Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering (Lepidoptera: Eucleidae) hại dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3 Mục đích và yêu cầu đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5

1.2 Khái quát tình hình sản xuất dong riềng và phòng chống bọ nẹt

tại Hưng Yên và Hà Nội 7

1.2.1 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hưng Yên 7

1.2.2 Tình hình sản xuất dong riềng tại Hà Nội 8

1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sâu, nhện hại và

thiên địch của chúng trên dong riềng 9

1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.3.2 Những nghiên cứu trong nước 23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 30iv

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 30

2.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 30

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 30

2.2.3 Dụng cụ nghiên cứu 31

2.3 Nội dung nghiên cứu 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu 33

2.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu, nhện hại và thiên địch

trên dong riềng 33

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của

bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering 34

2.4.3 Nghiên cứu sinh thái học cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 39

2.4.4 Phương pháp xác định thiên địch trên dong riềng tại Hưng Yên,

Hà Nội 41

2.4.5 Phương pháp xác định sự ký sinh của loài ruồi giả ong

S. macer (RGO) trên các pha phát dục của bọ nẹt T. obliquistriga 42

2.4.6 Phương pháp đánh giá năng suất củ của dong riềng ở các mức

hại tại các giai đoạn sinh trưởng của dong riềng 43

2.4.7 Phương pháp điều tra tỷ lệ nhộng trên tàn dư dong riềng 44

2.4.8 Đánh giá tính nhiễm bọ nẹt T. obliquistriga của một số giống

dong riềng 45

2.4.9 Phương pháp thử hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ bọ nẹt 45

2.4.10 Mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga hại dong riềng 47

2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 49

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50

3.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 50v

3.1.1 Thành phần sâu, nhện hại trên dong riềng tại Hưng Yên và

Hà Nội 50

3.1.2 Mức độ phổ biến sâu và nhện hại dong riềng tại Hưng Yên,

Hà Nội 51

3.1.3 Đặc điểm gây hại và tác hại của sâu, nhện hại trên dong riềng

tại Hưng Yên và Hà Nội 54

3.2 Đặc điểm hình thái và sinh học cơ bản của bọ nẹt

T. obliquistriga 62

3.2.1 Đặc điểm hình thái các pha của loài bọ nẹt T. obliquistriga 63

3.2.2 Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T. obliquistriga 73

3.3 Đặc điểm sinh thái cơ bản của bọ nẹt T. obliquistriga 82

3.3.1 Thời gian qua đông của nhộng bọ nẹt T. obliquistriga 82

3.3.2 Đặc điểm phân bố của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên các

lá của dong riềng, tại Hưng Yên 2008 84

3.3.3 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của bọ nẹt T. obliquistriga trên

giống dong riềng đỏ tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2008 85

3.3.4 Diễn biến mật độ và chỉ số hại của Bọ nẹt T. obliquistriga

trên dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2009 86

3.3.5 Diễn biến mật độ bọ nẹt T. obliquistriga và chỉ số hại trên

dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội, năm 2010 88

3.3.6 Thiên địch sâu hại dong riềng tại Hưng Yên và Hà Nội 93

3.4 Biện pháp phòng chống bọ nẹt T. obliquistriga trên dong riềng 101

3.4.1 Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ bọ nẹt 102

3.4.2 Biện pháp vệ sinh đồng ruộng phòng trừ bọ nẹt. 113

3.4.3 Tính nhiễm bọ nẹt của một số giống dong riềng 125

3.4.4 Biện pháp hóa học phòng trừ bọ nẹt trên dong riềng 126vi

3.4.5 Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga

trên dong riềng 128

3.5 Đề xuất quy trình quản lý tổng hợp bọ nẹt trên dong riềng 136

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 139

1 Kết luận 139

2 Đề nghị 141

Các công trình công bố liên quan đến luận án 142

Tài liệu tham khảo 142

Phụ lục 148

pdf175 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering (Lepidoptera: Eucleidae) hại dong riềng ở Hưng Yên và Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đực 10,33 ± 0,07a 8,20 ± 0,08 9,47 ± 0,08b 7,57 ± 0,07 Nhộng cái 11,84 ± 0,10a 9,27 ± 0,13 11,97 ± 0,04b 9,58 ± 0,11 T.thành đực 12,00 ± 0,00a 4,40 ± 0,03 11,95 ± 0,02a 4,14 ± 0,03 T.thành cái 13,35 ± 0,04 a 5,34 ± 0,04 13,05 ± 0,03 b 4,95 ± 0,03 Ghi chú: - n=30; Trong phạm vi cùng một hàng ngang, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P < 0,05. Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy kích thước tuổi 1 là 4,57 ± 0,04 mm x 1,85 ± 0,02 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 4,39 ± 0,04 mm x 1,98 ± 0,03 mm (ở nhiệt độ 30oC); tuổi 2 là 6,68 ± 0,06 mm x 3,72 ± 0,04 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 6,53 ± 0,04 mm x 3,59 ± 0,04 mm (ở nhiệt độ 30 oC); tuổi 3 là 9,33 ± 0,09 mm x 5,68 ± 0,06 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 9,31 ± 0,10 mm x 5,51 ± 0,06 mm (ở nhiệt độ 30oC); tuổi 4 là 65 15,32 ± 0,09 mm x 9,16 ± 0,09 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 14,14 ± 0,10 mm x 8,57 ± 0,09 mm (ở nhiệt độ 30oC); tuổi 5 là 22,05 ± 0,14 mm x 12,17 ± 0,13 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống là 20,62 ± 0,20 mm x 11,94 ± 0,14 mm (ở nhiệt độ 30oC) và tuổi 6 là 27,18 ± 0,13 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 26,02 ± 0,14 mm x 15,49 ± 0,07 mm (ở nhiệt độ 30oC). Kết quả trên cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến kích thước các pha phát dục của sâu non bọ nẹt, tại nhiệt độ 25oC kích thước bọ nẹt cao các pha hơn so với tại nhiệt độ 30oC . Trước khi lột xác sâu non ngừng ăn từ 1/2 đến 1 ngày và thời gian lột xác diễn ra rất nhanh, chỉ từ từ 1 - 2 phút, sâu non ăn hết xác lột của chính nó trong thời gian 1,5 đến 2 giờ đồng hồ. Sâu non khi mới nở màu xanh vàng nhạt, khi chuyển sang các tuổi 2, 3, 4 và 5 màu xanh đậm dần lên và đến tuổi 6 có màu xanh đậm như màu của lá dong riềng, sâu non bọ nẹt gây hại trên dong riềng, phân bố chủ yếu ở lá thứ 3 đến lá thứ 5 kể từ trên xuống, đó là các lá bánh tẻ, thích hợp làm thức ăn cho sâu non. Đặc trưng của sâu non bọ nẹt là khuyết hai hàng chân dài và có vùng bụng dính giống như giác vòi hút, khi sâu non di chuyển thỉnh thoảng tiết ra vết nhầy như vết bò của ốc sên để lại trên bề mặt lá cây dong riềng. Sự vận động của sâu non dựa vào sự chuyển động của cơ bụng, có thể quan sát thấy được khi sâu non vận động trên thủy tinh, nhìn từ bên dưới lên hoặc quan sát khi sâu non di chuyển trong túi nilon trong suốt. Chân sâu non bọ nẹt mọc ở vùng ngực nhỏ bé, đầu bé thụt vào nằm dưới khoang ngực, khi ăn mới vươn dài ra. Phần lưng của sâu non bọ nẹt có mọc nhiều gai lông chia thành các nhánh nối liền tuyến độc. Trên lưng có 5 dải màu, các lỗ thở của sâu non bọ nẹt chạy theo dọc cơ thể, có 9 cặp lỗ thở đối xứng nhau qua vạch trắng. Lỗ thở nằm ở phần lõm trên lưng, có hình cầu dẹt. Dọc trên lưng còn có 2 hàng u lông nằm đối xứng qua vạch lưng gồm có 9 cặp, gai lông ở đỉnh đầu có 2 u lông có số lông là 16, 2 u lông ở phần cuối cơ thể có số lông là 39. Còn lại 16 66 u lông tương đương với 8 cặp u lông nằm sát ở 2 bên sườn gần phần chân đối xứng nhau. Nửa trên đầu của sợi lông có màu nâu đậm có chứa chất độc để phòng vệ. Chân bụng của sâu non thường tiết ra chất dính để cơ thể có thể di chuyển một cách chắc chắn nhất, tạo được độ bám trên lá. Sâu non tuổi 1 Sâu non tuổi 2 lột xác sang tuổi 3 Sâu non tuổi 3 Sâu non tuổi 4 Sâu non tuổi 5 Sâu non tuổi 6 Hình 3.10. Sâu non các tuổi bọ nẹt T.obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) 67 - Nhộng. Khi bắt đầu vào hoá nhộng, lông trên cơ thể sâu non bắt đầu tiết ra chất keo dính, chất keo đó được tiết ra khi toàn cơ thể sâu non được bao bọc lại thành vỏ nhộng và khô cứng lại trong thời gian 4 - 5 giờ (Hình 3.12). Thời gian hoá nhộng hoàn tất trong 2 đến 3 giờ. Nhộng bọ nẹt có màu nâu đến màu nâu đậm trông giống như nhân của quả cau hoặc hạt chè khô, khi sâu non hóa nhộng có thể phân biệt được nhộng đực và nhộng cái bằng kích thước của chúng, nhộng cái thường có kích thước lớn hơn nhộng đực (được kiểm tra qua sự vũ hóa trưởng thành của bọ nẹt) Kích thước (dài x rộng) của nhộng bọ nẹt được trình bày tại bảng 3.3, kích thước nhộng cái là 11,84 ± 0,10 mm (ở nhiệt độ 25oC) và 11,97 ± 0,04 mm (ở nhiệt độ 30oC); nhộng đực 10,33 ± 0,07 mm (ở nhiệt độ 25oC) giảm xuống 9,47 ± 0,08 mm x 7,57 ± 0,07 mm (ở nhiệt độ 30oC). Khi bắt đầu hoá nhộng sâu non tuổi 6 bọ nẹt thường di chuyển xuống tầng lá già hoặc sát gốc dong riềng (Hình 3.11) và hoá nhộng ở đó. Nhộng bọ nẹt có đặc điểm không thấm nước và không bị chìm trong nước, khi vũ hoá trưởng thành cắn thủng vỏ, giống như một cái nắp dậy hình tròn đều và chui ra ngoài. Hình 3.11. Nhộng bọ nẹt dưới gốc dong riềng (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) 68 Bảng 3.4. Kích thước sải cánh, khối lượng của trưởng thành và nhộng ở nhiệt độ 25 và 30o C, tại Thanh Trì, Hà Nội (2009) Chỉ tiêu 25 o C 30 o C Đực Cái Đực Cái Sải cánh (mm) 27,000±0,000 31,953±0,032 a 26,234±0,062 31,860± 0,053 b Khối lượng trưởng thành sống (gam) 0,111±0,001 0,290±0,002 a 0,107±0,001 0,278±0,002 b Khối lượng nhộng (gam) 0,253±0,006 0,366±0,005 a 0,222±0,003 0,344±0,009 a Ghi chú: n = 30, Trong phạm vi cùng hàng ngang, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 Kết quả trên cho thấy rằng kích thước của nhộng đực và cái của bọ nẹt, tại 2 nhiệt độ 25oC và 30oC, tại mức so sánh P= 0,05 có sự tương quan với ở mỗi nhiệt độ nuôi. Khối lượng của nhộng (bảng 3.4) ở hai nhiệt độ 25oC và 30oC như sau: Khối lượng nhộng đực là 0,253±0,006 gam/nhộng tại 250C và 0,222±0,003 g/nhộng tại 300C; khối lượng nhộng cái là 0,366±0,005 gam/nhộng tại nhiệt độ 250C và 0,344±0,009 gam/nhộng tại nhiệt độ 300C, tại mức so sánh P = 0,05 khối lượng nhộng đực và cái không có sai khác ở hai nhiệt độ trên. Hình 3.12. Sâu non tuổi 6 chuẩn bị hóa nhộng (1) và nhộng T. obliquistriga (2) (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) 69 - Trưởng thành. Kích thước thân, sải cánh và khối lượng của trưởng thành nuôi tại nhiệt độ 25oC lớn hơn tại nhiệt độ 30oC (độ tin cậy P=0,05), kết quả tại bảng 3.1 và bảng 3.2 như sau: * Kích thước của trưởng thành bọ nẹt. Kích thước trưởng thành cái là 13,35 ± 0,04 mm x 5,34 ± 0,04 mm (tại nhiệt độ 25oC) giảm xuống 13,05 ± 0,03 mm x 4,95 ± 0,03mm (tại nhiệt độ 30 o C). Kích thước trưởng thành đực tại nhiệt độ 25oC là 12,00 mm x 4,40 ± 0,03 mm và tại nhiệt độ 30oC là 11,95 ± 0,02 mm x 4,14 ± 0,03 mm. (ở hai nhiệt độ nuôi trên kích thước trưởng thành đực không có sự sai khác ở mức P=0,05) * Kích thước sải cánh của trưởng thành bọ nẹt. Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy trưởng thành đực có sải cánh 27,00±0,00 mm tại nhiệt độ 250C và 26,234±0,062 mm tại nhiệt độ 300C và trưởng thành cái có sải cánh 31,953±0,032 mm tại nhiệt độ 250C và 31,860±0,053 mm tại nhiệt độ 300C. * Khối lượng của trưởng thành bọ nẹt. Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy về khối lượng trưởng thành đực là 0,111±0,001 gam/con tại nhiệt độ 250C giảm xuống 0,107±0,001 gam/con tại nhiệt độ 300C. Trưởng thành cái là 0,290±0,002 gam/con tại nhiệt độ 250C giảm xuống là 0,278±0,002 gam/con tại nhiệt độ 300C. * Đặc điểm về hình thái trưởng thành bọ nẹt. Trưởng thành màu xám tro, toàn thân (thân, cánh, chân, đầu) được phủ bằng lớp lông dày và mền, bụng gồm 10 đốt và kích thước bụng trưởng thành cái lớn hơn bụng trưởng thành đực, cánh trước có vân xiên màu trắng (chia cánh thành 2 phần), chạy từ trước ra mép phía sau của cánh, cánh sau trưởng 70 thành đực có màu sắc đậm hơn trưởng thành cái. Trên cánh và phần lưng bụng có các chấm trắng và có một chấm đem ngay cạnh đường vân xiên ở vị trí gần giữa cánh. Mảnh lưng ngực trước của trưởng thành có lớp lông dày và dài hơn so với vị trí khác. Mạch cánh của trưởng thành có mạch dọc theo mép phụ Sc và không phân nhánh, mạch dọc R chia làm 5 nhánh (R1 - R2 - R3 - R4 - R5) trong đó nhánh R3 và R4 cùng chung một đoạn ngắn, mạch dọc giữa M có 3 nhánh M1 - M2 - M3, mạch dọc khuỷu có 2 nhánh Cu1 và Cu2 một mạch dọc mông A (Hình. 3.13). Hình 3.13. Mạch cánh trước bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) Phần lưng của đốt bụng có 5 khoang màu đen, chân phủ một lớp lông dày màu xám tro, mắt kép hình bán cầu màu đen xám, vòi miệng có hai chùm lông. Cơ quan sinh dục phần bên ngoài hình đĩa, bộ phận sinh dục bên ngoài được bảo vệ bằng lớp lông ngắn và ở trưởng thành cái dày hơn trưởng thành đực, trưởng thành cái có 2 buồng trứng hình thuôn dài 2,3 mm màu vàng. Râu đầu trưởng thành cái dài 2,4 mm hình sợi chỉ có 69 đốt, từ đốt 1 đến đốt 13 lông phủ thưa thớt, từ đốt 14 đến đốt 69 các đốt được phủ lông dày. Râu đầu trưởng thành đực dài 2,3 mm hình răng lược có 59 đốt, các đốt được phủ một lớp lông dày (Hình 3.17). Kiểu đậu của trưởng thành bọ nẹt: Trưởng thành cái khi đậu hai cánh 71 tách khỏi thân, đầu hơi chúc xuống, đầu và cánh tạo thành hình tam giác, còn trưởng thành đực khi đậu hai cánh xếp trên lưng, trưởng thành bọ nẹt cũng có kiểu đậu treo lơ lửng trông giống như cái lá khô rất khó phát hiện, khi đậu hai chân trước móc vào giá thể, các chân còn lại và cánh buông tạo thành góc vuông với thân. Bộ phận sinh dục cái (female genitalia) (Hình 3.14): máng đẻ trứng (ovipositor lobes) mảnh, dài trung bình; apophyses anterios dài trung bình; apophyses posteris ngắn; Antrum có kích cỡ trung bình, phẳng, xu hướng hóa sừng ở phần giữa, nối liền với ống dẫn tinh; ống dẫn tinh nhỏ, dài và hóa sừng Túi đựng tinh khá lớn, có dạng hình trứng, cấu tạo màng, có signa hình vòng cung hoá sừng. Bộ phận sinh dục đực (male genitalia) (Hình 3.15) có móc giao cấu (Uncus) ngắn, mảnh với mép ngoài nhỏ; gnathos nhỏ ngắn; culcitula nhỏ, mép ngoài hơi dài; van giao cấu nhỏ, ngắn, sacculus kéo dài khoảng trên 2/3 van giao cấu; phía trong van giao cấu hầu như không có các thùy hình gai; dương cụ có chiều dài xấp xỉ với tổng chiều dài của cơ quan sinh dục; nhỏ dần về phía gốc; thùy bên gồm 2 màng khá mỏng giống nhau và không kéo dài tới đỉnh của dương cụ; phần trên hóa sừng, trong khi đó gần 3/4 của dương cụ gần như màng mỏng Hình 3.14. Cơ quan sinh dục cái bọ nẹt T.obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ và cs, 2010) 72 Hình 3.15. Cơ quan sinh dục đực bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: Trinh Văn Mỵ và cs, 2010) Hình 3.16. Trưởng thành đực (1) và trưởng thành cái (2) bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) Hình 3.17. Râu đầu trưởng thành đực (1), trưởng thành cái (2) bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) 73 3.2.2 Đặc điểm sinh học loài bọ nẹt T. obliquistriga 3.2.2.1 Tập tính hoạt động Tập tính hoạt động của bọ nẹt trưởng thành: Ban ngày rất hiếm khi bay, hầu như đậu im một chỗ (hình 3.18), sau vũ hoá 1 ngày trưởng thành bắt đầu có hoạt động và hoạt động rất mạnh vào chiều tối từ 17 giờ đến 19 giờ 30, trong quá trình hoạt động trưởng thành đực và cái thực hiện ghép cặp. Khi bắt cặp xong trưởng thành cái và đực tìm vị đậu và tiến hành quá trình giao phối, trong thời gian giao phối trưởng thành đực và cái thường đậu im một chỗ, khi giao phối trưởng thành thành bọ nẹt đực và cái đậu đường thẳng (Hình 3.19) Thời gian giao phối từ 12 đến 24 tiếng, khi giao phối vị trí đậu không thay đổi, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau giao phối 1-3 ngày. Hình 3.18. Kiểu đậu trưởng thành bọ nẹt bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: MJ. Bascombe, 2003) Hình 3.19. Tư thế giao phối của bọ nẹt T. obliquistriga (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy trưởng thành đực và cái của bọ nẹt T. obliquistriga không có đặc tính ăn thêm và không xu tính với ánh sáng đèn (kể cả ánh sáng trắng và ánh sáng đỏ). 3.2.2.2 Thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với lá cây trồng xen với dong riềng và sức ăn của chúng trên dong riềng * Thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với lá cây trồng xen với dong riềng Trong thực tế sản xuất hiện nay cùng vùng sản xuất dong riềng, ngoài 74 dong riềng còn có một số cây dài ngày có diện tích sản xuất lớn, tập trung mang tính chất hàng hóa như sắn, chuối tây và một số cây ngắn ngày trồng xen với dong riềng. Vì vậy việc thử tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga với các cây trồng trên là rất cần thiết trong việc quản lý tổng hợp bọ nẹt T. obliquistriga. Kết quả thử nghiệm cho thấy trên 7 loại thức ăn là lá các cây trồng: Dong riềng (Canna edulis Ker), Chuối tây (Musa paradisiaca L.), sắn (Manihot esculenta L.), đậu xanh (Vigna radiata (L) Wilczek), ngô (Zea mays L.), đậu tương (Glycine max (L.) Merr) và lạc (Arachis hypogea L.). Trong số 7 loại lá thức ăn trên, bọ nẹt chỉ ăn lá của 3 loại cây là dong riềng, chuối tây, sắn và các loại lá bọ nẹt không ăn của các cây ngô, đậu tương, đậu xanh và lạc. Sức ăn của sâu non bọ nẹt trên các loại lá dong riềng, chuối tây và sắn tại nhiệt độ 25oC, được trình bày tại bảng 3.5a Bảng 3.5a. Sức ăn của bọ nẹt T. obliquistriga trên chuối tây, sắn tại nhiệt độ 250C, ẩm độ 75% Tuổi Khối lượng lá bị sâu non ăn (gram) LSD0,05 CV(% Lá dong riềng Lá chuối tây Lá sắn 1 0,52 ± 0,07 0,49 ± 0,07 0,47 ± 0,07 0,20 7,0 2 0,76 ± 0,03 0,74 ± 0,03 0,66 ± 0,03 0,89 5,8 3 1,43 ± 0,09 1,31 ± 0,10 1,19 ± 0,10 0,27 4,5 4 3,15 ± 0,19 2,57 ± 0,14 2,31 ± 0,17 0,47 4,9 5 3,22 ± 0,21 2,64 ± 0,25 2,05 ± 0,31 0,72 4,6 6 7,83 ± 0,41 7,24 ± 0,47 6,66 ± 0,54 1,34 5,0 Tổng KL 16,93 ± 0,38 14,99 ± 0,48 13,34 ± 0,63 1,45 3,4 Trong 3 loại thức ăn là lá bánh tẻ dong riềng, lá chuối tây và lá sắn, sâu non bọ nẹt T. obliquistriga ăn lá dong riềng nhiều nhất (16,93 ± 0,38 gram), sau đó là chuối tây (14,99 ± 0,48 gram) và lá sắn được sâu non bọ nẹt ăn ít nhất (13,34 ± 0,63 gram). Như vậy qua đó có thể đánh giá được dong riềng, chuối tây và sắn chúng là những ký chủ thích hợp của bọ nẹt T. obliquistriga, 75 việc phát triển sản xuất 3 loại cây trồng trên cùng một vùng sản xuất, có nguy cơ dẫn đến rủi ro lớn khi bọ nẹt trở thành dịch hại nghiêm trọng, việc phòng chống chúng trở nên khó khăn và tốn kém. Trên cơ sở thử tính ăn của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga trên 7 loại lá thức ăn, có thể mô tả sự lựa chọn thức ăn thích hợp của bọ nẹt được trình bày tại bảng 3.5b, để làm cơ sở lựa chọn cây trồng xen canh hoặc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trong sản xuất dong riềng, nhằm giảm những thiệt hại do bọ nẹt T. obliquistriga gây nên. Bảng 3.5b. Mức độ ăn lá của bọ nẹt T. obliquistriga trên một số cây trồng trong vùng sản xuất và trồng xen với dong riềng STT Loại thức ăn (lá cây) Mức độ ăn Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Dong riềng Canna edulis Ker + + + 2 Chuối tây Musa paradisiaca L. + + 3 Sắn Manihot esculenta L. + 4 Đậu xanh Vigna radiata (L) Wilczek - 5 Ngô Zea mays L. - 6 Lạc Arachis hypogea L. - 7 Đậu tương Glycine max (L.) Merr - Ghi chú. Mức độ ăn: +++: ăn nhiều ++: ăn khá +: ăn ít -: không ăn Trong các đĩa có lá đậu xanh, ngô, đậu tương và lạc, sâu non bọ nẹt không có phản ứng ăn, không di chuyển được và chết trong ngày thứ 4 kể từ ngày thả sâu. Kết quả thử nghiệm hoàn toàn phù hợp với kết luận của Hollway (1984b) [39] bọ nẹt chỉ ăn trên cây mà bề mặt lá không có lông (lá có bề mặt trơn). Bọ nẹt không ăn được lá Đậu tương, đậu xanh và lạc, vì sâu non bọ nẹt khuyết thiếu hai hàng chân dài, khi di chuyển bụng sâu non bọ nẹt dính sát bề mặt lá, do vậy lông trên bề mặt của lá đã cản trở sự di chuyển của sâu non bọ nẹt. 76 Với kết quả thử nghiệm về tính ăn của bọ nẹt T. obliquistriga trên 7 loại thức ăn trên, việc phát triển dong riềng, chuối, sắn trên qui mô lớn, diện tích tập trung làm cho khả năng bùng phát thành dịch hại bọ nẹt T. obliquistriga là rất lớn, sẽ làm thiệt hại đến năng suất cây trồng và giảm hiệu quả trong đầu tư sản xuất. Trồng xen ngô, đậu đỗ với dong riềng, do chúng không phải là ký chủ của bọ nẹt T. obliquistriga nên không có tác dụng hỗ trợ về mặt thức ăn cho bọ nẹt phát triển, mà ngược lại có thể tạo ra sự cạnh tranh về sinh thái giữa sâu hại và thiên địch trên cây trồng xen với bọ nẹt hại dong riềng. * Sức ăn lá dong riềng của sâu non T. obliquistriga. Sức ăn của sâu non bọ nẹt tăng từ từ tuổi 1 đến tuổi 6. Thời gian phát dục của sâu non bọ nẹt 33,81 ngày tại nhiệt độ 30oC và 38,22 ngày tại nhiệt độ nuôi 25oC, điều đó cho thấy thời gian gây hại của sâu non là rất dài. Sức ăn của sâu non bọ nẹt tại các nhiệt độ 25oC và 30oC. Kết quả được trình bày tại bảng 3.6 Bảng 3.6. Sức ăn lá dong riềng của sâu non bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 75% Sâu non Sức ăn của sâu non (gram) 25 o C 30 o C Tuổi 1 0,52 ± 0,07 0,27 ± 0,02 Tuổi 2 0,76 ± 0,03 0,65 ± 0,02 Tuổi 3 1,43 ± 0,09 0,81 ± 0,05 Tuổi 4 3,15 ± 0,19 1,48 ± 0,12 Tuổi 5 3,22 ± 0,21 2,24 ± 0,22 Tuổi 6 7,83 ± 0,41 6,78 ± 0,28 Tổng khối lượng 16,93 ± 0,38 12,23 ± 0,28 Ghi chú: n = 30 77 Khối lượng lá sâu non bọ nẹt ăn tăng lên qua các tuổi như sau: Tuổi 1 là 0,52 ± 0,07 gam (tại nhiệt độ 25oC) và 0,27 ± 0,02 gam (tại nhiệt độ 30oC); tuổi 2 tăng lên là 0,76 ± 0,03 (tại nhiệt độ 25oC) và 0,65 ± 0,02 gam (tại nhiệt độ 30 oC); tuổi 3 tăng lên là 1,43 ± 0,09 gam (tại nhiệt độ 25oC) và 0,81 ± 0,05 gam (tại nhiệt độ 30oC); tuổi 4 tăng lên là 3,15 ± 0,19 gam (tại nhiệt độ 25oC) và 1,48 ± 0,12 gam (tại nhiệt độ 30oC); tuổi 5 tăng lên là 3,22 ± 0,21 gam (tại nhiệt độ 25oC) và 2,24 ± 0,22 gam (tại nhiệt độ 30oC) và tuổi 6 tăng lên là 7,83 ± 0,41 gam (tại nhiệt độ 25oC) và 6,78 ± 0,28 gam (tại nhiệt độ 30oC). Tổng khối lượng lá một sâu non bọ nẹt ăn là 16,93 ± 0,38 gam tại nhiệt độ 25oC và 12,23 ± 0,28 gam tại nhiệt độ 30oC. Thời gian sinh trưởng của dong riềng từ trồng đến thu hoạch là 9 - 10 tháng, tổng số lá dong riềng trên một thân là 9 - 11 lá, trong đó các lá 3, 4 và 5 là hữu hiệu quan trọng nhất và 3 lá có khối lượng là 16,0 gam (trừ phần cuống lá), như vậy cứ một đời sâu non ăn hết 3 lá (gồm các lá 3, 4 và 5) và 3 sâu non bọ nẹt tuổi 6 sẽ ăn hết khối lượng lá đó trong khoảng 4 - 5 ngày. Qua đó cho thấy sức ăn của sâu non bọ nẹt là khá lớn, nếu điều kiện thuận lợi bọ nẹt phát triển thành dịch, không ngăn chặn kịp thời sẽ gây thiệt hại rất lớn về năng suất cho dong riềng. 3.2.2.3 Thời gian phát dục của bọ nẹt Thosea obliquistriga Hering * Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt ở điều kiện phòng bán tự nhiên. Bọ nẹt (BN) được nuôi 2 đợt tại điều kiện phòng bán tự nhiên, đợt 1 (thời gian nuôi bắt đầu từ 11/4/2009 kết thúc ngày 5/7/2009): nhiệt độ trung bình phòng của đợt nuôi là 27,2oC, ẩm độ 82 %, đợt 2 (thời gian nuôi bắt đầu từ 30/4/2009 kết thúc ngày 16/7/2009): nhiệt độ trung bình phòng của đợt nuôi là 28,5 oC, ẩm độ 79%. Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt tại nhiệt độ trung bình 27,2oC và 28,5 oC, ở phòng bán tự nhiên. Kết quả được trình bày tại bảng 3.7. 78 Bảng 3.7. Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt T. obliquistriga qua 2 đợt nuôi sâu ở điều kiện phòng bán tự nhiên Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) 27,2 oC, ẩm độ 82% 28,5 oC, ẩm độ 79% Trứng 7,50±0,11a 7,47±0,10a Tuổi 1 12,03±0,16 a 11,07±0,19b Tuổi 2 4,90±0,12 a 4,13±0,15 b Tuổi 3 7,20±0,15 a 6,00± 0,17 b Tuổi 4 7,60±0,20 a 6,97±0,37 b Tuổi 5 6,97±0,10 a 6,30±0,12 b Tuổi 6 6,00±0,13 a 5,97±0,13 a Tổng thời gian sâu non 44,7 40,44 Nhộng 23,47±0,50 a 23,70±0,41 a Trước đẻ trứng 2,40±0,09 a 2,47±0,13 a Vòng đời 78,60±0,68a 74,29±0,80b Thời gian sống của TT 6,00±0,00 a 6,06±0,04 a Đời 82,13±0,56 a 78,07±0,72 b Ghi chú: TT: trưởng thành, n = 30, Trong phạm vi cùng một hàng ngang, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05 Thời gian phát dục của pha trứng là 7,50±0,11 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2 oC) và 7,47±0,10 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC). Thời gian phát dục của pha sâu non: Tuổi 1 là 12,03±0,16 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 11,07±0,19 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC), tuổi 2 là 4,90±0,12 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 4,13±0,15 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5 oC), tuổi 3 là 7,20±0,15 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 6,00±0,17 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC), tuổi 4 là 7,60±0,20 (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 6,97±0,37 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC), tuổi 5 là 6,97±0,10 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 6,30±0,12 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC) và tuổi 6 là 6,00±0,13 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2oC) và 5,97±0,13 ngày (tại nhiệt độ TB 79 28,5 oC). Tổng thời gian phát dục của sâu non là 44,7 ngày tại nhiệt độ TB 27,2 oC và 40,44 ngày tại nhiệt độ 28,5oC. Thời gian phát dục của nhộng: 23,47±0,50 ngày (tại nhiệt độ TB 27,2 oC) và 23,70±0,41 ngày (tại nhiệt độ TB 28,5oC). Vòng đời của bọ nẹt tại nhiệt độ TB 27,2oC (78,60±0,68 ngày) dài hơn tại nhiệt độ TB 28,5oC (74,29±0,80 ngày). Qua 2 đợt nuôi bọ nẹt tại điều kiện phòng tự nhiên, nhiệt độ trung bình các đợt nuôi là 27,2oC và 28,5oC, cho thấy sự sai khác về thời gian phát dục của các pha là không rõ rệt, qua đó cho biết sâu non bọ nẹt có 6 tuổi * Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt T.obliquistriga nuôi ở phòng điều hòa ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 75%. Bảng 3.8. Thời gian phát dục (ngày) các pha của bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 75% Các pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) LSD0,05 CV% 25 o C 30 o C Trứng 8,00 ± 0,00 5,03 ± 0,02 0,09 0,6 Tuổi 1 10,00 ± 0,11 9,41 ± 0,06 0,33 1,5 Tuổi 2 5,08 ± 0,09 4,11 ± 0,07 0,22 2,1 Tuổi 3 4,18 ± 0,08 4,09 ± 0,12 0,18 1,9 Tuổi 4 4,09 ± 0,12 5,19 ± 0,16 0,21 1,7 Tuổi 5 7,27 ± 0,20 5,33 ± 0,06 0,19 1,3 Tuổi 6 7,60 ± 0,16 5,68 ± 0,12 0,32 2,1 Tổng TG của sâu non 38,22 33,81 Nhộng 24,98 ± 0,24 22,52 ± 0,11 1,46 2,7 Trước đẻ trứng 2,51 ± 0,05 2,35 ± 0,05 0,04 0,7 Vòng đời 75,47 ± 0,35 64,21 ± 0,26 1,40 0,9 Thời gian sống của TT 7,47 ± 0,09 6,37 ± 0,08 0,28 1,8 Đời 80,42 ± 0,52 68,28 ± 0,38 0,40 0,2 Ghi chú: TT: trưởng thành, TG: thời gian, n = 30, 80 Thời gian phát dục các pha của bọ nẹt nuôi ở nhiệt độ 25oC và 30oC ẩm độ 75% (bảng 3.8). Thời gian phát dục của trứng giảm từ 8,00 ngày (tại nhiệt độ 25oC) xuống còn 5,03 ± 0,02 ngày (tại nhiệt độ 30oC). Thời gian phát dục của pha sâu non: thời gian phát dục tuổi 1 giảm từ 10,00 ± 0,11 ngày (tại nhiệt độ 25oC ) xuống còn 9,41 ± 0,06 ngày (tại nhiệt độ 30oC), Tuổi 2 giảm từ 5,08 ± 0,09 ngày (tại nhiệt độ 25oC) xuống còn 4,11 ± 0,07 ngày (tại nhiệt độ 30oC), tuổi 3 giảm từ 4,18 ± 0,08 ngày (tại nhiệt độ 25 oC) xuống còn 4,09 ± 0,12 ngày (tại nhiệt độ 30oC), tuổi 4 tăng từ 4,09 ± 0,12 ngày (tại nhiệt độ 25oC) lên 5,19 ± 0,16 ngày (tại nhiệt độ 30oC), tuổi 5 giảm từ 7,27 ± 0,20 ngày (tại nhiệt độ 25oC) xuống còn 5,33 ± 0,06 ngày (tại nhiệt độ 30oC) và tuổi 6 giảm từ 7,60 ± 0,16 ngày (tại nhiệt độ 25oC). Thời gian phát dục của pha sâu non là 38,22 ngày, ở nhiệt độ 25oC giảm xuống 33,8 ngày ở nhiệt độ 30oC. Tại nhiệt độ 25oC Thời gian phát dục của nhộng là 24,98 ± 0,24 giảm xuống còn 22,52 ± 0,11 ngày tại nhiệt độ 30oC. Thời gian từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên, tại hai nhiệt độ 25 o C là 2,51 ± 0,05 ngày, 2,35± 0,05 tại nhiệt độ 30oC. Thời gian từ vũ hóa đến trưởng thành chết là 7,47 ± 0,09 ngày (tại nhiệt độ 25oC) xuống còn 6,37 ± 0,08 ngày (tại nhiệt độ 30oC). Hình 3.20. Kiểm tra nuôi BN trong phòng tại nhiệt độ 25oC & 30oC (Nguồn: Trịnh Văn Mỵ, 2009) 81 Vòng đời của bọ nẹt là 75,47 ± 0,35 ngày (tại nhiệt độ 25oC) giảm xuống còn 64,21 ± 0,26 ngày (tại nhiệt độ 30oC). Đời của bọ nẹt là 80,42 ± 0,52 ngày (tại nhiệt độ 25oC) xuống còn 68,28 ± 0,38 ngày (tại nhiệt độ 30oC). Kết quả nuôi bọ nẹt T. obliquistriga ở 2 nhiệt độ 25oC và 30oC cho thấy nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian phát dục của bọ nẹt. Tại nhiệt độ 25oC thời gian phát dục các pha của bọ nẹt dài hơn so với tại nhiệt độ 30oC. Kết quả nuôi bọ nẹt T.obliquistriga ở 2 nhiệt độ 25oC và 30oC cho thấy, pha sâu non bọ có thời gian phát dục dài nhất, chiếm gần 50% tổng số thời gian phát dục các pha. Thời gian phát dục của pha sâu non bọ nẹt đã phản ánh thời gian hại của chúng trên dong riềng trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dong riềng. Từ kết quả nuôi bọ nẹt T. obliquistriga ở 2 nhiệt độ 25oC và 30oC tính được tổng tích ôn hữu hiệu và số lứa lý thuyết như sau: - Tổng tích ôn hữu hiệu là: 1.407,35oC - Số lứa lý thuyết qua các năm: Năm 2008 tổng tích ôn là: 5.937,7oC, số lứa 4,2; Năm 2009 tổng tích ôn là: 6.351,5oC, số lứa lí thuyết 4,5 lứa và năm 2010 tổng tích ôn là: 6.050,5, số lứa lí thuyết 4,3 lứa. (trung bình 4,3 lứa/năm) 3.2.2.4 Sức đẻ trứng của bọ nẹt T. obliquistriga ở nhiệt độ 25oC và 30oC, ẩm độ 75% Số lượng trứng đẻ của bọ nẹt tại nhiệt độ 25oC trung bình một trưởng thành cái đẻ 25,67 ± 1,09 trứng, tỷ lệ trứng nở 95,61%, tại nhiệt độ 30oC là 27,57 ± 1,15 trứng, tỷ lệ trứng nở 95,89%. Kết quả nghiên cứu về sức đẻ trứng của bọ nẹt tại nhiệt độ 25oC và 30 oC cho thấy số lượng trứng đẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_trinh_van_my_3469_2005382.pdf
Tài liệu liên quan