MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và vị trí u màng não nền sọ hay gặp. 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu nền sọ. 3
1.1.2. Các vị trí u màng não nền sọ hay gặp. 6
1.2. Dịch tể và mô bệnh học u màng não . 7
1.2.1. Dịch tể học. 7
1.2.2. Mô bệnh học . 7
1.3. Đặc điểm lâm sàng u màng não nền sọ. 9
1.3.1. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh u màng não. 9
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng . 10
1.4. Đặc điểm hình ảnh u màng não nền sọ . 13
1.4.1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính . 13
1.4.2. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ . 14
1.5. Các phương pháp điều trị u màng não nền sọ. 22
1.5.1. Vai trò của phẫu thuật. 23
1.5.2. Vai trò của nút mạch trước mổ. 25
1.5.3. Vai trò của xạ trị . 25
1.5.4. Vai trò của hóa trị . 28
1.5.5. Vai trò của liệu pháp Hormon . 28
1.5.6. Vai trò của liệu pháp nhắm trúng đích . 28
1.5.7. Vai trò của xạ phẫu dao gamma quay . 29
1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về điều trị u màng não nền sọ
bằng dao gamma. 35
1.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài . 35
1.6.2. Các nghiên cứu trong nước . 38
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu. . 39
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh. 392.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 40
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu . 40
2.2.3. Thiết bị nghiên cứu. 40
2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 42
2.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán u màng não nền sọ trên phim chụp cộng
hưởng từ. 42
2.2.6. Quy trình xạ phẫu bằng dao gamma quay. 43
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu. 49
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu . 49
2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. 49
2.4. Các biến số nghiên cứu . 50
2.4.1. Với mục tiêu 1 . 50
2.4.2. Với mục tiêu 2. 51
2.5. Sai số và khống chế sai số. 60
2.5.1. Sai số hệ thống do chọn mẫu nghiên cứu. 60
2.5.2. Sai số ngẫu nhiên do thu thập và xử lý số liệu. 60
2.6. Xử lý số liệu . 60
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. 61
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 63
3.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ. 63
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng . 63
3.1.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ . 66
3.2. Kết quả điều trị. 68
3.2.1. Đặc điểm xạ phẫu . 68
3.2.2. Cải thiện triệu chứng lâm sàng. 70
3.2.3. Đáp ứng về kích thước và tính chất khối u . 73
3.2.4. Kết quả về sống thêm . 77
3.2.5. Tác dụng không mong muốn và chất lượng sống . 84Chƣơng 4: BÀN LUẬN. 86
171 trang |
Chia sẻ: thanhtam3 | Ngày: 31/01/2023 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá kết quả điều trị u màng não nền sọ bằng dao gamma quay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
min-max)
2,1 ± 1,6
(1 - 7)
29,7 ± 15,5
(9 - 71)
28,1 ± 16,2
(6 - 71)
Trung vị
(Q1-Q3)
1
(1 - 3)
25
(18 - 37)
24
(17 - 34)
Nhận xét: Thời gian xuất viện trung vị là 1 ngày, thấp nhất 1 ngày, dài nhất là
3 ngày. Thời gian theo dõi trung vị trên lâm sàng là 25 tháng, 75% đối tượng
nghiên cứu theo dõi đến 37 tháng, dài nhất là 71 tháng. Thời gian theo dõi
trung vị trên hình ảnh là 24 tháng, 75% đối tượng theo dõi đến 34 tháng và
dài nhất là 71 tháng.
12.6%
23.9%
18.3%
4.2%
14.1% 15.5%
2.8% 1.4%
16.9%
2.8%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
Dây thị
giác
(n=9)
Xoang
hang
(n=17)
TK sọ
khác
(n=13)
Tiểu
não
(n=3)
Tuyến
yên
(n=10)
Động
mạch
(n=11)
Hốc
mắt
(n=2)
Xương
(n=1)
Thân
não
(n=12)
Thùy
thái
dương
(n=2)
69
Bảng 3.9. Liều xạ phẫu, số trường chiếu và thời gian xạ phẫu
Đặc điểm
Giá trị
n TB ± SD Thấp nhất Lớn nhất
Liều xạ phẫu (Gy) 71 14 ± 1,6 10 16
Số trƣờng chiếu 71 7,3 ± 4,6 1 23
Thời gian xạ phẫu (phút) 71 44,5 ± 23,1 14,3 113,3
Nhận xét: - Liều xạ trung bình (50% liều tại bờ u) là: 14,0 ± 1,6 (Gy), cao
nhất: 16(Gy), thấp nhất 10(Gy).
- Số trường chiếu trung bình là 7,3 ± 4,6, lớn nhất là 23 trường, thấp
nhất là 1 trường.
- Thời gian xạ phẫu trung bình là 44,5 ± 23,1 phút, dài nhất là 113,3
phút, ngắn nhất 14,3 phút.
Biểu đồ 3.6. Phân bố tỷ lệ phần trăm theo nhóm liều xạ phẫu
Nhận xét: Nhóm liều 12- 14Gy chiếm tỷ lệ cao nhất 60,6%. Nhóm liều >
14Gy chiếm 33,8%. Nhóm liều < 12Gy chiếm 5,6% trường hợp.
5,6%
60,6%
33,8%
< 12Gy
12- 14Gy
> 14Gy
70
Bảng 3.10. Phân bố liều xạ phẫu theo vị trí và kích thước u
Liều xạ phẫu
(Gy)
Vị trí u Kích thƣớc u
Hố sọ giữa Hố sọ sau < 3cm 3 - 5cm
n 40 31 40 31
TB ± SD 13,5 ± 1,7 14,7 ± 1,2 14,4 ± 1,6 13,5 ± 1,6
Nhỏ nhất 10 12 10 10
Lớn nhất 16 16 16 16
p 0,002 0,014
Nhận xét: - Liều xạ phẫu trung bình cho u hố sọ giữa là 13,5 ± 1,7(Gy), thấp hơn
hố sọ sau (14,68 ± 1,24Gy). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.
- Liều xạ phẫu trung bình cho u < 3cm là 14,4 ± 1,6(Gy), cao hơn u 3-
5cm (13,5 ± 1,6Gy). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,014 (test đo
lường lặp lại Anova repeated measurement).
3.2.2. Cải thiện triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.11. Cải thiện triệu chứng chung sau điều trị
Mức độ n
Sau điều trị
%
Thời gian theo
dõi lâm sàng
Trung vị/TB
(tháng)
Ngắn nhất
(tháng)
Dài nhất
(tháng)
Có cải thiện 28 39,4 23/27,6 9 70
Không cải thiện 43 60,6 27/31,2 12 71
Nhận xét: Sau điều trị, tại thời điểm theo dõi lâm sàng trên 71 bệnh nhân, tỷ
lệ cải thiện triệu chứng chung 39,4% (2871), không cải thiện 60,6% (43/71).
- Thời gian theo dõi trung bình ở nhóm bệnh nhân được kiểm soát triệu
chứng là 27,6 tháng, thấp nhất 9 tháng, dài nhất 70 tháng. Nhóm không cải
thiện thời gian trung bình là 31,2 tháng, thấp nhất 12 tháng, dài nhất 71 tháng.
Kiểm định bằng Anova repeated measurement test.
71
Bảng 3.12. Thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau điều trị
Triệu chứng
Trƣớc điều trị
(n/N)
Sau điều trị
Cải thiện %
Đau đầu 63/71 56/63 88,9
Nôn, buồn nôn 7/71 6/7 85,7
Nhìn mờ 34/71 28/34 82,4
Sụp mi 10/71 5/10 50,0
Nhìn đôi 3/71 3/3 100
Bán manh 2/71 1/2 50,0
Lồi mắt 1/71 0/1 0,0
Yếu ½ người 1/71 0/1 0,0
Ù tai 16/71 13/16 81,2
Tê nửa mặt 16/71 10/16 62,5
Động kinh 2/71 2/2 100
Mất thăng bằng 4/71 4/4 100
Rối loạn nội tiết 1 1/1 100
Nhận xét: Đa số các triệu chứng cơ năng cải thiện đáng kể sau điều trị so với
trước: các triệu chứng nhìn đôi, động kinh, mất thăng bằng, rối loạn nội tiết cải
thiện 100%. Triệu chứng khác cải thiện tỷ lệ cao như: đau đầu (88,9%); nôn và
buồn nôn (85,7%); nhìn mờ (82,4%), ù tai (81,2%). Triệu chứng lồi mắt và
yếu nửa người không cải thiện.
72
Biểu đồ 3.7: Thay đổi chỉ số Karnofsky trước và sau điều trị
Nhận xét: Điểm Karnofsky của các bệnh nhân cải thiện rõ rệt sau điều
trị: trước điều trị trung bình là 76,3 điểm; Sau điều trị 6 tháng 78,7 điểm; Sau
12 tháng 80,5 điểm; Sau 24 tháng 80,6 điểm; và Sau 36 tháng 82,6 điểm. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nhóm 60 - 70 điểm giảm từ 36,6%
xuống còn 18,3% trong khi nhóm 80 - 90 điểm tăng từ 63,4% lên 80,3% sau
điều trị. Kiểm định bằng repeated ANOVA test.
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến logistic
(Các yếu tố liên quan đến cải thiện triệu chứng sau điều trị)
Các yếu tố
Mô hình 1
a
OR (95% CI)
Mô hình 2
b
OR (95% CI)
Điểm Karnofsky
(80- 90 so với 60- 70)
1,28 (0,47-3,46)
1,16 (0,39-3,39)
Tiền sử mổ
(Đã mổ so với chưa mổ)
2,56 (0,96-7,14) 2,63 (0,85-8,33)
Vị trí u
(Hố sọ giữa so với sau)
1,37 (0,47-4,01) 1,31 (0,38-3,82)
Kích thƣớc u
(< 3cm so với 3- 5cm)
0,47 (0,18-1,26) 0,54 (0,18-1.61)
Liều xạ phẫu
(14Gy)
0,98 (0,73-1,32)
0,89 (0,63-1,28)
a
Mô hình 1: Mô hình đơn biến
b
Mô hình 2: Mô hình đa biến
76.3
78.7
80.5
80.6
82.6
72
74
76
78
80
82
84
Trước điều trị Sau điều trị 6
tháng
Sau điều trị
12 tháng
Sau điều trị
24 tháng
Sau điều trị
36 tháng
73
Nhận xét: Kết quả ở mô hình đơn biến và đa biến cho thấy kích thước u < 3cm,
liều xạ phẫu < 14Gy là yếu tố có tiên lượng không tốt cho mức độ cải thiện triệu
chứng (OR 0,05).
3.2.3. Đáp ứng về kích thƣớc và tính chất khối u
Bảng 3.14. Thay đổi kích thước khối u trước và sau điều trị
Thời gian theo dõi
Trước
điều trị
6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng
Kích
thước
khối U
(cm)
n 71 70 59 30 14
TB (min-
max)
2,69±0,95
(1-4,9)
2,66±1,12
(0,9-6,3)
2,49±1,03
(0,8-4,8)
2,51±1,09
(0,5-4,6)
2,25±0,97
(0,5-4)
Trung vị
(Q1-Q3)
2,7
(2-3,5)
2,5
(1,7-3,5)
2,5
(1,7-3,1)
2,4
(1,7-3,1)
2,3
(1,6-3,0)
p
(Wilcoxon
test)
> 0,05
Nhận xét: Kích thước trung bình khối u trước điều trị là 2,69 ± 0,95cm, tại thời
điểm sau điều trị 6 tháng là 2,66 ± 1,12cm, tại 12 tháng là 2,49 ± 1,03cm, tại 24
tháng là 2,51 ± 1,09cm, tại 36 tháng là 2.25 ± 0,97cm. Kiểm định không phân
bổ chuẩn theo từng cặp bằng Wilcoxom test (trước điều trị so với từng thời
điểm) thì sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
74
Bảng 3.15. Thay đổi tính chất khối u sau điều trị
Đặc điểm n %
Hoại tử trong u
Có 3 4,2
Không 68 95,8
Chảy máu trong u
Có 1 1,4
Không 70 98,6
Hiệu ứng khối
Có 3 4,2
Không 68 95,8
Nhận xét: Sau điều trị, có 3 trường hợp (4,2%) có hoại tử trung tâm khối u, 3
trường hợp gây hiệu ứng khối (4,2%), và 1 trường hợp (1,4%) chảy máu trong u.
Bảng 3.16. Đáp ứng khối u chung sau điều trị
Đáp ứng
n
Sau điều trị
%
Thời gian theo
dõi hình ảnh
TB ± SD
(tháng)
Ngắn nhất
(tháng)
Dài nhất
(tháng)
Hoàn toàn 7 9,9 39,4±17,9 13 57
Một phần 15 21,1 26±13,7 6 57
Bệnh ổn định 42 59,1 27,5±16,8 6 71
Tiến triển 7 9,9 24,7±12,9 11 48
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng khối u sau điều trị tại thời điểm theo dõi hình ảnh
trên 71 bệnh nhân như sau:
- Đáp ứng hoàn toàn: 9,9%; một phần: 21,1%; bệnh ổn định: 59,1%; bệnh
tiến triển: 9,9%. Đáp ứng chung chiếm 31%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 90,1%.
- Thời gian theo dõi trung bình ở nhóm bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn là
39,4 tháng; đáp ứng một phần là 26 tháng; bệnh ổn định là 27,5 tháng; bệnh
tiến triển là 24,7 tháng. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
Kiểm định bằng repeated ANOVA test.
75
Bảng 3.17. Liên quan đáp ứng khối u với tiền sử phẫu thuật
Đáp ứng u
Tiền sử phẫu thuật (n %)
p
Đã phẫu thuật Không phẫu thuật
Có 8 (36,4) 14 (63,6)
0,607
Không 21 (42,9) 28 (57,2)
Tổng 29 (40,9) 42 (59,2)
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm xạ phẫu đơn thuần là 63,6% cao hơn nhóm
sau phẫu thuật (36,4%), Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,607
(Anova repeated test).
Bảng 3.18. Liên quan đáp ứng u với kích thước u
Đáp ứng u
Kích thƣớc u (n %)
p
< 3cm 3 - 5cm
Có 11(50,0) 11 (50,0)
0,222
Không 32 (65,3) 17 (34,7)
Tổng 28 (39,4) 43 (60,6)
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ đáp ứng giữa 2 nhóm u < 3cm
(50%) và u 3- 5cm (50%) với p = 0,002 (Anova repeated test).
76
Bảng 3.19. Liên quan đáp ứng u với vị trí u
Đáp ứng
Vị trí u (n %)
p
Hố sọ giữa Hố sọ sau
Có 10 (45,5) 12 (54,5)
0,215 Không 30 (61,2) 19 (38,8)
Tổng 40 (56,3) 31 (43,7)
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng u hố sọ giữa là 45,5% thấp hơn hố sọ sau (54,5%).
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,215 (Anova repeated test).
Bảng 3.20. Liên quan đáp ứng u với liều xạ phẫu
Đáp ứng
Liều xạ phẫu (n %)
p
14Gy
Có 1 (2,0) 33 (67,4) 15 (30,6)
0,071
Không 3 (13,6) 10 (45,5) 9 (40,9)
Tổng 4 (5,6) 43 (60,6) 33 (33,8)
Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm liều 12 - 14Gy là 67,4% cao hơn nhóm liều
> 14Gy (30,6%). Chỉ có 1 trường hợp (2%) đáp ứng ở nhóm liều < 12Gy. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,071 (Anova repeated test).
77
3.2.4. Kết quả về sống thêm
Tại thời điểm theo dõi hình ảnh trên tất cả 71 đối tượng nghiên cứu, kết
quả về sống thêm sau điều trị như sau:
Bảng 3.21. Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển
Thời gian n PFS (%) Tiến triển (%) p
Trước 12 tháng 69 97,2 2,8
<0,001
12-24 tháng 66 92,9 7,1
24-36 tháng 62 87,3 12,7
Sau 36 tháng 62 87,3 12,7
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển tại thời điểm trước 12 tháng
là 97,2%; sau 12 - 24 tháng là 92,9%; sau 24 - 36 tháng là 87,3%; và sau 36
tháng là 87,3% với p < 0,001. Tiến triển bệnh trước 12 tháng là 2,8%; sau 12 -
24 tháng là 7,1%; sau 24 - 36 tháng là 12,7%; sau 36 tháng không có trường
hợp tiến triển bệnh. Như vậy tại thời điểm theo dõi cuối cùng có 9 trường hợp
bệnh tiến triển (12,7%).
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển
Nhận xét: Phân tích Kaplan-Meier với thời gian theo dõi trung bình là 29,7
tháng: trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 24 tháng, 75%
trường hợp có thời gian theo dõi đến 34 tháng. Thời gian theo dõi tối thiểu là
6 tháng, tối đa là 71 tháng.
78
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển ở nam là 87,5% cao hơn nữ
giới (87,3%). Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển ở nam là 36,5
tháng cao hơn nữ (24 tháng). Kiểm định sự khác biệt bằng Test Log-rank, không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo nhóm tuổi
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển nhóm <40 tuổi là 83,3% thấp
hơn nhóm 40- 60 tuổi là 87,1%, và nhóm > 60 tuổi là 89,5%. Trung vị thời gian
sống thêm bệnh không tiến triển nhóm < 40 tuổi là 41,5 tháng cao hơn nhóm 40-
60 tuổi (24 tháng), và > 60 tuổi (28 tháng). Kiểm định sự khác biệt bằng Test Log-
rank, không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
79
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tiền sử mổ
Nhận xét: Nhóm xạ phẫu đơn thuần, tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển là
92,9% cao hơn nhóm đã mổ là 79,3%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển nhóm xạ phẫu đơn thuần là 26 tháng cao hơn nhóm đã mổ là
24 tháng. Kiểm định bằng Test Log-rank, sự khác biệt là chưa có ý nghĩa
thống kê với p=0,091.
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo điểm
Karnofsky
Nhận xét: Nhóm Karnofsky 80- 90 điểm cho tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến
triển là 88,9% cao hơn nhóm 60- 70 điểm 84,6%. Trung vị thời gian sống
thêm bệnh không tiến triển nhóm 80- 90 điểm là 27 tháng cao hơn nhóm 60-
70 điểm là 24 tháng. Kiểm định bằng Test Log-rank, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,602.
80
Biểu đồ 3.13. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo vị trí u.
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển u hố sọ giữa là 90% cao hơn
u hố sọ sau 83,9%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển u hố
sọ giữa là 26 tháng cao hơn hố sọ sau là 24,5 tháng. Kiểm định bằng Test
Log-rank, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,441.
Biểu đồ 3.14. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo kích thước u
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển ở nhóm u < 3cm là 90,7%
cao hơn u 3-5cm là 82,1%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến
triển nhóm u < 3cm là 28 tháng cao hơn nhóm 3- 5cm là 24 tháng. Kiểm định
bằng Test Log-rank, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,29.
81
Biểu đồ 3.15. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo liều xạ phẫu
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển ở nhóm liều < 12Gy là
91,8%; 12-14Gy là 86,1%; >14Gy là 75,0%. Trung vị thời gian sống thêm
bệnh không tiến triển ở nhóm liều < 12Gy (27 tháng), nhóm liều 12- 14Gy
(27 tháng), và nhóm liều > 14Gy (24 tháng). Kiểm định bằng Test Log-rank,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,60.
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo đáp ứng triệu chứng
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển nhóm đáp ứng triệu chứng là
89,7% cao hơn không đáp ứng (76,9%). Trung vị thời gian sống thêm bệnh
không tiến triển nhóm đáp ứng là 25 tháng, không đáp ứng (25 tháng). Kiểm
định bằng Test Log-rank, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,212.
82
Biểu đồ 3.17. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo đuôi màng cứng
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển nhóm có đuôi màng cứng là
82,1% thấp hơn không có đuôi màng cứng là 90,7%. Trung vị thời gian sống thêm
bệnh không tiến triển nhóm có đuôi màng cứng là 24 tháng thấp hơn không có
đuôi màng cứng là 27,5 tháng. Kiểm định bằng Test Log-rank, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p= 0,29.
Biểu đồ 3.18. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo đáp ứng khối u
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển nhóm đáp ứng u là 100% cao
hơn không đáp ứng (81,6%). Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển
nhóm đáp ứng là 25,5 tháng, nhóm không đáp ứng là 25,5 tháng. Kiểm định
bằng Test Log-rank, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,031.
83
Biểu đồ 3.19. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo hoại tử khối u
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển nhóm hoại tử u là 100% cao
hơn không hoại tử là 95,2%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển
nhóm u hoại tử là 47 tháng cao hơn không hoại tử là 25,5 tháng. Kiểm định bằng
Test Log-rank, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,525.
Bảng 3.22. Mô hình hồi quy đa biến COX: tương quan giữa khả năng tiến
triển của bệnh và các yếu tố liên quan.
Các yếu tố
Mô hình 1
a
HR (95% CI)
Mô hình 2
b
HR (95% CI)
Điểm Karnofsky
(80- 90 so với 60- 70)
1,54 (0,41-5,77)
1,51 (0,38-5,88)
Tiền sử phẫu thuật
(Đã mổ so với chưa mổ)
1,26 (0,32-5,04) 1,09 (0,20-5,88)
Vị trí u
(Hố sọ giữa so với sau)
1,15 (0,28-4,61) 1,11 (0,26-4,82)
Kích thƣớc u
(< 3cm so với 3- 5cm)
0,53 (0,13-2,14) 0,58 (0,12-2,71)
Liều xạ phẫu
(14Gy)
0,98 (0,66-1,45)
0,89 (0,54-1,46)
Cải thiện triệu chứng
(Có so với không)
0,60 (0,16-2,26)
0,44 (0,10-1,83)
a
Mô hình 1: Mô hình đơn biến
b
Mô hình 2: Mô hình đa biến
84
Nhận xét: Trong cả hai mô hình đơn biến và đa biến, kích thước u <3cm, liều
xạ <14Gy và mức độ có cải thiện triệu chứng là những yếu tố tiên lượng tốt
cho khả năng sống thêm không bệnh (HR<1). Tuy nhiên chưa thấy có ý nghĩa
thống kê cho các yếu tố này (p>0,05).
3.2.5. Tác dụng không mong muốn và chất lượng sống
Bảng 3.23. Các tác dụng không mong muốn sau điều trị
Triệu chứng
n (%)
Mức độ
Độ 1 Độ 2 Độ 3
Mệt mỏi 20 (28,2) 17 3 0
Khô miệng 8 (11,3) 7 1 0
Đau đầu 14 (19,7) 9 2 3
Phù não 6 (8,4) 2 1 3
Co giật 1 (1,4) 1 0 0
Nôn, buồn nôn 10 (14,1) 7 3 0
Viêm da vùng chiếu xạ 4 (5,6) 4 0 0
Rụng tóc 4 (5,6) 3 1 0
Mất ngủ 2 (2,8) 1 1 0
Nhận xét: Sau điều trị, các tác dụng không mong muốn hay gặp là mệt mỏi
chiếm 28,2%, đau đầu (19,7%), nôn và buồn nôn (14,1%), khô miệng
(11,3%), và phù não (8,4%). Tuy nhiên các triệu chứng chủ yếu ở mức độ
nhẹ. Có 3 trường hợp phù não và đau đầu mức độ nặng. Các triệu chứng khác
như viêm da, rụng tóc, mất ngủ, co giật ít gặp hơn.
85
Bảng 3.24. Liên quan giữa đau đầu và phù não với liều xạ phẫu
Triệu chứng n
Liều xạ phẫu (n %)
p
14Gy
Đau
đầu
Có 14 0 (0,0) 8 (18,6) 6 (25)
0,954
Không 57 4 (100) 35 (81,4) 18 (75)
Phù
não
Có 6 0 (0,0) 4 (9,3) 2 (8,3)
0,666
Không 65 4 (100) 39 (90,7) 22 (91,7)
Nhận xét: Triệu chứng đau đầu và phù não sau xạ phẫu hay gặp ở nhóm liều
xạ >14Gy chiếm 25% và 8,3%; nhóm liều xạ 12- 14Gy lần lượt là 18,6% và
9,3%; không gặp trường hợp nào ở nhóm liều <12Gy. Sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê với p = 0,954 và p=0,666.
Bảng 3.25. Điểm chất lượng sống sau điều trị
Chỉ số Điểm (TB ± SD)
Chức năng thể chất 75,68 ±14,87
Chức năng hoạt động 71,36±15,98
Chức năng cảm xúc 89,79±12,85
Chức năng nhận thức 84,51±14,72
Chức năng xã hội 71,36±16,95
Sức khỏe tổng quan 67,72±11,26
Mệt mỏi 28,17±18,39
Nôn 5,63±14,89
Buồn nôn 4,69±12,96
Đau đầu 31,46±13,67
Táo bón 0
Tiêu chảy 1,41±6,75
Mất cảm giác ngon miệng 7,04±14,81
Khó khăn tài chính 31,92±18,20
Nhận xét: Sau điều trị, các chỉ số “chức năng cảm xúc” và “chức năng nhận
thức” đều có giá trị trên ngưỡng 80/100 như vậy không ảnh hưởng đến chất
lượng sống người bệnh. Các chỉ số “chức năng thể chất”, “chức năng hoạt
động”, “chức năng xã hội” và “sức khỏe tổng quan” có giá trị dưới 80/100 và
có ảnh hưởng đến chất lượng sống mức độ nhẹ (>60/100). Về các triệu chứng
thì “mệt mỏi”, “đau đầu”, và “khó khăn tài chính” có giá trị cao trên 20 và có
ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân; các triệu chứng còn lại đều có
giá trị thấp dưới ngưỡng 20 và không gây ảnh hưởng đến chất lượng sống
người bệnh.
86
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hƣởng từ
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
4.1.1.1. Tuổi và giới
* Về giới:
Từ lâu các tác giả đã mặc nhiên công nhận vai trò của hormon
Progesteron và Estrogen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của UMN,
76% UMN có thụ thể Progesteron và 19% có thụ thể Estrogen 42,43. UMN hay
gặp ở phụ nữ, tốc độ phát triển u nhanh và trầm trọng hơn khi quan sát thấy ở
phụ nữ mang thai 44. Trong các thống kê về UMN nội sọ lành tính và ác tính, thì
tần suất nữ giới thường cao hơn nam giới với tỷ lệ nữ/nam lần lượt là 2,33 và
1,12
1
. Riêng đối với UMNNS thì nữ cũng vượt trội hơn nam với tần suất nữ/ nam:
3/1
34. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới nữ chiếm ưu thế với tỷ lệ là 77,5%. Tỷ số
nữ/ nam: 3,4/1 (bảng 3.1).
So với các nghiên cứu của Cohen-Inbar O, tỷ lệ nữ/ nam là 3,5/1 88;
Faramand A, tỷ lệ nữ/ nam: 3,3/1 27 là tương đối phù hợp. Kết quả thấp hơn
Nguyễn Ngọc Khang (nữ/ nam: 4,6/1) 48 và Jahanbakhshi A (nữ/ nam: 4,2/1)
24, nhưng cao hơn Starke R.M (nữ/ nam: 2,1/1) 76. Kết quả ở bảng 3.1 cũng
cho thấy nữ chiếm ưu thế ở các nhóm tuổi >40. Đây là loại bệnh nữ bị mắc
nhiều hơn nam giới nhưng nguyên nhân thì chưa xác định rõ ràng. Một số giả
thiết cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố nội tiết sinh dục ở nữ giới. Tỷ lệ mắc
UMN cao hơn ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, thời kì có thai hoặc tăng lên ở phụ nữ
có ung thư vú 44,89.
* Về tuổi:
Người bệnh nhỏ tuổi nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 86 tuổi. Tuổi TB là
53,3 tuổi, bệnh hay gặp ở độ tuổi từ 40- 60 tuổi chiếm tỷ lệ 70,4%. Kết quả
87
phù hợp với các thống kê về tuổi mắc bệnh của đa số các tác giả trong và
ngoài nước cho thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, bệnh hay gặp độ tuổi
trung niên, ít gặp ở người trẻ, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi 1,44. Một số
nghiên cứu có kết quả tương tự như Cohen-Inbar, cho tuổi TB là 54 20; Starke
R.M (55 tuổi) 76; Patibandla M.R, (55 tuổi) 23. Tuổi TB trong nghiên cứu cao
hơn Đỗ Mạnh Thắng (48,6 tuổi) 89, và thấp hơn Faramand A, (58 tuổi) 27.
Tuổi thấp nhất trong nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác 20,22,47,76,89,90. Chúng tôi gặp trường hợp tuổi cao nhất là 86 tuổi,
kết quả này cho thấy tuổi mặc bệnh có thể gặp > 80 tuổi 20,24,27,48,76,88. Điều
này có thể giải thích bệnh UMN thường lành tính và tiến triển chậm, vì vậy
người bệnh thường phát hiện bệnh khi tuổi đã cao, hoặc là xạ phẫu có thể chỉ
định an toàn cho các BN lớn tuổi mắc bệnh.
Có thể nói rằng người già là đối tượng có tiên lượng không tốt đặc biệt
là các BN trên 80 tuổi do khả năng gây mê hồi sức khó khăn, quá trình bình
phục sau mổ chậm hơn và thường hay mắc các bệnh lý nội khoa đi kèm nên
việc chỉ định mổ mở đối với các BN này cần được xem xét kỹ lưỡng. Tuy
nhiên, với các trường hợp này chúng tôi vẫn tiến hành xạ phẫu an toàn mà
không cần phải gây mê, thời gian tiến hành nhanh, BN có thể xuất viện ngay
sau điều trị mà không cần phải điều trị hồi sức sau đó, đây là ưu điểm của dao
gamma so với phương pháp phẫu thuật mở. Theo Meling T.R và cs, cho thấy
tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn UMNNS ở các BN >70 tuổi là một thách thức so với
UMN ngoài nền sọ (63% so với 82%, p <0,01) 91.
4.1.1.2. Tiền sử phẫu thuật
Kết quả ở biểu đồ 3.1, cho thấy chúng tôi tiến hành xạ phẫu đơn thuần
cho 42/71 trường hợp chiếm 50,1%, và 29/71 trường hợp (40,9%) đã phẫu
thuật trước đó. Trong số 29 BN đã phẫu thuật thì có 17 BN tái phát sau mổ và
12 BN còn u tồn dư sau mổ. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ, hiện nay chưa có
một tiêu chuẩn thống nhất nào về định nghĩa khối u tái phát. Tuy nhiên, trên
88
thực tế phần lớn các nhà lâm sàng xem khối u là tái phát khi phát hiện lại sau
điều trị triệt căn ít nhất là 1 năm 86. Phương pháp phẫu thuật là điều trị chính
và lựa chọn đầu tiên cho điều trị UMN 9,10,12. Tuy nhiên, xạ phẫu đơn thuần
được tiến hành cho các trường hợp u khó tiếp cận, chống chỉ định gây mê
hoặc sự lựa chọn của người bệnh. Xạ phẫu bổ trợ được tiến hành cho u tái
phát hoặc tồn dư sau phẫu thuật.
Theo Faramand A và cộng sự đã tiến hành xạ phẫu cho 31% trường
hợp u tái phát sau phẫu thuật, các trường hợp còn lại tác giả tiến hành xạ phẫu
đơn thuần 21.
Tổng kết của Jumah F và cộng sự cho thấy 32,9% trường hợp xạ phẫu
bổ trợ sau mổ, và 61,1% trường hợp xạ phẫu đơn thuần 92. Nghiên cứu của
Starke R.M và cộng sự cho kết quả cao hơn khi tiến hành xạ phẫu cho 60%
trường hợp u tái phát sau mổ 76. Trong nghiên cứu của chúng tôi một số BN từ
chối mổ vì tuổi cao hoặc có bệnh lý nội khoa nặng đi kèm vì vậy số BN lựa
chọn phương pháp xạ phẫu ngay từ đầu chiếm tỷ lệ khá cao.
So với UMN ngoài nền sọ, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật cao hơn do
khả năng cắt bỏ hoàn toàn khối u khó khăn. Theo Anil Nanda và cộng sự,
tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật ở UMNNS là 26,5% cao hơn UMN ngoài nền
sọ là 15% (p < 0,05) khi theo dõi 3 đến 5 năm 93. Trước đây, quan điểm của
các nhà phẫu thuật đối với các UMN tàn dư sau mổ là „theo dõi‟. Phẫu thuật
bổ sung chỉ được đặt ra khi khối u tái phát tiến triển gây hiệu ứng khối trên
lâm sàng. Tuy nhiên, ngày nay việc kiểm soát u lâu dài bằng xạ phẫu được
ghi nhận và đã góp phần thay đổi quan điểm trong phẫu thuật mở. Các thành
phần khối u gần não hoặc TK sọ não có thể để lại trong quá trình phẫu thuật,
sau đó kết hợp với điều trị xạ phẫu. Vì vậy, việc phối hợp giữa phẫu thuật và
xạ phẫu bổ trợ giúp giảm được nguy cơ tái phát sau điều trị.
89
4.1.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, gây ra
các triệu chứng khác nhau. Đối với UMNNS thì triệu chứng lâm sàng thường
trầm trọng và đa dạng hơn do vị trí u liên quan đến các cấu trúc TK quan
trọng. Kết quả ở biểu đồ 3.2, cho thấy đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất
chiếm tỷ lệ 88,7% và đây cũng là lý do chính người bệnh đi khám bệnh.
Theo Nguyễn Văn Tấn thì triệu chứng khởi phát sớm hay gặp là đau
đầu (59%) và giảm thị lực (44%) 46. Dương Đại Hà cũng cho kết quả tương tự
khi thấy đau đầu hay gặp trong UMN chiếm 86,7% 94. Kết quả cũng khá phù
hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy đau đầu là
phổ biến nhất như: Bir S.C: 27% 26; Stake R.M: 28% 76; Patibandla M.R: 44%
22
; Magill S.T: 30%
61
. Đau đầu trong UMNNS được giải thích do khối u kích
thích trực tiếp vào màng não, chèn ép vào động mạch cảnh trong, xoang tĩnh
mạch hang hoặc khối u hố sọ sau chèn ép thân não, tiểu não gây tăng áp lực
nội sọ. Tỷ lệ đau đầu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với các
tác giả nước ngoài có thể lý giải do một phần BN ở nước ta thường đến viện ở
giai đoạn muộn hơn khi khối u đã lớn và triệu chứng đã rõ rệt. Điều này khá
phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trong nước 3,47 80.
Các triệu chứng về mắt (nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mi, bán manh...) liên
quan đến TK thị giác cũng hay gặp trong nghiên cứu. Trong đó, nhìn mờ là
hay gặp thứ hai sau đau đầu chiếm tỷ lệ 47,9% do tổn thương TK số II, các
triệu chứng khác liên quan đến các dây TK số III, IV, VI ít gặp