Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố và những vấn đề luận án tập trung thực hiện 27

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

THÁI NGUYÊN VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 33

2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

lãnh đạo công tác y tế 33

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế từ

năm 2005 đến năm 2010 47

2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên từ năm 2005 đến năm 2010 54

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 72

3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về

đẩy mạnh công tác y tế 72

3.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác y tế của Đảng bộ

tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015 88

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 109

4.1. Một số nhận xét 109

4.2. Một số kinh nghiệm 125

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC 177

pdf199 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hặt chẽ giữa các đơn vị y tế Trung ương, ngành trên địa bàn với y tế của tỉnh và y tế tư nhân để cung cấp các loại hình dịch vụ y tế cho nhân dân. Đảng bộ nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về y tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, tài chính, nhân lực để phát huy sự sáng tạo của cơ sở y tế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực. Trong giai đoạn 2011 - 2015, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tổ chức triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, dự án phần mềm Quản lý thông tin y tế xã, phường, thị trấn phục vụ công tác quản lý thông tin y tế được tốt hơn. 84 Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, mỗi trạm y tế có ít nhất 6 biên chế theo cơ cấu, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại của giai đoạn 2005 - 2010 (chỉ tiêu 100% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã không đạt), Đại hội đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015, đạt tỷ lệ 7 bác sĩ/1 vạn dân và có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế” [54, tr.38]. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Đại hội chủ trương: Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác y tế; có cơ chế, chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh [54, tr.38,44] Chủ trương XHH của Đảng bộ tỉnh đưa ra từ năm 2003 đã đạt được những kết quả tích cực trong giai đoạn 2003 - 2010. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác XHH y tế trong giai đoạn tiếp theo cần phải huy động tối đa những nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức và nhân dân để mở rộng và nâng cao chất lượng CSSK cộng đồng. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII chủ trương: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tạo điều kiện để triển khai xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng Bệnh viện quốc tế trên địa bàn tỉnh” [54, tr.38]. Đối với YTCS, trong điều kiện đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu, các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực một số nơi đã xuống cấp, cần phải cải tạo, xây mới, nếu chỉ có nguồn ngân sách của nhà nước thì không đủ và chậm được đầu tư. Vì thế, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII chủ trương: “Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở” [54, tr.38]. Đảng bộ tỉnh đã gợi mở những chủ trương mới phù hợp với quy định của pháp luật để hình thành các hình thức liên doanh, liên kết nhằm 85 đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế và mở rộng các đối tượng thụ hưởng từ chủ trương XHH y tế của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 trên tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TU (năm 2005) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII đã đưa công tác y tế vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Chương trình hành động số 05-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành ngày 17/6/2011 xác định rõ: nhiệm vụ của tỉnh trong 5 năm tiếp theo là nâng cao chất lượng công tác y tế và dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; tăng cường công tác y tế dự phòng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới YTCS. Tiếp tục đầu tư nâng cấp một số bệnh viện địa phương thành bệnh viện đa khoa khu vực; nâng cấp, cải tạo, mở rộng một số bệnh viện tuyến tỉnh; phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm y tế chuyên sâu vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đến năm 2015, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế [55, tr.10-11]. Đối với YTDP và quản lý y tế, Chương trình số 05-CTr/TU nhấn mạnh cần: Tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh để có biện pháp xử lý... Tăng cường thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng và bình ổn giá thuốc... Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em [55, tr.11] Thực hiện Kết luận số 26-KL/TW ngày 2/8/2012 Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, ngày 24/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Chương trình hành động số 20-CTr/TU Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37- 86 NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [59]. Chương trình hành động đã đưa ra nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành y tế là: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống y tế tỉnh Thái Nguyên toàn diện, đồng bộ theo hướng hiện đại trở thành trung tâm y tế khu vực chất lượng cao của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Phát triển hoàn chỉnh hệ thống khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và mạng lưới y tế dự phòng các cấp. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết khám, chữa bệnh giữa các bệnh viện tỉnh với bệnh viện của Trung ương, nâng cao chất lượng công tác khám và điều trị cho nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa [59, tr.5]. Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, ngày 22/11/2011 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TU Về công tác cán bộ giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 [57]. Nghị quyết đề ra các quy định về xây dựng tiêu chuẩn chức danh, chất lượng, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, v.v.. Nghị quyết số 04 chủ trương: “Xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc thù của tỉnh để thu hút những người tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi; người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của tỉnh tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh” [57, tr.11]. Tiếp đó, để thu hút đội ngũ lao động có chất lượng cao về tỉnh làm việc, ngày 24/9/2012 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1237-QĐ/TU Về cơ chế ưu đãi đặc thù với người tốt nghiệp thủ khoa đại học, tốt nghiệp đại 87 học loại giỏi, xuất sắc và người có trình độ cao tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên [58]. Đối với ngành y tế, những cán bộ y tế được tuyển dụng sẽ là nhân tố nòng cốt để triển khai, ứng dụng, thực hiện những kỹ thuật chuyên sâu tại các bệnh viện trên địa bàn theo đúng định hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Nhìn tổng quát, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế từ năm 2010 đến năm 2015 tập trung ở một số nội dung chính như sau: Về nhận thức, mục tiêu: Đảng bộ tỉnh xác định mục tiêu chung là tiếp tục phát triển mạng lưới y tế để từng bước đưa tỉnh Thái Nguyên thành trung tâm y tế khu vực các tỉnh Đông Bắc. Xây dựng cơ sở vật chất và phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khả năng thực hiện được một số kỹ thuật cao tương đương với các kỹ thuật cao ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mở rộng mã ngạch và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y tế trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Về phương hướng: Tiếp tục nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng phổ cập và chuyên sâu; tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính trong y tế; đổi mới cơ chế thu hút cán bộ y tế có trình độ cao và cán bộ y tế tuyến cơ sở; đa dạng hoá các hình thức liên doanh, liên kết, phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Về giải pháp: Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra một loạt giải pháp mang tính toàn diện như đầu tư thêm kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị bằng nguồn vốn của Trung ương và của địa phương; tập trung đào tạo cán bộ y tế trình độ đại học và sau đại học theo định hướng phát triển của từng đơn vị; thực hiện nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực; đầu tư và duy trì để 100% 88 các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có cơ chế về vốn, quỹ đất để các cơ sở y tế tư nhân phát triển. Như vậy, chủ trương đẩy mạnh công tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015 được xây dựng một cách đồng bộ, nhất quán và toàn diện trên các lĩnh vực của ngành y tế. Những chủ trương này là cơ sở để UBND, ngành y tế tỉnh Thái Nguyên cụ thể hóa bằng các cơ chế và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. 3.2. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Kết luận số 03-KL/TU ngày 26/7/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên Về thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 9/11/2011 Về việc phê duyệt Chương trình phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020 [183] với mục tiêu chung đến năm 2015: “xây dựng Thái Nguyên trở thành Trung tâm Y tế vùng Trung du, miền núi Bắc bộ; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đổi mới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” [183, tr.2] với tổng kinh phí thực hiện là 1.959 tỉ đồng. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành y tế chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng KCB, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao tương đương các bệnh viện đầu ngành ngay tại các bệnh viện tuyến tỉnh. “Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở y tế tuyến tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện được một số kỹ thuật y học cao về khám chữa bệnh và phòng bệnh tương đương với các kỹ thuật cao tại Hà Nội... Đến 2015 giảm 70% số bệnh nhân phải chuyển về Hà Nội so với hiện 89 nay” [183, tr.2] với kinh phí đầu tư là 971 tỉ đồng từ nguồn vốn Trung ương (kinh phí cho xây dựng cơ bản 388 tỷ đồng; trang thiết bị 582 tỷ đồng; đào tạo cán bộ 1 tỷ đồng cho 10 kíp phẫu thuật chuyên sâu). Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của Đề án số 03-ĐA/TU (năm 2006) của Tỉnh ủy, ngày 19/7/2012 HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND Về việc thông qua đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [87] với mục tiêu tổng quát: “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dânGiảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật” [87, tr.82]. Đồng thời, Sở Y tế đã chủ động đề xuất, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển hệ thống y tế chuyên sâu trên địa bàn. Trên cơ sở đó, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 26/4/2013, Về thông qua đề án phát triển y tế chuyên sâu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [91]. Nghị quyết đã định hướng phát triển cụ thể cho các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh như sau: 1) Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên: Bệnh viện đa khoa hạng I, phát triển chuyên sâu về tim mạch, ung bướu. Phấn đấu lên hạng đặc biệt sau năm 2020. 2) Bệnh viện A: Phát triển chuyên sâu sản khoa và nhi khoa, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương (giai đoạn 2013 - 2015). Phấn đấu đạt bệnh viện hạng I trước năm 2020. 3) Bệnh viện C: Phát triển chuyên sâu về ung bướu và chấn thương chỉnh hình, đạt bệnh viện hạng I vào năm 2015. Phấn đấu là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K Trung ương (giai đoạn 2016 - 2020). 4) Bệnh viện Gang Thép: Phát triển chuyên sâu về bệnh nội tiết. 5) Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: Phát triển chuyên sâu về bệnh lao và các bệnh phổi, phấn đấu đạt bệnh viện hạng I trước năm 2020. 6) Bệnh viện Mắt: Tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu: phaco nâng cao, tật khúc xạ, tạo hình, thẩm mỹ, laser, nhãn nhi và các bệnh bẩm sinh. Phấn đấu đạt bệnh viện hạng II vào năm 2015. 7) Bệnh viện Y học Cổ truyền: Phát triển thành 90 Bệnh viện đa khoa y dược cổ truyền, tập trung vào các kỹ thuật chuyên sâu của y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại, nâng cao các kỹ thuật xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, tán sỏi ngoài cơ thể, châm cứu xuyên huyệt, nội soi tiêu hóa. 8) Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên: Bệnh viện đa khoa phát triển một số kỹ thuật cao ngang tầm các nước trong khu vực, tập trung chuyên sâu về điều trị các bệnh hệ Tiết niệu, Tim mạch; Hội chẩn từ xa với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài với kinh phí đầu tư hằng năm từ ngân sách trung ương và địa phương là 16 tỉ đến 18 tỉ đồng [91, tr.43]. Đối với y tế tuyến huyện và trạm y tế xã, để đạt được mục tiêu số lượt người dân được chăm sóc y tế tại tuyến huyện đạt 0,9 lượt/người/năm; tại tuyến xã đạt 1,2 lượt/người/năm, Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Về việc thông qua đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 nhấn mạnh: “Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện; xây dựng mới 16 trạm y tế xã thuộc diện cấp bách, cụ thể: năm 2013 xây mới 06 trạm y tế, năm 2014 xây mới 06 trạm y tế và năm 2015 xây mới 04 trạm y tế” [87, tr.84]. Trên cơ sở đó đến năm 2015, Bệnh viện A và Bệnh viện C được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện Hạng I theo đúng định hướng phát triển của UBND tỉnh. Năm 2014, Bệnh viện Quốc tế được thành lập từ nguồn kinh phí XHH, đạt mục tiêu Nghị quyết số 04/NQ-HĐND đặt ra. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và các bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được nhiều kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật mổ tim hở (Bệnh viện Đa khoa Trung ương); Bệnh viện C ứng dụng tốt dao Gamma thế hệ 5 hiện đại nhất Việt Nam trong điều trị ung thư; Bệnh viện A là bệnh viện đầu tiên ở khu vực miền núi phía Bắc triển khai phương pháp thụ tinh nhân tạo trong điều trị hiếm muộn, v.v.. [136, tr.4]. Công tác khám, chữa bệnh được duy trì ổn định, số lượt KCB tăng đều qua các năm bình quân tăng từ 2,3 lượt/người/năm (2010) lên 2,45 lượt/người/năm (2015) đạt mục tiêu Nghị 91 quyết số 11/2012/NQ-HĐND (năm 2012) và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND (năm 2013) đề ra [139, tr.26]. Các cơ sở y tế thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, kiểm tra quy chế chuyên môn gắn với kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử tại đơn vị. Hằng năm các cá nhân và tập thể ký cam kết về thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương thức hoạt động [136, tr.4]. Biểu 3.1: Số lượt khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và trạm y tế xã (2010 - 2015) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo công tác y tế từ năm 2011 đến năm 2015 của Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên [133]; [134]; [136]; [138] 92 3.2.2. Chỉ đạo tiếp tục kiện toàn y tế dự phòng Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg (năm 2006) của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong các chương trình, nghị quyết công tác phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, công tác y tế nói riêng của HĐND, UBND tỉnh và Sở Y tế rất quan tâm đến công tác YTDP. Ủy ban nhân dân, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng hệ thống YTDP theo hướng tích cực, chủ động, toàn diện, có trọng điểm để hạn chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; khống chế và dập tắt các ổ dịch; kiểm soát tốt các loại bệnh không lây nhiễm, góp phần nâng cao thể chất và tinh thần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và căn cứ Tờ trình số 63/TTr-UBND ngày 23/11/2010 của UBND về việc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/2010/NQ-HĐND Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 với chỉ tiêu về YTDP là: “Phấn đấu đến năm 2015... giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn dưới 14%; giảm tỷ suất sinh thô hằng năm 0,1‰” [85, tr.82]. Trên cơ sở Quyết định 2843/QĐ-UBND ngày 9/11/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên Về việc Phê duyệt Chương trình phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị YTDP tuyến tỉnh chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế, kiểm soát bệnh không lây nhiễm, kiểm nghiệm thực phẩm, xác định tiêu chuẩn vệ sinh hàng hoá của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận; các Trung tâm Da liễu chống phong, Trung tâm CSSK sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Giám định y khoa triển khai các kỹ thuật cao theo từng chuyên ngành. Trong đó đầu tư xây dựng mới Trung tâm Chăm sóc sức 93 khoẻ sinh sản, Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm với kinh phí 150 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương. Đối với hệ thống dự phòng tuyến huyện, UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương đầu tư hoàn thiện và củng cố 9 Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện đảm bảo thực hiện tốt chức năng phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đến năm 2011, Trung tâm YTDP tỉnh là một trong 3 trung tâm YTDP tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước được Bộ Y tế công nhận đạt chuẩn quốc gia YTDP tại Quyết định số 461/QĐ-BYT ngày 17/2/2011. Trung tâm được xếp hạng Trung tâm hạng I có khả năng đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản thực tiễn của các hoạt động YTDP của địa phương và hỗ trợ cho các tỉnh lân cận [136, tr.4-5]. Bảng 3.1: Một số kết quả thực hiện chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khoẻ (2010 - 2015) của tỉnh Thái Nguyên Năm Phân loại 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số ca mắc các bệnh dịch 5.680 7.592 3.866 4.127 3.895 7.486 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin (%) 97,2 98,3 98,7 93,6 96,5 97,8 Tỷ lệ trẻ em sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 gram (%) 2,9 2,6 3,2 6,1 4,5 4,1 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) 18,5 17,3 16,7 15,9 13,8 13,5 Tỷ suất chết của người mẹ (‰) 0,23 0,17 0,16 0,05 0,22 0,05 Số vụ ngộ độc thực phẩm 7 5 7 3 6 3 Số lượt người bị ngộ độc thực phẩm 192 127 631 54 62 53 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên [32]; [33]; [34]; [35] Nhờ thực hiện tốt công tác YTDP nên nhiều năm trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra, các bệnh nguy hiểm như cúm A (H5N1-H1N1), dịch 94 tiêu chảy cấp nguy hiểm, lao, sốt rét được khống chế không để lây lan rộng ra cộng đồng. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả, do đó tỷ lệ mắc và chết ở trẻ em do các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, đạt mục tiêu Quyết định 2843/QĐ-UBND đặt ra [136, tr.2]. 3.2.3. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới quản lý y tế, y tế cơ sở Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về y tế trong nhiệm kỳ trước, Tỉnh ủy chỉ đạo UBND, Sở Y tế nỗ lực đổi mới trong việc hoạch định phát triển y tế địa phương, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở y tế. “Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ y tế có chuyên môn và kỹ thuật cao vào vị trí các đơn vị y tế phù hợp với phát triển y tế chuyên sâu. Quản lý tốt mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới khám chữa bệnh và mạng lưới cung ứng thuốc” [183, tr.5]. Sở Y tế chủ động xây dựng các đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ở địa phương trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Công tác quản lý y tế bằng pháp luật luôn được chính quyền, ngành y tế tỉnh Thái Nguyên chú trọng. Sở y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các luật, nghị định, thông tư như: Luật Khám, chữa bệnh; Luật Dược; Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, Luật phòng, chống HIV/AIDS, v.v.. Đối với các cơ sở y dược tư nhân, UBND tỉnh chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp phép hành nghề theo đúng quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân cho tuyến huyện, tuyến xã. “Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành” [183, tr.6]. Để nâng cao hiệu quả quản lý, UBND tỉnh giao cho Sở y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế nhằm tạo ra sự thống nhất, 95 đồng bộ giữa các tuyến, tránh tình trạng chồng chéo, trục lợi trong y tế. “Tiếp tục đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành y tế một cách đồng bộ, nhanh, chính xác và kịp thời từ tuyến xã lên tuyến huyện và tuyến tỉnh” [183, tr.6]. Sở Y tế và Viễn thông Thái Nguyên ký thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, triển khai nâng cấp mạng Internet từ ADSL lên mạng cáp quang cho 181 trạm y tế xã đảm bảo phần mềm Quản lý thông tin y tế xã, phường, thị trấn chạy ổn định và thông suốt. 100% bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện triển khai dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Đến năm 2015, 181/181 trạm y tế xã, phường, thị trấn đã sử dụng phần mềm KCB, quản lý y tế tuyến xã, góp phần cải thiện hệ thống thông tin y tế từ xã đến huyện và tỉnh phục vụ công tác quản lý hiệu quả hơn, đạt mục tiêu 6 của Quyết định 2843/QĐ-UBND đề ra [136, tr.6]. Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường. Trung tâm y tế của tỉnh, huyện đã tích cực kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm, nhiều năm không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế đã thành lập bộ phận 1 cửa giải quyết các thủ tục hành chính tại Văn phòng Sở Y tế Thái Nguyên nhằm giải quyết kịp thời, thuận lợi các công việc cho cá nhân, tổ chức. Để tham mưu tốt hơn cho UBND tỉnh, Sở Y tế Thái Nguyên chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng khung giá dịch vụ y tế làm căn cứ để ban hành và áp dụng đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh [136, tr.6]. Đối với YTCS, trong hai năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015, cụ thể hóa Kết luận số 03-KL/TU, ngày 26/7/2011 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Thái Nguyên Về thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng trên địa 96 bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011 - 2015, Sở Y tế đã phân tích thực trạng hệ thống YTCS trên địa bàn tỉnh nhằm chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của giai đoạn trước, đồng thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương mới phù hợp trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, Sở Y tế xây dựng Tờ trình số 878 /TTr-SYT ngày 10/9/2012 trình UBND tỉnh Về việc đề nghị phê duyệt Đề án Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Tỉnh ủy giao cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành y tế hoàn thiện hệ thống YTCS theo tiêu chí mới của Bộ Y tế. Trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy và thực hiện Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày 9/11/2011 Phê duyệt Chương trình phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 và Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 Về việc phê duyệt đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Hai quyết định của UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương nâng cấp cơ sở vật chất bằng nguồn ngân sách của nhà nước với tổng kinh phí 314 tỷ đồng, kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế; đầu tư mỗi huyện một Bệnh viện đa khoa từ 100 đến 150 giường bệnh; nâng cấp và bổ sung trang thiết bị tuyến huyện để có thể thực hiện các kỹ thuật vượt tuyến; xây dựng và đưa vào hoạt động 14 Phòng khám Đa khoa khu vực trong toàn tỉnh; đầu tư hoàn thiện và củng cố 9 Trung tâm Y tế (thuộc hệ dự phòng tuyến huyện), trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện. Tổng kinh phí chi cho xây dựng, đầu tư trang thiết bị, đào tạo bác sĩ, chi thường xuyên của các trạm y tế xã trong 5 năm là 128 tỉ đồng [183]. Nghị quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_thai_nguyen_lanh_dao_cong_tac_y_te_tu_n.pdf
  • pdfNCS Đỗ Thị Nhường.pdf
  • pdfThông tin luận án- Đỗ Thị Nhường.pdf
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Anh - Đỗ Thị Nhường.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt- Đỗ Thị Nhường.pdf
Tài liệu liên quan