Luận án Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản hiến pháp của Việt Nam - Nguyễn Thị Ly Na

LỜI CAM ĐOAN . 3

MỤC LỤC. 4

MỞ ĐẦU. 7

1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.7

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 8

2.1. Mục đích nghiên cứu. 8

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 9

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 9

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10

5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN. 11

6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 12

6.1. Về ý nghĩa lí luận . 12

6.2. Về ý nghĩa thực tiễn . 12

7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN . 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA

LUẬN ÁN . 14

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError! Bookmark not

defined.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Error! Bookmark not defined.

1.1.1.1. Nhận xét chung. 14

1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật trên thế giới .Error!

Bookmark not defined.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn bản pháp luật ở Việt NamError! Bookmark

not defined.

1.1.3. Văn văn bản Hiến pháp với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của

ngôn ngữ

học. 25

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN . 27

1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật . 27

1.2.1.1. Một số vấn đề về văn bản quy phạm pháp luật: . 27

1.2.1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ pháp luật . 29

1.2.2. Khái niệm từ, ngữ, câu trong tiếng Việt. 36

1.2.2.1. Về từ, ngữ (cụm từ cố định) trong tiếng Việt . 36

1.2.3. Biến đổi ngôn ngữ. 45

1.2.4. Hiến pháp và các văn bản Hiến pháp ở Việt

Nam.56

1.2.4.1. Định nghĩa Hiến pháp. 465

1.2.4.2. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của các văn bản Hiến pháp ở Việt Nam

. 47

1.2.4.3. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong Hiến pháp . 52

1.3. TIỂU KẾT. 53

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP. 55

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP . 55

2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo. 55

2.1.1.1 Từ đơn.55

2.1.1.2. Từ ghép.57

2.1.2. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ từ loại. 58

2.1.2.1. Danh từ.59

2.1.2.2. Động từ.61

2.1.2.3. Tính từ . 68

2.1.2.4. Đại từ. 69

2.1.2.5. Từ chỉ lượng . 70

2.1.2.6. Liên từ . 71

2.1.3. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp xét ở góc độ nguồn

gốc.78

2.1.3.1. Từ thuần Việt. 72

2.1.3.2. Từ Hán Việt . 72

2.1.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp . 74

2.1.4.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp . 74

2.1.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp .78

2.1.4.3. Con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp . 83

2.1.4.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp.94

2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP . 100

2.2.1. Dẫn nhập . 100

2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các văn bản Hiến pháp. 104

2.2.2.1. Câu có độ dài bất thường .105

2.2.2.2. Sử dụng câu đơn đặc biệt biểu thị các thành phần thể thức và đề mục văn

bản .108

2.2.2.3. Sử dụng câu đơn hai thành phần.109

2.2.2.4. Sử dụng câu ghép chính phụ .110

2.2.2.5. Sử dụng phổ biến cấu trúc tỉnh lược.112

2.2.2.6. Về việc sử dụng dấu câu .113

2.2.2.7. Hiện tượng đề hóa trong câu.113

2.3. TIỂU KẾT. 115

CHƯƠNG 36

BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ GIỮA CÁC BẢN HIẾN PHÁP. 118

3.1. DẪN NHẬP . 118

3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA

VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN . 121

3.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền con người . 121

3.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền công dân. 124

3.2.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ.125

3.2.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền có nhà ở.Error! Bookmark not defined.

3.2.2.3. Biến đổi từ ngữ về quyền của trẻ em.Error! Bookmark not defined.

3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH KINH TẾ . 126

3.3.1. Biến đổi từ ngữ về chế độ kinh tế .126

3.3.2. Biến đổi từ ngữ về hình thức sở hữu.130

3.3.3. Biến đổi từ ngữ về thành phần kinh tế.133

3.4. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ CHẾ ĐỊNH HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ

NƯỚC . 135

3.5. Biến đổi ngôn ngữ về những chế định về ngôn ngữ.

3.6. TIỂU KẾT. 141

KẾT LUẬN. 143

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 147

NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU. 152

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ

CÔNG BỐ. 153

pdf154 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản hiến pháp của Việt Nam - Nguyễn Thị Ly Na, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần 19 lần 3 lần 2 lần Lưu ý rằng: trong văn văn bản Hiến pháp 2013 đại từ TA chỉ xuất hiện trong cụm từ Nhân dân ta thuộc Lời nói đầu còn trong những chế định chính của Hiến pháp không xuất hiện. Khi khảo sát các đại từ như mình đó đấy cũng thấy tương tự như đại từ TA. 2.1.2.5. Từ chỉ lượng Trong Hiến pháp nguyên tắc định lượng là rất quan trọng đòi hỏi Hiến pháp phải xác định rõ chủ thể, đối tượng quan hệ trong Hiến pháp. Để xác định chính xác loại đối tượng đó không bao giờ Hiến pháp dùng cách liệt kê dấu "" hoặc kí hiệu "v.v.". Thay vào đó Hiến pháp dùng từ chỉ lượng để xác định chính xác số lượng đối tượng mà từ biểu thị trong một trường hợp đề cập cụ thể thông thường các văn bản Hiến pháp dùng các từ mỗi tất cả toàn bộ toàn thể các để chỉ số nhiều xác định. Từ những là một trong những rất ít từ chỉ lượng được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng khi sự vật hiện tượng có những đối tượng phương diện không thể liệt kê ra được. Khuynh hướng chung của các văn bản Hiến pháp là sử dụng từ các gấp gần 3 lần từ những nhằm tăng tính chính xác của văn văn bản Hiến pháp cụ thể như sau: Tần số xuất hiện của những, các trong Hiến pháp: 71 Hiến pháp HP 1946 HP 1959 HP 1980 HP 1992 HP 2013 Tổng Các 57 333 199 282 116 1.158 những 29 161 92 63 23 426 TL các/những 19 lần 2.01 lần 204 lần 47 lần 50 lần 272 lần Bảng 2.2.5. Số lần xuất hiện của "các" và "những" trong các văn bản Hiến pháp (Chú thích: HP Hiến pháp TL tỷ lệ) Từ số liệu trên cũng có thể thấy tỷ lệ sử dụng giữa các và những qua các văn bản Hiến pháp đã tăng tiến lần lượt từ 19 > 201 > 204 > 47 > 50. Điều đó cũng nói lên rằng qua thời gian cùng với sự hoàn thiện của kỹ thuật lập hiến độ minh xác của của các văn văn bản Hiến pháp Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. 2.1.2.6. Liên từ Trong Hiến pháp đều sử dụng hai loại liên từ đó là: liên từ chính phụ hay còn gọi là liên từ phụ thuộc và liên từ đẳng lập hay liên từ đẳng kết. Tần số xuất hiện của chúng rất cao. Trong các văn văn bản Hiến pháp liên từ đẳng lập và xuất hiện 2546 lần và liên từ hoặc xuất hiện 253 lần. Liên từ HP 1946 HP 1959 HP 1980 HP 1992 HP 2013 và 63 227 508 411 291 hoặc 16 31 40 38 40 Bảng 2.1.2.6: Liên từ "và" "hoặc" trong 5 văn văn bản Hiến pháp Sở dĩ liên từ và được xuất hiện nhiều nhất so với các từ khác trong Hiến pháp là vì và là một liên từ đẳng lập nhằm nối từ với từ nối các vế câu lại với nhau để tạo sự hài hòa cân đối. Điều 100 Hiến pháp 1992 chế định như sau: "Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu. Uỷ ban thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ các Bộ trưởng các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu và tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu." Trong Hiến pháp để đảm bảo tính chính xác phép liệt kê kết thúc dùng từ và được vận dụng một cách triệt để. Kết thúc phép liệt kê trước một sự vật 72 đối tượng hành động được liệt kê Hiến pháp sử dụng liên từ và. Có nhiều phép liệt kê sử dụng liên từ và trong các văn văn bản Hiến pháp ví dụ: Khoản 2 điều 99 Hiến pháp 1992 chế định: Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định. 2.3. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn văn bản Hiến pháp ở góc độ nguồn gốc Khảo sát trong 5 văn văn bản Hiến pháp chúng tôi nhận thấy rằng không có một từ nào có nguồn gốc Ấn - Âu xuất hiện trong phần nội dung chính của các văn văn bản Hiến pháp. Duy chỉ có trong Lời nói đầu của các văn văn bản Hiến pháp các từ này mới xuất hiện. Từ Giơ-ne-vơ hiệp định Giơ-ne-vơ xuất hiện 2 lần trong Hiến pháp 1959; 1 lần trong Hiến pháp 1980; từ Pa-ri hiệp định Pa-ri xuất hiện 1 lần trong Hiến pháp 1980; cụm từ Mác - Lênin xuất hiện 4 lần trong Hiến pháp 1980 1992 và 2013. 2.3.1. Từ thuần Việt Từ thuần Việt trong các văn bản Hiến pháp chủ yếu là các hư từ trong tiếng Việt như với của là trên trong các . Ngoài ra còn có một số thực từ thuần Việt như sau: Hiến pháp 1946: bắt bớ nhà ở nhà nước nước cờ đi lính gái trai kín trẻ con hôm ngang; Hiến pháp 1959: làm ăn nhà ở nhà nước nước của cải chân tay trí óc vườn trẻ nhà giữ trẻ ; Hiến pháp 1980: xem xét nhà nước đất vợ chồng vợ chồng cha mẹ nhiều ít ; Hiến pháp 2013: nhà nước, vùng đất, vùng trời, vùng biển, kín, đất liền 2.3.2. Từ Hán Việt Tính trang trọng, tính khái quát là một trong những đặc trưng của văn bản Hiến pháp, trong văn bản Hiến pháp, phương tiện làm tăng tính đặc trưng của văn bản Hiến pháp là từ Hán Việt. Thực tế, tiếng Việt chúng ta có quát 73 trình tiếp xúc, giao lưu với tiếng Hán trong một thời gian dài, và hệ quả, trong vốn từ tiếng Việt bộ phận từ ngữ gốc Hán chiếm số lượng nhiều, khoảng 65%. Số lượng từ ngữ này trong tiếng Việt được gọi là Từ Hán Việt. Từ Hán Việt, xét về nguồn gốc là những từ ngoại lai, là những từ vay mượn trong vốn từ tiếng Việt, nhưng quá trình này lại trải qua một thời gian quá dài, lại thường xuyên sử dụng cho nên có những bộ phận từ ngữ chúng ta dường như khó mà phân biệt được đâu là từ có nguồn gốc Hán đâu là từ tiếng Việt. Lý thuyết lấp chỗ trống trong ngôn ngữ học đã khẳng định, trong vốn từ của một ngôn ngữ, của một phương ngữ thường thì khi trong ngôn ngữ, phương ngữ mà khuyết thiếu đơn vị ngôn ngữ nào đó thì phải vay mượn. Vay mượn là để bổ sung vốn từ không có, và vay mượn là làm phong phú thêm vốn từ đang có sẵn. Có những từ thì vay mượn nguyên vẹn, nhưng có những từ khi vào trong vốn từ thì thay đổi có thể chỉ là một nét nghĩa, có thể giữ lại vỏ hình thức còn nghĩa thay đổi hoàn toàn,... Trước thế kỉ 13, tiếng Việt là một ngôn ngữ chưa có chữ viết, lại bị người Trung Quốc đô hộ hơn 1000 năm. Ngôn ngữ dùng trong Hành chính là tiếng Hán. Tiếng Việt của đại bộ phận nhân dân là tiếng Việt khẩu ngữ, dùng để giao tiếp tiếng ngôn ngữ hàng ngày. Nên trải qua thời kỳ Bắc thuộc, trải qua thời kỳ dài chiến tranh, đấu tranh dựng nước và giữ nước, dưới chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến Việt Nam khi điều hành các công việc đã vay mượn một số lượng lớn từ ngữ gốc Hán, như các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học,... Các từ ngữ này thâm nhập vào vốn từ tiếng Việt, được gọi là từ Hán Việt. Thống kê trong 5 văn bản Hiến pháp số lượng từ Hán Việt lần lượt có tỷ lệ sau theo nguồn gốc âm tiết cấu tạo nên chúng: Hiến pháp 1946: 76%; Hiến pháp 1959: 87%; Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001: 88,3%; và Hiến pháp 2013: 896%. Như vậy trong các văn bản Hiến pháp số lượng từ có nguồn gốc 74 Hán Việt chiếm từ 76% đến gần 90%. Số lượng từ Hán Việt trong Hiến pháp 1946 có số lượng ít nhất trong các văn bản Hiến pháp. Vì thuật ngữ là những từ ngữ Hán Việt nhiều nhất, cho nên trong phần thống kê, phân tích và chỉ ra đặc điểm của thuật ngữ chúng tôi có đề cập đến phần nguồn gốc của thuật ngữ, chủ yếu là thuật ngữ Hán Việt. Tuy nhiên, trong Hiến pháp một số từ Hán Việt trong Hiến pháp 1959 được chuyển sang thuần Việt trong Hiến pháp 1980 1992 và 2013 đó là các từ như không phận, lãnh hải được chuyển thành vùng trời, vùng biển. Hay thuật ngữ quyền con người, từ con người được lựa chọn thay cho nhân trong nhân quyền tạo sự gần gũi cho đối tượng thụ hưởng các quyền đó. 2.4. Đặc điểm thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp Thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp được hiểu là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm đối tượng thuộc về quá trình hoạt động được đề cập trong Hiến pháp. Trong kết quả khảo sát của chúng tôi điểm nổi bật làm nên đặc trưng của ngôn ngữ pháp luật trong Hiến pháp chính là hệ thống thuật ngữ trong Hiến pháp. Vì vậy trong phần này của luận án chúng tôi sẽ đi vào mô tả và chỉ ra các đặc điểm của thuật ngữ trong Hiến pháp: 1 Đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp 2 Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp 3 Con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp 4 Đặc điểm định danh của thuật ngữ trong Hiến pháp. Trong phần 4 này chúng tôi lần lượt trình bày về các hệ thống thuật ngữ và đặc điểm định danh của thuật ngữ. 2.4.1. Các đặc điểm chung của thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp Khảo sát 5 văn bản Hiến pháp chúng tôi thống kê được số lượng thuật ngữ như sau: 75 Hiến pháp Số lượng thuật ngữ Hiến pháp 1946 311 Hiến pháp 1959 238 Hiến pháp 1980 482 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001 287 Hiến pháp 2013 335 Bảng 2.4.1: Số lượng thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp Khi phân tích và xem xét các thuật ngữ trong 5 văn bản Hiến pháp chúng tôi nhận thấy thuật ngữ trong Hiến pháp có những đặc điểm chung như sau: 1 Thuật ngữ trong Hiến pháp rất phong phú đa dạng và trải dài ở nhiều ngành nghiên cứu nhiều lĩnh vực đối đượng khác nhau mà Hiến pháp hướng tới điều chỉnh. Thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp có 3 loại chính: Thứ nhất là các thuật ngữ luật nói chung được dùng nhiều trong ngành nghiên cứu luật. Ví dụ: bản án kết tội nghiêm cấm nghĩa vụ kết án khiếu nại xét xử quyền lợi Thứ hai thuật ngữ luật Hiến pháp là những thuật ngữ mô tả những hiện tượng gắn liền với chuyên ngành nghiên cứu luật Hiến pháp: chính thể nhà nước pháp quyền chính quyền địa phương chủ quyền quốc gia dân chủ trực tiếp dân chủ đại diện nguyên tắc tập trung dân chủ quyền giám sát tối cao biểu quyết tán thành trưng cầu ý dân phúc quyết biểu quyết phán quyết ... Thứ ba thuật ngữ của các ngành nghiên cứu khác được đưa vào trong Hiến pháp đó là những lĩnh vực mà Hiến pháp quy định như thuật ngữ kinh tế thuật ngữ giáo dục thuật ngữ môi trường thuật ngữ an ninh thuật ngữ quốc phòng thuật ngữ ngoại giaoVí dụ: thuật ngữ giáo dục như sơ học trường sơ học tập trung trường tư Hiến pháp 1946 giáo dục tiểu học giáo dục mầm non giáo dục đại học giáo dục nghề nghiệp chính sách học bổng học phí; thuật ngữ môi trường như: chính sách bảo vệ môi trường nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học; thuật ngữ khoa học công nghệ: nghiên cứu phát triển chuyển giao ứng dụng; thuật ngữ luật sở 76 hữu trí tuệ: quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thuật ngữ tòa án: phiên tòa án chánh án tòa án nhân dân tối cao thẩm phán phạm tội quả tang xét xử bản án kết tội viên thẩm phán tội nhân ... Các loại thuật ngữ trong Hiến pháp đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính chính xác và tính hệ thống của thuật ngữ tạo cho văn văn bản Hiến pháp tính chính xác và chặt chẽ. 2 Tính hệ thống của thuật ngữ tạo ra các trường nghĩa từ vựng thuộc chuyên ngành nghiên cứu trong luật Hiến pháp. Tính hệ thống của các trường nghĩa từ vựng của thuật ngữ trong Hiến pháp còn thể hiện ở chỗ các thuật ngữ quan hệ với nhau theo lớp lang ngôi thứ chứ không phải chỉ là những thuật ngữ đồng đẳng. Có nghĩa là trong các thuật ngữ của Hiến pháp có thuật ngữ trung tâm và thuật ngữ thứ cấp. Ví dụ trong Hiến pháp 2013 có 119 điều thì đã dành 36 điều để quy định về quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và chính trong 36 điều từ điều 14 đến điều 49 này trường nghĩa về quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện một cách hệ thống dày đặc.. Trường nghĩa Quyền con người có các thuật ngữ sau: quyền sống quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền hiến mô bộ phận cơ thể người và hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư bí mật cá nhân và bí mật gia đình bảo vệ danh dự uy tín của mình. Trường nghĩa Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng có các trường nghĩa nhỏ hơn quy định những vấn đề cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân. - Trường nghĩa Quyền cơ bản của công dân về chính trị: quyền biểu quyết quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội quyền bầu cử quyền ứng cử - Trường nghĩa Quyền cơ bản của công dân về kinh tế như: quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp quyền sở hữu tư nhân quyền thừa kế quyền tự do kinh doanh 77 - Trường nghĩa Quyền cơ bản về văn hóa xã hội: quyền tự do ngôn luận tự do báo chí tiếp cận thông tin hội họp lập hội biểu tình; quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa tham gia vào đời sống văn hóa sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền làm việc và lựa chọn nghề nghiệp việc làm và nơi làm việc; quyền kết hôn li hôn; quyền được sống trong môi trường trong lành;... - Trường nghĩa Nghĩa vụ cơ bản của công dân như: nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; đi lính nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ nộp thuế; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ học tập; nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Trường nghĩa về lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế độc lập tự chủ; nền kinh tế lạc hậu; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hình thức sở hữu; thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước; nền kinh tế quốc dân chủ thể thuộc thành phần kinh tế doanh nhân doanh nghiệp tổ chức đầu tư quy luật thị trường liên kết kinh tế vùng chủ sở hữu Ngoài ra trong Hiến pháp còn có các trường nghĩa mà lĩnh vực luật Hiến pháp hướng đến đó là các trường từ vựng về văn hóa giáo dục khoa học công nghệ môi trường; trường từ vựng về quyền hạn và nghĩa vụ của quốc hội quyền hạn và nghĩa vụ của chủ tịch nước của chính phủ thủ tướng chính phủ của tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân của chính quyền địa phương hội đồng bầu cử quốc gia kiểm toán nhà nước. Có thể nói sự phong phú đa dạng của hệ thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp thể hiện trong trường nghĩa về quyền hạn và nghĩa vụ của công dân của các tổ chức điều hành bộ máy nhà nước các trường nghĩa về các lĩnh vực mà Hiến pháp hướng đến như kinh tế văn hóa giáo dục môi trườnglà để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ đích đáng của nhân dân đã góp phần thể hiện tư tưởng quan trọng cơ bản của văn văn bản Hiến pháp: nhà nước Việt 78 Nam là "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân do Nhân dân vì Nhân dân" "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân". 3 Các thuật ngữ trong Hiến pháp có tính định nghĩa và giải thích cao. Như đã biết định nghĩa là một tiêu chí quan trọng trong các thuật ngữ pháp luật. Định nghĩa trong loại thuật ngữ đặc thù này yêu cầu cao về sự chính xác chặt chẽ rõ ràng hơn hẳn các định nghĩa khác bởi nó liên quan chặt chẽ tới quyền lợi nghĩa vụ và quyền hạn trước pháp luật của của một cá nhân này với một cá nhân khác; cá nhân với tập thể và của cá nhân với xã hội. Vì thế thuật ngữ pháp luật được viết chủ yếu theo ngôn ngữ mô tả giải thích trực diện và đi thẳng vào vấn đề và có sự tương ứng giữa các thuật ngữ cùng loại. Từ đó người tiếp nhận có thể đối chiếu và dễ dàng nhận ra sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng giữa các điều khoản trong Hiến pháp. Ví dụ: thuật ngữ tòa án nhân dân được định nghĩa: "Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp". Còn thuật ngữ tòa án nhân dân tối cao được định nghĩa "Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Hiến pháp 2013. Chính yếu tố hạn định "tối cao" đã làm rõ khu biệt nghĩa của thuật ngữ tòa án nhân dân với thuật ngữ tòa án nhân dân tối cao: cả hai đều là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam nhưng Tòa án nhân dân tối cao về thứ bậc là cơ quan xét xét xử cao nhất. 2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp Khi phân tích về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thành tố trực tiếp. Phương pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố cấu tạo nên thuật ngữ. Từ đó tìm ra được các nguyên tắc cơ sở tạo thành thuật ngữ và các quy luật cấu tạo nên những thuật ngữ này. Theo tác giả Nguyễn Văn Lợi "yếu tố thuật ngữ có thể là hình vị trong thuật ngữ là từ đơn là từ hoặc kếp hợp từ trong thuật ngữ là từ ghép hoặc cụm từ. Yếu tố thuật ngữ là một đơn vị có cấu trúc nhỏ nhất tham gia vào việc cấu 79 tạo thuật ngữ. Về mặt ngữ nghĩa mỗi yếu tố thuật ngữ tương ứng với một khái niệm hay một đặc trưng của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn nhất định". dẫn theo [Nguyễn Văn Lợi 2010 Những vấn đề lí luận trong thuật ngữ học ở Liên Bang Nga Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 6 tr. 25]. Vì vậy xét về mặt cấu tạo yếu tố cấu tạo thuật ngữ có thể gồm: 1 một từ đơn tương đương với một hình vị; 2 một từ ghép hoặc cụm từ tương đương với hai hoặc ba hình vị. a Cấu tạo của thuật ngữ trong Hiến pháp xét theo nguồn gốc yếu tố - Trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ trong các văn bản Hiến pháp của Việt Nam không có một thuật ngữ nào được cấu tạo từ các yếu tố có nguồn gốc Ấn - Âu. Điều này cho thấy sự phát triển của tiếng Việt. Tiếng Việt đã phát triển hiện đại đủ khả năng diễn tả các khái niệm pháp luật mới phức tạp. Do đó Hiến pháp không cần thiết phải vay mượn nhiều yếu tố thuật ngữ Ấn - Âu. - Trong Hiến pháp các thuật ngữ có yếu tố gốc Hán chiếm tỉ lệ đa số tuy nhiên cũng có một số thuật ngữ có yếu tố cấu tạo là thuần Việt. Hiến pháp 1946 có 9/311 thuật ngữ thuần Việt cụ thể là: bắt bớ cờ đàn bà đàn ông đi lính gái trai nhà ở trẻ con hôm ngày nhà nước; Hiến pháp 1959 chỉ có 3 thuật ngữ thuần Việt đó là bầu nhà ở và nhà nước; Hiến pháp 1980 có 10 thuật ngữ thuần Việt đó là: đất đai đất liền đê điều đường biển đường bộ đường không nhà ở; Hiến pháp 2013 có 5 thuật ngữ sau: nhà nước đất liền người nghèo vùng biển vùng trời. - Thuật ngữ kết hợp yếu tố Hán và yếu tố thuần Việt cũng có tỉ lệ tương đối khá cao. Ví dụ: bầu cử bộ máy nhà nước hợp tác quốc tế về kĩ thuật quyền được bồi thường quyền được pháp luật bảo hộ ủy ban của quốc hội cơ quan hành chính dưới tỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh cơ quan nhà nước - Số thuật ngữ chỉ có một yếu tố Hán có 14 thuật ngữ. Đó là các thuật ngữ bộ Hiến pháp 1946 Hiến pháp1980 Hiến pháp 1992 hình Hiến pháp 1946 80 tỉnh huyện quận xã phường Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013 phong tước giáng quyền luật lệnh cấp hàm Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013. - Thuật ngữ chỉ gồm các yếu tố Hán chiếm tỉ lệ lớn chủ yếu. Ví dụ: ban thường vụ; bằng cấp danh dự; hội đồng chính phủ; bảo toàn lãnh thổ; cách thức bãi miễn; cách thức phúc quyết; cách thức tuyển cử; hội đồng nhân dân; hội nghị bất thường; phạm pháp quả tang; phạm tội phản quốc; Như vậy số lượng các thuật ngữ cấu thành từ các yếu tố có nguồn gốc từ Hán là tương đối lớn chiếm tỉ lệ cao. Điều này là hợp lí và có những thuận lợi nhất định vì tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ thuộc cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập có quan hệ tiếp xúc lâu dài nhiều thuật ngữ triết học thuật ngữ chính trị gốc Hán đã đi vào vốn từ tiếng Việt với tư cách là những yếu tố ổn định và được đồng hóa ở mức độ khác nhau. b Cấu tạo thuật ngữ trong Hiến pháp xét theo sự vắng mặt hay có mặt của yếu tố ngữ pháp - Thuật ngữ không chứa yếu tố ngữ pháp: đại biểu quốc hội hội đồng nhân dân an ninh nhân dân dân chủ trực tiếp dân chủ đại diện phúc quyết biểu quyết tán thành an ninh quốc gia đơn vị hành chính đơn vị bầu cử dự án pháp lệnh dự án luật - Thuật ngữ có chứa yếu tố ngữ pháp: Hiếp pháp 1946: không có bất kì một thuật ngữ nào có chứa yếu tố ngữ pháp. Hiến pháp 1959: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; danh hiệu vinh dự của nhà nước; quyền được bồi thường; quyền sở hữu về tư liệu sản xuất; quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu bệnh tật mất sức lao động; quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền được thông tinHiến pháp 1980: quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được bồi thường; công tác trọng tài nhà nước về kinh tế; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; cách mạng về quan hệ sản xuất Hiến pháp 1992: quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; thời điểm hiệu lực của Hiến pháp; bảo hộ quyền lợi của người mẹ; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp 81 Có thể thấy phần lớn các thuật ngữ trong Hiến pháp được cấu tạo theo phương thức trật tự từ mức độ ổn định tính thành ngữ của những thuật ngữ này khá cao. Đây là biểu hiện cần thiết để đảm bảo tính ổn định trong nội hàm khái niệm thể hiện của thuật ngữ. Một số thuật ngữ còn lại được cấu tạo theo phương thức hư từ đó là các thuật ngữ có chứa yếu tố ngữ pháp. Cấu trúc của các thuật ngữ này thường lỏng hơn nhưng lại mang tính miêu tả cao hơn và trong nhiều trường hợp là cần thiết vì nó minh xác được nội dung mà thuật ngữ hạn định. c Cấu tạo của thuật ngữ xét về độ dài của các yếu tố - Các thuật ngữ có độ dài khác nhau dựa trên số lượng của các yếu tố tham gia cấu thành thuật ngữ. + Thuật ngữ có một yếu tố xuất hiện nhiều trong các văn bản Hiến pháp. Tuy nhiên thuật ngữ có cấu tạo một yếu tố thuật ngữ là một từ đơn - một hình vị xuất hiện trong các văn bản Hiến pháp không nhiều. Ví dụ ở Hiến pháp 1946 có 109 thuật ngữ có cấu tạo một yếu tố nhưng chỉ có 13 thuật ngữ có yếu tố cấu tạo thuật ngữ là một từ đơn như cờ thảo bầu bộ tỉnh huyện xã ngụ hôm họp chọn hình ký. Còn 100 thuật ngữ còn lại có yếu tố cấu tạo là một từ ghép hoặc cụm từ gồm 2 từ như: quốc hội chính thể quyền bính quốc ca thủ đô nghĩa vụ quyền lợi công dân quốc dân đàn bà đàn ông tư pháp bắt bớ giam cầm nhà ở thư tín sơ học học phí trường tư dân chủ tự do bãi miễn phúc quyết bầu cử ứng cử tuyển cử bỏ phiếu nhân dân ngân sách chuẩn y hiệp ước nghị viên thẩm tra nghị trưởng triệu tập chính phủ hội nghị quyết nghị tuyên chiến phiếu thuận báo chí quyết định luật biểu quyết ban bốthông tri ưng chuẩn chức quyền tuyên bố chiến tranh kết liễu sắc luật phế bỏ triệu tập kiểm soát phê bình tuyên chiến đình chiến bắt giam xét xử thông tri định đoạt cử tri thành phố địa phương ưng thuận đồng ý từ chức phụ cấp nội các thủ tướng bộ trưởng thứ trưởng nhiệm kì tạm quyền tín nhiệm duyệt y tướng soái lục quân hải quân không quân ký bổ nhiệm nhân viên huy chương đặc xá truy tố quyền hạn thi hành mệnh lệnh thảo luận chất vấn hành chính thành phố thị xã 82 chỉ thị bị cáo thẩm phán tra tấn đánh đập ngược đãi tiểu hình đại hình tội nhân đạo luật. - Thuật ngữ gồm hai yếu tố: Hiến pháp 1946: chính sách thực dân chế độ vua quan bảo toàn lãnh thổ độc lập hoàn toàn kiến thiết quốc gia chính thể dân chủ quốc dân thiểu số tự do ngôn luận tự do xuất bản tự do tín ngưỡng tự do cư trú học trò nghèo người ngoại quốc chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu quyền bầu cử quyền ứng cử cách thức tuyển cử quyền bãi miễn quyền phúc quyết nghị viện nhân dân phó nghị trưởng ban thường vụ chủ tịch nước bầu lại bầu hợp lệ ủy viên chính thức ủy viên dự khuyết hội nghị bất thường thuật lại trường hợp đặc biệt họp kín thảo luận lại vận mệnh quốc gia cách thức phúc quyết bầu lại cuộc bầu cử dự án sắc luật phiên họp gần nhất phạm pháp quả tang tư cách nghị viên cử tri tỉnh phó chủ tịch phó thủ tướng chủ tịch mới hội đồng chính phủ bằng cấp danh dự đại biểu ngoại giao phạm tội phản quốc tội phản quốc tòa án đặc biệt dự án luật cơ quan cấp dưới luật động viên dự án ngân sách liên đới trách nhiệm trả lời bằng thư từ trả lời bằng lời nói kỳ hạn trả lời thư chấn vấn giữ chức quyền hội đồng nhân dân đầu phiếu phổ thông ủy ban hành chính cách thức bãi miễn cơ quan tư pháp tòa án tối cao tòa án phúc thẩm phụ thẩm nhân dân phiên tòa án người bị cáo mượn luật sư viên thẩm phán sửa đổi hiến pháp. - Thuật ngữ gồm 3 yếu tố: Hiến pháp 1946: quyền tự do dân chủ quyền tư hữu tài sản nghị viện nhân dân mới cuộc bầu cử mới cuộc bầu cử lại thảo luận lần thứ nhất thảo luận lần thứ hai ủy ban hành chính bộ ủy ban hành chính tỉnh ủy ban hành chính huyện hội đồng nhân dân tỉnh hội đồng nhân dân địa phương nhân viên hội đồng nhân dân tòa án đệ nhị cấp quyền tự bào chữa. - Thuật ngữ gồm 4 yếu tố: Trong Hiến pháp 1946 có duy nhất một thuật ngữ đó là "quyền dùng tiếng nói của mình". 83 Nhận xét: Trong Hiến pháp phổ biến nhất chiếm số lượng đa số áp đảo là thuật ngữ gồm hai yếu tố trở lên: quyền công dân quyền con người quyền chất vấn quyền tự do đi lại quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động hình thức sở hữu của toàn dân hình thức sở hữu của hợp tác xã Các thuật ngữ có độ dài từ hai yếu tố trở lên cấu trúc lỏng hơn tuy không đảm bảo tiêu chí ngắn gọn của thuật ngữ nhưng lại đảm bảo tính chính xác của thuật ngữ thuật ngữ được hạn định rõ và minh xác hơn. Vì tính chính xác là yêu cầu tất yếu của thuật ngữ của văn bản quy pháp pháp luật đặc biệt là Hiến pháp. 2.4.3. Con đường hình thành thuật ngữ trong Hiến pháp Trong các nghiên cứu về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu đi trước như Sager Hoàng Văn Hành Lê Khả Kế thì trong tiếng Việt có nhiều con đường để hình thành thuật ngữ. Chúng tôi dựa vào kết quả khảo sát và phân tích các thuật ngữ xuất hiện trong 5 văn bản Hiến pháp nhận thấy rằng thuật ngữ trong Hiến p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_ngon_ngu_phap_luat_trong_cac_ban_hien_phap.pdf
Tài liệu liên quan