LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP . 11
1.1. Khái quát chung về viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập . 11
1.1.1. Khái niệm viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập . 11
1.1.2. Vị trí, vai trò của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập . 14
1.1.3. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong đơn vị
sự nghiệp công lập . 17
1.2. Khái quát chung về đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp
công lập . 19
1.2.1. Khái niệm đánh giá, đánh giá viên chức . 19
1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá viên chức . 22
1.2.3. Mục đích, nguyên tắc đánh giá viên chức . 24
1.3. Nội dung, quy trình đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp
công lập . 26
1.3.1. Chủ thể đánh giá viên chức . 26
1.3.2. Nội dung đánh giá viên chức . 27
1.3.3. Quy trình đánh giá viên chức . 28
1.3.4. Tiêu chí đánh giá viên chức . 29
1.3.5. Phương pháp đánh giá viên chức . 30
1.3.6. Sử dụng kết quả đánh giá viên chức . 32
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá viên chức trong đơn vị sự
nghiệp công lập . 34
1.4.1. Yếu tố khách quan . 35
1.4.2. Yếu tố chủ quan . 37
Tiểu kết Chương 1 . 40
133 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá viên chức các phòng chức năng ở bệnh viện phụ sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch, quy chế Bệnh viện;
tổ chức điều hòa công tác giữa các khoa, phòng trong Bệnh viện; thực hiện
công tác hợp tác quốc tế; đảm bảo việc lƣu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh
án theo quy định; chuẩn bị các phƣơng án phòng chống thiên tai, thảm họa và
các trƣờng hợp bất thƣờng khác.
Các bộ phận thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp: Bộ phận theo dõi khám
bệnh, chữa bệnh; Bộ phận giám sát quy chế chuyên môn; Bộ phận báo cáo,
thống kê, lƣu trữ, thƣ viện.
Nhân sự của Phòng Kế hoạch tổng hợp năm 2019 gồm: 01 Trƣởng
phòng, 03 Phó Trƣởng phòng và 14 nhân viên.
2.1.3.2. Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Tổ chức cán bộ là phòng chức năng nghiệp vụ của Bệnh viện chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám
đốc về công tác tổ chức nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực, thực hiện chế độ
chính sách cho hoạt động của Bệnh viện
49
Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức cán bộ gồm: Tham mƣu hoạch định tổ
chức và định biên nhân sự vận hành Bệnh viện; thực hiện tuyển dụng, sắp xếp
và quản lý, lƣu trữ hồ sơ ngƣời lao động; tham mƣu xây dựng lề lối làm việc,
mối quan hệ công tác phối hợp giữa các Khoa/Phòng/Trung tâm; xây dựng hệ
thống chính sách liên quan đến tổ chức và nhân sự; thực hiện chấm công,
thanh toán tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội và các chính sách chế độ đãi ngộ của
ngƣời lao động; tham gia đánh giá nhân sự, đào tạo và phát triển đội ngũ;
tham gia công tác đoàn thể .
Các bộ phận thuộc Phòng Tổ chức cán bộ: Bộ phận tuyển dụng; Bộ phận
quy trình đánh giá và đào tạo; Bộ phận chế độ chính sách, tiền lƣơng.
Nhân sự của Phòng Tổ chức cán bộ năm 2019 gồm: 01 Trƣởng phòng,
02 Phó Trƣởng phòng và 8 nhân viên.
2.1.3.3. Phòng Điều dưỡng
Phòng Điều dƣỡng là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh viện chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc Giám
đốc về chăm sóc ngƣời bệnh trong Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Điều dƣỡng: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn
đốc, kiểm tra công tác chăm sóc điều dƣỡng trong Bệnh viện để trình Giám
đốc Bệnh viện phê duyệt; xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên
môn chăm sóc ngƣời bệnh phù hợp với đặc điểm của Bệnh viện để trình Hội
đồng Điều dƣỡng xem xét và Giám đốc Bệnh viện phê duyệt; phối hợp với
các khoa, phòng liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tƣ tiêu hao, công
tác vệ sinh, tuyển dụng, bố trí và phân công điều dƣỡng viên, hộ sinh viên, kỹ
thuật viên, hộ lý và у công cho công tác chăm sóc điều dƣỡng và phục vụ
ngƣời bệnh; thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao trình độ cho
điều dƣỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và у công, tham gia kiểm
tra tay nghề cho điều dƣỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và у công;
50
thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Giám đốc Bệnh viện phân công.
Các bộ phận thuộc Phòng Điều dƣỡng: Bộ phận giám sát khối lâm sàng;
Bộ phận giám sát khối cận lâm sàng; Bộ phận giám sát khối ngoại trú.
Nhân sự của Phòng Điều dƣỡng năm 2019 gồm: 01 Trƣởng phòng, 01
Phó Trƣởng phòng và 10 nhân viên.
2.1.3.4. Phòng Hành chính quản trị
Phòng Hành chính quản trị là phòng chức năng nghiệp vụ của Bệnh viện
chịu sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm
trƣớc Giám đốc về công tác hành chính quản trị của Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Hành chính quản trị: Tổ chức và thực hiện các
công tác hành chính tổng hợp, hậu cần, phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động
hàng ngày của Bệnh viện; công tác lễ tân, tiếp đón và thay mặt Bệnh viện làm
việc với các cơ quan, đơn vị chức năng ban ngành và địa phƣơng; tổ chức,
quản lý tài sản, trang thiết bị, dụng cụ văn phòng, quản lý cấp phát văn phòng
phẩm và vật tƣ văn phòng; tham mƣu xây dựng và giám sát thực hiện các
định mức chi phí hành chính nhằm đảm bảo hợp lý sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm điện, nƣớc, văn phòng phẩm...; tổ chức quản lý cơ sở hạ tầng, vệ sinh
công nghiệp, vệ sinh môi trƣờng, cảnh quan trong Bệnh viện; phối hợp tổ
chức các sự kiện khánh tiết, các hoạt động phong trào văn thể mỹ của Bệnh
viện.
Các bộ phận thuộc Phòng Hành chính quản trị: Hành chính, công văn đi,
đến, lƣu trữ hồ sơ; Tiếp khách; Cung ứng vật tƣ thông dụng; Sửa chữa nhà
cửa, vƣờn hoa cây cảnh; Điện, nƣớc sạch, nƣớc thải
Nhân sự của Phòng Hành chính quản trị năm 2019 gồm: 01 Trƣởng
phòng, 01 Phó Trƣởng phòng và 42 nhân viên.
2.1.3.5. Phòng Quản lý chất lượng
Phòng Quản lý chất lƣợng là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh
51
viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm
trƣớc Giám đốc về công tác đảm bảo, cải tiến và nâng cao chất lƣợng của
Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Quản lý chất lƣợng: Xây dựng kế hoạch, tổ chức
thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển
khai hoạt động quản lý chất lƣợng bệnh viện, cải tiến chất lƣợng trong Bệnh
viện; thiết lập hệ thống quản lý sai sót, và đề xuất các giải pháp khắc phục;
thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan
đến chất lƣợng Bệnh viện; phối hợp với các bộ phận thống kê, tin học của
Bệnh viện tiến hành đo lƣờng các chỉ số chất lƣợng Bệnh viện; triển khai hoặc
phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn, đánh giá chất lƣợng nội bộ của Bệnh viện,
đánh giá việc tuân thủ các quy định và hƣớng dẫn chuyên môn; xây dựng và
triển khai thực hiện chƣơng trình an toàn ngƣời bệnh; duy trì quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về Bệnh viện; áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng bệnh
viện; triển khai thực hiện đánh giá chất lƣợng Bệnh viện dựa theo tiêu chí,
tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng của Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận.
Các bộ phận thuộc Phòng Quản lý chất lƣợng: Hài lòng ngƣời bệnh; Phát
triển nhân lực; Quy trình chuyên môn; Nghiên cứu khoa học; Dinh dƣỡng;
Quản lý dƣợc; Kiểm soát nhiễm khuẩn; Cải tiến chất lƣợng.
Nhân sự của Phòng Quản lý chất lƣợng năm 2019 gồm: 01 Trƣởng
phòng, 01 Phó Trƣởng phòng và 10 nhân viên.
2.1.3.6. Phòng Công tác xã hội
Phòng công tác xã hội là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Bệnh viện
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc
Giám đốc về hoạt động Công tác xã hội của Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Công tác xã hội: Tham mƣu và báo cáo Giám đốc
Bệnh viện về hoạt động công tác xã hội trong Bệnh viện và ngoài cộng đồng;
52
chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo các hoạt động Công tác xã hội trong
Bệnh viện và ngoài cộng đồng; xây dựng tham gia nghiên cứu, phát triển hoặc
tổ chức triển khai lĩnh vực Công tác xã hội theo xu hƣớng phát triển của Bệnh
viện; thực hiện nhiệm vụ Công tác xã hội của Bệnh viện; thực hiện công tác
đào tạo, bồi dƣỡng cho nhân viên phòng Công tác xã hội và nhân viên trong
Bệnh viện; tham gia xây dựng các dự án, đề án và hợp tác quốc tế về Công tác
xã hội; giúp Ban Giám đốc về công tác đối ngoại và truyền thông cho Bệnh
viện; thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, đón tiếp khách hàng, hƣớng
dẫn thủ tục đăng ký khám, chữa bệnh.
Các bộ phận thuộc Phòng Công tác xã hội: Bộ phận truyền thông và
quan hệ công chúng; Bộ phận an sinh xã hội cho nhóm đối tƣợng ƣu tiên; Bộ
phận hỗ trợ ngƣời bệnh và nhân viên y tế; Tổ chăm sóc khách hàng; Bộ phận
hợp tác quốc tế; Bộ phận hành chính; Mạng lƣới Công tác xã hội.
Nhân sự của Phòng Công tác xã hội năm 2019 gồm: 01 Trƣởng phòng,
01 Phó phòng và 17 nhân viên.
2.1.3.7. Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Tài chính - kế toán là phòng chức năng nghiệp vụ của Bệnh viện
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc
Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Bệnh viện .
Nhiệm vụ của Phòng Tài chính-kế toán: Đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng
nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động của Bệnh viện theo kế hoạch; thực
hiện ghi chép, thống kê, quản lý, kiểm tra, hƣớng dẫn và báo cáo theo chế độ
kế toán - thống kê theo quy định hiện hành; tham mƣu cho lãnh đạo trong việc
quản lý sử dụng nguồn vốn, tài sản, vật tƣ, doanh thu, chi phí, phối hợp xây
dựng với các khoa, phòng liên quan trong việc lập, xây dựng, điều chỉnh giá
dịch vụ khám chữa bệnh, xây dựng định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cho hoạt
động của Bệnh viện; tổ chức thực hiện và quản lý thu, chi theo quy định của
53
nhà nƣớc và quy chế của Bệnh viện; đề xuất xây dựng, thực hiện và cải tiến
các quy chế, quy định, quy trình trong công tác quản lý tài chính - kế toán.
Các bộ phận thuộc Phòng Tài chính - kế toán: Kế toán tổng hợp; Kế toán
thu tiền, thanh toán viện phí; Kế toán thu chi nội bộ; Kế toán các kho; Kế toán
tài sản cố định; Kế toán kiểm soát biên lai; Kế toán thuế, tiền lƣơng; Thủ quỹ
Nhân sự của Phòng Tài chính - kế toán năm 2019 gồm: 01 Trƣởng
phòng, 02 Phó Trƣởng phòng và 73 nhân viên.
2.1.3.8. Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Công nghệ thông tin là phòng chức năng nghiệp vụ của Bệnh viện
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trƣớc
Giám đốc về toàn bộ hoạt động, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Công nghệ thông tin: Xây dựng quy chế, quy định,
quy trình nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động công nghệ thông tin, ứng
dụng công nghệ thông tin theo đúng các quy định hiện hành; quản lý hệ
thống, hạ tầng mạng, thực hiện chế độ trực 24/24 nhằm đảm bảo khắc phục và
xử lý kịp thời tất cả các sự cố xảy ra; phụ trách phát triển phần mềm ứng
dụng: quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình xây dựng
phần mềm, tích hợp dữ liệu; quản trị, duy trì và phát triển cổng thông tin điện
tử, Internet, tổng đài, Camera, Email; báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
trạng hoạt động công nghệ thông tin và giải quyết sự cố liên quan đến toàn bộ
hệ thống công nghệ thông tin.
Các bộ phận thuộc Phòng Công nghệ thông tin: Bộ phận quản trị; Bộ
phận phần cứng; Bộ phận phần mềm.
Nhân sự của Phòng Công nghệ thông tin năm 2019 gồm: 01 Trƣởng
phòng, 01 Phó trƣởng phòng và 16 nhân viên.
54
2.1.3.9. Phòng Vật tư - Kỹ thuật
Phòng Vật tƣ - Kỹ thuật của Bệnh viện là phòng chức năng nghiệp vụ
của Bệnh viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách
nhiệm trƣớc Giám đốc về công tác vật tƣ, trang thiết bị y tế của Bệnh viện.
Nhiệm vụ của Phòng Vật tƣ - Kỹ thuật: Xây dựng các quy trình, quy chế,
biểu mẫu phục vụ cho công tác mua sắm, quản lý và cấp phát vật tƣ, thiết bị;
tổng hợp các nhu cầu vật tƣ, đề xuất và thực hiện mua sắm vật tƣ - thiết bị y
tế, tổ chức việc giao nhận, quản lý vật tƣ - thiết bị y tế đƣợc nhập vào Bệnh
viện; tổ chức hệ thống kho, tổ chức cấp phát vật tƣ - thiết bị y tế cho các khoa
phòng theo yêu cầu và kế hoạch; kết hợp với phòng ban liên quan tổ chức
kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, xác định nguyên nhân, trách nhiệm, biện pháp
khắc phục hiệu quả trong trƣờng hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán và
thực tế kiểm kê; là đầu mối liên hệ với các nhà cung cấp xử lý các nhu cầu
bảo hành sửa chữa vật tƣ-thiết bị y tế khi có yêu cầu, đề xuất thanh lý tài sản.
Các bộ phận thuộc Phòng Vật tƣ - Kỹ thuật: Tổng hợp kế hoạch trang bị
và sửa chữa thiết bị y tế; Theo dõi sử dụng vật tƣ thiết bị y tế; Theo dõi hợp
đồng đấu thầu mua sắm vật tƣ - thiết bị y tế; Bộ phận cung ứng công cụ dụng
cụ và vật tƣ - thiết bị y tế; Bộ phận cung ứng vật tƣ hành chính và vật tƣ y tế
tiêu hao, dƣợc; Bộ phận quản lý kho vật tƣ, tiêu hao y tế; Bộ phận duy tu sửa
chữa máy móc thiết bị y tế cho các khoa phòng
Nhân sự của Phòng Vật tƣ - Kỹ thuật năm 2019 gồm: 01 Trƣởng phòng;
02 Phó Trƣởng phòng và 28 nhân viên.
2.1.4. Số lượng, cơ cấu, trình độ viên chức các phòng chức năng
2.1.4.1. Số lượng, cơ cấu viên chức
Nhìn bảng 2.2, ta thấy viên chức không giữ chức vụ quản lý các Phòng
chức năng của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 chủ yếu
là nữ (chiến trên 60%).
55
Bảng 2.2. Số lƣợng, cơ cấu viên chức không giữ chức vụ quản lý
các Phòng chức năng từ năm 2017 đến năm 2019 (Đơn vị tính: Ngƣời)
Stt Phòng chức năng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
Tổng
số
Nữ
1 Kế hoạch tổng hợp 10 10 12 12 14 14
2 Tổ chức cán bộ 7 4 8 6 8 6
3 Điều dƣỡng 9 9 10 10 10 10
4 Hành chính quản trị 37 15 40 16 42 17
5 Quản lý chất lƣợng 9 7 10 7 10 7
6 Công tác xã hội 12 11 16 14 17 15
7 Tài chính - Kế toán 55 48 68 59 73 61
8 Công nghệ thông tin 13 1 15 1 16 2
9 Vật tƣ - Kỹ thuật 20 4 25 5 28 6
Tổng số 172 109 204 130 218 138
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
2.1.4.2. Trình độ chuyên môn của viên chức
Trình độ chuyên môn của viên chức các phòng chức năng không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ yếu có trình độ đại học và ngày càng đƣợc
nâng cao (năm 2017 chỉ có 1 viên chức trình độ thạc sĩ và 119 viên chức trình
độ đại học, năm 2019 đã có 12 viên chức trình độ thạc sĩ và 165 viên chức
trình độ đại học).
56
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn của viên chức không giữ chức vụ quản lý
các Phòng chức năng từ năm 2017 đến năm 2019 (Đơn vị tính: Ngƣời)
Stt Phòng chức năng
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Thạc
sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
1 Kế hoạch tổng hợp 3 1 6 4 3 5 1 7 2 4
2 Tổ chức cán bộ 7 1 7 1 7
3 Điều dƣỡng 8 1 10 10
4 Hành chính quản trị 14 19 4 19 17 4 1 22 17 2
5 Quản lý chất lƣợng 1 8 1 9 1 9
6 Công tác xã hội 9 2 1 1 13 2 2 13 2
7 Tài chính - Kế toán 45 4 6 2 56 6 4 4 62 5 2
8 Công nghệ thông tin 12 1 14 1 15 1
9 Vật tƣ - Kỹ thuật 13 2 5 1 17 2 5 2 20 2 4
Tổng số 1 119 29 23 6 149 31 18 12 165 29 12
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
57
2.1.5. Ảnh hưởng của tổ chức bộ máy, nhân sự các phòng chức năng
đến công tác đánh giá viên chức
2.1.5.1. Ảnh hưởng tích cực
Mỗi viên chức có ý thức làm việc, nhận thức tốt công việc phục vụ mà
mình thực hiện theo hợp đồng, góp phần thắng lợi cho cung cấp dịch vụ với
chất lƣợng cao của Bệnh viện. Những biểu hiện cụ thể của viên chức trong
công tác phục vụ nhƣ: làm việc nhiệt tình, không kể thời gian, nếu có yêu cầu
của Lãnh đạo Bệnh viện, viên chức sẵn sàng làm thêm giờ, nhận thêm những
công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
Ví dụ, tháng 01 và tháng 02/2020, khi có bệnh dịch do Covid 19, Lãnh
đạo Bệnh viện yêu cầu tất cả viên chức phải tham gia phòng, chống dịch
bệnh. Ngoài công tác chuyên môn, các viên chức sẵn sàng nhận thêm nhiệm
vụ phòng, chống dịch ở trong và ngoài Bệnh viện, tại các địa điểm mà UBND
Thành phố yêu cầu không kể ngày đêm, ngày nghỉ tuẩn.
Lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo các phòng chức năng quan tâm, đánh giá
đúng với sự cống hiến của từng viên chức. Động viên, khen thƣởng viên chức
kịp thời đã nâng cao tinh thần, động lực làm việc cho viên chức.
Tập thể các phòng chức năng có truyền thống văn hóa công sở tốt, giúp
đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
2.1.5.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Do đặc thù công việc của các phòng chức năng, công việc phức tạp và
rất khác nhau ở các vị trí việc làm, mang tính chất phục vụ, mỗi vị trí việc làm
có những chức trách cụ thể theo hợp đồng, đòi hỏi tính trách nhiệm, chủ động
cao, nhiều việc “không tên” nhƣng chiếm nhiều thời gian; do mỗi phòng chức
năng có nhiều vị trí việc làm khác nhau với những hoạt động nghề nghiệp
khác nhau, nhiều khi viên chức không nắm bắt đƣợc chi tiết những việc làm
của đồng nghiệp nên khi đánh giá kết quả công việc ít nhiều có khó khăn.
58
2.2. Phân tích thực trạng công tác đánh giá viên chức các phòng
chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2.2.1. Chủ thể đánh giá viên chức
Trên cơ sở pháp luật (Luật Viên chức 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật CBCC và Luật Viên chức 2019, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP,
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP) cùng với
quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, quyết định của Giám độc
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chủ thể đánh giá viên chức các phòng chức năng
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bao gồm:
- Viên chức tự đánh giá
Hàng năm viên chức tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động nghề
nghiệp của mình trên cơ sở vị trí việc làm, những nhiệm vụ đƣợc giao, cho
điểm thành phần, có tự nhận 1 trong 4 mức độ: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là bƣớc đầu tiên, đối tƣợng đồng thời là chủ thể đánh giá tự đánh giá về
bản thân. Điều này đòi hỏi sự trung thực, tự trọng ở mỗi viên chức để có kết
quả không quá chênh lệch với ý kiến tập thể. Trong buổi họp đánh giá ở cấp
phòng, sau khi viên chức trình bày bản tự đánh giá và phân loại, các đồng
nghiệp tham gia góp ý kiến dƣới sự điều hành của Trƣởng phòng. Đồng
nghiệp là ngƣời biết rõ kết quả hoạt động nghề nghiệp của mỗi viên chức
trong phòng, tuy nhiên, ý kiến của họ chỉ có giá trị tham khảo. Hơn nữa, do
văn hóa ngƣời Việt còn nể nang, ngại va chạm nên cũng có những hạn chế
nhất định trong góp ý kiến đánh giá. Theo kết quả khảo sát, có tới 48/142
(33.8%) ý kiến cho rằng phƣơng pháp đánh giá nhƣ vậy chƣa thật sự khách
quan, còn nặng về định kiến cá nhân, còn cảm tính.
- Ý kiến đánh giá của người bệnh, người nhà bệnh nhân thông qua kết
quả phục vụ của viên chức
59
Khi đánh giá viên chức hàng năm, các phòng chức năng đã quan tâm cả
những ý kiến góp ý của ngƣời bệnh, ngƣời nhà bệnh nhân đối với viên chức.
Tại Bệnh viện, những hộp thƣ góp ý với mong muốn thu đƣợc nhiều ý kiến
đóng góp nhằm từng bƣớc hoàn thiện công tác khám, chữa bệnh và phục vụ
ngƣời bệnh của Bệnh viện. Hộp thƣ góp ý nhận đƣợc cả những ý kiến của
chính viên chức các khoa chuyên môn, các phòng ban khác góp ý cho những
cá nhân cụ thể. Trong hộp thƣ góp ý có cả lời khen, nhƣng cũng còn nhiều ý
kiến giúp cho viên chức rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong những ý kiến
khách hàng những năm gần đây, hầu hết những góp ý này đều đánh giá tốt về
thái độ phục vụ của viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện, có tới trên
80.25 % đánh giá hài lòng với thái độ, phong cách phục vụ của viên chức
phòng chức năng, còn lại là những ý kiến góp ý chủ yếu về cách ứng xử của
viên chức với ngƣời bệnh, ngƣời nhà bệnh nhân. Những ý kiến này có giá trị
tham khảo, là một kênh thông tin cho lãnh đạo phòng khi đánh giá viên chức
hàng năm.
- Lãnh đạo phòng đánh giá
Lãnh đạo phòng (thƣờng là trƣởng phòng) chủ trì cuộc họp đánh giá viên
chức cuối năm, chỉ đạo đánh giá từng viên chức trong cuộc họp. Ý kiến ngƣời
quản lý trực tiếp rất quan trọng đến kết quả đánh giá từng viên chức tại cuộc
họp. Nếu có viên chức nào đó “bị” đồng nghiệp nhận xét là không hoàn thành
nhiệm vụ, ý kiến ngƣời chủ trì có thể làm thay đổi kết quả đánh giá viên chức
khi trƣởng phòng không muốn ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động của Phòng.
Khi phỏng vấn Ông Trần Văn M, trƣởng phòng B của Bệnh viện về việc tập
thể viên chức trong phòng nhận thấy viên chức Kh. không hoàn thành nhiệm
vụ năm 2018 do sơ xuất trong hoạt động nghề nghiệp, không thực hiện
nghiêm kỷ luật lao động,nhƣng viên chức Kh. vẫn đƣợc đánh giá ở mức
hoàn thành nhiệm vụ (tự nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ). Ông M. cho rằng
60
“Quan trọng là để anh em thấy đƣợc yếu điểm của mình mà rút kinh nghiệm,
hơn nữa, thái độ anh Kh. đã rất thành khẩn, chúng ta cũng nên trao cho anh ấy
một cơ hội” (tác giả phỏng vấn tháng 02/2020).
- Ban Giám đốc Bệnh viện xét duyệt kết quả đánh giá viên chức của các
phòng chức năng.
Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả đánh giá viên chức các phòng,
khoa chuyên môn trong đó có 9 phòng chức năng trình lên Ban Giám đốc
Bệnh viện. Ban Giám đốc sẽ xin chủ trƣơng của Đảng ủy Bệnh viện và họp
Ban lãnh đạo mở rộng (gồm đại diện Đảng ủy, lãnh đạo công đoàn, đoàn
thanh niên) để đƣa ra kết luận đánh giá, phân loại cho từng cá nhân viên chức
của Bệnh viện, trong đó có viên chức thuộc 9 phòng chức năng và sau đó ban
hành quyết định để thông báo trong toàn Bệnh viện.
Nhƣ vậy, chủ thể đánh giá ảnh hƣởng rất lớn đến công tác đánh giá viên
chức. Tiêu chí đánh giá rõ ràng nhƣng chủ thể đánh giá không khách quan,
không công bằng, còn thiên vị, nể nang trong đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ
không còn giá trị. Do đó để có thể đánh giá viên chức chính xác thì chủ thể
đánh giá cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đánh giá
viên chức. Hiện nay, chỉ có viên chức Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội đƣợc trang bị kiến thức sâu về đánh giá viên chức, các chủ thể đánh
giá khác chƣa đƣợc trang bị kiến thức mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để
đánh giá.
61
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến của chủ thể
đánh giá viên chức các phòng chức năng
n = 142
Stt Phƣơng án trả lời
Số ngƣời
trả lời
Tỷ lệ (%)
1
Ngƣời đánh giá chƣa nhận thức đúng về tầm
quan trọng của đánh giá viên chức hàng năm
24 16,9
2
Ngƣời đánh giá còn hạn chế về kỹ năng và
phƣơng pháp đánh giá
46 32,4
3
Chủ thể đánh giá còn nể nang, cào bằng trong
đánh giá đồng nghiệp
72 50,7
4
Chủ thể đánh giá đã thực hiện việc đánh giá
rất tốt
0 0
Tổng 142 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.4 có tới 32,4% viên chức đƣợc hỏi cho
rằng chủ thể đánh giá còn hạn chế về kỹ năng và phƣơng pháp đánh giá; có
đến 16,9% viên chức đƣợc hỏi cho rằng chủ thể đánh giá chƣa thực sự nhận
thức đúng về tầm quan trọng của đánh giá viên chức hàng năm. Chủ thể đánh
giá còn nể nang, cào bằng trong đánh giá đồng nghiệp là nguyên nhân cao
nhất (50,7%) trong đánh giá hàng năm, do đó việc đánh giá viên chức còn
chƣa thực sự khách quan, chủ yếu đồng ý với bản trình bày, tự nhận xếp loại
của viên chức. Lý do này đƣợc giải thích do văn hóa ngƣời Việt ngại va
chạm, sợ mất lòng nhau nên nhiều khi bỏ qua cho nhau những yếu điểm của
ngƣời đƣợc góp ý, hơn nữa, khi cùng làm việc, hoạt động trong một phòng
không quá nhiều ngƣời, do đó có sự gắn bó tình cảm nên càng dĩ hòa vi quý
theo kiểu tôi ủng hộ anh và anh ủng hộ tôi.
62
2.2.2. Tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá viên chức
Theo hƣớng dẫn số 2902/HD-SNV ngày 25/11/2019 của Sở Nội vụ Hà
Nội về việc đánh giá và phân loại đánh giá hằng năm đối với viên chức, lao
động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội có 4 tiêu chí đánh
giá viên chức không giữ chức vụ quản lý, gồm:
- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã
ký kết;
- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với
đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Căn cứ vào các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc quy định về đánh giá viên
chức, hƣớng dẫn của UBND thành phố Hà Nội, tác giả bổ sung thêm một số
tiêu chí theo bảng 2.5 để điều tra mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá
viên chức, gồm 5 mức độ: (1) Rất không cần thiết; (2) Không cần thiết; (3)
Tƣơng đối cần thiết; (4) Cần thiết; và (5) Rất cần thiết. Kết quả thu đƣợc nhƣ
bảng 2.5:
63
Bảng 2.5. Mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá viên chức
n = 142
Stt CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ
1 2 3 4 5
1
Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc 3,06
2
Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc
nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký
kết, có chất lƣợng, hiệu quả;
5,0
3
Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về
đạo đức nghề nghiệp, nội quy, quy chế của
bệnh viện. Thực hiện nghiêm túc quy tắc
ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn
trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân
4,02
4
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác tốt, phối hợp
chặt chẽ với đồng nghiệp 4,86
5
Viên chức không ngừng học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để
tăng cƣờng năng lực công tác đáp ứng với
yêu cầu của đơn vị
3,65
6 Có tiểm năng phát triển nghề nghiệp 3,27
7
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác mà cấp
trên giao. 4,94
8
Đƣợc đánh giá, nhận xét tốt từ phía ngƣời
bệnh 3,82
Nguồn: Kết quả do Tác giả khảo sát
64
Kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy, tất cả các viên chức đều cho rằng,
đánh giá viên chức hàng năm cơ bản phải dựa vào kết quả công việc, hoàn
thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết (5,0); Các tiêu chí số 3, 4 và 7
đƣợc đánh giá mức độ “Cần thiết” với điểm trung bình 4,60; còn lại 4 tiêu chí
1, 5, 6, 8 đƣợc đánh giá ở mức độ “Tƣơng đối cần thiết” với điểm trung bình
3,45.
Tất cả 8 tiêu chí ở bảng 2.5. đều đƣợc các viên chức phòng chức năng
đánh giá là “phù hợp”, cần thiết cho công tác đánh giá viên chức hàng năm.
Khi đƣợc hỏi về đánh giá theo những tiêu chí mà Bệnh viện hƣớng dẫn,
nhiều chủ thể cho rằng cần thêm một số tiêu chí nữa để đánh giá toàn diện,
mặc dù trọng số không cao nhƣng nó là cần thiết. Ví dụ, cần tham khảo ý kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_danh_gia_vien_chuc_cac_phong_chuc_nang_o_benh_vien_p.pdf