Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài.1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .2

3. Phạm vi nghiên cứu .2

4. Các luận điểm bảo vệ .3

5. Những điểm mới của đề tài .3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.3

7. Cơ sở tài liệu của luận án .4

8. Cấu trúc luận án.4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ

NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN .6

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo hƣớng của đề tài luận án .6

1.1.1. Hƣớng nghiên cứu cảnh quan trên thế giới .6

1.1.2. Hƣớng nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam.10

1.1.3. Các nghiên cứu theo hƣớng của đề tài trên lãnh thổ tỉnh Điện Biên.14

1.1.4. Khái quát về nghiên cứu các mô hình nông lâm kết hợp .15

1.2. Lí luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục

đích phát triển bền vững các ngành sản xuất.18

1.2.1. Một số khái niệm .18

1.2.2. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động sản xuất

với cấu trúc cảnh quan.20

1.2.3. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan.21

1.3. Cơ sở lí luận nghiên cứu cảnh quan .22

1.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan.22

1.3.2. Cấu trúc, chức năng và động lực CQ.26

1.3.3. Lí luận về nghiên cứu cảnh quan miền núi.28

1.4. Cơ sở lí luận đánh giá cảnh quan.30

1.4.1. Đối tƣợng, nhiệm vụ đánh giá .30

1.4.2. Nội dung và quy trình đánh giá cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu .31

1.5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu.33iv

1.5.1. Quan điểm nghiên cứu.33

1.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .34

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.37

Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ ĐẶC

ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH ĐIỆN BIÊN.39

2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh

Điện Biên.39

2.1.1. Địa chất.39

2.1.2. Địa hình, địa mạo .42

2.1.3. Khí hậu, sinh khí hậu.46

2.1.4. Thủy văn.51

2.1.5. Thổ nhƣỡng .53

2.1.6. Thảm thực vật.55

2.1.7. Nhân tố con ngƣời trong quá trình thành tạo CQ Điện Biên.58

2.2. Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và thực trạng môi trƣờng tỉnh ĐiệnBiên.59

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Điện Biên.59

2.2.2. Ngành nông, lâm nghiệp và du lịch .60

2.2.3. Hiện trạng môi trƣờng và một số tai biến thiên nhiên tỉnh Điện Biên .62

2.3. Phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên .65

2.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan.65

2.3.2. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Điện Biên.67

2.3.3. Sự phân hóa cảnh quan.80

2.3.4. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên.82

2.4. Phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên .83

2.4.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng .83

2.4.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan.84

2.4.3. Tính đặc thù trong phân hóa CQ ở các tiểu vùng.88

2.4.4. Phân tích định lƣợng cấu trúc CQ trong các tiểu vùng.89

2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Điện Biên.91

2.5.1. Đặc điểm cấu trúc đứng.91

2.5.2. Đặc điểm cấu trúc ngang .93v

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN .97

3.1. Lựa chọn đơn vị đánh giá, nguyên tắc và trọng số đánh giá .97

3.2. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển nông nghiệp .98

3.2.1. Phát triển cây hàng năm .98

3.2.2. Phát triển cây lâu năm .100

3.2.3. Phát triển giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” ở huyện Điện Biên .106

3.3. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp .109

3.3.1. Phát triển rừng đầu nguồn .109

3.3.2. Phát triển rừng sản xuất.111

3.4. Đánh giá mức độ xói mòn đất trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Điện Biên .113

3.4.1. Đánh giá xói mòn đất tiềm năng ở các đơn vị CQ .114

3.4.2. Đánh giá mức độ xói mòn đất thực tế trong cấu trúc CQ tỉnh Điện Biên.115

3.5. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch tỉnh Điện Biên.117

3.5.1. Đánh giá tài nguyên du lịch trong các tiểu vùng cảnh quan.117

3.5.2. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch .120

3.6. Định hƣớng tổ chức không gian phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch

theo hƣớng bền vững cho tỉnh Điện Biên.126

3.6.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất .126

3.6.2. Đề xuất định hƣớng không gian sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trƣờng trong phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên .135

3.7. Đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp cho phụ lớp cảnh quan núi thấp và đồi

cao tỉnh Điện Biên .142

3.7.1. Hiện trạng phát triển các mô hình nông lâm kết hợp tỉnh Điện Biên.142

3.7.2. Lựa chọn và đề xuất một số mô hình NLKH cho phụ lớp CQ núi thấp và đồi cao

tỉnh Điện Biên.144

KẾT LUẬN .151

pdf236 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- lâm nghiệp có vai trò quan trọng hơn cả. Chức năng phát triển sản xuất lâm nghiệp: Là nhóm CQ số 11, 15, 19, 22, 25, 31, 38, 42, 49 hình thành trên dạng địa hình núi trung bình và núi thấp, độ dốc lớn, với thảm thực vật là đất trống, trảng cỏ. Xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp: Ở các vùng đồi núi thấp tại các số hiệu nhƣ 75, 76, 77, 78, 79, 85, 89, 96, 100 có thể xây dựng các mô hình sinh thái trên đất dốc, góp phần bảo vệ môi trƣờng, giữ đất, giữ nƣớc trong quá trình canh tác. Hệ sinh thái nông nghiệp có thể phát triển ở chân đồi nơi có điều kiện về nƣớc tƣới và thổ nhƣỡng tốt hơn. CQ thuộc phụ lớp này sẽ duy trì tính bền vững khi đỉnh và sƣờn đồi đƣợc trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày và canh tác theo đƣờng đồng mức. Chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư: Thực hiện nhiệm vụ này là các vùng đồi thoải, thung lũng địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thổ nhƣỡng ở đây bao gồm đất thung lũng dốc tụ, đất phù sa ( 47, 104, 105). Phần lớn diện tích các khoanh vi 96, 97, 98, 100, 101, 102, 103 có ƣu thế độ dốc nhỏ, nhóm loại CQ này có thể trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và thực hiện chức năng định cƣ. 79 Chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ: Loại CQ mang tính đặc thù cho phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, gần nguồn nguyên liệu nông nghiệp, tập trung tài nguyên khoáng sản, có đập thủy điện. Nhóm CQ 63, 64, 85, 89, 100, 110 có độ dốc nhỏ, mặt bằng rộng rãi, gần đƣờng giao thông, gần nơi tiêu thụ là sự lựa chọn lí tƣởng của các nhóm ngành kinh tế nói chung trong đó có công nghiệp. Nhóm CQ 94, 98, 100, 101, 102, 103, 109, 110, 111, 112 chứa đựng các tài nguyên du lịch nhƣ phong cảnh đẹp, suối nƣớc nóng, di tích lịch sử, loại CQ này có nhiều chức năng trong đó nổi bật là chức năng phát triển du lịch. Bảng 2.8: Chức năng của phụ lớp cảnh quan tỉnh Điện Biên Phụ lớp cảnh quan Chức năng tự nhiên Chức năng KT- XH Phụ lớp núi trung bình - Địa hình cao, chia cắt mạnh, các quá trình sƣờn đóng vai trò ƣu thế, vật liệu chủ yếu là vật liệu thô. - Phân bố lại vật chất và năng lƣợng theo đai cao và theo hƣớng sƣờn rõ rệt - Chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng. - Điều tiết nguồn nƣớc - Bảo tồn rừng và đa dạng sinh học. Phát triển lâm nghiệp. Phụ lớp núi thấp - Tiếp nhận, vận chuyển vật chất và năng lƣợng. Một số nơi xảy ra quá trình tích tụ. - Duy trì đa dạng sinh học - Bảo tồn rừng, phòng hộ, trồng rừng, điều tiết, dòng chảy mặt, nguy cơ trƣợt lở do các biện pháp canh tác quá mức. Phụ lớp đồi cao - Các thành phần tự nhiên mang tính chất chuyển tiếp. - Thống trị các dạng địa hình của dòng chảy không thƣờng xuyên - Khai thác và bảo vệ tài nguyên - Trồng rừng sản xuất, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp Phụ lớp thung lũng, trũng giữa núi - Tích tụ vật chất hoặc xói mòn, rửa trôi nơi có độ dốc lớn. Mang sắc thái các hoàn lƣu địa phƣơng, gió núi, gió thung lũng, gió tây khô nóng. - Quần cƣ, sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhận xét chung: Các CQ thuộc phụ lớp núi trung bình có vai phòng hộ đầu nguồn, nhóm CQ này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa các thành phần đất nƣớc, không khí. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên ở Điện Biên không đồng đều giữa các TVCQ. Một số nhóm CQ chƣa sử dụng hợp lí, hiện tƣợng du canh, du cƣ vẫn diễn ra nhiều nơi, dẫn đến suy thoái và lãng phí tài nguyên. Nhóm loại CQ 38, 49, 80 96 thuộc Chà Cang, Chà Nƣa, Si Pa Phìn là địa bàn của bà con dân tộc H’Mông sinh sống ở vùng cao với phƣơng thức canh tác truyền thống phát quang đồi núi, gieo trồng cây hàng năm kết hợp với điều kiện địa hình khuất hƣớng gió, lƣợng mƣa nhỏ, nên đất trống bao phủ diện rộng, tồn tại trong nhiều thập kỉ gần đây. Nhóm CQ 58, 68 là địa hình núi đá hiểm trở không thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện trạng sử dụng trên một số CQ (12, 17, 20, 23, 40, 46, 52, 57) chƣa phù hợp với chức năng tự nhiên của nó nên cần phải có những biện pháp điều chỉnh tốt hơn. Bức tranh khai thác sử dụng tài nguyên ở Điện Biên còn thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào sự phát triển của các ngành kinh tế và những chiến lƣợc sử dụng hợp lí (SDHL) lãnh thổ của tỉnh. 2.3.3. Sự phân hóa cảnh quan CQ Điện Biên phân hóa đa dạng dƣới sự tác động của nhiều quy luật địa lí chung nhƣ quy luật địa đới, quy luật phi địa đới, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật tuần hoàn vật chất và năng lƣợng. Các quy luật này đan xen, chi phối sự hình thành các hệ thống tự nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu, trong đó đối với Điện Biên, quy luật kiến tạo địa mạo, quy luật đai cao thể hiện rõ nét. Mức độ tƣơng tác của các quy luật phụ thuộc vào từng thành phần, từng đơn vị khác nhau trong hệ thống CQ. Quy luật địa đới biểu hiện lãnh thổ Điện Biên nằm trong hệ CQ nhiệt đới gió mùa, đan xen trong đó yếu tố phi địa đới thể hiện CQ nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Quy luật đai cao thể hiện trong sự phân hóa vật chất và năng lƣợng theo độ cao, theo hƣớng sƣờn. Mỗi cấp loại CQ đều có cấu trúc chức năng, cấu trúc động lực tƣơng đối đồng nhất, song bản thân mỗi đơn vị đó lại có tính đặc thù riêng. 2.3.3.1. Sự phân hóa theo đai cao Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, CQ Điện Biên phân hóa theo đai cao, tạo nên vành đai nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới gió mùa. Trong đó có sự phân chia thành những á đai. Phụ thuộc vào đặc điểm CQ lãnh thổ nghiên cứu, tính chất địa phƣơng, các thành phần tự nhiên phân hóa thành các á đai nhƣ sau: - Nhóm loại CQ thuộc đai dƣới 300 m: Khí hậu của nhóm này mang tính chất vùng thung lũng thấp, đan xen các hoàn lƣu địa phƣơng. Vành đai này chiếm diện tích nhỏ hẹp phân bố chủ yếu ở trung tâm cánh đồng Mƣờng Thanh, thung lũng sông Đà, Mƣờng Lay, quá trình tích tụ tạo nên tầng đất dày với các loại đất chính nhƣ đất phù sa 81 không đƣợc bồi, phù sa đƣợc bồi hàng năm, TTV nhân tác với nhiều loài khác nhau nhƣ lúa, hoa màu, cây hàng năm, cây ăn quả, cây lâu năm, rừng trồng. - Nhóm loại CQ phân bố từ 300 - 700 m: CQ đặc trƣng là những dãy đồi thoải, độ dốc nhỏ. Nhiệt độ thay đổi từ 20 - 22oC, rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm, lƣợng mƣa từ 1500 - 2000 mm, mùa khô phân biệt rõ và kéo dài từ 3 - 4 tháng, đất feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Ngoài quần hệ nông nghiệp, vành đai này cũng là nơi thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá mạnh mẽ, diện tích đất trống trảng cỏ nhiều hơn đất rừng. Một số nơi rừng thứ sinh xuất hiện thành từng vạt xen kẽ các khoảng nƣơng rẫy. Thông thƣờng rừng có cấu trúc từ 3 - 5 tầng, phần lớn là các loài cây nhiệt đới. Nhóm loại CQ của vành đai này là 78, 79, 80, 81, 82, 88, 89, 100, 101, 102, 103, 104 phân bố tập trung ở huyện Mƣờng Nhé và vùng gò đồi bao quanh các thung lũng sông Nậm Pồ, Nậm Cô, Nậm Mức, Sông Đà, Sông Mã của Điện Biên. - Nhóm loại CQ phân bố từ 700 - 1200 m: Khí hậu mang tính chất chuyến tiếp, số tháng có nhiệt độ trên 20oC vẫn chiếm ƣu thế, CQ ở đây có sự chuyển biến rõ nét, hệ thực vật á nhiệt đới đan xen một số loài nhiệt đới. Thổ nhƣỡng chính của vành đai này là đất feralit đỏ vàng trên đá cát kết, đá phiến sét, có sự xuất hiện của đất mùn vàng đỏ trên núi ở độ cao trên 1000 m. Nhóm CQ thuộc vành đai này chiếm diện tích rộng lớn phân bố đều khắp trong tỉnh, một số loại CQ tiêu biểu nhƣ: 21, 22, 24, 25, 26, 48, 49, 50. - Trên 1200 m: CQ đã hoàn toàn thay đổi, nhiệt độ trung bình năm luôn dƣới 18 oC. Các loài Dẻ, Re chiếm ƣu thế trên nền thổ nhƣỡng là đất mùn vàng đỏ á nhiệt đới. Từ 1600 m trở lên, nhiệt độ mang tính chất chuyển tiếp lên vành đai ôn đới, xuất hiện cảnh quan rừng rêu, khí hậu ẩm ƣớt quanh năm. 2.3.3.2. Tính trội trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Điện Biên Tính “trội” trong phân hóa CQ tỉnh Điện Biên thể hiện sự phân hóa đặc thù, mang tính chất địa phƣơng, đó cũng là cơ sở để phân vùng CQ. Điện Biên là nơi giao thoa của hai hƣớng cấu trúc địa chất, hƣớng tây bắc - đông nam và hƣớng á kinh tuyến. Dọc theo đƣờng tiếp xúc là các đứt gãy thƣờng xuyên xảy ra các tai biến địa chất, vì vậy Điện Biên là một trong những tỉnh có nhiều động đất. Đặc điểm này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến các thành phần khác trong cấu trúc CQ lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác, ở Điện Biên, tác dụng của dãy Hoàng Liên Sơn khá rõ rệt, không khí cực đới di chuyển dọc theo thung lũng sông Đà bị biến tính, từ đó hình thành nên một chế 82 độ khô hanh khắc nghiệt. Cấu trúc địa hình đã che khuất hai luồng gió mùa chính, luồng gió nào khi thổi đến Điện Biên cũng đều có hiệu ứng phơn, vì vậy duy trì độ ẩm thấp hơn so với các tỉnh cùng vĩ độ. Trong các thung lũng khuất gió, mùa khô kéo dài và lƣợng mƣa năm giảm đồng thời xuất hiện hoàn lƣu địa phƣơng gió núi, gió thung lũng. Điện Biên thích hợp với nhóm cây trồng ƣa khô và phân mùa rõ rệt. Tính trội trong cấu trúc CQ còn thể hiện rõ nét trong đặc điểm thủy văn. Điện Biên có mạng lƣới sông ngòi khá dày, thủy chế thay đổi theo mùa, theo khu vực. Các dòng sông có độ dốc lớn, quá trình xâm thực sâu mạnh, tạo nên nhiều thác ghềnh và những dạng địa hình độc đáo của dòng chảy thƣờng xuyên ở Điện Biên. Việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trƣng, quy luật phân hóa của một lãnh thổ tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng, nhằm xây dựng những giải pháp sử dụng lãnh thổ một cách hợp lí, bảo vệ đƣợc nguồn TNTN và môi trƣờng sống. 2.3.4. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên Phân loại mức độ biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên thông qua tác động của con ngƣời là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng những định hƣớng sử dụng tài nguyên phù hợp đối với từng nhóm loại CQ. Áp dụng chỉ tiêu phân chia của Ixatsenko (1991), CQ Điện Biên phân hóa thành các mức nhƣ sau: CQ nguyên thủy, CQ ít bị thay đổi, CQ bị thay đổi mạnh, CQ nhân tác (bảng 2.8). Bảng 2.9: Mức độ biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên Trạng thái Đặc điểm tác động của con ngƣời Đặc điểm Loại CQ Diện tích CQ nguyên thủy Nhóm CQ này hầu nhƣ không bị tác động, trừ các hoạt động nghiên cứu, tham quan. Phân bố ở những nơi địa hình núi cao hiểm trở hoặc các khu BTTN nhƣ Mƣờng Nhé, Mƣờng Phăng. Duy trì ĐDSH cao, cấu trúc, chức năng bền vững. Thuộc nhóm loại CQ rừng nguyên sinh 2, 9, 13, 36. 7808 ha CQ ít bị thay đổi Con ngƣời chỉ tác động ở quy mô và mức độ nhỏ, làm tăng hoặc giảm lƣợng sinh khối không đáng kể. Phần lớn mọi hoạt động nhân tác đều tuân theo quy Thể hiện mối quan hệ đa dạng, phong phú giữa các thành phần trong cấu trúc CQ, có chức năng chính là phòng hộ, phát triển du lịch sinh thái. Chịu sự chi phối của các Là nhóm CQ rừng thứ sinh, CQ núi đá, mặt nƣớc: 3, 7, 10, 14, 18, 21, 24, 30, 33, 37, 41, 43, 48, 54, 58, 61, 63, 69, 78, 84, 324807 ha 83 Trạng thái Đặc điểm tác động của con ngƣời Đặc điểm Loại CQ Diện tích định cụ thể. CQ đƣợc bảo vệ, tuy nhiên vẫn xảy ra các tai biến bất thƣờng. quy luật tự nhiên. 88, 93, 95, 99,109, 113 CQ bị thay đổi mạnh Các CQ đã trải qua quá trình biến đổi lâu dài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là những tác động không hợp lí nhƣ chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác. Từ đó phá hủy mối liên kết giữa các thành phần. Ở Điện Biên nhóm CQ loại này chiếm diện tích và số lƣợng lớn nhất. CQ bị suy thoái, thay đổi chức năng và cấu trúc theo chiều hƣớng bất lợi cho con ngƣời. 1, 4, 8, 11, 15, 19, 22, 25, 31, 34, 38, 42, 44, 49, 55, 56, 59, 64, 67, 70, 75, 76, 79, 85, 89, 96, 100, 106, 110 545613 ha CQ nhân tác Bao gồm nhiều tác động theo tính chất lí, hóa khác nhau. Các CQ hình thành do hoạt động của con ngƣời. Thể hiện rõ nét là các phƣơng thức canh tác trên đất dốc nhƣ trồng rừng, xây dựng ruộng bậc thang, trồng hoa màu, cây lâu năm... Nhóm này có tổng diện tích không lớn nhƣng gồm nhiều loại CQ khác nhau. Thể hiện mức độ tác động đa dạng theo các mục đích KT- XH. Chủ yếu phân bố nơi địa hình đối núi thấp, thung lũng. Tính bền vững không cao nhƣ CQ tự nhiên. 5, 6, 12, 16, 17, 20, 23, 26, 27, 28, 29, 32, 35, 39, 40, 41, 42, 45, 46, 47, 50, 51, 52, 53, 57, 60, 62, 66, 68, 72, 73, 74, 77, 80, 81, 82, 86, 87, 90, 91, 92, 94, 97, 98, 101, 102, 104, 105, 107, 108, 111, 112. 78062 ha Sự biến đổi CQ diễn ra mạnh mẽ ở khu vực đồi và thung lũng. Trừ CQ trồng lúa, các CQ có lớp phủ cây trồng hàng năm, lâu năm, trảng cỏ và cậy bụi ở Điện Biên đều có sự chuyển đổi cơ cấu khác nhau theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào các chính sách KT - XH của con ngƣời. 2.4. Phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên 2.4.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng Vùng CQ là đơn vị mang tính toàn vẹn về mặt lãnh thổ, có sự thống nhất trong nội tại giữa các thành phần cấu tạo và có mối quan hệ tƣơng tác với hệ thống bên ngoài hay những hệ thống lớn hơn. Nguyên tắc cơ bản trong phân vùng CQ: Có nhiều 84 nguyên tắc khác nhau, mỗi nguyên tắc có những ƣu và nhƣợc điểm riêng. Trong các nguyên tắc: Đảm bảo tính đồng nhất tƣơng đối, cùng chung lãnh thổ hay nguồn gốc phát sinh, thì nguyên tắc thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc coi là nguyên tắc quan trọng nhất. Nguyên tắc này thể hiện trong việc phân chia những địa tổng thể khác biệt có ranh giới khép kín và không lặp lại trong không gian. Qua đó, cũng thể hiện việc phân vùng CQ có mối quan hệ chặt chẽ với phân loại CQ. Do đó, khi phân vùng phải đảm bảo thể hiện rõ sự phân hóa, tính liên đới thông qua những quy luật chung. Bảng 2.10: Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên STT Đơn vị Chỉ tiêu 1 Vùng CQ Nhóm các đặc trƣng theo hình thái phát sinh của các đơn vị CQ liền kề với nhau trong khuôn khổ các miền CQ đƣợc phân chia 2 Tiểu vùng CQ Có cùng nguồn gốc phát sinh và đồng nhất tƣơng đối về tập hợp các đơn vị cấp thấp (loại CQ) phân bố có quy luật và đặc trƣng cho một sự liên kết các biện pháp sử dụng TNTN Các chỉ tiêu cấp tiểu vùng bao gồm: Đồng nhất tƣơng đối về trị số của các hợp phần tự nhiên và nhân sinh, có cùng nguồn gốc phát sinh và phát triển, có cấu trúc riêng bao gồm một tập hợp các loại CQ khác nhau trong tỉnh. 2.4.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan Dựa theo kết quả phân vùng CQ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997), lãnh thổ tỉnh Điện Biên nằm trong các vùng CQ nhƣ: Vùng CQ khối núi thƣợng nguồn Sông Mã, vùng CQ cao nguyên Tà Phìn, vùng CQ thung lũng sông Đà, thuộc miền CQ Tây Bắc Bắc Bộ. Đối với lãnh thổ Điện Biên đơn vị dƣới cấp vùng là cấp tiểu vùng (TV), đây là cấp đƣợc tổng hợp bởi sự nhóm gộp các CQ có sự tƣơng đồng về nguồn gốc phát sinh và gần gũi về mặt lãnh thổ. Phân chia các TVCQ là cơ sở khoa học để đánh giá các ĐKTN, định hƣớng không gian sản xuất hợp lí theo những đặc trƣng, sinh thái riêng trên từng khu vực của lãnh thổ nghiên cứu. Bảng 2.11: Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan Tên TV Loại CQ trong TV Cơ cấu phụ lớp Chức năng chính Tiểu vùng núi thấp Mƣờng Nhé (I) 9-11, 14, 15, 33, 35, 36 38, 40, 43 - 49, 52, 53, 61, 64, 75, 87, 95 – 99, 107, 111 CQ núi trung bình: có diện tích là 42050 ha (21,2% DTTV). Núi thấp: 84970 ha (42,9% DTTV) Thung lũng: 4084 ha (2,1% DTTV) Đồi: 66876 ha (33,8% DTTV) - Phòng hộ đầu nguồn; - Bảo tồn ĐDSH; - Phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tiểu vùng 10, 11,14,15, 30, CQ núi trung bình: - Phòng hộ, bảo vệ đất 85 Tên TV Loại CQ trong TV Cơ cấu phụ lớp Chức năng chính đồi, núi thấp Nậm Pồ (II) 31, 33, 37, 38,41, 43, 44, 47-49, 61, 69, 71, 88, 93, 95- 97, 99 - 101, 103 38010 ha (21,6% DTTV) Núi thấp: 73350 ha (41,6% DTTV) Thung lũng: 10530 ha (6,1% DTTV) Đồi: 54010 ha (30,7% DTTV) đai. - Trồng rừng sản xuất, phát triển các mô hình NLKH. Tiểu vùng núi trung bình Mƣờng Chà (III) 1- 6, 14, 15, 21, 24, 25, 29, 37, 38, 64, 67, 70, 72, 78, 81, 100, 104 CQ núi trung bình: 50870 ha (45,4% DTTV) Núi thấp: 34820 ha (31,1% DTTV) Thung lũng: 12301 ha (12,6% DTTV) Đồi: 13879 ha (10,9% DTTV) - Phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn ĐDSH. - Phát triển kinh tế lâm nghiệp Tiểu vùng núi đá vôi Tủa Chùa (IV) 11, 12, 14- 22, 26, 29, 33, 35, 38, 44, 47, 49, 50, 54-59, 62, 67, 68, 82, 96, 100, 101, 104 CQ núi trung bình: 41370 ha (27,3% DTTV) Núi thấp: 61490 ha (40,6% DTTV) Thung lũng: 14180 ha (9,3% DTTV) Đồi: 34160 ha (22,8% DTTV) - Phòng hộ, trồng rừng - Ƣu tiên phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả ôn đới. Tiểu vùng đồi và thung lũng Điện Biên (V) 10, 14-16, 33, 37- 39, 48-51, 53, 73 - 75, 83- 86, 89, 90, 92 - 96, 99, 105- 113 CQ núi trung bình: 31010 ha (17,5% DTTV) Núi thấp: 61810 ha (35,0% DTTV) Thung lũng: 34600 ha (19,6% DTTV) Đồi: 49090 ha (27,9% DTTV) - Phòng hộ, bảo vệ đất đai. - Phát triển các mô hình NLKH. - Quần cƣ và trồng cây hàng năm. Tiểu vùng thƣợng nguồn sông Mã, Điện Biên Đông (VI) 7, 8, 10, 11, 13- 15, 22, 24, 25, 28- 32, 34, 36, 38, 44, 52, 59-61, 75-81, 88, 89, 91, 100- 102, 105, 109 CQ núi trung bình: 48330 ha (33,8% DTTV) Núi thấp: 58940 ha (41,2% DTTV) Thung lũng: 6324 ha (4,4% DTTV) Đồi: 29236 ha (20,6% DTTV) - Phòng hộ, trồng rừng. - Sản xuất nông lâm nghiệp. - Bảo vệ nguồn nƣớc, chống thoái hóa đất. 2.4.2.1. Tiểu vùng núi thấp Mường Nhé (I) TV phân bố phía tây bắc tỉnh Điện Biên, TV có sinh cảnh đa dạng, KBTTN Mƣờng Nhé hiện nay thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học bởi những loài quý hiếm cũng nhƣ một số loài mới đƣợc phát hiện trong thời gian gần đây. Cấu trúc địa chất ở đây có dạng tuyến, hƣớng tây bắc đông nam với đặc điểm thạch học chủ yếu là cuội kết, cát kết, sạn kết tuổi Mz. Đại bộ phận TV là núi thấp có độ dốc lớn, các quá trình địa mạo chủ yếu là bóc mòn, xâm thực, rửa trôi. Khí hậu TV khá mát mẻ với 4 loại SKH, phía bắc có lƣợng mƣa lớn trên 2000 mm/năm nền nhiệt mát (18 - 20oC). Phía tây nam là miền núi trung bình thuộc loại SKH lạnh. Phần trung tâm của TV là dải đồi bóc mòn, bao quanh các 86 thung lũng vì thế nền nhiệt độ cao hơn và lƣợng mƣa giảm xuống. TV có 5 loại đất chính Hq, Hs, Fq, Fs phân hóa rõ nét theo đai cao. Đáng chú ý, nhóm loại CQ có đất phát triển trên đá phiến sét (36, 38, 48) tầng đất dày, giữ đất, giữ nƣớc tốt. Hiện trạng CQ lãnh thổ thể hiện quá trình khai thác tự nhiên mạnh mẽ ở phụ lớp đồi cao. Dọc theo các sƣờn đồi, sƣờn núi là cây hàng năm, lúa nƣơng canh tác không theo đƣờng đồng mức mà xung quanh là đất trống trảng cỏ. Rừng thứ sinh tạo thành dải liên tục dọc biên giới Việt - Lào, thích hợp cho mục đích phòng hộ, bảo tồn và phát triển du lịch. 2.4.2.2. Tiểu vùng đồi, núi thấp Nậm Pồ (II) TV phân bố chủ yếu phía nam H. Mƣờng Nhé, và phần lớn H. Nậm Pồ. TV CQ này phát triển chủ yếu trên đá cát kết, cát bột kết xen sạn kết thuộc hệ tầng Nậm Pô, riêng phía đông bắc là phức hệ Phia Bioc, phức hệ Điện Biên Phủ, phía tây nam thuộc hệ tầng Suối Bàng, hƣớng cấu trúc địa chất giống tiểu vùng Mƣờng Nhé, hƣớng tây bắc - đông nam khác biệt với tất cả các TV khác. TV có 6 loại SKH khác nhau, trong đó đáng chú ý là thung lũng Mƣờng Lay có lƣợng mƣa lớn trên 2000 mm/năm, kết hợp với điều kiện địa hình, địa điểm này thƣờng xuyên xảy ra lũ quét, trƣợt lở đất. Ngƣợc lại, phía tây nam của TV lƣợng mƣa nhỏ, nhiệt độ thấp xuất hiện dải đất trống cây bụi chiếm diện tích lớn ở khu vực này. Nhóm đất chủ yếu của vùng là đất vàng nhạt trên đá cát, thành phần cơ giới nhẹ, tính chất giữ đất, giữ nƣớc kém, nên TV có độ che phủ thấp nhất tỉnh, CQ chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi. 2.4.2.3. Tiểu vùng núi trung bình Mường Chà (III) Do tính chất địa hình chia cắt, nên rất khó tìm thấy ở Điện Biên một TVCQ chỉ thuần túy là núi cao hay hoàn toàn là đồi hoặc thung lũng. TV núi trung bình Mƣờng Chà của Điện Biên cũng nhƣ vậy, TV có đặc điểm nổi bật về địa chất, địa hình, thể hiện là những khối núi cao đồ sộ bậc nhất trong tỉnh, cấu tạo chủ yếu là đá biến chất thuộc hệ tầng Nậm Cô, độ cao trung bình trên 1200 m, nhiều đỉnh núi cao 2000 m. Ngoài ra, còn có những đới chuyển tiếp bao quanh thấp hơn, ngăn cách giữa khối núi phía bắc và khối núi phía nam của TV là thung lũng sông Nậm Mức, thung lũng xâm thực điển hình ít có giá trị nông nghiệp, nhƣng lại có giá trị thủy điện. Phần lớn khu vực này thuộc loại SKH hơi lạnh và lạnh (nhiệt độ trung bình dƣới 18oC), lƣợng mƣa thay đổi theo đai cao. Nhóm đất chính ở đây gồm: đất mùn đỏ trên đá phiến sét (Hs), đất mùn đỏ trên đá mắcma axit (Ha), đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs). Thảm thực vật 87 chủ yếu là rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới, do địa hình hiểm trở, dân cƣ thƣa thớt, nên ở đây còn lƣu giữ nhiều loài sinh vật quý hiếm, những vùng thấp hơn là đất trống trảng cỏ. Vai trò chính của tiểu vùng là phòng hộ, bảo tồn, phát triển NLKH. 2.4.2.4. Tiểu vùng núi đá vôi Tủa Chùa (IV) TV phân bố ở phía đông bắc tỉnh Điện Biên. TV có cấu trúc địa chất dạng tuyến, xen kẽ nhiều lớp nhỏ hẹp khác nhau theo hƣớng gần bắc - nam, tuổi địa chất thay đổi từ Devon đến Triat, bao gồm các hệ tầng chủ yếu nhƣ: Nậm Pia, hệ tầng Bản Páp với đá vôi màu xám đen, hệ tầng Bắc Sơn đá vôi màu xám sáng, hệ tầng Yên Duyệt là đá vôi silic, hệ tầng Cò Nòi có đá vôi sét xám xanh, hay hệ tầng Đồng Giao với đá vôi sáng phân lớp từ dạng dày đến dạng khối. Khu vực này có địa hình núi đá hiểm trở, quá trình ngoại sinh chủ yếu là rửa lũy, hòa tan tạo cơ hội cho việc hình thành các sƣờn đổ lở. Loại SKH mát và hơi lạnh chiếm phần lớn diện tích của tiểu vùng, còn lƣợng mƣa tuy không có nhiều biến động song cũng phân bố không đều theo không gian, thời gian. Sự chênh lệch về chế độ nhiệt ẩm giữa mùa khô và mùa mƣa lớn hơn so với các vùng khác bởi tính chất địa hình và cấu trúc địa chất đặc biệt ở nơi đây. Thảm thực vật nhiều loài đặc trƣng cho vùng núi đá vôi, một số loài gỗ quý bị khai thác triệt để, các cây thân gỗ lớn hầu nhƣ không còn, thay vào đó chủ yếu là cây nhỏ hoặc cây bụi. Xen kẽ giữa các khối núi là thung lũng thấp với loại đất dốc tụ, đất feralit. TV có chức năng chính là phòng hộ, bảo vệ các dạng địa hình Karst, phát triển du lịch hang động. Hiện nay chăn nuôi và trồng trọt diễn ra tại các thung lũng thấp nơi có điều kiện về nƣớc tƣới. 2.4.2.5. Tiểu vùng đồi và thung lũng Điện Biên (V) TV này phân bố chủ yếu ở H. Điện Biên. Đây là nơi tự nhiên có bƣớc chuyển tiếp điển hình, phía tây là một miền núi tái sinh, phía đông là vùng đồi thoải cấu tạo chủ yếu trên đá mắc ma chịu quá trình san bằng lâu dài, ở giữa là thung lũng rộng lớn. TV có ĐKTN thuận lợi nhất cho phát triển nông, lâm nghiệp. TV gồm 4 loại SKH khác nhau từ nóng đến hơi lạnh. Những khu vực có nhiệt độ trung bình dƣới 18oC xuất hiện trên vùng núi phía tây bắc và tây nam của tiểu vùng. Trung tâm cánh đồng Mƣờng Thanh nhiệt độ trung bình trên 22oC. TV có dải phù sa màu mỡ rộng lớn nhất tỉnh, phân bố dọc sông Nậm Rốm, CQ thể hiện sự phân hóa theo đai cao, theo hƣớng sƣờn một cách rõ rệt. 88 TV có nhiều tiềm năng cho phát triển một nền kinh tế toàn diện, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đây cũng chính là vùng trồng cây công nghiệp, cây hàng năm lớn nhất tỉnh Điện Biên. 2.4.2.6. Tiểu vùng thượng nguồn sông Mã Điện Biên Đông (VI) TV phân bố phía đông và đông nam tỉnh Điện Biên. Địa chất của TV cấu tạo bởi hệ tầng Suối Bàng, hệ tầng Bản Páp, hệ tầng Nậm Sƣ Lƣ, điểm nổi bật là có phức hệ Điện Biên Phủ, phức hệ Sông Mã pha 1 phân bố phía tây bắc và phía đông, vì thế đây là một trong những vị trí có diện tích đồi phát triển trên đá mắc ma rộng nhất tỉnh. Về khí hậu, vùng có 3 loại SKH khác nhau từ ấm đến hơi lạnh. Lƣợng mƣa trung bình thay đổi từ 1500 - 2000 mm, xuất hiện các hoàn lƣu địa phƣơng dọc các thung lũng sông. Vùng có nhiều chức năng tự nhiên: phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nƣớc tƣới cho các dòng sông suối. Hoạt động khai thác rừng đã làm suy giảm các loài sinh vật quý hiếm. Cho nên rừng thứ sinh còn lại là rừng nghèo tồn tại ở những dãy núi trung bình. Tại chân núi, CQ tự nhiên thay thế bởi CQ nhân sinh. Trên thực tế TV có nguồn tài nguyên đa dạng, song giao thông đi lại khó khăn nên chƣa phát triển đƣợc các trang trại lâm nghiệp hay các mô hình NLKH. Điện Biên đang chú trọng xây dựng một số điểm tại Pú Nhi, Háng Lìa trở thành KBTTN nhằm bảo vệ các nguồn gen quý hiếm và hình thành các khu du lịch sinh thái phù hợp với tiềm năng ở đây. 2.4.3. Tính đặc thù trong phân hóa CQ ở các tiểu vùng Cấp TV là đơn vị tổng hợp do loại CQ tạo thành với đặc điểm phân hóa mang tính thứ bậc. Mỗi TV có những nét đặc trƣng nổi bật riêng, đó cũng là cơ sở để đánh giá và định hƣớng SDHLTN ở Điện Biên. Bảng 2.12: Đặc điểm tự nhiên khác biệt giữa các tiểu vùng CQ tỉnh Điện Biên TVCQ Đặc điểm tự nhiên khác biệt giữa các tiểu vùng Diện tích Tiểu vùng núi thấp Mƣờng Nhé (I)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_danh_gia_tong_hop_dieu_kien_tu_nhien_tai_nguyen_thien_nhien_phuc_vu_phat_trien_ben_vung_nong_lam.pdf
Tài liệu liên quan