Luận án Đánh giá giá trị của chỉ số khoảng sáng sau gáy trong chẩn đoán một số bất thường của thai

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Khoảng sáng sau gáy 3

1.1.1. Định nghĩa 3

1.1.2. Liên quan giữa tuổi thai và chiều dài đầu mông thai nhi 3

1.1.3. Tuổi thai đo KSSG và cơ chế hình thành KSSG bình thường 4

1.1.4. Siêu âm đo KSSG 5

1.1.5. Giá trị khoảng sáng sau gáy bình thường 10

1.1.6. Cơ chế tăng khoảng sáng sau gáy hay KSSG bệnh lý. 11

1.1.7. Tăng KSSG 14

1.2. Một số bất thường ở thai tăng KSSG 19

1.2.1. Bất thường NST ở thai tăng KSSG 19

1.2.2. Một số hội chứng di truyền ở thai tăng KSSG 22

1.2.3. Các bất thường đơn gen ở thai tăng KSSG 23

1.2.4. Bất thường hình thái ở thai nhi tăng KSSG 25

1.3. Các phương pháp sàng lọc bất thường di truyền khác. 40

1.3.2. Xét nghiệm Double Test 41

1.3.3. Xét nghiệm Triple Test 41

1.3.4. Cơ sở khoa học của NIPT 42

1.4. Lấy bệnh phẩn của thai bằng phương pháp chọc hút dịch ối 44

1.4.1. Kỹ thuật 45

1.4.2. Các nguy cơ và biến chứng 46

1.4.3. Các chỉ định 47

1.5. Sinh thiết gai rau 48

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50

2.1. Đối tượng nghiên cứu 50

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 50

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 50

2.2. Phương pháp nghiên cứu 50

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 50

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 50

2.2.3. Các biến số nghiên cứu 52

2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 52

2.4. Phương tiện nghiên cứu 54

2.5. Phương pháp thu thập số liệu 54

2.5.1. Thời điểm và địa điểm thu thập số liệu 54

2.5.2. Các bước tiến hành và thu thập số liệu 54

2.5.3. Các biến số nghiên cứu 56

2.5.4. Quy trình nghiên cứu 57

2.6. Phương pháp xử lý số liệu 58

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 60

2.8. Sơ đồ nghiên cứu 60

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 63

3.2. Tương quan giữa chiều dài đầu mông thai nhi và tuổi thai theo kinh cuối cùng. 67

3.3. Tương quan tuyến tính giữa khoảng sáng sau gáy và chiều dài đầu mông 71

3.4. Tỷ lệ một số bất thường thai. 74

3.5. Mối liên quan giữa khoảng sáng sau gáy với một số bất thường thai 80

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 93

4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 93

4.2. Tương quan giữa chiều dài đầu mông thai nhi và tuổi thai theo kinh cuối cùng. 97

4.3. Tương quan tuyến tính giữa khoảng sáng sau gáy và chiều dài đầu mông thai nhi 99

4.4. Tỷ lệ một số bất thường thai 101

4.5. Mối liên quan giữa khoảng sáng sau gáy với một số bất thường thai. 106

KẾT LUẬN 115

KIẾN NGHỊ 117

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc162 trang | Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá giá trị của chỉ số khoảng sáng sau gáy trong chẩn đoán một số bất thường của thai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e biến thiên theo chiều dài đầu mông thai nhi và tuổi thai. Tính giá trị chẩn đoán của phương pháp theo giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính. Cách tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính, giá trị tiên đoán âm tính dựa vào bảng sau: Kết quả của nghiệm pháp Tình trạng thai Thai bất thường Thai không bất thường Dương tính a b Âm tính c d Độ nhạy (Se: senstivity) là khả năng phát hiện đúng những trường hợp bị bệnh của nghiệm pháp: Se = a/(a+c) Độ đặc hiêu: (Sp: specificy) là khả năng loại trừ đúng những trường hợp không bị bệnh của nghiệm pháp: Sp = d/(b+d) Giá trị tiên đoán dương tính (PPV: positive predictive value) là khả năng một trường hợp thực sự bị bệnh khi có kết quả nghiệm pháp dương tính: PPV = a/(a+b) Giá trị tiên đoán âm tính (NPV: negative predictive value) là khả năng một trường hợp thực sự không bị bệnh khi có kết quả nghiệm pháp âm tính: NPV = d/(c+d). Vẽ đường cong ROC, tìm điểm cut-off. Youden (Youden index) J để xác đinh điểm cut-off nào có độ nhạy và độ chuyên cao nhất. Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi 1. J = max(Se+Sp -1) với Se (Sensitivity) là độ nhạy và Sp (specificity) là độ đặc hiệu. Chọn Se và Sp thế nào cho J có trị số cao nhất (dao động từ 0-1). Diện tích dưới đường cong AUC (được tính bởi phần diện tích dưới đường cong ROC được vẽ bởi phần mềm SPSS). Một phương pháp xét nghiệm có ích phải có diện tích AUC trên 0.5.  Không có ngưỡng nào của AUC để xác định là một xét nghiệm tuyệt vời.  Tuy nhiên theo qui ước thì một phương pháp xét nghiệm với AUC trên 0.8 được xem là tốt hay rất tốt; còn AUC dưới 0.6 được xem là không tốt và không thể áp dụng vào lâm sàng được. AUC Ý nghĩa >0,90 Rất tốt 0,80 đến 0,90 Tốt 0,70 đến 0,80 Trung bình Dưới 0,7 Không tốt 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu Cho đến nay các nghiên cứu cho thấy siêu âm không có hại cho sức khoẻ của mẹ cũng như của thai nhi kể cả khi làm đi làm lại nhiều lần. Đo KSSG được thực hiện thường xuyên như một phương pháp sàng lọc các bất thường NST.136 Các thai phụ được lựa chọn vào nghiên cứu đều được tư vấn giải thích rõ mục đích của nghiên cứu là nhằm nâng cao sức khỏe cho đối tượng nghiên cứu và cộng đồng và không nhằm một mục đích nào khác. Nghiên cứu được thực hiện với tinh thần trung thực và chỉ thực hiện khi thai phụ hoàn toàn đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đồng thời với siêu âm chẩn đoán bệnh và tư vấn về tình trạng thai không làm mất thời gian và chi phí của thai phụ. Các thông tin cá nhân của thai phụ được hoàn toàn giữ kín và chỉ phục vụ cho nghiên cứu ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác. Đề cương được thông qua tại hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh Trường đại học Y Hà Nội theo quyết định IRB 00003121. 2.8. Sơ đồ nghiên cứu Chúng tôi đưa vào nghiên cứu toàn bộ thai phụ mang đơn thai được theo dõi tại trung tâm chẩn đoán trước sinh bệnh viện phụ sản trung ương bao gồm: Siêu âm quý 1 thai kỳ, đo chiều dài đầu mông và khoảng sáng sau gáy, làm các test sàng lọc không xâm lấn Được chọc ối và làm nhiễm sắc thể đồ nếu đủ chỉ định: test sàng lọc dương tính (double test, triple test, NIPT), tăng KSSG, Siêu âm hình thái thai theo các mốc siêu âm quy định, được thăm khám lúc sinh hoặc liên lạc sau sinh để ghi nhận tình trạng thai hoặc sơ sinh. Theo dõi suốt thai kỳ đến lúc sinh. Gọi điện phỏng vấn tình trạng sơ sinh 6 tháng. Biểu đồ 2.1. Quy trình sàng lọc thai nhi ở quý I thai kỳ. Biểu đồ 2.2. Quy trình chẩn đoán bất thường NST sau sàng lọc quý I thai kỳ. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm của tuổi mẹ, CDĐM và KSSG Đặc điểm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Tuổi mẹ 16 49 28,9 ± 5,049 CDĐM 45 84 62,29 ± 7,77 KSSG 0,8 8,9 1,98 ± 1,21 Nhận xét: tuổi mẹ nhỏ nhất là 16 lớn nhất là 49 tuổi. Tuổi mẹ trung bình là 28,9 ± 5,049 tuổi. Chiều dài đầu mông nhỏ nhất của thai nhi là 45mm và lớn nhất là 84mm với giá trị trung bình là 62,29 ± 7,77mm. Khoảng sáng sau gáy nhỏ nhất là 0.8mm và lớn nhất là 8.9mm và giá trị trung bình là 1,98 ± 1,21 mm. Bảng 3.2. Đặc điểm địa dư của thai phụ Địa dư n % Hà Nội 1378 52,1 Các tỉnh phía Bắc khác 1267 47,9 Tổng 2645 100 Nhận xét: trong số 2645 thai phụ được lựa chọn vào nghiên cứu, thai phụ đến từ Hà nội chiếm 52,1% (1378 thai phụ) cao hơn số các thai phụ đến từ các tỉnh phía Bắc khác 47,9% (1267 thai phụ). Bảng 3.3. Tiền sử thai nghén Tiền sử thai nghén n % Con so 1280 48,4 Con rạ 1365 51,6 Tổng 2645 100 Nhận xét: trong nghiên cứu này, tỷ lệ thai phụ con so là 1280 trường hợp (48,4%) thai phụ thấp hơn một chút so với con rạ 1365 trường hợp (51,6%). Bảng 3.4. Phân bố giá trị tuổi mẹ Tuổi mẹ n % KSSG trung bình ≤24 tuổi 566 21,4 1,84±1,12 25-29 tuổi 1061 40,1 1,93±1,18 30-34 tuổi 645 24,4 2,09± 1,28 35-39 tuổi 303 11,5 2,06± 1,24 ≥40 tuổi 70 2,6 2,4± 1,4 Tổng 2645 100 1,98± 1,21 Nhận xét: có 645 thai phụ dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 24,4% với khoảng sáng sau gáy trung bình chỉ là 2,09 ± 1,28 mm trong khi đó có (2,6%) chỉ chiếm 2,6% thai phụ trên 40 tuổi nhưng KSSG trung bình lại lớn nhất trong các lứa tuổi nghiên cứu là 2,4± 1,4 mm. Bảng 3.5. Giá trị của chiều dài đầu mông CDĐM (mm) n % KSSG trung bình Tuổi mẹ trung bình 45-54 436 16,5 1,61 ± 1,1 28,81 ± 4,9 55-64 1236 46,7 1,79 ± 1,09 28,83 ± 5 65-74 803 30,4 2,3 ± 1,27 29,07 ± 4,9 75-84 170 6,4 2,75 ± 1,33 29,71 ± 5,7 Tổng 2645 100 1,98 ± 1,21 28,96 ± 5 Nhận xét: chiều dài đầu mông thai nhi từ 45-54mm có tỷ lệ 16,5%, nhiều nhất là từ 55-64mm (46,7%) và ít nhất là 75-84mm (6,4%). Khoảng sáng sau gáy tăng trung bình tăng dần theo chiều dài đầu mông từ 1,61 ± 1,1mm ở thai có chiều dài đầu mông trong khoảng 45-54mm tới 2,75 ± 1,33mm ở thai có chiều dài đầu mông từ 75-84mm. Bảng 3.6. Tỷ lệ khoảng sáng sau gáy thai nhi KSSG (mm) Số thai phụ Tuổi mẹ trung bình < 2,5 1888 (71,4) 28,7 ± 4,99 2,5 – 3,4 398 (15%) 29,2 ± 4,97 3,5- 4,4 239 (9%) 29,81 ± 5,5 4,5- 5,4 77 (2,9%) 29,12 ± 5,06 5,5- 6,4 24 (0,9%) 30,6 ± 5,21 ≥ 6,5 19 (0,7%) 29,57 ± 6,02 Tổng 2645 (100%) 29,31 ± 5,14 Nhận xét: có 1888 thai phụ (khoảng 71,4%) có KSSG dưới 2,5mm còn lại là các thai phụ có KSSG từ 2,5mm trở lên. Đối với nhóm các thai phụ có KSSG trên 2,5mm, thì có đến 398 KSSG nằm trong khoảng 2,5 – 3,4mm cao hơn nhiều so với 1,6% thai phụ (19 trường hợp) có KSSG ≥ 5,5mm. Tuổi mẹ trung bình của nghiên cứu là 29,31 ± 5,14 thì nhóm KSSG < 2,5mm có tuổi mẹ trung bình là 28,7 ± 4,99 tuổi thấp hơn so với còn tuổi mẹ trung bình 30,6 ± 5,21 của ở nhóm 5,5-6,4mm. Bảng 3.7. Giá trị của khoảng sáng sau gáy thai nhi KSSG (mm) n % <2,5 1888 71,4 ≥ 2,5 757 28,6 Tổng 2645 100 Nhận xét: tỷ lệ thai có KSSG ≥ 2,5 là 28,6% thấp hơn nhóm thai có KSSG <2,5 (71,4%) Bảng 3.8. Tỷ lệ chọc ối KSSG (mm) Không chọc hút dịch ối Chọc hút dịch ối p < 2,5 1877 98,6 11 1,5 < 0,005 ≥ 2,5 25 1,3 732 98,5 Tổng 1902 71,9 743 28,1 Nhận xét: trong nghiên cứu này có 743 thai phụ được chọc hút dịch ối tương đương 28,1 tổng số 2645 thai phụ. Nhóm KSSG ≥ 2,5mm có 98,5% được chọc hút dịch ối cao hơn nhiều so với tỷ lệ 1,5% ở nhóm ở nhóm KSSG <2,5mm. Biểu đồ 3.1. Thời điểm chọc hút dịch ối Nhận xét: Tuổi thai trung bình khi CHDO là 17,53 ± 0,6 (16 25,2), tuổi thai nhỏ nhất là 16 tuần, lớn nhất là 25,2 tuần. Tỷ lệ thai phụ được chọc ối đúng thời điểm là 93,5% cao hơn tỉ lệ thai phụ được chọc hút dịch ối muộn là 6,5%. 3.2. Tương quan giữa chiều dài đầu mông thai nhi và tuổi thai theo kinh cuối cùng. Biểu đồ 3.2. Đường hồi quy của CDĐM theo tuổi thai với phương trình tuyến tính CDĐM = 6,602 + TT x 4,398 Nhận xét: Biểu đồ này cho thấy đường bách phân vị 5th -50th – 95th của chiều dài đầu mông thai nhi theo tuổi thai tính theo ngày kinh cuối cùng. CDĐM thai nhi và tuổi thai theo ngày kinh cuối cùng có tương quan theo phương trình hồi quy tuyến tính CDĐM = 6,602+ TT x 4,398. Bảng 3.9. Bảng phân bố tuổi thai theo KCC Tuổi thai n (%) CDĐM (mm) Không nhớ KCC 1637 (61,9) 54,09 ± 6,64 11– 11 tuần 06 ngày 343 (12,9) 56,36 ± 5,72 12 – 12 tuần 06 ngày 490 (18,5) 60,71 ± 5,69 13 – 13 tuần 06 ngày 175 (6,6) 64,33 ± 6,75 Tổng 2645 62,1 ± 7,7 Nhận xét: có 1637 thai phụ không nhớ ngày đầu kì kinh cuối cùng (61,9%). Dựa vào ngày đầu kì kinh cuối cùng tại thời điểm đo KSSG thì tuổi thai từ 11 - 11 tuần 06 ngày chiếm 12,9% và có CDĐM trung bình là 56,36 ± 5,72 mm. CDĐM tăng dần theo tuổi thai lên đến 64,33 ± 6,75 mm ở tuổi thai từ 13 - 13 tuần 06 ngày. CDĐM trung bình của 2645 thai phụ trong nghiên cứu là 62,1 ± 7,7mm. Biểu đồ 3.3. Đường hồi quy của tuổi thai theo CDĐM với phương trình tuyến tính tuổi thai= 8,889 + CDĐMx 0,54 Nhận xét: từ phân bố chuẩn của CDĐM và tuổi thai, chúng tôi xây dựng được phương trình tuyến tính của tuổi thai theo CDĐM (mm) là: tuổi thai= 8,889 + CDĐMx 0,54. Bảng 3.10. Bảng bách phân vị tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông thai nhi. CDĐM Tuổi thai 5th 50th 95th 45 10 + 2 11 + 1 12 + 0 46 10 + 3 11 + 1 12 + 0 47 10 + 3 11 + 2 12 + 1 48 10 + 4 11 + 2 12 + 1 49 10 + 4 11 + 3 12 + 2 50 10 + 5 11 + 3 12 + 2 51 10 + 5 11 + 4 12 + 3 52 10 + 6 11 + 4 12 + 3 53 10 + 6 11 + 5 12 + 4 54 11 + 0 11 + 5 12 + 4 55 11 + 0 11 + 6 12 + 5 56 11 + 1 11 + 6 12 + 5 57 11 + 2 12 + 0 12 + 6 58 11 + 2 12 + 0 12 + 6 59 11 + 3 12 + 1 13 + 0 60 11 + 3 12 + 1 13 + 0 61 11 + 4 12 + 2 13 + 1 62 11 + 4 12 + 2 13 + 1 63 11 + 5 12 + 3 13 + 2 64 11 + 5 12 + 3 13 + 2 65 11 + 6 12 + 4 13 + 3 66 11 + 6 12 + 4 13 + 3 67 12 + 0 12 + 5 13 + 4 68 12 + 0 12 + 5 13 + 4 69 12 + 1 12 + 6 13 + 5 70 12 + 1 12 + 6 13 + 5 71 12 + 2 13 + 0 13 + 6 72 12 + 2 13 + 0 13 + 6 73 12 + 3 13 + 1 14 + 0 74 12 + 3 13 + 1 14 + 0 75 12 + 4 13 + 2 14 + 1 76 12 + 4 13 + 2 14 + 1 77 12 + 5 13 + 3 14 + 2 78 12 + 5 13 + 3 14 + 2 79 12 + 6 13 + 4 14 + 3 80 12 + 6 13 + 4 14 + 3 81 13 + 0 13 + 5 14 + 4 82 13 + 0 13 + 5 14 + 4 83 13 + 1 13 + 6 14 + 5 84 13 + 1 13 + 6 14 + 6 Nhận xét: Bởi vì từ chiều dài đầu mông thai nhi có thể tính ra được tuổi thai theo phương trình: tuổi thai= 8,889 + CDĐMx 0,54. Chiều dài đầu mông 45mm tương ứng với tuổi thai 11 tuần (giá trị bách phân vị 50th), chiều dài đầu mông 84mm tương ứng với tuổi thai 13 tuần 06 ngày (bách phân vị 50th) 3.3. Tương quan tuyến tính giữa khoảng sáng sau gáy và chiều dài đầu mông Biểu đồ Histogram của biến độc lập KSSG Tần số Phần dư hồi quy chuẩn hóa Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Histogram của KSSG so với CDĐM. Nhận xét: Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa dạng Histogram cho thấy phân bố của chuẩn của giá trị KSSG theo CDĐM Biểu đồ P-P plot của phần dư hồi quy chuẩn hóa Biến độc lập: Khoảng sáng sau gáy Giá trị cộng dồn mong đợi Giá trị cộng dồn quan sát Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P plot của khoảng sáng sau gáy. Nhận xét: Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa dạng normal P-P cho thấy phân bố của chuẩn của giá trị KSSG theo CDĐM Biểu đồ Sactterplot Biến độc lập: Khoảng sáng sau gáy Phần dư hồi quy chuẩn hóa Giá trị tiên đoán hồi quy chuẩn hóa Biểu đồ 3.6. Scatterplot kiểm tra giả định tuyến tính của khoảng sáng sau gáy Nhận xét: Từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa dạng Histogram và normal P-P cũng như biểu đồ Scatter- plot cho thấy phân bố của chuẩn của giá trị KSSG. Khoảng sáng sau gáy o Giá trị quan sát - Đường tuyến tính Chiều dài đầu mông Biểu đồ 3.7. Đường hồi quy của KSSG tương quan tuyến tính với CDĐM Nhận xét: phân tích hồi quy tuyến tính cho ta thấy có sự tương quan giữa KSSG và CDĐM phương trình hồi quy tuyến tính của KSSG theo CDĐM là KSSG = 0,385 + CDĐMx 0,015. Bảng 3.11. Giá trị bách phân vị của KSSG CDĐM (mm) KSSG 5th 25th 50th 75th 95th 45-49 0,73 1,0 1,1 1,5 3,6 50-54 0,8 1,0 1,2 1,7 4,0 55-59 0,9 1,1 1,3 1,7 4,1 60-64 0,9 1,2 1,4 2,2 4,3 65-69 1,0 1,3 1,7 3,1 4,6 70-74 1,0 1,4 2,0 3,3 4,7 75-80 1,1 1,4 2,2 3,3 5,0 80-84 2,5 3,0 3,5 4,4 6,5 Biểu đồ 3.8. Đường Percentile 5, 25, 50, 75, 95 của khoảng sáng sau gáy theo chiều dài đầu mông thai nhi Nhận xét: dựa vào bảng trên chúng ta có giá trị 50th của khoảng sáng sau gáy tăng dần theo chiều dài đầu mông, từ 1,1mm ở KSSG từ 45-59mm đến 3,5mm ở KSSG từ 80-84mm. Dựa vào các giá trị percentile của KSSG theo chiều dài đầu mông đó chúng ta có biểu đồ các đường percentile 5th, 25th, 50th, 75th, 95th tham khảo như biểu đồ trên 3.4. Tỷ lệ một số bất thường thai. Bảng 3.12. Tỷ lệ chọc hút dịch ối n (%) KSSG trung bình p Chọc hút dịch ối 743 (28.1) 3,65± 0,99 < 0,001 Không chọc hút dịch ối 1902 (71.9) 1,32± 0,38 Tổng 2645 (100) Nhận xét: có 743 thai phụ được chọc hút dịch ối chiếm tỷ lệ 28,1% thấp hơn so với không chọc hút dịch ối (71,9%) nhưng có trung bình KSSG là 3,65± 0,99mm cao hơn so với không chọc hút dịch ối 1,32± 0,38mm. Bảng 3.13. Tiền sử bệnh lý của thai phụ Tiền sử n % Bất thường di truyền n % Thai IVF 10 40 1 10 Bệnh lý nội khoa mẹ 1 4 0 0 Thiếu máu thalasemie 8 32 4 50 Bất thường NST vợ hoặc chồng 2 8 1 50 ĐCTN vì bất thường thai 4 16 0 0 Tổng 25 100 6 24 Nhận xét: Có 25 thai phụ có tiền sử bất thường trong đó tỷ lệ thai IVF là 40%, bệnh thiếu máu thalassemie là 32%, tiền sử bất thường thai là 16%, thai phụ có mang bất thường di truyền là 8% và thấp nhất là bệnh lý nội khoa người mẹ 4%. Bất thường di truyền ở thai nhi sinh ra từ những người mẹ này cao nhất là bệnh lý thalassemie 50%, có tiền sử bất thường di truyền cũng tương đương với bất thường thalassemie là 50%. Ở các thai IVF tỉ lệ bất thường di truyền là 10% trong khi bệnh lý nội khoa của người mẹ hoặc tiền sử đẻ thai bất thường đều là 0%. Bảng 3.14. Các chỉ định chọc hút dịch ối làm NST đồ Chỉ định CHDO Bất thường di truyền n % n % Chỉ tăng KSSG 518 69,7 89 17,2 Test sàng lọc + 222 29,9 64 28,8 Kết hợp tăng KSSG và test sàng lọc + 214 28,8 66 30,8 NIPT + 15 2,0 13 86,7 Tổng 743 100 157 21,1 Nhận xét: Trong số 743 thai phụ được chọc hút dịch ối thì tỷ lệ chỉ định do tăng KSSG cao nhất chiếm 69,7%, test sàng lọc dương tính là 29,9%, kết hợp cả hai chỉ định trên trên là 28,8% và NIPT dương tính 2,0%. Tỷ lệ bất thường di truyền cao nhất là 86,7% ở những thai có NIPT dương tính. Bảng 3.15. Tỷ lệ các bất thường của thai Tên bất thường n (%) Trung bình KSSG (mm) Bất thường di truyền 157 (5,9) 3,82± 1,06 Bất thường chu sinh thai 215 (8,1) 3,36± 1,36 Siêu âm thai bất thường 60 (2,3) 3,39± 1,25 Chỉ một bất thường 81 (3,1) 2,44± 1,28 Hai bất thường 123 (4,7) 3,73± 1,19 Ba bất thường kết hợp 16 (0,6) 3,87± 0,93 Tổng số thai phụ 2645 (100) 1,98± 1,21 Nhận xét: Có 157 thai nhi bất thường di truyền (5,9%), thấp hơn so với tỷ lệ thai bất thường chu sinh thai 8,1% (215 thai phụ), nhưng cao hơn so với tỷ lệ bất thường kèm theo trên siêu âm là 2,3% (60 thai phụ). KSSG trung bình của tahi bất thường di truyền là 3,82 ± 1,06mm cao hơn so với KSSG trung bình của thai bất thường chu sinh (3,36 ± 1,36mm) và thai có bất thường hình thái (3,39 ± 1,25). Hai bất thường kết hợp là hay gặp nhất 123 trường hợp (4,7%) trong đó khoảng sáng sau gáy trung bình lớn nhất khi kết hợp cả ba bất thường (3,87± 0,93 mm) Bảng 3.16. Phân loại các bất thường nhiễm sắc thể Tên bất thường n % Trisomy 21 82 52,2 Trisomy 18 17 10,8 Trisomy 13 2 1,3 Trisomy 22 1 0,6 NST giới tính 6 3,7 45X 4 2,5 XXX 1 0,6 XXY 1 0,6 Hội chứng Digeorge 4 2,5 Thể khảm 4 2,5 Bất thường cấu trúc NST 41 26,1 Tổng số bất thường NST 157 100 Nhận xét: trong số các bất thường NST, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,7% trong đó có 4 trường hợp 45X (2,5%), có 4 trường hợp hội chứng Digeorge chiếm tỷ lệ 2,5% tổng số các bất thường. Tỷ lệ mắc thể khảm NST là 2,5% và các bất thường cấu trúc NST chiếm tỷ lệ 26,1%. Bảng 3.17. Khoảng sáng sau gáy trung bình của các thai bất thường NST Các bất thường NST n (%) KSSG trung bình Tuổi mẹ trung bình NST bình thường 2488 (94) 1,86 ± 1,12 28,8 ± 4,9 Trisomy 21 82 (3,1) 3,74 ± 0,77 31,97 ± 6,52 Bất thường NST giới tính 6 (0,2) 4,16 ± 1,2 28,5 ± 7,2 Bất thường các NST khác 20 (0,7) 4,46 ± 1,46 34,35 ± 5,9 Bất thường cấu trúc NST 49 (1,9) 3,71 ± 1,12 29,14 ± 5,35 Tổng 2645 1,98 ± 1,21 28,9 ± 5,05 Nhận xét: Trong số 2645 thai phụ tham gia vào nghiên cứu, tỷ lệ bất thường di truyền chiếm 5,9%, bất thường trisomy 21 thường gặp nhất (3,1%), bất thường NST giới tính ít gặp nhất (0,2%). KSSG trung bình và tuổi mẹ trung bình cao nhất ở nhóm bất thường NST 13, 18, 21. Bảng 3.18 Tỷ lệ thai nhi bất thường hình thái Bất thường hình thái thai nhi n (%) KSSG trung bình p Tuổi mẹ trung bình Bất thường 60 (2,26) 3,39± 1,25 < 0,001 28,96± 5,04 Bình thường 2585 (97,7) 1,94± 1,19 28,92± 5,7 Tổng 2645 (100) 1,98 ± 1,21 28,96± 5,04 Nhận xét: tỷ lệ bất thường hình thái thai nhi là 2,26% thấp hơn so với 97,7 trường hợp có hình thái thai nhi bình thường, nhưng có KSSG trung bình là 3,39± 1,25mm cao hơn so với nhóm có hình thái bình thường (1,94± 1,19mm). Bảng 3.19. Tỷ lệ các bất thường hình thái trên siêu âm Các loại bất thường hình thái thai nhi n (%) KSSG trung bình Tuổi mẹ trung bình Thai bình thường 2585 (97,7) 1,94 ± 1,19 28,9 ± 5,04 Đầu- Mặt- Cổ 22 (0,83) 3,64±0,72 30,4 ± 7,6 Ngực 18 (0,7) 3,8±1,4 28,7 ± 5,14 Bụng 15 (0,6) 2,97±1,3 27,9 ± 6,1 Tứ chi 2 (0,08) 4,1±0,35 28 ± 4,2 Đa dị tật 3 (0,1) 1,75±1,34 30,6 ± 5,08 Tổng 2645 (100) 1,98 ± 1,21 28,9 ± 5,05 Nhận xét: có 18 thai nhi bất thường ở ngực 0,7% cao nhất trong số các bất thường, tiếp đó là ở bụng 0,6%, vùng mặt (0,5%) và vùng đầu 0,2%. Các bất thường ít gặp là ở tứ chi: 0,08% và đa dị tật (0,1%). Bất thường tứ chi có KSSG trung bình cao nhất là 4,1± 0,35mm và thấp nhất là đa dị tật 1,75± 1,34 mm. Tuổi mẹ trung bình cao nhất là ở nhóm đa dị tật (30,6 ± 5,08 tuổi). Bảng 3.20. Tỷ lệ bất thường chu sinh thai Bất thường chu sinh thai n (%) KSSG trung bình p Có 215 (8,1) 3,36±1,36 <0,001 Không 2430 (91,9) 1,36± 0,09 Tổng 2645 (100) Nhận xét: có 215 thai phụ có bất thường chu sinh thai (8,1%) thấp hơn so với nhóm có chu sinh thai bình thường (91,9%) nhưng KSSG trung bình lại cao hơn (3,36±1,36 so với 1,36± 0,09). Bảng 3.21. Các bất thường chu sinh của thai Các bất thường chu sinh thai n (%) KSSG trung bình Tuổi mẹ trung bình Thai bình thường 2430 (91,9) 1,85± 1,12 28,8± 4,8 Đình chỉ thai 171 (6,5) 3,57± 1,25 31,2± 6,5 Thai chết lưu 19 (0,7) 1,71± 1,04 30,2± 4,5 Thai sinh ra bất thường hình thái 16 (0,6) 2,45± 1,21 27,5± 6,4 Thai chết sau sinh 9 (0,3) 4,36± 0,95 27,2± 3,6 Tổng 2645 (100) 1,98± 1,21 28,9 ± 5,05 Nhận xét: có 2430 thai phụ (91,9%) có kết quả chu sinh bình thường. Trong nhóm bất thường chu sinh thai, tỷ lệ đình chỉ thai là cao nhất 6,5%, sau đó thai chết lưu 0,7%, bất thường hình thái là 0,6%, thấp nhất là thai chết sau sinh (0,3%). Hai nhóm có giá trị KSSG cao nhất đó là thai chết sau sinh: 4,36± 0,95mm và đình chỉ thai 3,57± 1,25mm. Nhóm có tuổi mẹ trung bình cao nhất (31,2± 6,5 tuổi) là nhóm đình chỉ thai. 3.5. Mối liên quan giữa khoảng sáng sau gáy với một số bất thường thai Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC của KSSG và bất thường nhiễm sắc thể Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC của bất thường nhiễm sắc thể và khoảng sáng sau gáy là 0,893. Giá trị Youn Index J = 0,745 là lớn nhất tại điểm cắt KSSG bằng 2,485 mm. Bảng 3.22. Độ nhạy độ đặc hiệu của khoảng sáng sau gáy khi chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể thai nhi. KSSG (mm) Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số Youden 2,04 0,994 0,732 0,726 2,09 0,994 0,732 0,726 2,14 0,994 0,74 0,734 2,19 0,994 0,741 0,735 2,25 0,994 0,748 0,742 2,345 0,987 0,752 0,739 2,395 0,987 0,752 0,739 2,435 0,987 0,757 0,744 2,485 0,987 0,758 0,745 2,535 0,962 0,768 0,73 2,585 0,955 0,768 0,723 2,625 0,949 0,775 0,724 2,67 0,949 0,775 0,724 2,695 0,949 0,776 0,725 2,705 0,93 0,786 0,716 2,755 0,924 0,786 0,71 2,805 0,873 0,798 0,671 2,815 0,873 0,799 0,672 2,845 0,873 0,799 0,672 2,875 0,866 0,799 0,665 2,885 0,866 0,799 0,665 2,895 0,866 0,8 0,666 2,935 0,841 0,815 0,656 2,985 0,841 0,816 0,657 3,005 0,79 0,834 0,624 Nhận xét: Độ nhạy lớn nhất là 0,994 tại giá trị KSSG bằng 2,04mm và giá trị này giảm dần khi tăng KSSG. Độ đặc hiệu lớn nhất là 0,834 tại giá trị KSSG là 3,005mm và giá trị này giảm dần khi KSSG giảm. Tại giá trị khoảng sáng sau gáy bằng 2,485mm có độ nhạy khi chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể thai nhi là 0,987, độ đặc hiệu là 0,758 và chỉ số Youden bằng 0,745 là giá trị Youden lớn nhất nên 2,485 được chọn làm điểm “cut- off” chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể. Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC của KSSG và bất thường hình thái trên siêu âm Nhận xét: diện tích dưới đường cong là 0,804. giá trị Youden index lớn nhất là 0,559 tại ngưỡng KSSG bằng 2,485mm. Tại điểm cắt này có độ nhạy là 0,833 và độ đặc hiệu là 0,726. Bảng 3.23. Độ nhạy độ đặc hiệu của KSSG chẩn đoán bất thường hình thái KSSG (mm) Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số Youden 2,09 0,833 0,701 0,534 2,14 0,833 0,709 0,542 2,19 0,833 0,709 0,542 2,25 0,833 0,716 0,549 2,345 0,833 0,721 0,554 2,395 0,833 0,721 0,554 2,485 0,833 0,726 0,559 2,535 0,8 0,737 0,537 2,585 0,8 0,737 0,537 2,625 0,783 0,744 0,527 2,67 0,783 0,744 0,527 2,695 0,783 0,745 0,528 2,705 0,75 0,755 0,505 2,755 0,75 0,755 0,505 2,805 0,75 0,77 0,52 2,815 0,75 0,771 0,521 2,845 0,75 0,771 0,521 2,875 0,733 0,771 0,504 2,885 0,733 0,771 0,504 2,895 0,733 0,772 0,505 2,935 0,7 0,787 0,487 2,985 0,7 0,788 0,488 3,005 0,683 0,809 0,492 Nhận xét: Độ nhạy lớn nhất là 0,833 tại giá trị KSSG bằng 2,09mm và giá trị này giảm dần khi tăng KSSG. Độ đặc hiệu lớn nhất là 0,809 tại giá trị KSSG là 3,005mm và giá trị này giảm dần khi KSSG giảm. Tại giá trị khoảng sáng sau gáy bằng 2,485mm có độ nhạy khi chẩn đoán bất thường hình thái thai nhi là 0,833; độ đặc hiệu là 0,726 và chỉ số Youden bằng 0,559 là giá trị Youden lớn nhất nên 2,485 có thể được chọn là ngưỡng “cut- off” chẩn đoán bất thường hình thái thai nhi. Biểu đồ 3.11. Đường cong ROC của KSSG chẩn đoán bất thường chu sinh Nhận xét: diện tích dưới đường cong là 0,805. giá trị Youden index lớn nhất là 0,558 tại ngưỡng KSSG bằng 2,25mm. Tại điểm cắt này có độ nhạy là 0,809 và độ đặc hiệu là 0,749. Bảng 3.24. Độ nhạy độ đặc hiệu của KSSG chẩn đoán bất thường chu sinh KSSG (mm) Độ nhạy Độ đặc hiệu Chỉ số Youden 2,04 0,819 0,733 0,552 2,09 0,819 0,734 0,553 2,14 0,814 0,742 0,556 2,19 0,814 0,742 0,556 2,25 0,809 0,749 0,558 2,345 0,8 0,753 0,553 2,395 0,8 0,753 0,553 2,435 0,786 0,757 0,543 2,485 0,781 0,758 0,539 2,535 0,763 0,767 0,53 2,585 0,758 0,768 0,526 2,625 0,749 0,774 0,523 2,67 0,749 0,775 0,524 2,695 0,749 0,775 0,524 2,705 0,73 0,785 0,515 Nhận xét: độ nhạy lớn nhất là 0,819 tại giá trị KSSG bằng 2,04mm và giá trị này giảm dần khi tăng KSSG. Độ đặc hiệu lớn nhất là 0,785 tại giá trị KSSG là 3,005mm và giá trị này giảm dầ khi KSSG giảm. Tại giá trị khoảng sáng sau gáy bằng 2,25mm có độ nhạy khi chẩn đoán bất thường chu sinh thai nhi là 0,809; độ đặc hiệu là 0,749 và chỉ số Youden bằng 0,558 là giá trị Youden lớn nhất nên 2,25mm được chọn làm điểm “cut- off” chẩn đoán bất thường chu sinh thai nhi. Tại giá trị KSSG bằng 2,485mm có độ nhạy chẩn đoán bất thường chu sinh là 0,781 và độ đặc hiệu là 0,785 và chỉ số Youden là 0,539. Các giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị Youden tại điểm cắt 2,485mm đều thấp hơn ở điểm cắt 2,25mm. Bảng 3.25. Tỷ lệ bất thường NST thai nhi theo giá trị KSSG Các loại bất thường KSSG (mm) < 2,5 2,5-3,4 3,5-4,4 4,5-5,4 5,5-6,4 ≥ 6,5 Tổng n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) T21 0 35 (42,7) 30 (36,6) 15 (18,3) 2 (2,4) 0 82 (52,2) Bất thường NST giới 0 1 (16,7) 4 (66,7) 0 1 (16,7) 0 6 (3,8) NST khác 0 5 (25) 6 (30) 4 (20) 2 (10) 3 (15) 20 (12,7) Bất thường cấu trúc NST 2 (4.1) 28 (57,1) 9 (18,4) 6 (12,2) 2 (4,1) 2 (4,1) 49 (31,2) Tổng 2 (1.3) 69 (43,9) 49 (31,2) 25 (15,9) 7 (4,5) 5 (3,2) 157 (100) Nhận xét: trong số 157 thai bất thường NST thì 52,2% là bất thường trisomy 21; 12,7% bất thường NST khác; 3,8% bất thường nhiễm sắc thể giới và 31,2% bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể. Trong số 82 thai nhi bất thường trisomy 21 thì 42,7% tương đương 35 thai nhi có KSSG nằm trong khoảng 2,5-3,4mm, tỷ lệ này giảm dần cho tới ngưỡng KSSG trong khoảng 5,5- 6,4 mm với 2 trường hợp chiếm 2,4%. không có trường hợp nào có KSSG ≥ 6,5mm hay < 2,5mm. Trong nhóm KSSG < 2,5mm chỉ có hai trường hợp bất th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_danh_gia_gia_tri_cua_chi_so_khoang_sang_sau_gay_tron.doc
  • docxNHLong TT luan an tieng Anh 24 trang.docx
  • docxNHLong TT luan an tieng Viet 24 trang.docx
  • docxNHLong_ Thông tin KL mới của luận án (tiếng Việt, tiếng Anh).docx
  • docxNHLong_ Trích yếu LATS.docx
Tài liệu liên quan