MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt và thuật ngữ Anh - Việt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục lược đồ và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
Chương 1: TỔNG QUAN . 3
1.1. Tim một tâm thất chức năng (Functional Single Ventricles). 3
1.2. Phẫu thuật Fontan. 19
1.3. Tuần hoàn Fontan. 29
1.4. Các biến chứng của tuần hoàn Fontan . 32
1.5. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong bệnh viện của phẫu thuật Fontan 37
1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến
tỉ lệ tử vong bệnh viện của phẫu thuật Fontan. 42
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 44
2.1. Thiết kế nghiên cứu. 44
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 44
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 45
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu. 45
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc. 45
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu. 58
2.7. Phân tích và xử lý số liệu . 65
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu. 66
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 67
3.1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu . 673.2. Đặc điểm lâm sàng, huyết động, cấu trúc tim và phẫu thuật . 68
3.3. Kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật Fontan theo phương pháp làm
đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo. 77
3.4. Các yếu tố liên quan đến tử vong bệnh viện của phẫu thuật Fontan theo
phương pháp làm đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo. 88
Chương 4: BÀN LUẬN . 95
4.1. Đặc điểm dân số, cấu trúc tim và phẫu thuật của nhóm bệnh nhân được
phẫu thuật Fontan theo phương pháp làm đường dẫn máu ngoài tim bằng
ống ghép nhân tạo tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh. 95
4.2. Kết quả sớm và trung hạn của của phẫu thuật Fontan theo phương pháp
làm đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo tại Viện Tim
Thành phố Hồ Chí Minh . 115
4.3. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tử vong của phẫu thuật Fontan với đường
dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo tại Viện Tim Thành phố Hồ
Chí Minh . 119
KẾT LUẬN. 140
KIẾN NGHỊ . 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
195 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phẫu thuật fontan theo phương pháp làm đường dẫn máu ngoài tim bằng ống ghép nhân tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo
27Bảng 3.20: Liên quan của đặc điểm dân số và tử vong bệnh viện.
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR
KTC
95%
Giá
trị p
Giới tính
Nam 60 (92,3%) 5 (7,7%) 1
Nữ 50 (87,7%) 7 (12,3%) 1,68 0,51 - 5,98 0,40
Tuổi (năm) 9,5 ± 5,7 8,5 ± 4,3 0,97 0,84 - 1,08 0,57
Cân nặng (kg) 27,3 ± 12,0 23,8 ± 9,9 0,97 0,91 - 1,02 0,33
Nhận xét: Theo phân tích hồi qui đơn biến các yếu tố đặc điểm dân số
không có liên quan có ý nghĩa đến tử vong bệnh viện
28Bảng 3.21: Liên quan của đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng với tử vong
bệnh viện.
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR
KTC
95%
Giá
trị p
Thời gian từ PT
Glenn đến PT
Fontan (năm)
6,4 ± 4,1 5,6 ± 3,2 0,95 0,78 - 1,10 0,53
EF(%) 62,8 ± 6,6 62,2 ± 7,1 0,99 0,89 - 1,08 0,77
Phân độ suy tim
theo NYHA
I-II 95 (90,5%) 10 (9,5%) 1
III 15 (88,2%) 2 (11,8%) 1,27 0,18 - 5,43 0,77
89
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR
KTC
95%
Giá
trị p
Chỉ số Nakata
(mm2/m2)
266,5 ± 91,9
240,9 ±
80,3
1,00 0,99 - 1,00 0,36
Áp lực ĐM phổi
trung bình trước
phẫu thuật
(mmHg)
12,0 ± 2,6 13,1 ± 2,4 1,22 0,94 - 1,69 0,17
Dị dạng động tĩnh
mạch phổi
Không 108 (90,0%) 12 (10,0%) 1
Có 2 (100,0%) 0 (0,0%) 0 - 1,000
Dòng máu từ thất
lên ĐMP
Không 58 (90,6%) 6 (9,4%) 1
Có 52 (89,7%) 6 (10,3%) 1,12 0,33 - 3,77 0,86
Tuần hoàn
bàng hệ
Không 93 (88,6%) 12 (11,4%) 1
Có 17 (100,0%) 0 (0,0%) 0 - 0,214
Nhận xét: Theo phân tích hồi qui đơn biến các yếu tố lâm sàng và cận lâm
sàng trước phẫu thuật không có liên quan có ý nghĩa đến tử vong bệnh viện.
90
29Bảng 3.22: Liên quan của các cấu trúc giải phẫu với tử vong bệnh viện.
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR KTC 95%
Giá trị
p
Dạng situs
Solitus 64 (97,0%) 2 (3,0%) 1
Inversus 9 (81,8%) 2 (18,2%) 7,11 0,78 - 65,7 0,065
Isomerism phải 33 (80,5%) 8 (19,5%) 7,76 1,82 - 53,4 0,012
Isomerism trái 4 (100,0%) 0 (0,0%) 0 - -
Cấu trúc tâm
thất chính
Thất trái 52 (96,3%) 2 (3,7%) 1
Thất phải 28 (87,5%) 4 (12,5%) 3,71 0,68 - 28,0 0,14
Không xác định 30 (83,3%) 6 (16,7%) 5,20 0,98 - 37,1 0,052
Cấu trúc
van nhĩ thất
Hai lá 48 (96,0%) 2 (4,0%) 1
Ba lá 25 (92,6%) 2 (7,4%) 1,92 0,22 - 16,8 0,53
Nhĩ thất chung 37 (82,2%) 8 (17,8%) 5,19 1,21 - 35,8 0,045
Độ hở van
nhĩ thất
Nhẹ-trung bình 83 (95,4%) 4 (4,6%) 1
Nặng 27 (77,1%) 8 (22,9%) 6,15 1,79 – 24,6 0,005
Nhận xét: Theo phân tích hồi qui đơn biến đồng dạng phải, cấu trúc van
nhĩ thất chung và hở van nhĩ thất nặng có liên quan có ý nghĩa đến tử vong bệnh
viện.
91
30Bảng 3.23: Liên quan của đặc điểm phẫu thuật và tử vong bệnh viện.
Đặc điểm phẫu
thuật
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR
KTC
95%
Giá trị
p
Sửa van
nhĩ thất
Không 83 (95,4%) 4 (4,6%) 1
Có 27 (77,1%) 8 (22,9%) 6,15 1,79 - 24,6 0,005
Thay van ĐMC
Không 109 (90,8%) 11 (9,2%)
Có 1 (50,0%) 1 (50,0%) 9,91 0,37 – 263 0,11
Mở cửa sổ
Không 32 (100,0%) 0 (0,0%) 1
Có 78 (86,7%) 12 (13,3%) - - -
Mở rộng
nhánh
Không 80 (92,0%) 7 (8,0%) 1
Có 30 (85,7%) 5 (14,3%) 1,90 0,53 - 6,43 0,30
Loại ống ghép
Dacron 107 (90,7%) 11 (9,3%) 1
Goretex 3 (75,0%) 1 (25,0%) 3,24 0,15 - 27,9 0,33
Đường kính
ống ghép
18 54 (90,0%) 6 (10,0%) 1
20 56 (90,3%) 6 (9,7%) 0,98 0,53 - 1,81 0,95
92
Đặc điểm phẫu
thuật
Sống
(n=110)
Tử vong
(n=12)
OR
KTC
95%
Giá trị
p
Thời gian chạy
máy tim phổi
nhân tạo (phút)
133,1 ± 41,6 157,3 ± 38,1 1,01 1,00 - 1,03 0,062
Kẹp ĐM chủ
Không 55 (94,8%) 3 (5,2%) 1
Có 55 (85,9%) 9 (14,1%) 3,00 0,84 - 14,1 0,11
Áp lực ĐMP
trung bình sau
ngưng THNCT
15,1 ± 2,2 19,0 ± 3,4 1,95 1,46 - 2,84 <0,001
Áp lực nhĩ
chung sau
ngưng THNCT
6,9 ± 1,8 8,6 ± 1,6 1,84 1,24 - 2,96 0,006
Chênh áp qua
phổi sau ngưng
THNCT
8,2 ± 1,5 10,4 ± 2,4 1,93 1,39 - 2,80 <0,001
Nhận xét: Theo phân tích hồi qui đơn biến cho thấy can thiệp sửa van nhĩ
thất, áp lực ĐMP trung bình sau ngưng THNCT, áp lực nhĩ chung sau ngưng
THNCT và chênh áp qua phổi sau ngưng THNCT có liên quan có ý nghĩa đến
tử vong bệnh viện.
93
31Bảng 3.24: Phân tích hồi qui đa biến
Yếu tố liên quan OR KTC 95% Giá trị p
Cấu trúc van nhĩ thất
Hai lá - -
Ba lá 0,36 0,02 – 5,02 0,455
Nhĩ thất chung 0,00 0,997
Dạng vị trí tạng
Bình thường - -
Đảo ngược 8,48 0,65 – 132 0,100
Đồng dạng phải - 0,00 NA 0,997
Đồng dạng trái - -
Mức độ hở van nhĩ thất
Nhẹ-Trung bình - -
Nặng 5,79 1,04 – 45,3 0,062
Sửa van nhĩ thất - -
Mở cửa Sổ - 0,00 NA 0,993
Chênh áp qua phổi sau
ngưng THNCT
2,09 1,38 – 3,5 0,002
Nhận xét: Phân tích hồi qui đa biến xác định yếu tố liên quan độc lập cho
tử vong bệnh viện là chênh áp qua phổi sau ngưng THNCT.
94
11Biểu đồ 3.7: Đường cong ROC của chênh áp qua phổi sau ngưng THNCT
trong tiên lượng tử vong bệnh viện
Nhận xét: Diện tích dưới đường cong là 0,77 (0,59 – 0,96).
32Bảng 3.25: Tìm điểm cắt của Chênh áp qua phổi trong tiên lượng tử vong
bệnh viện
Chênh áp qua phổi sau ngưng
THNCT
Độ đặc
hiệu
Độ
nhạy
Chỉ số
Youden
6 0,000 1,000 0,000
7 0,127 0,917 0,044
8 0,364 0,833 0,197
9 0,618 0,750 0,368
10 0,864 0,667 0,531
11 0,927 0,583 0,510
12 0,964 0,500 0,464
13 0,982 0,167 0,149
Nhận xét: Điểm cắt 10 mmHg cho độ nhạy là 66,7% và độ đặc hiệu là
86,4%.
95
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dân số, cấu trúc tim và phẫu thuật của nhóm bệnh nhân
được phẫu thuật Fontan theo phương pháp làm đường dẫn máu ngoài tim
bằng ống ghép nhân tạo tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi
Khi phẫu thuật Fontan được áp dụng cho các bệnh tim chỉ có một tâm
thất chức năng, tác giả Choussat và cộng sự đã đưa ra 10 điều kiện bắt buộc
cho phẫu thuật này và trong đó điều kiện tuổi cần thiết là phải lớn hơn 4 tuổi
[165].
Theo nghiên cứu của Ohye và cộng sự phẫu thuật Fontan hiện nay thường
được thực hiện ở độ tuổi từ 18 tháng đến 4 tuổi cho bệnh tim thiểu sản tim trái
và các bệnh tim có một tâm thất chức năng [115].
Nghiên cứu này có tuổi trung bình là 9,4 ± 5,6 tuổi (bảng 3.1), đây là tuổi
phẫu thuật khá muộn so với thế giới hiện nay. Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu
là 3 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1,6% (hai trường hợp).
Bệnh nhân tim một tâm thất chức năng tại Viện Tim TP.HCM có khoảng
cách thời gian trung vị từ phẫu thuật Glenn đến phẫu thuật Fontan là 5 năm,
ngắn nhất là 1 năm và dài nhất là 23 năm, chúng tôi cho rằng có yếu tố khách
quan là điều kiện kinh tế và thái độ điều trị trước đây ảnh hưởng đến việc trì
hoãn phẫu thuật Fontan nhất là ở một số các bệnh nhân có lưu lượng máu lên
phổi ổn định kéo dài sau phẫu thuật Glenn hai hướng mà không có các biến
chứng như suy tim, tăng tuần hoàn bàng hệ và tím nặng.
96
33Bảng 4.1: Tuổi phẫu thuật của các nghiên cứu trên thế giới
Tên tác giả - số bệnh nhân Năm Tuổi (trung bình, tối đa
– tối thiểu)
Donald A Girod và cs (43 bn) [56] 1987 11,1 (4 – 36)
Yasuharu Imai và cs (242 bn) [67] 1997 9,95 ± 8,8 (1 – 27)
Yev d’Udekem và cs (305 bn) [30] 2007 4,4 (3 – 7 )
Edward Malec và cs (248 bn) [97] 2017 3,7 ± 2,6
Đỗ Anh Tiến và cs (61 bn) [6] 2017 5,59 ± 3,36 (2 – 14)
Masamichi Ono và cs(483 bn) [118] 2019 2,3 (1,8 – 3.8)
Nghiên cứu này (122 bn) 2019 9,4 ± 5,6 (3-30)
Bảng 4.1 cho thấy khuynh hướng phẫu thuật Fontan cho các bệnh nhi
tim một thất chức năng ngày càng nhỏ tuổi. Tuy nhiên tại Việt Nam, tác giả
Đỗ Anh Tiến cũng có tuổi phẫu thuật khá tương đồng với nghiên cứu này [6].
Theo nghiên cứu của Emmanuael O Akintoye và cộng sự công bố năm
2018, nghiên cứu tổng hợp đa trung tâm gồm 3319 bệnh nhân được phẫu thuật
Fontan ở Mỹ từ 2010 đến 2014 phân tích cho thấy các nguy cơ phẫu thuật thấp
nhất là ở ba tuổi. Tác giả kết luận là mặc dù tuổi phẫu thuật Fontan hiện nay
trên thế giới thường là hai tuổi nhưng ba tuổi mới là độ tuổi tối ưu cho các
bệnh nhi tim có một tâm thất chức năng thực hiện phẫu thuật Fontan với tỉ lệ
tử vong bệnh viện thấp nhất và biến chứng thấp nhất [8].
Cân nặng
Tuổi nhỏ thường kèm theo cân nặng của bệnh nhân thấp và một phần có
ảnh hưởng đến việc chọn lựa kích thước của ống ghép trong phẫu thuật Fontan
có đường dẫn máu ngoài tim với ống ghép nhân tạo.
97
Trong nghiên cứu này cân nặng trung vị là 23,5 kg ứng với tuổi trung vị
là 7,75 tuổi, chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân 3 tuổi có cân nặng là 10 kg, còn lại
đều có cân nặng từ 12 kg. Nghiên cứu của Masamichi Ono và cộng sự có cân
nặng trung bình là 12 kg với cân nặng nhỏ nhất là 10,6 kg và lớn nhất là 14,5
kg cho thấy xu hướng phẫu thuật ở tuổi nhỏ hiện nay [118].
Với xu hướng tuổi phẫu thuật nhỏ hiện nay nghiên cứu của Masamichi
Ona và cộng sự có cân nặng trung bình là 12 kg với cân nặng nhỏ nhất là 10,6
Kg và lớn nhất là 14,5 Kg [118].
Chúng tôi cho rằng có một yếu tố khách quan là cân nặng của trẻ em Việt
Nam thường thấp hơn so với trẻ em thế giới ở cùng độ tuổi nhất là các nước
Tây Âu, mà đối với kỹ thuật Fontan với đường dẫn máu ngoài tim bằng ống
ghép nhân tạo cân nặng có ảnh hưởng đến sự chọn lựa kích cỡ của ống ghép.
Theo tác giả Lưu Phương Linh nghiên cứu 101 trường hợp bệnh tim một
tâm thất chức năng tại Viện E cho thấy các bệnh nhi tím mạn tính có sự phát
triển thể chất chậm hơn so với trẻ khỏe mạnh và phẫu thuật Fontan giúp trẻ có
thể bắt kịp tăng trưởng [4].
Giới tính
Giới tính của nhóm bệnh nhân phẫu thuật Fontan trong nghiên cứu này
có tỉ lệ nam /nữ xấp xỉ 1/1 với 65 nam và 57 nữ (biểu đồ 3.1). Tỉ lệ này khá
tương đồng với Tác giả Đỗ Anh Tiến với tỉ lệ nam/ nữ là 35/26 [6].
Tuy nhiên tỉ lệ nam/nữ trong các nghiên cứu trên thế giới khá khác biệt
so với nghiên cứu này như trong nghiên cứu của tác giả Kotani và cộng sự về
phẫu thuật Fontan cho 500 bệnh nhân tim một tâm thất chức năng thì tỉ lệ nam/
nữ là 303/197 khoảng gần 2/1[81]. Nghiên cứu của Tacy E. Downing và cộng
98
sự về phẫu thuật Fontan cho 773 bệnh nhân có tỉ lệ nam/ nữ cũng khoảng 2/1
(484/289) [39].
Nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân còn tương đối hạn chế nên chưa
thấy sự tương đồng về tỉ lệ nam/nữ so với các nghiên cứu trên thế giới.
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tim
4.1.2.1. Cấu trúc tâm thất chính
Đối với các bệnh tim một tâm thất chức năng, tâm thất chính
không bị thiểu sản phụ trách nhiệm vụ bơm máu vào động mạch chủ vì vậy cấu
trúc giải phẫu của tâm thất chính đóng vai trò quan trọng trong tuần hoàn hệ
thống. Cấu trúc của tâm thất chính có thể là thất trái (như trong bệnh thiểu sản
van ba lá), thất phải (như trong hội chứng thiểu sản tim trái) hoặc không xác
định được cấu trúc của tâm thất (như trong hội chứng sai biệt vị trí tạng) [120].
Trong nghiên cứu này đa số cấu trúc tâm thất chính là cấu trúc thất trái
(54 bệnh nhân - 44,3%), kế đến là cấu trúc thất chính không xác định (36 bệnh
nhân - 29,5%) và ít nhất là cấu trúc thất phải (32 bệnh nhân - 26,2%) (bảng
3.7). Trong nghiên cứu này chúng tôi có cả ba loại cấu trúc thất chính và khá
tương đồng với tác giả Mineto Kamata và cộng sự với cấu trúc thất phải (37
bệnh nhân – 51,4%), cấu trúc thất trái (20 bệnh nhân- 27,8%) và cấu trúc thất
chính không xác định (15 bệnh nhân – 20,8%) [74].
Tuy nhiên cũng có một số tác giả chỉ nghiên cứu hai nhóm cấu trúc thất
chính là cấu trúc thất trái và cấu trúc thất phải [13], một số tác giả nghiên cứu
chuyên sâu về nhóm cấu trúc thất không xác định trong hội chứng sai biệt vị trí
tạng [109]. Nghiên cứu về cấu trúc tâm thất chính của tim một thất sẽ giúp chọn
lọc và tiên lượng các bệnh nhân cho phẫu thuật Fontan.
99
4.1.2.2. Cấu trúc van nhĩ thất
Bệnh tim một tâm thất chức năng có một tâm thất bình thường (thất
chính) và một tâm thất bị thiểu sản hoặc không tồn tại. Cấu trúc van nhĩ thất
trong bệnh tim có một tâm thất chức năng được xác định theo tâm thất chính,
còn tâm thất thiểu sản có thể có van nhĩ thất bị teo nhỏ hoặc chỉ là một màng
ngăn ở tại vị trí van. Tùy theo cấu trúc của tâm thất chính chúng ta thường có
các cấu trúc van nhĩ thất là van hai lá, van ba lá hay van nhĩ thất chung tương
ứng [119].
Loại có cả hai van hai lá và ba lá bình thường trước đây gặp trong bệnh
tim có bất tương hợp đôi hoặc bệnh thất phải hai đường ra có lỗ thông liên thất
cách xa hai đại động mạch. Trước đây phẫu thuật theo hướng hai thất thường
có nhiều biến chứng và nguy cơ phẫu thuật lại vì hẹp các đường thoát thất phải
và trái nên phẫu thuật thường được chọn lựa theo hướng một thất. Tuy nhiên
với các phương pháp và phương tiện hiện nay, phẫu thuật cho nhóm bệnh lý
này thường được phẫu thuật theo hướng hai thất và vì vậy hầu như hiện nay
hiếm có dạng hai van bình thường trong phẫu thuật Fontan [153].
Trong nghiên cứu này van nhĩ thất chính đa số có cấu trúc van hai lá
41%, kế đến là van nhĩ thất chung là 36,9% và tỉ lệ ít nhất là van ba lá với
22,1% (bảng 3.7). Trong đó mức độ hở van nhĩ thất trong từng cấu trúc van có
sự khác biệt. Dùng phép kiểm Chi bình phương cho thấy nhóm van nhĩ thất
chung có tỉ lệ van hở nặng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm van hai lá và nhóm
van ba lá (25/45 bn so với 3/50 bn và 7/27 bn) với p < 0,001 (bảng 3.8).
Cấu trúc van hai lá thường có tỉ lệ hở van thấp nhất do thuộc về các bệnh
tim có thiểu sản thất phải và tâm thất chính là thất trái. Tuy nhiên nếu tâm thất
chính là thất phải hoặc nhất là tâm thất không xác định với cấu trúc van nhĩ thất
100
là van ba lá hoặc van nhĩ thất chung thì khả năng hở van sẽ cao hơn do thất
chính sớm bị suy do sự quá tải thể tích mãn tính.
4.1.3. Đặc điểm phẫu thuật
4.1.3.1. Phẫu thuật Fontan theo phương pháp làm đường dẫn máu ngoài
tim bằng ống ghép nhân tạo:
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này đều được thực hiện
phẫu thuật Fontan theo phương pháp làm đường dẫn máu ngoài tim bằng ống
ghép nhân tạo với sự hỗ trợ của THNCT tương tự như đa số các trung tâm trong
và ngoài nước. Trên thế giới mặc dù có một số tác giả có thể thực hiện phẫu
thuật này không cần sự hỗ trợ của THNCT, tuy nhiên chưa được phổ biến do
khả năng gây rối loạn huyết động trong khi thực hiện các miệng nối [139].
Phương pháp thực hiện phẫu thuật Fontan với đường dẫn máu ngoài tim bằng
ống ghép nhân tạo không sử dụng THNCT có thể có tiềm năng mang lại các lợi
ích lâu dài do tránh các tác hại của THNCT lên phổi nhưng chưa được chứng
minh rõ rệt [96].
Thời gian THNCT trung bình của nghiên cứu là 135,46 ± 41,8 phút
(bảng 3.12). Thời gian THNCT trong nghiên cứu này tương đối dài hơn so với
tác giả Đỗ Anh Tiến tại Viện E chỉ có 98 ± 31,15 phút [6]. Chúng tôi cho là sự
khác biệt này có thể do nhiều yếu tố như hỗ trợ bóc tách, sửa van nhĩ thất, thay
van ĐMC kèm theo và cầm máu sau khi thực hiện phẫu thuật.
Theo tác giả Sarkar (2017), mặc dù tuần hoàn ngoài cơ thể có nhiều cải
tiến như hệ thống dây dẫn được phủ heparin và lọc máu hỗ trợ nhưng thời gian
càng lâu thì các phản ứng viêm càng nhiều và có thể ảnh hưởng bất lợi đối với
phổi và các cơ quan khác [142], vì vậy chúng tôi cũng cố gắng rút ngắn thời
gian THNCT để giảm tối đa các biến chứng do THNCT gây ra.
101
4.1.3.2. Kích thước và loại ống ghép
Đường kính của ống ghép là một trong những vấn đề được tranh luận
ngay từ sau khi phẫu thuật Fontan với ống ghép ngoài tim được áp dụng. Nếu
sử dụng ống ghép có đường kính nhỏ để làm đường dẫn máu cho trẻ nhỏ có
kích thước của tĩnh mạch chủ nhỏ thì phải đối diện với nguy cơ hẹp ống ghép
khi trẻ lớn lên.
Tuy nhiên nếu sử dụng ống ghép quá lớn thì có nguy cơ gây ra sự xoáy
của dòng máu ngay tại vị trí các miệng nối, nhất là miệng nối giữa ống ghép và
ĐMP làm mất đi năng lượng của dòng máu chảy lên phổi. Nghiên cứu của
Keiichi Itatani (2009) khảo sát hiệu quả của dòng chảy cho các đường kính
ống ghép từ 14 đến 22 mm. Kết quả cho thấy ống ghép có đường kính 16 và 18
có hiệu quả tối ưu nhất cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi [68].
Theo Scott (2006) trẻ 15 Kg có thể sử dụng ống ghép có đường kính 20
mm đủ cho lưu lượng tĩnh mạch chủ dưới tương đương người trưởng thành[18].
Nghiên cứu của Brakel tại Hà lan(2014) cho thấy các bệnh nhân được sử
dụng ống ghép Dacron kích thước ≤ 16 mm có nguy cơ cao gây hẹp [161].
Với các kỹ thuật hiện nay, kích thước tĩnh mạch chủ dưới nhỏ có thể bù
trừ bằng một phần của nhĩ chung làm miệng nối nếu cần thiết (phần nhĩ chung
bị thiếu có thể đóng lại bằng màng ngoài tim để tránh gây cản trở đường về của
các tĩnh mạch phổi) do đó không cần thiết phải sử dụng ống ghép có đường
kính nhỏ để tránh nguy cơ phải thay lại ống ghép sau này.
Hiện nay kích thước đường kính ống ghép được các tác giả trên thế giới
chọn lựa thường là 18 hoặc 20 để đạt được hiệu quả tối ưu, tránh hẹp về sau và
thực hiện được cho trẻ nhỏ có cân nặng dưới 12 kg [139]. Trong nghiên cứu
này chỉ có một trường hợp cân nặng là 10 kg, còn lại đều có cân nặng từ 12 kg
102
và vì vậy kích thước của ống ghép nhỏ nhất được lựa chọn là 18 mm (bảng
3.10).
Nghiên cứu này chỉ sử dụng ống ghép với đường kính là 18 và 20 mm
với tỉ lệ tương đương nhau (bảng 3.10) là cũng dựa theo hai tiêu chí không sử
dụng ống có đường kính nhỏ có thể gây hẹp sau này và không dùng ống quá
lớn để tránh mất năng lượng dòng máu từ tĩnh mạch chủ dưới lên động mạch
phổi. 18 mm thường dùng cho các bệnh nhân có cân nặng nhẹ và 20 mm dùng
cho các trẻ lớn và các bệnh nhân Fontan lớn tuổi. Sự lựa chọn kích thước ống
ghép này là phù hợp với các tác giả trên thế giới và đặc biệt là giống với sự lựa
chọn của tác giả Marcelleti, cha đẻ của phẫu thuật Fontan với ống ghép ngoài
tim [99].
Hiện nay vật liệu được ưu tiên chọn lựa để làm ống ghép cho hệ tĩnh
mạch như trong phẫu thuật Fontan là Gore-tex với ưu điểm là ít gây hiện tượng
nội mạc hóa tránh nguy cơ gây hẹp đường dẫn máu.
Nghiên cứu này thực hiện với đa số là ống ghép bằng Dacron có tráng
trong lòng ống lớp collagen chống tạo lập huyết khối, vật liệu này cũng đã được
ứng dụng thay thế Goretex trong nối tĩnh mạch [125]. Vật liệu Dacron mặc dù
rất tốt cho hệ động mạch tuy nhiên khi sử dụng trong hệ tĩnh mạch lại có thể
gây ra nhiều những phản ứng nội mạc hóa vì vậy khi sử dụng trong Fontan làm
tăng nguy cơ gây hẹp đường dẫn máu sau này nhất là ở ống ghép có đường kính
nhỏ < 18 mm.
Sử dụng chất liệu ống ghép Dacron được tráng với collagen là một nhược
điểm của phẫu thuật do là hiện tại nguồn cung cấp Gore-tex cho Việt Nam bị
gián đoạn. Loại ống ghép được chọn lựa tốt nhất cho phẫu thuật Fontan với
đường dẫn máu ngoài tim trên thế giới là ống Gore-tex.
103
4.1.3.3. Sửa van nhĩ thất
Xác định đặc điểm và cơ chế của hở van nhĩ thất trong tim một thất chức
năng là một bước quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sửa van. Trong tim một
thất chức năng có thể có dạng thất trái với thất phải thiểu sản, dạng thất phải
với thất trái thiểu sản, và dạng không xác định được thất chính là thất gì như
trong hội chứng sai biệt vị trí tạng . Và vì vậy van nhĩ thất có thể là van hai lá
(như trong trường hợp thiểu sản van ba lá thất phải thiểu sản, thất chung là thất
trái), van ba lá (như trong trường hợp thiểu sản van hai lá thất trái thiểu sản,
thất chung là thất phải) hoặc đa số có dạng van nhĩ thất chung (như trong các
trường hợp còn lại, thất có thể là dạng thất trái, phải hay không xác định được
dạng của thất chung).
14Hình 4.1: Van hai hoặc ba lá bình thường
Trong các trường hợp van nhĩ thất là van hai lá hay van ba lá thì việc bộc
lộ trình bày thương tổn và phân tích cơ chế gây hở van cũng như các phương
pháp sửa van rất thuận lợi dựa trên các phương pháp phân tích và sửa van của
Carpentier [20]. Nghiên cứu của Elizabeth H. Stephen và cộng sự (2019) có
nhận định là các phương pháp sửa van của Carpentier cho các bệnh nhân có hai
thất bình thường có thể áp dụng cho nhóm bệnh nhân tim một tâm thất có van
104
hai và ba lá bình thường, tuy nhiên các phương pháp sửa van cho van nhĩ thất
chung còn nhiều thử thách [149].
Chúng tôi áp dụng phương pháp sửa van của Carpentier cho 10 trường
hợp có van hai lá và ba lá có cấu trúc giải phẫu bình thường. Thương tổn chủ
yếu là loại I theo phân loại Carpentier với dãn vòng van, dãn vùng mép van và
chẻ van, không có thương tổn sa van và hạn chế cử động của lá van. Phương
pháp được sử dụng chủ yếu là tạo hình vòng van cho hở van loại I theo phân
loại của Carpentier [20]. Vòng van nhân tạo được sử dụng cho 04 trường hợp
(hai lá 1, ba lá 3) và tạo hình vòng van sau bằng dải màng ngoài tim gấp đôi
trong 02 trường hợp (các bệnh nhi có chẻ van vòng van nhỏ không dãn, đặt
vòng van có nguy cơ gây hẹp). Các phương pháp kèm theo tùy trường hợp bao
gồm đóng chẻ trên van hai lá (1 trường hợp), khâu tạo hình mép van sau của
van hai lá (1 trường hợp) và khâu chẻ lá trước van ba lá (2 trường hợp), tạo
hình mép van ba lá (02 trường hợp), khâu nhỏ hoặc bít các van thiểu sản (02
trường hợp). Trong nhóm này có 05 bệnh nhân được sửa van lần hai: 03 trường
hợp (01 hai lá, 02 ba lá) đã được tạo hình vòng van sau bằng một dải màng
ngoài tim gấp đôi ở lần phẫu thuật Glenn hai hướng, chúng tôi thay bằng vòng
van nhân tạo, 01 trường hợp giữ lại dải màng ngoài tim và thêm vào tạo hình
mép van, 01 trường hợp khâu lại tạo hình mép van bị sút chỉ. Chúng tôi nhận
thấy tạo hình bằng vòng van nhân tạo sẽ có tính ổn định cao tuy nhiên cần chú
ý kích thước của vòng van để không gây hẹp khi các bệnh nhi lớn lên (bảng
3.11).
Đối với các trường hợp van nhĩ thất chung thì chúng tôi nhận thấy việc
phân tích và áp dụng các phương pháp sửa van gặp nhiều khó khăn. Trước hết
nhóm van này thường là trong hội chứng sai biệt vị trí tạng có đồng dạng phải
hoặc trái nên tim một thất có cấu trúc trục xoay bất thường, mỏm tim có thể
105
bên trái, phải hoặc ở giữa lồng ngực và vị trí giải phẫu của van nhĩ thất theo
hình dạng tương ứng với thất chung nên cũng khác với các dạng van nhĩ thất
chung thường gặp trong bệnh lý van nhĩ thất chung. Góc nhìn bình thường của
phẫu thuật viên khi nhận định lá cầu trước và lá cầu sau không giống như trong
bệnh lý kênh nhĩ thất toàn phần thông thường mà do trục của tim xoay nên toàn
bộ các lá van của van nhĩ thất chung sẽ xoay theo bất thường. Vì vậy việc xác
định chính xác các lá van nên dựa vào cấu trúc giải phẫu của các tâm thất tương
ứng và bờ của thông liên thất. Thứ hai là vì thất độc nhất nên không thể đóng
thông liên thất nên việc sửa van không theo phương pháp thông thường hay áp
dụng đối với bệnh lý van nhĩ thất thông thường mà chúng tôi áp dụng phương
pháp Alfieri chia đôi van nhĩ thất chung thành hai lỗ van tương ứng với các thất
tương ứng. Và qua việc phẫu thuật lại của 6 trường hợp đã làm theo phương
pháp Alfieri trong giai đoạn Glenn hai hướng, chúng tôi nhận thấy phương pháp
này vẫn bền các lá van không bị rách. Van hở tồn lưu qua các mép van là chủ
yếu, nên chúng tôi chỉ khâu tạo hình tăng cường ở các mép van tương ứng.
Trong nghiên cứu này, phương pháp để trình bày và phân tích cơ chế hở
van bao gồm: đặt chỉ quanh vòng van để bộc lộ rõ, sau đó phân tích số lượng
các lá van và vùng tâm thất chi phối tương ứng (van nằm trên vùng thất chính
hay nằm trên vùng thất thiểu sản để có thể xác định vị trí phân chia van nhĩ thất
chung thành hai van, xác định phần vách liên thất còn lại) bơm nước thử và sau
khi xác định được vị trí khâu đính và thử lại bằng nước. Lỗ van lớn tương ứng
với phần thất chính, chúng tôi xác định diện tích van theo diện tích da tương
ứng của bệnh nhân, lỗ van nhỏ thường được để lại không đóng kín nếu không
hở.
106
15Hình 4.2: Khâu theo kỹ thuật Alfieri để chia thành hai lỗ van.
Đối với các van nhĩ thất chung này (có 25 trường hợp) thương tổn chủ
yếu cũng là loại I: chúng tôi áp dụng chủ yếu là phương pháp Alfieri [11] khâu
lá cầu trước và cầu sau lại với nhau cho 19 trường hợp tạo ra hai lỗ van một lớn
và một nhỏ tùy theo thất tương ứng (lỗ van lớn ứng với thất chính và lỗ van nhỏ
ứng với thất thiểu sản mất chức năng), kèm theo với đóng chẻ lá cầu trước (04
trường hợp) và đóng chẻ lá cầu sau (01 trường hợp), đóng kín lỗ nhỏ (1 trường
hợp). Sau đó tùy theo độ hở tồn lưu khi thử nước, chúng tôi khâu tạo hình các
mép van tương ứng trong 11 trường hợp. Trong nhóm này có 6 trường hợp đã
được sửa van với kỹ thuật Alfieri ở lần phẫu thuật Glenn, chúng tôi tạo hình
khâu thêm vào hai bên đường khâu cũ mỗi bên từ hai đến ba mũi tăng cường
và tạo hình các mép van (bảng 3.11).
16Hình 4.3: Các phương pháp kèm theo trong sửa van nhĩ thất chung.
107
Theo tác giả Yasuharu thì tạo hình vòng van bao gồm toàn bộ van nhĩ
thất chung (phải tránh vị trí nút nhĩ thất) là một phương pháp đơn giản để điều