Luận án Đặc điểm quặng hoá Liti vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh

Trang phụ bìa

- Lời cam đoan

- Mục lục

- Danh mục các bảng

- Danh mục các hình ảnh, đồ thị

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG ĐỨC PHỔ -

SA HUỲNH 6

1.1. Vị trí vùng nghiên cứu trên bình đồ cấu trúc khu vực 6

1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản Li 6

1.3. Cấu trúc địa chất vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh 10

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đặc điểm địa hóa, khoáng vật học của liti (Li) 34

2.2. Công dụng của liti 38

2.3. Các kiểu mỏ liti 39

2.4. Các thuật ngữ được sử dụng 53

2.5. Các phương pháp nghiên cứu 57

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA LITI VÙNG ĐỨC

PHỔ - SA HUỲNH 60

3.1. Đặc điểm phân bố các thân quặng 60

3.2. Đặc điểm địa chất, hình thái cấu trúc các thân quặng 64

3.3. Đặc điểm biến đổi đá vây quanh 72

CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG HOÁ

LITI VÙNG ĐỨC PHỔ - SA HUỲNH 77

4.1. Đặc điểm thành phần khoáng vật 77

4.2. Đặc điểm thành phần hoá học 92

4.3. Điều kiện hóa-lý thành tạo quặng liti 96

v4.4. Quá trình tạo khoáng 98

4.5. Tuổi của khoáng hoá liti và granitoid phức hệ Sa Huỳnh 102

4.6. Xác lập kiểu mỏ và các kiểu quặng Li vùng Đức Phổ -

Sa Huỳnh

106

4.8. Dự báo triển vọng khoáng sản 108

CHƯƠNG 5. CÁC YẾU TỐ KHỐNG CHẾ QUẶNG VÀ TIỀN ĐỀ, DẤU

HIỆU TÌM KIẾM QUẶNG LI VÙNG ĐỨC PHỔ - SA HUỲNH 111

5.1. Các yếu tố khống chế quặng 111

5.2. Tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm dự báo 122

KẾT LUẬN 126

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÂUC 133

pdf149 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm quặng hoá Liti vùng Đức Phổ - Sa Huỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu pegmatit nguyên tố hiếm (Cerný, 1991) )[23, 40] Kiểu pegmatit (type) Phụ kiểu pegmatit (subtype) Dấu hiệu địa hoá Khoáng vật điển h ình Đất hiếm Allanit-monazit (L)REE, U, Th(P, Be, Nb > Ta) allanit monazit Gadolinit Y, (H)REE, Be,Nb > Ta, F (U, Th, Ti, Zr) gadolinit, fergusonit, euxenit, (beryl) (topaz) Beryl Beryl-columbit Be, Nb >< Ta (± Sn, B) beryl columbit-tantalit Beryl-columbit- phosphat Be, Nb >< Ta, P (Li, F ± Sn, B) Beryl, columbit-tantalit, triplit, triphylit 56 Kiểu pegmatit (type) Phụ kiểu pegmatit (subtype) Dấu hiệu địa hoá Khoáng vật điển h ình Phức nguyên tố hiếm Spodumen Li, Rb, Cs, Be, Ta >< Nb(Sn, P, F ± B) spodumen (amblygonit) beryl (lepidolit) tantalite (pollucit) Petalit Li, Rb, Cs, Be, Ta > Nb (Sn, Ga, P, F ± B) petalit (amblygonit) tantalit beryl (lepidolit) Lepidolit F, Li, Rb, Cs, Be Ta > Nb(Sn, P ± B) Lepidolit, microlit, beryl topaz (pollucit) Amblygonit P, F, Li, Rb, Cs Be, Ta > Nb(Sn ± B) amblygonit (lepidolit) beryl (pollucit) tantalit Albit – Spodumen Li(Sn, Be, Ta >< Nb ± B) spodumene (beryl) (cassiterite) (tantalite) Albit Ta >< Nb, Be (Li ± Sn, B) tantalite (cassiterite) beryl 2.4.4. Các khái niệm các Đới khoáng hoá: Đới khoáng hóa là một phần của cấu trúc địa chất, trong đó các thân khoáng sản hoặc các biểu hiện liên quan đến khoáng hóa như đới biến đổi nhiệt dịch; đới tập trung khe nứt, đới dập vỡ có biểu hiện khoáng sản. Kiểu mỏ: Kiểu mỏ là một hay một nhóm mỏ có cùng hoàn cảnh địa chất (đặc điểm đá vây quanh quặng, đá chứa quặng,), giống nhau tương đối về thành phần khoáng vật, các khoáng sản đi kèm. Kiểu quặng: Quặng là tập hợp khoáng vật trong đó chứa các tổ phần có ích đạt yêu cầu công nghiệp. Theo thành phần khoáng vật hay nguyên tố có ích chiếm ưu thế mà chia ra các kiểu quặng. Trong luận án các kiểu quặng phân biệt với nhau bởi nguyên tố có ích (Li, Sn). Trường quặng: Là diện tích chứa quặng bao gồm các mỏ khoáng hoặc các thân quặng gần gũi nhau về thời gian thành tạo, có lien quan với nhau về mặt nguồn gốc nằm bám vào những yếu tố kiến tạo địa phương thuận lợi, hoặc trong khu vực có đá thuận lợi cho khoáng hoá tập trung, hoặc có liên quan nguồn gốc với thể xâm nhập nào đó. Thân quặng: Thân khoáng sản (thân quặng, thân khoáng) là tích tụ khoáng sản phân bố trong một yếu tố cấu trúc hoặc tập hợp các yếu tố cấu trúc địa chất nhất 57 định, có kích thước, chất lượng khoáng sản đáp ứng yêu cầu khai thác và chế biến ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần. Trong luận án sử dụng để chỉ những thân quặng có quy mô, chất lượng đạt chỉ tiêu tính tài nguyên. Thân khoáng hoá: là những biểu hiện khoáng hoá có quy mô nhỏ và chất lượng thấp. Trong luận án sử dụng để chỉ những biểu hiện khoáng sản liên quan Li, Sn có quy mô, chất lượng không đạt chỉ tiêu tính tài nguyên. 2.5. Các phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa a- Tiến hành một số hành trình khảo sát chi tiết các mặt cắt tiêu biểu nhằm xác định mối quan hệ giữa quặng liti với các thực thể địa chất vây quanh khống chế sự thành tạo của chúng. b- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, kiến tạo: đặc điểm uốn nếp, biến dạng, khe nứt, gãy đới dập vỡ khống chế quặng hoá. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc, của các thân quặng. c- Lấy mẫu các loại một cách hệ thống phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. 2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng a- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu liên quan: - Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liti trên thế giới và ở Việt Nam. - Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về địa chất - khoáng sản trong vùng nghiên cứu, trong đó có 3 công trình chính là Đo vẽ bản đồ ĐCKS tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Ba Tơ (Dương Văn Cầu, 2004); Đánh giá thiếc và kim loại hiếm (Ta, Li, Be) vùng La Vi Quảng Ngãi (Phạm Văn Thông, 2009); Đề tài KHCN cấp bộ TNMT.03.52 của chính NCS làm chủ nhiệm. Ngoài ra cũng tham khảo thêm các công trình khác như Đề tài Nghiên cứu công nghệ tuyển và chế biến quặng Li vùng La Vi tỉnh Quảng Ngãi (Đào Duy Anh, 2015); Các bài báo khoa học, các kết quả nghiên cứu quặng liti trong vùng nghiên cứu. - Xử lý, minh giải các kết quả phân tích mẫu. b- Các phương pháp phân tích: Các phương pháp phân tích nhằm phục vụ việc nghiên cứu thành phần 58 khoáng vật, thành phần hoá học của quặng hoá kim loại hiếm liti và các thành tạo liên quan. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các tổ hợp nguyên tố hoá học (nguyên tố chính, nguyên tố có ích đi kèm và nguyên tố hiếm, vết), thành phần khoáng vật, tổ hợp cộng sinh khoáng vật. Điều kiện hoá-lý thành tạo; tuổi; nguồn gốc quặng hoá v.v... * Phương pháp phân tích lát mỏng thạch học: kết quả phân tích đã xác định thành phần khoáng vật, đặc điểm cấu tạo, kiến trúc của quặng liti và các loại đá magma biến chất trong vùng; Đặc biệt với kết quả phân tích trong phòng kết hợp với kết quả khảo sát thực địa và hỗ trợ của các phương pháp phân tích khác đã xác định được và phân chia các kiểu biến chất trao đổi vùng liên quan quặng hoá Li. * Phương pháp phân tích khoáng tướng: nghiên cứu thành phần khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc quặng, tổ hợp cộng sinh khoáng vật, thứ tự sinh thành khoáng vật, phục vụ phân chia thời kỳ và giai đoạn tạo khoáng. * Phương pháp phân tích Rơnghen: nhằm xác định thành phần khoáng vật trong mẫu phân tích, phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với các khoáng vật nhóm mica. * Phương pháp phân tích bao thể: Nghiên cứu nhiệt độ đồng hóa bao thể khí – lỏng, xác định nhiệt độ thành tạo khoáng phục vụ nội dung nghiên cứu điều kiện hóa lý thành tạo và hỗ trợ phân chia các giai đoạn tạo khoáng. * Phương pháp phân tích microsonde: xác định thành phần hóa học của các khoáng vật quặng và các tạp chất, nguyên tố phân tán trong quặng. Đặc biệt với phương pháp này đã xác đ ịnh được nguyên tố hiếm Rb có hàm lượng cao trong quặng liti mà các phân tích trước đây chưa chỉ ra. * Phương pháp phân tích QPHTNT: nghiên cứu thành phần quặng thành phần chính và các nguyên tố quý hiếm có giá trị đi kèm. * Phương pháp phân tích Plasma, ICP-MS nghiên cứu thành phần các nguyên tố hiếm, phân tán cho quặng hóa liti và các đới biến đổi vây quanh quặng. * Phương pháp phân tích đồng vị bền: Phân tích đồng vị δO18 & δD trong khoáng vật thạch anh của pegmatit chứa lepidolit phục vụ xác định nguồn dung dịch 59 (Fluid) tạo quặng. Kết quả phân tích được tính toán và xử lý. Biểu đồ tương quan cho thấy có 1 mẫu rơi vào trường nước magma còn các mẫu khác nằm ở trường nước trung gian. Kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác, nhất là kết quả nghiên cứu các quá trình biến chất trao đổi trong vùng có thể nhận định rằng dung dịch tạo khoáng có nguồn gốc magma nguyên sinh nhưng đã bị hỗn nhiễm do các hoạt động kiến tạo, các hoạt động biến chất trao đổi xảy ra mạnh mẽ trong vùng nghiên cứu. * Phương pháp phân tích tuổi đồng vị: - Phân tích tuổi quặng liti bằng phương pháp Rb/Sr đá tổng. Các bộ mẫu quặng liti được phân tích tại Khoa Địa chất và Vật lý, Đại học Ryukyu, Okinawa, Nhật Bản, sử dụng máy khối phổ đa hệ Neptune Plus MC-ICP-MS (Thermo Scientific). Sai số các tỉ số 87Sr/86Sr là ±0,00001. Biểu đồ tương quan 87Rb/86Sr và 87Sr/86Sr cho kết quả tuổi của bộ mẫu quặng liti là 264±3,6 triệu năm. - Phân tích tuổi tuyệt đối đá granitoid phức hệ Sa Huỳnh bằng phương pháp đồng vị U-Pb trong zircon. Mẫu được gia công, phân tích tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Địa chất và các Quá trình tạo khoáng - Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc (Bắc Kinh). Kết quả phân tích và tính toán tuổi tuyệt đối cho giá trị tuổi là 259,4±7,9 (mẫu SH3) và 251,6±3 mẫu (SH4) triệu năm. c- Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, trao đổi nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Các vấn đề chính như đặc điểm thành phần vật chất quặng; điều kiện hoá- lý thành tạo; các quá trình biến chất trao đổi; kiểu mỏ, kiểu quặng; các yếu tố khống chế; các phương pháp nghiên cứu, luận giải. 60 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT QUẶNG HÓA LITI VÙNG ĐỨC PHỔ - SA HUỲNH 3.1. Đặc điểm phân bố các thân quặng Các thân quặng, thân khoáng hoá chứa Li, Sn trong vùng đã đư ợc phát hiện phân bố tập trung ở khu vực La Vi, trên diện tích chừng 40km2. Tại đây đã khoanh nối và xác định được 20 thân quặng và 20 thân khoáng hoá. Đặc điểm chung của các thân quặng là phân bố trong đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A-PP kn), tại đới ngoại tiếp xúc giữa các thành tạo granitoid phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1 sh) với các đá biến chất nêu trên; Các thân quặng là tập hợp các mạch pegmatoid được khống chế chặt chẽ bởi các hệ đứt gãy, khe nứt tách phương tây bắc - đông nam; trong diện tích tồn tại đới biến đổi albit hoá, greisen hóa phát triển tại phần vòm khối xâm nhập và trong đới tiếp xúc giữa các đá granitoit phức hệ Sa Huỳnh với các đá phiến kết tinh phức hệ Kan Năck. Trong đó, các thân quặng phân bố tập trung chủ yếu ở trường quặng Đồng Răm chỉ có một số thân quặng nhỏ phân bố ở trường quặng Nước Giáp. 3.1.1. Trường quặng Đồng Răm Trường quặng có diện kéo dài theo phương tây bắc đông nam dài khoảng 4km, rộng 2 km. Trường quặng được khống chế bởi hệ 3 đứt gãy song song phương tây bắc - đông nam và khối magma xâm nhập ở phần tây bắc. Cấu trúc địa chất trường quặng bao gồm chủ yếu các đá phiến kết tinh phức hệ Kan Nack, một diện tích nhỏ góc phía tây bắc là các đá magma xâm nhập granit hạt nhỏ sáng màu thuộc pha 2 phức hệ Sa Huỳnh. Phủ lên trên các thành tạo này là đá phun trào bazan hệ tầng Đại Nga (N13 đn) và các trầm tích phun trào N2-Q11. Các đá biến chất thuộc phức hệ Kan Nack bao gồm: đá phiến muscovit, phiến thạch anh hai mica - cordierit, phiến thạch anh - mica – silimanit – andalusit, gneis hai mica, đá phiến thạch anh hai mica có graphit. Trong trường quặng, đã xác định được 20 thân quặng và 15 thân khoáng hoá, trong đó bao gồm 6 thân quặng Li, 9 thân quặng Li-Sn, 5 thân quặng Sn, 14 thân 61 khoáng hoá Li và 1 thân khoáng hoá Sn. Các thân quặng này phân bố tập trung thành ba tiểu khu Đồng Răm, Sông La Vi và A Khâm, cách nhau 300 - 500m. Tiểu khu Đồng Răm Tiểu khu Đồng Răm nằm ở trung tâm trường quặng, bao gồm tập hợp 18 thân quặng, khoáng hoá (6 thân quặng Li-Sn, 1 thân quặng Li, 3 thân quặng Sn và và 8 thân khoáng hoá Li, Sn) diện phân bố có dạng kéo dài theo phương tây bắc – đông nam khoảng 2km, bề rộng khoảng 500m. Các thân quặng phân bố trong đá phiến kết tinh phức hệ Kan Nack, chúng được khống chế bởi các hệ đứt gãy, khe nứt kéo dài phương tây bắc - đông nam. Kích thước dài từ vài chục mét đến 600m; chủ yếu từ 240m đến 480m; dày 0,4m đến 2,3m, trung bình từ 0,9m đến 1,5m. Phương kéo dài chung của các thân quặng chủ yếu là tây bắc - đông nam. Chúng cắm về tây tây nam hoặc bắc đông bắc với góc cắm từ 400 đến 750, có khi cắm thẳng đứng hoặc bị uốn đảo ngược. Hình thái các thân quặng đa dạng và rất phức tạp: dạng mạch, mạch phân nhánh, chuỗi thấu kính, dạng ổ, đới vi mạch. Trong đó dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính phát triển phổ biến, chứa liti và thiếc với hàm lượng đạt công nghiệp, hàm lượng Li2O từ 0,3-1,49%, Sn từ 0,1-5,77%. Đây là diện tích đã đư ợc đánh giá chi tiết có triển vọng nhất trong vùng, có tổng tài dự báo 5.100 tấn Li2O, 2700 tấn Sn, ngoài ra còn có 1.000 tấn Rb. Tiểu khu Sông La Vi Tiểu khu Sông La Vi nằm ở đông nam trường quặng, bao gồm tập hợp 8 thân quặng (7 thân quặng Li và 1 thân quặng Sn) phân bố thành dải kéo dài theo phương á vĩ tuyến khoảng 1,2km, bề rộng khoảng 250m. Kích thước các thân quặng dài từ 200 đến 600m; dày 0,9m đến 1,5m. Phương kéo dài chung của các thân quặng chủ yếu là á vĩ tuyến, nghiêng về tây bắc - đông nam. Chúng cắm về phía nam, tây nam với góc cắm từ 400 đến 750. Hình thái các thân quặng có dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính. Hàm lượng Li2O từ 0,3-1,56%, Sn từ 0,1-0,92%. Đây là diện tích đã được đánh giá chi tiết có triển vọng thứ hai trong vùng, 62 tổng tài dự báo 4.400 tấn Li2O, 970 tấn Rb. Tiểu khu A Khâm Tiểu khu A Khâm nằm ở tây nam trường quặng, bao gồm tập hợp 8 thân quặng, khoáng hoá có quy mô nhỏ (2 thân quặng Li, 1 thân quặng Sn và 5 thân khoáng hoá chứa Li, Sn), kích thước dài từ 200 đến 300m, dày 0,6m đến 1,9m. Phương kéo dài chung của các thân quặng chủ yếu là tây bắc - đông nam. Chúng cắm về phía nam, tây nam với góc cắm từ 500 đến 750. Hình thái các thân quặng có dạng mạch, mạch phân nhánh và thấu kính. Hàm lượng Li2O từ 0,3-1,41%, Sn từ 0,1-2,06%. Đây là diện tích đã được đánh giá chi tiết quy mô nhỏ, có tổng tài dự báo 440 tấn Li2O, 495 tấn Sn và 90 tấn Rb. 3.1.2. Trường quặng Nước Giáp Trường quặng Nước Giáp nằm ở góc tây nam khu vực La Vi với diện tích 2,0km2. Phần lớn diện tích được phân bố bởi các đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A - PP kn ) bao gồm: đá phiến thạch anh 2 mica, đá phiến thạch anh biotit, đá gneis biotit, đá phiến thạch anh felspat..., các đá này là môi trường chứa quặng. Đá granit 2 mica - pha 2 phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1sh2) lộ thành các khối nhỏ phân bố rải rác ở phía bắc và phần trung tâm với diện tích không đáng kể, thành phần chủ yếu là granit 2 mica, granit sáng màu hạt nhỏ - vừa. Các hệ khe nứt chủ yếu có phương tây bắc - đông nam, có lẽ đóng vai trò khống chế các mạch pegmatoid chứa quặng hoá. Tại đây đã xác định được 17 thân mạch, trong đó có 6 thân khoáng chủ yếu là loại hình mạch pegmatoid bị biến đổi greisen hoá, thạch anh hoá chứa thiếc với hàm lượng thấp. Kết quả phân tích hoá thiếc trong các thân mạch cho hàm lượng Sn thấp hơn <0,1% chiếm tỷ lệ 77%, Sn = 0,1 ÷ <0,3% chiếm 23%, hầu hết đều thấp hơn hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O 0,15% chiếm tỷ lệ không đáng kể và cũng không có ý nghĩa về quy mô công nghiệp. Như vậy cho thấy trong diện tích của Nước Giáp, các thân mạch chỉ mang ý nghĩa về mặt khoáng hoá, chủ yếu là về khoáng hoá thiếc. 63 Hình 3.1: Bản đồ địa chất khoáng sản khu vực La Vi (Thành lập theo tài liệu của Phạm Văn Thông, 2009 [14]) 64 3.2. Đặc điểm địa chất, hình thái cấu trúc các thân quặng Đặc điểm chung của các thân quặng là phân bố trong đá phiến kết tinh thuộc phức hệ Kan Năck (A-PP kn), gần ranh giới giữa các thành tạo granitoid phức hệ Sa Huỳnh (P3-T1 sh) với các đá phiến kết tinh phức hệ Kan Nack. Các thân quặng là tập hợp các mạch pegmatoid, dựa trên đặc điểm thành phần vật chất quặng có thể phân chia ra các kiểu quặng hóa bao gồm: quặng Li, quặng Li-Sn, quặng Sn. Về đặc điểm hình thái cấu trúc, kích thước cũng như đặc điểm biến đổi đá vây quanh trong mỗi kiểu quặng có những đặc trưng riêng, phân biệt với kiểu quặng khác. Trên mặt cắt hình (3.10), cho thấy các thân quặng phân bố khá có quy luật. Các thân quặng chủ yếu cắm về phía tây nam, cắm ngược với các đứt gãy chính. Các thân quặng Li nằm ở phần dưới mặt cắt, tiếp đến là các thân quặng Li-Sn và trên cùng là thân quặng Sn. Theo khoảng cách từ các thân quặng đến khối granit (nằm ở phía bắc) thì các thân quặng Li nằm gần khối hơn, tiếp đến là các thân quặng Li-Sn và các thân quặng Sn. Điều này cho thấy có sự phân đới quặng hoá khá rõ ràng, có quy luật nhất định. Tính phân đới ở đây cũng khá giống mặt cắt mô phỏng sự phân đới trường pegmatit kim loại hiếm bao quanh granit nguồn của Cerny đưa ra năm 2012 (Hình 4.24). 3.2.1. Các thân quặng Li Thuộc kiểu quặng này có 10 thân quặng: TQ1, TQ6, TQ17b, TQ21a, TQ21b, TQ22, TQ23, TQ24, TQ25, TQ26 và 13 thân khoáng hoá. Đặc trưng chung thường là các đai mạch mỏng 0,8-1,5m kéo dài từ 230-650m. Hình thái các thân quặng thường là dạng mạch, chuỗi thấu kính. Cấu trúc thân quặng có sự phân đới bao gồm các dải, thấu kính, ổ có màu sắc, kích thước và thành phần khoáng vật khác nhau: phần giữa là các dải thấu kính thạch anh, albit, lepidolit tinh thể lớn, ra hai bên là các dải, thấu kính thạch anh, albit xen các vảy nhỏ lepidolit, chuyển ra ngoài là phần mạch có cấu tạo đặc sít, thành phần chủ yếu là albit tinh thể nhỏ, thạch anh vi tinh và lepidolit dạng vảy nhỏ màu tím nhạt. Biến đổi đặc trưng là albit hoá, phần rìa mạch bị greisen hoá có đi kèm khoáng vật casiterit với hàm lượng nhỏ. Một số thân quặng đặc trưng: 65 - Thân quặng 1 (TQ.1): Thân quặng 1 nằm trong các đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo phương tây bắc - đông nam và phân bố ở phía bắc tây bắc tiểu khu Đồng Răm. Thân quặng 1 kéo dài khoảng 400m, chiều dày từ 0,7 đến 1,5m; trung bình 1,0m. Được khống chế bởi các công trình V.5001, H.328, H.329, V.1533. Cắm dốc gần thẳng đứng, hơi nghiêng về bắc (2075 - 800). Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O = 0,37% ÷ 0,80%; trung bình 0,59%. Thân quặng có cấu tạo đặc sít, dạng phân dải. Thành phần chủ yếu là thạch anh: 40%, lepidolit 27%, albit: 33%; kiến trúc hạt vảy biến tinh. Hình 3.2: Thân quặng 1 gặp tại hào H.328 [14] 66 Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, thạch anh hoá, với chiều dày biến đổi >2,0m, được đặc trưng bởi sự xâm nhiễm của các vi mạch thạch anh trong đá vây quanh; rìa mạch bị biến đổi greisen hoá với mức độ khác nhau. Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 334a thân quặng 1 là 355 (tấn Li2O), trong đó cấp 333 là 125 (tấn Li2O), cấp 334a là 230 (tấn Li2O). - Thân quặng 21a (TQ.21a) Thân quặng 21a nằm ở trung tâm tiểu khu Sông La Vi. Thân quặng dạng mạch, phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, kéo dài theo phương á vĩ tuyến khoảng 620 m, được khống chế bởi các công trình H.174, V.2960, H.310, H.175, H.273, H.177, H.253, H.255, H.250, H.187, H.279, LK.1 và LK.2 với chiều dày từ 0,2 m đến 1,6 m; trung bình 0,6 m. Thế nằm 10 ÷ 2030 ÷ 450. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh: 35 ÷ 42%, lepidolit: 30 ÷ 33%, albit: 25 ÷ 32%, topaz: 3% (Lm.H.177, LmH.187). Khoáng vật quặng là casiterit: 2 ÷ 5hạt, pyrit, tantalit - columbit, hematit (KTH.177, KTH.187, KTH.175). Mạch có cấu tạo khối, định hướng; kiến trúc hạt, vảy biến tinh, kiến trúc pegmatit (Lm-LK1). Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li2O từ 0,17% đến 1,42%; trung bình Li2O = 0,64%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt nhỏ - mịn, dạng ổ, thấu kính nhỏ; duy trì theo phương không liên tục, tại các công trình H.253, H.187 với hàm lượng Sn từ 0,1% đến 0,12%. Lỗ khoan LK.1 và LK.2 bắt gặp thân quặng TQ.21a ở độ sâu tương ứng từ 31,0 đến 31,7m và 33,3 ÷ 34,0 m; dày 0,7 m (LK.1/1, LK.2/1). Mạch có màu xám trắng phớt hồng; mica chứa liti dạng vảy nhỏ màu tím hồng, phân bố không đều, dạng ổ; có casiterit xâm tán thưa (Hình 3.8). Kết quả phân tích cho hàm lượng Li2O = 0,39 ÷0,71% và Sn = 0,04 ÷ 0,1%. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá. Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 334a thân quặng 21a là 480 (tấn Li2O), trong đó cấp 333 là 298 (tấn Li2O), cấp 334a là 182 (tấn Li2O). 67 3.2.2. Các thân quặng Li-Sn Thuộc kiểu quặng này có 5 thân quặng: TQ2b, TQ7, TQ8, TQ10a và TQ18. Đặc trưng chung thường là các đai mạch có bề dày khá lớn 1,1-4,8m kéo dài từ 400- 620m. Hình thái các thân quặng thường là dạng mạch, mạch phân nhánh, chuỗi thấu kính. Cấu trúc thân quặng có sự phân đới bao gồm các dải, thấu kính, ổ có màu sắc, Hình 3.3: Thân quặng TQ.21a bắt gặp trong lỗ khoan LK.2 Hình 3.4: Thân quặng TQ.22 gặp trong lỗ khoan LK.3 kích thước và thành phần khoáng vật khác nhau phần giữa là các dải thấu kính thạch anh, albit, lepidolit tinh thể lớn, ra hai bên là các dải, thấu kính thạch anh, albit xen các vảy nhỏ lepidolit, chuyển ra ngoài là phần mạch có cấu tạo đặc sít, thành phần chủ yếu là albit tinh thể nhỏ, thạch anh vi tinh và lepidolit dạng vảy nhỏ màu tím 68 nhạt và tập hợp thạch anh casiterit. Hàm lượng Li phân bố khá đồng đều theo chiều dài thân quặng, hàm lượng Sn tập trung cao ở các vị trí rìa mạch thường tạo thành các thấu kính, chuỗi, ổ với hàm lượng khá cao, nhất là các vị trí biến đổi greisen hoá, thạch anh hoá mạnh. Biến đổi đặc trưng là albit hoá, greisen hoá đối với kiểu quặng này hiện tượng greisen hoá phổ biến hơn kiểu quặng Li. Một số thân quặng đặc trưng: - Thân quặng 7 (TQ.7): Thân quặng 7 nằm ở trung tâm tiểu khu Đồng Răm, phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam. Thân quặng duy trì liên tục theo phương khoảng 390m, được khống chế bởi các công trình H.104, H.161, H.146, H.155, H.160 và Lỗ khoan LK.5. Thân quặng dạng mạch, xuyên cắt đá vây quanh và có hướng cắm dốc nghiêng về tây nam (200 ÷ 210  50 ÷ 800) với chiều dày từ 0,7m đến 6,3m; trung bình 2,6m. Lỗ khoan LK.5 bắt gặp thân quặng TQ.7 ở độ sâu từ 54,4 đến 55,1m, dày 0,7m. Hình 3.5: Thân quặng 7 gặp tại hào H.104 [14] 69 Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Li 2O từ 0,04% đến 1,12%; trung bình 0,67%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt trung - nhỏ, dạng ổ, không duy trì theo phương; kết quả phân tích hoá thiếc tại H.161 cho Sn = 2,4%, dày 0,8m; tại H.155 cho Sn = 0,18%). Thân quặng TQ.7 có thành phần chủ yếu là thạch anh: 23%, lepidolit: 25%, albit: 52% (Lm.104/2); ngoài ra còn có epidot, sphen, apatit. Khoáng vật quặng gồm casiterit (KT.104). Mạch có cấu tạo khối, định hướng, kiến trúc hạt biến tinh. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá. Tài nguyên cấp 333 + 334a thân quặng 7 là: Li2O = 1.092 tấn; Sn = 144 tấn. - Thân quặng 10a (TQ.10a): Thân quặng 10a nằm gần song song và cách TQ.7 khoảng 60m về phía đông nam; phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam. Thân quặng kéo dài khoảng 540m, được khống chế bởi các công trình H.120, H.144, H.107, H.108, H.145, H.167, H.101, V.1009, H.309. Thân quặng có dạng mạch, có hướng cắm dốc đến dốc đứng, hơi nghiêng về tây nam (190 - 210 60 đến 850) với chiều dày từ 0,5m đến 14,5m; trung bình 2,4m. Hàm lượng Li2O từ 0,22% đến 1,1%; trung bình 0,46%. Ngoài ra thân quặng có nơi xâm tán thiếc hạt lớn, dạng ổ, thấu kính; duy trì theo phương chừng 160m, dày từ 1,4m đến 14,5m, trung bình 4,8m; gồm các công trình khống chế H.107, H.108, H.145, LK.7. Kết quả phân tích hoá thiếc cho hàm lượng Sn = 0,10% đến 4,93%; trung bình 0,91%. Lỗ khoan LK.7 bắt gặp thân quặng TQ.10a ở độ sâu từ 45,1 đến 45,8m, dày 0,7m (LK.7/2). Mạch màu xám trắng, dạng pegmatoit giàu thạch anh bị greizen hoá, cứng chắc; xâm tán casiterit hạt nhỏ mịn với mật độ thưa.(xem ảnh 4.4). Kết quả phân tích mẫu cho hàm lượng Li2O = 0,09% và Sn = 0,1%. Thân quặng có thành phần chủ yếu là thạch anh: 35%, lepidolit: 10%, albit: 55%. Khoáng vật quặng gồm casiterit (10%). Mạch có cấu tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh, nổi ban tàn dư. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là albit hoá, greisen hoá, thạch anh hoá. Tài nguyên cấp 333 + 334a thân quặng 10a là: Li2O = 782 tấn; Sn = 627 tấn. 70 Hình 3.6. Thân quặng TQ.10a gặp trong lỗ khoan LK.7 Hình 3.7. Mẫu Lm1525. Nicol+, 80x: Đá bị biến đổi greisen hoá Hình 3.8. Mẫu lát mỏng LV.104: Tổ hợp thạch anh (Q)+ albit (Ab) + lepidolit (Lp) + casiterit (Cs) trong albitit bị greisen hoá Muscovit Casiteri t Lep Q Fp 71 Hình 3.9: Thân quặng 10a gặp tại hào H.107 [14] 3.2.3. Các thân quặng Sn Thuộc kiểu quặng này có 6 thân quặng: TQ2a, TQ3, TQ4a, TQ4b, TQ16, TQ27 và 7 thân khoáng hoá. Đặc trưng chung thường là các đai mạch mỏng, ngắn có hàm lượng Sn khá cao, biến đổi đặc trưng là greisen hoá. Bề dày các thân quặng 0,5-1,3m kéo dài từ 80-280m. Hình thái các thân quặng chủ yếu là dạng mạch. Cấu trúc thân quặng hầu như không quan sát thấy sự phân đới. Biến đổi khá đặc trưng là greisen hoá mạnh mẽ, hàm lượng Sn tập trung khá cao (cao nhất 5,77%). Một số thân quặng đặc trưng: Thân quặng 16 (TQ.16) Thân quặng TQ.16 nằm độc lập ở phía tây điểm quặng Đồng Răm, thuộc địa bàn thôn A Khâm; phân bố trong đá phiến kết tinh của phức hệ Kan Năck, có phương phát triển theo hướng tây bắc - đông nam. Thân quặng TQ.16 duy trì liên tục theo phương khoảng 490m, được khống chế bởi các công trình H.313, H.197, H.314, H.121, V.2196. Thân quặng dạng mạch, dạng chuỗi thấu kính, có hướng cắm dốc nghiêng về tây nam (10 ÷ 2030 ÷ 500) với chiều dày từ 0,2m - 0,7m; trung bình 0,6m. 72 Thân quặng thuộc loại hình pegmatoid bị biến đổi greisen hoá, cứng chắc với thành phần chủ yếu là thạch anh: 50 ÷ 70%, muscovit: 10 ÷ 30%, felspat: 20 ÷ 25%, sphen, apatit, zircon: ít (LmH.313, LmH.121, LmH.197). Khoáng vật quặng gồm casiterit: 5÷ 20%, pyrit, magnetit, hematit: ít (KTH.121, KTH.197, KTH.313). Casiterit dạng hạt lớn - trung, màu đen, nửa tự hình đến tha hình; phân bố không đều trong mạch, chủ yếu ở phần rìa mạch. Mạch màu trắng phớt vàng, có cấu tạo khối, định hướng yếu; kiến trúc hạt kết tinh. Kết quả phân tích hoá thiếc cho hàm lượng Sn từ 0,1% đến 2,52%; trung bình 0,99%. Thân quặng biểu hiện khoáng hoá Li với hàm lượng Li2O = <0,04%. Các hiện tượng biến đổi vây quanh chủ yếu là greisen hoá, thạch anh hoá. Tài nguyên khoáng sản cấp 333 + 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_quang_hoa_liti_vung_duc_pho_sa_huynh.pdf
Tài liệu liên quan