MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 - 2010) 30
2.1.
Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 30
2.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 52
Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2010 - 2015) 80
3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 80
3.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn 94
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 128
4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2015) 128
4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2015) 147
KẾT LUẬN 170
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174
PHỤ LỤC 191
246 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ cán bộ vững mạnh, bảo đảm tính kế thừa giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới” [131, tr. 4]. Theo đó, Tỉnh ủy Thanh Hóa phải chú trọng tạo nguồn cán bộ cho quy hoạch, bao gồm: Thu hút nhân tài; tiếp nhận, tuyển dụng những cán bộ có kết quả học tập tốt trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; những cán bộ hoạt động trong thực tiễn có thành tích xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực; những học sinh, sinh viên học tập xuất sắc, có khả năng trở thành lãnh đạo, quản lý.
Nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ra Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/3/2012, Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020, chủ trương: “Chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả trước mắt và lâu dài, khắc phục hiện tượng cục bộ, khép kín trong qui hoạch” [138, tr. 8]. Theo đó, xây dựng quy hoạch cán bộ đảm bảo tính liên thông ở tất cả các cấp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Cấp dưới nói chung phải có độ tuổi trẻ hơn cấp trên, nguồn qui hoạch mới phải có độ tuổi trẻ hơn cán bộ đương chức, bảo đảm 3 độ tuổi; các huyện miền núi phải có tỉ lệ hợp lý so với cán bộ là người dân tộc Kinh. “Cơ cấu nữ quy hoạch cấp ủy ở xã, phường, thị trấn: Từ 15% trở lên; chức danh chủ chốt có từ 02 nữ trở lên” [139, tr. 4]. Đối với cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn trong quy hoạch: “Có hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, phong cách làm việc dân chủ, tận tuỵ với công việc, sát cơ sở, gắn bó mật thiết với Nhân dân” [138, tr. 7]. Năng động, sáng tạo trong việc vận dụng chủ trương, chính sách, hướng dẫn của cấp trên và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. Có khả năng chỉ đạo và giải quyết tốt nhiệm vụ trên lĩnh vực được phân công, cũng như các vấn đề bức xúc ở địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/5/2012 Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Quy định số 02-QĐ/TU, Về xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và định hướng nhiệm kỳ 2020 - 2025, xác định: “Quy hoạch cán bộ làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cán bộ trong tình hình mới” [139, tr. 1]. Quy định số 02-QĐ/TU, quy định quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở xã, phường, thị trấn theo 2 bước: Bước 1, chuẩn bị xây dựng quy hoạch: Đảng ủy cấp xã, phường, thị trấn chỉ đạo các chi ủy trực thuộc; các cơ quan, đoàn thể cấp xã, phường, thị trấn xây dựng xong quy hoạch cán bộ theo phân cấp. Tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ đương nhiệm, nhận xét đánh giá từng ủy viên ban chấp hành đảng bộ, cán bộ diện đảng ủy quản lý về: Phẩm chất, năng lực, trình độ, uy tín, sức khỏe và xếp theo 4 mức: 1) Có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn. 2) Tiếp tục đảm nhận chức vụ cũ. 3) Cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm để hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện đang đảm nhận. 4) Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục giữ chức vụ cũ trong khóa tới (đề nghị phân công lại, nghỉ hưu, nghỉ chờ ). Bước 2, Hội nghị xây dựng quy hoạch gồm: Hội nghị cán bộ chủ chốt và Hội nghị ban chấp hành đảng bộ cấp xã, phường, thị trấn. Những người được trên 50% tổng số ủy viên ban chấp hành giới thiệu thì được đưa vào quy hoạch. Nếu bỏ phiếu lần thứ nhất chưa đủ số lượng so với yêu cầu, thì hội nghị tiếp tục thảo luận bỏ phiếu lần thứ hai để bổ sung đủ số lượng theo quy định. Theo đó, đến hết năm 2015, “có 637 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và cho nhiệm kỳ 2015 - 2020; đồng thời xây dựng quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ 2020 - 2025” [168, tr. 4]. Nhìn chung, công tác quy hoạch được các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn tiến hành nghiêm túc, khách quan, dân chủ, bảo đảm tiêu chuẩn, số lượng, tỷ lệ nguồn là trẻ, nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được đưa vào quy hoạch theo quy định. Bên cạnh đó, quy hoạch cán bộ chưa đáp ứng với quy hoạch phát triển KT- XH ở xã, phường, thị trấn, còn bị khép kín trong nội bộ địa phương, nên chất lượng chưa cao; nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số chưa nhiều hoặc có nơi đưa vào cho đủ tỷ lệ, tính khả thi thấp; việc thẩm định, phê duyệt, công khai, quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ còn hạn chế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng gắn với tiêu chuẩn chức danh cán bộ; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 29-KH/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 29/9/2008 “Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2008 - 2015”; Nghị quyết số 04-NQ/TU xác định mục tiêu cụ thể đối với cán bộ là cấp ủy viên ở xã, phường, thị trấn đến năm 2015: “100% đạt chuẩn về văn hoá, chuyên môn, chính trị, trong đó có 40% cán bộ ở miền xuôi và miền núi thấp, 10% cán bộ ở miền núi cao trở lên có bằng đại học chuyên môn” [138, tr. 4]. Ngay sau khi có kết quả phê duyệt quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp cấp ủy cơ sở đã quan tâm và chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; số lượng cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng nhiều, nhất là đào tạo đại học cho đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, “ưu tiên đào tạo cán bộ đã được quy hoạch và theo chức danh cán bộ: Các địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quy hoạch được đi đào tạo” [138, tr. 9]. Cán bộ trong nguồn quy hoạch phải chủ động và có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Từ năm 2010 đến năm 2015, Tỉnh và các huyện mở nhiều lớp đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên môn và lý luận cho cán bộ ở xã, phường, thị trấn. Trường Chính trị Tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở, phối hợp với những cán bộ có kinh nghiệm của các ban đảng, cấp ủy các cấp tham gia giảng dạy, truyền đạt, trao đổi một số chuyên đề cho các lớp trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị được đúc kết từ thực tiễn công tác xây dựng đảng, công tác tổ chức cán bộ ở địa phương. Từ năm 2010 đến năm 2015, Tỉnh đã đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ xã, phường, thị trấn 7.663 người [176, tr. 9].
Đến năm 2015, tổng số cán bộ ở xã, phường, thị trấn có 13.530 người, trong đó: Cán bộ 6.446 người chiếm 47,64%, có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 0,80%; đại học chiếm 41.08%; cao đẳng chiếm 5%; trung cấp chiếm 40,3%; sơ cấp chiếm 3,25%; chưa qua đào tạo chiếm 9,50%. Cử nhân và cao cấp lý luận chính trị chiếm 3,35%; trung cấp chiếm 87,17%; sơ cấp chiếm 3,86%; chưa qua đào tạo chiếm 5,61%... Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cán bộ chưa cao; việc đào tạo có biểu hiện chạy theo số lượng, đào tạo tại chức nhiều hơn đào tạo tập trung; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý vẫn là khâu yếu.
Công tác điều động, luân chuyển cán bộ: Chương trình hành động số 07-CTr/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 04/01/2011 nhấn mạnh: “Khẩn trương xây dựng phương án điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ” [131, tr. 4]. Tuy nhiên, việc điều động cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh và thực tế cán bộ của địa phương. Có thể điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý từ các sở, ban, ngành cấp huyện về xã, phường, thị trấn và ngược lại hoặc có thể điều động từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Cán bộ cấp trưởng giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ liên tục thì phải điều động sang vị trí công tác khác.
Công tác điều động, luân chuyển cán bộ góp phần quan trọng rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách để trưởng thành. Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh: “Việc luân chuyển cán bộ phải theo quy hoạch” [138, tr. 12]; do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có kinh nghiệm thực tiễn; những địa phương phong trào chậm phát triển trong một thời gian dài Tỉnh ủy chỉ đạo phải được thay đổi, bổ sung cán bộ chủ chốt. Việc luân chuyển cán bộ phải được mở rộng hơn, đặc biệt đã chú trọng đến luân chuyển đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương và luân chuyển ngang; kết quả điều động, luân chuyển cán bộ đã làm chuyển biến và thay đổi về nhận thức trong cán bộ, đảng viên; khắc phục dần tình trạng khép kín, cục bộ ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, việc điều động, luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, giúp cán bộ phấn đấu, trưởng thành, góp phần bổ sung, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ và bảo đảm cho việc bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, đáp ứng yêu cầu cho cả trước mắt và lâu dài. Đã luân chuyển “316 cán bộ thuộc diện ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy quản lý (từ huyện về xã, phường, thị trấn 150: làm bí thư 74, phó bí thư trực đảng ủy 20, chủ tịch UBND 26, phó chủ tịch UBND 17; từ cấp xã lên cấp huyện 63; từ xã này sang xã khác 103)” [160, tr. 10]. Đây là lần điều động, luân chuyển cán bộ lớn nhất, khắc phục được những thiếu sót trong công tác cán bộ; việc điều động, luân chuyển đã tạo được thống nhất rất cao trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn; các cán bộ được điều động, luân chuyển phấn khởi, có quyết tâm cao, tích cực rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Bên cạnh đó, “Công tác điều động, luân chuyển cán bộ ở một số địa phương gây yếu tố bất ổn định trong đội ngũ cán bộ; công tác tiếp nhận, bố trí cán bộ thực hiện chưa đảm bảo quy trình, còn nặng tính chủ quan của người đứng đầu, có biểu hiện “chợ chiều, cuối khóa” dẫn tới chất lượng không đảm bảo” [165, tr. 5].
3.2.3.2. Xây dựng đội ngũ đảng viên ở xã, phường, thị trấn
Xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đảng viên: Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 04/01/2011 Về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nhấn mạnh: Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tập trung chỉ đạo chuyển mạnh sang làm theo tấm gương đạo đức Hồ Minh; phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trước sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời, Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định rõ: “Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Do vậy, cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn nhất là người đứng đầu phải trực tiếp làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên” [156, tr. 13]. Theo đó, Tỉnh ủy chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật Nhà nước sâu rộng cho đội ngũ đảng viên; đổi mới phương thức tiến hành hoạt động nắm bắt dư luận ở xã, phường, thị trấn. Trong những năm 2010 - 2015, cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn quan tâm nắm vững tình hình tư tưởng đội ngũ đảng viên; tập trung lãnh đạo tuyên truyền các sự kiện chính trị lớn của đất nước, trọng tâm là tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp; tổ chức cho đảng viên tham gia góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ngay sau Đại hội, các cấp ủy đảng đã tập trung triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đến đảng viên.
Công tác quản lý, rèn luyện đảng viên: Ngày 12/03/2013 Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định số 875-QĐ/TU Quy định một số vấn đề quản lý cán bộ, đảng viên chỉ rõ: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Trung ương và Tỉnh về công tác quản lý cán bộ, đảng viên, trọng tâm là Quyết định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm. Thực hiện Quyết định của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, nhất là ở xã, phường, thị trấn đã quán triệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định về đạo đức công sở, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động; xử lý nghiêm những trường hợp thoái hóa, biến chất, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, trọng tâm là cán bộ quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng
Thực hiện Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương về Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng TCCSĐ, đảng viên hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc đánh giá chất lượng đảng viên ở xã, phường, thị trấn được thực hiện mỗi năm một lần gắn với tổng kết của địa phương. Nội dung đánh giá tập trung về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tổ chức kỷ luật. Quán triệt và thực hiện quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, các cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn tập trung làm tốt công tác quản lý, giáo dục đảng viên, kết quả đánh giá phân loại đảng viên hàng năm đảm bảo chặt chẽ, phản ánh đúng chất lượng của đội ngũ đảng viên. Bên cạnh đó, công tác quản lý đảng viên của một số cấp ủy, chi bộ có lúc, có nơi chưa được sâu sát, phân công nhiệm vụ cho đảng viên chưa rõ ràng, một số ít đảng viên tinh thần tự giác chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, chưa thực sự gương mẫu, còn ngại học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Công tác phát triển đảng viên: Ngày 27/4/2011 Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định số 195-QĐ/TU Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhấn mạnh: “Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên mới, coi trọng kết nạp người trẻ tuổi, người lao động và nông dân” [157, tr. 720]. Do đó, công tác phát triển đảng viên luôn được các cấp ủy đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng.
Thực hiện Quy định số 123-QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX), Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo. Trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có “4 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động, đó là đạo Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài. Số tín đồ theo các tôn giáo gần 250.000 người, ở 308/637 xã chiếm 7,4% dân số toàn Tỉnh” [145, tr. 1]. Xác định công tác phát triển đảng viên người có đạo là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng đồng bào có đạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, xóa được những thôn (làng, bản) chưa có đảng viên và tổ chức đảng.
Thực hiện Quy định 123-QĐ/TW, cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở tổ chức triển khai học tập, quán triệt nội dung của Quy định; chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng là người có đạo phấn đấu vào Đảng, đã đạt được kết quả nhất định. Việc tạo nguồn kết nạp đảng viên là người có đạo được các cấp ủy quan tâm đúng mức hơn; đã xây dựng kế hoạch tạo nguồn; tổ chức tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng quan tâm vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hoạt động đoàn, hội, làm cơ sở phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú là người có đạo phấn đấu vào Đảng, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở vùng có nhiều đồng bào theo đạo sinh sống. Các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể trong HTCT đã coi trọng việc xây dựng cơ cấu đảng viên có đạo tham gia cấp ủy, lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; có một số đảng viên có đạo đã được quy hoạch, bố trí giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị ở cơ sở và ở chi bộ, thôn, phố (như thành phố Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa); đặc biệt quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng những đoàn viên, hội viên làm công tác tôn giáo, có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng; qua đó, tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động, bồi dưỡng nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú là người có đạo được kết nạp vào Đảng.
Công tác phát triển đảng viên là người có đạo thực hiện đảm bảo theo quy trình kết nạp Đảng, số lượng kết nạp vào Đảng hàng năm đều đạt yêu cầu, chất lượng ngày càng được nâng lên [Phụ lục 21]. Các cấp ủy cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo và thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, đúng quy định của Điều lệ Đảng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”; góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH ở địa phương và giữ vững an ninh chính trị và xây dựng HTCT ở cơ sở.
Trong những năm 2010 - 2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII công tác phát triển đảng viên được quan tâm hơn, nhất là phát triển đảng viên là công nhân, nông dân và đảng viên ở thôn, bản thuộc các huyện vùng cao chưa có chi bộ, chưa có đảng viên, vùng đồng bào có đạo. Tình hình kết nạp đảng viên (2010 - 2015) ở xã, phường, thị trấn gần 29.650 đảng viên (trong đó đảng viên theo đạo Công giáo là 260 đảng viên, theo đạo Tin lành 09 đảng viên (đạt 0,9%)) [Phụ lục 21], hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu mỗi năm kết nạp 6.000 đảng viên. Nhìn chung, chất lượng đảng viên kết nạp mới được nâng lên. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, số đảng viên kết nạp ở địa bàn nông thôn có xu hướng giảm, do phần lớn thanh niên đi làm ăn xa không có điều kiện theo dõi kết nạp. So với giai đoạn 2005 - 2010, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo tăng 0,2%.
3.2.4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn
Chỉ đạo đổi mới quy trình ra Nghị quyết ở xã, phường, thị trấn: Thực hiện Quy chế số 01-QC/TU, ngày 16/12/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa Về xây dựng chế độ làm việc khoa học, phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần chủ động, sáng tạo của tổ chức cơ sở đảng các cấp. Các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bản tỉnh Thanh Hóa đã tập trung: “Đổi mới việc ra Nghị quyết của tổ chức Đảng; việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc” [157, tr. 671]; trên cơ sở chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên và nghị quyết đại hội đảng bộ, các cấp ủy xây dựng dự thảo Nghị quyết trong đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về: Phát triển KT - XH, quốc phòng an ninh, xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, công tác xây dựng đảng Tại buổi sinh hoạt ra Nghị quyết tiến hành bàn bạc, thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của quần chúng Nhân dân, đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên để tạo sự thống nhất cao trong toàn đảng bộ; từ đó, tiếp thu, hoàn thiện và ban hành nghị quyết. Với cách làm đó việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đã được cả HTCT và Nhân dân đồng tình ủng hộ, nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, các cấp ủy đã quan tâm rà soát, bổ sung và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với các tổ chức trong HTCT, đồng thời chỉ đạo HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể Nhân dân căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, giảm bớt tình trạng chồng chéo, bao biện, làm thay, tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.
Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt: Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, trong những năm 2010 - 2015, nội dung sinh hoạt ra Nghị quyết tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban tổ chức Trung ương, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của từng cán bộ, đảng viên sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết trung ương bốn khóa XI về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cùng với đó, các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn gắn nội dung sinh hoạt theo Quyết định số 1089-QĐ/TU, ngày 19/8/2013 củaTỉnh ủy Thanh Hóa, Về trách nhiệm nêu gương của đảng viên. Theo đó, quá trình sinh hoạt: 1) Đồng chí Bí thư thông báo tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế, địa phương; phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. 2) Đồng chí đại diện cấp ủy hoặc Bí thư báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nghiệm vụ của chi bộ tháng trước và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên phân công, đề ra nhiệm vụ của TCCSĐ trong tháng tiếp theo, dự kiến phân công nhiệm vụ cấp ủy viên, tổ chức Đảng, đảng viên. 3) Đánh giá công tác giáo dục chính trị tư tưởng của TCCSĐ gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nhận xét và kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên trong chi bộ. 4) Thực hiện công tác phát triển đảng viên; công tác biểu dương, khen thưởng những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời giáo dục, giúp đỡ đảng viên sai phạm. Từ năm 2010 đến năm 2015, nội dung, hình thức sinh hoạt TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có chuyển biến tích cực, theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tùy từng thời điểm, điều kiện cụ thể, các TCCSĐ đã lồng ghép các hình thức sinh hoạt thường kỳ hằng tháng với sinh hoạt chuyên đề. Không khí sinh hoạt sôi nổi, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tự phê bình và phê bình và tính chiến đấu cao.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp làm việc của cấp ủy: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và lề lối làm việc của cấp ủy và tổ chức Đảng. Ngày 16/12/2010 Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quy chế số 01-QC/TU Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 khẳng định: “Các cấp ủy Đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc trong sinh hoạt đảng” [157, tr. 671]. Việc thực hiện quy chế nhằm xây dựng chế độ làm việc khoa học, phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần chủ động sáng tạo của TCCSĐ các cấp. Thực hiện Quy chế số 01-QC/TU, Tỉnh ủy Thanh Hóa đề ra Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 04/01/2011 tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 tiếp tục khẳng định để nâng cao chất lượng hoạt động của cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn: “Các cấp ủy tập trung xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp mình” [131, tr. 5]. Theo đó, các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc trong sinh hoạt đảng. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các TCCSĐ tập trung xây dựng đề án cải cách hành chính, mà trọng tâm là cải tiến lề lối, tác phong công tác của cấp ủy và cơ quan Đảng; xây dựng đề án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng từ tỉnh đến cơ sở.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương quy định, Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt; phân công cấp ủy viên phụ trách dự sinh hoạt chi bộ theo quy định, nhằm kịp thời động viên, giải đáp những kiến nghị, đề xuất của đảng viên, đồng thời nắm chắc tình hình chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ngày 01/7/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1051-QĐ/TU Về quy định cấp ủy viên cấp trên về dự sinh hoạt chi bộ nhằm lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân; tham gia ý kiến với chi bộ, thông tin những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của chi bộ nơi cư trú và chi bộ được phân công phụ trách. Đồng thời, kiểm tra, nghiên cứu, phát hiện tình hình; đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc, nổi cộm ở cơ sở với cấp ủy cùng cấp.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ đối với HTCT ở xã, phường, thị trấn: Trong những năm 2010 - 2015, Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ đối với HTCT ở xã, phường, thị trấn theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, các ngành tham mưu, Mặt trận và các đoàn thể vận động Nhân dân thực hiện. Theo đó, vừa bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời gian; trong lãnh đạo tập trung chỉ đạo quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và giải quyết kịp thời những công việc cấp bách, phát sinh; bàn và quyết định những chủ trươn