LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT. v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ . vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .viii
DANH MỤC PHỤ LỤC. x
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án .6
5. Những đóng góp của luận án .11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận án .11
7. Kết cấu của luận án .12
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 13
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án. 13
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài luận án. 25
Tiểu kết chương 1. 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP. 29
2.1. Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực sản xuất. 29
2.2. Quá trình đào tạo nguồn nhân lực sản xuất trong doanh nghiệp . 36
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sản xuất
trong doanh nghiệp. 53
2.4. Thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt
Nam và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp hiện nay. 63
Tiểu kết chương 2. 69
207 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất tại các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,050 54,375 62,165 173.500
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT): có
trụ sở tại Khu Công nghiệp Yên Bình, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái và bắt đầu đi vào
sản xuất từ tháng 3/2014. SEVT có tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, thu hút 72.000
lao động.
SEV và SEVT là 2 Khu tổ hợp sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Tập
đoàn Samsung trên toàn thế giới, có dây chuyền sản xuất khép kín từ linh kiện cho
đến sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm được xuất khẩu tới 52 quốc gia và vùng lãnh
thổ. SEV và SEVT là những dự án đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Việt Nam, góp
phần đưa Việt Nam cùng với Hàn Quốc, Trung quốc, Ấn độ và Brazil trở thành
những mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung.Với năng
lực sản xuất 150 triệu sản phẩm 1 năm, hai Nhà máy SEV và SEVT đang cung cấp
75
khoảng 30% tổng sản lượng điện thoại của Samsung trên toàn thế giới. Tập đoàn
Samsung đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng điện tử hàng đầu thế
giới, mà nổi bật là nhóm điện thoại – linh kiện và máy vi tính – sản phẩm điện tử –
linh kiện. Tổng doanh thu của các nhà máy sản xuất của Samsung như sau:
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Biểu đồ 3.2: Kết quả kinh doanh các nhà máy lớn của Samsung ở Việt Nam
3.2.2. Giới thiệu công ty LG Electronics Việt Nam
LG Electronics là tập đoàn công nghệ hàng đầu được thành lập tại Hàn Quốc
vào năm 1958, có quy mô toàn cầu khi có mặt trên 119 quốc gia với hơn 86.000
nhân viên. LG Electronics chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1995 với trụ sở
chính đặt tại Hà Nội. Sau 25 năm hoạt động và không ngừng phát triển, LG đã trở
thành thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam với thị phần các
sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị gia dụng luôn nằm trong nhóm dẫn đầu.
Từ một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử năm 1995, đến nay,
LG Việt Nam đã xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và mở rộng hoạt động kinh
doanh với 3 chi nhánh và 2 nhà máy sản xuất, 80 trung tâm bảo hành và hơn 2.000
nhân viên trên khắp cả nước. Doanh thu của LG năm 2014 là 350,000 USD, tăng
gấp 30 lần so với năm 1995.
Đặc biệt, nhà máy tại Hải Phòng khai trương vào tháng 3/2015 có diện tích
800.000 m
2
và tổng số vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD đánh dấu mốc 20 năm phát
76
triển vững mạnh của LG tại thị trường Việt Nam. Nhà máy LG Hải Phòng đóng vai
trò then chốt trong chiến lược phát triển của LG, chuyên sản xuất, lắp ráp các sản
phẩm như TV, máy giặt, điều hòa, máy hút bụi, các thiết bị kỹ thuật số cho ô tô...
cung cấp các sản phẩm công nghệ cao trong cả bốn mảng thiết bị nghe nhìn, thiết bị
di động, thiết bị gia dụng và điện lạnh cho thị trường toàn cầu.
Trong suốt 20 năm qua, LG Electronics Việt Nam (LGEVN) đã đạt được
những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động kinh doanh với tỉ lệ tăng trưởng
doanh thu trung bình hằng năm khoảng 20% và thị phần các sản phẩm luôn nằm
trong nhóm dẫn đầu. Bên cạnh đó, LG đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ và các
quy trình quản lý sản xuất hiện đại cho các nhà máy sản xuất phụ trợ, nhằm đảm bảo chất
lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên phụ liệu, thiết bị phụ trợ cho nhà máy của LG,
qua đó thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển; đẩy nhanh quá
trình phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Mô hình hoạt động của LGEVN:
Mô hình hoạt động của LG có thể phân thành 4 bộ phận tương đối độc lập
với nhau bao gồm R & D, tiếp thị, sản xuất, và hỗ trợ. Mỗi khu vực có những đặc
trưng về công việc, về nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động khác nhau do đó yêu cầu về
nguồn nhân lực của mỗi bộ phần này hoàn toàn khác nhau:
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R & D): chịu trách nhiệm nghiên cứu,
sáng chế, xây dựng chiến lược kế hoạch sản phẩm, thiết kế, bằng sáng chế. Công
việc chủ yếu: R & D, thiết kế, và R & D hỗ trợ.
- Bộ phận sản xuất: LG Electronics chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm, lập
kế hoạch sản xuất và quản lý, công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và
công việc khác liên quan đến sản xuất. Công việc chủ yếu: Quản lý sản xuất, kỹ
thuật sản xuất, mua sắm, và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Marketing: bộ phận tiếp thị của LG Electronics VN có trách nhiệm tiếp thị
trong nước và ở nước ngoài, bán hàng, lập kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản phẩm,
dịch vụ khách hàng, và công việc khác liên quan đến bán sản phẩm và dịch vụ.
Công việc: Kinh doanh & Tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài & Marketing, Kế hoạch
sản phẩm, và dịch vụ khách hàng.
77
- Bộ phận Hỗ trợ: Bộ phận hỗ trợ của LG Electronics có trách nhiệm xây
dựng chính sách của công ty và hỗ trợ các bộ phận: R & D, sản xuất, và bộ phận tiếp thị.
Công việc chính bao gồm: Tài chính/Kế toán, pháp lý, Tư vấn nội bộ, nhân sự, PR, IT và
một số bộ phận hỗ trợ khác Với LGEVN chủ yếu thực hiện chức năng chính là
Marketing do đó nguồn nhân lực của LGEVN chủ yếu tập trung vào bộ phận Marketing
và bộ phận hỗ trợ. Xuất phát từ đặc thù đó LGEVN đã chú trọng nhiều hơn tới mục tiêu
nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ phận này.
3.2.3. Giới thiệu Công ty Te wang Vina
Công ty Te wang Vina được thành lập năm 2003 với vốn đầu tư 100% nước
ngoài theo giấy chứng nhận đầu tư số 182043000046 do ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Phú Thọ cấp ngày 12/08/2008. Vốn điều lệ công ty là 58.616.000.000 VNĐ.
- Sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng
vải bạt nhựa PE cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Sản xuất trên dây chuyền công nghệ Hàn Quốc: Máy đùn sợi; Máy dệt
nước; Máy tráng phủ 1 mặt; Máy hàn mép, máy dán, máy dập khuy,..
- Khách hàng và thị trường chủ yếu của Công ty: xuất khẩu đi một số nước
Châu Âu, Trung Đông
- Công ty hiện nay đang có 350 công nhân. Trong đó:
+ Văn phòng, bảo vệ: 30 nhân viên
+ Đùn sợi: 45 công nhân
+ Dệt: 80 công nhân
+ Tráng phủ: 35 công nhân
+ Gia công: 160 công nhân
- Cơ cấu lao động theo tuổi, giới và trình độ:
* Theo độ tuổi, giới tính:
+ Từ 18-35: 250, trong đó nữ: 90 người
+ Từ 35-45: 80, trong đó nữ: 38 người
+ Từ 45- trở lên: 20, trong đó nữ: 15 người
* Theo trình độ:
+ Đại học, cao đẳng: 40 người.
+ Trung cấp: 20 người
78
+ THPT: 290 người
Bảng 3.2: Tình hình SXKD, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu
Tình hình sản xuất
kinh doanh
Năm 2015
(VNĐ)
Năm 2016
(VNĐ)
Năm 2017
(VNĐ)
Doanh thu 183.717.533.829 150.400.384.699 180.600.454.000
Lợi nhuận 3.226.160.754 3.874.970.973 5.983.240.245
Thu nhập bình quân 5.170.000 6.083.000 7.450.000
Nộp NSNN 1.267.504.000 1.072.828.973 1.432.671.000
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
3.2.4. Giới thiệu Công ty Vina Kookje
Công ty TNHH VINA KOOK JE (VINA KOOK JE CO.,LTD.) được thành
lập vào ngày 04/12/2002 theo giấy phép đầu tư cũ số 154/GP-HN ngày 04/12/2002
của UBND Thành phố Hà Nội cấp và đổi GPĐT thành giấy chứng nhận đầu tư số:
011043000118 do UBND TP cấp ngày 16/04/2007. Mã số thuế: 0101322652; Trụ
sở chính: Xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH ba thành viên. Vốn điều lệ:
1.300.000 USD (một triệu ba trăm nghìn đô la Mỹ) do Công ty KOOK JE (Hàn
quốc) góp 100% vốn điều lệ, bằng tiền mặt và thiết bị.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty: sản phẩm gia công là thêu vi
tính và in lưới các sản phẩm may mặc xuất khẩu 100%. Gồm: Thêu bằng máy trên
các sản phẩm may mặc; In nhãn mác, biểu tượng trên các sản phẩm dệt may; Thêu
trang trí (gắn, ép và đính hạt trang trí) trên các sản phẩm dệt may.
Xƣởng sản xuất: Xưởng thêu vi tính (computer embroidery): mặt bằng 900m;
- Số cán bộ - công nhân viên: 200 người;
- Tổng số máy thêu vi tính: hiện tại là 19 máy, kèm theo các thiết bị phụ trợ
(máy ép nhiệt, dập con giống).
Xƣởng in lƣới (screen printing): Xưởng A 800m; Xưởng B 500m
- Số cán bộ - công nhân viên: 100 người
- Dây truyền thiết bị gồm: 01 Dàn máy in tự động 8 màu 28 bàn; 01 dàn máy
in bán tự động 6 màu; 02 dây chuyền sấy tự động bàn 1,2x11m; 13 dàn in thủ công
79
có đủ máy sấy, mỗi dàn dài 36m; Có phòng chụp lưới, máy căng lưới, thiết kế mẫu;
Kho vật tư kỹ thuật; Máy móc phu trợ (máy ép nhiệt 10 cái, máy bế dập 4 cái)
Khu văn phòng – kho vật tư – y tế - nhà ăn công nhân rộng 500m. Công ty
có tổ máy phát điện Diezen 500KVA để chủ động sản xuất. Toàn bộ nhà xưởng đạt
Tiêu chuẩn Theo Quy định của Hiệp Hội May Mỹ (GAP).
Các đối tác khách hàng chính
Trước khi Công ty Vina Kook Je thành lập đơn vị đầu tư và Kook Je Shil Up
bên Seoul Hàn Quốc đã có quan hệ và làm rất nhiều đơn hàng liên tục trong 20 năm
với các tập đoàn thương mại may mặc lớn của thế giới và Hàn Quốc (như hãng:
Nike, Reebok, Colombia, Deashin, Pacific, Kona, Sun. Samna. Từ cuối năm 2002,
sau khi đầu tư và thành lập tại Việt Nam Công ty Vina Kook Je tiếp tục duy trì với
các đối tác khách hàng truyền thống trên và một số đối tác trong và ngoài nước, đặc
biệt các mặt hàng thêu tay, ren móc, đính cườm.
Sản lƣợng sản xuất hàng năm
Bảng 3.3: Sản lƣợng và doanh thu hàng năm
Năm Sản phẩm (in+thêu) Doanh thu ($)
2013 3.063.674 486.438,18
2014 3.611.200 726.434,88
2015 3.913.588 1.336.938,84
2016 4.500.000 1.800.000,00
2017 5.646.000 2.245.000,000
(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)
Phƣơng hƣớng thời gian tới: Công ty sẽ tăng cường đầu tư trang - thiết bị máy
móc và công nghệ để mở rộng sản xuất. Hiện nay KookJe Shil Up cũng đã thành lập
thêm nhà máy tương tự tại Bình Dương và tại Thanh Hóa.
3.2.5. Giới thiệu Công ty Haesung
Công ty TNHH Haesung Vina, tên viết tắt HAESUNG VINA CO.,LTD được
thành lập ngày 25/03/2011, có trụ sở sản xuất tại lô CN7, khu công nghiệp Khai
Quang, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Công ty TNHH Haesung Vina là Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài do Công ty TNHH Haesung Optics (Hàn Quốc) làm
chủ đầu tư, được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 192043000164 do Ban
Quản lý các Khu công nghiệp Vĩnh Phúc cấp chứng nhận lần đầu ngày 25/3/2011,
chứng nhận thay đổi lần thứ ba ngày 15/01/2014. Vốn đầu tư 36 triệu USD, Vốn
80
góp 11 triệu USD; Diện tích đất: 35.000 m2. Công ty Haesung Optics là một trong
những doanh nghiệp với thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo các thiết bị
quang học và quang điện tử. Haesung Optics đã đầu tư 72 triệu USD vào Việt Nam.
Đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thiết bị quang học tiên tiến, linh kiện
quang điện tử. Hiện Công ty TNHH Haesung Vina đang sản xuất các sản phẩm
camera, camera cho điện thoại thông minh; các loại linh kiện camera khác nhau,
thiết bị tự động lấy nét cho camera và sản xuất lens, sản xuất dụng cụ quang học
chính xác. Từ số vốn đầu tư ban đầu khi mới thành lập năm 2011 là 10 triệu USD,
đến tháng 11/2017 Công ty TNHH Haesung Vina tiếp tục thay đổi lần thứ sáu giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, bổ sung thêm ngành nghề, tăng sản lượng lên 83
triệu sản phẩm/năm và tăng tổng vốn đầu tư lên 115 triệu USD.
Công ty Haesung Vina làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao.
Sau nhiều năm là doanh nghiệp vệ tinh cho Công ty TNHH Samsung Việt Nam,
Công ty đã trở thành đối tác tin cậy của hãng điện thoại nổi tiếng thế giới này. Theo
kế hoạch đến năm 2016, Công ty TNHH Samsung Việt Nam chọn Công ty TNHH
Haesung Vina làm nhà cung ứng thêm sản phẩm Lens cho điện thoại di động. Trong
ba năm trở lại đây, Haesung Vina liên tục có mức tăng trưởng vượt bậc. Hiện tại,
Công ty đang là nhà cung cấp số một cho Tập đoàn SamSung về các sản phẩm linh
phụ kiện camera dành cho điện thoại thông minh. Sản phẩm Công ty sản xuất ra dựa
trên ứng dụng công nghệ cao vào tích hợp hình ảnh tự động lấy nét. Đến nay, công
ty đã làm chủ công nghệ, ngoài việc chế tạo các loại sản phẩm, thiết bị tự động lấy
nét cho camera; nghiên cứu cải tiến thành công các loại camera khác nhau cho các
ứng dụng khác nhau. Công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số sản
phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống như modul camera sử dụng trên xe hơi;
camera sử dụng trên các thiết bị bay; các sản phẩm camera quang học có độ chính
xác cao sử dụng trong lĩnh vực y tế. Các sản phẩm của công ty được khách hàng
đánh giá cao và luôn dẫn đầu so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong nước.
Doanh thu năm 2017 của công ty đạt gần 6.400 tỷ; nộp ngân sách nhà nước
trên 20 tỷ; 6 tháng đầu năm 2018, đạt doanh thu 1.900 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà
nước gần 14 tỷ đồng; thu nhập cho người lao động bình quân 8 triệu
81
đồng/người/tháng. Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất,
công ty luôn quan tâm cải thiện điều kiện môi trường làm việc, tạo thu nhập ổn định
và nâng cao mức sống cho 4.250 chuyên gia, công nhân viên đang trực tiếp lao
động. Năm 2017, công ty được đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
Khách hàng của công ty Haesung ở trong nước là Công ty Samsung, ngoài ra
công ty cũng xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc cho các hãng điện tử như Oppo.
Về lao động, chủ yếu công nhân là nữ chiếm trên 80%, có trình độ từ THCS trở lên
và đa số là dân địa phương. Về công nghệ, công ty Haesung có dây chuyền công
nghệ tự động và bán tự động với 4 nhà xưởng.
3.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sản xuất tại các doanh
nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam
3.3.1. Nhu cầu và mục tiêu đào tạo
Quy trình đào tạo NNLSX tại các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
được thực hiện các công việc cơ bản bao gồm: đánh giá nhu cầu và xác định mục
tiêu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và đánh
giá hiệu quả của công tác đào tạo.
Việc xác định nhu cầu đào tạo từ các bộ phận trong doanh nghiệp là căn cứ
quan trọng để xây dựng kế hoạch và mục tiêu đào tạo. Mỗi công ty có cách thức xác
định nhu cầu đào tạo khác nhau. Có doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đề xuất của các bộ
phận cấp dưới, có doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đánh giá của lãnh đạo công ty và của
bộ phận nhân sự. Xác định nhu cầu đào tạo tại các doanh nghiệp khảo sát như sau:
Tại Samsung, con người luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì
vậy, công ty luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các chương trình đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực với mục tiêu mỗi nhân viên Samsung không chỉ giỏi về chuyên
môn, mà còn có kiến thức văn hóa, xã hội rộng lớn. Đào tạo nhân viên luôn được
coi là những vấn đề được quan trọng ưu tiên hàng năm tại Samsung. Samsung luôn
dành ngân sách để tổ chức chương trình đào tạo nội bộ giúp nâng cao chất lượng
nhân sự. Đây là một trong những doanh nghiệp đang góp phần giải quyết vấn đề
thiếu hụt nhân lực lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao.
Hiện nay Samsung thuê tới hàng chục nghìn nhân viên sản xuất. Ở một quốc
gia đang phát triển là Việt Nam, thì việc tìm kiếm được các nhân viên có kiến thức
nền tốt về công nghệ là cực kỳ khó. Khi tuyển nhân viên sản xuất, SEV và SEVT
82
thống nhất áp dụng hệ thống đào tạo trên toàn cầu của Tập đoàn Samsung đối với
tất cả các nhân viên kể từ khi họ bắt đầu vào làm việc để đánh giá kiến thức chung
và kiến thức nền của ứng viên để tuyển dụng. Hệ thống đào tạo của SEV và SEVT
do bộ phận Đào tạo – phòng Nhân sự chịu trách nhiệm điều phối, đồng thời các bộ
phận chức năng khác trong công ty cũng sẽ cùng phối hợp với bộ phận Đào tạo để
lên kế hoạch và thực hiện các khóa đào tạo (Phụ lục 6).
Bảng 3.4: Số lƣợng NV đào tạo mới của Samsung
Đơn vị tính: Người
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
SEV 10.500 9.000 8350 7200 5170
SEVT 30.000 45.000 20.000 18.000 15.000
(Nguồn: Công ty Samsung SEV và SEVT)
Với mỗi loại nhu cầu đào tạo khác nhau, công ty có những mục tiêu đào tạo
tương ứng và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau
đào tạo. Những năm vừa qua, bộ phận chịu trách nhiệm về công tác đào tạo và phát
triển đã thực hiện tốt công tác xác định mục tiêu đào tạo cả trong ngắn và trung hạn.
Các thông báo về khoá học được gửi đến cho các phòng ban phân xưởng đẩy đủ: tên
khoá học, số lượng người dự kiến đào tạo, thời gian, địa điểm dự kiến đào tạo, mục
tiêu đào tạo là sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì, đối tượng theo học là ai,
trình độ như thế nào...?
Tại LGEVN thường tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo một cách chính thức,
bài bản. Thông thường công việc bắt đầu từ việc trao đổi với các cán bộ quản lý là
chủ yếu, cộng với quan sát của giám đốc và cán bộ phụ trách đào tạo và cốt lõi là
việc thăm dò ý kiến từ phía nhân viên về nhu cầu đào tạo hàng năm của cá nhân.
Trong quá trình thực hiện LGEVN thường quan tâm tới các bước cần thiết
trong đánh giá nhu cầu đào tạo như: phân tích công ty, phân tích công việc và phân
tích cá nhân từ đó có thể đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách
cụ thể và chi tiết. Từ đó Công ty có thể nắm bắt được những nét nhu cầu chính cho
các nhóm công việc tiêu biểu trong doanh nghiệp, và nhu cầu đào tạo cho những
nhóm người hoặc từng người cụ thể. Điều này làm cho công tác đào tạo không bị
lệch hướng và thực sự sát đúng với nhu cầu thực sự của nhân viên và doanh nghiệp.
83
Công ty sẽ xem xét kỹ yêu cầu của việc bố trí, sắp xếp lao động để đảm bảo nhiệm
vụ và không ảnh hưởng đến quá trình SX, đồng thời phải chọn đúng đối tượng cần
tiến hành đào tạo. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo, công ty căn cứ vào hồ sơ NLĐ
và trình độ chuyên môn nghiệp vụ hiện tại của họ để xác định xem ai còn thiếu
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết theo yêu cầu thì xét vào diện đào tạo.
Đồng thời phải căn cứ phù hợp với mục tiêu, nội dung của khoá đào tạo; trình độ và
khả năng học tập của NLĐ; Nhu cầu, động cơ đào tạo cũng như tác dụng của đào
tạo với NLĐ
Các công ty TE Vina và công ty Vina Kookje, nhu cầu đào tạo được xác định
bởi cán bộ quản lý của công ty, đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
trong từng giai đoạn. Cụ thể, kế hoạch đào tạo hội nhập doanh nghiệp trong 1 tuần
để công nhân làm quen với văn hóa công ty, các quy định và nội quy, nắm bắt cơ
bản quy trình sản xuất, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, Khi Công ty có nhập
loại máy móc, thiết bị công nghệ mới, hoặc nhận các mã hàng với quy cách mới
những người vận hành các loại máy móc thiết bị này sẽ thuộc diện xét duyệt để đi
đào tạo theo hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc sẽ bố trí hướng dẫn trước khi
nhập các loại máy móc thiết bị này. Thêm vào đó, kế hoạch đào tạo PCCC, ATLĐ
cũng được thực hiện theo đúng quy định về lao động.
Về mục tiêu đào tạo đối với đối tượng là NNL SX, các doanh nghiệp xác
định bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công việc và
hiệu quả áp dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào công việc đảm nhận. Lao động sản
xuất cũng quan tâm chủ yếu đến chuyên môn và kỹ năng làm việc để có thể hoàn
thành tốt công việc cá nhân. Mục tiêu đào tạo được xác định cụ thể trước khi xây
dựng các khoá học cho từng đối tượng người lao động.
3.3.2. Xây dựng chương trình đào tạo
Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Trong đó các doanh nghiệp sản xuất tập trung nhiều trong lĩnh vực điện tử, may
mặc, dệt, Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô, chất lượng nhân lực và sự
quan tâm của DN mà hoạt động xây dựng chương trình đào tạo cũng khác nhau.
Trước hết cần nhận diện nguồn nhân lực sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở
Việt Nam như sau:
84
Hộp 1: Nguồn nhân lực đầu vào
Đa số nguồn nhân lực đầu vào công nhân sản xuất là lao động phổ thông có trình độ
học vấn thấp. Trình độ văn hóa chủ yếu là tốt nghiệp THPT và THCS. Họ đến từ
nhiều vùng quê khác nhau và mong muốn có một công việc với thu nhập ổn định và
lâu dài. Công nhân sản xuất đa số tuân thủ nội quy, quy định của công ty tốt. Họ
cũng xác định được Công ty cử đi đào tạo là trang bị kiến thức xác thực phục vụ
cho công việc nên thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đào tạo. Và trong quy trình
đào tạo, giáo viên hay người hướng dẫn trực tiếp (như cán bộ quản lý) đóng vai trò
quan trọng đối với sự tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học.
Chị Nguyễn Thị Vân – Phòng nhân sự (công ty TNHH Vina Kookje)
Đa số các chương trình đào tạo NNL SX được xây dựng bởi các cán bộ trong
DN và đào tạo, tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp. Để thiết kế chương trình đào tạo
cho lao động sản xuất sẽ căn cứ vào lịch sản xuất, việc sắp xếp lao động, bố trí giáo
viên, chuẩn bị sơ sở vật chất cho khóa học. Các khóa đào tạo sau sẽ được điều chỉnh
cho phù hợp và hiệu quả hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự
quan tâm, thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo khác nhau.
Trong khoảng thời gian đầu phát triển ở Việt Nam, Samsung gặp phải vấn đề
cực kỳ khó khăn. Đó là nguồn nhân lực tại Việt Nam thiếu hụt về trình độ kỹ thuật
chuyên nghiệp. Không chỉ Samsung, mà đây là tình trạng chung cho các doanh
nghiệp sản xuất điện tử – công nghệ tại Việt Nam như Intel, IBM, BOSCH,.. Đó
cũng là lý do mà Việt Nam thu hút được ít nguồn vốn FDI chỉ dành cho gia công
nhẹ, lắp ráp điện tử, Nên khi thuê hàng chục ngàn công nhân ở một nước đang
phát triển, rất khó để tìm nhân viên với các nền tảng sâu rộng trong công nghệ cao.
Samsung sẽ phải đào tạo tất cả các nhân viên của mình. Vì giáo dục ở Việt Nam chủ
yếu dựa trên lý thuyết và thiếu thực hành nên cần rất nhiều kỹ năng thực hành và kỹ
năng mềm để làm việc không chỉ ở các nhà máy, mà còn ở các văn phòng bán hàng
và những bộ phận khác.
Tại Samsung, thiết kế các chương trình đào tạo huấn luyện nhân viên các kỹ
năng cần thiết cho công việc, các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ
chuyên môn của nhân viên rất được đầu tư. Samsung đã đưa ra các chương trình
đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, phù hợp với người Việt Nam để tăng năng suất và
85
hiệu quả làm việc. Nội dung đào tạo tập trung vào kỹ năng, kiến thức phù hợp tại
doanh nghiệp và đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khóa định kỳ để thúc đẩy gắn
kết doanh nghiệp với nhân viên. Phương thức đào tạo tại công ty được Samsung đặc
biệt chú trọng, cụ thể:
+ Đào tạo định hướng (Orientation Training): Khóa đào tạo này áp dụng bắt
buộc đối với tất cả nhân viên mới sau khi trúng tuyển vào Samsung và được kéo dài
trong 5 ngày liên tục. Chức năng của đào tạo định hướng là giới thiệu cho nhân viên
mới về công ty (Quá trình phát triển; tầm nhìn, chiến lược; cơ cấu bộ máy tổ chức
của công ty); cung cấp cho nhân viên mới nắm được những thông tin cơ bản về các
chính sách nhân sự của công ty; Khóa học cũng giúp cho nhân viên mới có những
trải nghiệp thú vị về văn hóa làm việc tại Samsung thông qua các hoạt động tập thể,
các hoạt động ngoại khóa ( tình nguyện, hoạt động thể lực).
+ Đào tạo kỹ năng (Leader Training): Các nhân viên sau khi trải qua khóa đào
tạo định hướng sẽ được tiếp tục tham gia khóa đào tạo về kỹ năng trong vòng 1
tháng tiếp theo để thích ứng với công việc chuyên môn. Trong đó: Nhân viên sản
xuất sẽ được thực hành tại các phòng mẫu để học về các thao tác lắp ráp sản phẩm;
Nhân viên quản lý sẽ được tham gia lớp huấn luyện kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó,
phòng Đào tạo cũng liên tục mở các lớp đào tạo kỹ năng khác như: Đào tạo ngoại
ngữ, Đào tạo tuân thủ pháp luật,
+ Đào tạo thăng tiến (Promotion Training): Khóa đào tạo này áp dụng đối với
những nhân viên có quá trình làm việc tốt và nằm trong diện được thăng cấp bậc.
Tham gia khóa đào tạo này nhân viên sẽ được cung cấp những kỹ năng quản lý ở
mức độ cao hơn để có thể chịu trách nhiệm quản lý khối lượng công việc lớn hơn
khi được đảm nhiệm chức vụ mới.
+ Đào tạo cho cho nhân viên kinh nghiệm (Mindset Training): Khóa đào tạo
này áp dụng cho những nhân viên sản suất đã có 1 năm kinh nghiệm làm việc tại
Samsung. Nhân viên sẽ được đào tạo lại về chính sách nhân sự và các chế độ phúc
lợi của công ty có sự cập nhật và bổ sung qua từng năm.
86
Kế hoạch đào tạo nội bộ cho nhân viên mới được bắt đầu với khóa đào tạo
định hướng và đào tạo kỹ năng. Sau thời gian đào tạo sẽ thực hiện bài kiểm tra và
phỏng vấn lại trước khi ký hợp đồng, cam kết bảo mật thông tin và được phân về
các bộ phận làm việc (Phụ lục 7).
Tại LG, kế hoạch đào tạo nhân viên mới được xây dựng gồm các nội dung
triển khai trong 5 ngày. Hai ngày đầu nhân viên được tìm hiểu lịch sử, tầm nhìn
mục tiêu, quy định của công ty. Ngày 3 đào tạo thể lực, kỹ năng. Ngày 4 đào tạo kĩ
thuật sản xuất, chất lượng. Ngày 5 nhân viên được tìm hiểu chính sách nhân sự, quy
định kỉ luật của công ty. Sau đó nhân viên được đánh giá qua 3 bài kiểm tra, nếu đạt
yêu cầu sẽ được bàn giao về bộ phận. Tiếp đó là hoạt động đào tạo nhân viên tại
phân xưởng. Nhân viên sản xuất đứng line sẽ được đào tạo từ 1 tuần đến một tháng.
Nhân viên sản xuất làm công việc kiểm tra sẽ được đào tạo từ khoảng 2 đến 3 tháng.
Sau thời gian đó nhân viên sẽ làm việc chính thức (Phụ lục 5).
Ở giai đoạn thiết kế nội dung, LGEVN chú trọng hơn tới việc tự đào tạo thự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dao_tao_nguon_nhan_luc_san_xuat_tai_cac_doanh_nghiep.pdf