MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
liên quan đến đề tài và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 29
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (2000-2010) 31
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 31
2.2. Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 46
2.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế biển 60
Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH
ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN (2010-2015) 78
3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình lãnh đạo kinh tế biển của Đảng
bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 78
3.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu 84
3.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế biển 96
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 113
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển
kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015 113
4.2. Một số kinh nghiệm 135
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 173
193 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015 - Nguyễn Thị Hoa Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hải, du lịch biển
- Tình hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau 20 năm thành lập
Là một tỉnh có biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển, sau
20 năm thành lập (1991-2010), Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã hoàn thành
phần lớn các chỉ tiêu các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, góp phần làm chuyển
biến tích cực nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển kinh tế trên
địa bàn của tỉnh đã gắn kết với quy hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam; là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các
nước trong khu vực; từng bước hình thành những lĩnh vực công nghiệp hiện đại;
đồng thời là trung tâm khai thác dầu, khí lớn nhất cả nước, sản xuất 40% sản
lượng điện quốc gia, tạo ra hơn 11% GDP, gần 27% tổng thu ngân sách của cả
nước. Các thành phần kinh tế, các cơ sở kinh tế lớn của Trung ương, các khu
công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng để
thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là kinh tế biển.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, đảo
nói riêng được quan tâm đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn. Các ngành
kinh tế biển phát triển đã và đang mở đường tạo sự chuyển biến các ngành, lĩnh
vực kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế nông thôn ven biển và hải đảo. Đó là những
thuận lợi, lợi thế rất quan trọng mà Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần khai
thác phát huy trong thời gian tiếp theo.
Trong những năm 2005-2010, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt
17,78%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt mức 5.872 USD, cao gấp
81
2,28 lần so với năm 2005 và cao gấp hơn 4 lần mức bình quân chung của cả
nước [34, tr.8]; nhiều dự án quy mô lớn đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, cảng
biển, phát triển đô thị được đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, bước vào những năm
đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, cùng với cả nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: Tác động tiêu cực của suy
thoái kinh tế toàn cầu; vấn đề tranh giành biển, đảo của các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á, Châu Á
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phải đối mặt với những thách thức từ
chính quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh. Trước hết, những quy hoạch tổng
thể về phát triển kinh tế biển (quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng biển, hải
đảo cấp quốc gia) đang trong thời kỳ hoàn thiện, thiếu bình đồ không gian kinh
tế biển - ven biển; một số quy hoạch kinh tế biển tuy đã được phê duyệt nhưng
trong điều kiện mới đã nảy sinh nhiều bất cập, cần phải điều chỉnh, thậm chí quy
hoạch lại Đặc biệt, mâu thuẫn trong phát triển giữa ba ngành mũi nhọn: Dầu
khí, hải sản, du lịch cũng cần phải có chiến lược, sách lược để giải quyết. Do sự
phát triển nhanh của công nghiệp dầu khí, hải sản sẽ cản trở sự phát triển du lịch
và ngược lại.
Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 1.011.310 người, trong đó dân số đô
thị và dân số nông thôn tương đương nhau. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu khoảng trên 50%, đây là tỷ lệ đô thị hóa cao hơn so với toàn quốc
(khoảng 32%). Mỗi năm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng thêm khoảng 30.000 dân
[25] (chủ yếu là dân từ các tỉnh khác đến làm ăn, sinh sống).
Đến năm 2011, Thị xã Bà Rịa được nâng cấp thành thành phố Bà Rịa và
trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì thế, thành phố
Vũng Tàu có điều kiện tập trung cho phát triển du lịch, đưa ngành Du lịch của
tỉnh phát triển với một diện mạo mới.
Về lao động, việc làm: Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ
nên công tác đào tạo nghề của Bà Rịa - Vũng Tàu được quan tâm. Năm 2010,
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55% (đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra). Với hệ
82
thống 5 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và 34 cơ sở đào tạo
nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh sau khi tốt
nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng nhanh, nhất là những ngành nghề
liên quan đến kinh tế biển. Đến cuối năm 2010, tỉnh đã giải quyết việc làm mới
cho 75.000 lượt lao động [34, tr.10].
3.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh
tế biển
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09-02-2007 “về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng (2011) xác định: “Đối với vùng biển, ven biển và hải đảo, phát triển mạnh
kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển
kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển” [44,
tr.121]. Đồng thời, Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven
biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng,
chế biến thủy sản chất lượng cao; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các
trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các
ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập
khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải “Phát triển cảng biển,
dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp
đóng mới và sửa chữa tàu biển Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm
năng và lợi thế của từng đảo” [44, tr.121].
Nhằm sơ kết, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW năm
2007, Bộ Chính trị (khóa XI) đã có Kết luận số 60-KL/TW, ngày 16-4-2013. Kết
luận chỉ rõ:
Qua 5 năm, kinh tế biển Việt Nam đã định hình các ngành mũi nhọn
như: Khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển, đóng góp to
lớn cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đứng trước
các thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, sự
sụt giảm nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, nhất là bảo vệ chủ
quyền biển đảo trước chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia
83
khác. Tình hình ấy đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp, nhiệm
vụ mới, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2020 [45].
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của 5 năm đầu thực hiện
Chiến lược biển; đồng thời quán triệt phương hướng hành động thực hiện Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, Kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu toàn
Đảng, toàn dân tập trung vào một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho các tầng lớp
nhân dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; các âm mưu, thủ đoạn của thế lực phản động, thù địch lợi
dụng vấn đề tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động, gây tình hình
phức tạp an ninh, trật tự; Thứ hai, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và xây
dựng lực lượng mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển;
Thứ ba, nhiệm vụ hợp tác quốc tế và công tác đối ngoại về biển, đảo;
Thứ tư, nhiệm vụ khai thác lợi thế về biển, đảo, đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội các vùng biển, ven biển và hải đảo; Thứ năm, nhiệm vụ
bảo vệ môi trường biển và ven biển; phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu
nạn; Thứ sáu, nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển tiềm lực khoa học - công
nghệ biển và đào tạo nguồn nhân lực về biển; Thứ bảy, nhiệm vụ xây
dựng kết cấu hạ tầng biển và ven biển; Thứ tám, hoàn thiện bộ máy nhà
nước về quản lý biển; Thứ chín, hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ
chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển; Thứ mười, nhiệm vụ
phát triển nguồn nhân lực đối với lĩnh vực biển, đảo [45].
Với định hướng cụ thể các nhiệm vụ về biển và phát triển kinh tế biển đến
năm 2020 được nêu trong Kết luận số 60-KL/TW, Chiến lược biển Việt Nam đã
từng bước được hoàn thiện, định hướng cụ thể cho các địa phương ven biển tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển ngày một đúng hướng, hiệu quả.
Như vậy, so với giai đoạn 2000-2010, giai đoạn 2010-2015, Đảng đã
chú trọng hơn đến vấn đề phát triển kinh tế biển, đặc biệt là tập trung ưu tiên
phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển. Đây là bước phát triển tư
duy của Đảng về phát triển kinh tế hàng hải, tạo tiền đề, là cơ sở để thực
84
hiện nhiệm vụ mà chiến lược biển đề ra: Từ sau năm 2020, kinh tế hàng hải
(trong đó có cảng biển) trở thành ngành kinh tế biển đứng đầu ở Việt Nam,
ngành khai thác và chế biến dầu khí sẽ xuống vị trí thứ 2 trong các ngành
kinh tế biển; vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo tiếp tục được xác định là
nhiệm vụ trọng tâm trước xu thế “hướng ra biển” của thế giới.
Bên cạnh đó, Kết luận của Bộ Chính trị cũng đã chỉ ra những vấn đề
tồn tại, như: vấn đề môi trường, vấn đề cảnh giác trước diễn biến mới của các
nước có liên quan đến biển Đông Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu cần phải tập trung làm tốt hơn trong thời gian tới để phát triển các
ngành kinh tế biển hài hòa, thân thiện với môi trường, hướng tới mục tiêu
tăng trưởng xanh cho các ngành kinh tế biển, đi đôi với bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Những biến chuyển của tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu trong những năm 2000-2010, có tác động rất lớn đến sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế biển nói riêng
trong những năm 2010-2015 cả thuận lợi và khó khăn. Đòi hỏi Đảng bộ tỉnh
tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, sớm đưa ra chủ
trương, chỉ đạo phát triển kinh tế biển phù hợp, đưa kinh tế biển phát triển có
hiệu quả và bền vững hơn. Góp phần đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh
công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015.
3.2. CHỦ TRƯƠNG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA
ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế biển,
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V, nhiệm kỳ 2010-2015 đưa ra
quan điểm: “Phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành
tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015” [34, tr.22].
Trên cơ sở quan điểm, Đảng bộ tỉnh chủ trương phát triển mạnh các
ngành kinh tế biển, trong đó, ưu tiên hàng đầu là phát triển cảng biển, với việc
xác định nhiệm vụ chủ yếu: “Phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển
85
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, xác định phát triển
cảng là nhiệm vụ trọng tâm” [34, tr.26]:
Về nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển, Đảng bộ tỉnh
xác định như sau:
3.2.1. Đối với ngành hàng hải (chủ yếu là cảng biển)
Trên cơ sở xác định phát triển cảng biển là nhiệm vụ trung tâm của
giai đoạn 2010-2015 và trong những năm tiếp theo, Đảng bộ tỉnh khẳng định
cần phải:
Xây dựng hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải trở thành hệ
thống cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế; phát triển dịch vụ
dầu khí, vận tải; chú trọng đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ mới
hiện đại, chất lượng cao; đồng thời, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch
hiện có, lập mới một số quy hoạch để phát triển thành tỉnh công
nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại; tích cực, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động tối đa
các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, với mức gấp 2,5 lần so với giai
đoạn 2005-2010. Ưu tiên đầu tư mạnh kết cấu hạ tầng thiết yếu, trước
hết là hệ thống đường giao thông kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị
Vải với các đường quốc lộ và các đường vành đai của khu vực; tiếp
tục đầu tư kết cấu hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
các khu du lịch, các khu đô thị và nông thôn [34, tr.26].
Theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam và quy hoạch chi
tiết nhóm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ (nhóm 5), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu
là 1 trong 2 cảng cửa ngõ quốc tế loại IA (loại cảng có khả năng tiếp nhận tàu
có trọng tải đến 100.000 tấn) của Việt Nam. Cảng Bà Rịa - Vũng Tàu được quy
hoạch phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận đội tàu biển thế giới có kích
cỡ ngày càng gia tăng, chia sẻ lượng hàng hóa thông qua cảng biển Thành phố
Hồ Chí Minh và dần đóng vai trò cảng chính, cảng cửa ngõ khu vực phía Nam.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành toàn bộ hệ
thống cảng biển của tỉnh, với tổng công suất khoảng 250 triệu tấn/năm, đáp
86
ứng lượng hàng hóa qua hệ thống cảng của tỉnh khoảng 60 triệu tấn/năm vào
năm 2015, 120 triệu tấn/năm vào năm 2020, lộ trình đến năm 2030, cảng biển
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đảm nhận thông qua khối lượng hàng hóa khoảng 162 -
296 triệu tấn/năm, trở thành cảng biển lớn nhất trong toàn bộ hệ thống cảng
biển Việt Nam [139].
So với các cảng biển chính của khu vực Đông Nam Á, sự chuyên nghiệp
hóa của các nhà khai thác cảng biển, hệ thống tổ chức, quản lý và điều hành tại
các bến cảng Cái Mép - Thị Vải là tương đương. Tuy nhiên, nếu so sánh về tổng
thể thì cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều hạn chế, do các cảng chính
của các nước như Singapore, Malaysia đã bắt đầu khai thác từ những năm 70 của
thế kỷ XX, trong khi đó cảng Bà Rịa - Vũng Tàu mới chỉ được xây dựng và đưa
vào khai thác từ năm 2006. Tuy nhiên, khu bến cảng chính của cảng biển Bà Rịa
- Vũng Tàu hiện nay là khu vực Cái Mép - Thị Vải, là khu vực có vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cảng do khu cảng Cái Mép - Thị Vải
nằm khá gần với các tuyến trung chuyển hàng hóa quốc tế, có tuyến vận hành
thường xuyên của các tàu “mẹ” giao lưu liên kết giữa các trung tâm kinh tế lớn
của thế giới. Vì vậy cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu giữ vị trí rất quan trọng.
Chủ trương, định hướng phát triển cụm cảng Thị Vải - Cái Mép không
chỉ là vấn đề riêng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà còn là chiến lược của cả
nước trong tương lai, do lợi thế nước sâu của cụm cảng là lợi thế chung của
quốc gia. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm cảng nhằm cạnh
tranh với các cảng trung chuyển quốc tế của Singapore, Hong Kong, Thái
Lan chứ không phải chỉ để cạnh tranh với các cảng của Thành phố Hồ Chí
Minh hay cảng trong nước khác.
Để phát triển cảng biển một cách toàn diện, mở rộng liên kết vùng, Đảng
bộ tỉnh còn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển. Chủ trương của Đảng
bộ tỉnh là triển khai hàng loạt dự án như: Mở rộng Quốc lộ 51 lên thành 6 làn xe
cơ giới; thi công xây dựng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành
- Dầu Giây, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải hoàn thành bộ khung về kết
87
cấu hạ tầng giao thông, chú trọng công tác quy hoạch giao thông gồm các tuyến
trục theo hướng Đông Tây - Nam Bắc.
Chủ trương phát triển cảng biển của Đảng bộ tỉnh còn có ý nghĩa quan
trọng khác, đó là huy động được nguồn nhân lực trình độ cao, dự kiến khoảng
hơn 5000 cán bộ có chuyên môn cao của Việt Nam và các nước trên thế giới đến
làm việc và sinh sống tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ đó, giúp cho việc tiếp cận với
khoa học công nghệ, tập quán kinh tế trong vận tải và khai thác cảng của thế giới
được thuận lợi và nhanh hơn. Đồng thời, chủ trương phát triển các ngành kinh tế
cảng biển còn đem lại những khoản thu phí và lệ phí rất lớn cho ngân sách nhà
nước, dự kiến sẽ thu được khoảng 720 tỷ đồng vào năm 2015 và 1.440 tỷ đồng
vào năm 2020 [139]. Ngoài ra, khi phát triển hệ thống cảng biển, sẽ kéo theo các
hoạt động hỗ trợ khác mang lại nguồn thu cao cho các đơn vị khác như: Hoạt
động lai dắt hoa tiêu, lai dắt cứu hộ; cung cấp xăng dầu, nước ngọt, lương thực,
thực phẩm; hoạt động dịch vụ vệ sinh tàu, thuyền Bên cạnh đó, phát triển hệ
thống cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của du lịch
vì cảng biển lớn sẽ đáp ứng được việc tiếp nhận các tàu du lịch biển có trọng tải
lớn ghé thăm.
Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương rà soát và quy hoạch lại quy hoạch tổng thể
phát triển tỉnh theo hướng lấy dịch vụ cảng là trọng tâm, hướng tới mục tiêu xây
dựng thành phố cảng và đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh tập trung phát triển hành lang kinh tế công nghiệp - cảng biển dọc
Quốc lộ 51, hình thành các đô thị cảng Vũng Tàu, Phú Mỹ; phát triển hành lang
dọc tuyến đường ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai thực hiện Quy
hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5, cụm cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải,
Bến Đình - Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm cảng biển mang tầm khu vực và
quốc tế; cụm cảng Vân Phong - Khánh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) là cụm cảng trung
chuyển container quốc tế. Trên thực tế, với tiềm năng và thế mạnh, hệ thống các
cảng đã đi vào hoạt động tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Tuy nhiên, để hình
thành và phát triển cảng trung chuyển container quốc tế, đòi hỏi tỉnh phải đầu tư
88
đồng bộ vào nhiều lĩnh vực, ngoài cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật cho
hoạt động sản xuất, quản lý điều hành cảng, thì việc tìm kiếm, huy động nguồn
lực tài chính và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đầu tư với quy mô đồng bộ, hiện đại,
có trình độ kỹ thuật công nghệ cao và đảm bảo cho việc hoạt động hiệu quả cũng
là những vấn đề lớn đang đặt ra. Tình hình đó, đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh phải đồng bộ và quyết liệt hơn.
Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống cảng biển và dịch vụ cảng biển
đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, như khẳng định của Thủ tướng
Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh vào tháng 8 năm 2010: Kinh
tế cảng biển sẽ là kinh tế chủ đạo của tỉnh, phải xây dựng thành thành phố cảng
biển trung tâm của cả nước, trong đó xác định trọng điểm tập trung đầu tư phát
triển là hệ thống cảng chuyên dùng nước sâu Cái Mép - Thị Vải (Phụ lục 3).
Đồng thời, kinh tế cảng là mũi nhọn đủ sức và đủ tầm tạo đột phá thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cho toàn Vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam trong tương lai.
Trên cơ sở xác định mối quan hệ, tương quan giữa cảng biển với dịch vụ
cảng biển và dịch vụ logictics (hậu cần cảng) tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 13-
4-2011, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa V, Tỉnh ủy
có Kết luận số 02-KL/TU, về công tác chỉ đạo lập Đề án phát triển Trung tâm
dịch vụ hậu cần logictics tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đảng bộ tỉnh nhận định: hoạt
động khai thác cảng biển được xem như nền tảng để hình thành và phát triển
dịch vụ logictics tại Bà Rịa - Vũng Tàu, ngược lại, phát triển dịch vụ logictics
là quy luật tất yếu và yêu cầu không thể thiếu trong phát huy hiệu quả của hệ
thống cảng biển. Cảng biển và dịch vụ logictics có mối quan hệ hữu cơ gắn kết,
có cảng biển thì phải có dịch vụ logictics đi kèm để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả
khai thác và ngược lại. Cảng biển là nơi tiếp nhận tàu biển để xuất và nhập
hàng hóa, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi logictics đưa hàng từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng. Muốn dịch vụ logictics phát triển thì cảng biển phải
có nhiều hàng hóa đến và đi, hàng hóa nhiều sẽ tạo tiền đề để phát triển mạnh
dịch vụ logictics.
89
3.2.2. Đối với ngành du lịch
Mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch được Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đề ra từ năm 2010 đến năm 2015 là 15,9%/năm. Để đạt được mục tiêu này,
ngành du lịch cần xây dựng các loại hình, các sản phẩm du lịch có tính cạnh
tranh so với các địa phương ven biển khác. Phát huy lợi thế, tỉnh tập trung phát
triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch MICE
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các sản phẩm du lịch mới như: Lặn biển,
tàu ngầm, đua thuyền, nhảy dù..., đáp ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm của du
khách, đặc biệt là khách quốc tế; phát triển các khu vực mua sắm, tạo sự phong
phú về sản phẩm hàng hóa, phục vụ du khách. Nâng cao chất lượng khai thác
các công trình du lịch đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra chủ trương ưu tiên bố trí vốn ngân
sách đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu du lịch đã được quy hoạch và
các dự án du lịch trọng điểm. Tập trung giải quyết tốt môi trường du lịch, đảm
bảo văn minh, an toàn và thân thiện cho du khách. Đồng thời, triển khai giám
sát việc thực hiện dự án sau giấy phép nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
các nhà đầu tư, chú trọng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; đôn đốc,
hỗ trợ và tạo điều kiện đối với một số dự án du lịch có quy mô lớn, tính lan tỏa
cao sớm đi vào hoạt động.
3.2.3. Đối với ngành thủy, hải sản
Trong chiến lược phát triển ngành thủy, hải sản đến năm 2015, Tỉnh ủy
Bà Rịa - Vũng Tàu xác định: “kinh tế thủy sản là một trong những ngành đi đầu
trong việc phát triển kinh tế biển của địa phương, có khả năng cạnh tranh, phát
triển ổn định, bền vững” [138]. Căn cứ kết quả đạt được của giai đoạn 2005-
2010, Đảng bộ tỉnh chủ trương giai đoạn 2010-2015, tiếp tục phát triển ngành
thủy, hải sản theo hướng:
Đẩy mạnh việc nuôi trồng và khai thác biển khơi, tăng cường chế biến
xuất khẩu, đồng thời, chú trọng đến tiêu dùng nội địa; duy trì khai thác
hải sản ở quy mô hợp lý. Khuyến khích ngư dân đầu tư vào tàu lớn,
90
trang thiết bị hiện đại cho khai thác xa bờ; không phát triển thêm và
tiến tới giảm dần số tàu công suất nhỏ khai thác gần bờ [34, tr.29].
Đảng bộ tỉnh đặt mục tiêu phát triển kinh tế thủy, hải sản là một trong
những ngành đi đầu trong phát triển kinh tế biển của địa phương, góp phần đảm
bảo an ninh thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo cho ngư dân và nhân dân vùng ven biển.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Tỉnh ủy đề ra một
số Nghị quyết về kinh tế biển, tiêu biểu là: Ngày 02-8-2010, Ban Thường vụ
Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đến năm 2015. Nghị quyết đánh giá tình hình phát triển thủy sản từ
năm 2005 đến năm 2010, khẳng định thành tựu, chỉ ra những hạn chế và phân
tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế. Từ đó, đề ra nhiệm vụ phát triển
cho giai đoạn 2010-2015 như sau:
Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp theo giá cố định 5 năm là 13.287 tỷ
đồng, bằng 142,97% so với giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng trưởng
bình quân 7,34%/năm; tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản 5 năm đạt 1.310.000 tấn, bằng 105,56% so với giai đoạn 2005-
2010: trong đó, tổng sản lượng đánh bắt hải sản 5 năm đạt 1.195.000
tấn, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 115.000 tấn; tổng sản
phẩm chế biến hải sản xuất khẩu 5 năm đạt 600.000 tấn, bằng
125,79% so với giai đoạn 2005-2010; tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu hải sản 5 năm đạt 1 tỷ 750 triệu USD, bằng 150,34% so với giai
đoạn 2005-2010, tăng bình quân 8,67%/năm. Chủ trương phát triển
kinh tế thủy, hải sản toàn diện của tỉnh đến năm 2015 góp phần giải
quyết việc làm ổn định cho trên 95.000 lao động có thu nhập thường
xuyên, trong đó phấn đấu 5% lao động có trình độ nghề kỹ thuật
viên, trung cấp và đại học, 70 đến 80% lao động được tập huấn kỹ
thuật chuyên ngành [138].
Để thực hiện nhiệm vụ trên, giải pháp của tỉnh đưa ra đối với ngành hải
sản là: “Dùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư các dự án phát triển ngành nghề thuộc
91
lĩnh vực hải sản; khuyến khích và hỗ trợ cho các ngư dân đóng mới tàu cá có
công suất lớn để khai thác xa bờ; đồng thời, hạn chế đóng mới tàu có công suất
dưới 90 CV” [138]; đồng thời, nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất
hủy diệt hải sản như đánh bắt ven bờ, dùng chất nổ, xung điện để đánh bắt hải
sản; nâng cấp, mở rộng cảng cá Bến Đầm và một số cảng cá khác; đầu tư công
nghệ mới, hiện đại cho các cơ sở chế biến hải sản; hướng dẫn các cơ sở sản xuất
đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời, xử lý những cơ sở chế biến, nuôi trồng
hải sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
Về phương hướng, Nghị quyết nêu rõ: để phát triển ổn định và bền vững
thế mạnh, tiềm năng đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật; đồng thời, vận động nhân dân tích
cực thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cụ thể là
vận động và hỗ trợ chuyển nghề cho các hộ đang khai thác thủy sản ven bờ. Chú
trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng
sinh học biển và bảo vệ phục hồi nguồn lợi thủy sản; thành lập các tổ tự quản
khai thác nguồn lợi thủy sản. Các tổ này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra
lẫn nhau để bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản.
Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm tàu cá theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kịp thời hỗ trợ kinh
phí cho các tàu khai thác, tàu dịch vụ xa bờ có công suất máy chính từ 90CV trở
lên để mua bảo hiểm cho thuyền viên, bảo hiểm thân tàu và trang thiết bị, ngư
cụ Tuy nhiên, số tàu cá tham gia bảo hiểm chưa nhiều (khoảng 80%), lý do
được các chủ tàu cá đưa ra là thủ tục thanh toán rườm rà, tai nạn xảy ra trên biển
nên việc giám định thường gặp khó khăn Do đó, ngành bảo hiểm của tỉnh đã
kiến nghị lên Bộ Tài chính cần sửa đổi phù hợp cho ngư dân vay vốn, mua bảo
hiểm để ngư dân vững tâm hành nghề, bám biển.
Để ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_ba_ria_vung_tau_lanh_dao_phat_trien_kin.pdf