MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
TỔNG QUANTÌNHHÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH
THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
CHÍNH MIỀN NAM (1965 – 1968) 31
1.1. Yêu cầu khách quan kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trƣờng chính miền Nam 31
1.2. Chủ trƣơng của Đảng 45
1.3. Đảng chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ
trên chiến trƣờng chính miền Nam (1965 - 1968) 54
Chương 2 KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN
CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1969 -1973) 85
2.1. Tình hình sau năm 1968 85
2.2. Đảng chủ trƣơng kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ
trên chiến trƣờng chính miền Nam 95
2.3. Chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trƣờng chính miền Nam (1969 -1973) 108
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 132
3.1. Nhận xét 132
3.2. Một số kinh nghiệm 145
KẾT LUẬN 164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
PHỤ LỤC 1875
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc; năm 1969 có 4.344 cuộc và 10 tháng đầu năm 1970 đã có
6.745 cuộc. Phối hợp cùng với các cuộc hành quân bình định, Mỹ và quân đội
Sài Gòn tăng cƣờng tiến hành càn quét, dùng máy bay, pháo binh bắn phá,
tung biệt kích phá hoại kho tàng, các căn cứ quân giải phóng. Kết hợp đánh
phá ác liệt tuyến vận tải chiến lƣợc Trƣờng Sơn và phong toả các cửa khẩu
thu mua, tiếp tế lƣơng thực của cách mạng miền Nam từ hƣớng Campuchia,
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, thực hiện âm mƣu bóp
nghẹt cách mạng miền Nam.
Kết hợp với các hành động đánh phá, Mỹ và chính quyền Sài Gòn còn
đẩy mạnh các hành động chiến tranh tâm lý, gián điệp, tình báo thông qua
hoạt động của các tổ chức Phƣợng Hoàng, Thiên Nga đƣợc chỉ đạo chặt chẽ
của Cục Tình báo trung ƣơng Mỹ nhằm chống phá lực lƣợng cách mạng. Hàng
chục ngàn nhân viên của các tổ chức này đƣợc đƣa về các xã, ấp hoạt động chỉ
94
điểm ám sát, thủ tiêu cán bộ, đánh phá ác liệt các cơ sở, gây cho cách mạng
nhiều tổn thất về lực lƣợng. Chiến dịch Phƣợng Hoàng do CIA phát động trong
năm 1968, đã sát hại khoảng 20.000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng, trong đó có
nhiều cơ sở cách mạng đã xây dựng đƣợc từ nhiều năm trƣớc, trong Tết Mậu
Thân bị bộc lộ và tiếp tục bị chiến dịch Phƣợng Hoàng đánh phá.
Năm 1968, vùng giải phóng và vùng làm chủ của cách mạng là 1.140 xã
với 7,7 triệu dân. Do Mỹ và quân đội Sài Gòn đánh phá ác liệt vùng giải phóng
bị thu hẹp, đến cuối năm 1969 chỉ còn 590 xã với 4,7 triệu dân. Hầu hết vùng
đồng bằng Nam Bộ bị Mỹ và quân đội Sài Gòn chiếm giữ, đặc biệt là hai tỉnh
Trà Vinh và Vĩnh Long vùng giải phóng từ 182 ấp còn lại có 1 ấp. Ở Cà Mau,
vùng giải phóng đầu năm 1968 chiếm hơn một nửa diện tích, đến cuối năm 1969
chỉ còn 13 xã [26, tr.78 - 79]. Ở Kiến Phong, Kiến Tƣờng, An Giang, Mỹ Tho,
vùng giải phóng bị chính quyền Sài Gòn lấn chiếm gần hết. Tại miền Đông Nam
Bộ, Mỹ và chính quyền Sài Gòn lấn chiếm và kiểm soát gần nhƣ toàn bộ các
vùng nông thôn bao quanh thành phố Sài Gòn và các tỉnh Phƣớc Long, Bình
Tuy... Trên địa bàn Khu V, Mỹ, chính quyền Sài Gòn kiểm soát thêm 46 vạn
dân, lập thêm 237 khu dồn dân lập ấp chiến lƣợc. Năm 1968, Ở Khu VIII có 123
xã, 1.000 ấp giải phóng đến cuối năm 1969 chỉ còn 4 xã, 312 ấp. Khu V trong
năm 1969 có 3.640 cán bộ, đảng viên ở các đảng bộ địa phƣơng hy sinh và bị bắt
(bằng 2 lần số tổn thất năm 1968). Ở Nam Bộ, số đảng viên bị tiêu hao trong 6
tháng đầu năm 1969 là 4.083 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4,5% so với tổng số. Cán bộ là
1.080 đồng chí, chiếm tỷ lệ 4,59% so với tổng số cán bộ hiện có. Số hy sinh là
524, trong đó có 1 khu uỷ viên, 27 tỉnh uỷ viên; bị bắt là 229, trong đó có 3 khu
uỷ viên, 4 tỉnh uỷ viên [174, tr.99-101]. Đây là thời kỳ số đảng viên ở địa
phƣơng bị tổn thất nặng nhất.
Sự đánh phá quyết liệt của Mỹ và quân đội Sài Gòn gây cho lực
lƣợng cách mạng miền Nam, nhất là lực lƣợng vũ trang bị thƣơng vong
nhiều. Trong khi đó, lực lƣợng cách mạng tuyển đƣợc rất ít quân (Năm
1969, ở Nam Bộ chỉ tuyển thêm đƣợc 100 chiến sĩ mới). Các sƣ đoàn chủ
95
lực ở Nam Bộ bị tổn thất nặng không còn địa bàn đứng chân ở miền Nam
phải sang Campuchia. Các đơn vị chủ lực ở Trị - Thiên phải ra Quảng
Bình để củng cố, một số đơn vị phải giải thể. Chỉ tính trong 2 năm từ giữa
1968 đến đầu 1970, đã có tới 10 vạn cán bộ, chiến sĩ cách mạng ở cơ sở bị
thƣơng vong, con số thƣơng vong trong thời kỳ này xấp xỉ với số thƣơng
vong trong cuộc kháng chiến chống Pháp [4, tr.327].
Vùng giải phóng bị thu hẹp, các căn cứ bị uy hiếp, hành lang tiếp tế tại
chỗ và tuyến vận tải chiến lƣợc Trƣờng Sơn bị đánh phá ác liệt, ảnh hƣởng
lớn đến công tác tiếp tế hậu cần, làm cho đời sống của lực lƣợng vũ trang cách
mạng và nhân dân khó khăn hơn. Tại khu V và Tây Nguyên, khẩu phần gạo là
1/2 lon mỗi ngƣời mỗi ngày cho lực lƣợng đang trực tiếp chiến đấu và 1/8 lon
cho lực lƣợng cơ quan [26, tr.81].
Trƣớc tình hình khó khăn của cách mạng miền Nam, một bộ phận cán bộ,
đảng viên và chiến sĩ cách mạng xuất hiện tƣ tƣởng bi quan, ngại hy sinh gian
khổ, có hiện tƣợng đào, bỏ ngũ về phía sau, thậm chí có ngƣời ra đầu hàng.
Nhƣ vậy, sau các đợt tiến công trong năm 1968, bên cạnh việc giành
đƣợc những thắng lợi có ý nghĩa chiến lƣợc rất quan trọng, mở ra bƣớc ngoặt
quyết định trong cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, cách
mạng miền Nam cũng gặp những khó khăn nghiêm trọng. Đây là một trong
những thời điểm khó khăn nhất của cách mạng miền Nam. Cục diện thực tế
trên chiến trƣờng tạm thời có lợi cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Điều này
đòi hỏi Đảng phải có bản lĩnh, ý chí, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn đáp ứng yêu
cầu của cách mạng.
2.2. Đảng chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam
2.2.1. Mục tiêu nhiệm vụ
Trên cơ sở nhận định đúng âm mƣu, hành động của đế quốc Mỹ, đánh
giá chính xác về thế chiến lƣợc và lực lƣợng so sánh trên các chiến trƣờng,
Đảng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện chủ trƣơng kiềm chế,
đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trƣờng chính miền Nam.
96
BCHTƢ Đảng xác định mục tiêu kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trƣờng miền Nam giai đoạn mới là: “Đánh bại âm mƣu của chúng xuống
thang từng bƣớc, kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực
dân kiểu mới của chúng ở miền Nam nƣớc ta; làm thất bại chiến lƣợc phòng ngự
của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng
bƣớc đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân” [78, tr.117].
Khi Mỹ mở rộng chiến tranh ra Đông Dƣơng, BCT ra Nghị quyết “Về
tình hình mới trên bán đảo Đông Dƣơng và nhiệm vụ của chúng ta” xác định
rõ vị trí vai trò và nhiệm vụ cho từng chiến trƣờng:
Chiến trường MNVN là chiến trƣờng quan trọng nhất trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng. Thắng lợi ở chiến
trường này có tác dụng chi phối và làm thay đổi cục diện trên toàn bộ bán đảo
Đông Dương. Do đó, nhiệm vụ cụ thể của chiến trƣờng miền Nam là kiên trì đẩy
mạnh kháng chiến, kết hợp chặt chẽ hơn nữa ba mũi tấn công, tiếp tục xây dựng
thế tấn công ngày càng mạnh mẽ. Tập trung lực lƣợng đập tan kế hoạch bình
định và âm mƣu “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Đồng thời tranh thủ thời cơ khi địch bị sa lầy trên chiến trƣờng Campuchia để
đẩy mạnh hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long và uy hiếp xung quanh Sài
Gòn và các đô thị khác [79, tr.250-252].
Chiến trường Campuchia là khâu yếu nhất của Mỹ trên bán đảo Đông
Dƣơng. Do đó nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: giúp đỡ và phối hợp với
bạn, nắm vững thời cơ, tiếp tục thế tiến công liên tục, đƣa cách mạng Campuchia
tiến lên mạnh mẽ [79, tr.253]
Chiến trường Lào ngày càng trở nên có vị trí quan trọng trên chiến
trƣờng toàn Đông Dƣơng và vị trí hiểm yếu nhất là vùng Trung, Hạ Lào. Do
đó, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đối với chiến trƣờng này là ra sức giúp
đỡ, phối hợp với bạn, tiếp tục khuếch trƣơng thắng lợi vừa qua, kiên quyết
tiến công địch về mọi mặt, đƣa cách mạng Lào tiến lên [79, tr.254].
Miền Bắc Việt Nam không những là hậu phƣơng lớn của tiền tuyến
miền Nam, mà còn là hậu phƣơng lớn của cách mạng ba nƣớc Đông Dƣơng.
97
Do đó miền Bắc phải động viên sức ngƣời, sức của cao nhất cho tiền tuyến,
đồng thời nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mƣu khiêu khích và
mở rộng chiến tranh của Mỹ [79, tr.255].
Trung ƣơng Cục xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền
Nam: đẩy mạnh tấn công toàn diện và liên tục, tiến lên một bƣớc mới rất cơ
bản, đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, đánh cho Mỹ phải rút quân , đánh
cho quân Sài Gòn phải suy sụp, giành thắng lợi quyết định là điều kiện rất
cơ bản để tiến lên hoàn thành các mục tiêu của cách mạng miền Nam.
Nhiệm vụ trƣớc mắt đƣợc xác định: “Khẩn trƣơng xây dựng lực lƣợng;
phát triển thế tấn công chiến lƣợc một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ
trên cả ba vùng chiến lƣợc "quét và giữ", chính sách bình định và các mục
tiêu, biện pháp phòng ngự của địch, đánh bại âm mƣu kết thúc chiến tranh
trên thế mạnh và chủ trƣơng “phi Mỹ hoá” chiến tranh của chúng” [76,
tr.340]. Trung ƣơng Cục nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất của mặt trận
nông thôn là phải giành đất, giành dân, phát triển thế và lực của ta, phải ra
sức thực hiện những mục tiêu: “Đánh bại kế hoạch bình định nông thôn của
địch” [76, tr.341].
Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhiệm vụ trƣớc mắt của lực lƣợng cách
mạng miền Nam là “Ra sức kiềm chế và phân tán lực lƣợng của địch, đánh bại
chiến lƣợc, chiến thuật phòng ngự của chúng” [73, tr.133]. BCT chỉ rõ với
vùng rừng núi và vùng giáp ranh ở một số chiến trƣờng lại là địa bàn hoạt
động có lợi lớn của bộ đội chủ lực quân giải phóng, cho nên củng cố và làm
chủ vùng rừng núi và vùng giáp ranh cũng tức là chuẩn bị tốt chiến trƣờng để bộ
đội chủ lực có thể “tiến hành những trận tiêu diệt lớn, những trận phản công lớn
nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, hoặc những trận vây hãm nhằm
thu hút, kiềm chế và phân tán lực lƣợng của chúng” [73, tr.137]. Nhiệm vụ trƣớc
mắt ở các vùng nông thôn Nam Bộ là “Phải biết bao vây kiềm chế chủ lực địch
tập trung đánh mạnh vào lực lƣợng địa phƣơng, tiêu diệt bọn bảo an, dân vệ để
mở vùng giành dân ở những vùng đông dân” [92, tr.342].
98
2.2.2. Các biện pháp kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam
* Kiềm chế, phân tán quân Mỹ trên các vùng chiến lược ở miền Nam
Hội nghị lần thứ 9 Trung ƣơng Cục miền Nam (7-1969) chỉ ra biện pháp
tập trung mọi nỗ lực làm thất bại hoạt động tác chiến “quét và giữ” và chính sách
bình định của địch: “Phối hợp hoạt động của ba thứ quân trên các chiến trƣờng,
một mặt ra sức tiêu diệt tiêu hao và kìm chân lực lƣợng lớn Mỹ - ngụy trên chiến
trƣờng, đô thị, một mặt căng địch ra trên các chiến trƣờng nông thôn đồng bằng và
miền núi, tập trung chủ lực mạnh trên chiến trƣờng có lợi, kéo địch ra để tiêu diệt
sinh lực và mở rộng vùng giải phóng” [76, tr.351].
Biện pháp cụ thể kiềm chế quân Mỹ trên từng vùng chiến lƣợc trên chiến
trƣờng miền Nam đƣợc Trung ƣơng Cục xác định:
Trên chiến trường trọng điểm Sài Gòn - Chợ Lớn phải ra sức phát huy lực
lƣợng tại chỗ, vận dụng phƣơng thức tác chiến và phƣơng thức hoạt động thích
hợp, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở nội đô, liên tục tấn công địch ở vùng ven và
trên tuyến trung gian, tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực và phƣơng tiện chiến tranh
của địch, tạo điều kiện đƣa phong trào đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần
chúng đô thị tiến lên, làm cho hậu phƣơng địch thƣờng xuyên bị rối loạn, làm
đảo lộn thế bố trí của địch, cầm chân lực lượng lớn Mỹ- ngụy trong thế phòng
ngự bị động và kiên quyết không cho địch gỡ ra khỏi thế đó.
Đối với các thành phố và thị xã khác, phải kiên quyết giữ vững và phát triển
thế tấn công liên tục và bao vây thƣờng xuyên bằng các lực lƣợng vũ trang tại chỗ
và lực lƣợng từ ngoài vào, bằng quân sự kết hợp với chính trị, nhằm tiêu diệt tiêu
hao sinh lực và làm rối loạn hậu phương địch, kìm giữ chủ lực của chúng.
Trên chiến trường nông thôn đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu
Long, phải gấp rút đẩy mạnh chiến tranh du kích thật rộng và mạnh nhằm
căng địch ra và tiêu diệt tiêu hao địch một cách rộng rãi; vừa tấn công địch
vừa ra sức xây dựng lực lƣợng cách mạng, nhanh chóng tạo ra thế và lực
mạnh, tạo ra những biến chuyển lớn trên cục diện chiến trƣờng đồng bằng,
gây tác động quan trọng đối với chiến trƣờng trọng điểm.
99
Trên chiến trường rừng núi, cần tập trung chủ lực trên hƣớng và khu vực
có lợi, kết hợp với các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng liên tục tấn công địch, kéo
địch ra để tiêu diệt, phối hợp nhiều cách đánh khác nhau mà đánh quỵ từng đơn
vị lớn Mỹ - ngụy và làm đảo lộn thế bố trí phòng ngự của chúng, kiên quyết mở
rộng và xây dựng vùng căn cứ miền núi hoàn chỉnh [76, tr.351- 352 -353].
* Tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia để
kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường MNVN
Đoàn kết nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng luôn là yêu cầu khách quan trong
lịch sử chống kẻ thù chung. Khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lƣợc “chiến tranh cục
bộ” ở MNVN, đồng thời xâm phạm biên giới, uy hiếp Campuchia và vũ trang can
thiệp vào Lào. Quan điểm của ĐCSVN là: “Đứng trƣớc một cuộc chiến tranh mở
rộng do Mỹ gây nên, nhân dân ba nƣớc chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc
Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi” [128, tr.398]. Trên cơ sở đó Đảng xác định:
“Trong khi tích cực bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam, phải ra sức giúp đỡ
nhân dân Lào giành thắng lợi mới và ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Campuchia
chống mọi âm mƣu xâm lƣợc của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai” [68, tr.67].
Nằm trong kế hoạch của chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến tranh”, cùng với
việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự bình định MNVN, Mỹ tăng cƣờng “chiến tranh
đặc biệt” ở Lào. Đồng thời từng bƣớc mở rộng chiến tranh sang Campuchia.
Âm mƣu và hành động mở rộng chiến tranh của Mỹ đã đƣợc BCT
nhận định: “Đế quốc Mỹ sẽ tìm cách kéo dài chiến tranh... tiếp tục những
hành động phiêu lƣu trong thế bị động và thất bại, chúng còn tìm cách mở
rộng chiến tranh xâm lƣợc ra các nƣớc trên bán đảo Đông Dƣơng ... nhằm
phối hợp với Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, và để đàn
áp cách mạng Campuchia và Lào” [26, tr.272].
Tháng 1-1970, BCHTƢ Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 18. Hội
nghị chủ trƣơng tăng cƣờng sự đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nƣớc:
“Phải tích cực giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia, giúp quân đội và nhân
dân nƣớc bạn đánh bại mọi âm mƣu lấn chiếm vùng giải phóng, mở rộng
100
chiến tranh của đế quốc Mỹ” [77, tr.89]. Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 18 đánh
dấu sự chuyển hƣớng quan trọng về chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng là tăng
cƣờng đoàn kết, liên minh chiến đấu cao hơn nữa ba nƣớc Đông Dƣơng để
kiềm chế Mỹ, phá âm mƣu cô lập cách mạng Việt Nam của Mỹ.
Sau ngày Lon Nol đảo chính Sihanuok (18-3-1970), chiến tranh thực tế đã
lan rộng ra Đông Dƣơng. Ngày 24 và 25-4-1970, những ngƣời đứng đầu ba
nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia đã họp Hội nghị để củng cố, tăng cƣờng
liên minh ba nƣớc chống lại âm mƣu và hành động mở rộng chiến tranh của đế
quốc Mỹ ra Đông Dƣơng.
Hội nghị đã nhất trí ra bản Tuyên bố chung: Các bên Campuchia, Lào,
Việt Nam khẳng định không cho nƣớc ngoài dùng lãnh thổ nƣớc mình để xâm
lƣợc nƣớc khác. Về quan hệ giữa ba nƣớc, các bên cam kết hết lòng ủng hộ lẫn
nhau theo yêu cầu của mỗi bên và tuyên bố quyết tâm bảo vệ và phát triển tình
hữu nghị anh em và quan hệ láng giềng tốt giữa ba nƣớc, trƣớc mắt ủng hộ lẫn
nhau chống kẻ thù chung. Bản Tuyên bố chung có giá trị nhƣ một bản Cƣơng
lĩnh đấu tranh của ba nƣớc Đông Dƣơng.
Đảng Lao động Việt Nam và hai Đảng bạn xác định sự cần thiết phải
đoàn kết, liên minh chiến đấu của ba dân tộc thì bƣớc sang giai đoạn mới phải
đƣợc tăng cƣờng, củng cố hơn nữa và phát triển lên một tầm cao mới để đáp
ứng yêu cầu chống kẻ thù chung. Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: phải
kiên trì, tăng cƣờng và siết chặt hơn nữa khối đoàn kết, liên minh chiến đấu
giữa ba dân tộc; Đoàn kết, hợp tác ở đây phải tiến hành một cách chặt chẽ,
toàn diện, nhiều hình thức và diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau.
Trên cơ sở Hội nghị cao cấp nhân dân Đông Dƣơng, ngày 19-6-1970,
BCT đã họp và đƣa ra nghị quyết quan trọng “Về tình hình mới ở bán đảo
Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta”. BCT chủ trƣơng: “Tăng cƣờng
khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng làm cho lực
lƣợng của ba nƣớc trở thành một khối thống nhất, có một chiến lƣợc chung,
kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nƣớc của nhân dân ba nƣớc
101
chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai” [79, tr.238-239]. Nghị quyết BCT nhấn
mạnh: Giúp đỡ nhân dân Khơme và phối hợp với bạn đẩy mạnh cao trào
cách mạng, đánh bại âm mƣu xâm lƣợc của Mỹ trên chiến trƣờng
Campuchia, hiện là khâu yếu nhất của địch, giúp đỡ nhân dân Lào và phối
hợp với bạn đẩy mạnh cách mạng Lào, xây dựng vùng giải phóng vững
mạnh về mọi mặt, chú trọng xây dựng và mở rộng vùng căn cứ địa Trung,
Hạ Lào, đánh bại âm mƣu của Mỹ đẩy mạnh “chiến tranh đặc biệt” ở Lào.
Nghị quyết BCT tháng 6-1970 đã chứng tỏ tầm nhìn bao quát, nhạy bén
của Đảng trƣớc những diễn biến mau lẹ của tình hình. Đó thực sự là một đảm
bảo vững chắc, đúng hƣớng cho việc thực hiện chủ trƣơng lớn kiềm chế Mỹ
trên chiến trƣờng chính trong giai đoạn đầy khó khăn thử thách. Chủ trƣơng
đó một lần nữa đƣợc Hội nghị lần thứ 19 của BCHTƢ (1-3-1971) nhấn mạnh:
“Tăng cƣờng khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nƣớc Đông Dƣơng,
làm thất bại âm mƣu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lƣợc, giành thắng
lợi từng bƣớc, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, đánh đuổi đế quốc Mỹ ra
khỏi bán đảo Đông Dƣơng” [82, tr.196-197].
Sự phối hợp và giành thắng lợi lớn trong năm 1971 trên chiến trƣờng ba
nƣớc, là cơ sở để Đảng tiếp tục tăng cƣờng đoàn kết, liên minh với Lào và
Campuchia để kiềm chế Mỹ trên chiến trƣờng chính MNVN.
Năm 1972, trƣớc “tình hình quốc tế sắp tới về nhiều mặt có lợi cho ta,
đồng thời cũng có những diễn biến phức tạp”, Đảng khẳng định: “Chúng ta
cần ra sức thắt chặt liên minh chiến đấu với nhân dân các nƣớc anh em Lào và
Campuchia” [90, tr.42-43]. BCHTƢ tiếp tục xác định: Phải động viên toàn lực,
cố gắng vƣợt bậc, kịp thời nắm vững thời cơ thuận lợi và tạo nên thời cơ mới
“đoàn kết phối hợp chiến đấu chặt chẽ với quân và dân Lào anh em, với quân
và dân Campuchia anh em, đẩy mạnh tiến công địch trên các chiến trƣờng
Đông Dƣơng. Đánh bại chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đánh bại
“học thuyết Nixon”, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện
chiến tranh, giành thắng lợi to lớn” [93, tr.144].
102
Tuyên bố chung của Hội Nghị cao cấp nhân dân ba nƣớc Đông
Dƣơng (4-1970), Nghị quyết BCT Trung ƣơng Đảng (6-1970), Nghị quyết
19 (3-1971), Nghị quyết 20 BCHTƢ (4-1972) là phƣơng hƣớng chỉ đạo
quân và dân ba nƣớc đoàn kết đánh bại âm mƣu mở rộng chiến tranh ra
Đông Dƣơng, thực hiện thành công chủ trƣơng kiềm chế, đánh thắng Mỹ
trên chiến trƣờng chính miền Nam.
* Quyết tâm giành thắng lợi trên chiến trường chính khi có thời cơ
Nhạy bén trƣớc tình hình mới trong thời điểm mới: quân đội Sài Gòn
ngày càng suy yếu, Mỹ lúng túng, bế tắc về chiến lƣợc, lại sắp bƣớc vào năm
bầu cử tổng thống Mỹ, còn cách mạng miền Nam đã vƣợt qua thời kỳ khó khăn
từ sau năm 1968 ở miền Nam, phối hợp bạn đánh bại hành động mở rộng chiến
tranh sang Campuchia và Lào. Từ giữa năm 1971, BCT, Quân ủy Trung ƣơng
quyết định mở cuộc tiến công chiến lƣợc quy mô lớn trên chiến trƣờng miền
Nam. Mục đích cuộc tiến công nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lƣợng quân sự
của Mỹ và quân đội Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn, làm thay
đổi so sánh lực lƣợng, thay đổi cục diện chiến trƣờng có lợi cho cách mạng
miền Nam, buộc Mỹ chấp nhận một giải pháp rút hết quân khỏi MNVN.
Sau chiến thắng của lực lƣợng cách mạng 3 nƣớc Đông Dƣơng ở Đƣờng 9
- Nam Lào và Bắc Campuchia, trong bức điện gửi cho Trung ƣơng Cục miền
Nam, Bí thƣ thứ nhất BCHTƢ Đảng Lê Duẩn đã chỉ đạo: “Kiên quyết đánh thật
đau vào chỗ yếu của địch, đồng thời tìm mọi cách đánh sụp chỗ mạnh của chúng,
làm thay đổi so sánh lực lƣợng có lợi hẳn cho ta, tạo đủ điều kiện cần thiết để nắm
lấy thời cơ lớn, quật địch những đòn quyết liệt hơn nữa làm cho ngụy quân, ngụy
quyền phải suy sụp, bắt Mỹ phải chịu thua và rút hết quân về nƣớc”[86, tr.340].
Tháng 5-1971, BCT họp đề ra nhiệm vụ năm 1972. Sau khi phân tích
những phát triển mới trong cục diện cuộc kháng chiến, đặc biệt tình hình trên
các chiến trƣờng. BCT khẳng định lực lƣợng cách mạng đã đánh bại một bƣớc
căn bản và có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lƣợc “Việt Nam hóa chiến
tranh” của Mỹ. Cách mạng miền Nam đang đứng trƣớc thời cơ mới có thể
103
giành thắng lợi to lớn trên chiến trƣờng chính miền Nam. BCT đề ra nhiệm vụ
cần kíp là: “Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn... phát triển thế tiến công chiến lƣợc
mới trên toàn chiến trƣờng miền Nam và trên cả chiến trƣờng Đông Dƣơng
giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 buộc đế quốc Mỹ phải thƣơng
lƣợng trên thế thua” [123, tr.763].
Tháng 6-1971, Hội nghị Quân ủy Trung ƣơng họp nghiên cứu tình hình và
đề ra nhiệm vụ thực hiện cuộc tiến công chiến lƣợc 1972: “Tình hình đang chuyển
biến mau lẹ, đòi hỏi ta phải có sự cố gắng cao nhất tranh thủ thời gian khắc phục
khó khăn, nhƣợc điểm, xây dựng thế và lực của ta trên chiến trƣờng lên nhanh hơn
nữa, kịp thời nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất”
[141]. Quân ủy Trung ƣơng xác định quyết tâm chiến lƣợc năm 1972 là “Tập trung
mọi cố gắng, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng, trên khắp
chiến trƣờng Đông Dƣơng. Miền Nam Việt Nam là chiến trƣờng chính” [141].
Ngày 20-11-1971, Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục miền Nam ra Chỉ thị số
13/CT71: “Ra sức nắm lấy thời cơ thuận lợi để giành thắng lợi lớn nhất..., phối
hợp với đấu tranh ngoại giao nhằm đánh cho ngụy quân ngụy quyền suy sụp một
bƣớc nghiêm trọng, đánh bại về cơ bản chính sách Việt Nam hóa chiến tranh”
[87, tr.564- 565].
Chỉ thị đặc biệt nhấn mạnh: “Xây dựng thế tấn công chiến lƣợc mới với
ba quả đấm trên ba vùng (tấn công quân sự, đánh phá bình định nông thôn và
phong trào đô thị - TG) và kịp thời nắm thời cơ giành thắng lợi lớn” [87, tr.
560]. Trong Điện số 485 gửi Trung ƣơng Cục miền Nam (29-11-1971), Bí thƣ
thứ nhất BCHTƢ Đảng Lê Duẩn nhận định: Năm 1972 là năm cách mạng miền
Nam có thời cơ lớn để chuyển sang một bƣớc ngoặt, một giai đoạn mà quy luật
chiến tranh cách mạng của ta, quy luật nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi
dậy, có khả năng phát huy tác dụng đầy đủ nhất của nó, với tất cả quy mô và
sức mạnh của nó [88, tr.472-473].
Hội nghị lần thứ 20 BCHTƢ Đảng (2-1972) quyết định phƣơng hƣớng
chiến lƣợc năm 1972: “Phát triển thế tiến công chiến lƣợc mới trên toàn chiến
104
trƣờng miền Nam là chiến trƣờng chính Đánh bại chính sách “Việt Nam
hoá chiến tranh” của Mỹ, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục
diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt
chiến tranh trên thế thua [93, tr.144].
Ngày 27-3-1972, BCT gửi điện cho Trung ƣơng Cục: “Nếu một số lớn
sƣ đoàn chủ lực, xƣơng sống của chính sách “Việt Nam hóa” của địch bị tiêu
diệt thì lực lƣợng so sánh ở trên chiến trƣờng đã có sự thay đổi rất lớn và sẽ
có sự biến động lớn đến toàn bộ chiến trƣờng” [91, tr.211].
Những nội dung đƣợc xác định trên của Đảng là sơ sở để lực lƣợng
cách mạng thực hiện cuộc tiến công chiến lƣợc xuân - hè 1972 tạo bƣớc ngoặt
quyết định chiến tranh, thực hiện mục tiêu đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trƣờng chính miền Nam.
* Sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu leo thang chiến tranh ra miền Bắc để
kiềm chế đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Trƣớc những thất bại trên chiến trƣờng miền Nam, Nixon âm mƣu “Mỹ
hóa” trở lại một phần cuộc chiến, huy động lực lƣợng lớn không quân và hải
quân ồ ạt tham chiến ở MNVN và trở lại ném bom bắn phá miền Bắc Việt
Nam. Đây là sự leo thang vƣợt ra khỏi khuôn khổ của “Việt Nam hóa chiến
tranh”. Mỹ điều động gấp một lực lƣợng lớn không quân, các tàu sân bay và
các loại tàu chiến khác trở lại các căn cứ ở Thái Lan và vùng biển Việt Nam.
Việc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc lần 2 cũng đƣợc Đảng nhận
định từ đầu năm 1971: Mỹ có thể có những hành động chiến tranh mới đối
với miền Bắc nhƣ: dùng không quân để tăng cƣờng đánh phá, tập kích, biệt
kích; thậm chí có thể liều lĩnh mở cuộc tấn công hạn chế ra miền Bắc. Từ
đó, Ban Bí thƣ nhắc nhở các cấp ủy địa phƣơng: “Chuẩn bị sẵn sàng chiến
đấu ở tất cả các địa phƣơng. Phải đặc biệt tăng cƣờng công tác phòng
chống biệt kích, tập kích ở nội địa và ven biển, đồng thời tăng cƣờng công
tác phòng không, bảo đảm giao thông thông suốt. Các địa phƣơng thuộc
Quân khu IV phải kiểm tra lại kế hoạch, chuẩn bị đối phó với hành động
tiến công hạn chế của địch” [84, tr.271].
105
Cuối tháng 3-1971, trƣớc tình hình Mỹ đã dùng không quân đánh phá
một số địa điểm trên các trục đƣờng ở Nam Khu IV. Ban Bí thƣ có công điện
cho các cấp ủy địa phƣơng và Quân ủy Trung ƣơng “Sắp tới, chúng còn có thể
có những hành động liều lĩnh đối với miền Bắc, có thể tăng cƣờng đánh phá
bằng không quân với mức độ ác liệt hơn, với phạm vi rộng hơn, đồng thời có thể
đẩy mạnh những hoạt động biệt kích, tập kích, thậm chí có thể liều lĩnh mở tiến
công hạn chế” [85, tr.284]. Ban Bí thƣ nhắc việc tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc
việc chuẩn bị đánh địch và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến.
Cuối năm 1971, do thất bại liên tiếp trên các chiến trƣờng MNVN, Lào
và Campuchia, Mỹ tăng cƣờng đánh phá liên tục một số vùng thuộc Khu IV,
sâu vào khu vực Hàm Rồng - Thanh Hoá. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng chỉ
thị các cấp, các ngành, các địa phƣơng: tăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_lanh_dao_kiem_che_va_danh_thang_de_quoc_my_tren_chien_truong_chinh_mien_nam_tu_nam_1965_den_nam.pdf