MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những
vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 19
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LÂM NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI (2001 - 2010) 23
2.1. Những nhân tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về
phát triển kinh tế lâm nghiệp 23
2.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp 43
Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP (2010 - 2015) 65
3.1. Những yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Yên Bái 65
3.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp
(2010 - 2015) 80
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114
4.1. Nhận xét 114
4.2. Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
188 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015 - Nguyễn Quốc Khương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá tỉnh
Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2020”. Trong đó, tập trung phát triển ổn định vùng
trồng quế với quy mô 27.000 ha (tại các huyện: Văn Yên 19.500 ha, Trấn Yên
5.000 ha, Văn Chấn 2.500 ha); tổ chức đánh giá, chọn lọc và bảo tồn các cây quế
bản địa chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao để tạo giống phục vụ sản xuất;
quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng
cao giá trị sản phẩm quế Yên Bái trên thị trường quốc tế; phát triển vùng sản
80
xuất tre măng Bát Độ tập trung với quy mô trên 3.000 ha (tại các huyện: Trấn
Yên 2.000 ha, Yên Bình 500 ha, Lục Yên 500 ha) [111, tr.5].
Chủ trương đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp toàn diện, theo hướng bền
vững cho thấy Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện và
phù hợp thực tiễn hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế lâm nghiệp;
từ đó có sự chỉ đạo, tạo môi trường thuận lợi cho ngành kinh tế này phát triển
nhanh và vững chắc hơn.
3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ LÂM NGHIỆP (2010 - 2015)
Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây
dựng Chương trình hành động thực hiện nghị quyết trong nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Về nông, lâm nghiệp, Đảng bộ Yên Bái đề ra giải pháp đổi mới mô hình
tăng trưởng và tập trung tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh; mở rộng quy
mô đi đôi với nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị lớn; xây dựng và phát triển
nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững. Phát huy lợi thế lĩnh vực lâm
nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng thâm canh và trồng cây cao su gắn với công nghiệp
chế biến.
3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển biến của kinh tế lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Yên
Bái gắn liền với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII. Đại hội
đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm 2011 - 2015 là tiếp tục duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đại hội nhất trí thông
qua các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011 - 2015: “Nông, lâm nghiệp
25%; Công nghiệp - Xây dựng 41%; Dịch vụ 34%” [32, tr.186].
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Yên Bái xây dựng bản
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020 trình
81
Chính phủ. Ngày 22/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1154/QĐ -
TTg “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Yên Bái đến năm 2020”, đề ra định hướng trong nông, lâm nghiệp, tập trung
phát triển những cây trồng, vật nuôi có lợi thế. Hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa sinh thái sạch, công nghệ cao. Giữ ổn định diện tích các cây trồng lớn;
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở thâm canh, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và tỷ trọng lâm nghiệp. Phát triển
mạnh mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh. “Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản
xuất nông lâm nghiệp thời kỳ 2011 - 2015 là 5,5%, thời kỳ 2016 - 2020 là 5,4%.
Tỷ trọng nông nghiệp năm 2015 là 68%, năm 2020 là 65%; tỷ trọng lâm nghiệp
năm 2015 là 25%, năm 2020 là 26%; tỷ trọng thủy sản năm 2015 là 7%, năm
2020 là 9%” [90, tr.3].
Nhằm tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo
hướng hiện đại, bền vững, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với
Sở NN&PTNT xây dựng và triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh
Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đề án đã
định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể. Về lâm
nghiệp, Phát triển lâm nghiệp nhằm tăng giá trị kinh tế ngành và tăng năng lực,
hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần
tích cực vào xóa đói giảm nghèo, trên cơ sở phát huy lợi thế về sản xuất lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chính trong thời gian tới, đó là: Quản lý bảo
vệ tốt toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất hiện có; trồng rừng
mới bình quân mỗi năm khoảng 13.000 ha rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng năm
2015 đạt 62,0% [142, tr.22].
Giai đoạn 2010 - 2015, cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản ở tỉnh
Yên Bái có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp, tăng
tỷ trọng ngành Lâm nghiệp và Thủy sản. Trong đó, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ
76,15% (năm 2011) xuống 73,77% (năm 2013) và xuống còn 72,02% (năm
2015). Tỷ trọng thủy sản tăng từ 3,6% (năm 2011) lên 3,68% (năm 2013) và năm
82
2015 đạt 3,6%. Tỷ trọng lâm nghiệp tăng từ 20,24% (năm 2011) lên 22,53%
(năm 2013) và đến năm 2015 tăng lên đến 24,37% (xem phụ lục 13).
Cơ cấu giá trị sản xuất của lâm nghiệp được tính thông qua 4 nội dung. Đó
là, trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ
rừng không phải gỗ và lâm sản khác; dịch vụ lâm nghiệp.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái theo giá hiện hành
phân theo ngành hoạt động (2010 - 2015)
Chia ra
Tổng số
Trồng và
chăm sóc
rừng
Khai thác
gỗ và lâm
sản khác
Thu nhặt sản
phẩm từ rừng
không phải gỗ và
lâm sản khác
Dịch vụ
lâm
nghiệp
Năm
Triệu đồng
2010 1.077.189 119.047 868.700 76.465 12.977
2012 1.568.225 138.594 1.346.391 62.247 20.993
2013 1.735.717 149.499 1.505.229 54.366 26.623
2014 2.024.521 153.141 1.762.259 66.120 43.001
2015 2.186.492 158.059 1.857.744 82.874 87.815
Cơ cấu-(%)
2010 100,00 11,05 80,65 7,10 1,20
2012 100,00 8,84 85,85 3,97 1,34
2013 100,00 8,61 86,72 3,13 1,54
2014 100,00 7,56 87,05 3,27 2,12
2015 100,00 7,23 84,96 3,79 4,02
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2017), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016 [22].
Qua bảng 3.1 cho thấy, cơ cấu nội ngành Lâm nghiệp Yên Bái cũng có sự
chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2010, giá trị trồng, chăm sóc rừng 11,05%; khai
thác gỗ và khai thác lâm sản chiếm 80,65%; thu nhặt sản phẩm từ rừng không
83
phải gỗ chiếm 7,10%; dịch vụ lâm nghiệp chiếm 1,20%. Năm 2013, giá trị trồng,
chăm sóc rừng 8,61 %; khai thác gỗ và khai thác lâm sản chiếm 86,72%; thu
nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ chiếm 3,13%; dịch vụ lâm nghiệp chiếm
1,54%. Đến năm 2015 giá trị trồng, chăm sóc rừng 7,3%; khai thác gỗ và khai
thác lâm sản chiếm 84,96%; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ chiếm
3,97%; dịch vụ lâm nghiệp chiếm 4,02%.
Như vậy, khai thác gỗ, chủ yếu là gỗ rừng trồng, và lâm sản chiếm tỉ lệ lớn
nhất trong nội ngành lâm nghiệp tỉnh Yên Bái, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh đó, dịch vụ lâm nghiệp tăng lên đáng kể từ 1,20% (năm 2010) lên
1,54% (năm 2013) và lên đến 4,02% (năm 2015). Bao gồm, dịch vụ tưới, tiêu
nước phục vụ lâm nghiệp; thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch,...); bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm
nghiệp; hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng; dịch vụ lâm
nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,...). Đây là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2006-2020 của Chính phủ.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái tăng lên nhanh chóng. Nếu như
năm 2010, mới chỉ đạt mức 1.077.189 triệu đồng thì đến đến năm 2015 tăng lên
gấp đôi. Trong đó, giá trị trồng và chăm sóc rừng tăng từ 119.047 triệu đồng
(năm 2010) lên 158.059 triệu đồng năm 2015. Khai thác gỗ và lâm sản là lĩnh
vực đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, luôn chiếm tới
hơn 80% tổng giá trị sản xuất. Giá trị các sản phẩm ngài gỗ có tiềm năng nhưng
chưa được khai thác tốt, chủ yếu là do các cá nhân thu nhặt nên chưa thống kê
được hết giá trị. Dịch vụ lâm nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm
2010 chỉ đạt 12.977 triệu đồng thì đến năm 2015 đạt 87.815 triệu đồng, tăng gấp
6,8 lần. Kết quả này cho thấy kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Yên Bái đang phát triển
đúng hướng.
Những lợi ích từ rừng ở Yên Bái được khẳng định trong việc khai thác. Sản
lượng gỗ khai thác ở Yên Bái chủ yếu là gỗ rừng trồng. Năm 2011, toàn tỉnh
khai thác và tiêu thụ 200.075 m3 gỗ và 1.580,025 ste củi. Năm 2015, khai thác và
tiêu thụ gỗ rừng trồng 450.000 m3 và 1642,251 ste củi [142, tr.23]. Bên cạnh đó
84
còn có các loại lâm sản đem lại giá trị cao như luồng, vầu tre, nứa, song mây,
nhựa thông, quế,phục vụ công nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra,
hàng chục tấn măng tươi, mộc nhĩ, và thảo quả ở Yên Bái được khai thác mỗi
năm cũng là những mặt hàng rất được thị trường ưa chuộng, đem lại nguồn thu
nhập cho người dân.
Ở tỉnh Yên Bái đã bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung với trên
100.000 ha rừng trồng nguyên liệu tập trung ở một số huyện Văn Yên, Trấn Yên,
Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, thành phố Yên Bái và gần 37.000 ha quế tập trung
ở một số huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Đây là tiền đề cho công nghiệp
chế biến gỗ ở tỉnh Yên Bái phát triển mạnh. Tổng doanh thu hàng năm từ chế biến
gỗ đạt trên hàng trăm tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.
Kinh tế lâm nghiệp đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo
của tỉnh và trở thành nguồn thu chính cho một bộ phận nông dân.
So sánh với các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai và Hà Giang, giá trị
sản xuất lâm nghiệp ở Yên Bái cho thấy sự vượt trội.
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai
và Hà Giang tính theo giá hiện hành (2010 - 2015)
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm Yên Bái Lào Cai Hà Giang
2010 1.077.189 536.947 477.006
2013 1.735.717 708.179 592.905
2015 2.186.492 844.492 859.529
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nguồn Niên giám thống kê Lào Cai 2015,
Niên giám thống kê Hà Giang 2015, Niên giám thống kê Yên Bái 2016 [22].
Năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái cao gấp đôi so với
Lào Cai và gấp 2,3 lần so với Hà Giang. Năm 2012, gấp 2,4 lần so với Lào Cai
và gấp 3 lần so với Hà Giang. Năm 2013, gấp 2,5 lần so với Lào Cai và 2,9 lần
so với Hà Giang. Năm 2014, gấp 2,6 lần so với Lào Cai và gấp 3 lần so với Hà
Giang. Năm 2015, gấp 2,6 lần so với Lào Cai và gấp 2,5 lần so với Hà Giang.
85
Tăng trưởng ngành lâm nghiệp đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế
tỉnh Yên Bái. Kinh tế lâm nghiệp phát triển thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của
ngành và tăng trưởng của ngành so với tăng trưởng kinh tế bình quân chung của
địa phương. Trong những 2001 - 2015, ngành lâm nghiệp tỉnh Yên Bái có những
bước phát triển nhanh chóng, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh không ngừng tăng
trưởng cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Nếu như trong những năm 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp bình
quân mới chỉ ở mức 6,71% thì đến giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng
kinh tế lâm nghiệp bình quân đạt mức 7,32%, tăng 0,61%. Sang giai đoạn 2011 -
2015, đạt mức 7,34%, tăng 0,02% so với giai đoạn 2006 - 2010 và tăng 0,63% so
với giai đoạn 2001 - 2005 (xem phụ lục 8).
Trong những năm 2010 - 2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVII về phát triển kinh tế lâm nghiệp, tỉnh Yên Bái đã chuyển từ
mục tiêu tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng hợp lý, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh
Yên Bái vẫn đạt mức độ tăng trưởng khá cao. Với đặc thù là ngành kinh tế có
chu kỳ kinh doanh dài (từ 7 đến 10 năm), sử dụng diện tích sản xuất lớn,việc sản
xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu, rủi ro cao nhưng
vượt lên tất cả những khó khăn khách quan, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Yên Bái
vẫn từng bước vững chắc đi lên.
3.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch, giao đất, giao rừng
* Đẩy mạnh quy hoạch 3 loại rừng
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, Tỉnh ủy
Yên Bái chỉ đạo tiếp tục đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh như nguyên liệu
giấy và gỗ chế biến công nghiệp, chè, quế, măng tre,... có quy mô lớn về diện
tích và sản lượng. Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, nhân rộng
các mô hình liên kết, hợp tác phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, kinh tế nông
thôn; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm và dạy nghề cho nông dân.
“Bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững theo quy hoạch 3 loại rừng, đẩy
mạnh trồng rừng sản xuất, nhất là ở vùng cao; phát triển nhanh, vững chắc cây
cao su theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội cao” [32, tr.72].
86
Tỉnh ủy Yên Bái coi trọng phát huy lợi thế đất đồi, rừng, đẩy mạnh trồng
rừng, trồng cây cao su; thu hút, lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, Tỉnh ủy Yên Bái chỉ đạo chặt chẽ công tác quy hoạch, quản lý đất
lâm nghiệp.
Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao cho Sở NN&PTNT
lập dự án Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020 nhằm xác
định rõ diện tích, ranh giới 3 loại rừng, điều chỉnh lại một số diện tích rừng quy
hoạch nhưng chưa phù hợp với thực tế và diện tích rừng, đất rừng đã được
UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
Năm 2013, UBND tỉnh ra Quyết định số 578/QĐ - UBND ngày 22/5/2013
về việc “phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai
đoạn 2011 - 2020”. Tiếp đó, Nghị quyết số 27/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/1013
của HĐND tỉnh Yên Bái về việc “thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020” đã đề ra mục tiêu của công tác quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Yên Bái nhằm phát triển các vùng nguyên liệu
tập trung, đảm bảo cung cấp tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến
gỗ, ván nhân tạo, bao bì trong và ngoài tỉnh; hướng tới xuất khẩu; xây dựng và
phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng với sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản
khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đóng góp một phần
trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dân [57].
Đây chính là cơ sở cho việc tổ chức quản lý, sản xuất lâm nghiệp, xây dựng
quy hoạch, kế hoạch và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bản tỉnh nói chung và ngành lâm nghiệp Yên Bái nói riêng.
Nghị quyết số 27/2013/NQ - HĐND được UBND tỉnh Yên Bái triển khai
thực hiện với sự giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh
và các đại biểu HĐND tỉnh. UBND tỉnh Yên Bái giao Sở NN&PTNT phối hợp
với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan tố chức triến khai thực hiện,
quản lý đúng mục đích, có hiệu quả theo các quy định của Nhà nước.
87
Thực hiện Quyết định số 594/QĐ - TTg Phê duyệt dự án tổng điều tra,
kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016, Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái
đã tham mưu cho UBND tỉnh Yên Bái xây dựng phương án kiểm kê rừng tỉnh
Yên Bái.
Sau hơn hai năm nỗ lực triển khai thực hiện, với sự đồng thuận cao trong
cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân, công tác tổng điều tra, kiểm kê rừng ở
tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thành.
Kết quả kiểm kê rừng ở Yên Bái cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp
của Yên Bái là 523.275,2ha, trong đó đất quy hoạch cho lâm nghiệp
479.626,1ha. Tổng diện tích đất có rừng năm 2015 toàn tỉnh là 428.266,8 ha
(Rừng đặc dụng: 35.475,6 ha; rừng phòng hộ 134.158,1 ha; rừng sản xuất
217.942,2 ha; rừng ngoài đất quy hoạch lâm nghiệp: 40.690,9 ha). Diện tích đất
có rừng tăng lên 33.472,2 ha so với năm 2014 [147, tr.5]. Nguyên nhân diễn biến
tăng do một số nguyên nhân do giá trị kinh tế từ rừng cao nên người dân đã chú
trọng hơn trong việc đầu tư để phát triển trồng rừng kinh tế. Bên cạnh đó, do một
phần diện tích rừng trồng chưa đủ tiêu chí theo quy định thành rừng nên năm
2014 chưa thống kê là đất có rừng, đến năm 2015 mới đủ tiêu chí được tính vào
đất có rừng.
Điều tra, kiểm kê rừng là để nắm bắt một cách chính xác toàn bộ diện tích
rừng, chất lượng rừng, diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho mục đích
lâm nghiệp gắn với chủ quản lý cụ thể. Bên cạnh đó, cũng là để phục vụ cho
công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về quản lý bảo vệ, phát triển rừng
và việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng từ tỉnh đến cơ sở; thiết lập hồ sơ
quản lý rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu theo đơn vị quản lý, theo dõi diễn biến
rừng và đất lâm nghiệp hàng năm. Cũng trên cơ sở đó, có các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng, thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng.
Kết quả kiểm kê rừng là tiền đề cho phát triển lâm nghiệp ngày một bền
vững hơn, kinh tế hơn, hiệu quả hơn thời gian tiếp theo. Đây là căn cứ quan trọng
phục vụ cho việc hoạch định chính sách phát triển rừng của Yên Bái trong những
năm tới, giúp cho người dân làm giàu và phát triển từ rừng, gắn bó với rừng.
88
Đơn vị tính: ha
Biểu đồ 3.1: Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp
ở tỉnh Yên Bái (2010 - 2015)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2017), Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016 [22].
Biểu đồ 3.1 cho thấy, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp ở tỉnh Yên
Bái khá ổn định qua các năm. Trong 479.626,1 ha đất quy hoạch cho lâm
nghiệp (năm 2015) thì rừng phòng hộ chiếm 152.794 ha, rừng đặc dụng 36.147
ha, rừng sản xuất 290.684 ha. Diện tích rừng ngoài quy hoạch 43.649 ha, chủ
yếu là quế, tập trung tại các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn. Độ che phủ
của rừng toàn tỉnh đạt 62,2%.
Diện tích các loại cây trồng chính chủ yếu là quế với tổng diện tích 56.529
ha (Văn Yên 40.019 ha, Trấn Yên 10.266 ha), tăng 22.529 ha so với số liệu
thống kê năm 2014. Sơn tra 3.390 ha (Mù Cang Chải 1.211 ha, Trạm Tấu 2.178
ha). Măng tre Bát Độ trên 2.000 ha (Trấn Yên 1.722 ha, Lục Yên 620 ha, Yên
Bình 170 ha), toàn bộ diện tích được trồng tập trung. Cây cao su 2.503 ha tập
trung ở Văn Chấn 1.970 ha, Văn Yên 492 ha, Trạm Tấu 40 ha [147, tr.6].
Như vậy có thể thấy, nhu cầu tùy theo từng địa phương mà người dân
trồng những loại cây mà họ thấy có lợi như quế, keo,do mang lại giá trị kinh
tế rất cao.
* Đẩy mạnh giao đất, giao rừng
Chủ trương đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho người dân yên tâm sản
xuất lâm nghiệp được Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Yên Bái lần thứ XVII
470.000,00
471.000,00
472.000,00
473.000,00
474.000,00
475.000,00
476.000,00
477.000,00
478.000,00
479.000,00
480.000,00
Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
474.768,01
473.657,90 474.120,99 474.120,99
479.626,10
89
nêu rõ: “Tập trung thực hiện giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế đồi rừng, đẩy
mạnh trồng rừng sản xuất” [32, tr.79].
Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ Yên Bái, sau khi xem xét Tờ
trình số 122/TTr - UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề
án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015;
báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, tiếp thu ý kiến của các đại biểu
HĐND tỉnh, HĐND tỉnh Yên Bái ra Nghị quyết số 11/2012/NQ - HĐND, ngày
20/7/2012 về “giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn
2012 - 2015”, thông qua Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất,
cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015, với mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2015 về cơ bản hoàn thành việc giao rừng, cho thuê
rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với 88.574 ha đất rừng được chuyển từ rừng phòng hộ ít
xung yếu sang rừng sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp của các lâm
trường quốc doanh (sau chuyển đổi) cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức,
cộng đồng dân cư thôn bản để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững tài nguyên rừng. Đảm bảo sau khi giao rừng, cho thuê rừng
cơ bản người dân có đất sản xuất; các chủ rừng yên tâm đầu tư vào
phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập từ rừng góp phần cải thiện
đời sống, xóa đói, giảm nghèo [55, tr.3].
Để triển khai thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao
đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp
tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015, UBND tỉnh Yên Bái đã thành lập các Ban
chỉ đạo thực hiện Đề án từ tỉnh đến cơ sở để chỉ đạo triển khai xây dựng và
thông qua kế hoạch giao đất, giao rừng tới các tổ chức và các hộ dân.
Ban chỉ đạo tỉnh đã Ban hành quy chế làm việc và phân công cụ thể cho các
thành viên chỉ đạo phụ trách, đôn đốc, kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo đã
90
xây dựng được quy chế làm việc và phân công cụ thể cho các tổ công tác tại 03
khu vực hướng dẫn đôn đốc các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng đề án
giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và phương án giao rừng, cho thuê rừng cấp
xã. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án trên địa
bàn toàn tỉnh đến năm 2015.
Thực hiện Thông báo số 128/TB - VP ngày 06/12/2012 và Thông báo số
09/TB - VP ngày 04/02/2013 Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đến
năm 2015, các địa phương đã có báo cáo chính thức về kết quả rà soát thực trạng
quản lý và quỹ đất rừng (bao gồm: rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang sản
xuất và rừng tự nhiên sản xuất UBND các huyện quản lý) tại 9 huyện, thị xã,
thành phố với diện tích là 103.222,6 ha. Tỉnh đã thành lập 07 tổ công tác liên
ngành của tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo 12 xã điểm xây
dựng phương án cấp xã. Hai đoàn công tác của tỉnh do lãnh đạo ngành
NN&PTNT và Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên, trực tiếp xuống xã Y
Can (huyện Trấn Yên) và xã Vũ Linh (huyện Yên Bình) để đôn đốc và hướng
dẫn các địa phương hoàn chỉnh phương án và thực hiện phương án theo kế hoạch
của tỉnh.
Đối với cấp huyện, đến năm 2015, có 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Giao rừng, cho thuê rừng cấp
huyện. Các Ban Chỉ đạo đã xây dựng quy chế làm việc và phân công trách
nhiệm cho từng thành viên trong Ban hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện công
tác giao đất, giao rừng. Đối với cấp xã đã có 95/131 xã, phường, thị trấn đã
thành lập được Hội đồng giao rừng, cho thuê rừng cấp xã.
Trên tinh thần đó, 9/9 huyện, thị xã, thành phố ở Yên Bái đã xây dựng xong
Đề án Giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Theo kế hoạch của tỉnh các huyện, thị xã, thành phố thực hiện xây dựng phương
án giao rừng cấp xã của 12 xã điểm. Trong đó xã Y Can huyện Trấn Yên và xã
Vũ Linh huyện Yên Bình đã thực hiện xong phương án giao rừng, cho thuê rừng
cấp xã theo kế hoạch của tỉnh.
Các cấp, các ngành và các địa phương ở Yên Bái đã tích cực tuyên truyền
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng gắn
91
liền với giao đất, cho thuê đất, tổ chức hội nghị tại các thôn, bản tuyên truyền để
người dân hiểu về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong việc thực hiện. Đồng
thời, tổ chức hướng dẫn về trình tự, thủ tục và quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân hộ gia đình theo Thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Hướng dẫn liên ngành số 313/SNN- STN-STC ngày
17/5/2013 của Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Tài chính về thực hiện Đề án
Giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015.
Qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện Đề án, nhận thức
của cán bộ, đảng viên, của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã có những
chuyển biến tích cực. Công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền
các cấp về công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung và công tác giao đất,
giao rừng nói riêng được quan tâm và thu được kết quả nhất định. Nhận thức
của nhân dân trong giao đất, giao rừng và việc chấp hành pháp luật về đất đai,
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề cho
công tác tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
Về kết quả giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất đối
với hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư. Đến năm 2015, Ban chỉ đạo thực
hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Yên Bái, các huyện, thị xã, thành phố
đã hoàn thiện công tác tổ chức theo đúng quy định và đã thực hiện hoàn thành
công tác xây dựng, thẩm định và phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn
liền với giao đất, cho thuê đất gắn với cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dang_bo_tinh_yen_bai_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_lam.pdf