Luận án Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh Trung học Phổ thông

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Giả thuyết khoa học 5

7. Những đóng góp mới của luận án 6

8. Cấu trúc luận án 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG

LỰC SÁNG TẠO TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

7

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực sáng tạo 7

1.1.1.1. Ở nước ngoài 7

1.1.1.2. Ở Việt Nam 10

1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo

lập văn bản

14

1.1.2.1. Ở nước ngoài 14

1.1.2.2. Ở Việt Nam 23

1.2. Cơ sở lý luận 27

1.2.1. Quan niệm về năng lực sáng tạo và năng lực sáng tạo trong

tạo lập văn bản nghị luận

27

1.2.1.1. Sáng tạo 27

1.2.1.2. Năng lực 28

1.2.1.3 Năng lực sáng tạo 30

1.2.1.4 Năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học

sinh trung học phổ thông

32

1.2.2. Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận

của học sinh trung học phổ thông

40

1.2.2.1. Đánh giá 40iv

1.2.2.2. Đánh giá năng lực 40

1.2.2.3. Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận

của học sinh trung học phổ thông

44

1.3. Cơ sở thực tiễn 58

1.3.1. Đối tượng tham gia khảo sát 59

1.3.1.1 Đối tượng giáo viên tham gia khảo sát 59

1.3.1.2 Đối tượng học sinh tham gia khảo sát 60

1.3.2 Kết quả điều tra khảo sát 60

1.3.2.1 Thực trạng nhận thức và tổ chức đánh giá năng lực sáng tạo

trong tạo lập văn bản nghị luận của giáo viên Ngữ văn trung

học phổ thông

60

1.3.2.2 Thực trạng nhận thức và thực hiện các yêu cầu đánh giá năng

lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh trung

học phổ thông

 

pdf221 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận đã học nên dễ dẫn tới việc “học tủ”; đề NLXH vẫn thiên về nghị luận về tư tưởng đạo lý là chủ yếu. Một số đề thi HS giỏi quốc gia có khai thác những khía cạnh sâu hơn (đi sâu vào những vẫn đề lý luận văn học hoặc những vấn đề xã hội giàu tính nhân văn), tuy nhiên một số đề vẫn theo những khuôn mẫu. Do vậy, rất cần những đổi mới có tính đột phá và được thể hiện một cách hệ thống, xuyên suốt. Bên cạnh đó, theo cấu tạo chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, trọng tâm nằm ở phần Văn chứ không phải ở phần Ngữ. Mà văn chương là lĩnh vực của nghệ thuật, của tưởng tượng và sáng tạo, của những cảm xúc thẩm mỹ vì thế rất khó để sử dụng các phương pháp đánh giá định lượng. Trong khi các đề thi, đáp án chấm trong môn Văn xưa nay thường được lượng hóa thành một số tiêu chí nội dung, hình thức để tiện cho việc chấm bài. Người chấm vì vậy vẫn thường có thói quen đếm ý để cho điểm. Điều này dẫn đến một thực tế, những người ra đề thi môn Văn thường chọn giải pháp “an toàn” là ra những đề bài đóng, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của những bài học trong chương trình để dễ dàng trong khâu làm đáp án. Các đề mở môn Văn vì thế ít được lựa chọn. 79 Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn đã có những quan điểm khá táo bạo về đổi mới đánh giá, khi yêu cầu các đề kiểm tra/đề thi không dựa vào một ngữ liệu đã học mà căn cứ vào yêu cầu cần đạt và mục tiêu phát triển năng lực để đánh giá được phẩm chất và năng lực của người học. Với định hướng trên, hi vọng cách ra đề của một số nước nêu trên sẽ là bài học kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong quá trình đổi mới môn Ngữ văn. Từ việc dạy học tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam cho thấy nâng cao năng lực cảm xúc, phẩm chất tâm hồn của người học chính là sứ mệnh cao cả của môn học. Điều quan trọng là làm thế nào để mục tiêu này được thực hiện tốt nhất, làm thế nào để mỗi người học luôn đến với tác phẩm với một trái tim nồng nhiệt, một niềm hứng khởi, đam mê, và mang theo được trái tim và nhiệt huyết đó vào cuộc sống của chính các em. Trong những năm qua, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học hoặc thi THPT quốc gia, dư luận thường có những bàn luận, so sánh cách ra đề môn Ngữ văn của Việt Nam và của một số nước trên thế giới, với mong muốn đề thi của Việt Nam tiếp cận được với các đề thi của thế giới. Do vậy, cần xem xét cách ra đề kiểm tra/đề thi của một số nước để có những định hướng cụ thể cho việc tiếp tục đổi mới cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn của Việt Nam trong những năm tới. 1.3.3.2. Một số đề kiểm tra/đề thi môn Ngữ văn cấp THPT hoặc môn học tương đương ở một số nước và tổ chức quốc tế Đề thi môn văn học của các nước cũng theo 2 dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Chúng tôi xin dẫn ra một số đề kiểm tra/Đề thi của một số nước để thấy những nét tương đồng và khác biệt với các đề thi/đề kiểm tra môn học này của Việt Nam. a) Đề nghị luận văn học * Đề thi môn Tiếng Việt năm 2010 – trình độ nâng cao – tổ chức IB Để chuẩn bị cho kì thi, HS cần đăng kí trước danh sách các tác phẩm cần học (khoảng 10 tác phẩm cho tất cả các thể loại) lần thứ nhất (phần 2) và một danh sách ngắn hơn ở phần 3. Ngữ liệu cho đề thi được yêu cầu huy động từ những tác phẩm trong danh mục trên. Sau đây là đề bài: Hãy chọn một trong những đề tài sau đây để viết một bài luận. Bạn phải dựa vào ít nhất hai tác phẩm đã học ở phần 3. Bạn có thể cho vào trong bài viết của mình một phần thảo luận của tác phẩm ở phần 2 cùng một thể loại nếu thấy thích hợp. Những bài trả lời không dựa vào hai tác phẩm ở phần 3, sẽ không được điểm cao. 80 1. Tác giả thường dùng sự tương phản giữa hài hoà và không hài hoà như là yếu tố chính trong tác phẩm. Tham khảo ít nhất hai tác phẩm bạn đã học, để cho biết những gì và như thế nào đã ảnh hưởng đến sự tương phản đã được sử dụng. 2. Lòng yêu thương và sự oán ghét thường là đề tài chính trong những tác phẩm văn chương. Hãy giải thích những gì và như thế nào ảnh hưởng đến một hoặc cả hai đề tài đã khai triển trong ít nhất hai tác phẩm bạn đã học. 3. Tác giả thường chọn cách viết hoặc hiện thực hoặc tưởng tượng. Tham khảo ít nhất hai tác phẩm đã học, bạn hãy thảo luận cách sử dụng chủ thuyết hiện thực hoặc chủ thuyết tượng trưng và nói đặc điểm nổi bật của nó. 4. “Thông thường một câu chuyện buồn thảm nhất thường dẫn khởi đến niềm hy vọng nhất.” Tham khảo ít nhất hai tác phẩm đã học, hãy thảo luận lời nhận định này. 5. “Văn chương không chỉ đơn giản là giải trí, mục đích của nó là đưa chúng ta đối diện với thực tế tàn nhẫn của cuộc đời.” Tham khảo ít nhất hai tác giả đã học, bạn cảm nhận lời nhận định này như thế nào, hãy giải thích. Đề bài yêu cầu HS lựa chọn một đề tài để trình bày. Vấn đề đặt ra trong các đề tài đều từ cách tiếp cận những đặc trưng của tác phẩm văn học; yêu cầu phân tích, đối chiếu hai văn bản đã học. Mặc dù ngữ liệu huy động cho đề thi được quy định rất cụ thể, tuy nhiên, với cách ra đề như trên, HS khó có thể “học tủ” bởi đề thi đặt ra những vấn đề rất sâu sắc, đòi hỏi HS vừa phải có kiến thức lý luận văn học vững chắc, có sự hiểu biết sâu rộng về mỗi văn bản, có khả năng trình bày thuyết phục, khả năng cảm thụ, phân tích tác phẩm tinh tế,... Tính “mở” của các đề này chính là mở ra các hướng suy nghĩ khác nhau để HS lựa chọn vấn đề mình tâm đắc và lựa chọn tác phẩm phù hợp để thể hiện năng lực của bản thân. Như vậy, đề thi tạo điều kiện để HS phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của bản thân trong việc học các tác phẩm văn chương. *Đề nghị luận văn học trong một số SGK bang Califonia (Hoa Kỳ SGK Văn học của Hoa Kỳ được biên soạn tích hợp cao. Cả ba phần văn học, ngôn ngữ và làm văn trong một cuốn. Phần trích dẫn dưới đây chủ yếu tập trung vào phần hướng dẫn viết bài văn (làm văn) theo các dạng khác nhau. Ở mỗi dạng đều có hai hình thức: (1) Viết dựa vào tư liệu văn học (Writing from Literature); trong phần sau gọi tắt là Đề văn học (Đề VH); (2) Viết dựa vào hiện thực cuộc sống (Writing from the Real World), gọi tắt là Đề hiện thực (Đề HT). Sau mỗi đề văn luyện tập, sách đều có gợi ý ngắn gọn để HS có hướng suy nghĩ, viết bài . Các đề nghị luận văn học trong SGK bang Califonia được phân loại theo các dạng và mục đích nghị luận khác nhau: phân tích, thuyết phục, so sánh đối chiếu, phù hợp với HS lớp 10,11, 12. Các đề kiểm tra được cấu trúc theo một hệ thống chặt chẽ, thống nhất, có sự kết nối trong việc ĐG NL của HS. 81 Sau đây là một số đề kiểm tra của các lớp 10 [40]: Đề 1: Hãy viết một bài luận giải thích, làm sáng tỏ và giúp người đọc tìm thấy ý nghĩa mới của một tác phẩm văn học. Gợi ý: o Xung đột trong “Harrison Bergeron” đã giúp tác giả có được thông điệp xuyên suốt tác phẩm như thế nào? o Khung cảnh và tâm trạng trong “Khám phá cho mùa hè” có ảnh hưởng như thế nào tới ý nghĩa của truyện ngắn này? Đề 2: Viết một bài luận so sánh hoặc đối chiếu hai tác phẩm văn học. Tập trung vào những yếu tố chính của văn học như đề tài, không gian, nhân vật và giải thích tác động của các yếu tố đó như thế nào đối với ý nghĩa của tác phẩm. Từ bài viết của anh (chị) bạn đọc có thể hiểu thêm những điều mới mẻ về tác phẩm. Gợi ý: o Tác phẩm “Hai người bạn” và “Khi nào ông Pirzada tới Dine” o “Cranes” và “Hai người bạn” Đề 3: Viết một bài phê bình một tác phẩm văn học. Suy nghĩ xem tác giả đã sử dụng các yếu tố phong cách (Ví dụ như việc lựa chọn từ ngữ, ngôn ngữ biểu trưng, ẩn dụ, hình ảnh, thức điệu hoặc chủ đề) tác động đến sự cảm nhận của anh (chị) như thế nào? Bài viết có thể xuất phát từ quan điểm của bản thân về tác phẩm, giải thích tiêu chí mà anh (chị) sử dụng để đánh giá, nhận xét và cho biết có thể chia sẻ với người khác được không. Gợi ý: o Sự lựa chọn chủ đề và từ ngữ trong tác phẩm “Mảnh vỡ của viên hồng ngọc” o Hình ảnh và âm hưởng trong tác phẩm “Giống cây Bulô” d) Chọn một truyện bạn đã đọc trong năm nay. Tìm một sự kiện thú vị trong truyện và viết bài văn tự thuật về sự kiện này theo quan điểm của một nhân vật trong đó. Bài tự thuật của bạn cần chỉ ra tại sao sự kiện này lại có ý nghĩa đối với nhân vật (người kể). Gợi ý o Lý lẽ về chăn màn trong “Vật sử dụng hàng ngày” o Johnny đang hỏi khi Mattie ở ngoài trong tác phẩm “Shoofly Pie” Các đề văn trên thường có 2 phần. Phần chính nêu yêu cầu nghị luận theo hướng nêu ra một vấn đề, một nhận định khái quát về một vấn đề văn học (giải thích, so sánh, đối chiếu, bình luận về một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm văn học). Cùng với yêu cầu là nội dung gợi ý, nêu ra những định hướng, chỉ dẫn về việc lựa chọn tác phẩm và vấn đề cần làm sáng tỏ khi lựa chọn. Cách ra đề như trên cũng đòi hỏi HS vừa phải có kiến thức lý luận văn học vững chắc, có sự hiểu biết sâu rộng về mỗi văn bản, có khả năng trình bày thuyết phục, khả năng cảm thụ, phân tích tác phẩm tinh 82 tế,...Đồng thời tạo được một biên độ khá rộng để HS suy nghĩ, lựa chọn những tác phẩm mình yêu thích để phát huy được NLST của mình. Qua nội dung kiểm tra, có thể thấy các văn bản được gợi ý để HS lựa chọn và huy động khá phong phú, bao gồm nhiều thể loại, có sự kết nối và phát triển theo 3 lớp. b) Đề nghị luận xã hội *Đề nghị luận xã hội trong sách giáo khoa của Bang California Cũng như các đề nghị luận văn học, đề nghị luận xã hội trong SGK bang Califonia được phân loại theo các dạng và mục đích nghị luận khác nhau: phân tích, thuyết phục, so sánh đối chiếu, phù hợp với HS lớp 10,11, 12. Sau đây là một số đề kiểm tra của các lớp 10 [40]: Đề 1: Chọn một câu chuyện đáng nhớ từ bộ phim hoặc cuốn sách mà bạn đã xem, đã đọc gần đây. Viết một bài luận tóm tắt ngắn gọn về câu chuyện đó và chỉ ra ý nghĩa hoặc thông điệp sâu rộng trong đó. Gợi ý: o Những bộ phim có các nhân vật mạnh mẽ như Người thợ xây trên cao hoặc Cưỡi cá voi. o Trình diễn trên truyền hình cần sử dụng một không gian riêng như phòng xử án hoặc một bệnh viện. o Chuyện kể tự thuật Đề 2: Hãy viết một câu chuyện tự kể về một kinh nghiệm quan trọng mà bạn đã trải qua. Gợi ý o Một sự kiện buồn cười, kinh hoàng hoặc buồn bã trong tuổi thơ của bạn. o Một thời điểm quyết định trong cuộc đời bạn o Một thành công hay thất bại khiến bạn nhớ mãi Đề 3: Viết bài nghị luận trong đó giải thích về một mối quan hệ nhân – quả mà anh (chị) thấy thú vị và quan trọng. Gợi ý: o Về một thành tích của bạn, chẳng hạn thắng trong cuộc chơi Game hoặc thành công trong một vai diễn kịch ở lớp o Một hiện tượng khoa học, chẳng hạn nhật thực hoặc sao chổi o Một sự kiện lịch sử, chẳng hạn cách mạng Pháp hoặc sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 Đề 4: Văn học trong chương này thường liên quan đến các vấn đề phổ quát như danh dự, lòng trung thành và sự phục vụ người khác. Những tư tưởng đó có mối quan hệ như thế nào với các vấn đề tồn tại ngày nay. Chọn một vấn đề mà anh (chị) cho là có ấn tượng mạnh và viết bài luận nhằm thuyết phục bạn đọc đồng ý với mình. 83 Gợi ý: o Giúp đỡ những người vô gia cư o Đi bầu cử o Phục vụ Tổ quốc o Ngăn chặn người khác bằng những trò lừa đảo Giống như các đề nghị luận văn học, đề bài NLXH cũng thường có 2 phần. Phần chính nêu yêu cầu nghị luận theo hướng nêu ra một vấn đề, một nhận định khái quát về một vấn đề xã hội (giải thích, so sánh, đối chiếu, bình luận về một phương diện của cuộc sống, một tình huống hay một nhân vật,). Cùng với yêu cầu là nội dung gợi ý, nêu ra những định hướng, chỉ dẫn về việc lựa chọn vấn đề cần làm sáng tỏ khi tiến hành nghị luận. Cách ra đề như trên cũng đòi hỏi HS vừa phải nắm vững kĩ năng viết bài văn nghị luận, có hiểu biết rộng và sâu về những vấn đề thực tiễn cuộc sống, có khả năng trình bày thuyết phục,...Đồng thời tạo được một biên độ khá rộng để HS suy nghĩ, lựa chọn những vấn đề mình tâm đắc để phát huy được NLST của mình. * Một số đề thi của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc trong 10 năm Ở Trung Quốc, dù HS thi khối tự nhiên hay xã hội thì đều phải trải qua bài thi môn Ngữ Văn. Nhiều năm nay, đề thi đại học ở quốc gia này vẫn luôn được đánh giá là hết sức độc đáo và sáng tạo. Và đây chính là bộ đề Ngữ văn mang đậm phong cách Trung Quốc. Đề thi đại học môn ngữ văn của Trung Quốc trước giờ vẫn đi theo phong cách mở, không đánh giá quá nhiều năng lực học thuộc kiến thức mà chú trọng ĐG NL tuy duy, sáng tạo và kích thích được hứng thú của HS khi viết bài. Dưới đây là 10 đề thi đại học môn văn của tỉnh Giang Tô với độ khó được đánh giá là "không có đối thủ" ở Trung Quốc trong suốt 10 năm qua [44]:  Đề thi năm 2008: Chủ đề "Lòng hiếu kỳ" "Có vài người thuở thiếu thời từng có lòng hiếu kỳ nhưng khi lớn lên nó lại bị hao mòn rồi biến mất, có vài người giữ được lòng hiếu kỳ suốt cả đời mình. Nghi ngờ, phát hiện, trí tuệ, cao thượng, vui vẻ, buồn rầu, bình thường, Dường như mỗi một từ này đều ẩn chứa sau nó lòng hiếu kỳ. Hãy lấy chủ đề lòng hiếu kỳ, để viết một bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."  Đề thi năm 2009: Chủ đề "Phong cách thời thượng" "Chúng ta theo đuổi thời trang, không phải vì nó thích hợp với bản thân mà là vì mọi người đều làm thế. Lấy chủ đề phong cách thời thượng, viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca." 84  Đề thi năm 2010: Chủ đề "Cuộc sống màu xanh" "Màu xanh, màu của sự sống, màu của niềm vui bất tận. Màu xanh cũng là màu liên quan chặt chẽ tới hệ sinh thái. Ngày nay, màu xanh trở thành một ý tưởng đầy mới mẻ, cùng chung nhịp thở với cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy lấy chủ đề "mở rộng phong trào cuộc sống màu xanh", viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."  Đề thi năm 2011: Chủ đề "Từ chối bình thường" "Lấy từ chối bình thường làm chủ đề, không tránh né bình thường, không thể bình thường, làm người không thể bình thường, bình thường đồng nghĩa với không có SÁNG TẠO, không có phát triển, không tiến tới. Đối nhân xử thế không thể bình thường, không có ý chí, mà phải có nguyên tắc, có nhận định cá nhân và biết bảo vệ quan điểm cá nhân. Bài viết không ít hơn 800 chữ, trừ thơ ca, các thể loại khác đều được phép dùng."  Đề thi năm 2012: Chủ đề "Nhà thám hiểm và đàn bướm" "Một số nhà thám hiểm đi vào hang động, sau khi vào hang họ đốt nến soi sáng, phát hiện một đàn bướm rất đông. Vì thế họ đi ra khỏi hang, để lại những ngọn nến đang cháy. Một lúc sau, các nhà thám hiểm lại đi vào trong hang, họ phát hiện đàn bướm đã bay sâu vào trong, những ngọn nến họ thắp lên đã ảnh hưởng tới hoàn cảnh sống của chúng. Yêu cầu: đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, viết một bài văn, không hạn chế thể loại, ngoại trừ thơ ca."  Đề thi năm 2013: Chủ đề "Lo lắng và tình yêu" "Sợi dây trên tay mẹ hiền, manh áo trên người đứa con phương xa. Từng đường kim mũi chỉ tiễn con đi, mòn mỏi đợi chờ ngày con quay về. (Mạnh Giao) Tại sao mắt tôi thường ngấn nước? Vì tôi quá yêu mảnh đất này. (Ngải Thanh) Trong suy nghĩ của các bậc thần thánh này, có một tình yêu và một sức mạnh mãnh liệt, nó như dòng nước xiết cuốn đi thật xa. Thậm chí không cần phải nghe được lời họ nói, chỉ cần nhìn vào những gì họ viết, đã có thể hình dung được những sinh mệnh giãy giụa trầm mình trong gian nan và cực khổ ấy phát triển vĩ đại, hoàn thiện và hạnh phúc thế nào. (Romain Rolland) Lấy chủ đề lo âu và tình yêu thương, viết bài văn không dưới 800 chữ, thể văn tự do, ngoại trừ thơ ca."  Đề thi năm 2014: Chủ đề "Cái gì là bất hủ" "Có người nói, không có gì là bất hủ, chỉ có thanh xuân bất hủ. Cũng có người nói, thanh niên không tin rồi có ngày mình sẽ già đi. Ý nghĩ này rất ngây thơ, chúng ta tự lừa mình dối người, cho rằng sẽ có một niềm tin bất hủ như tự nhiên. 85 Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."  Đề thi năm 2015: Chủ đề "Trí tuệ" "Trí tuệ là một loại kinh nghiệm, một năng lực, một cảnh giới riêng. Cũng như thiên nhiên, trí tuệ có dáng vẻ của riêng mình. Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."  Đề thi năm 2016: Chủ đề "Nói ngắn nói dài – cá tính và sáng tạo" "Tục ngữ nói, có chuyện thì nói dài, không có chuyện thì nói ngắn. Có người nghĩ ngược lại, có chuyện nói ngắn, không chuyện nói dài. Người khác đã nói thì không cần phải nói lại. Người khác không nói thì ta nói ra suy nghĩ của mình. Có đôi khi đó là sự thể hiện, có đôi khi đó là sự thấp thoáng của một ý tưởng mới mẻ. Đọc tài liệu, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."  Đề thi năm 2017: Chủ đề "Xe và sự biến thiên của thời đại" "Xe có rất nhiều kiểu dáng, xe đến xe đi, xe truyền lại tình cảm, chịu tải sự biến thiên của thời đại, chiết xạ sự biến hóa của xã hội, kể lại triết lý đời người. Hãy lấy đây làm đề tài, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."  Đề thi năm 2018: Chủ đề "Ngôn ngữ" "Hoa có ngôn ngữ của mình, chim có tiếng hót riêng, trong cuộc sống đâu đâu cũng là ngôn ngữ. Những ngôn ngữ khác nhau mở ra thế giới khác nhau, âm nhạc, điêu khắc, lập trình, gene, thứ nào cũng vậy. Ngôn ngữ làm cuộc sống phong phú hơn, ngôn ngữ diễn dịch sinh mệnh, ngôn ngữ truyền thừa văn minh. Hãy dựa vào tài liệu đã cho, viết bài văn, dùng góc độ tự do, tự nghĩ đề bài, không hạn chế thể loại, trừ thơ ca, viết bài văn không ít hơn 800 chữ."  Đề thi năm 2019: Chủ đề "Cá tính con người, bản sắc dân tộc" "Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ). Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua cay ngọt mặn đắng, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế." Qua ví dụ minh hoạ về đề thi vào đại học của tỉnh Tô Giang có thể nói mỗi đề thi là một sự kì công của người ra đề, vừa gửi vào đó sự thâm sâu về ý nghĩa triết lý, vừa khơi gợi được những hướng suy nghĩ và những cách tiếp cận riêng của HS. Một điểm chung của các đề kiểm tra là đề cập đến những giá trị nhân văn, những cách ứng xử, những giá trị sống bền vững của con người trong cuộc sống. Đây là lý do khiến 86 những đề thi môn ngữ văn của Trung quốc luôn nhận được sự tán đồng và đánh giá cao, không chỉ trên đất nước TQ mà đáng để cho chúng ta lấy làm bài học. Qua thực tế cho thấy, việc ra đề mở trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn đã không còn xa lạ với các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Những đề văn hay giống như một loại dây dẫn để truyền cảm hứng sáng tạo vào mỗi trang viết của HS, giúp cho bài làm của các em trở nên tự nhiên, chân thực mà cũng đầy ắp cảm xúc, suy tư. Đề mở, được thiết kế khoa học, phù hợp sẽ khơi mở và đánh thức trong mỗi HS những vỉa tầng của các NL tiềm ẩn, giúp các em sáng tạo và thăng hoa. Tiểu kết chương 1 Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi đã xác định được những khái niệm công cụ cốt lõi của luận án như NLST, NLST trong tạo lập VBNL, đánh giá NLST, đánh giá NLST trong tạo lập VBNL của HS THPT, trong đó NLST được xem là khái niệm then chốt. Đây là một trong những NL chung cần hình thành và được đánh giá một cách chính xác, khách quan cho HS trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Từ việc đưa ra quan niệm về NLST, NLST của HS, biểu hiện của người có NLST, NLST trong tạo lập VBNL, chúng tôi đã xác định được biểu hiện của NLST trong tạo lập VBNL với các thành tố, các chỉ số cụ thể. Việc xác định được các thành tố, chỉ số của NLST trong tạo lập VBNL là căn cứ cho việc xây dựng chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL xã hội và chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL văn học và đề xuất hệ thống đề mở/câu hỏi mở để đánh giá các thành tố của NLST trong tạo lập VBNL của HS THPT. Trên cơ sở các biểu hiện NLST của HS THCS trong tạo lập VBNL đã xác định, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức và tổ chức ĐG NLST trong tạo lập văn bản của giáo viên Ngữ văn THPT và thiết kế đề mở trong ĐG NLST; khảo sát thực trạng ra đề kiểm tra/đề thi của Việt Nam và một số nước, tổ chức trên thế giới. Từ các kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng đã cho chúng tôi những cơ sở khoa học và những nhìn nhận, đánh giá tương đối khách quan, chính xác để đưa ra những đề xuất trong chương II, nhằm giúp GV trong việc xây dựng chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL xã hội và VBNL văn học của HS THPT; xây dựng công cụ ĐG NLST trong tạo lập VBNL của HS THPT. 87 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh Trung học Phổ thông 2.1.1. Một số định hướng trong việc đề xuất chuẩn đánh giá năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận của học sinh Trung học phổ thông 2.1.1.1. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy tạo lập văn bản viết ở trường Trung học phổ thông Theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm học 2022-2023 HS THPT bắt đầu thực hiện CT, SGK mới. Chương trình, SGK mới có những thay đổi cơ bản về phương pháp dạy học mà quan điểm dạy học phát triển năng lực được xem như một sự đột phá. Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với GV cần cập nhật được những tri thức mới về PPDH, PP đánh giá kết quả học tập của HS. Căn cứ vào tình hình dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận nói riêng trong nhà trường phổ thông; căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của đối tượng HS cấp THPT, các chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL được đề xuất phải phù hợp với đa số HS ở các vùng miền, vừa xuất phát từ các yêu cầu tạo lập VBNL trong CT Ngữ văn hiện hành, vừa tiếp cận sâu với CT Ngữ văn 2018. Các chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL được đề xuất cũng bám sát với thực tiễn dạy học Làm văn trong nhà trường PT, đảm bảo tính khả thi, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học Làm văn theo hướng phát triển NLST cho HS. 2.1.1.2. Đảm bảo tính vừa sức và tạo sức trong dạy học đối với HS Trung học phổ thông Chương trình Ngữ văn ở THPT chia thành ba khối lớp. Nếu như Chương trình hiện hành chưa trình bày được những biểu hiện của yêu cầu phát triển nâng cao trong thực hành viết thì đến Chương trình Ngữ văn 2018 đã khắc phục được hạn chế này. Các yêu cầu viết được nâng cao dần với từng loại văn bản và phương thức biểu đạt, trong đó có yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận. Nếu như yêu cầu chung được xuyên suốt cả ba khối lớp 10, 11, 12 là: Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn; thì những yêu cầu cụ thể được mở rộng và nâng cao dần từ lớp 10 đến lớp 11 và cuối cùng là lớp 12. Những yêu cầu này bao gồm: chủ đề bài viết, các thao tác cần sử dụng trong bài viết, các đối tượng viết (tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật), mục đích viết (ngày càng gắn chặt hơn với thực tiễn cuộc sống), Bám sát những yêu cầu của từng khối lớp, các chuẩn ĐG NLST trong tạo lập VBNL được 88 đề xuất cũng cần thể hiện được sự phát triển phù hợp, sao cho không chỉ đo được mức độ vừa sức với các đối tượng HS mà còn đo được sức bật trong “vùng phát triển gần” của các em. Tính vừa sức và tạo sức trong dạy học khi đề xuất chuẩn còn thể hiện ở sự phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của HS THPT, cần hiểu rõ sự phát triển về mặt tư duy, khả năng sáng tạo của HS để đưa ra các yêu cầu cần đạt phù hợp. Song thực tế cũng cho thấy, cùng một lứa tuổi nhưng các nhóm HS có sự phát triển trí tuệ, thể chất không giống nhau. Vì vậy khi xác định các biểu hiện của chuẩn để ĐG NLST của HS cũng cần lưu ý đến tính mở để đo được sự sáng tạo của HS, từ đó khuyến khích HS hướng tới sự sáng tạo một cách linh hoạt, đa dạng và chủ động. 2.1.1.3. Chú trọng tới từng thành tố của năng lực sáng tạo trong tạo lập văn bản nghị luận. Cấu trúc của NLST gồm các thành tố đầu vào (cấu trúc bề mặt) và các thành tố đầu ra (cấu trúc bề sâu). Trong đó cấu trúc bề mặt gồm các yếu tố về kiến thức, kĩ năng sáng tạo trong tạo lập VBNL, thái độ của cá nhân như sự tò mò, yêu thích, ham hiểu biết, muốn khám phá cái mới, Cấu trúc bề sâu gồm ba yếu tố được phân giải thành các hành vi cụ thể: Phát hiện vấn đề (có trí tưởng tượng, suy luận phong phú, phát hiện và làm rõ được các yếu tố mới, đặt ra những câu hỏi băn khoăn về vấn đề nghị luận,); Giải quyết vấn đề (đưa ra được các ý tưởng mới dựa trên cái đã có, tìm ra được giải pháp mới so với cái đã có, bảo vệ được quan điểm cá nhân, vận dụng được các giải pháp vào tình huống cụ thể,); sáng tạo đượ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_nang_luc_sang_tao_trong_tao_lap_van_ban_ngh.pdf
  • pdfNguyen Thi Huong Lan - Tom ta LA (TV).pdf
  • pdfNguyen Thi Huong Lan - Tom tat LA (TA).pdf
  • docxNguyen Thi Huong Lan -Thong tin diem moi cua LA (TA).docx
  • docxNguyen Thi Huong Lan -Thong tin diem moi cua LA (TV).docx
Tài liệu liên quan