Luận án Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - Nguyễn Quang Nam

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2004 - 2010)

2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2010)

2.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2010)

Chương 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2010 - 2015)

3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 - 2015)

3.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 - 2015)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2015)

4.2. Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 - 2015)

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc192 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - Nguyễn Quang Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp” [22, tr.198]. Mặt khác, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng hiệu quả, trình độ công nghệ, xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh và bảo vệ môi trường. Quán triệt tinh thần của Đại hội, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05-NQ/TU, ngày 11/5/2011, Về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015. Nghị quyết xác định, mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm “nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; xây dựng và xác lập thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của Tỉnh; xây dựng và phát triển nền nông nghiệp Lâm Đồng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, bền vững” [122, tr.4]. Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có trên 10% diện tích đất canh tác nông nghiệp được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh; lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt bình quân trên 40% so với doanh thu; tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết xác định 4 nhiệm vụ chủ yếu: Một là, chọn, tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao. Để có giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, Nghị quyết 05-NQ/TU xác định phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất giống, đặc biệt là cơ sở nuôi cấy mô để “chọn, tạo, di nhập các giống mới, phục tráng các giống địa phương có giá trị cao, phù hợp với điều kiện sinh thái” [122, tr.4-5]. Trên cơ sở đó, tiến hành nhân cấy, sản xuất giống theo quy trình công nghệ cao nhằm cung ứng nguồn giống cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu; đồng thời “ứng dụng bức xạ và kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp” [122, tr.5] để tạo ra các giống mới đột biến giá trị cao đối với các loại cây trồng chủ lực của Tỉnh. Hai là, lựa chọn công nghệ, thiết bị; xây dựng các quy trình và quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về lựa chọn công nghệ, Nghị quyết nhấn mạnh: Căn cứ điều kiện sinh thái, từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để “lựa chọn ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một cách phù hợp” [122, tr.5]; đồng thời, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đối với các thiết bị công nghệ cao phù hợp với khả năng đầu tư của doanh nghiệp, người dân và điều kiện tự nhiên của Tỉnh, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường. Cùng với lựa chọn công nghệ, cần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Ba là, tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH-CN; Tập trung triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án về chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, nhất là loại giống có lợi thế vượt trội; kỹ thuật canh tác theo hướng thâm canh, công nghệ sạch, công nghệ cao; phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản. “Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch” [122, tr.5]; đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá một số cơ sở sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (invitro); đồng thời tập huấn cho doanh nghiệp và nông dân về các quy định, tiêu chuẩn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCAP. Bốn là, xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất và công trình điểm thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng và nhân rộng mô hình thuộc 4 lĩnh vực trong quy trình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gồm: tạo giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch, xúc tiến thương mại và mở rộng mối liên kết. Trong lĩnh vực sản xuất giống: Tập trung xây dựng mô hình doanh nghiệp sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Đối với quy trình canh tác: Thu hút các doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư để nhân rộng mô hình nuôi cá nước lạnh; hỗ trợ doanh nghiệp và hộ nông dân xây dựng mô hình điểm và nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong các vùng quy hoạch. Đối với lĩnh vực dịch vụ: “Xây dựng, phát triển các loại hình cung ứng dịch vụ” [122, tr.6] phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về mở rộng mối liên kết: Khuyến khích và có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân và các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao KH-CN liên kết với nhau, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Cùng với xây dựng các mô hình trong chuỗi sản xuất, hình thành 3 - 5 mô hình doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chứng nhận tiêu chuẩn theo các quy định của Việt Nam và quốc tế. Về công trình điểm: Xây dựng khu CNSH và nông nghiệp hiện đại Đà Lạt, Khu tập trung thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Lạc Dương nhằm “tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh [122, tr.6]. Cùng với 4 nhiệm vụ, Nghị quyết đã đề ra 7 giải pháp chủ yếu gồm: Thứ nhất, tiếp tục quy hoạch và thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các loại cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản; Tiếp tục quy hoạch và mở rộng quy mô diện tích các vùng sản xuất sản xuất rau, hoa, vùng sản xuất chè, vùng sản xuất cà phê, vùng lúa ứng dụng công nghệ cao và vùng nuôi cá nước lạnh ở những địa phương có điều kiện phù hợp nhằm “tạo ra các sản phẩm có giá trị và lợi thế cạnh tranh cao” [122, tr.7]. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động [122, tr.7]; Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống chính trị và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Mở rộng mạng lưới thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, tham gia hội chợ, triển lãm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các thành tựu nghiên cứu, ứng dụng, các mô hình và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để người dân tham khảo, học tập và vận dụng. Cùng với công tác tuyên truyền, tăng cường vận động nông dân thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung vận động người nông dân tham gia các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, tuân thủ các quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời, kết hợp công tác vận động với công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Thứ ba, đẩy mạnh thu hút đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [122, tr.8]. Về thu hút đầu tư, Nghị quyết xác định: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch để thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Tích cực thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và tư vấn, nghiên cứu ứng dụng KH-CN trong nông nghiệp; khuyến khích việc phát triển các loại hình tổ chức gắn nghiên cứu với sản xuất và dịch vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển các loại hình trang trại kết hợp sản xuất với kinh doanh dịch vụ. Nhằm huy động nguồn vốn đầu tư cho phát phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Nghị quyết xác định, cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ nông dân, cần huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ dự án đầu tư trong nước và các dự án ODA. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần huy động và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí ngân sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các dự án, mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kết hợp với nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án đầu tư cho lĩnh vực KH-CN như Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển KH-CN. Lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự án ODA có liên quan và thực hiện tổng hợp các giải pháp, chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ để tạo điều kiện cho hộ nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư. Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Nhằm đẩy nhanh phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, đòi hỏi Lâm Đồng cần phải huy động tối đa nguồn nội lực, đồng thời tranh thủ sức mạnh bên ngoài thông qua hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ giúp Lâm Đồng tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, mà còn khai thác được các công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, các quy trình sản xuất hiện đại theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế. Vì thế, Nghị quyết 05-NQ/TU nhấn mạnh giải pháp về tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong “lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng” [122, tr.8] về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Nghị quyết xác định, cần “Xây dựng và tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học đóng trên địa bàn Tỉnh với các địa phương, đơn vị của Tỉnh” [122, tr.8] trong việc nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, cần đẩy mạnh đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ KH-KT trình độ cao và kỹ thuật viên về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp. Bên cạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, cần tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thứ năm, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo động lực phát triển KT-XH nói chung và sản xuất nông nghiệp, nông thôn nói riêng, trong đó cần ưu tiên đầu tư tại các vùng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung xây dựng các công trình trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp như khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chợ đầu mối nông sản, trung tâm giao dịch hoa, trung tâm kiểm nghiệm chất lượng nông sản, Thứ sáu, tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm phát triển quan hệ sản xuất và liên kết giữa “các nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 05-NQ/TU xác định: Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm “đổi mới, phát triển HTX, tổ hợp tác” [122, tr.9]. Hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển các mối liên kết tự nguyện giữa nông hộ với doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng; liên minh trong các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị: tổ chức sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong mối liên kết giữa các chủ thể nói trên, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm. Thứ bảy, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng [122, tr.9]. Trong những năm 2010 - 2015, cần tiếp tục nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó, chú trọng tăng cường công tác quản lý trên các lĩnh vực: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; thông tin dự báo định hướng sản xuất và thị trường; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH-KT vào sản xuất; xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở tăng cường công tác quản lý đối với các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất, Nghị quyết còn xác định: “Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy định về quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” [122, tr.9], đặc biệt là các quy định về quản lý sản xuất giống, về tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2014, Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã thực hiện được 10 năm, song quan niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, tiêu chí cụ thể về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa được xác định. Điều đó gây khó khăn trong công tác quản lý, quy hoạch, làm cho người nông dân lúng túng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Để khắc phục hạn chế trên, tại Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 - 2015, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã kịp thời bổ sung thêm giải pháp về quản lý nhà nước trong việc “xây dựng, ban hành bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các quy trình nuôi trồng công nghệ cao cho các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh” [130, tr.12]. Có thể khẳng định, phát huy những kết quả bước đầu trong hoạch định chủ trương và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 - 2010, nhận thức của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về vấn đề trên ngày càng đầy đủ hơn; quan điểm của Đảng bộ về mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã có sự bổ sung và phát triển. Với nhận thức, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 - 2015 là sự đẩy mạnh phát triển so với giai đoạn 2004 - 2010. Tư duy đó đã được thể hiện ở xác định tầm quan trọng của chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, coi đó không chỉ là một trong những chương trình trọng tâm mà còn là một trong những khâu đột phá để phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và KT-XH của Tỉnh nói chung; xác định thực hiện chương trình không chỉ là trách nhiệm của hệ thống chính trị mà còn là trách nhiệm của cả người dân - chủ thể thực hiện chương trình và cũng là người thụ hưởng chính thành quả của chương trình. Qua đó, bước đầu khẳng định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao không còn dừng lại ở định hướng chính sách và mô hình thử nghiệm mà phải được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp và thực sự trở thành cách thức sản xuất sâu rộng trong toàn Tỉnh. Cùng với đó, mục tiêu của Chương trình không chỉ dừng lại ở hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp mà còn góp phần tạo sự chuyển biến toàn diện ngành nông nghiệp của Tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững. Ngoài các mục tiêu cụ thể đối với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, Đảng bộ còn xác định rõ tỷ lệ diện tích, giá trị sản xuất, lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng thể ngành nông nghiệp, nhằm từng bước khẳng định vị thế của sản xuất nông nghiệp địa phương, đồng thời định hướng đưa Lâm Đồng dần trở thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài xác định 4 nhiệm vụ, Đảng bộ còn bổ sung 7 giải pháp. Các giải pháp đã có sự bổ sung thêm về vai trò của hợp tác quốc tế trong đầu tư, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực; vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong đầu tư, ứng dụng và thực hiện chuỗi liên kết; vai trò của quản lý nhà nước trong ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, công tác tuyên truyền vận động, quy hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 - 2015 không những được đề cập trong văn kiện Đại hội của Đảng bộ hay kế hoạch thực hiện của UBND mà còn được Tỉnh ủy ban hành riêng một nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này. 3.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 - 2015) 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Để chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phổ biến sâu rộng và triển khai thực hiện có hiệu quả, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, các Đảng bộ trực thuộc, ban, ngành, địa phương và tổ chức đoàn thể trong Tỉnh đã tổ chức học tập, quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đề ra trong Nghị quyết 05-NQ/TU, đồng thời tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các địa phương và sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương thông qua các website, các pano quảng cáo và tổ chức festival (hoa, trà). Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã ban hành Hướng dẫn Tuyên truyền Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy (Hướng dẫn số 39-HD/BTGTU, ngày 18/11/2011), xác định mục đích công tác tuyên truyền nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng và thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của Tỉnh; tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân nhằm đoàn kết, nỗ lực hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết 05-NQ/TU đề ra. Trên cơ sở xác định mục tiêu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xác định các nội dung tuyên truyền gồm: Đẩy mạnh quán triệt học tập đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng bộ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2010 - 2015; làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ gắn với những thành tựu, hạn chế trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2004 - 2010; tăng cường tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến nông sản an toàn, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả. Các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí cấp tỉnh và cấp cơ sở đã tích cực tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các chương trình thời sự, các chuyên mục nông nghiệp, nông thôn, dân tộc - miền núi, KH-CN, chuyên mục xúc tiến đầu tư,... Các chuyên mục được đăng tải hướng vào đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách, kết quả thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều mô hình tiêu biểu của các doanh nghiệp và nông hộ. Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về “dân vận khéo” trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trung tâm Khuyến nông đã tích cực phối hợp với chính quyền, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và vận động nhân dân tham gia các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ; xây dựng mô hình và hướng dẫn nhân dân thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã chủ động tham gia tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, động viên nhân dân thi đua sản xuất, chung tay thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân các cấp đã tiến hành các buổi tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân; tích cực vận động và giúp đỡ nông dân áp dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn; thành lập các câu lạc bộ khuyến nông; triển khai thực hiện phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu; xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất ở các địa bàn nông thôn. Đoàn Thanh niên tỉnh đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn về tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; ban hành Chương trình phối hợp hành động Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 (Quyết định số 1523/CTPH-SNN-TĐ, ngày 02/8/2011), triển khai Phong trào thanh niên nông thôn thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (Kế hoạch số 69-KH/TĐ, ngày 21/10/2013) nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp và đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát động các phong trào thi đua: Thi đua đổi mới tư duy, tìm hiểu, chia sẻ kiến thức mới, tạo dấu ấn trẻ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; thi đua sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu thị trường; thi đua xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hội Phụ nữ tỉnh đã tích cực tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, chi, tổ, nhóm phụ nữ; phối hợp với Hội Nông dân phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn; lồng ghép nội dung tuyên truyền Nghị quyết 05-NQ/TU với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Không đói nghèo, không có trẻ suy sinh dưỡng, không sinh con thứ ba trở lên, không có bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); chương trình phụ nữ giúp nhau làm kinh tế với các mô hình “5 giúp 1”, “10 giúp 1”, “Tổ phụ nữ giúp hội viên nghèo”. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, đa số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong Tỉnh đã nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết. Chương trình đã tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, được cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả. 3.2.2. Đẩy mạnh quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Để khai thác và phát huy lợi thế nông nghiệp địa phương, đưa nền nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung và ứng dụng công nghệ cao, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch các vùng sản xuất và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong quá trình chỉ đạo, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các ban ngành, địa phương triển khai thực hiện chương trình, xây dựng các dự án quy hoạch chuyên ngành. Trên cơ sở quy hoạch chung của Tỉnh, các địa phương trực thuộc đã triển khai xây dựng quy hoạch cụ thể, phù hợp với từng điều kiện của địa phương, đồng thời chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch phát triển khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phương và định hướng xây dựng thế trận phòng thủ khu vực nhằm đảm bảo phát triển bền vững gắn liền với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh trên từng địa bàn và từng dựa án. 3.2.2.1. Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nhằm tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, củng cố khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, trên cơ sở Khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Lạc Dương, ngày 23/3/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học và nông nghiệp hiện đại Đà Lạt (Quyết định số 698/QĐ-UBND). Đến ngày 26/4/2011, Trung tâm được đổi tên thành Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt (Văn bản số 2084/UBND-VX). Trên cơ sở quy hoạch chung, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt tỷ lệ 1/2000 (Quyết định số 1232/QĐ-UBND, ngày 27/6/2013) và Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt, tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 2097/QĐ-UBND, ngày 06/10/2014). Theo quy hoạch, Khu CNSH và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt có diện tích đất là 2.231.200m2, tại vị trí tiểu khu 144A, 114B thuộc huyện Lạc Dương; phân thành 4 khu vực chức năng: (1) Khu điều hành trung tâm và giao dịch; (2) Khu nghiên cứu ứng dụng gồm trung tâm nghiên cứu (t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_lam_dong_lanh_dao_phat_trien_nong_nghie.doc
Tài liệu liên quan