MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần
tập trung nghiên cứu 22
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 24
2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 25
2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 41
2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 49
Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 67
3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình hoạch định chủ trương
của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 67
3.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 76
3.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 82
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 104
4.1. Một số nhận xét 104
4.2. Kinh nghiệm chủ yếu 127
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 176
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh Vĩnh Phúc”. Chương trình được thực hiện
nhằm bảo đảm đủ giống có chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển
sản xuất, trước hết là các ngành sản xuất quan trọng liên quan đến thu nhập
của đông đảo nông dân và có khả năng xuất khẩu lớn như lúa gạo, rau và cây
ăn quả...
Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, năm 2006, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn triển khai Đề án “Về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cải tạo vùng
trũng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2012”. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh, Đề án đưa ra một số giải pháp cải tạo vùng
trũng để sản xuất theo mô hình chuyên cá, 1 vụ lúa chiêm và nuôi cá vào vụ
mùa (1 lúa + 1 cá). Đề án nhấn mạnh: Việc thực hiện mô hình chuyên cá hoặc
1 vụ lúa chiêm và nuôi cá vào vụ mùa phù hợp với chủ trương đẩy mạnh
CDCCKT nông nghiệp, nông thôn và sẽ khai thác có hiệu quả cao hơn trên 1
đơn vị diện tích đất vùng trũng.
Hướng tới phát triển nền nông nghiệp đô thị sau năm 2015, tháng 12-
2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Quy hoạch phát
triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng
cơ bản đến năm 2020”. Đề án chủ trương: Từng bước thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp. Chuyển dịch hợp lý CCKT và cơ cấu lao động nông thôn, giảm
chênh lệch mức sống giữa dân cư nông thôn và thành thị.
Đặc biệt, ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 34/ĐA-
UBND “Miễn phí thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc”. UBND tỉnh nhấn mạnh:
Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, việc tăng cường đầu tư cho
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết nhằm
nâng cao thu nhập và mức sống của hộ nông dân. Thực hiện miễn
84
thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho
nông dân và cho sản xuất nông nghiệp, là lĩnh vực sản xuất hiệu
quả không cao so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính
sách miễn thủy lợi phí tuy mức đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội to lớn [201, tr.10].
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định rõ đối tượng được miễn phí thủy lợi bao
gồm tất cả các hộ sử dụng nước cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh (kể cả
các hộ là cán bộ, công nhân viên nông trường, trạm trại); không miễn cho các
đối tượng sử dụng nước phục vụ chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ du
lịch, công nghiệp, sinh hoạt.
Trước thực tế chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhận thức về sản
xuất hàng hóa, tư duy về kinh tế thị trường của đại bộ phận nông dân còn
hạn chế, nhằm đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, đa canh và bền vững, một trong những yêu cầu đặt ra là nâng
cao nhận thức của nông dân. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 19-4-2007, UBND
tỉnh ban hành Đề án số 36/ĐA-UBND “Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức,
huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020”. UBND tỉnh nhấn
mạnh cần phải:
Xây dựng các điểm tư vấn, cung cấp thông tin cho nông dân, thiết
lập hệ thống thông tin giao lưu trực tuyến giữa nông dân với các
cấp, các ngành trong tỉnh. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và huấn
luyện nghề ngắn hạn cho nông dân, để góp phần thay đổi tư duy
trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân và từng bước chuyển
dịch một bộ phận đáng kể lao động khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn
minh, nâng cao đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị [202, tr.4].
85
Đề án xác định các mục tiêu cụ thể đối với việc bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức; huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin; quy định cụ thể
về giáo trình, tài liệu bài giảng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
kiến thức cho nông dân để phát triển kinh tế nông nghiệp đạt kết quả cao.
Cùng ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 37/ĐA-UBND
“Xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2007-2010”. UBND tỉnh chủ trương đưa những cây trồng có giá trị kinh
tế cao đã được sản xuất thử nghiệm cho kết quả tốt, đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng, có khả năng phát triển thành vùng cây trồng hàng hóa tập trung, từ đó
tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,
thông tin thị trường và làm cơ sở nhân ra diện rộng [203, tr.1-2]. Mục tiêu đặt
ra là:
Xây dựng các vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có chất
lượng, hiệu quả trên cơ sở xây dựng công thức luân canh khoa học,
tạo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng
hóa cây trồng góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp, tạo vùng sản xuất tập trung cung cấp
hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và chế biến xuất khẩu. Ứng
dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, áp dụng quy trình
sản xuất tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất vừa tăng năng suất,
chất lượng vừa nâng cao hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất trên
một ha đất canh tác của vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt giá trị
50-60 triệu đồng trở lên [203, tr.6].
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, UBND tỉnh đưa ra một số giải
pháp quan trọng, trong đó tập trung vào việc xây dựng vùng quy hoạch vùng
trồng trọt hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển giao
kỹ thuật cho nông dân, xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng trồng trọt hàng hóa...
Tiếp đó, ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Chương trình số
35/CTr-UBND “Về giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-
86
2010, định hướng đến năm 2015”. Chương trình đã phân tích tình hình thực tế
về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua
và đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ trong những năm 2007-2010, nhằm triển
khai thực hiện thành công Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và các Nghị
quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp.
Ngày 11-5-2007, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số nghị quyết
về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và CDCCKT nông
nghiệp, như: Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND “Về bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai
đoạn 2007-2010”, đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức và cung cấp thông tin cho nông dân nhằm thực hiện tốt hơn việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trong giai đoạn 2007-
2010. Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND “Về cơ chế khuyến khích phát triển
giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007-2010”, đã đưa ra các chính sách cụ
thể nhằm khuyến khích nông dân phát triển giống cây trồng, vật nuôi có giá
trị kinh tế cao hơn... Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND “Về việc hỗ trợ 100%
thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011”.
Theo tinh thần Nghị quyết, tỉnh Vĩnh Phúc trích ngân sách hỗ trợ 100% thủy
lợi phí cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện và động viên
nhân dân sản xuất.
Ngày 13-7-2007, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2462-KH/UBND
“Tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá
XIV”. Kế hoạch của UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xây
dựng các chương trình, đề án, dự án triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của
Tỉnh ủy và các Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp.
Ngày 25-7-2008, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 21/2008/NQ-
HĐND “Về miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh”. Theo tinh thần nghị quyết, tỉnh trích ngân
sách hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
87
09/2007/NQ-HĐND ngày 11-5-2007 của HĐND tỉnh “Về việc hỗ trợ 100%
thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011”.
Ngày 17-8-2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng
“Chương trình hành động của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Vĩnh Phúc về hội nhập kinh tế quốc tế (2007-2010)”, đã nhấn mạnh việc
hoàn thiện, bổ sung quy hoạch phát triển nông - lâm - thủy sản và quy hoạch
phát triển nông thôn gắn với quy hoạch chung theo hướng sinh thái, bền vững.
Trong đó đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với việc CDCCKT nông nghiệp nhằm
hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung.
Ngoài ra, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn có nhiều
các đề án khác, như: Đề án “Tiếp tục chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (Đề án số 1819/ĐA-UBND, năm 2005), Đề án “Kiên cố
hóa kênh mương giai đoạn 2006-2012”...
Như vậy, trong 5 năm 2006-2010, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU
của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời
sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số
26-NQ/TW của Trung ương Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,
HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành chức năng chuyên môn có
liên quan đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy
động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế nông nghiệp Vĩnh
Phúc liên tục tăng trưởng với nhiều biến chuyển biến mới. Sản xuất nông
nghiệp Vĩnh Phúc tính đến năm 2010 đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát
triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng lương thực - thực phẩm và có sản phẩm hàng hoá. Trong đó, thành tựu
lớn và quan trọng nhất của kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm
2006-2010 là phát triển toàn diện, đúng định hướng, các chỉ tiêu về nông
nghiệp đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.
88
Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy
sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Cụ thể: Tỷ trọng giá trị
sản xuất nông nghiệp đã giảm từ 93,58% năm 2006 xuống còn 93,5% năm
2010; tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhẹ từ 1,38% năm 2006 xuống 0,9%
năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 5,03% năm 2006 lên
5,4% năm 2010 [209, tr.41]. Sự chuyển dịch trên khẳng định tính đúng đắn,
khoa học trong việc đề ra chủ trương về đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 2006-2010.
Năm 2006
93.58%
5.03%1.38%
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Năm 2010
0,90%
5,40%
93.50%
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)
Nguồn: [209, tr.41]
Quá trình CDCCKT giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
có sự chuyển dịch mạnh hơn, nhưng so với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải
Phòng thì sự chuyển dịch lại chậm hơn. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của
89
Thành phố Hải Phòng là 75,14% - 0,41% - 24,45%; trong khi đó ở Vĩnh Phúc
tỷ lệ tương ứng là 93,50% - 0,90% - 5,40%.
3.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành
3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp
Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006
- 2010 là tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH và đạt
nhiều kết quả. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ngày càng giảm, tỷ
trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mỗi năm một tăng.
Năm 2006, tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 52,07%, tỷ trọng ngành
chăn nuôi chiếm 43,02%, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp là 4,91%
trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Nhưng đến năm 2010, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn
38,90%; trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên 56,10%; tỷ
trọng dịch vụ nông nghiệp còn 4,7% trong tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [209, tr.43].
Năm 2010, tỷ trọng ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp
của Thành phố Hải Phòng là 54,2% - 43,4% - 2,4%. Do đó, so với Thành phố
Hải Phòng, tỷ trọng ngành trồng trọt của Vĩnh Phúc thấp hơn 15,3%, trong khi
đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn với tỷ lệ tương
ứng là 12,7% - 2,3%.
Riêng năm 2008, sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
27-12-2006 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”
và sau 4 tháng thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008, của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,
lần đầu tiên tỷ trọng ngành chăn nuôi Vĩnh Phúc đạt 49,85% và vượt tỷ trọng
90
ngành trồng trọt với 46,23% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp [40]. Nếu
so với tỉnh Phú Thọ cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có
sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Năm 2008, tỷ trọng ngành trồng trọt ở tỉnh Phú
Thọ vẫn chiếm tới 65,5%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chỉ chiếm 30,9%.
Như vậy, CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tích cực: tỷ
trọng ngành trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự tăng
lên của ngành chăn nuôi; tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ. Đặc
biệt, chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp và có
bước phát triển đột phá. Ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển ở tất
cả các huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam
Đảo, Tam Dương và Vĩnh Tường.
Năm 2006
43,02%
4,91%
52,07%
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Năm 2010
39,20%
4,70%
56,10%
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)
Nguồn: [209, tr.43]
- Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:
Phát huy những kết quả đạt được trong thời kỳ trước, trong những năm
2006-2010, ngành trồng trọt tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa
vụ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của
91
tỉnh, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích các cây trồng có giá trị kinh
tế cao như rau, hoa, cây cảnh tăng dần. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ
cấu cây trồng đã tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Năng suất các
loại cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật
thâm canh. Sản phẩm trồng trọt đã đảm bảo nhu cầu lương thực của tỉnh, góp
phần phát triển cho chăn nuôi và cung cấp khối lượng hàng hoá lớn cho vùng
lân cận và các tỉnh biên giới phía Bắc.
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)
Đơn vị tính: giá trị sản xuất: triệu đồng; cơ cấu: %
Ngành
trồng trọt
Lương thực
Rau, đậu,
hoa, cây cảnh
Cây
CNHN
Cây CNLN Cây ăn quả
Năm Giá trị
sản xuất
Giá trị
sản xuất
Cơ
cấu
Giá trị
sản xuất
Cơ cấu
Giá trị
sản xuất
Cơ
cấu
Giá
trị
sản
xuất
Cơ cấu
Giá trị
sản xuất Cơ cấu
2006 1.541.158 944.716 61,30 158.899 10,31 102.322 6,64 1.295 0,08 171.007 11,10
2007 1.665.849 1.072.810 64,40 162.612 9,76 103.983 6,24 1.472 0,09 189.579 11,38
2008 2.930.620 1.953.438 66,66 244.526 8,34 242.073 8,26 1.579 0,05 302.680 10,33
2009 2.377.334 1.489.788 62,67 214.488 9,02 137.887 5,80 2.914 0,12 370.364 15,58
2010 3.337.637 1.929.054 57,80 536.915 16,09 227.562 6,82 3,672 0,11 429.554 12,87
Nguồn: [40, tr.130]
Qua phân tích cho thấy trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn
là cây trồng chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%). Cây công nghiệp
lâu năm và cây ăn quả có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Như vậy,
cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các
loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao và giảm dần diện tích các loại cây
trồng có giá trị kinh tế thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu
giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và trở thành tập quán sản xuất.
92
Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản và
tiêu thụ nông sản sau thu hoạch được áp dụng đã góp phần tích cực thúc
đẩy sản xuất phát triển.
Trong ngành trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm phần lớn
diện tích đất nông nghiệp. Năm 2006, diện tích trồng lúa chiếm 58,2% tổng
diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm, gấp 6,6 lần diện tích các loại
cây lâu năm. Trong những năm 2006-2010, mặc dù diện tích đất canh tác
có xu hướng giảm dần do tác động của việc nhiều năm chuyển một phần
đất trồng trọt sang phát triển công nghiệp và các mục đích sử dụng khác,
nên năng suất lúa suy giảm trong hai năm (47,16 tạ/ha năm 2006 và 45,75
tạ/ha năm 2007, so với năm 2005 là 50,53 tạ/ha). Nhưng nhờ đẩy mạnh áp
dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh, đặc biệt là việc đưa các
giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt (như HT1, BC15, Bắc thơm số 7,
QR1, VS1...) vào sản xuất thay thế cho các giống lúa có năng suất và chất
lượng thấp (năm 2007 mới có 1,1 nghìn ha, năm 2010 đạt trên 7 nghìn ha),
nên năng suất lúa bình quân của cả tỉnh không ngừng tăng. Năm 2008 đạt
52,23 tạ/ha năm 2008, năm 2010 tăng lên 53,03 tạ/ha - năm cao nhất từ
trước đến thời điểm năm 2010 [210, tr.7]. Trong đó, điển hình nhất là các
huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường luôn duy trì được năng suất bình quân trên
50 tạ/ha. Cụ thể:
Năm 2004, trong khi huyện Tam Đảo đạt năng suất 43 tạ lúa/ha thì
huyện Vĩnh Tường thu hoạch được 58 tạ/ha (cao hơn Tam Đảo tới
gần 35%). Năm 2008, năng suất lúa của Vĩnh Yên chỉ đạt 47,22
tạ/ha, Tam Đảo chỉ ở mức 46,44 tạ/ha, thì Yên Lạc đạt tới 62,45
tạ/ha, cao hơn Vĩnh Yên tới 32% và Tam Đảo 34%. Các địa phương
đều có nhiều nỗ lực nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, nhưng
sự khác biệt về năng suất giữa các địa phương vẫn tiếp tục kéo dài.
Năm 2011, trong khi Yên Lạc đạt năng suất lúa 65,7 tạ/ha, Vĩnh
Tường đạt 62,03 tạ/ha thì Tam Đảo cũng mới chỉ đạt 48,1 tạ/ha
93
Đến năm 2010, ở Vĩnh Phúc đã hình thành một số vùng chuyên canh
sản xuất lúa chất lượng cao tương đối ổn định tại các huyện Bình
Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương..., vừa đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng, vừa tăng thu nhập cho nông dân. Giá trị sản xuất bình
quân một ha lúa chất lượng cao (HT1, BC15, Bắc thơm số 7, QR1,
VS1...) tăng từ 3-4 triệu đồng so với cấy giống KD18 [210, tr.8].
Cùng với lúa, Vĩnh Phúc còn tăng diện tích trồng ngô và ngày càng trở
thành thế mạnh của tỉnh, nhất là ngô vụ Đông.
Đến năm 2010, 100% diện tích ngô của tỉnh được gieo trồng bằng
các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3. Diện tích trồng ngô năm
2007 đạt 13,4 nghìn ha, năm 2008 tăng lên 18,5 nghìn ha, đến năm
2010 giảm xuống còn 17,85 nghìn ha. Năm 2010, năng suất ngô đạt
41,72 tạ/ha, đạt 104,29% kế hoạch, tăng 24,25% (tăng 8,14 tạ/ha)
so với cùng kỳ năm 2009; sản lượng đạt 74,5 nghìn tấn, đạt 112,8%
kế hoạch và tăng 182,1% (tăng 48,1 ngàn tấn) so với cùng kỳ năm
2009 [210, tr.8].
Cây lạc và đậu tương năng suất và sản lượng đều tăng do đưa nhanh các
giống mới vào sản xuất. Năm 2005, năng suất lạc đạt 15,12 tạ/ha, năm 2008
đạt 17,87 tạ/ha và đến năm 2010 tăng lên 17,96 tạ/ha, sản lượng đạt 6,47
nghìn tấn. Cây đậu tương năm 2006 đạt 10,24 nghìn tấn, đến năm 2010 đạt
10,90 nghìn tấn [210].
Trong khi đó, diện tích gieo trồng cây khoai lang và cây sắn đều giảm.
So với năm 2005, cây khoai lang giảm 2,4 nghìn ha, sản lượng giảm 22,5
nghìn tấn, cây sắn giảm 500 ha [210].
Các loại cây công nghiệp cũng được chú ý, nhưng diễn biến thất
thường. Cây đậu tương chủ yếu được trồng tại huyện Vĩnh Tường và Yên
Lạc, diện tích năm 2008 là 6.228,2 ha, năm 2009 là 2.740,8 ha, năm 2010 là
6.248 ha. Sản lượng năm 2008 là 10.516,2 tấn. Sau đó giảm xuống còn
4.223,4 tấn vào năm 2009 và tăng lên 10.901,4 tấn năm 2010. Cây mía chủ
94
yếu trồng ở huyện Lập Thạch, Sông Lô. Năm 2008, diện tích trồng mía là
90,2 ha, sản lượng 4.769 tấn; năm 2009 diện tích 80,7 ha, sản lượng 4.282,8
tấn; năm 2010 diện tích 74,9 ha, sản lượng 3.997,3 tấn. Cây lạc trồng chủ yếu
tại huyện Sông Lô, Lập Thạch, diện tích năm 2008 là 4.606,3 ha, sản lượng
8.228,3 tấn; năm 2009 diện tích là 3.731,9 ha, sản lượng 6.759,8 tấn; năm
2010 diện tích 3.603,5 ha, sản lượng 6.485,3 tấn [210].
Diện tích cây ăn quả ngày một tăng: năm 1997 chỉ có 4.080 ha, năm
năm 2008 tăng lên 7.812,6 ha (tăng thêm 91,5% so với năm 1997); năm 2010,
diện tích cây ăn quả ở Vĩnh Phúc đã lên tới gần 8.400 ha (bằng 2,05 lần diện
tích của năm 1997). Trong đó, đáng chú ý là một số cây ăn quả, như chuối,
nhãn, xoài, cam, quýt, chanh [210].
Đặc biệt, trong lĩnh vực trồng trọt xuất hiện một số nghề mới như: cây
cảnh, cây thế; cây công trình; sản xuất giống cây nông nghiệp: giống lúa,
giống rau; giống cây lâm nghiệp: cây sưa, lim, lát, sấu, trám... tiêu thụ khắp
các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp (2006-2010)
Năm
Cây trồng
2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (ha)
Đậu tương 6.868,3 4.343,5 6.228,2 2.740,8 6.248,0
Mía 41,3 70,9 90,2 80,7 74,9
Lạc 2.748,2 4.109,9 4.606,3 3.731,9 3.603,5
Sản lượng (tấn)
Đậu tương 10.284,4 6.354,3 10.516,2 4.223,4 10.901,4
Mía 2.617 3.693,2 4.769 4.282,8 3.997,3
Lạc 4.330,4 6.588,2 8.228,3 6.759,8 6.470,3
Nguồn: [40, tr.154-156]
- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi
Trong những năm 2006-2010, nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ
thuật, ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng chăn
95
nuôi công nghiệp gắn với thị trường cả về số lượng, chất lượng. Tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 13%/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 584,28 tỷ
đồng năm 2005, lên 1.166,81 tỷ đồng năm 2010 [210, tr.9]. Đặc biệt, Vĩnh
Phúc đã phát triển những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, bò thịt, lợn
hướng nạc, gia cầm, thủy cầm với quy mô lớn, phương thức nuôi công
nghiệp và bán công nghiệp gắn với thị trường thay thế cho phương thức chăn
nuôi truyền thống và đạt nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vừa giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực CDCCKT nông nghiệp.
Năm 2010, đàn trâu có 26.960 con, đàn bò có 138.697 con (tổng đàn
bò đực giống có 482 con, tỷ lệ đàn bò lai đạt 68,8% tổng đàn. Chăn nuôi bò
sữa là nghề mới, năm 2000 là năm đầu tiên bò sữa được đưa về nuôi tại xã
Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) với tổng số 51 con, đàn bò sữa chủ yếu là
bò lai HF (Holstein-Friesian); F3; F4. Nhưng đến năm 2010, toàn tỉnh có
gần 500 hộ nuôi với tổng số 2.100 con bò sữa, sản lượng sữa tăng lên 3.400
tấn. Năng suất sữa bình quân đạt 4.200 kg/chu kỳ (năm 2006 chỉ đạt 3.800
kg/chu kỳ). Chăn nuôi bò sữa đã trở thành nghề mới tạo việc làm cho hàng
nghìn lao động và đem lại thu nhập cao cho hộ chăn nuôi, nhiều gia đình đã
trở lên giàu có nhờ chăn nuôi bò sữa [210, tr.9-10].
Đàn lợn tăng nhanh về số lượng và chất lượng, nhất là đàn lợn lai. Năm
2006, tổng đàn lợn hơn 468 nghìn con, đến năm 2010 tăng lên gần 550 nghìn
con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2006 là 47,979 nghìn tấn, năm
2010 tăng lên 63,7 nghìn tấn. Đến năm 2010, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại
chăn nuôi lợn với quy mô trung bình 50-100 con, có những trang trại nuôi lợn
nái lên đến 600 con, trang trại nuôi lợn thịt hàng nghìn con ở thành phố Vĩnh
Yên. Toàn tỉnh có trên 85,1 nghìn con lợn nái; trong đó số lợn nái ngoại đạt
gần 8 nghìn con (không kể cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh).
Đàn lợn thịt hầu hết là lợn lai, chiếm 93% tổng đàn. Tổng đàn lợn đực giống
trên toàn tỉnh có 1.134 con, trong đó đực 100% máu ngoại có 689 con, chiếm
60,75% tổng đàn lợn đực, còn lại là đực giống lai [210, tr.10].
96
Số lượng và chất lượng đàn gia cầm tăng nhanh. Năm 2010, đàn gia cầm
đạt 7,3 triệu con, sản lượng thịt là 29,2 nghìn tấn, sản lượng trứng trên 220,3
triệu quả. Đặc biệt, chăn nuôi gà đẻ trứng phát triển mạnh với tổng đàn trên
toàn tỉnh đạt 2,1 triệu con, tập trung chủ yếu ở các huyện Tam Dương, Tam
Đảo, Lập Thạch [210, tr.10]. Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm có điều
kiện phát triển và ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
được quan tâm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh,
như: tiêm phòng định kỳ và bổ sung phòng các bệnh nguy hiểm; hằng
năm tổ chức hai đợt phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi cho
toàn bộ các hộ chăn nuôi và các chợ có buôn bán gia súc, gia cầm. Công
tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi được chú ý.
Nhiều hình thức được áp dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi như làm hố
ủ phân, xây dựng hầm Biogas, nhiều hộ đã sử dụng chế phẩm EM, chất lót
nền trong hệ thống chuồng trại, góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi
trường chăn nuôi.
Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm (2006-2010)
Đơn vị: con
Năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_vinh_phuc_lanh_dao_chuyen_dich_co_cau_k.pdf