Tác giả Diệp Quang Ban (2005) phân loại từ căn cứ vào “phối hợp sự phân loại từ theo tiếng và theo từ tố” [3]. Theo số lượng, từ được chia thành: từ đơn, từ phức. Theo số lượng từ tố, từ được chia thành: từ đơn tố và từ đa tố [3].
Tác giả Đỗ Hữu Châu (2011) căn cứ vào phương t