Luận án Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 7

1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7

1.2. Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu 21

1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 23

Chương 2: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 24

2.1. Đặc điểm cơ bản và những hoạt động của trí thức Việt Nam trước

khi thành lập Đảng 24

2.2. Chủ trương và công tác vận động trí thức của Đảng từ năm 1930

đến năm 1939 39

Chương 3: ĐẢNG VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 69

3.1. Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu 69

3.2. Đảng vận động, tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất

hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc 77

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 114

4.1. Nhận xét 114

4.2. Một số kinh nghiệm 138

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 169

pdf191 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng vận động trí thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hoạt động không mệt mỏi trên nhiều lĩnh vực để chuẩn bị cho sự nghiệp giải phóng dân tộc theo cách riêng của mình. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương, Decoux đã tổ chức những cuộc đua xe đạp xuyên Đông Dương, lập các trường võ bị Phan Thiết, Đà Lạt, tổ chức nhiều trại thể dục, xây nhiều sân vận động nhằm lôi kéo thanh niên, sinh viên: Tổ chức nhiều trại thể dục (nổi tiếng nhất là trại Phan Thiết) thu hút đông đảo tuổi trẻ. Nó trực tiếp hay gián tiếp tổ chức hoặc ủng hộ nhiều đoàn thể thanh niên, (). Mỗi cái sân vận động được khánh thành, mỗi cuộc giao đấu đều là một dịp cho Ducoroy người phụ trách thanh niên của chính phủ Pháp - tuyên truyền cho “Pháp Việt phục hưng” [49, tr.569-570]. Bối cảnh trên làm cho trí thức Việt Nam có sự chuyển biến quan trọng về tư tưởng, chính trị và có sự phân hóa ngày càng rõ rệt. Một số người ngả về phe quân Nhật, hy vọng dựa vào quân Nhật để chống Pháp. Một số nhóm khác bị cuốn theo các phong trào thanh niên do tập đoàn Decoux khởi xướng () Phần đông trong số họ nhận ra rằng chỉ có một con đường, một sự lựa chọn duy nhất là tham gia tích cực vào phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc [184, tr.78]. Trước tình hình đó, chủ trương của Đảng là: “Lấy khẩu hiệu khỏe để phụng sự đoàn kết của tên phản động Ducouroy đối với thanh niên ta mà hiệu triệu thanh niên đoàn kết để phụng sự Tổ quốc Việt Nam, để đánh đuổi Pháp - Nhật” [42, tr.127]. Thực hiện chủ trương của Đảng, từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (8/1941), dưới ngọn cờ hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có sự phát triển vượt bậc. Các cấp bộ Đảng nhanh chóng xây dựng Mặt trận Việt Minh, tập hợp trí thức vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với chủ trương này, Đảng đã qui tụ được nhiều trí thức lớn, từ các xu hướng khác nhau cùng đứng trong hàng ngũ của mặt trận Việt Minh. Chưa bao giờ trong lịch sử, từ khi Đảng ra đời, hoạt động của trí thức lại phong phú như giai đoạn này. Trí thức, công chức, sinh viên, học sinh, thanh 79 niên được tập hợp thành các hội, nhóm yêu nước hoạt động hết sức đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức. Nhóm sinh viên trí thức trong Tổng hội Sinh viên Đông Dương (Assoociation généraledes étudiants Indochinois) đến đầu năm 1941 có sự phân hóa khá rõ rệt. Một số thanh niên yêu nước tiến bộ tập hợp xung quanh Dương Đức Hiền (sinh viên Luật) và nhóm Hoàng - Mai - Lưu. Một số có khuynh hướng theo Việt Nam Phục quốc đồng minh hội của Cường Để và Đại Việt quốc gia liên minh của Nguyễn Hải Thần. Số còn lại giữ tư tưởng trung lập. Chính quyền thực dân còn “cho xây dựng Đông Dương Học xá năm 1942, làm nơi nội trú cho sinh viên, cố gắng lấy rẻ tiền. Bốn nhà của Đông Dương Học xá sau này sẽ tạo điều kiện cho THSV có nơi tập trung bàn bạc và có những hoạt động yêu nước xuất phát từ nơi này” [123, tr.193]. Tại Hà Nội, Ban trị sự của Tổng hội sinh viên Đông Dương gồm Dương Đức Hiền, Đặng Ngọc Tốt, Phan Mỹ, Nguyễn Dương Hồng, Cù Huy Cận, Vũ Văn Cẩn, Nguyễn Ngọc Minh v.v.. do Dương Đức Hiền làm Hội trưởng đã có nhiều hoạt động sôi nổi. Tại khu Đông Dương học xá, Tổng Hội đã tổ chức trọng thể lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Nhiều cuộc nói chuyện về trận Bạch Đằng của Đặng Ngọc Tốt, Thanh niên và tiếng Việt của Nguyễn Đình Thi v.v.. được tổ chức ở giảng đường đại học hoặc ở rạp Olympia Hà Nội (sau này là nhà hát Hồng Hà) thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên. Hoạt động của sinh viên còn được mở rộng bằng việc tổ chức các cuộc cắm trại dài ngày, mở đầu là trại Bằng Trì ở Thanh Hoá (1941), Tương Mai, Khương Hạ ở Hà Nội (1942). Đảng còn sử dụng những hình thức phong phú như văn nghệ, báo chí để cổ vũ lòng yêu nước trong học sinh, sinh viên. Nhóm Đồng vọng do nhạc sĩ Hoàng Quý (quê Hải Phòng) ra đời được học sinh, sinh viên hưởng ứng đông đảo. Nhóm Hoàng - Mai - Lưu tổ chức biểu diễn những vở kịch: Đêm Lạng Sơn, Nửa đêm truyền hịch, Hội nghị Diên Hồng, Lam Sơn, Bạch Đằng, Chi Lăng; sáng tác những bài hát như: Lên đàng, Việt nữ gọi đàn, đặc biệt là ca khúc Sinh viên hành khúc (Sau này tác giả đổi tên thành Tiếng gọi thanh niên) v.v.., tổ chức những buổi hội họp văn chương, âm nhạc dân tộc nhằm tuyên truyền lòng yêu nước, truyền thống dân tộc. Hội trưởng Dương Đức Hiền còn chủ trương xuất bản một tờ báo lấy tên là Khối đoàn kết (Le 80 Monôme), Chủ bút là Mai Văn Bộ (sinh viên từ Sài Gòn ra Hà Nội). Tôn chỉ, mục đích của tờ báo là thúc đẩy sự tu dưỡng phẩm chất của người trí thức trẻ, thúc đẩy tình đoàn kết trong lực lượng sinh viên, xây dựng nền nếp học tập. Ruột báo và bìa do các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật trình bày khá đẹp, trong đó phải kể đến sự đóng góp của họa sĩ Diệp Minh Châu (cũng là sinh viên từ miền Nam ra Hà Nội). Các hội viên của Tổng hội còn tham gia vào việc dạy trong các lớp học của Hội truyền bá Quốc ngữ, phổ biến các kiến thức về luật, tân y học, vệ sinh, cứu trợ nạn nhân bị lũ lụt. Học sinh các trường Thăng Long, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Lang đã tập hợp thành từng nhóm và cùng với Đoàn Rồng của giáo sư Ngụy Như Kon Tum ở trường Bưởi với những gương mặt như Võ Duy Tường (Vũ Oanh), Cao Ngọc Liễn, Lê Quân, Vũ Mai (Vũ Quang) v.v.. tiến hành nhiều hoạt động yêu nước như: rải truyền đơn của Mặt trận Việt Minh, tuyên truyền Điều lệ và Chính sách của Mặt trận, kêu gọi những ai yêu nước thương nòi đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Tại Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên, thanh niên trí thức Nam Kỳ đã hoạt động sôi nổi từ khi nhà cách mạng Nguyễn An Ninh du học ở Pháp về nước diễn thuyết (1923), rồi bùng lên trong các biến cố đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu (1925), để tang Phan Chu Trinh (1926). Lớp thanh niên ấy sau đều tham gia cách mạng, qui tụ vào các tổ chức chính trị, phần lớn sau này đều tham gia phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong thời kỳ vận động thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 - 1939), tại Sài Gòn, Nam Kỳ đã hình thành các hội Ái hữu học sinh, sau đó, tiếp tục phát triển trong bộ phận sinh viên của Tổng hội Sinh viên Đông Dương. Tổng hội Sinh viên Đông Dương tập hợp các hạt nhân thanh niên trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc, tổ chức các hoạt động xã hội, giáo dục truyền thống yêu nước, bí mật hoạt động chính trị và chống Pháp. Từ năm 1942, nhóm sinh viên Hoàng - Mai - Lưu thuộc Tổng hội Sinh viên Đông Dương, học tại Hà Nội về Sài Gòn. Tại Sài Gòn, họ đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như: mít tinh, diễn thuyết về “cách mạng quốc gia” ở trụ sở Hội Nam Kỳ đức trí thể dục, sáng tác nhiều bài hát yêu nước như Tiếng gọi sinh viên của 81 Lưu Hữu Phước, tổ chức diễn kịch tại nhà hát Thành phố, nói chuyện về Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên v.v.. thu hút được nhiều thanh niên, trí thức tham gia. Đến năm 1943, họ lại tập hợp được nhiều thanh niên, trí thức thông qua hoạt động tổ chức cắm trại tại Suối Lồ Ô trong thời gian hơn một tháng. Tại trại Suối Lồ Ô, diễn ra những đêm lửa trại, những ngày họp mặt, một số vở kịch lịch sử được công diễn, đặc biệt là nhiều bài hát mới do nhạc sĩ sinh viên Lưu Hữu Phước sáng tác: Suối Lồ Ô, Khải hoàn ca v.v.. được phổ biến rộng rãi. Phát huy kết quả của trại Suối Lồ Ô, trong năm 1943, Tổng Hội còn có sáng kiến tổ chức một số trại luân chuyển với phạm vi nhỏ hơn ở miền Đông Nam Kỳ và Trung Kỳ. Phong trào này được Tổng Hội Sinh viên Đông Dương cổ vũ bằng cách tổ chức những đoàn thanh niên vào Sài Gòn để tiếp sức cho phong trào, trong đó tiêu biểu là hoạt động “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” vào năm 1944. Một phong trào thanh niên sôi nổi khác diễn ra trong giai đoạn này, đó là những hoạt động của Hướng đạo sinh hay còn gọi là Hội Hướng đạo sinh Việt Nam. Hướng đạo sinh Việt Nam là một tổ chức thanh, thiếu niên được thành lập vào năm 1930 bởi những thanh niên trí thức như Trần Văn Khắc, Hoàng Đạo Thúy. Năm 1930, Trưởng4 Trần Văn Khắc lập đoàn Hướng Đạo đầu tiên tại Hà Nội lấy tên là đoàn Lê Lợi. Tổ chức hướng đạo Việt Nam nhằm tập hợp, giáo dục thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên lòng yêu nước thương nòi, yêu thiên nhiên, giao tiếp xã hội, rèn luyện sức khoẻ, ý chí và các kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là mục đích hướng về cội nguồn dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, đoàn Hướng đạo sinh Hà Nội đã mang những tên đầy gợi nhớ như “Vạn Kiếp Thăng Long”, Hai Bà, Lê Lợi, Hùng Vương v.v.. Đến đầu năm 1940, Hội Hướng đạo Việt Nam có tổ chức rộng khắp Đông Dương, nhiều hướng đạo sinh về sau trở thành những trí thức nổi tiếng, giữ những vị trí quan trọng trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như: Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Dương Đức Hiền, Tôn Thất Tùng v.v.. Năm 1941, Trần Đăng Ninh được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ liên hệ với Tạ Quang 4 Đây là một cách gọi tắt của Huynh trưởng hoặc Huynh trưởng hướng đạo trong Hội hướng đạo. Trưởng là cách để gọi chung cho tất cả những người lớn từ 18 tuổi trở lên, đã tuyên hứa và được huấn luyện, ít nhất qua khóa cơ bản và đang điều hành một đơn vị cấp đoàn, liên đoàn, đạo, châu, hay cao hơn của một tổ chức hướng đạo. 82 Bửu, Hoàng Đạo Thúy để hướng lực lượng này theo hoạt động của Việt Minh. Năm 1943, Hoàng Đạo Thúy bắt đầu hướng phong trào Hướng đạo tham gia Việt Minh. Trước và sau ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), trước những chuyển biến mới của tình hình trong nước, Đảng càng có điều kiện vận động, tranh thủ những hội viên trong tổ chức Hướng đạo. Những hội viên này đã ngả hẳn về phía cách mạng, tích cực hoạt động trong Mặt trận Việt Minh: “Trong số những người cầm đầu tổ chức Hướng đạo, trừ một số ít tham gia hoạt động trong chính quyền bù nhìn và đảng phái thân Nhật, đa số có cảm tình với Việt Minh và một số đã dứt khoát tìm đến tổ chức của Mặt trận Việt Minh” [99, tr.42]. Tổ chức Thanh niên cứu quốc phát triển nhanh chóng hội viên của mình trong tổ chức Hướng đạo. Huynh trưởng Hoàng Đạo Thúy là một trong những đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào. Trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, những Tráng sinh, Hướng đạo sinh, “sói con” (từ 11 đến 13 tuổi) có mặt khá đông đảo tham gia vào cuộc mít tinh chiều ngày 17/8/1945 của Tổng Hội viên chức và sau này đều trở thành những cán bộ cấp cao, giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Vũ Phạm Tuyên (Đại tá cục vũ khí), Đỗ Anh Dũng (đại tá Bộ Quốc Phòng), Nguyễn Gia Lượng (Thượng tá Tổng Cục hậu cần quân đội), Hoàng Bảo (Bộ Tổng tham mưu) v.v.. Thời gian này, ở Việt Nam cũng đã chứng kiến những hoạt động sôi nổi của nhiều nhóm trí thức, tiêu biểu là: Năm 1942, nhóm các nhà khoa học đứng tuổi có uy tín danh vọng cao trong xã hội như: Giáo sư toán học Hoàng Xuân Hãn, Kỹ sư - Giám đốc thiên văn đài Phủ Liễn Nguyễn Xiển, Bác sĩ Nguyễn Đình Hào, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, v.v.. cho ra đời tạp chí Khoa học do Nguyễn Xiển làm Chủ bút. Riêng Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trước đó đã xuất bản cuốn sách học vần trong phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ và tiếp tục được sử dụng trong phong trào bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng Tám. Đến năm 1942, ông lại xuất bản cuốn Danh từ Khoa học là cơ sở quan trọng để giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học bằng chữ quốc ngữ. Giáo sư Ngụy Như KonTum viết bài đầu tiên bằng tiếng Việt về những chuyến bay của con người ra ngoài hành tinh trong tương lai. 83 Nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử, văn học, ngôn ngữ học thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Phượng, Phạm Mạnh Phan, Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi v.v.. xin phép xuất bản tờ Tri Tân chuyên về văn hóa và sử học. Tạp chí Tri Tân phát hành số đầu tiên vào thứ ba, ngày 3/6/1941, theo Nghị định ký ngày 8/2/1941 của Toàn quyền Đông Dương. Tri Tân chuyên khảo cứu về văn hóa, lịch sử dân tộc do Nguyễn Tường Phượng làm Chủ bút. Những người sáng lập, những tác giả chủ chốt, những cộng tác viên của Tri Tân hầu hết là những trí thức yêu nước như: Nguyễn Văn Tố, Hoa Bằng, Đào Duy Anh, Trần Văn Giáp, Chu Thiên, trong đó Nguyễn Văn Tố là cây bút chủ lực của Tri Tân - xuất hiện từ số đầu đến số cuối và không vắng mặt trong bất kỳ số báo nào. Tồn tại trong khoảng thời gian bốn năm rưỡi, phát hành được 212 số báo, Tri Tân đã đem đến cho độc giả đương thời một khối lượng tri thức rất lớn vừa phản ánh nhiều mặt của tình hình chính trị, đời sống văn hóa trong những năm 1941 - 1945 vừa khẳng định những kết quả, những bước tiến mới của giới học giả Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Mục đích của những trí thức khi thành lập Tri Tân là thông qua một tạp chí có tính cách tổng hợp về văn hóa và khoa học xã hội góp phần phục hưng nền văn hóa dân tộc, phục hưng dân tộc. Nhóm trí thức trẻ có trình độ cao, chủ yếu du học từ Pháp, hoạt động trong các lĩnh vực giảng dạy và chuyên môn khoa học qui tụ xung quanh Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Hoàng Thúc Tấn, Lê Huy Vân cho ra đời báo Thanh Nghị. Báo Thanh Nghị ngoài việc nghiên cứu một số vấn đề của xã hội đương thời đặt ra, còn là phương tiện để “góp phần động viên lòng yêu nước của mọi người, trước hết là người trí thức” [65, tr.33]. Trong 5 người sáng lập ban đầu ra báo Thanh Nghị, Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Lê Huy Vân là những người bạn trước đây cùng học chung một trường, một lớp ở trường Luật, từng có những hoạt động tích cực trong phong trào sinh viên do Tổng Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức. Họ có mối quan hệ gắn bó với nhau, “thường tìm nhau ở sân trường Đại học, trao đổi ý kiến trước khi bước vào Ban chấp hành Tổng Hội, về các vấn đề sinh viên giúp đỡ nhau học tập, nghiên cứu, thể thao - lao động - lập trại thanh niên, làm công tác xã hội” [64, tr.14]. Những người bạn này cũng đã có ý hướng 84 tìm hiểu tình hình để khi điều kiện cho phép thì sẽ hết lòng góp sức vì độc lập cho đất nước. Sau khi ra trường, họ đi dạy học để kiếm sống nhưng vẫn còn giữ mối liên hệ với Tổng Hội Sinh viên và giữ mối liên lạc với nhau. Báo Thanh Nghị được xuất bản dưới hai dạng là THANH NGHỊ - TRẺ EM và THANH NGHỊ - Nghị luận - Văn chương - khảo cứu. Trong quá trình làm báo, nhóm Thanh Nghị còn có sự cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với nhiều trí thức có tên tuổi lớn như: “nhà toán học kiêm sử học Hoàng Xuân Hãn, các nhà cổ học Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Tố, các nhà văn, nhà sử Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, nhà sử học kiêm địa dư học Nguyễn Thiệu Lâu v.v” [65, tr.71]. Các chủ đề, nội dung và số lượng các bài khảo cứu trên Thanh Nghị rất phong phú, từ khảo cứu về chế độ chính trị, giáo dục, nông nghiệp đến các lĩnh vực lịch sử, văn hóa - nghệ thuật, khoa học v.v.. Những trí thức Vũ Đình Hoè, Vũ Văn Hiền, Phan Anh v.v.. thường viết những bài khảo cứu về chế độ nhà nước, về cơ chế tự trị của làng xã Việt Nam và các bài viết để thể hiện quan điểm của Thanh Nghị về các vấn đề của thời cuộc nhằm kêu gọi thanh niên, trí thức tham gia “phụng sự Tổ quốc”. Thanh Nghị đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục. Chính vì vậy, Thanh Nghị ra hẳn một chuyên san Thanh Nghị trẻ em để khảo cứu và truyền bá về giáo dục nhi đồng. Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Hoàng Đạo Thúy khảo cứu về giáo dục, đề xướng những cải cách trong giáo dục. Nghiêm Xuân Yêm lại là cây bút chủ lực khảo cứu về nông nghiệp. Về vấn đề văn học, nghệ thuật, lịch sử, các cây bút Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Thiệu Lâu, Đặng Thai Mai là những cộng tác viên thường xuyên với các bài khảo cứu rất sâu sắc nghiêm túc, có giá trị lớn về mặt tư liệu như: “Sử liệu: Sử ta so với sử Tàu” của Nguyễn Văn Tố, những bài viết về phương pháp sử học của Đặng Thai Mai. Về các vấn đề khoa học kỹ thuật thì Ngụy Như Kon Tum phụ trách v.v.. Ngay từ khi mới thành lập, quan điểm của nhóm Thanh Nghị được xác định rõ: làm báo chỉ là tạm thời để “rèn chí luyện gan, tích lũy kiến thức hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc, tự trang bị thế và lực chuẩn bị bước vào hành động trực tiếp, đồng thời nghiên cứu một số vấn đề có quan hệ đến tương lai đất nước” [65, tr.42], vì lúc đó “chưa có điều kiện khách quan cần và đủ để lao ngay vào hành 85 động trực tiếp chiến đấu với kẻ thù dân tộc” [64, tr.45 - 46]. Vì vậy, trong số báo Tết Nhâm Ngọ năm 1942, Thanh Nghị đã đưa ra khẩu hiệu “MẠNH - ĐỒNG TÂM - ĐỂ PHỤNG SỰ” kêu gọi thanh niên, trí thức phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trước vận mệnh của dân tộc để phụng sự cho Tổ quốc: Lửa sinh lực sẵn cháy trong máu thanh niên, nồng nàn, bồng bột. Nhưng đã bao nhiêu năm, sự sống yên lặng đã làm dày cứng cái vỏ bản ngã, sinh lực bế tắc âm ỉ trong cơ thể chỉ nung nấu những ham muốn ích kỷ và ươm hèn Sức mạnh của cuộc chiến tranh khốc liệt xung quanh ta, đã chọc thủng cái vỏ bản ngã kia và khai thông cho nguồn sinh lực Ta vui mừng thấy một sự ham muốn hăng hái đang thôi thúc Thanh niên: MẠNH - ĐỒNG TÂM để PHỤNG SỰ phụng sự một ý chung, một ước mong chung, một hồn chung, hồn đoàn thể [62, tr.2]. Đó chính là tinh thần phục vụ cho quốc gia, cho dân tộc! Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), trên các trang viết của mình, Thanh Nghị thường xuyên đề cập đến nền độc lập của dân tộc: “Mỗi một người Việt Nam đều phải có ý chí quốc gia, phát biểu ý chí tự lập, lòng muốn cương quyết đoạt lấy quyền sống tự do và nhất định không rời bỏ nó Mỗi một người phải mang trong tim tư tưởng mạnh về sự độc lập của nước nhà và phải can đảm giả nhời bất cứ ai: “Tôi cương quyết củng cố sự độc lập ấy” [171, tr.10]. Đồng thời, qua các trang viết, Thanh Nghị công khai kêu gọi thanh niên hãy đứng dậy làm chủ vận mệnh của mình, cởi bỏ ách nô lệ của thực dân, phát xít: “Thanh niên trí thức chúng ta phải đứng cả dậy, tỏ rõ thái độ. Còn có tâm hồn Việt Nam nào đê hèn cho đến nỗi ưa thích trở lại nô lệ. Họ cho chúng ta đê hèn, nhưng chúng ta há không rõ thế nào mới là sống” [171, tr.9]. Cùng từ thời điểm đó, Thanh Nghị tăng cường liên hệ mật thiết với Tổng Hội Sinh viên Đông Dương, nhất là với nhóm sinh viên Dương Đức Hiền, với Hội truyền bá Quốc ngữ và Mặt trận Việt Minh. Những nhóm trí thức trên, tuy tập trung yếu ở Hà Nội nhưng có uy tín và tầm ảnh hưởng trong bộ phận trí thức trên phạm vi cả nước, họ có nhiều cách thể hiện hoạt động phong phú khác nhau, nhưng “mục đích chung của họ, tuy không nói ra công khai, đều nhằm vào việc chuẩn bị cho tương lai bằng cách làm “một cuộc cách mạng lặng lẽ” [63, tr.594]. 86 3.2.2. Đảng định hướng và thiết lập mô hình tổ chức để tập hợp trí thức vào Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp - Nhật 3.2.2.1. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 Thông qua việc xuất hiện, tồn tại, hoạt động của các nhóm trí thức trong thời gian này, trước những chuyển biến mới của thời cuộc, Đảng nhận thức sâu sắc rằng: muốn qui tụ được các nhóm trí thức, đặc biệt là những trí thức có trình độ học vấn, chuyên môn cao, để định hướng cho trí thức trực tiếp tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo, tránh không để trí thức bị lôi kéo về phía Nhật, Pháp thì “Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hoá, đặng gây ra một phong trào văn hoá tiến bộ, văn hoá cứu quốc chống lại văn hoá phát xít thụt lùi” [42, tr.301]. Dưới ngọn cờ hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, phong trào yêu nước của trí thức, học sinh, sinh viên có sự phát triển vượt bậc, song vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định cần phải khắc phục bởi “cuộc vận động cách mạng ở Đông Dương vẫn hẹp hòi, có tính cách công nông hơn là tính cách toàn dân tộc” [42, tr.290]. Trước tình hình đó, tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phúc Yên nay là Hà Nội). Trên cơ sở phân tích các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, khi phong trào đấu tranh ở nông thôn dâng cao, nhưng phong trào ở thành thị còn yếu, nhất là ở các thành phố lớn. Hội nghị nhận định: ở thành thị còn thiếu các phong trào cách mạng quốc gia tư sản, phong trào thanh niên học sinh. Nhằm chủ động lãnh đạo để trí thức được trực tiếp góp sức mình vào công cuộc giải phóng dân tộc, chống lại những âm mưu, thủ đoạn, lôi kéo, ve vãn của Nhật, Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng nhấn mạnh: Ở những đô thị văn hoá như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, v.v.. phải gây ra những tổ chức văn hoá cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hoá và trí thức (ví dụ có thể tổ chức những nhóm “văn hóa tiền phong”, “nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác”, “nhóm nghiên cứu lịch sử Việt Nam,v.v..” [42, tr.301]. Hội nghị đã thông qua Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo. Đây là văn kiện quan trọng của Đảng về văn hoá, văn 87 nghệ, có tính chất mở đường cho quá trình phát triển ngày càng hoàn thiện và làm sâu sắc hơn các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hoá, văn nghệ. Đồng thời, có thể coi Đề cương văn hóa Việt Nam là cương lĩnh tập hợp trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Nội dung chính của Đề cương văn hóa Việt Nam gồm 5 phần: cách đặt vấn đề, lịch sử và tính chất văn hoá Việt Nam, nguy cơ văn hoá dưới ách phát xít Nhật - Pháp, vấn đề cách mạng và văn hoá Việt Nam, nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá mácxít Đông Dương nhất là những nhà văn hoá mácxít ở Việt Nam. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đề cương văn hóa Việt Nam đã xác định cho trí thức con đường đi đúng đắn: muốn giải phóng trí thức phải giải phóng dân tộc, giải phóng dân tộc là giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển theo đúng chiều hướng tiến bộ, sự nghiệp giải phóng trí thức, nằm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đề cương văn hoá Việt Nam khẳng định vai trò của trí thức cách mạng là phải đấu tranh chống lại nền văn hóa phong kiến, nô dịch của thực dân Pháp và phát xít Nhật, xây dựng nền văn hóa theo ba nguyên tắc: “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa”, “khoa học hóa”. Dân tộc hoá là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hoá Việt Nam phát triển độc lập [42, tr.319]. Nêu lên khái niệm “dân tộc hoá”, Đảng đã phê phán những luận điệu dối trá của bọn phản động lúc bấy giờ xung quanh vấn đề văn hoá. Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ II; ở Việt Nam, một số phần tử trong nhóm Tờrốtkít “mập mờ mạo nhận là cộng sản” bằng những câu “cách mệnh cực tả”, “hô những câu cách mệnh đầu lưỡi” [41, tr.529] để phá hoại phong trào cách mạng. Âm mưu của nhóm Tờrốtkít là làm cho người Việt Nam, đặc biệt là trí thức, thanh niên, sinh viên có lòng yêu nước xa rời cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong khi đó, nhóm Việt gian thân Pháp lại mưu toan lái tinh thần yêu nước và gieo rắc vào đầu óc của trí thức tinh thần phục Pháp theo hướng “yêu mẫu quốc” với các khẩu hiệu “cần lao, gia đình, Tổ quốc” của Pêtanh. Lực lượng Việt gian thân Nhật lại có mưu đồ lái tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam theo hướng “chủ nghĩa vị chủng da vàng” nhằm xây dựng “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” dưới sự lãnh đạo của Nhật. 88 Đối với dân tộc Việt Nam lúc này, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề bức thiết, quan trọng hàng đầu. Với việc đưa ra nguyên tắc dân tộc hóa, Đề cương văn hóa Việt Nam có tác dụng định hướng, đấu tranh uốn nắn những hạn chế trong quan điểm, nhận thức của trí thức trong các bài viết đăng trên tạp chí Tri Tân, Xuân Thu nhã tập. Tạp chí Tri Tân tồn tại trong khung cảnh chính trị những năm 1941 - 1945 nên buộc họ phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách báo chí của chính quyền thực dân phát xít. Trong giai đoạn đầu, trên Tri Tân thỉnh thoảng có những bài ủng hộ chính sách của chính quyền thực dân trong lĩnh vực văn hóa, ca ngợi Bảo Đại, ca ngợi Toàn quyền Decoux. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, trên Tri Tân xuất hiện một số bài viết thể hiện rõ sự ấu trĩ chính trị. Tác giả của những bài viết này như: Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Tường Phượng, Phạm Mạnh Phan đã ngây thơ tin rằng phát xít Nhật thực tâm muốn trao trả nền độc lập cho người Việt Nam, rằng đêm ngày 9/3/1945 là thời điểm mở đầu cho kỷ nguyên độc lập của Việt Nam. Nhưng đó là sự ấu trĩ chứ không phải là một thái độ chính trị. Xuân thu nhã tập có khuynh hướng dân tộc nhưng lại xa rời quần chúng, đi vào con đường “nghệ thuật vị nghệ thuật”, mang tính chất “thoát ly”. Nêu vấn đề dân tộc hoá một cách đúng đắn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, một mặt, Đảng bác bỏ chủ nghĩa hư vô dân tộc của nhóm Tờrốtkít, xu hướng “văn hoá quá trớn” khi lợi dụng chiêu bài “tân văn hóa” và các thứ quan niệm văn chương tự do tuyệt đối, “văn chương muôn đời” của họ; mặt khác, phê phán các luận điệu xảo trá, giả dối của lực lượng đế quốc và tay sai mưu lợi dụng tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam để phục vụ lợi ích của riêng họ. Nguyên tắc dân tộc hoá trong Đề cương văn hóa Việt Nam nhằm chống lại ảnh hưởng nô dịch khiến cho văn hoá Việt Nam phát triển độc lập là vì lẽ đó. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và CNXH, Đề cương văn hoá Việt Nam của Đảng đã

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_dang_va_n_do_ng_tri_thu_c_trong_da_u_tranh_gia_i_pho_ng_dan_to_c_tu_nam_1930_de_n_nam_1945_6081_1.pdf
Tài liệu liên quan