Luận án Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU.1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.7

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGUỒN

NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI (2001-2005) .24

1.1. Khái niệm và những yếu tố tác động đến đào tạo nguồn nhân lực ở

tỉnh Lào Cai 24

1.2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai vận dụng chủ trương của Đảng về đào tạo

nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh (2001 - 2005) 36

1.3. Đảng bộ tỉnh Lào Cai chỉ đạo thực hiện đào tạo nguồn nhân lực

(2001 - 2005) 54

Chương 2: ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGUỒN NHÂN LỰC (2006-2010).81

2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lào Cai về đào tạo nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 81

2.2. Chỉ đạo thực hiện các đề án đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu phát triển 98

Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .129

3.1. Đánh giá 129

3.2. Một số kinh nghiệm 145

KẾT LUẬN .157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN .160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.161

PHỤ LỤC.181

pdf224 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất trên 1ha canh tác là 20 triệu đồng. Tổng sản phẩm công nghiệp đạt 2.224 tỷ đồng, tăng bình quân 27,65%/năm. Giá trị kim ngạch XNK đạt 70 triệu USD, bình quân tăng 14,9%/năm, trong đó xuất khẩu 25 triệu USD, bình quân tăng 8%/năm. Lượng khách du lịch 820.000 lượt người, bình quân tăng 10%/năm. Đạt 700 tỷ đồng doanh thu từ du lịch, bình quân tăng 27%/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.200 tỷ đồng, bình quân tăng 15%/năm, trong đó thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng 19,3%/năm. Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2007. Phấn đấu đến 2008 có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường đạt 98,5%. Phấn đấu đến năm 2010 có 30% số trường mầm non, 25% trường tiểu học, 20% trường THCS và 20% số trường THPT đạt trường chuẩn quốc gia. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%. 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 26%. Phấn đấu giảm hộ đói nghèo từ 43,1% xuống còn 20% (theo chuẩn mới). 95% số hộ gia đình được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, 90% số hộ được xem Truyền hình Việt Nam; 45% thôn, bản và 75% tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 80% số hộ đạt gia đình văn hóa, 100% xã, phường, thị trấn có đảng bộ; 70% thôn bản có tổ chức đảng; 70% đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đạt trong sạch vững mạnh; 90%, tổ chức chính quyền, đoàn thể đạt khá trở lên [6]. 90 Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai cần có sự nỗ lực hết sức lớn, giải quyết những bất cập, tồn tại, trong đó có vấn đề về NNL. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005, công tác đào tạo, phát triển NNL đã được đặt thành một trong những chương trình công tác trọng tâm của tỉnh và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, NNL của Lào Cai vẫn còn những bất cập: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp tuy đã được nâng lên, song chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đồng bộ về cơ cấu và chất lượng; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ khá phổ biến ở các cơ quan, các cấp. Chưa xây dựng được cơ cấu công chức hợp lý trong tất cả các cơ quan cấp tỉnh, huyện nên đã gây những khó khăn không nhỏ trong việc bố trí và sử dụng cán bộ. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá theo tiêu chuẩn từng chức danh cụ thể, chưa được trang bị kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng phối hợp xử lý những vấn đề có tính chất liên ngành nên trong quá trình công tác còn gặp khó khăn, lúng túng, thiếu năng động, sáng tạo trong chỉ đạo và điều hành công việc. Chưa hình thành được một đội ngũ cán bộ chuyên sâu đầu ngành, đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ kỹ thuật trình độ cao ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là QLHC, quản lý kinh tế... và một số lĩnh vực trọng yếu của tỉnh nên việc tham mưu, đề xuất xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách lớn, các chương trình, đề án tổng hợp về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Còn một bộ phận công chức, viên chức chưa đủ trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng kiến thức QLNN, bồi dưỡng chuyên ngành... theo quy định trong tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch bậc đang đảm nhiệm, từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả và chất lượng công việc. Nguồn đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu chủ yếu tập trung vào đối tượng cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh nhưng lại chưa có quy hoạch, kế hoạch mang tính chiến lược. 91 Bên cạnh đó, việc bố trí sử dụng cán bộ công chức đã được đào tạo có trình độ chuyên môn sâu ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự phù hợp với chuyên môn đào tạo và đặc điểm, tính chất công việc của từng cơ quan, đơn vị. Dù đã được tăng cường về số lượng và chất lượng, song cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ 18,15%, vẫn còn 9 dân tộc chưa có người tham gia công tác chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến huyện. Đây là điều bất cập đối với một tỉnh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số. Qua khảo sát, đánh giá đã cho thấy, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức không đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ. Hẫng hụt về trình độ LLCT, kiến thức QLNN, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ. Mặt khác, một số cán bộ được đào tạo cơ bản nhưng năng lực thực tiễn không đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, chưa xây dựng được quy trình đánh giá cán bộ theo kết quả công việc, nên chưa khuyến khích được công chức nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đội ngũ công chức số có khả năng phối hợp trong công tác chuyên môn và xử lý những tình huống nảy sinh trong quá trình giải quyết công việc, trong công tác quản lý điều hành và thực thi công vụ chưa nhiều. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh được trưởng thành qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỷ lệ không qua đào tạo cơ bản khá cao, một bộ phận được đào tạo, bồi dưỡng trong thời kỳ bao cấp, nên tư tưởng, quan điểm và phong cách làm việc vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế hành chính quan liêu, chưa mạnh dạn, sáng tạo trong quản lý điều hành và thực thi công vụ. Mặc dù đã được tăng cường nhưng công tác xây dựng, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa được thực hiện một cách tổng thể, còn chạy theo số lượng, chưa thực hiện được việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo ngay từ đầu vào; chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể về công tác cán bộ thông qua một cơ cấu công chức hợp lý ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, vì vậy việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm chưa thực sự khoa học, phù hợp với thực tiễn dẫn đến không xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo. Việc bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng còn thiếu kịp thời; chưa tổ chức được các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ là lãnh đạo cấp tỉnh, huyện và cán bộ quản lý từ trưởng, phó phòng trở lên; công tác 92 đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức còn nhỏ lẻ, manh mún và mang tính tự phát. Nhận thức và sự quan tâm của một bộ phận lãnh đạo các cấp về công tác quy hoạch và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thực sự gắn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng với kế hoạch bố trí, sử dụng sau đào tạo thành một quy trình khép kín, chưa thực hiện tiêu chuẩn hoá các chức danh ngạch công chức theo quy định của Chính phủ. Vẫn còn bộ phận cán bộ, công chức xác định động cơ, mục đích học tập thiếu đúng đắn, học không vì nâng cao trình độ mà nhằm vào bằng cấp để nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm. Cùng với đó, nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy còn chồng chéo, bất cập và chậm đổi mới; năng lực của một số cơ quan quản lý đào tạo và một bộ phận không nhỏ đội ngũ giảng viên còn thiếu và yếu. Bố trí cán bộ chưa thực sự khoa học, chưa xác định được cơ cấu công chức hợp lý; công tác xây dựng và quản lý cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, một số cơ quan, đơn vị chưa bám sát tiêu chuẩn quy định của chức danh công chức để tuyển dụng và phân công nhiệm vụ nên không phản ánh đúng thực chất của đội ngũ cán bộ, công chức, nên đánh giá, bố trí sử dụng chưa nhất quán, còn nặng hình thức, phiến diện, thiếu chuẩn xác. Chưa quy định cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng cá nhân; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao chưa đủ mạnh và chưa thực sự trở thành động lực khuyến khích cán bộ, công chức tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kinh phí, chế độ chính sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế và chưa hợp lý. Đi cùng với hạn chế của đội ngũ công chức, Lào Cai còn thiếu hụt cán bộ chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề, có kỹ năng lao động thành thạo. Lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn theo tập quán, kinh nghiệm canh tác lạc hậu, ứng dụng tiến bộ về giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vẫn còn hạn chế... Học sinh giỏi tại trường chuyên, trường THPT của tỉnh và đội ngũ học sinh, sinh viên là con em các dân tộc trong tỉnh đang học tập tại các trường đại học trong cả nước đạt lực học giỏi, hoặc tốt nghiệp loại giỏi chưa được quan tâm đúng mức. 93 Xuất phát từ thực trạng NNL của tỉnh trong giai đoạn này, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII thẳng thắn thừa nhận "Nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch của cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" [6, tr.26]. Để giải quyết vấn đề này, Đại hội xác định: Tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực, ưu tiên các lĩnh vực trọng yếu; nghiên cứu và biên soạn bổ sung một số chương trình đào tạo của địa phương phù hợp với yêu cầu theo hướng thiết thực, như: Văn học, lịch sử, địa lí, văn hóa truyền thống các dân tộc. Có chính sách thu hút nhân tài. Quan tâm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh, sinh viên học giỏi là người dân tộc thiểu số. Khuyến khích và đẩy mạnh chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, trung tâm có uy tín trong nước và của Trung Quốc, vùng Aquitaine của Cộng hòa Pháp, Vancorver (Canada). Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành dự án xây dựng trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật, tiến tới xây dựng trường Đại học cộng đồng Lào Cai; cơ bản xây dựng xong cơ sở các trường CNKT, Trung học Kinh tế - kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm và THPT chuyên tại khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường [6, tr.84]. Đại hội đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ giải quyết việc làm mới cho 47.500 lao động, trung bình 9.500 lao động/năm. Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35 -36%, trong đó lao động được đào tạo nghề đạt 24-25%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 2,5%, thời gian sử dụng lao động trong nông thôn đạt 82% [6]. Đồng thời nâng cao chất lượng cán bộ cấp cơ sở, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cấp tỉnh, huyện, thành phố nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, HTCT vững mạnh trong nhiệm kỳ 2005 - 2010. 94 Thực hiện quan điểm phát triển NNL của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong các nhiệm kỳ trước, căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh cũng như được sự trợ giúp của các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, Lào Cai đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2005 - 2010. Các nhiệm vụ trên được cụ thể thành 7 chương trình với 29 đề án. Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ ba khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ- TU Về chương trình công tác trọng tâm toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, khoá XIII, nhiệm kỳ 2005- 2010. Trong đó, phát triển NNL được xác định là một trong bảy chương trình trọng tâm với ba đề án. Đó là: Đề án 27:Đào tạo nghề cho người lao động Đề án 28: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, thôn, bản, giai đoạn 2006 - 2010. Đề án 29: Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, huyện, thành phố, giai đoạn 2006-2010. Cùng với đó, tỉnh cũng xây dựng Đề án 14 “Phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2010” nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn cho đào tạo nhân lực. Để triển khai các đề án trên, Tỉnh ủy yêu cầu các đồng chí phụ trách căn cứ vào mục tiêu nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, chỉ đạo cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp tiến hành các bước xây dựng đề án. Trong mỗi đề án cần làm rõ: Các cơ chế, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra, chủ động khai thác mọi nguồn lực của Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh cho việc thực hiện đề án. Định rõ kế hoạch, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành; quy định chế độ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc để đề án được thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Về tiến độ thực hiện, Tỉnh ủy chỉ rõ và giới hạn thời gian cụ thể: Đến ngày 15 tháng 6 năm 2006, các cơ quan được phân công chủ trì xây dựng đề án phải hoàn thành các nội dung đề án, dự án, thông qua các đồng chí phụ trách trước khi gửi về Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh trình Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, tiếp tục hoàn 95 chỉnh để trình Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, quyết định thực hiện. Từ ngày 15 tháng 7 năm 2006 đến ngày 15 tháng 8 năm 2006: Hoàn thiện đề án các chương trình, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt. Sau khi đề án được phê duyệt, yêu cầu các đồng chí phụ trách và các cơ quan, đơn vị đã được phân công phải khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đưa đề án đi vào cuộc sống. Để thường xuyên nắm bắt được thông tin và diễn biến cụ thể trong quá trình thực hiện các đề án về đào tạo, phát triển NNL và có những điều chỉnh, chỉ đạo sát sao, có biện pháp uốn nắn kịp thời nhằm thực hiện cho được mục tiêu, nhiệm vụ chương trình, đề án đề ra, Tỉnh ủy đòi hỏi: các cơ quan được phân công thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, phải định kỳ theo quy định, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị, biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo. Để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về thực hiện các đề án đào tạo nhân lực, Tỉnh ủy chỉ thị: Giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền và thường xuyên viết bài, đưa tin về tình hình thực hiện các đề án; kể cả mặt làm tốt và chưa làm tốt, để nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực ủng hộ, tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án của Tỉnh ủy đạt được chất lượng và hiệu quả [7, tr.7]. Tiếp tục thực hiện chủ trương về đào tạo, phát triển NNL của tỉnh, sau khi ban hành Nghị quyết 02, đặt công tác phát triển NNL thành nhiệm vụ trọng tâm, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ ba (khóa XIII) cũng khẳng định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển NNL; tập trung chuẩn hóa 100% các chức danh công chức xã theo vùng và dự nguồn theo hướng trẻ hóa cán bộ; tiếp tục quan tâm số cán bộ cơ sở đang theo học các lớp trung cấp nông nghiệp và đại học nông nghiệp tại tỉnh để trong hai năm năm 2006 - 2007 chuẩn hóa các chức danh chuyên môn có trình độ từ trung cấp trở lên, phấn đấu mỗi xã có ít nhất 01 cán bộ có trình độ đại học nông nghiệp và có từ 1 - 2 cán bộ có trình độ trung cấp nông nghiệp trở lên; nâng cao chất lượng cán bộ các cấp, các ngành, gắn chất lượng với năng lực thực tiễn. Nâng tỷ lệ cán bộ dân tộc ở 96 các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện; chuẩn hoá 100% đội ngũ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh theo yêu cầu của ngành Giáo dục - Đào tạo. Coi trọng các cấp học phổ thông; công tác quy hoạch đào tạo, cơ cấu nhu cầu đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập; tập trung đào tạo và đào tạo lại cán bộ trong HTCT, ưu tiên cơ sở; tiếp tục triển khai thực hiện tốt về công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt là quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên, thực hiện chuẩn hoá 100% đội ngũ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh, cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 08-NQ/TU yêu cầu tăng cường kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị về công tác tuyển sinh, quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, trong đó chú trọng đối với cán bộ dân tộc ít người, thực hiện quy trình chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, công bằng và đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng, khi đào tạo xong phải được sử dụng ngay. Với phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2010, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII đề ra mục tiêu: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; coi trọng giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức trong học sinh, sinh viên; dân chủ hoá nhà trường và quản lý giáo dục; đa dạng hoá các loại hình thức đào tạo, trường lớp, phát triển mạnh mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi, vừa học vừa làm phấn đấu đạt chuẩn vững chắc; mở rộng và đẩy mạnh đào tạo các ngành nghề, chú trọng phát hiện và bồi dưỡng người giỏi trong các lĩnh vực vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý, hoạt động xã hội và lao động kỹ thuật cao Trong đó, tỉnh sẽ tập trung triển khai 6 dự án trọng điểm với những giai đoạn cụ thể, đồng thời duy trì và từng bước phổ cập giáo dục tất cả các cấp học; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, phục vụ mục tiêu nâng cao dân trí và đào tạo NNL, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những tiêu cực trong thi cử; tích cực đầu tư xây dựng nhà trường đạt ba tiêu chuẩn: Chuẩn hoá, hiện đại hoá và kiên cố hoá, nhằm phấn đấu đến năm 2010, Lào Cai sẽ có 30% 97 trường mầm non, 25% trường tiểu học, 20% trường trung học cơ sở và 20% trường trung học cơ sở và 20% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đối với công tác đào tạo NNL cho đồng bào dân tộc thiểu số, Nghị quyết yêu cầu tăng cường cả về số lượng và chất lượng đào tạo học vấn cho học sinh các dân tộc tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, các huyện và cán bộ cơ sở, ưu tiên các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Nâng cấp trường PTTH nội trú ở các huyện vùng cao thành trường liên cấp THCS và THPT để đào tạo theo hình thức liên thông. Tăng cường đào tạo chuyên môn về số lượng và mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hình thức cử tuyển đối với học sinh các dân tộc thiểu số của tỉnh. Tăng thêm mức trợ cấp đối với cán bộ, học sinh là con em các dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường. Đẩy mạnh liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào đạo nghề trong và ngoài nước, để hàng năm cử cán bộ hoặc con em các dân tộc trong tỉnh đi đào tạo. Phát hiện sớm, đầu tư kịp thời để tạo NNL cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm đảm bảo cho dạy vào học, Nghị quyết chỉ rõ: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở đào tạo tại tỉnh và huyện để đáp ứng ngang tầm với yêu cầu đào tạo hiện nay. Mở rộng trường Dân tộc nội trú, đẩy mạnh các trường PTCS, PTTH đạt chuẩn quốc gia. Cần sớm mở trường đào tạo nghệ thuật tỉnh vào năm 2006 để đào tạo NNL trên lĩnh vực này. Nghị quyết cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ xuống các xã khó khăn để giúp đỡ và nâng cao năng lực lãnh đạo cơ sở, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở đi đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về đào tạo và thu hút NNL mà Trung ương và tỉnh đã ban hành; rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút đối với cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có trình độ cao về công tác tại tỉnh Lào Cai cho phù hợp. Coi trọng đào tạo nghề, đổi mới cơ chế, chính sách tuyển sinh. Đồng thời mở rộng loại hình đào tạo theo nhu cầu xã hội theo cơ chế tự đóng góp kinh phí đào tạo. Chủ trương đẩy mạnh đào tạo để phát triển NNL của tỉnh Lào Cai được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và các nghị quyết, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thể hiện ý chí của toàn Đảng bộ, các tổ chức trong HTCT và 98 nhân dân trong tỉnh nhằm xây dựng NNL có cơ cấu hợp lý, có chất lượng, là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng và lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Lào Cai thoát khỏi tỉnh nghèo, trở thành địa phương phát triển trên vùng Tây Bắc của Tổ quốc. 2.2. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN 2.2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo nguồn quan trọng cho đào tạo nguồn nhân lực Để tạo bước chuyển biến mang tính đột phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đưa Lào Cai sớm thoát ra khỏi tỉnh nghèo, bên cạnh việc chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghiệp, giao thông, du lịch và kinh tế cửa khẩu, khai thác khoáng sản, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã xác định: Giáo dục đào tạo đóng một vai trò quyết định, trong đó giáo dục dân tộc là nhu cầu bức thiết, nhằm nâng cao dân trí, văn hoá, đặc biệt, thông qua đào tạo NNL sẽ phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, góp sức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010. Cũng với nhận định GDPT là nền móng, tiền đề để phát triển NNL, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thực hiện chủ trương Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đề án Phát triển giáo dục Lào Cai giai đoạn 2006- 2010 (Đề án 14). Ngày 01/02/2007, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 311/QĐ.UBND phê duyệt đề án với mục tiêu: Củng cố, phát triển và đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển mạnh hệ thống trường, lớp dân tộc bán trú, quy mô giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; đảm bảo đạt chuẩn vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và phổ cập giáo dục THCS, đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập của nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [215]. Theo đó, đến năm 2010 Lào Cai sẽ thành lập mới 39 trường tiểu học, 14 trường THCS, củng cố phát triển 25 trường trung học phổ thông hiện có và thành 99 lập thêm 5 trường; mở rộng quy mô trường nội trú dân nuôi, đến 2010 có 126 trường với 10.300 học sinh; củng cố và xây dựng 10 trung tâm GDTX, thành lập mới 116 trung tâm giáo dục cộng đồng. Đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường lớp học, xóa 2.379 phòng học tạm, xây dựng mới 624 phòng học, 298 phòng thư viện, 500 phòng thiết bị, thí nghiệm, bổ sung xây dựng cơ sở vật chất cho 93 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia [215]. Cùng với đó, Đề án xác định trong giai đoạn sẽ đào tạo 1.000 giáo viên ngoại ngữ, nhạc, hoạ, thể dục, giáo dục công dân, tin học; 600 giáo viên THPT; đào tạo chuẩn hoá trên chuẩn 1.700 giáo viên tiểu học, 1.050 giáo viên THCS và 50 giáo viên THPT, bồi dưỡng nghiệp vụ 500 cán bộ quản lý, đào tạo lý luận chính trị cho 300 cán bộ quản lý. Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh việc đầu tư ngân sách, tăng tỷ lệ chi lên hơn 20% trong tổng chi ngân sách địa phương (năm 2010) cho giáo dục - đào tạo chủ yếu ở các vùng dân tộc và khó khăn, Tỉnh sẽ đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tranh thủ tối đa tiềm năng và sự ủng hộ của người dân, của xã hội đầu tư cho giáo dục, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên cơ sở đó, có cơ chế để hỗ trợ xây dựng các trường điểm của các cấp học theo hệ thống dân lập, tư thục; củng cố các hoạt động khuyến học, xây dựng quỹ bảo trợ giáo dục, động viên các em học sinh nghèo, vượt khó, gia đình hiếu học. Không chỉ phát huy nội lực, Lào Cai cũng sẽ tăng cường hợp tác, liên kết để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, từ các dự án quốc tế, các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo nguồn lao động cho các địa phương. Có thể nói, đây là định hướng chiến lược góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh trong những năm sắp tới. Sau 5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh đối với các ngành chức năng trong phát triển giáo dục đào tạo. GDPT của Lào Cai có bước phát triển toàn diện cả về quy mô, số lượng, chất lượng, đạt phần lớn các mục tiêu đề ra. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển phù hợp với phân bố dân cư và địa hình của tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL cho tỉnh. Năm học 2010 - 2011 toàn tỉnh có 237 trường tiểu học với 62.687 học sinh, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 100 99,7%; THCS có 196 trường với 44.766 học sinh, tỷ lệ huy động ra lớp đạt 97%. THPT có 28 trường với 436 lớp, 15.640 học sinh, tỷ lệ duy trì số lượng đạt 94,8%. Số phòng học cơ bản đủ để thực hiện các hoạt động giáo dục. Trong tổng số có 7903 phòng học các cấp có 4555 phòng kiên cố, chiếm 57,6%; 1890 phòng bán kiên cố chiếm 23,9% và 1458 phòng tạm chiếm 18,5%. Đã có 160 trường học đạt chuẩn quốc gia (Mầm non 29 trường, Tiểu học: 88 trường, THCS: 36 trường; THPT: 7 trường) [119], [168]. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, vững vàng về tư tưởng, ổn định về số lượng. Đầu năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_dang_bo_tinh_lao_cai_lanh_dao_dao_tao_nguon_nhan_luc_tu_nam_2001_den_nam_2010_8855_1917273.pdf
Tài liệu liên quan