Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Danh mục các từ viết tắt .iii
Mục lục . v
Danh mục sơ đồ .ix
Danh mục bảng . x
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRONG ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC TIẾNG ANH GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH. 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá trong dạy học . 10
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực tiếng Anh giao tiếp và đánh giá năng lực tiếng
Anh giao tiếp. 13
1.1.3. Những nghiên cứu về đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh giao
tiếp. 19
1.2. Những vấn đề lí luận về đánh giá thực trong dạy học. 21
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của đánh giá thực . 21
1.2.2. Mục tiêu, vị trí và nhiệm vụ của đánh giá thực . 24
1.2.3. Nguyên tắc sử dụng đánh giá thực. 27
1.2.4. Một số mô hình ứng dụng đánh giá thực vào học tập và đánh giá . 29
1.2.5. Qui trình, phương pháp và hình thức đánh giá thực . 30
1.3. Những vấn đề lí luận về năng lực ngôn ngữ giao tiếp (tiếng Anh) . 31
1.3.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ giao tiếp (tiếng Anh) . 31
252 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp của sinh viên đại học ngành ngôn Ngữ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82]. Do đó,
luận án đề xuất cách thức tiến hành như sau:
- GV tham khảo thang năng lực của khung NLNNVN và CEFR khi thực hiện
việc định chuẩn cho các hoạt động ĐGT của mình. Cơ sở của việc này là vì hiện nay
khung NLNNVN đang được áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, còn khung CEFR là khung được nhiều nhà xuất bản trên thế
giới (OUP, CUP) sử dụng để tham chiếu khi biên soạn sách, tài liệu tiếng Anh và
các tài liệu này đang được sử dụng làm giáo trình giảng dạy cho SV ngành NGÔN
94
NGỮ ANH tại các trường đại học ở Việt Nam. Cả 2 khung năng lực này đều đưa ra
thang năng lực gồm 6 bậc.
- Trên thang năng lực 6 bậc, xác định thành tố NLTAGT muốn đánh giá và
điểm ngưỡng trình độ năng lực cho SV (nếu SV ở trình độ bậc sơ cấp, chuẩn có thể
được xác định ở ngưỡng 1 hoặc 2, bậc trung cấp ở ngưỡng 3 hoặc 4, bậc cao cấp ở
ngưỡng 5 hoặc 6).
- Dựa theo phần đặc tả ở điểm ngưỡng tương ứng để định chuẩn (đặc tả ở mỗi
điểm ngưỡng trong thang năng lực sẽ chỉ rõ người học có thể làm được gì ở mức
chuẩn được xác định) [82].
Ví dụ, đối với việc định chuẩn cho 1 thành tố năng lực là năng lực nói độc thoại
(trình bày trước người nghe), GV có thể tham khảo mô tả về thành tố này trong thang
năng lực sau [8]:
Bảng 3.3.: Năng lực nói độc thoại – Trình bày trước người nghe
Mức trình độ Mô tả
Bậc 1 - Có thể đọc những đoạn văn bản ngắn đã được chuẩn bị từ trước, ví dụ: giới thiệu
một diễn giả
Bậc 2
- Có thể trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen
thuộc thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những
quan điểm, kế hoạch và hành động.
Bậc 3
- Có thể trình bày những bài thuyết trình đơn giản, được chuẩn bị trước về một chủ đề
quen thuộc hoặc lĩnh vực bản thân quan tâm một cách rõ ràng để người nghe dễ dàng
theo dõi vì những điểm chính đã được giải thích với độ chính xác hợp lý.
Bậc 4
- Có thể trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu
được lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi
của những lựa chọn khác nhau.
- Có thể trình bày những bài thuyết trình phức tạp, trong đó nhấn mạnh được những
điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng.
Bậc 5
- Có thể trình bày một bài thuyết trình một cách rõ ràng, được tổ chức một cách khoa
học về một chủ đề phức tạp, mở rộng và củng cố ý kiến của bản thân bằng những lập
luận và các ví dụ minh họa liên quan.
Bậc 6
- Có thể trình bày một chủ đề phức tạp một cách tự tin và rành mạch cho một đối
tượng không quen thuộc bằng cách sử dụng cấu trúc và điều chỉnh cuộc nói chuyện
một cách linh hoạt theo nhu cầu của người nghe.
Tiếp theo, giả sử nếu xác định năng lực đầu ra của SV ở trình độ trung cấp thì
GV có thể lựa chọn điểm ngưỡng số 4 làm chuẩn. Lúc đó, chuẩn về năng lực nói độc
thoại (trình bày trước người nghe) sẽ là:
95
Sinh viên có thể:
- trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được
lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi của
những lựa chọn khác nhau.
- trình bày những bài thuyết trình phức tạp, trong đó nhấn mạnh được những
điểm chính và có chi tiết minh họa rõ ràng.
- Thảo luận với đồng nghiệp và SV để điều chỉnh và thống nhất chuẩn.
• Lựa chọn tiêu chí
Đối với việc xây dựng tiêu chí, GV có thể chủ động tự xây dựng tiêu chí dựa
theo mục tiêu, chuẩn, nội dung học và bối cảnh thực hiện ĐG. Tuy nhiên, đối với việc
ĐG NLTAGT, đã có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng tiêu chí để ĐG một hợp phần
hoặc thành tố năng lực. Do đó, thay vì tự xây dựng tiêu chí, GV cũng có thể tiến hành
theo cách thứ hai là sưu tầm, rà soát, nghiên cứu, lựa chọn và điều chỉnh. Luận án
khuyến nghị GV thực hiện theo cách thứ hai. Cách thức tiến hành như sau:
- Dựa theo nội dung/năng lực dự định ĐG và chuẩn đã xác định, GV sưu tầm
các tiêu chí. Ví dụ đối với năng lực nói độc thoại, có thể có một số tiêu chí thường
được sử dụng như: hiệu quả giao tiếp (ý và diễn đạt ý); sử dụng ngôn ngữ (độ lưu loát,
phát âm, ngữ pháp, từ vựng); chiến thuật và kĩ năng phi lời nói (ánh mắt, dáng điệu, cử
chỉ hỗ trợ giao tiếp, biểu thị cảm xúc...).
- GV nghiên cứu, lựa chọn những tiêu chí giúp ĐG tốt nhất năng lực của SV
theo mục tiêu và chuẩn, nếu cần có thể điều chỉnh những tiêu chí này dựa theo mục
tiêu và chuẩn.
- Sắp xếp các tiêu chí theo thứ tự tầm quan trọng (Ví dụ đối với năng lực nói
độc thoại, thứ tự sắp xếp có thể như sau: (1) hiệu quả giao tiếp (ý và diễn đạt ý); (2) sử
dụng ngôn ngữ (độ lưu loát, phát âm, ngữ pháp, từ vựng); (3) chiến lược và kĩ năng
phi lời nói (ánh mắt, dáng điệu, cử chỉ hỗ trợ giao tiếp, biểu thị cảm xúc...). Trong
trường hợp cần thể hiện thành điểm số, GV có thể xem xét gán trọng số cho các tiêu
chí.
96
• Xây dựng phiếu đánh giá
Tương tự như việc xây dựng chuẩn và tiêu chí, GV có thể tiến hành theo 2
cách: (1) tự xây dựng; hoặc (2) sưu tầm, rà soát, nghiên cứu, rồi sau đó lựa chọn và
điều chỉnh. Trong luận án này, chúng tôi khuyến nghị sử dụng cách thứ hai. GV có thể
tiến hành như sau:
- Tìm kiếm và lựa chọn một bản phiếu ĐG mẫu, lựa chọn những mẫu có tiêu
chí phù hợp với tiêu chí đã xác định.
- Dựa theo mục tiêu, chuẩn và hoàn cảnh cụ thể, GV rà soát, nghiên cứu những
phần đặc tả của các tiêu chí, lựa chọn những đặc tả phù hợp nhất, điều chỉnh nếu cần
thiết và đưa những đặc tả này vào các tiêu chí mà GV đã xác định.
- Thảo luận với đồng nghiệp và SV để điều chỉnh và thống nhất.
Ví dụ, với 3 tiêu chí là hiệu quả giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và chiến thuật/kĩ
năng phi lời nói thì có thể xây dựng đặc tả cho phiếu ĐG đối với năng lực nói độc
thoại – trình bày trước người nghe như sau:
Bảng 3.4.: Tiêu chí đánh giá năng lực nói độc thoại (mẫu)
Tiêu chí/Mức
thực hiện
1 2 3 4 5 6
Hiệu quả giao
tiếp (Nội dung
/diễn đạt ý)
Không cung
cấp được
thông tin về
chủ đề,
không diễn
đạt được ý.
Các ý lộn
xộn, không
được tổ chức
logic, làm
người nghe
không hiểu
Cung cấp
được rất ít
thông tin về
chủ đề, gặp
nhiều khó
khăn khi diễn
đạt ý.
Các ý lộn
xộn, không
được tổ chức
logic, làm
người nghe
khó hiểu.
Cung cấp
được một số
thông tin về
chủ đề, gặp
khó khăn khi
diễn đạt
những nội
dung tương
đối phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
tương đối
logic, người
nghe hiểu
được dù vẫn
gặp khó
khăn.
Cung cấp
được tương
đối nhiều
thông tin,
gặp khó khăn
khi diễn đạt
những nội
dung phức
tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, người
nghe hiểu
được dù đôi
lúc còn gặp
khó khăn.
Cung cấp
nhiều thông
tin, thỉnh
thoảng gặp
khó khăn khi
diễn đạt
những ý
phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, rõ
ràng, người
nghe dễ dàng
hiểu.
Cung cấp
thông tin
nhiều, đa
dạng, không
hề gặp khó
khăn khi diễn
đạt những ý
phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, tường
minh, người
nghe không
hề gặp khó
khăn dù
thông tin có
nhiều chi tiết
và ví dụ
minh họa.
97
Sử dụng ngôn
ngữ
(từ vựng, ngữ
pháp, độ trôi
chảy, phát
âm)
Nói lẩm bẩm,
ấp úng,
không rõ từ,
các từ trong
câu lộn xộn,
mắc nhiều lỗi
ngữ pháp
phát âm
không đúng
Người nghe
không nghe
được và
không hiểu
Nói được
một số từ
nhưng còn ấp
úng, các từ
trong câu khá
lộn xộn, mắc
khá nhiều lỗi
ngữ pháp,
phát âm
nhiều từ
không đúng
Người nghe
khó nghe và
khó hiểu
Nói được các
câu đơn giản,
có ngữ pháp
cơ bản, tuy
còn mắc lỗi,
ấp úng,
thường
xuyên gặp
khó khăn khi
phát âm các
từ dài, khó
Người nghe
hiểu được
nội dung
chính, tuy
còn khó khăn
Nói được các
câu tương
đối phức tạp,
tuy còn mắc
một vài lỗi
ngữ pháp,
ngập ngừng
và gặp khó
khăn khi phát
âm các từ
dài, khó
Người nghe
hiểu được
nội dung
chính và các
chi tiết, tuy
đôi lúc còn
khó khăn
Sử dụng từ
vựng đa
dạng, các câu
phức tạp, tuy
đôi lúc còn
có khoảng
ngừng, hầu
như không
mắc lỗi ngữ
pháp, phát
âm chuẩn
xác hầu hết
các từ, ngữ
điệu rõ ràng
Người nghe
hiểu được
hầu hết nội
dung.
Sử dụng từ
vựng đa
dạng, thành
thục, sử dụng
hiệu quả và
linh hoạt các
loại câu, ngữ
pháp, phát
âm chuẩn
xác, ngữ điệu
linh hoạt, kết
nối trôi chảy
Người nghe
dễ dàng hiểu
đầy đủ nội
dung và các
chi tiết.
Chiến thuật
và kĩ năng phi
lời nói (ánh
mắt, dáng
điệu, cử chỉ
hỗ trợ giao
tiếp, biểu thị
cảm xúc...)
Không tiếp
xúc bằng mắt
với người
nghe mà chỉ
đọc từ
giấy/slide,
cử chỉ không
tự nhiên, thể
hiện rõ sự
căng thẳng
qua nét mặt
và dáng điệu
Có tiếp xúc
bằng mắt với
người nghe
nhưng chỉ
dừng ở mức
tối thiểu, chủ
yếu đọc từ
giấy/slide,
cử chỉ thiếu
tự nhiên, thể
hiện sự căng
thẳng qua nét
mặt và dáng
điệu
Có tiếp xúc
bằng mắt
nhưng vẫn
thường đọc
từ
giấy/slide,
đã có những
cử chỉ để
minh họa các
ý và hỗ trợ
giao tiếp, tuy
còn có những
lúc thể hiện
sự căng
thẳng qua nét
mặt và dáng
điệu
Tương tác
bằng mắt
tương đối
hiệu quả,
thường nhìn
giấy/slide
để lấy ý để
diễn đạt, sử
dụng tương
đối tốt cử chỉ
để minh họa
các ý và hỗ
trợ giao tiếp,
tuy thi
thoảng còn
thể hiện sự
căng thẳng
Tương tác
bằng mắt
hiệu quả,
xem
giấy/slide
để nhớ ý, sử
dụng tốt cử
chỉ để minh
họa các ý và
hỗ trợ giao
tiếp, hầu như
không căng
thẳng và nếu
có thì cũng
dễ dàng vượt
qua
Tương tác
bằng mắt
hiệu quả, chỉ
lướt qua
giấy/slide để
nhớ ý hoặc
để người đọc
dễ theo dõi,
sử dụng cử
chỉ linh hoạt,
phù hợp
trong tất cả
các tình
huống, tác
phong thoải
mái, tự nhiên
d. Lập kế hoạch để SV tham gia
Một phần quan trọng của ĐGT là việc SV tham gia các hoạt động tự ĐG và ĐG
đồng đẳng. Để SV tham gia các hoạt động này một cách hiệu quả, chúng tôi gợi ý GV
thực hiện những việc sau:
- Thông báo cho SV về việc SV sẽ tham gia các hoạt động tự ĐG và ĐG đồng
đẳng ngay khi bắt đầu môn học/học phần
- Tham khảo các tài liệu tin cậy có sẵn và xây dựng phiếu tự ĐG (cho cả 4 tiểu
loại năng lực) và ĐG đồng đẳng (cho 2 năng lực sản sinh là Nói và Viết)
98
- Thảo luận với đồng nghiệp và SV về phiếu tự ĐG và phiếu ĐG đồng đẳng rồi
điều chỉnh và thống nhất
- Hướng dẫn SV cách thức thực hiện và sử dụng các loại phiếu
e. Lựa chọn hoạt động và xây dựng nhiệm vụ ĐG
- Dựa trên mục tiêu ĐG, lựa chọn một hoạt động dạy học để xây dựng nhiệm vụ
ĐG
- Điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu ĐG
Khi lựa chọn hoạt động, GV có thể lưu ý một số vấn đề sau:
- Hoạt động đó phải phù hợp với mục tiêu và thành tố năng lực muốn ĐG
- Hoạt động đó cho phép ĐG việc sử dụng tiếng Anh giao tiếp
- Dựa trên thể hiện của người học
- Ngữ liệu thực được sử dụng
Từ đó, GV có thể tổng hợp thành bảng hoạt động như sau:
Bảng 3.5.: Bảng các hoạt động đánh giá
Mục tiêu/ Chức năng Hoạt động Hình thức thực
hiện
Mức trình độ Sự chuẩn bị
của SV
Cung cấp, trao đổi
thông tin/ đưa ra quan
điểm
Phỏng vấn/ trao
đổi/ nói chuyện
Cá nhân/ cặp Tất cả các trình
độ
Không phải
chuẩn bị
Nghe lấy ý chính/ nghe
lấy thông tin chi tiết
Nghe đài/ xem
truyền hình/ đoạn
file âm thanh,
hình ảnh
Cá nhân/ cặp/
nhóm/ cả lớp
Trung cấp, cao
cấp
Không phải
chuẩn bị
Mô tả/ hướng dẫn/ chỉ
dẫn
Xem video Cá nhân/ cặp/
nhóm/ cả lớp
Tất cả các trình
độ
Không phải
chuẩn bị
Giải thích/ bình luận/
đánh giá/ gợi ý/ khuyên
bảo/ thuyết phục
Đóng vai/ biểu
diễn/ thuyết trình/
tranh luận
Cặp/ nhóm Trung cấp, cao
cấp
Cần chuẩn bị kĩ
(diễn tập)
f. Xác định cách thức lưu giữ sản phẩm ĐG và các tài liệu liên quan
Để ĐG được toàn diện KQHT cũng như sự thay đổi/tiến bộ của người học theo
thời gian, chúng tôi khuyến nghị GV lưu giữ vào hồ sơ học tập các sản phẩm ĐG cũng
như những tài liệu như phiếu ĐG, nhận xét
99
3.2.1.2. Giai đoạn thực hiện
Đây là giai đoạn mà GV và SV tổ chức và thực hiện ĐGT theo kế hoạch đã xây
dựng trước. Trong giai đoạn này, các hoạt động mà GV và SV thực hiện cụ thể như
sau:
Công việc GV thực hiện Công việc SV thực hiện
- Thông báo và giới thiệu về hoạt động ĐGT
(mục tiêu, kế hoạch, cách thức)
- Tổ chức hoạt động học tập để SV tham gia
và đánh giá (nói, phỏng vấn, kể chuyện,
đóng vai, thuyết trình, biểu diễn, viết báo
cáo)
- Quan sát, theo dõi việc thực hiện của SV, và
phản hồi cho SV những nội dung cần phản
hồi ngay (GV ghi nhận những thành công
và hạn chế và phản hồi những nội dung cần
phản hồi ngay như của năng lực nói độc
thoại, hội thoại, phát âm)
- Tiếp nhận thông tin về hoạt động
ĐGT, trao đổi, thảo luận với GV
để làm rõ các nội dung còn băn
khoăn trước khi thực hiện
- Thực hiện nhiệm vụ học tập theo
nhóm, cặp hoặc cá nhân (SV thực
hiện các hoạt động theo hướng
dẫn của GV)
- Thực hiện ĐG đồng đẳng, tự ĐG
(dựa theo các loại phiếu đã chuẩn
bị)
3.2.1.3. Giai đoạn sử dụng kết quả đánh giá
Đây là giai đoạn mà GV và SV thu nhận, xử lý thông tin và sử dụng kết quả
ĐGT. Trong giai đoạn này, các hoạt động mà GV và SV thực hiện cụ thể như sau:
Công việc GV thực hiện Công việc SV thực hiện
- Thu nhận tài liệu ĐG và sản phẩm học tập của
SV
- Tổng hợp, phân tích để đưa ra nhận xét/đánh
giá/chấm điểm đối với việc thực hiện, quá trình
- Tiếp nhận phản hồi của GV,
SV khác và tự suy ngẫm, đánh
giá về việc thực hiện nhiệm vụ
của mình để cải thiện việc học.
100
thực hiện và SP HT của SV
- Phản hồi cho SV những nhận xét/đánh giá về
việc thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm học tập
của SV
- Ghi nhận kết quả ĐGT vào thành tích học tập
của SV nếu qui định cho phép
- Sử dụng KQ ĐGT và lấy ý kiến của SV để
điều chỉnh việc dạy
- SV lưu sản phẩm học tập và
các tài liệu liên quan (ví dụ:
bài thuyết trình, bài báo cáo,
phiếu đánh giá/nhận xét, phiếu
tự đánh giá/nhận xét, phiếu
ĐG đồng đẳng) để xem lại,
suy ngẫm, ĐG để điều chỉnh
việc học.
3.2.1.4. Điều kiện áp dụng qui trình
a. Thiết kế đề cương chi tiết môn học đồng bộ với qui trình đánh giá thực
Để có thể áp dụng qui trình đề xuất, bên cạnh những nội dung cơ bản của một
đề cương chi tiết môn học, người xây dựng chương trình cần thiết kế các hợp phần ĐG
phù hợp, cho phép thực hiện ĐGT trong quá trình dạy học môn học. Cụ thể, đề cương
cần qui định rõ các hợp phần ĐG và tỉ trọng của các hợp phần này, ví dụ như: (1)
chuyên cần (10%); (2) đánh giá thường xuyên (30%) (được thực hiện trong quá trình
dạy học); (3) đánh giá kết thúc môn học (60%). Ngoài ra, người xây dựng cũng cần
qui định rõ các hình thức đánh giá (trong đó có ĐGT) được sử dụng ở hợp phần ĐG
nào.
b. Tích hợp hoạt động học tập và ĐG NLTAGT vào nhau dưới dạng nhiệm vụ
học tập
Để qui trình khả thi và hiệu quả, cần hạn chế tăng thời gian và khối lượng công
việc cho người dạy. Do vậy, người dạy cần tích hợp các hoạt động học tập và ĐG
NLTAGT vào nhau dưới dạng các nhiệm vụ học tập, trong đó qui định rõ mục tiêu của
nhiệm vụ, kết quả cần đạt được, tiêu chí đánh giá, cách thức thực hiện, công việc SV
phải làm, thời gian hoàn thành
c. Các điều kiện khác
101
Ngoài 2 điều kiện quan trọng trên, còn có các điều kiện khác liên quan đến các
lĩnh vực quản lí, nhân sự, hành chính, tài chính, cơ sở vật chất, v.v như: (1) quản lí
giảng dạy linh hoạt; (2) chế độ đãi ngộ phù hợp cho GV; (3) GV có đủ kiến thức về
ĐG và ĐGT (GV cần được bồi dưỡng nghiệp vụ về ĐG và ĐGT); (4) SV tự chủ trong
học tập; (5) qui mô lớp học phù hợp; (6) nhà trường đảm bảo cơ sở vật chất để thực
hiện các hoạt động ĐG, v.v
3.2.2. Biện pháp 1: Đánh giá thực năng lực Nghe
Biện pháp gồm 4 nội dung chính:
Nội dung 1: Xây dựng nhiệm vụ nghe
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ nghe từ nguồn ngữ liệu thực
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ nghe phù hợp năng lực trình độ đang học theo
qui định của chương trình
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ để đo được mức độ hiểu của SV về nội dung
phần nghe
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ để đo được mức độ hiểu của SV về cảm xúc của
người nói
Nhiệm vụ nghe mẫu
Thể loại nghe: Nghe đài và xem truyền hình
Thời gian: 25 phút (10 phút xem và ghi tóm tắt, 15 phút thảo luận và chia sẻ)
Trình độ: Bậc 4
Yêu cầu đầu ra:
- Hiểu được hầu hết các nội dung trong video được phát truyền hình.
- Xác định được quan điểm và thái độ của người nói cũng như nội dung thông
tin được phát ngôn.
- Có thể nhận ra tâm trạng, tình cảm của người nói.
102
Bạn sẽ xem một video dài khoảng 3 phút bình luận về cuộc tranh cãi giữa một vận động viên
quần vợt (Serena Williams) và trọng tài. Khi nghe, bạn ghi tóm tắt nội dung theo gợi ý và sau đó chia
sẻ lại thông tin với các bạn trong nhóm và trước lớp.
1 Serena tranh cãi với trọng tài về vấn đề gì?
(What did Serena argue with the chair umpire about?)
2 Ý kiến của huấn luyện viên của Serena?
(What was the opinion of Serena’s coach Patrick
Mouratoglou?)
3 Ý kiến của bình luận viên Patrick McEnroe?
(What was the opinion of the commentator Patrick
McEnroe?)
4 Nội dung trao đổi giữa Serena với người đứng đầu ban
trọng tài của giải?
(What were the main points of the discussion between
Serena and the tournament referee Brian Earley?)
5 Bình luận của Naomi Osaka - đối thủ của Serena?
(What did Naomi Osaka – Serena’s opponent – comment
on this?)
Nguồn: Hãng tin ABC News của Australia
Lưu ý: Khi chia sẻ lại với các bạn trong nhóm, ngoài việc cung cấp thông tin, bạn cũng cần
nói rõ về quan điểm, thái độ và tâm trạng của những người liên quan.
Nội dung 2: Lựa chọn phương pháp, xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá
- Lựa chọn cách thức ĐG linh hoạt (kiểm tra phiếu trả lời, phiếu ghi tóm tắt của
SV, nghe, quan sát phần thảo luận và trình bày lại phần nghe của SV, sử dụng phiếu
ĐG, phiếu tự ĐG)
- Xây dựng/lựa chọn tiêu chí cụ thể
- Xây dựng phiếu trả lời/phiếu ghi tóm tắt phần nghe
- Xây dựng bảng tiêu chí/phiếu đánh giá mức độ nghe hiểu
- Xây dựng phiếu đánh giá phần SV trình bày nội dung nghe
- Xây dựng phiếu SV tự đánh giá chiến lược nghe
Phương pháp, tiêu chí và công cụ đánh giá mẫu
103
Nghe hiểu là năng lực tiếp nhận và việc ĐGT năng lực này có thể được thực
hiện theo các cách sau: (1) kiểm tra lại phiếu ghi tóm tắt của SV; (2) nghe, quan sát
phần chia sẻ của SV và sử dụng phiếu để ĐG phần chia sẻ này; và (3) kiểm tra phiếu
tự ĐG của SV.
Để ĐG phần này, chúng tôi lựa chọn một số tiêu chí để từ đó xây dựng các
công cụ ĐG và trình bày ở phần dưới. Tùy mục đích và điều kiện cụ thể, GV có thể sử
dụng tất cả hoặc một số trong những công cụ ĐG sau:
- Bảng tiêu chí đánh giá (đối với phần ghi tóm tắt): để GV đánh giá chất lượng
phần ghi tóm tắt của SV
- Bảng tiêu chí đánh giá (đối với phần trình bày lại thông tin bài nghe): để GV
xác định mức độ hiểu bài nghe và khả năng trình bày lại những nội dung trong bài
nghe của SV
- Phiếu tự đánh giá: để đánh giá chiến lược nghe của SV
Đối với việc đánh giá phần ghi tóm tắt, GV có thể tham khảo bảng mô tả dưới
đây:
Bảng 3.6.: Tiêu chí đánh giá (ghi tóm tắt phần nghe hiểu):
Tiêu chí/Mức
thực hiện
1 2 3 4 5 6
Nội dung tóm
tắt
Phần tóm tắt
không có
thông tin.
Phần tóm tắt
có rất ít
thông tin.
Phần tóm tắt
có một số
thông tin.
Phần tóm tắt
có tương đối
nhiều thông
tin chính và
một số chi
tiết.
Phần tóm tắt
có nhiều
thông tin
chính và chi
tiết, chỉ thiếu
một hoặc hai
chi tiết.
Phần tóm tắt
đầy đủ thông
tin.
Do phần ghi tóm tắt thường không thể hiện đầy đủ việc hiểu của SV, nên GV
có thể yêu cầu SV chia sẻ lại nội dung. GV có thể sử dụng phiếu ĐG sau:
Bảng 3.7.: Tiêu chí đánh giá (phần SV trình bày thông tin đã nghe)
Tiêu chí/Mức
thực hiện
1 2 3 4 5 6
Nội dung Không cung
cấp được
Cung cấp
được rất ít
Cung cấp
được một số
Cung cấp
được tương
Cung cấp
nhiều thông
Cung cấp
thông tin đầy
104
/diễn đạt ý thông tin về
nội dung
nghe, không
diễn đạt được
ý.
Các ý lộn
xộn, không
được tổ chức
logic, làm
người nghe
không hiểu
thông tin về
nội dung
nghe, gặp
nhiều khó
khăn khi diễn
đạt ý.
Các ý lộn
xộn, không
được tổ chức
logic, làm
người nghe
khó hiểu.
thông tin về
nội dung
nghe, gặp
khó khăn khi
diễn đạt
những nội
dung tương
đối phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
tương đối
logic, người
nghe hiểu
được dù vẫn
gặp khó
khăn.
đối nhiều
thông tin,
gặp khó khăn
khi diễn đạt
những nội
dung phức
tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, người
nghe hiểu
được dù đôi
lúc còn gặp
khó khăn.
tin, thỉnh
thoảng gặp
khó khăn khi
diễn đạt
những ý
phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, rõ
ràng, người
nghe dễ dàng
hiểu.
đủ về nội
dung nghe,
không hề gặp
khó khăn khi
diễn đạt
những ý
phức tạp.
Các ý được
diễn đạt
logic, tường
minh, người
nghe không
hề gặp khó
khăn dù
thông tin có
nhiều chi tiết
và ví dụ
minh họa
Trả lời câu hỏi Không hiểu
và không trả
lời được câu
hỏi về nội
dung mà
mình chia sẻ
Gặp rất nhiều
khó khăn để
hiểu và trả
lời câu hỏi về
vấn đề đang
chia sẻ
Gặp một số
khó khăn để
hiểu và trả
lời câu hỏi về
vấn đề đang
chia sẻ
Hiểu câu hỏi
và ít khi gặp
khó khăn khi
trả lời
Hiểu hết các
câu hỏi và
hầu như
không gặp
khó khăn khi
trả lời
Hiểu tất cả
các câu hỏi,
trả lời đầy
đủ, thoải
mái, dễ dàng
và thuyết
phục.
Phiếu tự đánh giá (dùng để đánh giá chiến lược nghe)
Ngày:
Bài nghe:
Họ tên:
Phần 1: Chọn một số để thể hiện điều bạn sẽ làm khi nghe người khác nói (1=không bao giờ;
5= rất thường xuyên)
Khi nghe, tôi
1 liên hệ đến những kiến thức tôi đã biết về chủ đề nghe 1 2 3 4 5
2 nghe để bắt chủ đề và ý chính 1 2 3 4 5
3 chủ động vừa nghe những phán đoán về nội dung và các ý tiếp
theo
1 2 3 4 5
4 ghi tóm tắt ý chính, thông tin quan trọng và tổng hợp ý 1 2 3 4 5
5 nghe lại những nội dung quan trọng mà mình chưa nghe được 1 2 3 4 5
6 nhờ người khác giải thích giúp 1 2 3 4 5
Phần 2: Trả lời câu hỏi:
7 Khi không hiểu bài nghe, tôi
8 Để hiểu tốt hơn, tôi sẽ
105
Ngoài ra, để ĐG quá trình học tập cũng như sự thay đổi/tiến bộ về năng lực
nghe hiểu của SV theo thời gian, GV có thể cân nhắc sử dụng hồ sơ học tập (portfolio)
để lưu trữ hai loại tài liệu trên.
Nội dung 3: Tổ chức thực hiện đánh giá thực
- GV phổ biến kế hoạch tới SV ngay từ khi bắt đầu môn học
- Dựa theo kế hoạch, GV tổ chức thực hiện ĐGT như một hoạt động học tập
(hoạt động học tập được dùng làm hoạt động ĐGT)
- GV tổ chức cho SV nghe audio, xem video, trả lời câu hỏi, ghi tóm tắt, thảo
luận, trình bày lại thông tin nghe được
- Tổ chức để những người tham gia ĐG, tự ĐG và sử dụng các loại phiếu ĐG
(phiếu trả lời/phiếu ghi tóm tắt phần nghe của SV, bảng tiêu chí ĐG, phiếu SV tự ĐG
)
Nội dung 4: Xử lý thông tin và sử dụng kết quả đánh giá
- GV và SV lưu các tài liệu ĐGT (phiếu trả lời/phiếu ghi tóm tắt phần nghe của
SV, bảng tiêu chí ĐG, phiếu SV tự ĐG)
- GV phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu ĐG (phiếu trả lời/phiếu ghi
tóm tắt phần nghe của SV, bảng tiêu chí ĐG, phiếu SV tự ĐG) để đưa ra kết luận về
kết quả ĐG
- Sử dụng thông tin trong các tài liệu ĐGT để GV, SV thảo luận, trao đổi, phản
hồi cho các bên liên quan
- GV phản hồi thông tin theo 3 bước: (1) ghi nhận điểm tốt, tích cực; (2) chỉ ra
những điểm còn hạn chế; và (3) đưa ra những gợi ý cụ thể đối với từng vấn đề để SV
khắc phục.
- Cụ thể hóa KQ ĐGT bằng điểm số và ghi nhận kết quả ĐGT vào kết quả học
tập môn học theo tỉ lệ % nhất định (nếu qui định của nhà trường cho phép)
- GV linh hoạt sử dụng các cách thức phản hồi khác nhau (trao đổi trực tiếp với
cá nhân SV, trao đổi trong nhóm, trước cả lớp) để giúp SV điều chỉnh việc học
- Sử dụng KQ ĐGT năng lực nghe để điều chỉnh việc dạy nghe (tổ chức dạy và
phân nhóm SV theo mức năng lực nghe)
106
3.2.3. Biện pháp 2: Đánh giá thực năng lực Nói
Biện pháp gồm 4 nội dung chính:
Nội dung 1: Xây dựng nhiệm vụ nói
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ đòi hỏi SV phải sử dụng lời nói để diễn đạt ý
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ nói phù hợp năng lực trình độ theo qui định của
chương trình học
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ để đo được trình độ nói của SV về nội dung cụ
thể
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ đòi hỏi SV áp dụng chiến lược sử dụng tiếng
Anh để xử lý tình huống (sử dụng cử chỉ, nét mặt để hỗ trợ giao tiếp)
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ khuyến khích SV bày tỏ cảm xúc về chủ đề nói
- Xây dựng/lựa chọn nhiệm vụ đòi hỏi SV tương tác hợp tác với SV khác
Nhiệm vụ nói mẫu
Năng lực nói có thể chia thành 2 tiểu loại chính: nói độc thoại và nói tương tác
(hội thoại).
Nhiệm vụ 1: Nói độc thoại
Thể loại nói: Nói độc thoại – Trình bày trước người nghe
Thời gian: 30 phút (20 phút trì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_danh_gia_thuc_trong_danh_gia_nang_luc_tieng_anh_giao.pdf