Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) - Hoàng Văn Vân

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12

Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 12

Khái quát kết quả các công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 28

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (1996 - 2005) 32

Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng 32

Chủ trương Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005) 49

Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2005) 58

ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG (2006 - 2015) 73

Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng 73

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) 82

Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) 90

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 115

Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015) 115

Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng (1996 - 2015) 139

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC 180

 

doc210 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng (2006 - 2015) - Hoàng Văn Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định một số nội dung về hồ sơ khoa học để xếp hạng DTLSVH và danh lam thắng cảnh. Việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học xếp hạng cấp quốc gia đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện theo Quyết định số 24/2003/QĐ-UB, ngày 29/1/2003 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh” và Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND, ngày 03/4/2014, của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Theo đó: “Ủy bân nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm kê khai, đăng ký những di tích trên địa bàn để Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổng hợp báo cáo với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch” [181, tr.2]. “Hàng năm, căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại, giá trị của di tích, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phể duyệt danh mục di tích đề nghị lập hồ sơ xếp hạng” [181, tr.2]. Hồ sơ khoa học di tích bao gồm: a, Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích; b, Tờ trình đề nghị xếp hạng di tích của UBND cấp xã, huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đối với di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt có thêm tờ trình của UBND tỉnh; c, Lý lịch di tích; d, Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến di tích; đ, Bản vẽ kỹ thuật di tích, gồm: Bản vẽ mặt bằng tổng thể, các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của di tích; e, Tập ảnh khảo tả di tích; g, Bảng thống kê hiện vật thuộc di tích; h, Biên bản và bản đồ khu vực bảo vệ di tích [182, tr.3]. Giai đoạn 2006 - 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm kê, phân loại, lập được 08 hồ sơ DTLSCM [Phụ lục 9] để UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận là di tích quốc gia. Số lượng cụ thể là: di tích đền: 01; di tích đình làng: 02; di tích địa điểm lịch sử: 04; di tích lưu niệm danh nhân: 01. Các DTLSCM được công nhận di tích quốc gia trong giai đoạn này cụ thể như sau: Di tích địa điểm Nhà máy điện Vinh (phường Trung Đô, thành phố Vinh) được xếp hạng theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BVHTTDL, ngày 13/6/2007; Năm 2011, có 2 di tích được xếp hạng di tích quốc gia: di tích Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên (Diễn Yên, Diễn Châu) được xếp hạng theo Quyết định số 2602/QĐ-BVHTTDL, ngày 23/8/2011, di tích Hang hỏa tiễn và Nghĩa trang liệt sỹ đường sắt được xếp hạng theo Quyết định số 1410/QĐ-BVHTTDL, ngày 27/4/2011; Năm 2012, di tích đền Cả (Yên Thành), di tích Nhà lưu niệm Nguyễn Tiềm - Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Nghệ An (Nam Đàn) được xếp hạng theo Quyết định số 4062/QĐ-BVHTTDL, ngày 24 tháng 10 năm 2012; Di tích Mộ và nhà thờ Nguyễn Cảnh Huy (Thanh Chương) được xếp hạng năm 2013; Năm 2015, có 02 di tích được công nhận là di tích quốc gia: di tích đình Trụ Pháp (Yên Thành), được xếp hạng theo Quyết định số 508/QĐ-BVHTTDL, ngày 13/2/2015, di tích đình Bính Thị (Thanh Giang, Thanh Chương) được xếp hạng theo Quyết định số 223/QĐ-BVHTTDL, ngày 01 tháng 2 năm 2015 [Phụ lục 4]. Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 54 DTLSCM được Nhà nước công nhận là DTLSCM cấp quốc gia [Phụ lục 9]. Dưới dự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích được quan tâm đúng mức. Công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích thể hiện được tổng thể từ địa điểm, hiện trạng kiến trúc, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong đời sống xã hội. Đây là tiền đề, hành lang pháp lý, khoa học cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị DTLSCM trên địa bàn tỉnh. 3.3.2. Chỉ đạo phân cấp quản lý, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng Về phân cấp quản lý các DTLSCM Quán triệt chủ trương của Đảng bộ về tăng cường quản lý đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/4/2011, UBND Nghệ An ra Quyết định số 1017/QĐ.UBND.VX “Quyết định phân cấp quản lý các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Quyết định này thay thế Quyết định số 1306/QĐ.UB, ngày 12/4/1997 của UBND tỉnh Nghệ An “Về việc phân cấp quản lý các di tích, danh thắng”. Quyết định số 1017/QĐ.UBND.VX đã phân cấp quản lý đối với các DTLSCM trên địa bàn tỉnh như sau: Có 05 di tích được giao cho các đơn vị quản lý: Nhà máy điện Vinh do Điện lực Nghệ An quản lý; di tích Truông Bồn do Tỉnh đoàn Nghệ An quản lý; Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An quản lý Khu lưu niệm Phan Bội Châu, Khu lưu niệm Lê Hồng Phòng; di tích Hang hỏa tiễn và Nghĩa trang đường sắt do Xí nghiệp đá Hoàng mai thuộc Tổng công ty công trình đường sắt quản lý. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý 49 DTLSCM. Theo đó, thành phố Vinh quản lý 06 di tích: Địa điểm Cồn Mô, Nhà thờ họ Hoàng, Đền Trìa, Nhà thờ họ Uông, Ngã ba Bến Thủy, Cụm di tích Làng Đỏ - Hưng Dũng. Huyện Quỳnh Lưu quản lý 04 di tích: Đình làng Quỳnh Đôi, đền Thượng, đình Tám Mái, nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu. Huyện Diễn Châu quản lý 06 di tích: Nghĩa trang các liệt sỹ hy sinh ngày 7/11/1930 (Diễn Ngọc), đình Long Ân, đền Pháp Độ, nhà thờ họ Nguyễn tại Diễn Nguyên, nhà thờ họ Nguyễn tại Diễn Đồng, Khu lưu niệm Phùng Chí Kiên. Huyện Nghi Lộc quản lý 03 di tích: đền Phượng Cương, đình Chợ Xâm, đền Chính Vị. Huyện Hưng Nguyên quản lý 03 di tích: Nghĩa trang liệt sỹ 12/9/1930 (nay là quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh), nhà thờ họ Phạm, nhà ông Hoàng Viện. Thị xã Cửa Lò quản lý di tích nhà thờ họ Hoàng Văn. Huyện Thanh Chương quản lý 07 di tích: đình Võ Liệt, nhà thờ họ Nguyễn Duy, nhà thờ Nguyễn Sỹ Sách, nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, đền Bạch Mã, đình Bính Thị, mộ và nhà thờ Nguyễn Cảnh Huy. Huyện Đô Lương quản lý 04 di tích: đình Phú Nhuận, nhà thờ họ Hoàng Trần, nhà thờ họ Thái Đắc, đình Lương Sơn. Huyện Anh Sơn quản lý di tích Hiệu Yên Xuân. Huyện Con Cuông quản lý di tích nhà cụ Vi Văn Khang. Huyện Tân Kỳ quản lý di tích Mốc số 0 đường Hồ Chí Minh. Huyện Yên Thành quản lý 08 di tích: di tích Tràng Kè, nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu, đình Liên Trì, nhà thờ họ Phan Mạc, đình Sừng, di tích Trường cấp I Vĩnh Thành, đình Trụ Pháp, đền Cả. Huyện Nam Đàn quản lý 04 di tích: Di tích Mộ Lê Hồng Sơn, đình Tán Sơn, nhà thờ họ Từ và di tích Nhà lưu niệm Nguyễn Tiềm [Phụ lục 9]. Sự phân cấp quản lý chặt chẽ đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là các Ban Quản lý, Tổ Quản lý bảo vệ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM tại địa phương. Kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM Trong giai đoạn 2006 - 2015, Đảng bộ chú trọng chỉ đạo kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM. Từ năm 2006 đến năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 1445/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/4/2008 Về việc thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An nêu rõ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa của tỉnh; có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Nghệ An có nhiệm vụ: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp văn hóa trong đó có bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về DSVH; Tổ chức, chỉ đạo tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH. Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở có chức năng nghiên cứu, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng và quản lý di tích; tuyên truyền, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tu bổ, tôn tạo di tích, trong đó có các DTLSCM. Nhiệm vụ của Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An là: 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học; 2. Hoạt động điều tra, nghiên cứu, kiểm kê, phân loại và lập danh mục phân cấp quản lý di tích danh thắng trên địa bàn; 3. Lập hồ sơ xếp hạng di tích; 4. Số hóa và quản lý di tích danh thắng bằng công nghệ thông tin; 5. Thực hiện công tác phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích; 6. Thực hiện công tác phát huy giá trị di tích; 7. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch và lập dự án tu bổ tôn tạo di tích; 8. Lập quy hoạch khảo cổ, thực hiện việc thám sát, thăm dò, khai quật di chỉ khảo cổ; 9. Từng bước phục chế các hoa văn họa tiết, đồ tế khí truyền thống, cung cấp dịch vụ; 10. Trực tiếp quản lý di tích lưu niệm Lê Hồng Phòng, Khu lưu niệm Phan Bội Châu và Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai; 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao giao. Đây là cơ quan chuyên trách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa các huyện, thành, thị và các Ban Quản lý, Tổ Quản lý di tích trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DTLSCM của tỉnh. Tổ chức bộ máy Ban quản lý di tích và danh thắng Nghệ An bao gồm: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban; Các phòng: Phòng tuyên truyền và phát huy giá trị di tích, Phòng Tu bổ, tôn tạo di tích, Phòng Hành chính Tổ chức. Biên chế được giao: 20 người trong đó công chức: 2 người, viên chức là 18 người [Phụ lục 14]. Song song với việc kiện toàn bộ máy quản lý, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM luôn được Đảng bộ quan tâm. Tính đến năm 2015, 54/54 DTLSCM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đều được thành lập các ban/tổ quản lý. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An thành lập theo Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 16/4/2014, với số lượng 11 cán bộ, nhân viên. Di tích Khu lưu niệm Phan Bội Châu và Khu lưu niệm Lê Hồng Phong do Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An trực tiếp quản lý. Số lượng cán bộ, nhân viên của Ban quản lý di tích và danh thắng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở mỗi di tích là 5 người, . Các DTLSCM còn lại đều đã thành lập Tổ quản lý bảo vệ, qui mô 5 - 7 thành viên. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 335 cán bộ, nhân viên/54 DTLSCM cấp quốc gia. Trong đó số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng là 122 người [Phụ lục 10]. Theo thống kê khảo sát chất lượng cán bộ nhân viên quản lý tại một số DTLSCM tiêu biểu như: Nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu, Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9, Khu lưu niệm Lê Hồng Phòng, Khu lưu niệm Phan Bội Châu, Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu... có 45 % cán bộ, nhân viên quản lý di tích có trình độ Đại học, cao đẳng, có 16,2% cán bộ có chuyên môn chuyên ngành văn hóa học, quản lý văn hóa và chuyên ngành xã hội nhân văn; số cán bộ nhân viên quản lý có độ tuổi 40 đến 50 tuổi chiếm 33,7% [Phụ lục 11]. Cơ cấu tổ của các Ban quản lý, Tổ quản lý di tích gồm: 01 cán bộ UBND cấp huyện, thành thị làm tổ trưởng, 01 tổ phó thường trực, các thành viên còn lại phụ trách việc cúng tế, bảo vệ Hàng năm, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An phối hợp với Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim liên, các Phòng Văn hóa, Trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện, thành, thị mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác tại các di tích. Qua đó, góp phần nâng cao trình đô chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ chuyên trách tại các di tích DTLSCM. Đơn cử như năm 2010, Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An tổ chức lớp tập huấn về công tác quản lý di tích, danh thắng và lễ hội trên địa bàn tỉnh. Lớp tập huấn có hơn 110 cán bộ, nhân viên văn hóa và các Tổ quản lý bảo vệ di tích tham gia. Năm 2015, lớp tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý danh thắng trên địa bàn tỉnh có 154 người tham gia. Các lớp tập huấn là dịp để cán bộ, nhân viên quản lý di tích có điều kiện nâng cao nhận thức về các văn bản pháp luật trong bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích; là nơi giao lưu học hỏi lẫn nhau, đồng thời phản ánh, đề đạt những nguyện vọng thiết thực để các cấp quản lý nắm bắt, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành chức năng với những giải pháp và chính sách cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở cơ sở. Bên cạnh đó, lực lượng hướng dẫn, thuyết minh viên tại các DTLSCM còn được trang bị thêm về kiến thức chuyên môn, có kiến thức vững chắc về văn hóa, lịch sử và kiến thức chuyên sâu về giá trị của di tích; có kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử linh hoạt, giọng nói truyền cảm, cách dẫn chuyện hấp dẫn, cách truyền đạt thông tin đa dạng; có sức khỏe tốt, hình thức đẹp, lòng nhiệt tình, sự nhẫn nại, hiểu tâm lý khách và đặc biệt hơn cả là lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề. Họ là người “thổi hồn” cho di tích, người truyền cảm hứng, kết nối những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích đến với khách tham quan. Như tại di tích Truông Bồn, cảm nhận chung của du khách khi nghe thuyết minh là sự bùi ngùi xúc động và niềm tự hào về sự hy sinh anh dũng của 1.240 anh hùng liệt sỹ tại “tọa độ lửa” Truông Bồn; đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của 13 chiến sỹ thanh niên xung phong “Tiểu đội thép” Đại đội 317, Đội 65 thuộc Tổng đội thanh niên xung phong của tỉnh Nghệ An ngày 31/10/1968. Nhiều người đã không cầm nổi nước mắt, đó là những giọt nước mắt của lòng tri ân và tiếc thương vô hạn đối với các thế hệ đi trước, những người anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; đã làm nên một Truông Bồn huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. 3.3.3. Chỉ đạo huy động nguồn vốn đầu tư và triển khai các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Tiếp tục thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001 và Luật sủa đổi bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa 2009. Theo đó, nguồn kinh phí bảo tồn và phát huy giá trị di tích: “Điều 58, nguồn kinh phí để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa bao gồm: 1. Ngân sách Nhà nước; 2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa; 3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước” [86, tr.36]; “Điều 59. Nhà nước ưu tiên nguồn ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu” [86, tr.36]. Giai đoạn 2006 - 2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh Nghệ An ban hành các quyết định thành lập 10 dự án bảo tồn DTLSCM cấp quốc gia. Số di tích được đầu tư bảo tồn là 10/54 di tích, chiếm 18,5% tổng số DTLSCM và chiếm 8% số DTLSVH cấp quốc gia tại địa phương. Tiêu biểu là: ngày 11/4/2006, Thường trực Tỉnh ủy ra Thông báo số 79-TB/TU về một số nội dung liên quan đến công tác Văn hóa Thông tin trên địa bàn tỉnh Nghệ An, “Đồng ý chủ trương lập dự án nâng cấp Khu di tích cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Hưng Nguyên. Tiếp đó, ngày 10/3/2008, Tỉnh ủy Nghệ An ra Thông báo số 505-TB/TU, Thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về quy hoạch xây dựng Quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngày 08/6/2009 Tỉnh ủy ra Thông báo số 886-TB/TU về việc quy hoạch xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử Truông Bồn (Đô Lương). Ngày 14/7/2009, Thường trực Tỉnh ủy ra Thông báo 892-TB/TU về quy hoạch xây dựng Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên tại xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu... Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về huy động nguồn vốn bảo tồn, tôn tạo các DTLSCM trên địa bàn tỉnh. Ngày 22/10/2010, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 6247/QĐ.UBND.VX “Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Nghệ An đến năm 2020”. Quyết định chỉ rõ: “Đảm bảo kinh phí tu bổ, chống xuống cấp các di tích lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật bị xuống cấp (ưu tiên đầu tư tôn tạo các di tích trọng điểm). Phấn đấu 60% đến 70% kinh phí tu bổ tôn tạo các di tích dòng họ, đình, chùa từ nguồn xã hội hóa” [178, tr.2]. Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND, ngày 3/4/2014 ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguồn kinh phí bảo tồn di tích bao gồm: “1. Kinh phí nhà nước đầu tư hàng năm theo chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kinh phí của địa phương các cấp; 2. Nguồn xã hội hóa (các tập thể, các nhân đóng góp công đức); 3. Các nguồn vốn hợp pháp khác” [181, tr.7]. Nguồn vốn đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị DTLSCM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Nghệ An được đầu tư từ ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; Ngân sách Nhà nước và địa phương cho chống xuống cấp hàng năm (để sửa chữa nhỏ và mua sắm trang thiết bị cần thiết); nguồn tu bổ cấp thiết hàng năm và nguồn vốn xã hội hóa. Giai đoạn 2006 - 2015, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện 10 dự án bảo tồn tôn tạo DTLSCM cụ thể như sau: Năm 2008, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định 1940/QĐ.UBND-CN ngày 26/05/2008, “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo và xây mới di tích lịch sử văn hóa đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương”. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 9,5 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Dự án được triển khai thực hiện vào năm 2009. Công trình được chia thành 3 gói thầu chính. Gói thầu thứ nhất bao gồm việc tu bổ, tôn tạo đình chính (di tích gốc), nghi môn, nhà bia, xây mới nhà bia ghi công cao trào cách mạng 1930-1931, nhà bao che và chống mối mọt cho công trình đã hoàn thành năm 2009. Gói thầu thứ hai gồm xây mới hồ sen, sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, hệ thống cấp điện, nước, phòng cháy chữa cháy, tường rào. Gói thầu thứ ba cung cấp nội thất cho công trình. Ngày 19/10/2009, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 5345/QĐ.UBND-CNXD phê duyệt Dự án: “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Xô viết Nghệ Tĩnh”, tổng vốn đầu tư là 328 tỉ đồng; Dự án gồm các hạng mục chính như: tu bổ nâng cấp các hạng mục trong khu di tích (di tích gốc); xây mới Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh và tượng đài, với diện tích 12,9 ha, tổng vốn đầu tư là 328 tỉ đồng [Phụ lục 5]. Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn giao công trình Đài tưởng niệm liệt sỹ Xô viết Nghệ Tĩnh cho huyện Hưng Nguyên quản lý và sử dụng. Quán triệt và tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, tháng 3 năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 858/2009/QĐ-UBND-CN về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng quần thể lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và Quảng trường Xô viết Nghệ Tĩnh”. Nội dung và quy mô xây dựng: nâng cấp Khu lưu niệm Lê Hồng Phong gồm nhiều hạng mục công trình với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 194 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh lên 250 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Dự án hoàn thành vào năm 2012, được bàn giao cho Ban Quản lý di tích và danh thắng Nghệ An quản lý. Đối với Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn, năm 2010 - 2011 được triển khai giai đoạn II dự án Khu lưu niệm Phan Bội Châu với kinh phí là 3,546 tỷ đồng. Dự án bảo tồn, tôn tạo các hạng mục: nhà lưu niệm, nhà trưng bày, tượng đài cụ Phan Bội Châu và các công trình phụ trợ. Tiếp đó, ngày 11/8/2015, di tích được xây dựng thêm công trình Nhà tưởng niệm chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, với kinh phí 1.7 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của cán bộ, giáo viên và các thế hệ học sinh Trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu [107, tr.3]. Di tích Truông Bồn được UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1591/QĐ.UBND-CNXD, ngày 19/4/2010, phê duyệt Dự án: “Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn” với kinh phí 175 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Quá trình triển khai dự án, cùng với UBND tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân quyên góp, ủng hộ xây dựng công trình với số vốn 190 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư công trình lên 365 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích xây dựng là 22 ha, gồm 21 hạng mục chính, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, thực hiện từ năm 2010 đến 2013 gồm: Xây dựng mộ, đền thờ, các hạng mục thuộc di tích, hạ tầng liên quan và phụ trợ. Giai đoạn 2, từ năm 2014 đến năm 2015 gồm: xây dựng quảng trường, nhà trưng bày, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Tháng 8 năm 2015, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ khánh thành di tích Truông Bồn và đưa vào sử dụng. Năm 2013, di tích nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu được UBND tỉnh Nghệ An lập dự án tu bổ, tôn tạo. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 2458/BVHTTDL-DSVH ngày 03/7/2013, công nhận Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích và tượng đài Phan Đăng Lưu. Dự án do UBND huyện Yên Thành làm chủ đầu tư với kinh phí 100 tỷ đồng. Di tích Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên được UBND tỉnh Nghệ An quyết định phê duyệt tại Quyết định số 4850/QĐ.UBND-CNXD, ngày 18/10/2010, với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Dự án bao gồm: bảo tồn các nhà di tích gốc, các hạng mục trong khu vực nhà quản lý và sinh hoạt văn hóa, san nền, cổng, hàng rào khu đền thờ; sân vườn khu di tích, kè đá, đường giao thông. Các hạng mục như: xây mới nhà tưởng niệm kiêm nhà trưng bày do Tập đoàn Mường Thanh tài trợ với kinh phí 3,6 tỷ đồng; cầu đá khu tưởng niệm được huy động từ nguồn xã hội hóa do Công ty Thanh Thành Đạt tài trợ. Dự án được UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu tổ chức khởi công vào ngày 19/3/2014. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí giải ngân chậm nên dự án đang bị chậm tiến độ. Ngày 4/9/2015, UBND tỉnh ra Quyết định về việc phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo di tích Nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu. Công trình do UBND huyện Quỳnh Lưu làm chủ đầu tư với tổng dự toán 17,5 tỷ đồng. Sau đó, UBND tỉnh đã điều chỉnh quy mô, thay đổi một số hạng mục, điều chỉnh nguồn kinh phí do thay đổi quy mô thêm 22,3 tỉ đồng (tổng kinh phí sau khi điều chỉnh là 39,8 tỉ đồng). Các dự án bảo tồn di tích Tràng Kè với kinh phí 4,5 tỷ đồng; Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Đền Trìa với số vốn đầu tư là 6,4 tỷ đồng được triển khai từ năm 2010 và đã đưa vào sử dụng [Phụ lục 5]. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư cho các dự án bảo tồn các DTLSCM trọng điểm của tỉnh. Các DTLSCM còn lại được cấp kinh phí từ nguồn tu bổ cấp thiết hàng năm theo Chương trình mục tiêu quốc gia [Phụ lục 6]. Đơn cử như năm 2013 là 2 tỷ 200 triệu đồng được phân bổ cho 8 di tích (trong đó có 2 DTLSCM); năm 2015 là 400 triệu cho 2 di tích. Trung bình mỗi di tích được phân bổ khoảng từ 150 đến 200 triệu đồng. Đây là nguồn kinh phí bảo đảm cho việc tu bổ, tôn tạo cấp thiết tại các di tích. Tuy nhiên, vì nguồn kinh phí hạn hẹp, để tu bổ, tôn tạo một cách toàn diện cho di tích rất khó khăn. Nguồn kinh phí chống xuống cấp thường xuyên từ ngân sách tỉnh tăng theo hàng năm. Năm 2006, có 310 triệu phân bổ cho 15 di tích. Năm 2010, là 300 triệu phân bổ cho 10 di tích. Năm 2015 là 2.808 triệu đồng, phân bổ cho 15 di tích [Phụ lục 7] trong đó có 5 DTLSCM: Đình Phú Nhuận (Đô Lương), Hiệu Yên Xuân (Anh Sơn), Đền Bạch Mã (Đô Lương), Đình Long Ân (Diễn Châu), Đình Lương Sơn (Đô Lương), Nhà thờ họ Nguyễn (Diễn Đồng, Diễn Châu). Nguồn kinh phí chống xuống cấp thường xuyên góp phần bảo đảm cho việc thay thế, sửa chữa nhỏ những chi tiết hư hỏng, chống mối, mọt tại các di tích. Đối với nguồn vốn xã hội hóa, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 195/QĐ.UBND.VX ngày 24/1/2011, “Quyết định ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Quyết định này thay thế Quyết định 1258/1998 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành “Quy định tạm thời đặt hòm công đức, quản lý, sử dụng tiền công đức ở các khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Giai đoạn 2006 - 2015, có 2 DTLSCM nhận được nguồn kinh phí lớn từ nguồn xã hội hóa là Truông Bồn và di tích Phùng Chí Kiên. Dự án Khu di tích Phùng Chí Kiên được tài trợ toàn bộ kinh phí thi công Nhà tưởng niệm kiêm trưng bày trị giá 3,4 tỷ đồng. Đối với di tích Truông Bồn, nguồn vốn xã hội hóa huy động được là 190 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Trong đó, có 65 đơn vị trong ngành Giao thông vận tải ủng hộ với tổng số tiền gần 60 tỷ đồng; Ngân hàng VietinBank đóng góp 22,9 tỷ đồng xây dựng Đền thờ các Anh hùng liệt sỹ Truông Bồn, Nhà tưởng niệm... Kinh phí xã hội hóa hàng năm thu từ nguồn tiếp nhận công đức, ủng hộ cho tu bổ, tôn tạo các DTLSCM trên địa bàn trong giai đoạn này chủ yếu là các di tích Nhà thờ dòng họ. Nguồn công đức do con cháu các dòng họ quyên góp để tu bổ, tôn tạo các di tích nhà thờ dòng họ được khoảng 3 đến 4 tỷ đồng/năm [107, tr.4]. 3.3.4. Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục truyền thống gắn với hoạt động của các di tích l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_nghe_an_lanh_dao_bao_ton_va_phat_huy_gi.doc
Tài liệu liên quan