Luận án Đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . ii

LỜI CẢM ƠN . iii

MỤC LỤC . iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii

DANH MỤC BẢNG . ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ . xii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu . 3

2.1. Nghiên cứu về đánh giá KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính . 3

2.2. Nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu đánh giá kiểm soát nội

bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính . 13

2.3. Khoảng trống nghiên cứu . 20

3. Mục tiêu nghiên cứu . 23

4. Câu hỏi nghiên cứu . 23

5. Phương pháp nghiên cứu . 24

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 24

6.1 Đối tượng nghiên cứu . 24

6.2 Phạm vi nghiên cứu . 24

7. Đóng góp của luận án . 24

8. Kết cấu của luận án . 25

CHƯƠNG 1 . 26

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP . 26

1.1. Khái quát về đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài

chính doanh nghiệp. . 26

1.1.1. Khái niệm và yếu tố cấu thành của kiểm soát nội bộ. . 26

1.1.2. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. . 34

1.2. Đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính . 35

1.2.1. Ý nghĩa của đánh giá KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính . 35v

1.2.2. Tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của KSNB trong kiểm toán BCTC . 37

1.2.3. Nội dung đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính . 40

1.3. Lý thuyết nền tảng . 65

1.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm . 65

1.3.2. Lý thuyết bất định của các tổ chức . 66

1.3.3. Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức . 67

1.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết . 68

Tổng kết chương 1 . 70

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 71

2.1. Quy trình nghiên cứu . 71

2.2. Nghiên cứu định tính . 72

2.2.1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu . 72

2.2.2. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính . 73

2.2.3. Quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định tính . 73

2.3. Nghiên cứu định lượng . 76

2.3.1. Mô hình nghiên cứu . 76

2.3.2. Nguồn dữ liệu của nghiên cứu định lượng . 78

2.3.3. Đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng . 79

2.3.4 Quy trình và phương pháp xử lý dữ liệu định lượng . 79

Tổng kết chương 2 . 83

pdf264 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp của các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn thành kéo dài trong nhiều năm trải qua nhiều giai đoạn dẫn tới nhiều rủi ro cho DNXL như khả năng huy động vốn giảm sút, mất cân đối dòng tiền tại những thời điểm nhất định dẫn tới việc các DNXL không đảm bảo được việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch hoặc việc lệ thuộc quá lớn vào chủ nợ dẫn tới chi phí lãi vay cao. Với đặc điểm này, khi đánh giá tính hữu hiệu của KSNB trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC, các KTV phải xem xét các thông tin liên quan đến việc đơn vị xây lắp được kiểm toán có thực hiện đánh giá rủi ro liên quan đến việc huy động vốn, các rủi ro về việc thay đổi mức lãi suất vay nợ, các rủi ro về thiên tai có thể làm thời gian xây dựng kéo dài hơn dự kiến hay không, đồng thời KTV cũng phải tìm hiểu các thông tin về việc thực hiện giám sát thường xuyên để đảm bảo tiến độ công việc theo đúng kế hoạch tại các đơn vị này. 3.2.2.2. Giai đoạn tổ chức thực hiện xây dựng công trình Đặc trưng của quá trình thực hiện sản xuất xây lắp là thời gian sản xuất dài, địa bàn hoạt động rộng và thường diễn ra ở nhiều địa điểm vì vậy việc quản lý trực tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi đánh giá KSNB trong quá trình kiểm toán BCTC, KTV sẽ phải tìm hiểu các thông tin về cách thức DNXL xây dựng các kiểm soát tổng thể dựa trên các yếu tố của môi trường kiểm soát như xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, truyền đạt triết lý quản lý đến toàn thể nhân viên, phân chia thẩm quyền và trách nhiệm đầy đủ, việc xây dựng đầy đủ các yếu tố này sẽ là cơ sở để đảm bảo tính hữu hiệu cho các HĐKS. Bên cạnh đó với đặc điểm địa bàn hoạt động rộng và thời gian xây dựng dài sẽ dẫn đến nhiều rủi ro như mất mát vật tư, máy móc thiết bị thi công, tài sản cố định sử dụng trong thi công hoặc sử dụng không đúng mục 92 đích. KTV cần xác định rằng những rủi ro này chỉ có thể được giảm thiểu nếu các DNXL xây dựng đầy đủ các kiểm soát phù hợp như phân chia trách nhiệm, áp dụng các biện pháp kiểm soát vật chất, tăng cường đối chiếu, đồng thời thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ cũng như có các chế tài khen thưởng, xử phạt đầy đủ. Quá trình xây dựng thường có nhiều đơn vị, bộ phận tham gia, do đó công tác tổ chức quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định, nhiều khó khăn khi phối hợp hoạt động của các nhóm lao động làm các công việc khác nhau. Vì vậy cần phải coi trọng công tác tổ chức thi công, đặc biệt là phải phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia xây dựng theo thời gian và không gian. Phải coi trọng công tác điều động thi công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối hợp cao giữa đơn vị tham gia xây dựng công trình. Tính hữu hiệu của KSNB tại các đơn vị này chỉ có thể được đảm bảo nếu KTV cho rằng các DNXL đã xây dựng môi trường kiểm soát tốt, các cá nhân trong các đơn vị này có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quản lý phải có năng lực trong lập kế hoạch đảm bảo thống nhất giữa các nhóm. Bên cạnh đó KTV cũng phải dựa trên việc thực hiện phân công phân nhiệm đầy đủ, giao trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ tại các DNXL. Công trình xây dựng không cố định nên công tác quản lý, kiểm soát nói chung và công tác kiểm soát CPNLVLTT nói riêng gặp nhiều khó khăn. Đối tác cung cấp nguyên liệu vật liệu không ổn định, phải thường xuyên thay đổi theo địa điểm xây dựng. Giá cả nguyên liệu vật liệu tại mỗi địa phương có sự khác nhau gây ra nhiều khó khăn trong kiểm soát và so sánh, mặt khác với thời gian dài, giao dịch mua bán nguyên liệu vật liệu rất dễ dẫn đến sự cấu kết, thông đồng giữa người bán với người mua để gửi giá, mua hóa đơn, khai khống nguyên vật liệu, mua nguyên vật liệu kém chất lượng, không đúng chủng loại,... làm cho giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình bị đẩy lên, gây thiệt hai về kinh tế và uy tín cho doanh nghiệp. KTV khi đánh giá KSNB cần thu thập các thông tin liên quan đến việc xây dựng quy định về quy trình mua sắm đảm bảo trách nhiệm của các cá nhân trong quy trình. Tính hữu hiệu sẽ tăng lên khi có sự phân chia trách nhiệm đảm bảo tách biệt giữa nhiệm vụ mua nguyên liệu, tài sản và nhiệm vụ thanh toán. KTV cũng cần đánh giá các biện pháp kiểm tra, giám sát để đảm bảo các quy định tại các đơn vị này được thực hiện đồng thời KTV cũng cần tìm hiểu việc truyền đạt các giá trị đạo đức trong các đơn vị này để hạn chế tối đa sự thông đồng giữa các bộ phận. Trang thiết bị phục vụ xây lắp thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm các tài sản này nếu không có kinh nghiệm đầu tư trang thiết bị thì dễ mua phải những máy móc không đồng bộ, chất lượng và công nghệ lạc hậu làm chậm quá trình thi công, gây ứ đọng vốn đầu tư. Trong quá trình sử dụng nếu các công nhân điều khiển máy không có đủ độ thành 93 thạo sẽ gây ra những tác hại lớn như tai nạn lao động, hư hỏng máy móc, chất lượng thi công không đảm bảo. Để đánh giá đúng về KSNB tại các DNXL khi kiểm toán BCTC, KTV phải tìm hiểu việc xây dựng quy chế kiểm soát cho quá trình mua sắm tài sản, các chính sách đào tạo nhân viên và việc DXNL có tăng cường giám sát đảm bảo các trang thiết bị được sử dụng đúng công suất và mục đích hay không. Chính sách nhân sự trong DNXL được xây dựng để đảm bảo được tính liên tục của quá trình sản xuất, với các công trình ở các địa phương khác nhau các DNXL thường sử dụng nguồn nhân công ngay tại địa phương nơi công trình đang thi công, số lượng công nhân trực tiếp tham gia thi công chủ yếu là công nhân thuê ngoài, việc thanh toán thường được thực hiện theo hình thức khoán gọn. Khi đánh giá tính hữu hiệu của KSNB đối với vấn đề về lao động tiền lương, KTV sẽ phải xem xét các quy định liên quan đến tuyển dụng công nhân tại các DNXL, tính hữu hiệu sẽ được đảm bảo nêu các quy định đó đảm bảo được các công nhân thuê ngoài có năng lực nhất định. Đồng thời KTV cũng phải đánh giá về các kiểm soát liên quan đến việc khai khống số lượng công nhân thuê ngoài tại các DNXL thông qua các quy chế giám sát, kiểm tra tại các đơn vị. Các công trình xây lắp được thực hiện ở các địa phương khác nhau, địa bàn hoạt động rộng, địa điểm xây dựng các công trình thường không cố định dẫn tới việc tập hợp và luân chuyển các chứng từ và các thông tin từ các công trình về công ty thường rất khó khăn và chậm hơn so với các loại hình DN khác. KTV khi đánh giá về KSNB sẽ cần đánh giá về những kênh thông tin được các DNXL thiết lập để công nhân, nhân viên và cấp dưới sẵn sàng cung cấp những thông tin về những hành vi sai phạm hay những nghi ngờ của họ về sai phạm và những thông tin nhạy cảm khác. Ngoài ra, với đặc thù sản phẩm xây dựng phức tạp, gồm nhiều chủng loại vật tư, vì vậy khi thực hiện đánh giá KSNB các đơn vị này, KTV sẽ phải quan tâm đến việc đơn vị khách hàng đã xây dựng hệ thống kế toán như thế nào để cung cấp thông tin tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tin cậy, kịp thời, đáp ứng yêu cầu công bố thông tin tài chính. 3.2.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng công trình Giai đoạn kết thúc xây dựng công trình bao gồm: Nghiệm thu, bàn giao công trình; Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; Bảo hành công trình; Quyết toán vốn đầu tư và Phê duyệt quyết toán. Số lượng, chủng loại nguyên vật liệu và công cụ xuất sử dụng rất lớn nên công tác theo dõi, kiểm đếm, nhập lại vật liệu dư thừa tại các DNXL chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, giá trị nguyên vật liêu sử dụng không hết khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu có thể sẽ không được thu hồi và loại trừ ra khỏi giá thành làm sai lệch thông tin trên BCTC được kiểm toán. KTV cần đánh giá việc xây dựng các hoạt động kiểm soát liên quan tại các đơn vị này như các kiểm soát về tiếp cận 94 tài sản để đảm bảo các tài sản không thể được chuyển khỏi công trình hay thực hiện kiểm kê khi công trình hoàn thành, Các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành có thể vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán nên phải gánh thêm thanh toán nợ vay, lãi vay ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động và hiệu quả của quá trình thực hiện công trình. KTV khi đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB tại các DNXL sẽ phải đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro được các đơn vị này thiết lập. Tính hiệu quả của kiểm soát sẽ đảm bảo khi đơn vị có những biện pháp để quản lý những loại rủi ro này, nếu không có các biện pháp kiểm soát rủi ro hoặc các DNXL chưa tính đến những rủi ro tương tự thì KSNB sẽ không thể đánh giá là hữu hiệu 3.2.3. Đặc điểm sản phẩm xây lắp Sản phẩm xây lắp thường có kích thước lớn, mang tính đơn chiếc, chiếm diện tích và không gian lớn trên mặt đất, mặt nước. Sản phẩm từ xây lắp mang tính hiện vật cao nên có kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu. Sản phẩm thường được sử dụng tại chỗ, hoạt động xây dựng không cố định mà luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Với đặc điểm này, khi đánh giá về KSNB tại các DNXL, KTV phải đánh giá việc thiết kế các hoạt động kiểm soát, phân quyền cho quản lý các công trình, hạng mục công trình trực tiếp giám sát thi công đồng thời phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động giám sát các kiểm soát tại các đơn vị này có đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn vật tư, tài sản tại các công trình hay không Mỗi sản phẩm được sản xuất đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật, nguồn lực và phương pháp thi công khác nhau (Bùi Mạnh Hùng và cộng sự, 2012). Mặt khác, không như những sản phẩm được sản xuất thông thường, sản phẩm xây lắp sau khi sản xuất xong không thể đưa vào lưu kho bãi mà thường được tiêu thụ ngay thông qua thủ tục bàn giao giữa hai bên nhà thầu và chủ đầu tư trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng giao thầu đã ký kết. Vì thế, yêu cầu đáp ứng về thông tin trong quá trình sản xuất đòi hỏi yêu cầu kịp thời đầy đủ, không bỏ sót. Ngoài ra, sản phẩm xây lắp được thi công ngoài trời nên thường chịu tác động bởi các rủi ro liên quan tới điều kiện về khí hậu, các yếu tố địa chất. Do sản phẩm xây lắp gắn kết cố định ở địa điểm xây dựng, nên cũng chịu tác động bởi các yếu tố về tập quán và vùng miền. KTV cần đánh giá tính hữu hiệu của KSNB thông qua việc tìm hiểu quy trình đánh giá rủi ro tại các DNXL để có thể giảm thiểu các thiệt hại trong xây lắp liên quan đến các yếu tố trên. Bên cạnh đó, sản phẩm xây lắp được xây dựng không theo một khuôn mẫu cố định nào, có thiết kế và thường dựa trên dự toán và định mức về hao phí đầu vào để 95 thực hiện. Dự toán khác nhau về chi phí thì cũng có thể cho giá thành xây lắp khác nhau. Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, việc đánh giá tính hữu hiệu của KSNB đòi hỏi KTV phải tìm hiểu các kiểm soát liên quan đến việc thu thập thông tin tại các DNXL đảm bảo được sự chính xác, không thiên vị và áp đặt. Đồng thời KTV cũng phải xem xét việc các DNXL có xây dựng các hoạt động kiểm soát đầy đủ, kịp thời đối với quá trình lập dự toán chi phí xây lắp đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí hay không. 3.3. Thống kê mô tả về đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp xây lắp do kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện 3.3.1. Quy định và hướng dẫn về đánh giá kiểm soát nội bộ doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính Để đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC nói chung và đánh giá KSNB nói riêng, trong Luật KTĐL Việt Nam số 67/2011/QH12 điều 45 về “Quy trình kiểm toán” đã yêu cầu các công ty kiểm toán phải thực hiện đầy đủ quy trình kiểm toán bao gồm: Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; và Kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và xử lý sau kiểm toán. Giai đoạn đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán BCTC là chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là giai đoạn quan trọng, quyết định đến các bước công việc ở các giai đoạn sau. Để lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải có những đánh giá cơ bản nhất về đặc điểm đơn vị khách hàng cũng như việc xây dựng và vận hành KSNB tại các đơn vị từ đó có thể giới hạn được phạm vi kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp. Việc thu thập thông tin của KTV được quy định trong điều 17 về “Quyền của KTV hành nghề” cho phép KTV được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán. Đồng thời, điều 57 Luật KTĐL Việt Nam số 67/2011/QH12 về “Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng” đã xác định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị có lợi ích công chúng phải xây dựng và vận hành KSNB phù hợp và có hiệu quả theo quy định để bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của đơn vị. Để kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC, Luật KTĐL Việt Nam ngoài việc yêu cầu các công ty kiểm toán phải thực hiện đúng và đầy đủ quy trình kiểm toán thì việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán phục vụ cho việc soát xét, kiểm tra của bản thân mỗi công ty kiểm toán với các nhóm kiểm toán và giữa BTC, Cục giám sát quản lý kế toán kiểm toán và các hội nghề nghiệp với các công ty kiểm toán cũng được quy định cụ thể theo điều 49 “Hồ sơ kiểm toán”, theo đó các KTV hành nghề, công ty kiểm toán phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của 96 mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải lập hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Các quy định về đánh giá KSNB cũng được trình bày trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và được sửa đổi bổ sung để phù hợp với chuẩn mực quốc tế: Năm 2001, những hướng dẫn đầu tiên được xây dựng và ban hành theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về “Đánh giá rủi ro và Kiểm soát nôi bộ” theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Năm 2012, Để hoàn thiện và phù hợp hơn với chuẩn mực kiểm toán quốc tế, những quy định, hướng dẫn về tìm hiểu và đánh giá KSNB đã được sửa đổi, bổ sung thông qua việc ban hành chuẩn mực kiểm toán kiểm toán số 315 (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) về “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”. Đây là các văn bản quy định mang tính pháp lý tại Việt Nam liên quan đến tìm hiểu và đánh giá KSNB trong quá trình kiểm toán ở thời điểm hiện nay. Các hướng dẫn về tìm hiểu và đánh giá KSNB cũng được VACPA xây dựng và ban hành thông qua chương trình kiểm toán mẫu lần đầu năm 2009 và sửa đổi bổ sung qua các năm 2013, 2016 và 2019. Chương trình kiểm toán mẫu áp dung cho kiểm toán BCTC cập nhật lần 3 được ban hành theo QĐ 496-2019/QĐ-VACPA ngày 01/11/2019 có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2020. Chương trình kiểm toán mẫu kiểm toán BCTC này có những hướng dẫn chi tiết về tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng và đánh giá chung về kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận (hướng dẫn cụ thể trong mục A310 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động”; A410 -A460 “Về tìm hiểu các chu trình tại đơn vị” và A610 “Đánh giá về KSNB cấp độ toàn doanh nghiệp”). Việc kiểm tra kiểm soát nội bộ theo từng chu trình gồm: Chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền; Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền; Chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn; Chu trình tiền lương , phải trả NLĐ và chu trình tài sản cố định, xây dựng cơ bản cũng được trình bày cụ thể trong hướng dẫn này (phần C110 “Chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền”, C120 “Chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền”, C130 “Chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn”, C140 “Chu trình tiền lương và phải trả người lao động”, C150 “Chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản”) Năm 2018, để tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn về KTBCTC nói chung và đánh giá HSKSNB nói riêng, VACPA phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) biên dịch và phát hành “Hướng dẫn sử dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong 97 kiểm toán đơn vị nhỏ vừa” từ ấn bản cùng tên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Tài liệu này có những hướng dẫn chi tiết về tìm hiểu KSNB, đánh giá KSNB và những trao đổi về các khiếm khuyết trong KSNB tại đơn vị khách hàng. Như vậy, có thể thấy các quy định và hướng dẫn liên quan đến đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ. Từ việc ban hành Luật KTĐL, các chuẩn mực kiểm toán và các hướng dẫn chi tiết đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nói chung và đánh giá KSNB nói riêng, tuy nhiên có thể thấy rằng các hướng dẫn về tìm hiểu và đánh giá KSNB được ban hành mới dừng lại ở mức độ tổng quát, áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp mà chưa có những hướng dẫn chi tiết cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể cũng như chưa có các hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí đánh giá KSNB vì vậy việc áp dụng các hướng dẫn này cho các đơn vị sẽ cần phải tiếp tục hoàn thiện. 3.3.2. Đánh giá kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện Để đánh giá thực trạng tìm hiểu và đánh giá KSNB các DNXL của KTV trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, NCS đã khảo sát các KTV tại 48 công ty kiểm toán, phương pháp khảo sát được tiến hành thông qua việc gửi bảng câu hỏi điều tra đến các KTV (Phụ lục 3.05) đồng thời thực hiện phỏng vấn một số KTV và giám đốc công ty kiểm toán về các vấn đề có liên quan đến quy trình tìm hiểu và đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC các DNXL. Các KTV đã đưa ra quan điểm đối với từng vấn đề được khảo sát bằng cách lựa chọn các mức độ đồng ý tương ứng bao gồm: Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Đồng ý một phần; Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý. Mức điểm quy đổi cho các lựa chọn lần lượt từ 1 đến 5 điểm. Sau khi thu thập được kết quả khảo sát, để phản ánh đúng thực trạng đánh giá KSNB trong kiểm toán BCTC DNXL, các bảng hỏi đã được kiểm tra và loại các phiếu trả lời của các KTV chưa thực hiện đánh giá KSNB các DNXL. Các bảng hỏi phù hợp được NCS chia công ty kiểm toán thành 2 nhóm bao gồm: Nhóm các công ty kiểm toán Việt Nam là thành viên hiệp hội & hãng kiểm toán quốc tế (nhóm 1 - 18 công ty) và nhóm các công ty kiểm toán Việt Nam không phải thành viên các hãng và hiệp hội (nhóm 2 - 30 công ty) để xem xét xem có sự khác biệt nào hay không về thực trạng tìm hiểu và đánh giá KSNB giữa 2 nhóm công ty này đồng thời thực hiện nghiên cứu chuyên sâu thông qua hệ thống giấy tờ làm việc của 06 công ty kiểm toán trong cả 2 nhóm (Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC, công ty TNHH kiểm toán UHYACA, Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương, công ty kiểm toán KSI Việt Nam, công ty TNHH kiểm toán U&I, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C) và báo cáo tổng kết kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của Cục Quản lý, 98 Giám sát kế toán kiểm toán. Vì lý do bảo mật thông tin, tên các công ty kiểm toán và các khách hàng trên hồ sơ, tài liệu được trình bày trong luận án này sẽ được thay đổi hoặc để trống. Kết quả phân tích đánh giá dựa trên việc tính toán trung bình số học với từng vấn đề được điều tra, kết quả khảo sát được thể hiện như sau: 3.3.2.1. Tìm hiểu rủi ro và kiểm soát nội bộ đơn vị khách hàng (*) Tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro tại các DNXL. Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro tại các DNXL Nội dung tìm hiểu Điểm trung bình Nhóm 1 Nhóm 2 Anh/ Chị thường tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro tại các DNXL trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC 3,9 3,3 Theo kết quả khảo sát có thể thấy các công ty kiểm toán trong cả 2 nhóm đều có sự quan tâm tìm hiểu về thông tin của các DNXL gồm môi trường hoạt động và rủi ro liên quan tuy nhiên cũng chưa thực sự có sự chú trọng vào việc tìm hiểu nội dung này đặc biệt là nhóm công ty kiểm toán Việt Nam không phải là thành viên của hiệp hội hoặc hãng kiểm toán quốc tế với điểm trung bình 3,3. Thống kê tỉ lệ % theo lựa chọn của các KTV thể hiện như sau Bảng 3.6: Thống kê theo tỉ lệ % về tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro. Có tìm hiểu Không tìm hiểu KTV nhóm 1 95% 5% KTV nhóm 2 85% 15% Như vậy có thể thấy mặc dù việc tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro của các DNXL đã được đa số các công ty thuộc cả 2 nhóm tìm hiểu, tuy nhiên vẫn có một số công ty trong cả hai nhóm không thực hiện tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro của các DNXL trong quá trình tìm hiểu và đánh giá về KSNB. Bảng 3.7: Thống kê đối tượng thực hiện Đối tượng thực hiện Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán KTV được phân công Nhóm 1 0% 73% 27% Nhóm 2 0% 82% 18% Đối tượng thực hiện việc tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro tại các đơn vị khách hàng của 2 nhóm CTKT cũng có sự khác biệt, trong đó đối với nhóm 1 các công ty là thành viên hiệp hội và hãng kiểm toán quốc tế: đối tương thực hiên là 99 trưởng nhóm kiểm toán chiếm 73%, các thành viên khác được phân công nhiệm vụ thực hiện chiếm 27%; Với nhóm 2, trưởng nhóm kiểm toán thực hiện 82%, các thành viên khác được phân công chiếm 18%. Như vậy, có thể thấy việc thực hiện tìm hiểu đặc điểm và môi trường hoạt động được thực hiện bởi các thành viên khác được phân công ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2. Điều này cho thấy trình độ trung bình chung của các thành viên trong nhóm kiểm toán của nhóm 1 đảm bảo trình độ chuyên môn đồng đều hơn vì vậy việc phân công nhiệm vụ tìm hiểu cho các thành viên khác thực hiện cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả cần tìm hiểu. Thông qua kết quả phỏng vấn các kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán BCTC doanh nghiệp xây lắp cho thấy rằng các rủi ro đối với các công ty xây lắp thường bao gồm các rủi ro kinh doanh ảnh hưởng tới toàn doanh nghiệp và các rủi ro ảnh hưởng tới từng bộ phận, khoản mục như rủi ro về chi phí mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ xây lắp, rủi ro về lao động tiền lương, rủi ro về chi phí máy thi công. Bảng 3.8: Tổng hợp thông tin thu thập về các DNXL Nội dung tìm hiểu Điểm trung bình Nhóm 1 Nhóm 2 Đặc điểm môi trường hoạt động như thị trường xây dựng và cạnh tranh bao gồm nhu cầu và năng lực cung ứng, cạnh tranh về giá, đặc điểm của ngành xây dựng 4,0 3,6 Thông tin chung về thị trường như lạm phát, tỷ giá, biến động lãi suất... 3,5 3,3 Môi trường pháp lý như các quy định ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ của Chính Phủ, rào cản thương mại,.... 3,4 3,0 Đặc điểm hoạt động của DN gồm tình hình kinh doanh chủ yếu của đơn vị như nhà cung cấp vật tư xây dựng quan trọng, giao dịch với các bên liên quan, khách hàng chủ yếu... , bộ máy quản trị và chính sách kế toán áp dụng 4,1 3,8 Các công ty kiểm toán khi thu thập các thông tin về các DNXL để đánh giá rủi ro tại các đơn vị này cũng có quan tâm khác nhau về từng loại thông tin. Nhóm 1 thường quan tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu hoặc các thông tin liên quan đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Nhóm 1 cũng dành sự quan tâm về các yếu tố này tương tự như nhóm 2 tuy nhiên các công ty ở nhóm 2 không quá chú trọng trong tìm hiểu các thông tin này thể hiện ở mức điểm số trung bình thấp hơn tương đối. 100 Bảng 3.9: Thủ tục tìm hiểu môi trường hoạt động và RRKD Thủ tục tìm hiểu Điểm trung bình Nhóm 1 Nhóm 2 Kiểm tra tài liệu 3,1 3,0 Quan sát 1,5 1,9 Phỏng vấn 4,5 4,4 Thủ tục phân tích 2 1,5 Kết hợp các thủ tục trên 2,9 2,5 Kết quả khảo sát về thủ tục tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro kinh doanh của DNXL cho thấy đối với các CTKT trong cả 2 nhóm, thủ tục chủ yếu được áp dụng là thông qua phỏng vấn, một số KTV tại các CTKT có sử dụng kết hợp các thủ tục tuy nhiên số lượng không đáng kể thể hiện ở mức điểm trung bình rất thấp 2,9 cho nhóm 1 và 2,5 cho nhóm 2. Các thủ tục quan sát, điều tra hoặc phân tích hầu như không được sử dụng. Kết quả này cũng đồng nhất với Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán 2017 (Phụ lục 3.12) của Cục Quản lý, giám sát kế toán kiểm toán. Kết quả kiểm tra 22 công ty kiểm toán khu vực miền Bắc và miền Nam đã cho thấy việc tìm hiểu môi trường hoạt động và rủi ro kinh doanh của khách hàng chưa phù hợp, chủ yếu là phỏng vấn qua điện thoại. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ kiểm toán BCTC các DNXL đã thu thập được, cho thấy kết quả tìm hiểu thông tin môi trường hoạt động và rủi ro của DNXL cũng được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_kiem_soat_noi_bo_trong_kiem_toan_bao_cao_ta.pdf
  • docThông tin điểm mới LA English NCS Dao Ngoc Ha.doc
  • docThông tin điểm mới Vietnamese NCS Dao Ngoc Ha.doc
  • docxTóm tắt luận án English NCS Dao Ngoc Ha.docx
  • docxTóm tắt luận án Vietnamese NCS Dao Ngoc Ha.docx
Tài liệu liên quan