Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng nam bộ Việt Nam

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .i

Danh mục các bảng .ii

Danh mục các bản đồ, hình vẽ .iii

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .3

3. Phạm vi nghiên cứu của luận án .3

4. Các luận điểm bảo vệ.4

5. Những điểm mới của luận án.4

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.4

7. Cơ sở tài liệu.5

8. Cấu trúc luận án .5

CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHưƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN

DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH.6

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án.6

1.1.1. Trên thế giới.6

1.1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch.6

1.1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá ĐKSKH cho phát triển du lịch.7

1.1.2. Ở Việt Nam.9

1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch.9

1.1.2.2. Các nghiên cứu đánh điều kiện SKH cho phát triển du lịch .10

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ Nam Bộ .12

1.2. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung luận án.14

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch.14

1.2.1.1. Khái niệm du lịch.14

1.2.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch .14

1.2.1.3. Khái niệm Tài nguyên du lịch.15

1.2.1.4. Các hình thức của tổ chức lãnh thổ du lịch .15

1.2.1.5. Các loại hình du lịch .16

1.2.2. Tài nguyên du lịch – điều kiện để phát triển du lịch .19

1.2.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch .19

1.2.2.2. Vai trò của tài nguyên du lịch .19

1.2.2.3. Phân loại Tài nguyên du lịch .20

1.2.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu.27

1.2.3.1. Điều kiện và tài nguyên khí hậu .27

1.2.3.2. Sinh khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu để phát triển du lịch .27

1.2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện SKH đến con người và hoạt động du lịch .28

1.2.4. Tác động của kinh tế xã hội và BĐKH đến tài nguyên du lịch .31

pdf221 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng nam bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao 500 -700m, nhƣng gồm các đồi cao và núi sót là chủ yếu nhƣ núi Ba Thê, núi Sam (200m). Khu vực này nổi tiếng với cảnh quan đẹp và nhiều chùa chiền, lễ hội lớn của người Kmer, có thể PTDL tâm linh, văn hóa, kết hợp với DLTQ, DLST, leo núi thám hiểm. Cảnh quan ven biển gồm dải đất dọc ven vịnh Thái Lan và Hà Tiên đến dƣới Rạch Giá còn đặc sắc hơn với nhiều khối núi đá vôi, đá granit và đá xâm nhập khác, chạy dài theo bờ biển, xen kẽ là đồng bằng nhỏ hẹp. Độ cao của các núi này trung bình khoảng 150 -300m nhƣ Hòn Chông 201m, Mũi Tròn 186m, Mũi Nai 108m,v.v. Đá vôi Hà Tiên có tuổi Devon và Pecmi, nơi đã bị biến chất thành đá hoa hoặc đolomit hóa. Các khối núi đá vôi còn thấy ở ngoài bờ biển Hà tiên, nhƣ hòn Phụ Tử, tạo ra quang cảnh Hạ Long thu nhỏ. Đây là nét đặc sắc riêng làm điểm nhấn khiến khu vực này được mệnh danh là “Thập vịnh cảnh”, có thể phát triển loại DLTQ, nghiên cứu ở vùng này. Vùng nằm trong phạm vi 5 loại SKH: IAa, IAb, IBb, ICc, IDb. Vùng nằm trong dải mƣa nhiều 90 của TNB từ 1750 đến 2000mm/năm, mƣa chủ yếu tập trung vào các tháng mùa hè (V đến X), mƣa xảy ra chủ yếu dƣới dạng mƣa rào, cƣờng độ lớn. Trong các tháng khác, lƣợng mƣa tổng chỉ khoảng dƣới 100mm, bằng 5% lƣợng mƣa cả năm. 2.5.8. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] Vùng này nằm ở phía Tây Nam của sông Hậu. Bao gồm một số huyện của các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện phía tây nam tỉnh An Giang. Vùng là một bồn trũng do đƣợc vây bọc chung quanh bởi những khu vực đất cao, làm cho nƣớc không tiêu thoát đƣợc nên gần nhƣ ngập quanh năm.Vùng nằm trong phạm vi 4 loại SKH IAa, IAb, IBa, IBb. Nền nhiệt độ rất nóng trung bình khoảng 26°C. Điều đó cũng có lợi là nguồn nƣớc không thiếu lắm trong mùa khô mặc dù vùng này ít mƣa hơn vùng tứ giác Long Xuyên, lƣợng mƣa vừa trung bình 1900 mm/năm. Diện tích rộng lớn cũng gây khó khăn cho việc thiết kế những công trình thủy lợi có hiệu quả, nhất là việc tiêu thoát nƣớc. Quá trình thành tạo trầm tích có sự tham gia của trầm tích sông, biển, đầm lầy biển Holocen (aQIV3, amQIV3). Ở đây có các dạng địa hình tƣơng đối khác nhau: dải đất phù sa ngọt đƣợc bồi đắp phía tây nam sông Hậu tạo các dạng gờ sông, bãi bồi, cồn sông. Về phía tây có dải đất trũng nổi tiếng là vùng trũng Tây Hậu Giang - đây là bồn thoát lũ của hệ thống sông Mê Kông ra vịnh Thái Lan làm giảm mực nƣớc ngập ở vùng hạ châu thổ. Vùng có một mạng lƣới kênh đào nối liền sông Hậu với hai sông Cái Bè và Cái Lớn. Đất là đất đất phèn nhƣng độ chua nhẹ hơn ở vùng Đồng Tháp và phù sa mới không nhiều chất hữu cơ. Càng đi về phía đông nam là đất mặn. Vùng thích hợp du lịch sông nước, DLTQ bưng, điền, kết hợp với tham quan vườn cây ăn trái ở hai bên bờ sông Hậu, phát triển mô hình chợ nổi trên sông. 2.5.9. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Nằm ở phía Tây bán đảo Cà Mau, kiểu địa hình trũng thấp, địa hình cao ở phía biển, thấp dần về phía nội địa, tạo thành các khu trũng, các đầm lầy, ở phần giữa U Minh là một bồn trũng với rừng tràm nửa ngập nƣớc lợ, nằm giữa Cà Mau và Rạch Giá. Vùng nằm trong phạm vi một loại SKH: IAa, nền nhiệt rất nóng >260C có mƣa rất nhiều dao động từ 2.200 mm – 3.000 mm/năm. Mùa khô ngắn chỉ khoảng 2 -3 tháng, số ngày mƣa nhiều ≥ 160 ngày. Nét độc đáo của vùng này là ít chịu tác động trực tiếp của hệ thống sông. Cảnh quan là các bãi bùn triều và các đồng lầy nƣớc mặn ven biển, đồng trũng và đồng bằng nội địa với đất phèn nhẹ, ngập nƣớc lợ vào 91 mùa mƣa. Hình thành từ trầm tích đầm lầy biển Holocen muộn, trầm tích sông biển hiện đại. Chế độ thuỷ văn ngập nông đến ngập trung bình, chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều, khả năng thoát nƣớc kém, nhƣng mùa khô lại thiếu nƣớc trầm trọng. Sông Cái Lớn ở phía tây bắc, sông Gành Hào ở phía đông nam là hai sông lớn dẫn mặn vào nội địa, nhiều các lạch triều lớn nhỏ. Về HST có rừng tràm U Minh; Sông Cái Tàu và sông Trèm Trẹm chia đôi khu rừng: phía bắc là U Minh Thƣợng và phần phía nam là U Minh Hạ. Nền đất là than bùn dày từ 2 đến 5 m, đƣợc cấu tạo bởi xác thực vật của rừng bên trên. Rừng nguyên sinh dƣới 4.000 ha. Cây tràm là cây thống trị khu rừng rộng lớn này, có thân cao từ 10 đến 20m. Cá, tôm trong đầm và kinh rạch đủ loại. Khí hậu tƣơng đối mát mẻ ôn hòa do có biển bao quanh vì vậy mùa DL lí tƣởng là mùa hè kéo dài từ tháng IV đến tháng IX. LHDL đồng quê, du lịch trải nghiệm, DLST dựa vào cộng đồng rất có tiềm năng phát triển ở vùng này. DK còn có thể tham gia vào một số dịch vụ giải trí từ các hộ DL cộng đồng, trải nghiệm những hoạt động với người dân nơi đây như: xổ vuông bắt tôm, câu cua, cá, đặt lọp cua, bắt vọp, mò sò. 2.5.10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan [II.7] Vùng hoàn toàn trên biển với 22 quần đảo và đảo ở ven bờ khá nhiều nhƣ hòn Minh Hoà, quần đảo Bình Trị trƣớc Hòn Chồng, Hòn Rái, quần đảo Nam Du, quần đảo An Thới. Trong đó, Phú Quốc là một huyện – quận đảo nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích 66.000 hecta - lớn nhất của Việt Nam, cách thị xã Rạch Giá 120 km. Địa hình của đảo Phú Quốc là địa hình núi đƣợc cấu tạo bằng cát kết và đá phiến. Dải núi Hàm Ninh dài trên 30 km, hình vòng cung chạy men theo rìa phía đông với những đỉnh khá cao (núi Chúa 603 m, núi Đá Bạc 945 m). Dải Bãi Dài bọc đảo về phía Tây Bắc, cao trung bình 250 -300 m. Tất cả các núi đâm ra biển những nhánh nhỏ tạo thành các mũi nhƣ mũi Dinh, mũi Cồn Cỏ, mũi Trâu Nằm, mũi Chùa. Thực vật có nhiều cây họ dầu, sồi dẻ, họ re,.... chiếm trên 60% diện tích đảo. Các cây họ dầu có kích thƣớc khá lớn nhƣ ở trên đất liền. Rừng có nhiều lâm sản khác nhƣ song, mây, cây làm thuốc và thú rừng nhƣ khỉ, nai, heo rừng. Vùng biển quanh đảo giàu về hải sản nhƣ tôm, cá mực, hải sâm, đồi mồi, nghề cá rất phát đạt. Bắc đảo có dãy rừng nguyên sinh và hệ động thực vật phong phú cùng vô số bãi biển đẹp. Đông và Nam đảo Phú Quốc là vùng đất thấp đan xen rừng cấp hai, là nơi tập trung dân cƣ của đảo. Các bãi biển đẹp thu hút nhƣ bãi 92 Trƣờng, bãi Sao, bãi Khem, Giếng Ngự. Vùng nằm trong 1 loại SKH IAc. Toàn vùng nằm trong khu vực mƣa nhiều nhất của miền Nam Việt Nam: lƣợng mƣa trung bình năm 3037mm/năm với 9 tháng có lƣợng mƣa trên 100mm. Điều kiện tự nhiên và vùng đảo với các bãi biển có các dãy núi đâm ra biển, núi thấp tạo điều kiện cho phát triển DLTQ, tắm biển, DLND, du lịch khám phá các đảo. Nhiều tour du lịch khám phá như lặn biển san hô, khám phá rừng nguyên sinh, câu cá, câu mực đêm. 2.5.11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] Vùng biển đảo bờ Đông TNB gồm quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo to nhỏ khác nhau với diện tích chung là 76km² với khoảng 60 000 km² thềm lục địa. Đảo lớn nhất là Côn Lôn (Sơn) (Côn Đảo) với chủ yếu là đồi và núi: đỉnh cao nhất nằm ở phía nam là đỉnh Lớn nhô lên đến 690m, các đỉnh khác sàn sàn 400 -500m. Đồng bằng nằm ở phía đông nam đảo với một thị trấn nhỏ ở ngay sát bờ biển, giới hạn về phía đông bắc bởi mũi Đất Giốc, phía nam bởi Mũi Đỏ. Bờ biển ở hai mũi l m vào tạo thành một vụng lớn, tạo điều kiện cho các bãi phù sa biển có thể phát triển. Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dƣơng, với nền nhiệt rất nóng 26ºC và ẩm nhiều, lƣợng mƣa rất lớn đạt ≥2000mm/năm, số tháng mùa khô dài trung bình từ 4 -5 tháng, số ngày mƣa nhiều ≥ 160 ngày nên vùng này nằm trong SKH IAa. Rừng mọc um tùm gồm chủ yếu là Bời Lời và nhiều loại gỗ khác. Giới động vật rất phong phú: chồn, sóc, khỉ, di chuyển từng đàn trong rừng thƣa, đồng cỏ có hƣu nai. Nhiều loài cá tập trung quanh Côn Đảo. Hải ba và đồi mồi là những hải sản quý. Đặc điểm tự nhiên trên giúp phát triển mạnh ngành DLTQ, DLND, tắm biển và kết hợp du lịch khám phá các cảnh quan rừng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Nam Bộ có tiềm năng lớn để phát triển DL, có nhiều loại TNDL độc đáo và có tính đặc trƣng; nhƣ tài nguyên sinh vật có tới 4 KDTSQTG, hàng loạt các VQG, tài nguyên địa hình có đồng bằng, đồng bằng cổ, núi sót, karst đa dạng, nhiều thắng cảnh đẹp, các bãi biển cát trắng đạt chất lƣợng cao, mật độ sông ngòi dày, các cù lao, giồng, bƣng đặc tạo nhiều cảnh đẹp ven sông, hồ, thác nƣớc có ở miền núi tăng tính hấp dẫn cho TNTN, bên cạnh đó còn có thể kết hợp về mặt không gian và thời gian giữa các loại tài nguyên để triển khai nhiều LHDL phục vụ khai thác quanh năm. Nam Bộ là vùng đất có TNDL Văn hóa đa dạng, phong phú nhất về tôn giáo và tín ngƣỡng nƣớc ta. Toàn Nam Bộ có tới 338 DTLSVH vật thể xếp hạng quốc 93 gia, trong đó có 13 DTLSVH đƣợc xếp loại quốc gia đặc biệt, 301 làng nghề truyền thống, rất nhiều lễ hội đƣợc tổ chức quanh năm, riêng TNB có tới 1.237 lễ hội, với nhiều loại hình nhƣ lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngƣỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian diễn ra quanh năm. Nền văn hóa đặc trƣng đồng bằng sông nƣớc và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, ngƣời Hoa vào văn hoá Việt trong vùng với 1 Di sản văn hóa phi vật thể thế giới là đờn ca tài tử Nam Bộ. Nam Bộ có kiểu khí hậu nhiệt đới - cận xích đạo gió mùa nóng và ẩm, có bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều (1.892-2.646 giờ/năm); tốc độ gió 2-3m/s thuộc loại tốt đến rất tốt cho sức khỏe con ngƣời; nhiệt độ trung bình năm cao từ 26,1 – 28,1 0C, biên độ nhiệt năm thấp < 60C; Nam Bộ có lƣợng mƣa khá dồi dào dao động 1285-2446mm/năm nhƣng chủ yếu là mƣa rào mau tạnh; Nam Bộ có hạn bà chằn, 7-10 đợt không mƣa liên tục 5 ngày, 4-6 đợt không mƣa liên tục 7 ngày tạo thời tiết khô ráo, thuận lợi cho DL nhiều tháng trong năm. Nghiên cứu sự phân hoá của khí hậu Nam Bộ, vận dụng các kết quả nghiên cứu về phân loại SKH đã thực hiện ở Việt Nam [43], NCS đã xây dựng hệ chỉ tiêu và bản đồ phân loại SKH du lịch Nam Bộ (tỷ lệ 1:250.000). Kết quả trên lãnh thổ Nam Bộ xác định đƣợc 12 loại SKH khác nhau với những đặc điểm SKH không giống nhau và mức độ phù hợp với các LHDL cũng khác nhau. Đánh giá tài nguyên SKH qua chỉ số TCI cho thấy: tuy CTI trung bình năm ở Nam Bộ chủ yếu nằm trong khoảng 40- 55 (ngƣỡng chấp nhận đƣợc đến tƣơng đối tốt), tuy nhiên thời kỳ khí hậu DL tốt đến rất tốt (CTI ≈ 60-80) lại là các tháng XII – III, chính là mùa khô ở Nam Bộ; Đặc biệt biến trình năm của CTI cũng cho thấy trên toàn vùng Vũng tàu chẳng những có CTI cao nhất Nam Bộ mà thời gian có chỉ số này tốt – rất tốt cho DL cũng dài hơn, từ tháng XI năm trƣớc tới hết tháng IV năm sau, trong đó tháng I là tháng có chỉ số này cao nhất (>80) – đạt mức tuyệt với cho PTDL. Phân tích đặc điểm tự nhiên Nam Bộ, vận dụng kết quả nghiên cứu về phân vùng ĐLTN của các tác giả trong và ngoài nƣớc, kế thừa phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thƣợng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh (1997, [28]), hệ thống phân vùng Nam Bộ đƣợc phân chia theo 3 cấp: Đới  miền  vùng. Kết quả phân vùng lãnh thổ Nam Bộ (đới Nam Bộ) cho thấy có 2 miền là ĐNB và TNB, 11 vùng, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, tỉ lệ 1:250.000 (bản đồ 9) cùng với chú giải đã cho thấy những khác biệt cơ bản giữa các vùng ĐLTN. 94 CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU CHO CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH NAM BỘ 3.1. Cơ sở lựa chọn đánh giá một số loại h nh du lịch ở Nam bộ Sự phong phú và đa dạng của TNDL và sự thuạ n lợi về ĐKSKH là co sở, tiền đề cho tổ chức, triển khai nhiều LHDL. Tuy nhiên, trong phạm vi luạ n án chỉ đánh giá cho mọ t số LHDL tiêu biểu, phụ thuọ c nhiều vào yếu tố tài nguyên và có tính bền vững. Co sở để lựa chọn mọ t số LHDL nhu sau: +Tiềm na ng về TNDL với những giá trị đạ c sắc, thể hiẹ n tính đạ c thù, đọ c đáo và ĐKSKH thuạ n lợi cho viẹ c tổ chức các LHDL. Xuất phát từ vai trò của TNDL, các khu vực đa dạng về TNDL, trong đó có những TNDL đạ c sắc và đọ c đáo là điều kiẹ n thuạ n lợi cho phát triển đa dạng các LHDL, từ đó tạo nên những sản phẩm du lịch đọ c đáo riêng cho từng khu vực. + Hiẹ n trạng khai thác TNDL, các LHDL đang đu ợc khai thác trên thực tế của khu vực nghiên cứu. +Xác định LHDL dựa vào định hu ớng PTDL của địa phu o ng, vùng lãnh thổ. Các chiến lu ợc và định hu ớng của địa phu o ng trong phát triển các LHDL và các sản phẩm du lịch là co sở quan trọng để lựa chọn các LHDL cho phù hợp. + Dựa vào nhu cầu và xu hu ớng PTDL trong tu o ng lai, đạ c biẹ t là các LHDL mang tính bền vững, thân thiẹ n với môi tru ờng mà thế giới đang hu ớng tới. Mỗi LHDL đu ợc xuất hiẹ n và khai thác để tạo nên xác sản phẩm du lịch đều phải dựa trên nhu cầu của DK. Mạ t khác, trong xu thế hiẹ n nay, viẹ c phát triển các ngành kinh tế cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Do vạ y, những LHDL thân thiẹ n với môi tru ờng, có tính giáo dục cao sẽ là những LHDL phát triển cần hu ớng tới trong tu o ng lai. Từ các co sở trên, kết hợp với khuôn khổ của luạ n án, những LHDL đu ợc lựa chọn để đánh giá gồm: 1) Du lịch tham quan tự nhiên (DLTQ); 2) Du lịch nghỉ dưỡng (DLND): 3) Du lịch sinh thái (DLST); 4) Du lịch văn hóa (DLVH). Đây là những LHDL có tính bền vững, ít tổn hại đến môi tru ờng, mang thế mạnh lâu dài và đặc sắc riêng cho vùng, đạ c biẹ t mọ t số LHDL còn mang tính giáo dục cao, đảm bảo những yêu cầu của phát triển DL. 3.2. Đánh giá TNDL cho một số loại h nh du lịch Nam Bộ 95 3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tham quan Du lịch tham quan chủ yếu đƣợc diễn ra ở những khu vực có phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, ĐKSKH thuận lợi. NCS xác định đánh giá trên 4 tiêu chí: thắng cảnh, địa hình, sinh vật, ĐKSKH 3.2.1.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch tham quan a. Tiêu chí thắng cảnh Một khu vực đƣợc coi là thắng cảnh phải hội tụ bởi nhiều yếu tố của địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật trong một phạm vi không gian hẹp tạo nên độ hấp dẫn lớn đối với DK. Cơ sở quan trọng và tiêu chí đánh giá cho phát triển DLTQ là độ hấp dẫn của thắng cảnh đó. Độ hấp dẫn của thắng cảnh đƣợc thể hiện qua các yếu tố nhƣ: mức độ tập trung, tính đa dạng, tính độc đáo, giá trị du lịch và sức chứa của thắng cảnh. Nhƣ vậy, tiêu chí thắng cảnh cho phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức đánh giá và thang điểm nhƣ sau Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho DLTQ Chỉ tiêu (Đặc điểm thắng cảnh theo từng vùng) Mức đánh giá Điểm đánh giá Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa các DTLS - VH có ý nghĩa quốc gia đặc biệt. RTL 4 Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có chứa các DTLS - VH cấp quốc gia. TL 3 Thắng cảnh đẹp, tƣơng đối phong phú, mức độ tập trung ít, có giá trị cấp tỉnh. TĐTL 2 Dƣới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phƣơng ITL 1 b. Tiêu chí địa hình Địa hình tác động rất lớn đến tất cả các LHDL. Trong DLTQ, các kiểu, dạng địa hình với những hình thái khác nhau sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Một số kiểu dạng địa hình đặc biệt (địa hình bờ biển, địa hình Karst, các khu vực đồi) thƣờng có giá trị lớn đối với DLTQ. Mặt khác, địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà còn tác động đến quá trình di chuyển của DK đến điểm tham quan và việc xây dựng các công trình DL. Theo các nghiên cứu, khu vực sƣờn dốc trên 350 xảy ra các hiện tƣợng trƣợt lở, 120 là độ dốc giới hạn, độ dốc khủng hoảng [86]. Việc đi lại tham quan của DK có thể bằng nhiều hình thức nhƣ di chuyển bằng đƣờng bộ, đƣờng thủy với các phƣơng tiện khác nhau nhƣ: đi bộ, ôtô, xe máy, xe đạp, tàu thuyềnthậm chí bằng cáp treo. Trên thực tế, những khu vực có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp RTL cho quá trình triển khai các hoạt 96 động di chuyển và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, những vùng có nhiều kiểu dạng địa hình đặc biệt, độ dốc địa hình thấp là điều kiện thuận lợi cho khai thác và triển khai DLTQ. Trong tiêu chí địa hình phục vụ phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá đƣợc lựa chọn nhƣ sau (bảng 3.2) Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLTQ Chỉ tiêu (Đặc điểm địa hình theo vùng) Mức đánh giá Điểm đánh giá Kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình karst, địa hình đảo, với những dạng địa hình có giá trị cho PTDL), độ dốc dƣới 40 (trừ địa hình karst) RTL 4 Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL TL 3 Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có độ dốc từ 8 -150, có dƣới 3 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL TĐTL 2 Kiểu địa hình núi thấp có độ dốc trên 150 hoặc đồng bằng, chỉ có 1 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL ITL 1 Dạng địa hình*: núi, hồ chứa, thác, ghềnh, suối, cù lao, bãi biển, c. Tiêu chí sinh vật Trong các thành phần tự nhiên, sinh vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành nên sức hấp dẫn của điểm DL. Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình; có các loài đặc hữu, đặc trƣng quý hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu cầu của DK là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát triển một số LHDL nói chung và DLTQ nói riêng. Nhƣ vậy, trong tiêu chí sinh vật đánh giá cho DLTQ, chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá đƣợc xác định nhƣ sau (bảng 3.3) Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho DLTQ Chỉ tiêu (Các kiểu thảm, hệ sinh thái theo từng vùng) Mức đánh giá Điểm đánh giá Vùng có thảm rừng nhiệt đới thƣờng xanh, nơi chứa VQG hoặc trên 2 khu bảo tồn*, có trên 5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm RTL 4 Vùng có thảm rừng nhiệt đới thƣờng xanh, có chứa 1-2 khu bảo tồn*, có từ 3 -5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm TL 3 Vùng có các cây bụi, trảng cỏ, có 1-3 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm TĐTL 2 Vùng có các kiểu thảm thực vật nông nghiệp, không có sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm ITL 1 *Bao gồm: Các KBT, KDTSQ, Ramsa, KBT (Thiên nhiên, loài, sinh cảnh) Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá đƣợc xác định dựa trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, DK và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các điểm DL đang khai thác. 97 d. Tiêu chí SKH Hoạt động tham quan thƣờng diễn ra chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. ĐKSKH thuận lợi nhất cho tham quan là trời quang mây và không mƣa. Nhƣ vậy, trong 3 tiêu chí phân loại SKH, tiêu chí số ngày mưa đóng vai trò quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và nhiệt độ. Để xác định mức độ thuận lợi của 12 loại SKH cho phát triển DLTQ, NCS đánh giá cho từng yếu tố SKH dựa trên các chỉ tiêu đã xác định bằng phƣơng pháp thang điểm có trọng số (điểm từ 1 đến 3 ứng với các mức từ ITL đến RTL). Dựa trên ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa và đặc điểm các loại SKH, điểm đánh giá theo các chỉ tiêu của từng yếu tố SKH đƣợc xác định. Trọng số của từng yếu tố SKH đƣợc xác định theo phƣơng pháp ma trận tam giác (phụ lục 5.5) Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ Các chỉ tiêu sinh khí hậu Mức đánh giá Điểm Số ngày mƣa Nhiệt độ trung b nh năm Lƣợng mƣa trung b nh năm Trọng số 0.42 Trọng số 0.29 Trọng số 0.29 c,d III C,D RTL 3 b II B TL 2 a I A ITL 1 Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng loại SKH (phụ lục 6.2), NCS phân chia mức độ TL của các loại SKH cho DLTQ ở 4 mức đánh giá. Bên cạnh đó, đánh giá ĐKSKH cho DLTQ cần xác định thời gian TL (số ngày) triển khai hoạt động DL. Số ngày thuận lợi đƣợc xác định bằng tổng quỹ thời gian trong một năm trừ đi những ngày có điều kiện SKH không thuận lợi (số ngày mƣa, ngày dông, bão, ngày sƣơng mù). Dựa vào kết quả tính toán mức độ và thang điểm đánh giá của tiêu chí SKH cho triển khai DLTQ (phụ lục 6.1): Diện tích các loại SKH ở các vùng đƣợc xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN (phụ lục 4). Kết quả tính toán (phụ lục 6.3 và 6.4). Vùng I.3 có các loại SKH IDd, ICc, ICb chiếm 82,92% diện tích nên RTL cho phát triển DLTQ. Các vùng I.2, II.1, II.2, II.3, II.4, II.8 TL cho DLTQ do có có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm trên 50% diện tích. Vùng I.1 có điều kiện SKH tƣơng đối thuận lợi cho DLTQ. Vùng II.5, II.6 và II.7 đƣợc đánh giá ITL cho phát triển DLTQ do có các loại SKH IIIAa, IIAa, IAa, IBa chiếm trên 50% diện tích. 98 3.2.1.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch tham quan a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]: Về tiêu chí sinh vật, vùng có nhiều rừng tự nhiên tiêu biểu nhƣ VQG Bù Gia Mập, KDTSQ TG – VQG Nam Cát Tiên, hệ Ramsa ngập nƣớc Bàu Sấu, v.v. có ý nghĩa tầm cỡ thế giới, có nhiều thảm thực vật xanh quý hiếm. Bàu Sấu nằm ở phía Nam của VQG Cát Tiên (Tân Phú, Đồng Nai) - diện tích hơn 2.500 ha vào mùa mƣa. Đây là quê nhà của cá sấu nƣớc ngọt (xiêm) một loài cá sấu của Việt Nam gần nhƣ đã tuyệt chủng trƣớc đây. Ở đây có nhiều ghềnh thác, tiêu biểu có thác Mỏ Vẹt, thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, thác Giang Điền, v.v. Vùng có kiểu địa hình đồi cao lƣợn sóng độ cao trung bình 100 đến 250m, xen kẽ những chóp lửa và những đỉnh núi granit ít bị phong hóa, do đó có nhiều dạng địa hình độc đáo với các núi Bà Rá (Bình Phƣớc) cao 720m, núi Chứa Chan, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, v.v. TL cho phát triển DLTQ tự nhiên gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi. Trong phạm vi vùng có 4 loại SKH: IAa, IBc, IIAa, IIIAa, với đặc điểm mƣa nhiều, độ dài mùa khô trung bình nên đối với DLTQ chỉ đánh giá ở mức TĐTL. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, sinh vật ở mức rất thuận lợi, địa hình ở mức thuận lợi, ĐKSKH ở mức tương đối thuận lợi. b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Vùng này có nhiều rừng tự nhiên đƣợc bảo tồn nhƣ VQG Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh) - diện tích khá lớn 187,65 km2, có địa hình bằng phẳng và độ cao tuyệt đối chỉ 5-10m so với mực nƣớc biển. Thảm thực vật là rừng bán rụng lá, rừng tràm, ven biên giới Campuchia là các dải đồng cỏ lác. Rừng tại VQG này có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là vùng chim quan trọng của Việt Nam - sếu đầu đỏ di cƣ từ TNB về sinh sản tại Campuchia. Bên cạnh đó, VQG này vừa có ý nghĩa lịch sử là căn cứ cách mạng, vừa là rừng phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Vùng còn có nhiều thắng cảnh tự nhiên gắn với cảnh quan và HST hồ nhƣ núi Bà Đen (Tây Ninh) là danh thắng núi trải rộng 24km2 –nhiều hang động đầy huyền bí nhƣ hang Hàm Rồng, hang Gió, động Ba Cô, động Thanh Long. Khu vực có nhiều tảng đá cao, gồ ghề và bí hiểm tạo động lực cho các đoàn du lịch tham quan khám phá. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dƣơng) là hồ nhân tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 27.000 ha mặt nƣớc, trong lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng khu nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí cho du khách. Bên cạnh đó, rừng lịch sử cạnh hồ là không 99 gian hùng vĩ thích hợp cho DL dã ngoại tham quan. Phía nam của vùng có các thắng cảnh nhƣ cù lao Rùa (Bình Dƣơng), cù lao Tân Triều, cù lao Phố (Đồng Nai), cù lao Phƣớc Thiện (TPHCM), v.v. với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu vực xung quanh từ 1 đến 2°C, nhiều cây trái xanh tốt. Vùng thuộc 5 khoanh vi SKH : IAa, IBb, IBc, ICb, ICc, trong đó các loại SKH IBb, IBc, ICb, ICc chiếm diện tích lớn nhất 66,35% nên ĐKSKH vùng TL. Kết quả đánh giá 4 tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật, khí hậu đều ở mức thuận lợi cho phát triển DLTQ. c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] Vùng có HST rừng đa dạng nhƣ RNM Cần Giờ, với diện tích 37.000 ha - là KDTSQ của thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây còn trở thành Khu DL trọng điểm quốc gia với nhiều LHDL khám phá hấp dẫn, tham quan đảo khỉ, rừng đƣớc, đi xuồng cano dọc bờ sông ra cửa biển Cần Giờ. HST rừng thứ hai là HST núi giáp biển tại Bà Rịa Vũng Tàu - Xuyên Mộc, Đồng Nai - rừng nguyên sinh Bình Châu – Phƣớc Bửu. Bờ biển dài gần 180km, nhiều bãi biển đẹp, nƣớc trong thuận lợi cho phát triển DL. Núi Dinh có độ cao khoảng 500m là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Vũng Tàu. Ngoài ra còn có suối nƣớc khoáng Bình Châu với khu sinh thái Bình Châu - với hơn 70 điểm phun lộ thiên, hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn tỏa nhiệt và bốc hơi, nhiệt độ từ 37ºC đến 82ºC. Mạch nƣớc dƣới rừng tràm thơm đặc hữu này có chứa silic, hàm lƣợng nitơ cao, thêm lƣu huỳnh, natri, clo, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Tháng 8/2003 suối nƣớc nóng Bình Châu đã đƣợc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là 1/65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới. Vùng nằm trong 3 loại SKH IBc, ICb, ICc, có diện tích 82,92% diện tích vùng RTL cho DLTQ. Nhƣ vậy, có thể thấy trong các vùng, vùng này là sự hội tụ nhiều yếu tố có giá trị độc đáo và đặc sắc về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học cũng nhƣ những giá trị LSVH. Kết quả đánh giá tất cả các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật, khí hậu ở mức rất thuận lợi cho DLTQ. d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Địa hình trũng thấp khá đơn điệu về mặt sinh cảnh, chủ yếu là rừng ngập nƣớc nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nƣớc chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm. Trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_va_dieu_kien_sinh_khi_ha.pdf
Tài liệu liên quan