MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN . i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 4
1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng thấp còi và vi chất dinh dưỡng 4
1.3. Vi chất dinh dưỡng sắt. . 10
1.3. Vi chất dinh dưỡng kẽm . 12
1.4. Thực trạng thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ em . 17
1.5. Tương tác giữa sắt và kẽm và nghiên cứu về hiệu quả của bổ sung vi chất sắt, kẽm
22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 37
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Công thức tính mẫu và cỡ mẫu . 39
2.2.3. Chọn mẫu . 41
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu . 42
2.2.5.Tóm tắt các biến số nghiên cứu . 43
2.2.6. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá . 43
2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu . 45
2.2.8. Triển khai nghiên cứu 49
2.2.9. Sản xuất sản phẩm bổ sung 54
2.2.10. Phân tích số liệu . 55
2.2.11. Sai số hệ thống và biện pháp khắc phục . 57
2.2.12. Đạo đức nghiên cứu . 58
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 60
3.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi . 60
3.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp
70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 91
4.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi
91
4.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp
97
KẾT LUẬN 120
1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 1-3 tuổi .
120
2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp với sử dụng kẽm riêng rẽ ở của trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp .
120
KHUYẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ .
124
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 125
PHỤ LỤC 141
169 trang |
Chia sẻ: vietdoc2 | Ngày: 28/11/2023 | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và kết quả bổ sung vi chất sắt, kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại một số tỉnh phía Bắc (2017-2020), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm can thiệp).
NNT =
1
-------------
p0 – p1
Chỉ số NNT: (number needed to treat)– số trẻ trẻ SDD, thiếu VCDD cần được can thiệp để giảm một trẻ SDD, thiếu VCDD. NNT được tính theo công thức [106]:
Trong đó:
P0 là tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm chứng
p1 là tỷ lệ mắc bệnh trong nhóm can thiệp.
p0, p1 được tính như trong chỉ số ARR%.
2.2.11. Sai số hệ thống và biện pháp khắc phục:
Các sai số hệ thống có thể gặp trong quá trình nghiên cứu:
Sai số trong chọn mẫu
Sai số trong cân đo nhân trắc
Sai số trong thu thập thông tin: phỏng vấn bà mẹ của trẻ
Sai số trong xử lý, phân tích số liệu; sai số bỏ cuộc
Các biện pháp khắc phục:
Tuân thủ các kỹ thuật trong chọn mẫu. Xây dựng tiêu chuẩn chọn nhóm can thiệp và nhóm chứng chi tiết, rõ ràng và lựa chọn trẻ vào từng nhóm theo đúng tiêu chuẩn.
Tập huấn kỹ thuật, các điều tra viên được tập huấn về phương pháp phỏng vấn, phương pháp đo đạc, phương pháp lấy máu xét nghiệm, thống nhất thu thập số liệu. Các phiếu phỏng vấn thu thập số liệu được thiết kế sẵn và điều tra thử trước khi tiến hành chính thức. Các điều tra viên không thay đổi trong các lần thu thập số liệu.
Thống nhất phương pháp điều tra cho cán bộ thực hiện theo dõi, các chỉ số nghiên cứu, các thông tin cần thu thập được định nghĩa, có tiêu chuẩn xác định rõ ràng.
Giám sát thường xuyên và chặt chẽ các hoạt động để giải quyết kịp thời khi có khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Các sản phẩm tăng cường vi chất không thay đổi trong suốt quá trình can thiệp trừ trường hợp có yêu cầu của nghiên cứu viên.
Các mẫu máu được thu thập bởi kỹ thuật viên xét nghiệm có kinh nghiệm của Khoa Hóa sinh thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương, thu thập theo đúng quy trình, hạn chế tình trạng vỡ hồng cầu. Mẫu máu được cho làm xét nghiệm trên hệ thống máy theo đúng quy trình xét nghiệm
Lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm và thường xuyên thực hiện đánh giá tình trạng nhân trắc trẻ dưới 5 tuổi nói chung đo chiều cao/ chiều dài của trẻ nói riêng và cố định để thực hiện cân đo các chỉ số nhân trắc (2 người cân, 2 người đo) trong suốt thời gian nghiên cứu. Sử dụng bộ cân thước chuẩn, thường xuyên kiểm tra chất lượng cân, thước đo.
Số liệu được làm sạch trước khi nhập. Thực hiện kiểm tra chéo thông tin tại thực địa và trong quá trình nhập, xử lý số liệu. Các biến đều được kiểm tra phân bố chuẩn trước khi phân tích thống kê.
Lựa chọn địa điểm nghiên cứu ổn định, ít biến động về dân cư: bà mẹ làm ruộng là chủ yếu, ít di chuyển chỗ ở. Khi tuyển chọn đã loại trừ tối đa các yếu tố bất lợi về sức khỏe, có thể khiến trẻ bỏ cuộc. Gia đình trẻ được giải thích đầy đủ, rõ ràng về mục đích, nội dung, những lợi ích của nghiên cứu, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.12. Đạo đức nghiên cứu:
Nghiên cứu được thông qua theo Quyết định số 1060/ QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế ngày 28 tháng 3 năm 2016 về việc phê duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Nội dung nghiên cứu và can thiệp được sự nhất trí của địa phương và sự đồng tình, tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu.
Sẵn sàng tư vấn cho bà mẹ và gia đình về các vấn đề liên quan đến nuôi và chăm sóc trẻ, đặc biệt khi gặp các bà mẹ có cách thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sai trong quá trình phỏng vấn.
Gia đình của trẻ được thông báo về nội dung nghiên cứu, thời gian nghiên cứu. Trẻ được hưởng các quyền lợi theo quy định hiện hành của nhà nước, trẻ được nhận vào nghiên cứu khi gia đình tự nguyện tham gia.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Tình trạng nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt, thiếu kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 1-3 tuổi
3.1.1. Một số thông tin của đối tượng và mẹ của đối tượng nghiên cứu
Hình 3. 1. Phân bố đối tượng theo giới tính
Hình 3. 2. Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh ngưỡng 2500g
Bảng 3. 1. Thứ tự sinh trong gia đình của đối tượng nghiên cứu
Thứ tự con trong gia đình
Số lượng (n=340)
Tỷ lệ (%)
Con thứ nhất
107
31,5
Con thứ hai
161
47,4
Con thứ ba
59
17,4
Con thứ tư
12
3,4
Con thứ năm
1
0,3
Hình 3.1 biểu diễn tỷ lệ trẻ trai là 56,2% trẻ gái là 43,8%. Hình 3.2 mô tả tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 2500 gram là 14,1% và trên 2500 gram là 85,9%. Bảng 3.1 trình bày tỷ lệ con thứ 2 trong gia đình là 47,4%, con thứ nhất là 31,5 %, con thứ tư con thứ tư là 3,4% và con thứ năm trong gia đình là 0,3%.
Hình 3. 3. Tỷ lệ đối tượng theo trình độ học vấn
Bảng 3. 2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp của mẹ đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Số lượng (n=340)
Tỷ lệ (%)
Làm ruộng
150
44,1
Công nhân
110
32,4
Công chức, viên chức
17
5,0
Tiểu thủ công nghiệp
38
11,2
Tự do
25
7,3
Hình 3.3 diễn tả tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn trung học cơ sở là 56,5%; tiếp đến là trung học phổ thông: 24,2%, tiểu học: 9,1%, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 7,6%, trình độ đại học trở lên chiếm 2,6%. Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ bà mẹ của trẻ có nghề nghiệp làm ruộng chiếm 44,1%, công nhân là: 32,4%, công chức, viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ 5%, còn lại là tiểu thủ công nghiệp và lao động tự do.
3.1.2. Tình trạng SDD thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu
Hình 3. 4. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu.
Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân tại tỉnh Hà Nam là 50,5%, tại tỉnh Vĩnh Phúc là 48,7% và tại tỉnh Phú Thọ là 52,6%. Trong đó tỷ lệ SDD thể nhẹ cân mức vừa tại Hà Nam là 43,2%, tại Phú Thọ là 45,6%. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân mức độ nặng tại Hà Nam là 7,3%, tại Vĩnh Phúc là 6,1% và tại Phú Thọ là 7%.
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chung của đối tượng nghiên cứu là 50,6%, trong đó tỷ lệ SDD thể nhẹ cân mức vừa chiếm 43,8%, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân mức nặng chiếm 6,8%.
Bảng 3. 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
p
Trai
Gái
Chung
N
n (%)
N
n (%)
N
n (%)
1 tuổi
SDD
72
31 (43,1)
47
25 (53,2)
119
56 (47,1 )
0,279
Không SDD
41 (56,9)
22 (46,8)
63 (52,9)
2 tuổi
SDD
70
33 (47,1)
51
23 (45,1)
121
56 (46,3)
0,824
Không SDD
37 (52,9)
28 (54,9)
65 (53,7)
3 tuổi
SDD
49
33 (67,3 )
51
27 (52,9)
100
60 (60,0)
0,142
Không SDD
16 (33,7)
24 (47,1)
40 (40,0)
p: so sánh sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái ở cùng lứa tuổi, sử dụng kiểm định Chi-Square Test.
Bảng 3.3 cho thấy, ở trẻ 1 tuổi, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ trai là 43,1%, trẻ gái là 53,2% (p = 0,279). Ở trẻ 3 tuổi, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ trai là 67,3%, trẻ gái là 52,9% (p = 0,142). Ở trẻ trai, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ 1 tuổi là 43,1%, trẻ 2 tuổi là 47,1% và trẻ 3 tuổi là 67,3%. Ở trẻ gái, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ 1 tuổi là 53,2%, trẻ 2 tuổi là 45,1% và trẻ 3 tuổi là 52,9%. Sự khác biệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giữa trẻ trai và trẻ gái so sánh ở các lứa tuổi chưa thấy có YNTK.
3.1.3. Tình trạng SDD thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu
Hình 3. 5. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD thể gày còm chung của 3 tỉnh là: 8,5; phân tích theo tỉnh cho thất tỷ lệ SDD thể gày còm của đối tượng nghiên cứu tại Hà Nam là 9,9%, Vĩnh Phúc là 10,4%, và Phú Thọ là 5,3%.
Bảng 3. 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng thể gầy còm
p
Trai
Gái
Chung
N
n (%)
N
n (%)
N
n (%)
1 tuổi
SDD
72
11 (15,3)
47
5 (10,6)
119
16 (13,4)
0,468
Không SDD
61 (84,7)
42 (89,4)
103 (86,6)
2 tuổi
SDD
70
5 (7,1)
51
2 (3,9)
121
7 (5,8)
0,454
Không SDD
65 (92,9)
49 (76,1)
114 (94,2)
3 tuổi
SDD
49
5 (10,2)
51
1 (2,0)
100
6 (6,0)
0,083
Không SDD
44 (89,8)
50 (98,0)
94 (94,0)
p: so sánh sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái cùng ở cùng lứa tuổi, sử dụng kiểm định Chi-Square Test.
Tỷ lệ SDD thể gầy còm ở cả nam và nữ nhóm 1 tuổi là: 13,4%, nhóm 2 tuổi là 5,8% và nhóm 3 tuổi là 6,0%. Nhận xét theo giới ở các độ tuổi tỷ lệ này là: 1 tuổi ở trai 15,3% và gái 10,6%, 2 tuổi ở trai 7,1% và gái 3,9%, 3 tuổi ở trai: 10,2% và gái 2,0% (p>0,05). Sự khác biệt về tỷ lệ SDD thể gầy còm giữa trẻ trai và trẻ gái so sánh ở các lứa tuổi chưa thấy có YNTK
3.1.4. Tình trạng thiếu máu của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 5. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu ở các mức độ
Địa bàn
Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu
Thiếu máu nặng
n (%)
Thiếu máu vừa
n (%)
Chung
n (%)
Tỉnh Hà Nam (n=111)
8 (7,2)
30 (27,0)
38 (34,2)
Tỉnh Vĩnh Phúc (n= 115)
8 (7,0)
26 (22,6)
34 (29,6)
Tỉnh Phú Thọ (n=114)
8 (7,0)
28 (24,6)
36 (31,6)
Tổng (n=340)
24 (7,1)
84 (24,7)
108 (31,8)
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ bị thiếu máu chung là 31,8% trong đó tại Hà Nam là 34.2%, tại Phú Thọ là 31,6%, tại Vĩnh Phúc là 29,6%. Tính chung cho cả 3 tỉnh, tỷ lệ trẻ thiếu máu mức vừa là 24,7%, mức độ nặng là 7,1%.
Bảng 3. 6. Tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu máu
p
Trai
Gái
Chung
N
n (%)
N
n (%)
N
n (%)
1 tuổi
Thiếu máu
72
39 (54,2)
47
17 (36,2)
119
56 (47,1)
0,055
Không thiếu máu
33 (45,8)
30 (65,8)
63 (52,9)
2 tuổi
Thiếu máu
70
20 (28,6)
51
12 (23,5)
121
32 (26,4)
0,535
Không thiếu máu
50 (71,4)
39 (76,5)
89 (73,6)
3 tuổi
Thiếu máu
49
9 (18,4)
51
11 (21,6)
100
20 (20,0)
0,689
Không thiếu máu
40 (81,6)
40 (78,4)
80 (80,0)
p: so sánh sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái cùng ở cùng lứa tuổi, sử dụng kiểm định Chi-Square Test.
Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu chung cho 2 giới giảm dần theo tuổi: 47,1% nhóm 1 tuổi, 26,4% nhóm 2 tuổi và 20,0% nhóm 3 tuổi. Ở trẻ 1 tuổi, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ trai là 54,2%, trẻ gái là 36,2% (p = 0,055). Ở trẻ 2 tuổi, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ trai là 28,6%, trẻ gái là 23,5% (p = 0,535). Ở trẻ 3 tuổi, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ trai là 18,4%, trẻ gái là 21,6% (p = 0,689). Chưa tìm thấy sự khác biệt có YNTK
3.1.5. Tình trạng thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. 7. Tỷ lệ thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn nghiên cứu
Địa bàn
Thiếu sắt
n (%)
Không thiếu sắt
n (%)
Tỉnh Hà Nam (n=111)
32 (28,8)
79 (71,2)
Tỉnh Vĩnh Phúc (n= 115)
31 (27,0)
84 (73,0)
Tỉnh Phú Thọ (n=114)
20 (17,5)
94 (82,5)
Tổng (n=340)
83 (24,4)
257 (75,6)
Bảng 3.7 cho thấy, tại Hà Nam, tỷ lệ trẻ thiếu sắt là 28,8%, tại Phú Thọ, tỷ lệ trẻ thiếu sắt là 17,5% và Vĩnh Phúc tỷ lệ trẻ thiếu sắt là 27,0% Chung cả 3 tỉnh, tỷ lệ trẻ thiếu sắt là 24,4%.
Bảng 3. 8. Tình trạng thiếu sắt của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu sắt
p
Trai
Gái
Chung
N
n (%)
N
n (%)
N
n (%)
1 tuổi
Thiếu sắt
72
31 (43,1)
47
18 (38,3)
119
49 (41,2)
0,606
Không thiếu sắt
41 (56,9)
29 (61,7)
70 (58,8)
2 tuổi
Thiếu sắt
70
14 (20,0)
51
7 (13,7)
121
21 (17,4)
0,368
Không thiếu sắt
56 (80,0)
44 (86,3)
100 (82,6)
3 tuổi
Thiếu sắt
49
7 (14,3)
51
6 (11,8)
100
13 (13,0)
0,708
Không thiếu sắt
42 (85,7)
45 (88,2)
87 (87,0)
p: so sánh sự khác biệt giữa trẻ trai và trẻ gái cùng ở cùng lứa tuổi, sử dụng kiểm định Chi-Square Test.
Nhận xét: tỷ lệ thiếu sắt nhóm 1 tuổi là 41,2%, nhóm 2 tuổi là 17,4%, nhóm 3 tuổi là 13,0%; Tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ trai của nhóm 1 tuổi là 43,1%, nhóm 3 tuổi là 14,3%. Tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ gái nhóm 2 tuổi là 13,7 %. Chưa tìm thấy sự khác biệt có YNTK giữa tỷ lệ thiếu sắt theo giới tính của từng nhóm tuổi.
3.1.6. Tình trạng thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu
Hình 3. 6. Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị thiếu kẽm chung là 65,3%. Tỷ lệ thiếu kẽm ở tỉnh là: Hà Nam là 67,6%, Vĩnh Phúc là 62,6%, Phú Thọ là 65,8%.
Bảng 3. 9. Tỷ lệ thiếu kẽm của đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi
Nhóm tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu kẽm
p
Trai
Gái
Chung
N
n (%)
N
n (%)
N
n (%)
1 tuổi
Thiếu kẽm
72
48 (66,7)
47
32 (68,1)
119
80 (67,2)
0,872
Không thiếu kẽm
24 (33,3)
15 (31,9)
39 (32,8)
2 tuổi
Thiếu kẽm
70
45 (64,3)
51
33 (64,7)
121
78 (64,5)
0,962
Không thiếu kẽm
25 (35,7)
18 (35,3)
43 (35,5)
3 tuổi
Thiếu kẽm
49
33 (67,3)
51
31 (60,8)
100
64 (64,0)
0,494
Không thiếu kẽm
16 (32,7)
20 (39,2)
36 (36,0)
Ở bảng 3.9 tỷ lệ thiếu kẽm chung ở các nhóm tuổi tương đương nhau (1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi theo thứ tự là: 67,2%; 64,5%; 64,0%. Nhìn chung theo giới, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ trai và gái ở các lứa tuổi là tương đương nhau, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu kẽm giữa hai giới ở các lứa tuổi chưa thấy có YNTK (p>0,05).
3.2. Kết quả của sử dụng sắt - kẽm phối hợp, sử dụng kẽm riêng rẽ lên tình trạng thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm ở trẻ 1-3 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp.
3.2.1. Đặc điểm nhân trắc, phân bố đối tượng vào nhóm nghiên cứu
Bảng 3. 10. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp
Đặc điểm
Nhóm nghiên cứu
Nhóm chứng (n=114)
Nhóm bổ sung kẽm
(n=114)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm
(n=112)
Tuổi (tháng)
29,81 ± 9,66
30,01 ± 10,40
29,22 ± 10,04
Cân nặng sơ sinh (g)
2876,32 ± 559,59
2979,82 ± 431,95
2873,21 ± 508,13
Cân nặng (kg)
10,05 ± 1,46
10,11 ± 1,54
10,10 ± 1,51
Chiều cao (cm)
81,68 ± 6,04
81,77 ± 6,22
81,46 ± 6,17
WHZ
-0,95 ± 0,87
-0,90 ± 0,81
-0,79 ± 0,77
HAZ
-2,64 ± 0,62
-2,62 ± 0,49
-2,57 ± 0,44
WAZ
-2,11 ± 0,69
-2,07 ± 0,62
-1,97 ± 0,59
Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp được trình bày trong Bảng 3.10. Tuổi trung bình của nhóm chứng là 29,81 ± 9,66 tháng, nhóm bổ sung kẽm là 30,01 ± 10,40 và nhóm bổ sung sắt - kẽm là 29,22 ± 10,04. Cân nặng trung bình của nhóm chứng là 10,05 ± 1,46 kg, nhóm bổ sung kẽm là 10,11 ± 1,54 kg, và nhóm bổ sung sắt-kẽm là 10,10 ± 1,51 kg. Chiều cao trung bình của nhóm chứng là 81,68 ± 6,04 cm, nhóm bổ sung kẽm là 81,77 ± 6,22 cm, và nhóm bổ sung sắt-kẽm là 81,46 ± 6,17 cm. Không có sự khác biệt YNTK về tuổi, cân nặng, chiều dài/chiều cao, WAZ, HAZ và WHZ giữa 3 nhóm nghiên cứu (p > 0,05).
Bảng 3. 11. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉnh và nhóm nghiên cứu tại
Nhóm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Hà Nam
n (%)
Vĩnh Phúc
n (%)
Phú Thọ
n (%)
Chung
n (%)
Nhóm chứng
39 (35,2)
39 (33,9)
36 (31,6)
114 (33,5)
Nhóm bổ sung kẽm
37 (33,3)
39 (33,9)
38 (33,3)
114 (33,5)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm
35 (31,5)
37 (32,2)
40 (35,1)
112(33,0)
Tổng
111 (100)
115 (100)
114 (100)
340 (100)
Bảng 3.11 cho thấy, các đối tượng được phân thành 3 nhóm: nhóm chứng không bổ sung vi chất, nhóm bổ sung kẽm và nhóm bổ sung sắt-kẽm. Nghiên cứu được triển khai ở 12 xã tại 3 tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tại Hà Nam, phân bố đối tượng ở nhóm chứng, nhóm bổ sung kẽm và nhóm bổ sung sắt-kẽm tương ứng là 35,2%: 33,3% và 31,5%. Tính chung 3 tỉnh, phân bố đối tượng nghiên cứu nhóm chứng, nhóm bổ sung kẽm và nhóm bổ sung sắt - kẽm tương ứng là 33,5%, 33,5% và 33,0%.
3.2.2. Kết quả đối với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi sau 6 tháng can thiệp
Bảng 3. 12. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score chiều cao/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp
Chỉ số HAZ
Nhóm nghiên cứu
Nhóm chứng
(n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
-2,66 ± 0,65
-2,58 ± 0,49
-2,58 ± 0,45
0,814
Sau can thiệp
-2,61 ± 0,63
-2,54 ± 0,53
-2,56 ± 0,51
0,476
Thay đổi
0,05 ± 0,37
0,04 ± 0,34
0,02 ± 0,32
p2
0,177
0,255
0,466
p1: so sánh 2 nhóm can thiệp và nhóm đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định ANOVA Test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định t-Test ghép cặp.
Ở nhóm chứng chỉ số HAZ trung bình trước can thiệp là: -2,66 ± 0,65, sau can thiệp là: -2,61 ± 0,63 thay đổi so với trước can thiệp là 0,05 ± 0,37. Ở nhóm bổ sung kẽm, chỉ số HAZ trung bình trước can thiệp là: -2,58 ± 0,49, sau can thiệp là: - 2,54 ± 0,53 thay đổi so với trước can thiệp là 0,04 ± 0,34; Nhóm bổ sung sắt - kẽm chỉ số HAZ trung bình trước can thiệp là: -2.58 ± 0,45, sau can thiệp là: -2,56 ± 0,51 thay đổi so với trước can thiệp là: 0,02 ± 0,32. Mặc dù có sự thay đổi sau can thiệp giảm so với trước can thiệp của các nhóm nhưng chưa thấy có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3. 13. Kết quả can thiệp thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi
n (%)
Thời điểm
Nhóm chứng (n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt - kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
99
94
99
100%
100%
100%
Sau can thiệp
91
79
89
0,202
91,9%
84,0%
89,9%
p2
0,008
0,001
0,002
p1: so sánh nhóm can thiệp và đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Chi-Square test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định McNemar test.
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Tỷ lệ SDD thể thấp còi có xu hướng giảm ở thời điểm sau can thiệp ở cả 3 nhóm, tuy nhiên sự khác biệt chưa thấy có TNTK giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng (p= 0,202).
Có sự thay đổi về tỷ lệ SDD thể thấp còi trước và sau can thiệp ở nhóm chứng 8,1% trong khi đó nhóm bổ sung kẽm là 16% và nhóm bổ sung sắt - kẽm là 11,1%. Sự thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trước can thiệp so với sau can thiệp cả 3 nhóm có YNTK (p<0,05).
Bảng 3. 14. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng SDD thấp còi sau can thiệp
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung kẽm
p
Suy dinh dưỡng
91
91,9%
79
84,0%
0,091
Không suy dinh dưỡng
8
8,1%
15
16,0%
ARR
7,9
NNT
12,66
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung sắt - kẽm
p
Suy dinh dưỡng
91
91,9%
89
89,9%
0,621
Không suy dinh dưỡng
8
8,1%
10
10,1%
ARR
2
NNT
50
ARR: Mức giảm nguy cơ tuyệt đối sau 6 tháng can thiệp.
NNT: số người cần can thiệp để giảm 1 ca bệnh sau 6 tháng.
p: so sánh sự thay đổi tỷ lệ giữa các nhóm, sử dụng kiểm định Chi-square test.
Kết quả nghiên cứu ở bảng trên, ở thời điểm sau can thiệp có 99 trẻ thuộc nhóm chứng và 94 trẻ thuộc nhóm bổ sung kẽm. Sau 6 tháng can thiệp, ở nhóm bổ sung kẽm có 16,0% đối tượng không suy dinh dưỡng thấp còi, cao hơn so với nhóm chứng 8,1%. Chỉ số hiệu quả giảm nguy cơ tuyệt đối với suy dinh dưỡng thấp còi giữa nhóm bổ sung kẽm và nhóm chứng là 7,9%. Cứ 13 trẻ sử dụng bánh bổ sung kẽm sau 6 tháng thì có một trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng thấp còi (NNT= 12,66).
Sau 6 tháng can thiệp nhóm bổ sung sắt, kẽm có 10,1% đối tượng không suy dinh dưỡng thấp còi, cao hơn so với nhóm chứng là 8,1%. Hiệu quả giảm nguy cơ tuyệt đối với SDD thấp còi giữa nhóm bổ sụng sắt - kẽm là 2%. Cứ 50 trẻ sử dụng bánh bổ sung sắt - kẽm sau 6 tháng thì có một trẻ không suy dinh dưỡng thấp còi (NNT= 50).
Chưa thấy sự khác biệt YNTK về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nhóm can thiệp và nhóm đối chứng (p > 0,05).
3.2.3. Kết quả can thiệp đối với tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Bảng 3. 15. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/tuổi của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp
Chỉ số WAZ
Nhóm nghiên cứu
Nhóm chứng
(n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
-2,13 ± 0,69
-2,04 ± 0,62
- 2,01± 0,58
0,343
Sau can thiệp
-1,81 ± 0,68
-1,62 ± 0,67
- 1,65 ± 0,57
0,103
Thay đổi
0,32 ± 0,33
0,42 ± 0,37
0,36 ± 0,30
p2
0,001
0,001
0,001
p1: so sánh 2 nhóm can thiệp và nhóm đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định ANOVA Test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng paired t-test.
Bảng 3.15 trình bày giá trị WAZ trung bình của các nhóm ghiên cứu. Ở nhóm chứng, giá trị WAZ trung bình trước can thiệp là -2,13 ± 0,69, sau can thiệp là -1,81 ± 0,68, thay đổi WAZ sau can thiệp so với trước can thiệp là 0,32 ± 0,33. Ở nhóm tăng cường kẽm, giá trị WAZ trung bình trước can thiệp là -2,04 ± 0,62, sau can thiệp là -1,62 ± 0,67, thay đổi WAZ sau can thiệp so với trước can thiệp là 0,42 ± 0,37. Ở nhóm tăng cường sắt-kẽm, giá trị WAZ trung bình trước can thiệp là – 2,01± 0,58, sau can thiệp là - 1,65 ± 0,57, thay đổi WAZ sau can thiệp so với trước can thiệp là 0,36 ± 0,30. Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa WAZ trước và sau can thiệp ở các nhóm (p<0,05).
Bảng 3. 16. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Thời điểm
Nhóm chứng (n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
55
48
46
0,606
55,6%
51,1%
46,5%
Sau can thiệp
36
28
30
0,549
36,4%
29,8%
30,3%
p2
0,001
0,001
0,001
p1:so sánh nhóm can thiệp và đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Chi-square test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định McNemar test.
Bảng 3.16 cho thấy có sự thay đổi về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trước và sau can thiệp ở cả 3 nhóm. Ở nhóm chứng, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trước can thiệp là 55,6%, sau can thiệp là 36,4% (p = 0,001). Ở nhóm kẽm, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trước can thiệp là 51,1%, sau can thiệp là 29,8% (p = 0,001). Ở nhóm sắt - kẽm, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trước can thiệp là 46,5%, sau can thiệp là 30,3% (p = 0,001). Chưa thấy có sự khác biệt YNTK về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giữa 3 nhóm ở các giai đoạn can thiệp.
Bảng 3. 17. Chỉ số hiệu quả can thiệp đối với tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sau can thiệp
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung kẽm
p
Suy dinh dưỡng
36
36,40%
28
29,80%
0,332
Không suy dinh dưỡng
63
63,60%
66
70,20%
ARR
6,6
NNT
15,15
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung sắt -kẽm
p
Suy dinh dưỡng
36
36,40%
30
30,30%
0,366
Không suy dinh dưỡng
63
63,60%
69
69,70%
ARR
6,1
NNT
16,39
ARR: Mức giảm nguy cơ tuyệt đối sau 6 tháng can thiệp.
NNT: số người cần can thiệp để giảm 1 ca bệnh sau 6 tháng.
p: so sánh nhóm sự thay đổi tỷ lệ giữa các nhóm, sử dụng kiểm định Chi-square test.
Sau can thiệp nhóm bổ sung kẽm có 70,2% đối tượng không suy dinh dưỡng nhẹ cân cao hơn so với nhóm chứng 63,60%. Chỉ số hiệu quả giảm nguy cơ tuyệt đối với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giữa nhóm chứng và nhóm bổ sung kẽm là 6,6 %. Cứ 15 trẻ sử dụng sản phẩm bánh tăng cường kẽm sau 6 tháng thì có một trẻ không bị SDD nhẹ cân (NNT= 15,15).
Sau can thiệp, 69,70% đối tượng ở nhóm bổ sung sắt - kẽm không suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nhóm chứng (63,60%). Chỉ số hiệu quả giảm nguy cơ tuyệt đối với SDD thể nhẹ cân giữa nhóm chứng và nhóm bổ sung sắt - kẽm là 6,1%. Cứ 16 trẻ em sử dụng bánh tăng cường sắt - kẽm trong 6 tháng thì có một trẻ không suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (NNT=16,39).
3.2.4. Kết quả thay đổi tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm sau 6 tháng can thiệp
Bảng 3. 18. Kết quả thay đổi chỉ số Z-score cân nặng/ chiều cao của đối tượng nghiên cứu sau 6 tháng can thiệp
Chỉ số WHZ
Nhóm nghiên cứu
Nhóm chứng (n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
-0,97 ± 0,87
-0,90 ± 0,81
-0,85 ± 0,76
0,553
Sau can thiệp
-0,47 ± 0,91
-0,29 ± 0,85
-0,29 ± 0,74
0,201
Thay đổi
0,50 ± 0,55
0,61 ± 0,54
0,56 ± 0,48
p2
0,001
0,001
0,001
p1: so sánh 2 nhóm can thiệp và nhóm đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng ANOVA Test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định paired t-test.
Bảng 3.18 cho thấy chỉ số WHZ trung bình ở các nhóm trước và sau can thiệp. Thay đổi giá trị WHZ so với trước can thiệp ở nhóm chứng là 0,50 ± 0,55; ở nhóm bổ sung kẽm là 0,61 ± 0,54; ở nhóm bổ sung sắt - kẽm là 0,56 ± 0,48. Sự thay đổi WHZ trung bình trước và sau can thiệp của các nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
Bảng 3. 19. Thay đổi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm sau can thiệp
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm
Thời điểm
Nhóm chứng (n=99)
Nhóm bổ sung kẽm (n=94)
Nhóm bổ sung sắt-kẽm (n=99)
p1
Trước can thiệp
n
10
8
7
0,886
(%)
10,1
8,5
7,1
Sau can thiệp
n
5
1
2
0,259
(%)
5,1
1,1
2,0
p2
0,180
0,039
0,062
p1:so sánh nhóm can thiệp và đối chứng cùng ở cùng thời điểm, sử dụng kiểm định Chi-square test.
p2: so sánh cùng nhóm ở hai thời điểm trước và sau can thiệp, sử dụng kiểm định McNemar test.
Bảng 3.19 cho thấy, có sự thay đổi về tỷ lệ SDD thể gày còm trước và sau can thiệp ở cả 3 nhóm. Ở nhóm chứng, tỷ lệ SDD thể gày còm trước can thiệp là 10,1%, sau can thiệp là 5,1% (p = 0,18). Ở nhóm kẽm, tỷ lệ SDD thể gày còm trước can thiệp là 8,5%, sau can thiệp là 1,1% (p = 0,039). Ở nhóm sắt - kẽm, tỷ lệ SDD thể gày còm trước can thiệp là 7,1%, sau can thiệp là 2% (p = 0,062). Tuy nhiên, không có sự khác biệt YNTK về tỷ lệ SDD thể gầy còm giữa 3 nhóm ở trước can thiệp (p = 0,886) và sau can thiệp (p = 0,259).
Bảng 3. 20. Chỉ số hiệu quả đối với tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm sau can thiệp
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung kẽm
p
Suy dinh dưỡng
5
5,1%
1
1,1%
0,111
Không suy dinh dưỡng
94
94,9%
93
98,9%
ARR
4
NNT
25,15
Chỉ số
Nhóm chứng
Nhóm bổ sung sắt kẽm
p
Suy dinh dưỡng
5
5,1%
2
2,0%
0,248
Không suy dinh dưỡng
94
94,9%
97
98,0%
ARR
3,1
NNT
32,26
ARR: Mức giảm nguy cơ tuyệt đối sau 6 tháng can thiệp.
NNT: Số người cần can thiệp để giảm 1 ca bệnh sau 6 tháng.
p: So sánh nhóm sự thay đổi tỷ lệ giữa các nhóm, sử dụng kiểm định Chi square test.
Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp bổ sung kẽm so với nhóm chứng: tỷ lệ không suy dinh dưỡng thể gầy còm sau can thiệp cho thấy nhóm chứng (94,9%) thấp hơn so với nhóm can thiệp bổ sung kẽm (