Luận án Đặc điểm hình thái cộng hưởng từ hố sọ sau, kết quả phẫu thuật dị dạng chiari loại I

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Nền sọ hố sau và bản lề chẩm cổ. 3

1.1.1. Hố sọ sau 3

1.1.2. Xoang tĩnh mạch 5

1.1.3. Thần kinh chi phối màng cứng 6

1.1.4. Động mạch tiểu não sau dưới 6

1.1.5. Não thất tư 7

1.1.6. Đặc điểm sinh lý dịch não tủy 8

1.2. Cơ chế bệnh sinh 9

1.2.1. Phân loại 9

1.2.2. Cơ chế hình thành dị dạng Chiari loại I 10

1.2.3. Cơ chế hình thành rỗng tủy trong Dị dạng Chiari loại I 12

1.3. Chẩn đoán Dị dạng Chiari loại I 15

1.3.1. Triệu chứng lâm sàng dị dạng Chiari loại I 15

1.3.2. Hình ảnh học 17

1.4. Điều trị dị dạng Chiari loại I 21

1.4.1. Điều trị không phẫu thuật 21

1.4.2. Điều trị phẫu thuật Dị dạng Chiari loại I 22

1.4.3. Các phương pháp phẫu thuật dị dạng Chiari loại I 23

1.4.4. Theo dõi sau phẫu thuật 29

1.4.5. Biến chứng sau phẫu thuật 30

1.4.6. Đánh giá sau phẫu thuật 31

1.5. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về DDC loại I 32

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 32

1.5.2. Tại Việt Nam 33

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. Đối tượng nghiên cứu 35

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 35

2.1.2. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu 35

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 36

2.3. Phương pháp nghiên cứu 36

2.3.1. Thiết kết nghiên cứu 36

2.3.2. Cỡ mẫu 36

2.3.3. Nội dung nghiên cứu 36

2.4. Xử lý số liệu 57

2.5. Đạo đức nghiên cứu 57

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng Dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 59

3.1.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 59

3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 61

3.2. Một số đặc điểm hình thái học hố sọ sau trên hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 67

3.2.1. Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não 67

3.2.2. Kích thước hố sọ sau trên hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành 69

3.2.3. Rỗng tủy 71

3.2.4. Các tổn thương hay gặp khác trên hình ảnh cộng hưởng từ 71

3.2.5. Phân bố CSI 71

3.3. Kết quả phẫu thuật điều trị dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 73

3.3.1. Phương pháp phẫu thuật dị dạng Chiari loại I 73

3.3.2. Những yếu tố khó khăn khi phẫu thuật 74

3.3.3. Các tai biến trong phẫu thuật 75

3.3.4. Các biến chứng sau phẫu thuật 75

3.3.5. Kết quả sau phẫu thuật 76

3.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật 78

3.4.1. Liên quan giữa nhóm tuổi với điểm SF 12 và CCOS 78

3.4.2. Liên quan giữa thời gian khởi bệnh với điểm SF12 và CCOS 80

3.4.3. Liên quan giữa rỗng tủy với điểm SF12 và CCOS 81

3.3.6. Kết quả theo từng nhóm đánh giá CCOS 83

3.3.7. Kết quả CCOS của nhóm triệu chứng đau 84

3.3.8. Kết quả CCOS của nhóm triệu chứng không do đau 85

3.3.9. Kết quả CCOS của nhóm chức năng 86

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87

4.1. Đặc điểm lâm sàng dị dạng chiari loại I ở người trưởng thành. 87

4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 87

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng dị dạng chiari loại I ở người trưởng thành. 91

4.2. Đặc điểm hình thái học hố sọ sau trên hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng chiari loại I ở người trưởng thành. 95

4.3. Kết quả phẫu thuật dị dạng chiari loại I ở người trưởng thanh. 103

4.3.1. Chỉ định phẫu thuật 103

4.3.2. Phẫu thuật dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành 104

4.3.3. Kết quả điều trị phẫu thuật 109

4.3.4. Chụp kiểm tra sau phẫu thuật 114

4.3.5. Yếu tố tiên lượng 116

4.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật 117

4.4.1 Nhóm tuổi 117

4.4.2 Thời gian khởi bệnh 117

4.4.3 Rỗng tủy 117

KẾT LUẬN 119

KIẾN NGHỊ 121

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

docx157 trang | Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm hình thái cộng hưởng từ hố sọ sau, kết quả phẫu thuật dị dạng chiari loại I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 1 (3,13) 0 (0,00) Nhận xét: Triệu chứng đau đầu vùng dưới chẩm ở nhóm dưới 40 tuổi và trên 40 tuổi là 40,63% và 69,23%. Run chân tay và teo cơ ở nhóm dưới 40 tuổi gặp nhiều hơn 15,63% và 12,50%; chỉ 7,69% gặp trên 40 tuổi. Ngược lại triệu chứng chóng mặt, buồn nôn; rối loạn thăng bằng, đau tê mặt ở nhóm trên 40 tuổi gặp nhiều hơn là 23,08%; 15,38% và 15,38%. Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm có và không rỗng tủy kèm theo Nhóm NC Đặc điểm lâm sàng Rỗng tủy n (%) Không rỗng tủy n (%) Đau đầu dưới chẩm 11 (44,00) 11 (55,00) Nghiệm pháp Valsalva 1 (4,00) 0 (0,00) Đau tức mắt 1 (4,00) 0 (0,00) Sợ ánh sáng 1 (4,00) 0 (0,00) Hoa mắt 1 (4,00) 0 (0,00) Chóng mặt, buồn nôn 2 (8,00) 1 (5,00) Rối loạn thăng bằng 2 (8,00) 0 (0,00) Ù tai 1 (4,000) 0 (0,00) Đau tai 1 (4,00) 0 (0,00) Nuốt khó 1 (4,00) 0 (0,00) Cơn khó thở 1 (4,00) 0 (0,00) Khản tiếng 1 (4,00) 0 (0,00) Run tay chân 3 (12,00) 3 (15,00) Đau tê mặt 2 (8,00) 1 (5,00) Rối loạn cảm giác 1 (4,00) 0 (0,00) Liệt chân tay 1 (4,00) 0 (0,00) Teo cơ 4 (16,00) 1 (5,00) Rối loạn cơ tròn 1 (4,00) 0 (0,00) Tê chân tay 18 (72,00) 11 (55,00) Nhận xét: Ở 2 nhóm có và không có rỗng tủy kèm theo các triệu chứng biểu hiện cũng có sự khác biệt, đặc biệt ở một số triệu chứng hay gặp như đau đầu vùng dưới chẩm thì 55% ở nhóm không rỗng tủy xuất hiện, còn ở nhóm có rỗng tủy chỉ là 44,0%. Ngược lại thì triệu chứng chèn ép tủy gặp ở nhóm có rỗng tủy nhiều hơn, bao gồm teo cơ là 16,0%; yếu liệt chân tay 4,0% và rối loạn cảm giác là 4,0%; trong khi đó ở nhóm không có rỗng tủy thì gặp ít hơn, lần lượt là 5%, 0% và 0%. 3.1.2.6. Chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật Bảng 3.9. Điểm SF 12 trước phẫu thuật (n=45) Điểm SF 12 Giá trị Min - Max PCS 31,30 ± 18,65 8,33 – 75,0 MCS 40,19 ± 15,86 23,33 – 72,50 Nhận xét: Điểm SF 12 trung bình trước phẫu thuật: điểm thể chất (PCS) là 31,30 ± 18,65, điểm tinh thần (MCS) là 40,19 ± 15,86. - Điểm thể chất thấp nhất là 8,33 trong khi điểm thể chất trung bình ở người bình thường là 56,57. - Điểm tinh thần thấp nhất là 23,33 trong khi điểm tinh thần trung bình ở người bình thường là 60,75. 3.1.2.7. Đặc điểm vẹo cột sống Bảng 3.10. Đặc điểm vẹo cột sống theo các nhóm nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng Vẹo cột sống p Có n (%) Không n (%) < 40 tuổi (n=32) 7 (77,78) 25 (69,44) 0,622* ≥ 40 tuổi (n=13) 2 (22,22) 11 (30,56) Rỗng tuỷ (n=25) 6 (66,67) 19 (52,78) 0,453* Không rỗng tuỷ (n=20) 3 (33,33) 17 (47,22) Tổng 9 (20) 36 (80) * Test Chi-Square Nhận xét: Có 20% người bệnh có vẹo cột sống ngực thắt lưng trên hình ảnh phim X-quang. Trong đó, tỷ lệ vẹo cột sống ở nhóm ≥ 40 tuổi chiếm 22,22% thấp hơn so với nhóm 0,05. Tỷ lệ rỗng tủy ở nhóm vẹo cột sống ngực thắt lưng chiếm 66,67% cao hơn so với nhóm không vẹo cột sống (52,78%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05 3.2. Một số đặc điểm hình thái học hố sọ sau trên hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 3.2.1. Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não 45 người bệnh được chụp CHT sọ não và/ hoặc cột sống cổ khảo sát vùng bản lề chẩm cổ ghi nhận có biến đổi hình dạng của hạnh nhân tiểu não, với hình ảnh dẹt, nhọn đầu, rãnh cuốn não thẳng và thoát vị qua lỗ chẩm xuống ống tủy cổ giống hình then chốt cửa. Bảng 3.11. Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não (mm) Số người bệnh n=45 Tỉ lệ (%) 5 7 11,56 5 – ≤10 16 35,56 10 – ≤20 10 22,22 > 20 12 26,67 Tổng 45 100 Nhận xét: 12 TH (26,67%) có hạnh nhân tiểu não xuống thấp trên 20 mm và trên 10mm là 48,89%. Trong 7 TH có hạnh nhân tiểu não thoát vị 5 mm. Hình 3.1. Thoát vị hạnh nhân tiểu não *Nguồn: NB Nguyễn Thị V, 41T, thoát vị đến 27 mm, phẫu thuật 06.10.2017, mã hồ sơ 2170099020, mã lưu trữ: BL.17.00086720 Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não trung bình được đo ở 45 NB là 12,86 ± 7,28 mm, ít nhất là 5 mm và nhiều nhất là 27 mm. Ở nhóm có rỗng tủy (25 NB) thì mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não trung bình là 10,44 ± 6,19 mm. Sự khác biệt về mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não giữa 2 nhóm có và không rỗng tủy là có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). 3.2.2. Kích thước hố sọ sau trên hình ảnh cộng hưởng từ dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành Bảng 3.12. Kích thước hố sọ sau của người bệnh dị dạng Chiari loại I (n=45) Chỉ số X ± SD Min Max Đường kích trước sau lỗ chẩm (a) 35,87 ± 3,62 28,00 48,70 Chiều dài lều tiểu não (AFE) 48,08 ± 5,86 35,10 57,60 Hạnh nhân tiểu não dưới đường Mc Rae (b) 12,86 ± 7,28 5,00 27,00 Khoảng cách mỏm răng tới đường Mc Rae (c) 5,78 ± 1,81 2,00 9,00 Chiều ngang hố sọ sau (CNHSS) 105,54 ± 6,99 95,00 123,00 Chiều dài đỉnh mái não thất IV đến đường Mc Rae (d) 26,46 ± 4,26 12,99 36,00 Khoảng cách cầu não đến đường Mc Rae (e) 36,22 ± 6,39 11,40 46,00 Khoảng cách thể trai đến đường Mc Rae (f) 57,64 ± 5,49 32,61 65,90 Chiều cao xương chẩm (g) 37,68 ± 4,78 29,05 49,00 Chiều dài xương mặt dốc (h) 41,31 ± 3,72 29,05 48,80 Chiều cao hố sọ sau (k) 61,59 ± 6,55 32,37 71,00 Chiều rộng hố sọ sau (l) 80,73 ± 5,10 72,10 90,10 Góc Boogard 130,87 ± 10,64 117,00 169,15 Góc ưỡn mỏm răng C2 74,34 ± 11,94 60,00 119,00 Góc nền sọ 112,47 ± 7,89 91,00 130,26 Góc ụ chẩm 97,56 ± 10,70 73,00 124,00 Góc Weckenheim 146,23 ± 10,50 116,46 165,00 Nhận xét: Chiều dài xương mặt dốc trung bình 41,31 ± 3,72 mm, góc Boogard trung bình 130,87 ± 10,64 mm, góc nền sọ trung bình 112,47 ± 7,89 mm. Bảng 3.13. Tương quan giữa các chỉ số hố sọ sau và sự đi xuống của hạnh nhân tiểu não Chỉ số R p Đường kích trước sau lỗ chẩm (a) 0,187 0,030 Chiều dài lều tiểu não (AFE) -0,166 0,054 Khoảng cách mỏm răng tới đường Mc Rae (c) - 0,181 0,036 Chiều ngang hố sọ sau (CNHSS) 0,107 0,217 Chiều dài đỉnh mái não thất IV đến đường Mc Rae (d) -0,795 0,0001 Khoảng cách cầu não đến đường Mc Rae (e) - 0,716 0,0001 Khoảng cách thể trai đến đường Mc Rae (f) - 0,553 0,0001 Chiều cao xương chẩm (g) - 0,321 0,0001 Chiều dài xương mặt dốc (h) - 0,596 0,0001 Chiều cao hố sọ sau (k) - 0,497 0,0001 Chiều rộng hố sọ sau (l) 0,042 0,625 Góc Boogard 0,608 0,0001 Góc ưỡn mỏm răng C2 0,212 0,013 Góc nền sọ 0,284 0,001 Góc ụ chẩm - 0,037 0,669 Góc Weckenheim - 0,601 0,0001 Nhận xét: Có sự tương quan thuận giữa sự đi xuống của hạnh nhân tiểu não với đường kính trước sau lỗ chẩm ( r= 0,187; p<0,05), góc Boograd (r = 0,608; p < 0,001), Góc ưỡn mỏm răng C2 (r=0,212; p < 0,05), góc nền sọ (r=0,284; p< 0,001). Có sự tương quan nghịch giữa sự đi xuống của hạnh nhân tiểu não với khoảng cách mỏm răng tới đường Mc Rae (r = -0,181; p< 0,05), chiều dài đỉnh mái não thất IV đến đường Mc Rae (r= -0,795; p< 0,001); Khoảng cách cầu não đến đường Mc Rae (r=-0,716; p< 0,001); Khoảng cách thể trai đến đường Mc Rae (r=-0,553; p< 0,001); Chiều cao xương chẩm (r=-0,321; p< 0,001), Chiều dài xương mặt dốc (r=-0,596; p< 0,001); Chiều cao hố sọ sau (r=-0,497; p< 0,001) và góc Weckenheim (r=-0,601; p< 0,001). 3.2.3. Rỗng tủy Bảng 3.14. Tuổi của 2 nhóm có và không có rỗng tủy Rỗng tuỷ Tuổi trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Có (n=25) 33,64 ± 9,80 19 58 Không (n=20) 38,60 ± 8,17 24 57 Tổng (n=45) p=0,077* *Test One-Way ANOVA Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm rỗng tủy 33,64 ± 9,80 tuổi và của nhóm không có rỗng tủy là 38,60 ± 8,17. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p = 0,077. 3.2.4. Các tổn thương hay gặp khác trên hình ảnh cộng hưởng từ Bảng 3.15. Các tổn thương hay gặp khác trên CHT (n=45) Tổn thương trên CHT Số NB Tỉ lệ (%) Giãn não thất 3 6,67 Nang dịch hố sau 5 11,11 Tình trạng lấp đầy bể lớn DNT 2 4,44 Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu có 3 trường hợp giãn não thất, chiếm 6,67%, giãn toàn bộ hệ thống não thất và không có hình ảnh thấm dịch ở xung quanh não thất. Có 5 người bệnh (11,11%) có nang dưới nhện hố sau. Có 2 NB (4,44%) không thấy hoặc thấy rất ít bể lớn DNT ở hố sau và thấy có sự giảm lưu thông của DNT ở cả trước và sau hành tủy. 3.2.5. Phân bố CSI Bảng 3.16. Phân bố CSI của nhóm nghiên cứu Phân loại CSI Số BN Tỉ lệ (%) 1 8 17,78 2 14 31,11 3 23 51,11 Tổng 45 100 Nhận xét: Trong 45 TH, CSI 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,11%), thấp nhất là CSI chiếm tỷ lệ 17,78%. Bảng 3.17. So sánh các chỉ số hố sọ sau theo phân loại CSI Chỉ số CSI 1 CSI 2 CSI 3 P* Đường kính trước sau lỗ chẩm (mm) (a) 36,99±3,83 35,84±4,77 35,50±2,74 0,614 Chiều dài lều tiểu não (AFE) 45,07±6,98 47,52±6,21 49,47±4,99 0,174 Hạnh nhân tiểu não dưới đường Mc Rae (b) 11,92±7,65 17,53±7,26 10,35±5,95 0,010 Khoảng cách mỏm răng tới đường Mc Rae (c) 6,49±1,45 5,07±1,83 5,97±1,84 0,165 Chiều ngang hố sọ sau (CNHSS) 102,59±7,09 104,66±5,56 107,10±7,57 0,252 Chiều dài đỉnh mái não thất IV đến đường Mc Rae (d) 26,31±3,81 24,51±4,86 27,71±3,69 0,083 Khoảng cách cầu não đến đường Mc Rae (e) 37,40±4,52 33,66±9,09 37,37±4,49 0,198 Khoảng cách thể trai đến đường Mc Rae (f) 57,90±3,89 56,76±7,47 58,09±4,66 0,774 Chiều cao xương chẩm (g) 37,01±4,58 37,52±5,81 38,00±4,34 0,877 Chiều dài xương mặt dốc (h) 42,69±3,94 40,67±4,74 41,22±2,91 0,476 Chiều cao hố sọ sau (k) 60,16±5,79 61,02±9,02 62,43±5,03 0,658 Chiều rộng hố sọ sau (l) 81,90±5,80 81,06±5,08 80,13±5,01 0,680 Góc Boogard 131,50±9,12 133,30±13,08 129,17±9,58 0,522 Góc ưỡn mỏm răng C2 74,50±18,38 75,39±10,64 73,65±10,47 0,915 Góc nền sọ 108,75±9,15 115,30±6,58 112,04±7,87 0,162 Góc ụ chẩm 94,50±16,46 96,67±8,67 99,17±9,58 0,539 Góc Weckenheim 146,50±10,84 143,96±12,76 147,52±9,05 0,615 *Test One-Way ANOVA Nhận xét: Kết quả so sánh kích thước hố sọ sau giữa 3 phân độ của chỉ số CSI cho thấy hầu hết 3 nhóm không có sự khác biệt rõ ràng (p>0,05) về các chỉ số hố sọ sau. 3.3. Kết quả phẫu thuật điều trị dị dạng Chiari loại I ở người trưởng thành. 3.3.1. Phương pháp phẫu thuật dị dạng Chiari loại I Bảng 3.18. Phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Số NB Tỉ lệ (%) Phẫu thuật giải ép chẩm cổ 45 100 Tạo hình màng cứng 45 100 Nhận xét: có 45 NB (100%) được phẫu thuật mở xương sọ giải ép vùng bản chẩm cổ. Có 45 trường hợp (100%) tạo hình được màng cứng bằng cân cơ. Bảng 3.19. Các tổn thương và kĩ thuật xử trí trong phẫu thuật Tổn thương xử trí trong phẫu thuật Số NB Tỉ lệ (%) Bất thường xương sọ chẩm cổ 4 8,89 Cắt cung sau C1 45 100 Cắt cung sau C1 và C2 4 8,89 Mở màng cứng 45 100 Mở màng nhện 37 82,22 Phá sàn não thất IV 37 82,22 Đốt hạnh nhân tiểu não 4 8,89 Sử dụng keo sinh học 6 13,33 Màng nhện viêm dính 37 82,22 Mở lỗ Magendie 37 82,22 Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi có 37 trường hợp (82,22%) được mở màng nhện và 4 trường hợp có hạnh nhân tiểu não thoát vị trên 20mm đến cung sau C2 (8,89%) được đốt hạnh nhân tiểu não bằng dao điện lưỡng cực. Chúng tôi sử dụng keo sinh học Bioglue để phủ xung quanh chỗ tạo hình màng cứng là 6 TH (13,33%), những trường hợp này màng cứng dễ rách, xơ cứng. Sau mổ không có biến chứng rò DNT. Có 4 TH (8,89%) có bất thường xương sọ chẩm cổ (Xương chẩm dày, dính đốt sống cổ C1 – C2). 37 trường hợp (82,22%) được tiến hành phá sàn não thất IV, mở thông lỗ Magendie ra bể dịch não tủy, 37 TH (82,22%) có màng nhện viêm dính. Bảng 3.20. Thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong phẫu thuật Chỉ số Nhóm không rỗng tủy (n=20) Nhóm rỗng tủy (n=25) Chung (n=45) P* Thời gian phẫu thuật (phút) 126,45 ± 35,09 124,40 ± 28,70 125,31 ± 31,33 > 0,05 Lượng máu mất trong phẫu thuật (ml) 110,0 ± 44,72 110,0 ± 28,87 110,0 ± 36,31 > 0,05 *Test One-Way ANOVA Nhận xét: Thời gian phẫu thuật trung bình của 45 trường hơp là 125,31 ± 31,33 phút, trong đó thời gian phẫu thuật của nhóm không rỗng tủy (126,45 ± 35,09 phút) lâu hơn so với nhóm rỗng tủy (124,40 ± 28,70 phút). Lượng máu mất trong phẫu thuật của nhóm không rỗng tủy (110,0 ± 44,72 ml) cũng tương đương với nhóm NB có rỗng tủy (110,0 ± 28,87 ml). Tuy nhiên, sự khác biệt của thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong phẫu thuật ở cả 2 nhóm NB đều không có sự khác biệt với p > 0,05. 3.3.2. Những yếu tố khó khăn khi phẫu thuật Xương sọ chẩm dày 3 trường hợp (6,66%), tiểu não phát triển hơn bình thường, dải màng cứng dày, màng nhện dày và dính nhiều vào tổ chức não 37 trường hợp (82,22%) , rỗng tủy kích thước lớn, kéo dài cổ ngực 20 trường hợp (80%). Hạnh nhân tiểu não xuống thấp, dưới lỗ chẩm trên 20mm 12 trường hợp (26,67%) Hình 3.2. NB Huỳnh Thị Thu M, 47t, tiểu não phì đại, phẫu thuật 30.11.2018 *Nguồn: Mã hồ sơ 2180119722, mã lưu trữ: BL.18.00109289 Hình 3.3. NB Nguyễn Trúc M, 27t, rỗng tủy dài và rộng, phẫu thuật 06.12.2018 *Nguồn : Mã hồ sơ 2180123287, mã lưu trữ: BL.18.00112524 3.3.3. Các tai biến trong phẫu thuật 45/45 NB phẫu thuật giải ép hố sau đều không có tai biến gì trong phẫu thuật. 3.3.4. Các biến chứng sau phẫu thuật Các biến chứng chung Bảng 3.21. Các biến chứng sau phẫu thuật Biến chứng Số BN (n=45) Tỉ lệ (%) Rò DNT 2 4,44 Nhiễm trùng vết mổ 4 8,89 Viêm màng não 1 2,22 Tụ dịch galea 2 4,44 Nhận xét: Có 1 TH viêm màng não sau phẫu thuật (2,22%), 2 TH (4,44%) rò dịch não tủy sau phẫu thuật, 2 trường hợp tụ dịch galea (4,44%), 4 TH (8,89%) nhiễm trùng vết mổ thì 3 trường hợp phải phẫu thuật lại. Viêm màng não: Có 1 TH Kim Hải Đ. số lưu trữ BL.18.00108862 biểu hiện sốt đi kèm cứng gáy, rò dịch qua vết mổ, xét nghiệm DNT có tụ cầu vàng, kháng sinh đồ nhạy với Ceftriaxone. Trường hợp này được phẫu thuật lại, cắt lọc vết thương, vá màng cứng, kháng sinh theo kháng sinh đồ, sau 12 ngày hết sốt, đỡ đau đầu, chuyển tuyến dưới điều trị. 3.3.5. Kết quả sau phẫu thuật 3.3.5.1. Thời gian hậu phẫu và điều trị sau phẫu thuật Bảng 3.22. Thời gian hậu phẫu và điều trị sau phẫu thuật Chỉ số Nhóm không rỗng tủy (n=20) Nhóm rỗng tủy (n=25) Chung (n=45) P* Thời gian hậu phẫu (ngày) 3,80 ± 2,14 3,24 ± 1,69 3,49 ± 1,90 0,332 Thời gian điều trị sau phẫu thuật (ngày) 4,90 ± 1,74 4,44 ± 2,35 4,64 ± 2,09 0,470 *Test One-Way ANOVA Nhận xét: Thời gian hậu phẫu trung bình của 45 TH là 3,49 ± 1,90 ngày, trong đó thời gian hậu phẫu của nhóm không rỗng tủy (33,80 ± 2,14 ngày) dài hơn so với nhóm rỗng tủy (3,24 ± 1,69 ngày). Tương tự, thời gian điều trị sau phẫu thuật của nhóm không rỗng tủy (4,90 ± 1,74 ngày) cũng dài hơn so với nhóm NB có rỗng tủy (4,44 ± 2,35 ngày). Tuy nhiên, sự khác biệt của thời gian hậu phẫu và thời gian điều trị sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm NB đều không có sự khác biệt với p > 0,05. 3.3.5.2. Chất lượng cuộc sống Bảng 3.23. Điểm SF12 sau phẫu thuật 6 tháng Thang điểm SF 12 Thời gian Trước PT Sau PT 6 tháng PCS 31,30 ± 18,65 55,65 ± 13,97 MCS 40,19 ± 15,86 58,04 ± 13,71 Nhận xét: Thực hiện t-test bắt cặp (Paired sample t-test) để so sánh giá trị trung bình điểm SF 12 trước và sau phẫu thuật. - Sau phẫu thuật 6 tháng, điểm PCS được cải thiện một cách có ý nghĩa, tăng trung bình 24,35 điểm (CI 95%: 17,36 -31,35), (t(44)= 7,016; P< 0,001). Tương tự, điểm MCS cũng cải thiện một cách có ý nghĩa, tăng trung bình 17,85 điểm ( CI 95%: 11,49- 24,21 ), (t(44)= 5,66; p<0,001). 3.3.5.4. Kết quả điều trị phẫu thuật chung Chúng tôi theo dõi và khám lại được 45 TH (100%). Bảng 3.24. Kết quả điều trị phẫu thuật theo CCOS Thời điểm đánh giá Số người bệnh (n=45) Tỉ lệ (%) Điểm CCOS trung bình 6 tháng 45 100 14,31 ± 1,08 12 tháng 45 100 14,49 ± 1,12 Nhận xét: Kết quả điều trị sau phẫu thuật đánh giá theo thang điểm Chicago Chiari Outcome Scale (CCOS) ở các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, nhìn chung điểm CCOS ngày được cải thiện theo thời gian. Kết quả cụ thể như sau: - Ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng, chúng tôi theo dõi được tất cả 45 TH (100%), trong đó điểm trung bình CCOS 6 tháng là 14,31 ± 1,08 và CCOS 12 tháng là 14,49 ± 1,12. Bảng 3.25. Kết quả điều trị phẫu thuật theo thời gian và phân loại CCOS Điểm CCOS Thời gian Từ 4-8 n (%) Từ 9-12 n (%) Từ 13-16 n (%) 6 tháng (n=45) 0 (0,0) 3 (6,67) 42 (93,33) 12 tháng (n=45) 0 (0,0) 3 (6,67) 42 (93,33) Nhận xét: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật theo thời gian và phân loại CCOS, có thể thấy: ở các thời điểm theo dõi 6 tháng, 12 tháng đều có kết quả tốt với số lượng NB có điểm CCOS từ 13 – 16 điểm là 93,33%. Không có NB nào có kết quả điều trị phẫu thuật xấu (điểm CCOS từ 4-8). Bảng 3.26. Kích thước rỗng tủy trên cộng hưởng từ trước và sau phẫu thuật 12 tháng (n=25) Kích thước rỗng tủy Thời gian P* Trước PT Sau PT 12 tháng Ngang (mm) 11,22 ± 4,25 4,24 ± 3,45 < 0,001 Trước sau (mm) 8,50 ± 3,63 3,29 ± 3,23 < 0,001 * Parired samples test Nhận xét: Thực hiện t-test bắt cặp (Paired sample t-test) để so sánh giá trị trung bình kích thước rỗng tủy trên cộng hưởng từ trước và sau phẫu thuật. - Sau phẫu thuật 12 tháng, kích thước ngang rỗng tủy được cải thiện một cách có ý nghĩa, giảm trung bình 6,99 ± 2,98 mm ( CI 95%: 5,76 -8,22 ), (t(24)= 11,721; P< 0,001). Tương tự, kích thước trước sau rỗng tủy cũng cải thiện một cách có ý nghĩa, giảm trung bình 5,21 ± 2,31 mm ( CI 95%: 4,26- 6,16), (t(24)= 11,292; p<0,001). 3.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật 3.4.1. Liên quan giữa nhóm tuổi với điểm SF 12 và CCOS Bảng 3.27. Liên quan giữa điểm SF 12 trước PT theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Điểm SF 12 trước phẫu thuật PCS MCS < 40 tuổi (n=32) 33,46 ± 18,44 42,19 ± 16,20 ≥ 40 tuổi (n=13) 25,96 ± 18,80 35,26 ± 14,42 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập ( t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm PCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi (t(44)= 1,514; p= 0,225). - Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm MCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi (p= 0,187). Bảng 3.28. Liên quan giữa điểm SF 12 sau PT theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Điểm SF 12 sau phẫu thuật PCS MCS < 40 tuổi (n=32) 57,29 ± 15,00 57,81 ± 13,83 ≥ 40 tuổi (n=13) 51,60 ± 10,42 58,59 ± 13,95 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm PCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi (t(44)= 1,553; p=0,219). - Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm MCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi (p= 0,865). Bảng 3.29. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với tuổi người bệnh Điểm CCOS12 Nhóm Từ 9-12 n (%) Từ 13-16 n (%) X ± SD < 40 tuổi (n=32) 2 (6,25) 30 (93,75) 14,50 ± 1,08 ≥ 40 tuổi (n=13) 1 (7,69) 12 (92,31) 14,46 ± 1,27 P** > 0,05 *Điểm CCOS12 là điểm CCOS được ghi nhận ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật **Test Chi-Square Nhận xét: Tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật, nhóm người bệnh dưới 40 tuổi có 30/32 TH (93,75%) đạt kết quả tốt; 2/32 TH (6,25%) không thay đổi. Nhóm từ 40 tuổi trở lên thì có 12/13 TH (92,31%) đạt kết quả tốt, 1/13 TH (7,69%) không thay đổi. Kết quả tốt, không thay đổi của nhóm TH dưới 40 và từ 40 tuổi trở lên thì không có sự khác biệt, với p>0,05; độ tin cậy 95%. Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm CCOS tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi (t(44)= 0,11; p= 0,918). 3.4.2. Liên quan giữa thời gian khởi bệnh với điểm SF12 và CCOS Bảng 3.30. Liên quan giữa điểm SF 12 trước PT và thời gian khởi bệnh Thời gian khởi bệnh Điểm SF 12 trước phẫu thuật PCS MCS < 24 tháng (n=39) 32,59 ± 19,40 40,68 ± 15,76 ≥ 24 tháng (n=6) 22,92 ± 10,12 36,94 ± 17,65 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm PCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm thời gian khởi bệnh (t(44)= 1,411; p= 0,241). - Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm MCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm thời gian khởi bệnh (p= 0,597). Bảng 3.31. Liên quan giữa điểm SF 12 sau PT và thời gian khởi bệnh Thời gian khởi bệnh Điểm SF 12 sau phẫu thuật PCS MCS < 24 tháng (n=39) 55,24 ± 13,94 58,46 ± 13,70 ≥ 24 tháng (n=6) 58,33 ± 15,14 55,28 ± 14,70 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm PCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm thời gian khởi bệnh (t(44)= 0,252; p= 0,619). - Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập có ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm MCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm thời gian khởi bệnh (p= 0,602). Từ đó cho thấy, nhóm người bệnh có thời gian khởi bệnh ít hơn 24 tháng có khả năng hồi phục về mặt tinh thần tốt hơn người bệnh có thời gian khởi bệnh từ 24 tháng trở lên. Bảng 3.32. Liên quan giữa kết quả phẫu thuật với thời gian khởi bệnh Điểm CCOS12 Nhóm Từ 9-12 n (%) Từ 13-16 n (%) X ± SD < 24 tháng (n=39) 3 (7,69) 36 (92,31) 14,49 ± 1,14 ≥ 24 tháng (n=6) 0 (7,69) 6 (100) 14,50 ± 1,05 P** > 0,05 *Điểm CCOS12 là điểm CCOS được ghi nhận ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật **Test Chi-Square Nhận xét: Tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật, nhóm người bệnh dưới 40 tuổi có 30/32 TH (93,75%) đạt kết quả tốt; 2/32 TH (6,25%) không thay đổi. Nhóm từ 40 tuổi trở lên thì có 12/13 BN (92,31%) đạt kết quả tốt, 1/13 TH (7,69%) không thay đổi. Kết quả tốt, không thay đổi của nhóm TH dưới 40 và từ 40 tuổi trở lên thì không có sự khác biệt, với p>0,05; độ tin cậy 95%. Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm CCOS tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm thời gian bệnh (t(44)= 0,001; p= 0,980). 3.4.3. Liên quan giữa rỗng tủy với điểm SF12 và CCOS Bảng 3.33. Liên quan giữa điểm SF 12 trước PT và rỗng tủy Rỗng tủy Điểm SF 12 trước phẫu thuật PCS MCS Có (n=25) 33,00 ± 20,66 40,00 ± 16,94 Không (n=20) 29,17 ± 16,05 40,42 ± 14,84 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm PCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm có và không có rỗng tủy (t(44)= 0,464; p= 0,499). - Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm MCS trước phẫu thuật giữa 2 nhóm có và không có rỗng tủy (t(44)= 0,007; p= 0,931). Bảng 3.34. Liên quan giữa điểm SF 12 sau PT và rỗng tủy Rỗng tủy Điểm SF 12 sau phẫu thuật PCS MCS Có (n=25) 53,67 ± 15,23 58,63 ± 11,08 Không (n=20) 58,13 ± 12,13 57,29 ± 16,70 Nhận xét: Thực hiện phép kiểm chứng t- test cho hai mẫu độc lập (t- test student) có ghi nhận sự khác biệt không ý nghĩa thống kê về điểm PCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm có và không có rỗng tủy (t(44)= 1,136; p= 0,292). Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập có ghi nhận sự khác biệt không ý nghĩa thống kê về điểm MCS tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm có và không có rỗng tủy (p= 0,748). Bảng 3.35. Liên quan giữa điểm CCOS và rỗng tủy Điểm CCOS12 Rỗng tủy Từ 9-12 n (%) Từ 13-16 n (%) X ± SD Không (n=20) 1 (5,0) 19 (95,0) 14,60 ± 1,14 Có (n=25) 2 (8,0) 23 (92,0) 14,40 ± 1,12 P > 0,05 *Điểm CCOS12 là điểm CCOS được ghi nhận ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật **Test Chi-Square Nhận xét: Nhận xét: Theo dõi và đánh giá kết quả được 25 TH có rỗng tủy kèm theo 20 TH không rỗng tủy cho những kết quả sau: Nhóm có rỗng tủy kèm theo thì 23/25 trường hợp (92,0%) đạt kết quả tốt, 2/25 trường hợp (8,0%) không thay đổi. Nhóm không có rỗng tủy thì 19/20 trường hợp (95,0%) đạt kết quả tốt, 1/20 trường hợp (5,0%) không thay đổi. Tình trạng tốt, không thay đổi của các nhóm BN có và không có rỗng tủy kèm theo cũng không sự khác biệt, với p>0,05; độ tin cậy 95%. Thực hiện phép kiểm chứng Mann- Whitney cho hai mẫu độc lập có ghi nhận sự khác biệt không ý nghĩa thống kê về điểm CCOS tại thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật giữa 2 nhóm có và không có rỗng tủy (p= 0,558). 3.3.6. Kết quả theo từng nhóm đánh giá CCOS Bảng 3.36. Điểm CCOS ở thời điểm 12 tháng theo từng nhóm đánh giá CCOS12 Nhóm 4 3 2 1 X ± SD Đau 25 17 3 0 3,49 ± 0,63 Không đau 27 13 5 0 3,49 ± 0,69 Sinh hoạt 35 8 2 0 3,73 ± 0,54 Biến chứng 39 6 0 0 3,87 ± 0,34 *Điểm CCOS12 là điểm CCOS được ghi nhận ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật Nhận xét: Ở nhóm triệu chứng đau, các TH hết đau sau phẫu thuật chiếm 55,56%, NB còn vẫn chịu đựng được chiếm 37,78%, NB cần thuốc kiểm soát cơn đau chiếm 6,67%. Không có NB nào đau đầu nặng lên. Hầu hết cácTH hết đau sau phẫu thuật (đạt 4 điểm) với ý nghĩa thống kê trên 95%. Ở nhóm triệu chứng không đau, có 40,0% NB không thay đổi triệu chứng hoặc có cải thiện nhưng không hết hoàn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_dac_diem_hinh_thai_cong_huong_tu_ho_so_sau_ket_qua_p.docx
  • docxTóm tắt English gửi a Dương.docx
  • docxTóm tắt TV 22-8 gui a Dương.docx
  • docxTrang thong tin những đóng góp mới của LA gửi a Dương.docx
Tài liệu liên quan