Luận án Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục các chữ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Những đóng góp mới của đề tài 4

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan về đánh giá đất đai 5

1.1.1 Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất 5

1.1.2 Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai 7

1.1.3 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới 8

1.1.4 Đánh giá đất theo FAO 12

1.1.5 Khái quát tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nƣớc ta 16

1.1.6 Một số quy định pháp luật về đánh giá tiềm năng đất đai trong nông

nghiệp ở Việt Nam 20

1.2 Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững 20

1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững 20

1.2.2 Khái niệm về nông nghiệp bền vững, hệ thống nông nghiệp bền vững 21

1.2.3 Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững 22

1.2.4 Đặc điểm của phát triển nông nghiệp bền vững 23

1.2.5 Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững 25

1.2.6 Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững 26v

1.2.7 Chiến lƣợc toàn cầu về phát triển bền vững 28

1.2.8 Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững ở Việt Nam 29

1.2.9 Những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. 30

1.2.10 Chiến lƣợc, nhiệm vụ và một số giải pháp quản lý sử dụng đất bền

vững ứng phó với biến đổi khí hậu 31

1.3 Nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam 33

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Nội dung nghiên cứu 37

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu 37

2.1.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 37

2.1.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 37

2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại hình sử dụng đất huyện

Hải Hậu 37

2.1.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 38

2.1.6 Đánh giá tính bền vững của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

huyện Hải Hậu. 38

2.1.7 Đề xuất định hƣớng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 38

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp và kế thừa tài liệu có

chọn lọc 39

2.2.2 Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp 39

2.2.3 Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý số liệu 40

2.2.4 Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống 40

2.2.5 Phƣơng pháp phúc tra xây dựng bản đồ đất và tính chất đất 40

2.2.6 Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài thực địa: 42

2.2.7 Phƣơng pháp phân tích đánh giá chất lƣợng đất, nƣớc 42

2.2.8 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 44

2.2.9 Phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO 45vi

2.2.10 Phƣơng pháp xây dựng bản đồ 45

2.2.11 Phƣơng pháp nghiên cứu các mô hình 46

2.2.12 Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững các LUT theo phƣơng pháp cho điểm 46

2.2.13 Phƣơng pháp dự báo 47

2.2.14 Phƣơng pháp chuyên gia 47

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 48

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 48

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 55

3.1.3 Thực trạng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật 58

3.1.4 Đánh giá chung (ƣu và nhƣợc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội huyện Hải Hậu trong mối quan hệ với sử dụng đất nông nghiệp) 60

3.2 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 60

3.2.1 Điều kiện hình thành đất 60

3.2.2 Các quá trình hình thành đất 61

3.2.3 Quỹ đất và cơ cấu diện tích các loại đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 61

3.2.4 Tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 62

3.2.5 Đánh giá chung về tính chất đất huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 78

3.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu 80

3.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, biến động sử dụng đất nông nghiệp 80

3.3.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu 82

3.3.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên

địa bàn huyện Hải Hậu 89

3.4 Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất đƣợc lựa chọn

huyện Hải Hậu 101

3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 101

3.4.2 Phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn 110

3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình

huyện Hải Hậu 116vii

3.5.1 Mô hình 1 116

3.5.2 Mô hình 2 119

3.5.3 Mô hình 3 121

3.5.4 Mô hình 4 124

3.5.5 Mô hình 5 126

3.5.6 Mô hình 6 129

3.5.7 Mô hình 7 130

3.6 Đánh giá tính bền vững của các LUT đƣợc lựa chọn huyện Hải Hậu 132

3.6.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất 132

3.6.2 Đánh giá tính bền vững các LUT đƣợc lựa chọn 134

3.7 Đề xuất định hƣớng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững

huyện Hải Hậu 139

3.7.1 Đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu 139

3.7.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

bền vững huyện Hải Hậu 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148

1 Kết luận 148

2 Kiến nghị 150

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 158

pdf235 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-súp lơ Lúa xuân - lúa mùa - su hào Lúa xuân - lúa mùa- cà chua đông Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông Lúa xuân - lúa mùa - đậu tƣơng Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây Lúa xuân -lúa mùa - bí xanh Lúa xuân - lúa mùa - cải dầu 1 lúa – 2 rau, màu (LUT 3) Bí xanh – lúa mùa – cà chua Phb,Ph, Phf, Mi, M Ngô xuân - lúa mùa - đậu tƣơng Bí xanh - lúa mùa - súp lơ Lúa – cá (LUT4) Lúa xuân - cá truyền thống (trắm cỏ, trôi, chép, rô đồng) Ph, Phg Chuyên rau, màu (LUT5) Lạc xuân – đậu tƣơng hè – dƣa hấu đông Phb, C, Ph, Phf, Mi Lạc xuân – đậu tƣơng hè - cà rốt Lạc xuân - đậu xanh hè - hành ta Ngô xuân - rau cải hè - su hào đông Rau cải xuân - đậu xanh hè -bắp cải Lạc - đậu tƣơng - khoai lang Cà chua - rau cải hè - bí xanh Bí xanh – đậu đen hè – rau cải các loại Nuôi trồng thuỷ sản (LUT 6) Nuôi thuỷ sản mặn (tôm Thẻ chân trắng, tôm Xú... - 2 vụ/1năm) Mn Nuôi thuỷ sản ngọt (cá Diêu Hồng, Lóc bông, Trắm, Trôi, Chép -1vụ/năm ) Ph, Phg, Mi Làm muối (LUT7) Làm muối Mn 85 3.3.2.3. Mô tả một số loại hình sử dụng đất a. Hai vụ lúa Lúa xuân - Lúa mùa: Diện tích hiện trạng năm 2011 là 9.977,65 ha, phân bố ở hầu hết các loại đất trong huyện trừ nhóm đất mặn nhiều và đất bãi cát bằng ven biển. - Vụ xuân ngƣời dân thƣờng gieo trồng các giống lúa thuần (nhƣ Khang Dân 18, Nếp 97, Nam Định 5, Bắc thơm số 7, Hƣơng thơm số 1, Q5, TBR1). Các giống mới (nhƣ Đ.ƣu 527, Đƣu 725, CNR 02, Nhị ƣu 838, Phú ƣu 6, QR1, v.v). - Vụ mùa có 2 trà lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 – 25/6, gặt khoảng từ 25/9 – 2/10. Vụ mùa chính vụ thƣờng gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7 – 15/7; gặt vào khoảng 10/10 – 15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới (85 - 90%) tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản nhƣ: Dự râu, (Nếp cái hoa vàng, Nếp N97, Nếp N87, Nếp Thái Bình, Nếp bắc, Nếp thầu dầu), lúa nếp thƣờng đạt khoảng 46,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10 – 15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, đạt bình quân khoảng 50,0 – 60,0 tạ/1ha. * Lúa tám xoan đặc sản: Hải Hậu có truyền thống canh tác lúa nƣớc trong đó có giống lúa đặc sản tám xoan. Vùng đất chuyên trồng lúa tám xoan nổi tiếng có chất lƣợng cao đƣợc trồng chủ đạo ở các xã Hải An, Hải Toàn, Hải Đƣờng, Hải Ninh, Hải Giang, Hải Phong, Hải Anh, Hải Minh, đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất mặn trung bình và đất mặn ít, đất đai vùng chuyên trồng lúa tám của huyện đƣợc tƣới bởi phù sa cuối sông đầu biển nên chứa nhiều chất dinh dƣỡng có lợi cho cây trồng nên đã tạo ra chất đất đặc biệt có thể trồng lúa tám xoan thơm ngon nổi tiếng mà không nơi nào có thể trồng đƣợc. Tám xoan (tám cao cây) đƣợc gieo trồng trong vụ mùa, có thời gian sinh trƣởng khá dài (từ 145 – 165 ngày). Lúa tám cao cây nên khả năng chống chịu gió bão cũng gặp nhiều khó khăn, lúa tám cần nhiều phân chuồng (để có chất lƣợng tốt cần khoảng 8,0- 8,5 tấn phân chuồng/1ha), cần chủ động tƣới tiêu, phù hợp địa hình vàn hoặc vàn thấp, cần gieo trồng tập trung để giảm sâu hại lúa. 86 b. Hai vụ lúa – 1 vụ (rau – màu): Diện tích hiện trạng năm 2011 là 996,04 ha. Mô hình này có nhiều loại rau màu đƣợc trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa thể hiện qua bảng 3.17, sau đây là mô tả loại hình sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa – cà chua. - Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua: Hai vụ lúa xuân – lúa mùa cơ bản giống nhƣ loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa nêu trên, tuy nhiên cơ cấu mùa vụ thƣờng đƣợc bố trí lúa xuân – lúa mùa sớm để đảm bảo thời vụ cho gieo trồng vụ đông. Vụ đông cà chua gieo trồng từ cuối tháng 9, đến đầu tháng 10 với các giống cà chua bao tử, cà chua nhót, cà chua Hồng Ngọc (C95, trang nông TN005, Thuý Hồng, TN060, HT144, mócgan11, savier). Năng suất cà chua bình quân khoảng 27 - 33 tấn/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao của huyện. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trƣờng. Điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống sử dụng đất này là việc tiêu thụ sản phẩm cây cà chua, vì thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, cà chua khó bảo quản, chi phí bảo quản cao, quá trình vận chuyển tiêu thụ khó khăn hơn vì cà chua dễ bị dập nát, nếu không có nhà máy chế biến nông sản thu mua mà chỉ bán ra thị trƣờng cho ngƣời tiêu dùng trên địa bàn huyện thì khả năng tiêu thụ một khối lƣợng lớn cà chua (hàng ngàn tấn) khi vào mùa thu hoạch đại trà trên địa bàn huyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. c. Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa - 2 màu Diện tích hiện trạng là 25,2 ha. Giống nhƣ mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ rau - màu, mô hình 1 lúa – 2 màu cũng có rất nhiều công thức luân canh trên đồng đất Hải Hậu đã đƣợc ngƣời nông dân áp dụng thể hiện qua bảng 3.17. Hệ thống này phân bố chủ yếu trên trên đất phù sa không đƣợc bồi có địa hình vàn hoặc vàn cao. Hệ thống này có đặc điểm là lúa xuân đƣợc thay thế bằng cà chua hoặc bí xanh xuân hoặc các loại cây rau màu khác trồng trong vụ xuân nhƣ đậu tƣơng hoặc ngô. d. Lúa - cá (1 vụ lúa xuân – 1 vụ cá) Phân bố trên đất phù sa không đƣợc bồi ở địa hình thấp trũng với cơ cấu 65 - 75% diện tích cấy lúa, chiếm 25 - 35% diện tích nuôi cá, ao cá thƣờng đào sâu 87 khoảng 0,8 – 1,2 mét ở bên cạnh là ruộng lúa, hoặc ruộng lúa ở giữa và đào ao bốn phía xung quanh, diện tích bờ bao xung quanh chiếm khoảng 5%. Loại hình sử dụng đất này có quy mô hiện trạng nhỏ, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Xuân, Hải Hòa với quy mô diện tích là 10 ha. Hệ thống này thƣờng thả cá cùng thời điểm cấy lúa vụ xuân hoặc sau 1 đến 3 tuần cấy vụ xuân, khi lúa xuân đƣợc khoảng 45 – 60 ngày, nƣớc đƣợc đƣa vào ruộng lúa khoảng 15 – 25 cm cũng là lúc có thể đƣa cá lên mặt ruộng, cá ăn sâu hại lúa và thải ra phân bón cho ruộng lúa, tùy theo từng giống cá, địa hình và khả năng tƣới tiêu mà ngƣời nông dân có thể nuôi nhiều giống thích hợp nhƣ cá rô phi, cá chắm cỏ, trôi, cá mè, cá chép, tôm càng xanh, v.v..., thƣờng mô hình này là nuôi theo hƣớng truyền thống với phƣơng châm tận dụng các sản phẩm tự nhiên nhƣ cỏ, rau xanh các loại, v.v..., nên thƣờng có suất đầu tƣ thấp khá phù hợp cho khả năng của nhiều nông hộ, v.v... Tuy nhiên chỉ nên phát triển mô hình này ở những vùng đất thấp trũng sản xuất lúa kém hiệu quả, hạn chế phát triển mô hình này nhằm giữ đất lúa nhằm tăng cƣờng an ninh lƣơng thực. e. Chuyên rau, màu (2 - 3 vụ rau, màu/năm) Diện tích hiện trạng là 612,66 ha. Đất chuyên rau – màu tập trung chủ yếu ở đất vƣờn trong các khu dân cƣ, các khu đất gò, bãi, bờ sông, ngòi, ao đầm nuôi thủy sản, tập trung nhiều ở một số xã, thị trấn nhƣ Thịnh Long, Hải Nam, Hải Minh, Cồn, Hải Tây, Hải Phong, Hải Phú, Hải Ninh, Hải Cƣờng, Hải Xuân, v.v..., quy mô sản xuất nhỏ và không tập trung. Tuỳ theo lịch thời vụ của ngƣời nông dân mà trong 1 năm có thể trồng 2, 3 vụ, cá biệt, có nơi ngƣời nông dân có thể canh tác 4 vụ rau – màu các loại. Công thức luân canh đất chuyên rau – màu ở Hải Hậu thể hiện chi tiết qua bảng 3.15. Hệ thống sử dụng đất này phân bố chủ yếu trên đất có thành phần cơ giới cát pha thịt, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, ở địa hình vàn đến vàn cao, đƣợc tƣới nƣớc chủ động. Tuỳ điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng, khả năng bố trí lao động, khả năng và tập quán canh tác mà các cây trồng chuyên rau – màu đƣợc bố trí 2, 3 hoặc 4 vụ. Nhƣng cây trồng chính trong vụ xuân là cà chua, lạc xuân, rau các loại, vụ đông là rau các loại, dƣa các loại, hành, tỏi, cà chua bắp cải, su hào, súp lơ, cây cải dầu đông, v.v..., còn vụ mùa có thể trồng ngô, đậu, đỗ các loại, mùng tơi, rau đay, bí, bầu, rau muống, rau ngót, v.v... Đặc điểm của hệ thống 88 này là cần dự báo nhu cầu thị trƣờng (đặc biệt là khi trồng các cây vụ đông) và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng của ngƣời sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng bảo quản và chế biến nông sản nhằm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. g. Nuôi trồng thủy sản mặn - lợ (tôm – cua, cá nước mặn - lợ) Diện tích hiện trạng là 190,19 ha. Phân bố trên đất mặn nhiều, tập trung chủ yếu ở các xã ven biển, ven sông Ninh, sông Sò với hình thức phổ biến là nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Có nhiều loại thủy sản nƣớc mặn lợ đƣợc nuôi ở Hải Hậu nhƣ cá vƣợc, cá song, tôm xú, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, v.v..., nhƣng hiện nay Hải Hậu đang nuôi tôm thẻ chân trắng là chủ yếu với năng suất và hiệu quả kinh tế khá cao, lý do là so với các loài thuỷ sản nƣớc mặn – lợ khác, nuôi tôm thẻ chân trắng có thời gian sản xuất ngắn (khoảng 3 tháng là có thể cho thu hoạch), một năm có thể nuôi 2 vụ, tôm ít bị bệnh nên mức độ rủi ro thấp hơn, nhu cầu thị trƣờng lớn, nếu không gặp trong sản xuất thì lợi nhuận của việc nuôi tôm thẻ so với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khác cao hơn nhiều lần (nếu tính trên 1 đơn vị diện tích canh tác), hiệu quả kinh tế cao của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã gây áp lực cho việc chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp ven biển sử dụng kém hiệu quả hơn (chủ yếu là chuyển đất làm muối chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng). Với tôm thẻ chân trắng, mức đầu tƣ cơ bản và tổng chi phí trung bình cho 1ha ao nuôi tôm công nghiệp (mật độ thả tôm từ 80 – 100 con/1 m2) từ 0,9 – 1,0 tỷ đồng, gồm bờ bao, cống tiêu xả và cải tạo đáy ao nuôi, tôm giống, thức ăn công nghiệp, xử lý môi trƣờng, lƣơng nhân công và các khoản chi khác. Một năm nuôi 2 vụ tôm, thời gian nuôi 3 – 4 tháng/1 vụ. Mật độ thả nuôi công nghiệp thƣờng từ 80 - 100 con/m 2 , nuôi bán thâm canh từ 40 - 50 con/ m2. Sản lƣợng tôm thu đƣợc từ 13 – 16 tấn tôm/1 ha (tôm thƣơng phẩm trung bình từ 50- 60 con/1kg), nuôi bán thâm canh thì năng suất bằng khoảng 1/2 nuôi công nghiệp. Nuôi trồng thuỷ sản là hệ thống sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhƣng vốn đầu tƣ lớn, mức độ rủi ro cao và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật nuôi và môi trƣờng nuôi trồng trong khu vực. Vấn đề an ninh lƣơng thực, thực phẩm và vấn đề mặn hóa các vùng đất nông nghiệp gần kề có nguy cơ ảnh hƣởng lớn khi mở 89 rộng diện tích thuỷ sản mặn lợ. Do vậy, việc mở rộng diện tích cũng cần khoanh vùng hạn chế để đảm bảo việc sử dụng đất nông nghiệp đƣợc lâu dài và bền vững. h. Nuôi trồng thủy sản ngọt (trắm, trôi, mè, chép, diêu hồng, lóc bông, rô đồng, tôm càng xanh, v.v....) Diện tích hiện trạng năm 2011 là 1.660,22 ha. Hải Hậu hiện nay đang tồn tại các mô hình nuôi trồng nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt là nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi cá nƣớc ngọt theo cách truyền thống với mức đầu tƣ thấp. Loại hình thủy sản nƣớc ngọt theo hƣớng công nghiệp điển hình là xã Hải Châu với giống cá chủ lực điển hình hiện nay là cá diêu hồng, lóc bông, trắm đen. Ngoài ra các giống cá truyền thống nhƣ cá trôi, mè, chép, rô đồng, v.v... cũng đƣợc nuôi khá phổ biến trên địa bàn huyện. i. Làm muối: Loại hình này phân bố trên đất mặn nhiều, quy mô diện tích là 462,11 ha, muối thƣờng đƣợc sản xuất 2 vụ trong năm là vụ chiêm và vụ mùa với thời gian từ 180 - 190 ngày trong năm tùy thuộc vào số ngày nắng của từng năm (thƣờng chỉ có thể sản xuất muối từ 110 – 120 ngày/1 năm là có hiệu quả cao do số giờ nắng trong 1 ngày > 9 tiếng). Trong đó, vụ chiêm từ 80 - 90 ngày và vụ mùa khoảng 100 ngày. Mỗi ha làm muối cho năng suất từ 95 - 105 tấn/1ha/1năm. Số ngày không có khả năng sản xuất muối trong năm từ 180 – 240 ngày, nhƣ vậy hệ số sử dụng đất không cao. Trong những năm qua, giá muối sản xuất thô có giá rẻ, việc tạo giá trị gia tăng cũng chƣa đƣợc nhân rộng phổ biến trên địa bàn huyện nên ngƣời làm muối không có động lực trong quá trình sản xuất. Những năm gần đây, do giá muối rẻ, giá thủy sản tăng mạnh, đất làm muối chịu nhiều áp lực chuyển sang mục đích nuôi trồng thủy sản mặn – lợ. 3.3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Hải Hậu 3.3.3.1. Hệ thống cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Kết quả nghiên cứu cho thấy Hải Hậu có hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng với một số cây trồng chủ lực nhƣ lúa, ngô, khoai lang, cà chua, súp lơ, bắp cải, su hào, cà rốt, lạc, đậu tƣơng, đậu xanh, đậu đen, bí xanh, khoai tây, cải dầu, hành 90 ta, v.v Ngành nuôi trồng thuỷ sản có tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vƣợc, cá diêu hồng, cá lóc bông, v.v Trên địa bàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất phổ biến (LUT), gồm các LUT: 2 vụ lúa, 2 vụ lúa-1 cây vụ đông, 1 vụ lúa - 2 vụ rau, màu, lúa - cá, chuyên rau, màu, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. 3.3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a. Năng suất một số loại cây trồng, vật nuôi chính Kết quả điều tra năng suất một số cây trồng, vật nuôi đƣợc trình bày ở bảng 3.16. Bảng 3.16. Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) Loại cây trồng, vật nuôi Đơn vị tính Năng suất Loại cây trồng, vật nuôi Đơn vị tính Năng suất Lúa xuân (BT7) tấn/ha 6,40 Bí xanh tấn/ha 27,77 Lúa mùa (BT7) tấn/ha 5,05 Hạt cải dầu tấn/ha 1,20 Lúa mùa (tám đặc sản) tấn/ha 3,06 Khoai tây tấn/ha 13,72 Lúa lai vụ xuân (Đ.ƣu 527) tấn/ha 7,92 Khoai lang tấn/ha 8,33 Lúa lai vụ mùa (Nhị ƣu) tấn/ha 6,75 Su hào tấn/ha 20,06 Ðậu tƣơng tấn/ha 1,72 Hành ta tấn/ha 8,50 Ngô tấn/ha 4,22 Bắp cải tấn/ha 55,56 Cà chua tấn/ha 30,56 Rau cải bẹ tấn/ha 30,52 Lạc xuân tấn/ha 3,17 Tôm thẻ chân trắng tấn/ha 7,25 Cà rốt tấn/ha 15,83 Cá diêu hồng tấn/ha 7,00 Súp lơ tấn/ha 19,81 Tổng hợp kết quả điều tra qua bảng 3.16 cho thấy năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn huyện Hải Hậu đạt mức trung bình đến khá so với năng suất bình quân chung của các cây trồng, vật nuôi điển hình trên địa bàn tỉnh Nam Định (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2011). b. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính và một số loại hình sử dụng đất chính đƣợc tổng hợp ở bảng 3.19. 91 Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) Cây trồng, vật nuôi GTSX (triệu đồng/ha) CPTG (triệu đồng/ha) GTGT (triệu đồng/ha) Lao động (công/ha) GTSX/1công lao động (1000 đồng) GTGT/1công lao động (1000 đồng) Lúa xuân 49,47 21,46 28,015 236 209,62 118,71 Lúa mùa 40,58 18,72 21,865 222 182,79 98,49 Ðậu tƣơng 30,09 7,77 22,32 165 182,36 135,27 Ngô 32,29 13,18 19,11 228 141,62 83,82 Cà chua 97,21 27,37 69,84 340 285,91 205,41 Lạc xuân 87,84 32,02 55,82 278 315,97 200,79 Cà rốt 50,83 16,94 33,89 218 233,17 155,46 Súp lơ 67,31 23,67 43,64 232 290,13 188,10 Bí xanh 77,37 24,76 52,61 267 289,78 197,04 Cải dầu 40,89 14,09 26,8 206 198,50 130,10 Khoai tây 76,91 24,34 52,57 265 290,23 198,38 Khoai lang 33,34 9,5 23,84 180 185,22 132,44 Su hào 52,02 22,23 29,79 205 253,76 145,32 Hành ta 82,43 25,47 56,96 285 289,23 199,86 Bắp cải 64,59 23,49 41,1 225 287,07 182,67 Rau cải 34,64 9,56 25,08 185 187,24 135,57 Ðậu xanh 37,23 9,46 27,77 210 177,29 132,24 Lúa xuân – cá hè thu (trắm, trôi, chép) 101,51 29,94 71,57 520 195,21 137,63 Thủy sản ngọt (cá diêu hồng) 351 164,81 186,19 610 575,41 305,23 Thủy sản mặn lợ (tôm thẻ - 1 vụ) 787,59 461,48 326,11 595 1323,68 548,08 Làm muối 109,72 60,94 48,78 605 181,36 80,63 - Xét theo cây trồng, vật nuôi: Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cơ cấu cây trồng, cà chua cho GTGT/1 ha/1 vụ canh tác cao nhất (69,84 triệu đồng), tiếp đến là hành ta, lạc xuân, bí xanh, khoai tây, súp lơ, bắp cải, su hào, v.v... Cây ngô cho GTGT/1 ha canh tác thấp nhất (19,11 triệu đồng), tiếp đến là lúa mùa, đậu tƣơng, khoai lang, cải dầu, v.v... Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ cho GTGT/1 ha/1 vụ cao nhất là 326,11 triệu đồng (cao gấp 4,67-17,07 lần các cây trồng chính). - Xét theo các loại hình sử dụng đất (LUT), các kiểu sử dụng đất (bảng 3.18). 92 Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (triệu đồng/ha) CPTG (triệu đồng/ha) GTGT (triệu đồng/ha) Lao động (công/ ha) GTSX/ 1 công lao động (1000 đồng) GTGT/ 1 công lao động (1000 đồng) GTGT/ CPTG (lần) 2 lúa (LUT1) Lúa xuân - lúa mùa 90,05 40,17 49,88 458 196,62 108,91 1,24 2 Lúa – 1 cây vụ đông (LUT2) Lúa xuân - lúa mùa- cà chua đông 187,26 67,54 119,72 798 234,66 150,03 1,77 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 122,34 53,35 68,99 686 178,34 100,57 1,29 Lúa xuân - lúa mùa - đậu tƣơng 120,14 47,94 72,2 623 192,84 115,89 1,51 Lúa xuân - lúa mùa - bắp cải 154,64 63,66 90,98 683 226,41 133,21 1,43 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 166,96 64,51 102,45 723 230,93 141,70 1,59 Lúa xuân -lúa mùa - bí xanh 167,42 64,93 102,49 725 230,92 141,37 1,58 Lúa xuân - lúa mùa - cải dầu 130,94 54,26 76,68 664 197,20 115,48 1,41 1 lúa – 2 rau, màu (LUT 3) Ngô xuân - lúa mùa - đậu tƣơng 102,96 39,67 63,29 615 167,41 102,91 1,60 Bí xanh - lúa mùa - súp lơ 185,26 67,15 118,11 721 256,95 163,81 1,76 Lúa – cá (LUT4) Lúa xuân - cá truyền thống (trắm cỏ, trôi, chép, rô đồng) 101,51 29,94 71,57 520 195,21 137,63 2,39 Chuyên rau, màu (LUT5) Lạc xuân – đậu tƣơng hè - cà rốt 168,76 56,73 112,03 661 255,31 169,49 1,97 Lạc xuân - đậu xanh hè - hành ta 207,5 66,95 140,55 773 268,43 181,82 2,10 Ngô xuân - rau cải hè - su hào đông 119,0 44,97 73,98 618 192,48 119,71 1,65 Rau cải xuân - đậu xanh hè - bắp cải 136,46 42,51 93,95 620 220,10 151,53 2,21 Lạc - đậu tƣơng - khoai lang 151,27 49,29 101,98 623 242,81 163,69 2,07 Bí xanh - rau cải hè - cà chua 209,22 61,69 147,53 792 264,17 186,28 2,39 Nuôi trồng thuỷ sản (LUT 6) Nuôi thuỷ sản mặn, lợ (tôm Thẻ chân trắng - 2 vụ/1năm) 1.575,18 922,96 652,22 1190 1.323,68 548,08 0,71 Nuôi thuỷ sản ngọt (cá Diêu Hồng -1vụ/năm ) 351,00 164,81 186,19 610 575,41 305,23 1,13 Làm muối (LUT7) Làm muối 109,72 60,94 48,78 605 181,36 80,63 0,80 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về giá trị gia tăng/1 ha đất canh tác thì LUT nuôi thuỷ sản mặn - lợ cho GTGT/1 ha canh tác cao nhất (gấp 13,08 lần LUT1 và 4,42 LUT5); một số LUT có GTGT/CPTG cao gồm LUT chuyên rau màu, LUT lúa – cá, LUT 2 vụ lúa – 1 vụ màu, LUT 1 lúa – 2 vụ rau màu. Đánh giá về hiệu quả kinh tế có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp LUT6 (nuôi thuỷ sản mặn - lợ, nuôi thuỷ sản nƣớc ngọt), LUT5 (chuyên rau – màu), LUT2 (2 vụ lúa – 1 vụ rau – màu), LUT3 (1 vụ lúa - 2 vụ rau – màu), LUT4 (lúa – cá), LUT1 (2 vụ lúa), LUT7 cho giá trị gia tăng thấp nhất (48,78 triệu đồng). 93 c. Hiệu quả xã hội Bảng 3.19. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) Loại hình sử dụng đất Chỉ tiêu định lƣợng Khả năng cung cấp lƣơng thực (tấn/ha) Khả năng cung cấp thực phẩm (tấn/ha) Chỉ tiêu định tính Công lao động (công/1ha) GTGT/1 công lao động (1.000 đồng) LUT1 458 108,91 9,46-14,67 - Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật (NL) ở mức trung bình đến cao; đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của ngƣời dân và xã hội (NC) ở mức cao; phù hợp với tập quán canh tác địa phƣơng (TQ) ở mức cao LUT2 623 - 798 100,57 -150,03 11,45- 14,67 5-30 (rau, màu các loại) (NL) ở mức trung bình; (NC) ở trung bình đến mức cao; (TQ) ở mức cao LUT3 615 - 721 102,91 - 163,81 5,05-6,75 10-40 (rau, màu các loại) (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức thấp, hạn chế về mặt thời vụ LUT4 520 137,63 6,4-7,92 5-8 (tôm, cá nƣớc ngọt: chắm cỏ, chép, trôi, rô phi...) (NL) ở mức thấp đến trung bình; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức thấp, hạn chế về điều kiện đất đai LUT5 618-792 119,71-186,28 - 15-50 (rau màu các loại) (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức trung bình đến cao LUT6 610-1190 305,23-548,08 - 3-8 (tôm cá nƣớc mặn, lợ và nƣớc ngọt các loại) (NL) ở mức thấp; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức trung bình, có nguy cơ rủi ro cao trong sản xuất và tiêu thụ sản p hẩm LUT7 605 80,63 - 95-105 (muối) (NL) ở mức thấp đến trung bình; (NC) ở mức trung bình; (TQ) ở mức trung bình Kết quả nghiên cứu về hiệu quả xã hội cho thấy các LUT có ƣu thế khác nhau. Về khả năng thu hút lao động cao nhất là các LUT6 (1.190 công lao động/1 ha), tiếp đến là các LUT2, LUT5, LUT3, LUT7. LUT1 và LUT4 có khả năng thu hút lao động thấp nhất (458 – 520 công lao động/1 ha). LUT 6 - nuôi thuỷ sản mặn lợ có khả năng thu hút lao động cao nhƣng lại hạn chế về khả năng tiếp cận về vốn, 94 nhân lực, đất đai và kỹ thuật. Về khả năng cung cấp và đảm bảo an ninh lƣơng thực có các LUT1, LUT2, LUT3. Về khả năng cung cấp thực phẩm có ƣu thế là các LUT5, LUT6, LUT4, LUT3. Về giá trị gia tăng/1 công lao động LUT6 có giá trị cao nhất (từ 305.230-548.080 đồng/1 công lao động), tiếp đến là các LUT5, LUT3, LUT2, LUT4, LUT1. LUT có giá trị gia tăng/1 công lao động thấp nhất là LUT7 (80.630 đồng/1 công lao động). Về sự phù hợp với năng lực của các hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình đến cao thì có các LUT1, LUT2. Về khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của ngƣời dân ở mức cao là xuất hiện ở hầu hết các LUT. Về sự phù hợp với phong tục tập quán ở mức cao là các LUT1, LUT2. d. Hiệu quả môi trường Các nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc trong sản xuất nông nghiệp và nguy cơ giảm độ phì đất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các LUT trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Ô nhiễm đất đƣợc xem là tất cả các hiện tƣợng làm nhiễm bẩn môi trƣờng đất bởi các chất gây ô nhiễm. Ngƣời ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm, có 3 dạng ô nhiễm là ô nhiễm do tác nhân hóa học; ô nhiễm do tác nhân sinh học và ô nhiễm do tác nhân vật lý và theo nguồn gốc phát sinh, có 2 dạng chính nhƣ sau: Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên; Ô nhiễm do nguồn gốc nhân tạo, trong đó có 3 dạng chính gồm: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp và ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp. * Về nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp do nguồn gốc tự nhiên: Đất của huyện Hải Hậu chủ yếu đƣợc hình thành từ sự bồi đắp của hệ thống sông Hồng trên nền đất cát biển và ảnh hƣởng xâm mặn của nƣớc biển. Qua nhiều năm khai thác và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đã góp phần duy trì và ổn định độ phì nhiêu của các loại đất trong sản xuất nông nghiệp của huyện đƣợc thể hiện qua năng suất các loại cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Cục thống kê tỉnh Nam Định (2011). Trong đó giải pháp về phát triển hệ thống thủy lợi đƣợc chú ý hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. * Về nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp do nguồn gốc nhân tạo: Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định là huyện thuần nông, chƣa hình thành các khu công 95 nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, do vậy hầu nhƣ đất không bị ảnh hƣởng ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Trên địa bàn huyện chỉ xuất hiện nguy cơ ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt và ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp nghiệp gây ra. Qua thực tế điều tra, khảo sát cho thấy nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất nông nghiệp do chất thải sinh hoạt không lớn. Về nguy cơ ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp đƣợc phản ánh qua các số liệu cụ thể nhƣ sau: - Ảnh hƣởng của việc sử dụng phân bón: Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy, mức độ sử dụng phân vô cơ trên địa bàn huyện là không đồng đều và không cân đối, một số loại cây trồng bón ở mức cao hơn so với lƣợng bón phân theo khuyến cáo, nhƣng cũng có một số loại cây trồng lại bón ở mức thấp hơn so với lƣợng bón phân khuyến cáo. Kết quả nghiên cứu mức độ bón phân thực tế đƣợc thể hiện ở bảng tổng hợp (bảng 3.20). Bảng 3.20. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính huyện Hải Hậu (trị số trung bình 3 năm 2009-2011) Cây trồng Lƣợng phân bón thực tế Tỷ lệ bón phân thực tế N:P:K Lƣợng bón phân khuyến cáo(*) Tỷ lệ bón phân theo khuyến cáo N,P,K N (kg/ ha) P2O5 (kg/ ha) K2O (kg/ ha) Phân chuồng (tấn/ ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (kg/ha) Lúa xuân 144 92 70 4 -6 1:0,6:0,5 115-140 65-85 65-82 5,5-8,5 1:0,6:0,6 Lúa mùa 115 68 45 4-5 1:0,6:0,4 95-108 60-85 60-75 5-8 1:0,7:0,7 Đậu tƣơng 51 45 32 4-6 1:0,9:0,6 45-55 50-65 50-70 5-7,5 1:1,2:1,2 Ngô 166 90 80 6-8 1:0,5:0,5 140-160 60-70 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqldd_la_pham_anh_tuan_9601_2005349.pdf
Tài liệu liên quan