Luận án Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

6

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước và về đấu tranh quân sự

6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước và về đấu tranh quân sự trên chiến

trường miền Nam

26

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã được

công bố liên quan đề tài luận án và những nội dung luận án

tập trung nghiên cứu

31

1.2.1 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố 31

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 34

Chương 2: ĐẤU TRANH QUÂN SỰ CHỐNG CHIẾN LƯỢC

“CHIẾN TRANH CỤC BỘ” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

MIỀN NAM TỪ 1965 ĐẾN 1967

35

2.1. Sự cần thiết tăng cường đấu tranh quân sự trên chiến trường

miền Nam

35

2.1.1 Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và âm mưu của Mỹ

trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

35

2.1.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh quân sự trên chiến trường

miền Nam

45

2.2. Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam từ 1965 đến

1967

53

2.2.1. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống cuộc phản công chiến

lược trong mùa khô 1965-1966

53

2.2.2. Đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống cuộc phản công chiến

lược trong mùa khô 1966-1967

65

Chương 3: ĐẤU TRANH QUÂN SỰ CHỐNG CHIẾN LƯỢC

“CHIẾN TRANH CỤC BỘ” TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

MIỀN NAM NĂM 1968

776

3.1. Sự cần thiết đẩy mạnh đấu tranh quân sự trên chiến trường

miền Nam năm 1968

77

3.1.1 Mỹ ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” về chiến lược trong mùa

khô 1967-1968

77

3.1.2. Chủ trương của Đảng mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 83

3.2. Tạo thế, tạo lực và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 87

3.2.1 Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 87

3.2.2 Đẩy mạnh đấu tranh quân sự trong Tổng tiến công và nổi dậy

năm 1968

102

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 124

4.1. Nhận xét 124

4.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân 124

4.1.2. Hạn chế, nguyên nhân 135

4.2. Kinh nghiệm 140

4.2.1. Nhận thức đúng vị trí, vai trò lực lượng quân sự, đấu tranh

quân sự trong thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

140

4.2.2. Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền

Nam Việt Nam và thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh -

nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của đấu tranh quân sự

142

4.2.3 Sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa hậu phương chiến

lược với tiền tuyến lớn, thúc đẩy đấu tranh quân sự phát triển

những bước vững chắc

145

4.2.4 Trong đấu tranh cách mạng nói chung, đấu tranh quân sự

nói riêng, luôn phát huy tư tưởng chiến lược tiến công

147

4.2.5 Xác định đúng đắn phương hướng tiến công, mở đòn tiến

công vào nơi hiểm yếu, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định

cục diện chiến tranh

148

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 174

pdf211 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gieo rắc ảo tưởng có thể giành thắng lợi chung, ngăn chặn mọi đảo lộn về chính trị, quân sự ở miền Nam cho đến khi kết thúc bầu cử vào tháng 11-1968. 82 Trên thực tế, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã phát triển tới mức rất cao, nhưng bị quân và dân Việt Nam đánh bại một bước quan trọng, đẩy chúng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược. Quân Mỹ, QĐSG và quân các nước đồng minh của Mỹ không thể làm nhiệm vụ "tìm diệt" và "bình định" có hiệu quả. Lực lượng của chúng bị căng ra các chiến trường và bị thế trận chiến tranh nhân dân vây hãm. Thế chiến lược của địch bị đảo lộn và vỡ từng mảng, làm cho tinh thần, ý chí của binh lính Mỹ và QĐSG sa sút nghiêm trọng. Trong nội tình nước Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam càng leo thang, ngày càng có nhiều người Mỹ chết và bị thương thì càng làm mất lòng dân, làm tăng thêm nỗi lo sợ rằng nó trở thành cuộc chiến tranh lớn. Với chính quyền Sài Gòn, tình trạng tham nhũng tràn lan, chính quyền mục ruỗng, dân chúng tỏ ra thờ ơ... “Mặt trận Dân tộc giải phóng tiếp tục kiểm soát những phần đất rộng lớn ở Nam Việt Nam và chương trình bình định tỏ ra ít có được kết quả. Quân đội của chính quyền Nam Việt Nam thì mệt mỏi, thụ động, có xu hướng thỏa hiệp và chậm chạp trong việc thực hiện các kế hoạch bình định” [125, tr.266]. Do thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ. Địa vị của Mỹ có bước suy yếu mới và “hình ảnh một siêu cường hạng nhất thế giới giết hại hoặc làm bị thương nặng 1.000 dân thường mỗi tuần trong lúc tìm cách gây áp lực bắt một nước nhỏ, lạc hậu phải chấp nhận một điều mà giá trị của nó mọi người còn đang tranh cãi gay gắt, không phải là một hình ảnh đẹp” [101, tr. 226] đã khiến cho uy tín giảm sút, bị dư luận tiến bộ trên thế giới lên án mạnh mẽ. Mặt khác, chính phủ, quốc hội Mỹ lo sợ nếu mở rộng chiến tranh trên bộ (ra miền Bắc) có nguy cơ đụng đầu với Trung Quốc và Liên Xô. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược toàn cầu của Mỹ và có nguy cơ đảng Dân chủ cầm quyền không được dân chúng Mỹ tín nhiệm. Trong thế khó khăn, nội bộ giới cầm quyền chia rẽ và trước nguy cơ thất cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11-1968, L Giônxơn phải sử dụng “chiến lược dung hòa”, tăng cường chiến tranh có mức độ, tiếp tục mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân ra miền Bắc, mở đợt tiến công ngoại giao đối với miền Bắc theo công thức “có đi có lại”, đặt điều kiện 83 với miền Bắc khi Mỹ ngừng ném bom; đề nghị quốc hội Mỹ tăng thuế từ 6% lên 10%, cho Măc Namara từ chức và Clipphơt (Clifford) lên thay (11-1967). Như vậy, “năm 1968 - năm bầu cử Tổng thống Mỹ, vấn đề chiến tranh Việt Nam nổi lên hàng đầu trong tranh cử” [109, tr.574]. 3.1.2. Chủ trương của Đảng mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Trên cơ sở đánh giá về thế và lực hai bên trên chiến trường miền Nam, Đảng nhận định: quân và dân miền Nam đang có điều kiện và thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh cuộc kháng chiến, mở rộng thế làm chủ trên những vùng rộng lớn ở nông thôn đồng bằng, rừng núi và đô thị, có thể tiến lên tổng tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi quyết định. Trên cơ sở đánh giá tình hình, xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967-1968 (Hội nghị Bộ Chính trị tháng 5- 1967), tháng 6-1967, Bộ Chính trị họp đề ra chủ trương: nhân lúc đế quốc Mỹ đứng trước thế tiến lui đều khó, nhân lúc nước Mỹ bước vào cuộc vận động bầu cử tổng thống, nội bộ giới cầm quyền Mỹ phân hóa, ta cần và có khả năng dồn nỗ lực cao nhất của cả nước giáng cho chúng những đòn tiến công mạnh mẽ làm thay đổi cục diện chiến tranh, làm lung lay hơn nữa ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược, phải xuống thang chiến tranh [88, tr.192]. Vấn đề đặt ra là: quyết tâm chiến lược đã được xác định nhưng làm thế nào để thực hiện quyết tâm ấy? Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị trực tiếp là QUTƯ vẫn trên cơ sở phát huy mạnh mẽ phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp với đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược, đồng thời với đẩy mạnh tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực, thực hiện đánh vừa và đánh lớn, tiêu diệt các đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược quân Mỹ cũng như quân Sài Gòn, đánh thắng âm mưu “tìm diệt” của địch. Mục tiêu Bộ Chính trị, QUTƯ đề ra là đánh tiêu diệt gọn từng đơn vị địch; trước đây tiêu diệt được đại đội, tiểu đoàn, nay phải nâng mức lên đánh tiêu diệt trung đoàn, lữ đoàn Mỹ; trung đoàn, sư đoàn hoặc sư đoàn tăng cường chủ lực QĐSG. Làm được như vậy sẽ gây “thôi động” toàn chiến trường, góp phần quan trọng giành thắng lợi quyết định, tiến lên đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Để giải quyết vấn đề nâng mức đánh tiêu diệt từng đơn vị địch cấp chiến dịch, nhất là đối với quân Mỹ, BTTM thành lập “Tổ kế hoạch” tập trung nghiên cứu, đề xuất kế hoạch tác chiến chiến lược và cách đánh khác cách đánh “truyền thống” (Xuân Thu nhị kỳ) mà lâu nay vẫn làm, thì mới có thể giành 84 thắng lợi quyết định. Trong khi “Tổ kế hoạch” còn đang xác định cách đánh mới, thì Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng Lê Duẩn - trao đổi trong QUTƯ về kế hoạch chiến lược năm 1968 đã đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xã. Không đánh vào đầu não địch ở thành thị thì khó có thể giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn được. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chỉ ra rằng: “Trong một giai đoạn nhất định, cuộc chiến tranh cách mạng vừa quân sự vừa chính trị của ta sẽ phát triển đến tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm đánh bại về cơ bản lực lượng quân sự, chính trị của địch ở tất cả các vùng do chúng kiểm soát mà hướng chính là thành thị, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân” [85, tr.163]. Bí thư thứ nhất còn nhấn mạnh thêm: “Trong quá trình chiến tranh cứu nước ở miền Nam, nếu ở giai đoạn đầu đấu tranh chính trị và quân sự ở nông thôn đã có tác dụng quyết định giành thắng lợi từng bước và làm thay đổi lực lượng so sánh ngày càng có lợi cho cách mạng, thì ở giai đoạn cuối, những đòn tiến công mãnh liệt về quân sự và chính trị ở thành thị, đánh vào một trong những chỗ dựa của địch, cũng là những đòn quyết định đánh bại hoàn toàn chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ” [85, tr. 164]. Đây cũng chính là ý định, quyết tâm chiến lược năm 1968 - chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Cũng theo Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, cách đánh mới là phải khởi nghĩa và tiến công vào đầu não địch ở trung tâm các thành phố lớn và thị xã - nơi địch cho là an toàn nhất, nơi chúng có nhiều sơ hở và chủ quan. Có đánh được thành phố mới tạo nên làn sóng đấu tranh chính trị mạnh mẽ ở các đô thị miền Nam và nước Mỹ, đồng thời cũng để tỏ rõ cho thế giới biết thế và lực của cách mạng miền Nam Việt Nam mạnh chứ không như Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuyên truyền. Đánh thẳng vào thành phố sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược, củng cố lòng tin và quyết tâm cho lực lượng biệt động, đặc công, tình báo, an ninh, pháo cối chuyên trách và các tiểu đoàn mũi nhọn, cơ sở nội tuyến của ta đã từng bám trụ vùng ven và nội đô. Từ ngày 20 đến 24-10-1967, Bộ Chính trị tiến hành hội nghị mở rộng Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967 - 1968. Bộ Chính trị nhận định: Mỹ đang thất bại lớn, dù chúng có tăng quân cũng không giải quyết được gì, vì nội bộ mâu thuẫn sâu sắc, chúng đang bị cô lập. Song, Mỹ ỷ giàu tiềm lực nên 85 rất ngoan cố, đang cố gắng tăng cường lực lượng để giữ cho tình hình quân sự, chính trị của chúng ở Nam Việt Nam không xấu thêm. Đối với ta: Quân và dân miền Nam đã thu được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược. Nhân dân ta ngày càng đoàn kết vững chắc. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta được các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất và kỹ thuật. Đó là thuận lợi lớn. Song, khả năng đánh vào thành phố còn yếu, mà trụ giữ cũng khó có thể làm được. Tình hình trên đặt ra khả năng gì khi thực hành công kích và khởi nghĩa? Bộ Chính trị cho rằng nếu chuẩn bị tốt, kỹ về mọi mặt, tạo được thời cơ và nắm thời cơ chiến lược, hành động đúng lúc ta có thể có khả năng giành thắng lợi quyết định. Về nhiệm vụ: Tranh thủ và tạo thời cơ, tích cực chuẩn bị để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa làm thay đổi tình hình, chuyển biến chiến lược có lợi cho cách mạng miền Nam như các nghị quyết của Trung ương đề ra. Quyết tâm của Bộ Chính trị là cố gắng giành thắng lợi hoàn toàn, trong đó, về mặt quân sự, quân và dân miền Nam có khả năng tiến công vào các thành phố lớn và giành thắng lợi. Đầu tháng 12-1967, Bộ Chính trị mở Hội nghị tiếp tục thảo luận, quyết định chính thức kế hoạch chiến lược năm 1968 và nhiệm vụ của quân, dân miền Nam. Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược” [67, tr. 47]. “Địch khó có khả năng mở cuộc "phản công mùa khô" lần thứ ba. Xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước” [67, tr. 48] và quyết định: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định...” [67, tr. 50]. Bộ Chính trị chủ trương: “Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định” [67, tr. 50] nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược mà Trung ương đã đề ra. Tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong điều kiện địch còn hơn một triệu quân, trong đó quân Mỹ có 480.000 tên (9 sư đoàn và 3 lữ đoàn) và 86 tiềm lực chiến tranh lớn, chúng lại chiếm giữ những địa bàn chiến lược, những thành phố, thị xã đông dân, cho nên đòn tiến công quân sự trên chiến trường chính, hướng trọng điểm phải mạnh mẽ, đồng loạt, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và nổi dậy của nhân dân các thành thị lớn, làm rung chuyển toàn miền Nam, thúc đẩy cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp ba vùng chiến lược phát triển. Tiến công quân sự đồng loạt kết hợp chặt chẽ với nổi dậy đều khắp ở các đô thị là việc làm rất phức tạp và vô cùng khó khăn, không dễ dàng, nhưng ta có thuận lợi cơ bản là đang ở thế thắng, thế chủ động, địch đang ở thế bị động, thế thua. Do đó, Bộ Chính trị dự kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo ba khả năng: Khả năng thứ nhất, ta giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta. Khả năng thứ hai, tuy ta giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng địch vẫn còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu với ta. Khả năng thứ ba, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc ta phải đối phó, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng [67, tr.55-56]. Quyết tâm của Bộ Chính trị là động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền Nam - Bắc nỗ lực phi thường, đạp bằng mọi khó khăn, ác liệt, tiến công và nổi dậy đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi cao nhất theo khả năng thứ nhất. Nhưng trong chuẩn bị phải sẵn sàng chủ động đối phó với khả năng thứ hai, khả năng thứ ba tuy ít xảy ra, nhưng phải tích cực đề phòng. Như vậy, trong lãnh đạo, phải động viên tư tưởng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiến lên giành thắng lợi cao nhất, nhưng trong lãnh đạo chuẩn bị phải sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất. Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của LLVT và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do BTTM soạn thảo đã được QUTƯ nhất trí. Phương án xác 87 định chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là: Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xã quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn. Thời gian phối hợp hành động toàn miền Nam được chọn là Tết Mậu Thân 1968 làm mốc tổng tiến công đồng loạt cho các chiến trường trọng điểm. Đây là thời gian có nhiều yếu tố bất ngờ nhất. Giờ nổ súng cụ thể, Bộ Chính trị ủy quyền cho một số thành viên trong Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu, quyết định cho sát thực tế tình hình và ra lệnh cho các chiến trường nổ súng. Tháng 1-1968, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 14 khoá III ra Nghị quyết về Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968). Hội nghị nhất trí cao với những quyết nghị của Bộ Chính trị, nhất là Nghị quyết Bộ Chính trị (12-1967), nhận định về so sánh lực lượng và tổng tiến công có thể xảy ra theo ba khả năng đã dự kiến. Hội nghị Trung ương chỉ rõ cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thời điểm này cần phải và có thể tạo một chuyển biến lớn, nhảy vọt bằng cách đánh mới, táo bạo vào tất cả các thành phố, thị xã, mà hướng hiểm yếu, trọng điểm là Sài Gòn - Huế - Đà Nẵng. Đánh bại ý chí xâm lược của địch bằng phương pháp tổng tiến công đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của địch ở các thành phố, thị xã kết hợp với nổi dậy của quần chúng là một sáng tạo lớn trong đường lối chỉ đạo chiến tranh của Đảng, một quyết định sáng suốt và táo bạo chưa có tiền lệ trong lịch sử các cuộc chiến tranh chống xâm lược trước đó. 3.2. Tạo thế, tạo lực và tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 3.2.1. Chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Ngay từ tháng 10-1967, Trung ương Đảng cử Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Phó Tổng tham mưu trưởng vào TƯC phổ biến chủ trương tổng công kích, tổng khởi nghĩa. Ngày 25-10-1967, TƯC ra nghị quyết về tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ 88 (Nghị quyết mang mật danh Nghị quyết Quang Trung). Vào thời điểm này, sau khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Hùng được cử vào Nam giữ chức Bí thư TƯC, Bí thư Quân ủy Miền, Chính ủy QGPMN. Triển khai thực hiện Nghị quyết BCHTƯ Đảng lần thứ 14, trên cả hai miền Nam - Bắc mọi công việc chuẩn bị diễn ra rất khẩn trương, với tinh thần quyết dứt điểm trong trận đánh lịch sử này. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định lấy nhiệm vụ chi viện cho miền Nam là mặt trận hàng đầu và đã tăng tổng ngân sách quốc phòng cho quân đội lên gấp 10 lần năm 1964 là năm cuối cùng thời kỳ hoà bình trên miền Bắc. Các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc viện trợ cho ta năm 1968 là 517.493 tấn vật chất, kỹ thuật, tính thành tiền hơn 1.615 triệu rúp. Chi viện cho chiến trường miền Nam tăng 8,4 lần so với năm 1965, nên bảo đảm hậu cần cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam và chi viện cho Lào, Campuchia. Để đáp ứng yêu cầu của cuộc tổng tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh 559 phối hợp chặt chẽ với các chiến trường miền Nam, với bạn Lào và hậu phương miền Bắc, chủ động, sáng tạo sử dụng mọi phương tiện, mọi biện pháp hữu hiệu nhất đẩy mạnh vận chuyển vật chất - kỹ thuật chi viện kịp thời, đầy đủ cho chiến trường miền Nam. Tính trong hai năm 1967, 1968, lực lượng vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đã vượt đường Trường Sơn và đường biển, chi viện kịp thời cho miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và 42.619.081 đôla... Năm 1967, hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và đơn vị binh chủng kỹ thuật bổ sung cho Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ, nâng tổng số QGPMN lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương (không kể dân quân, du kích, tự vệ). Cụ thể như sau: 89 Bảng 3.2: Số quân miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam và Lào trong giai đoạn 1965-1968 Đơn vị tính: người Năm Chiến trường miền Nam Chiến trường Lào Ghi chú 1965 46.796 10.576 Quân số chi viện chiến trường miền Nam giai đoạn 1965-1968 là 336.914 người, trong tổng số 956.837 (1959- 1975), chiếm 35,212% 1966 54.794 13.000 1967 94.243 18.500 1968 141.081 29.500 Nguồn: Số liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông số 791, bản số 5. Cùng với việc chi viện vật chất, tăng cường lực lượng từ miền Bắc, QGPMN cũng nhanh chóng được gia tăng về mọi mặt, nhiều đơn vị mới được thành lập, cụ thể: miền Đông Nam Bộ, ta thành lập Trung đoàn Quyết Thắng gồm Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Gò Môn (Gò Vấp, Hóc Môn), Tiểu đoàn 3 Dĩ An, Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định; Quân khu 5, ta thành lập Trung đoàn đặc công 401 gồm các tiểu đoàn 406, 409 của Quân khu và Tiểu đoàn 403 từ miền Bắc mới vào; Quân khu 8 thành lập thêm hai tiểu đoàn và tổ chức lại lực lượng của Quân khu thành hai trung đoàn. Trung đoàn 1 gồm các tiểu đoàn 261A, 261B và 514A. Trung đoàn 2 gồm các tiểu đoàn 263, 265 và 267; Quân khu 9 thành lập thêm Tiểu đoàn 307 và một khung cán bộ Tiểu đoàn 308, đồng thời tổ chức lại lực lượng của Quân khu thành một lữ đoàn với 5 tiểu đoàn (307, 303, 309, Tây Đô và Tiểu đoàn pháo 2311). Bên cạnh việc củng cố, phát triển LLVT, lực lượng chính trị của quần chúng, các cơ sở cách mạng, các tổ chức đoàn thể (công đoàn, thanh niên, phụ nữ, nông hội...) được chấn chỉnh chặt chẽ hơn. Ở các đô thị, nhất là tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, đội ngũ cán bộ, đảng viên được tăng cường, nhiều tổ chức đảng được củng cố. Công tác hậu cần, tiếp tế, ém quân, cất giấu vũ khí, tích trữ lương thực, thực phẩm, tải thương, cứu thương... cũng được chuẩn bị chu đáo. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các chiến trường, mặt trận khẩn trương tổ chức giao nhiệm vụ cho các đơn vị và bố trí lực lượng áp sát các mục tiêu. Miền Đông Nam Bộ, trọng điểm tổng tiến công và nổi dậy là thành phố Sài Gòn - Gia Định. Để tập trung cho trọng điểm, TƯC quyết định giải thể các quân khu miền Đông và Sài Gòn - Gia Định, thành lập "Khu trọng điểm" gồm 90 Sài Gòn và một số huyện thuộc các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Tây Ninh, Biên Hoà... do TƯC trực tiếp chỉ đạo. Nguyễn Văn Linh - Phó Bí thư Trung ương Cục làm Bí thư Khu ủy, Võ Văn Kiệt - Phó Bí thư Khu uỷ. Khu trọng điểm gồm sáu phân khu, trong đó năm phân khu hình thành năm hướng tiến công vào Sài Gòn và một phân khu đảm nhiệm nội đô. LLVT mỗi phân khu có từ bốn đến sáu tiểu đoàn được tổ chức trang bị gọn nhẹ làm mũi nhọn. Riêng Phân khu 6 phụ trách nội đô, lực lượng chủ yếu là biệt động được tổ chức thành các cụm, với các đội phụ trách các mục tiêu cụ thể. Phân khu 1 ở hướng bắc và tây bắc Sài Gòn gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, một phần huyện Trảng Bàng và các huyện Bến Cát, Dầu Tiếng. Đây là hướng tiến công chủ yếu của đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nên lực lượng được tập trung, gồm Trung đoàn 16, Tiểu đoàn đặc công 4 Gia Định, Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Gò Môn. Phân khu 2 ở hướng tây và tây nam Sài Gòn, gồm quận Tân Bình, một phần huyện Bình Chánh, các quận 3, 5, 6, huyện Đức Hoà, Bến Thủ (Long An). Lực lượng vũ trang có Tiểu đoàn 267 và Tiểu đoàn 269 của Quân khu 8, Tiểu đoàn 6 Bình Tân, Tiểu đoàn 16, Tiểu đoàn 12 đặc công. Phân khu 3, hướng nam Sài Gòn, gồm huyện Nhà Bè, phần còn lại của huyện Bình Chánh và các quận 2, 4, 7, 8, các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An), với lực lượng gồm: Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 Long An, Tiểu đoàn 5 Nhà Bè, Tiểu đoàn 2 Phú Lợi, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn Đồng Nai) và một tiểu đoàn đặc công. Phân khu 4 ở hướng đông Sài Gòn, gồm Thủ Đức, các quận 9, 1, huyện Nhơn Trạch (Bà Rịa). LLVT có Tiểu đoàn 4 Thủ Đức, Tiểu đoàn đặc công 5, được tăng cường Trung đoàn 3 - Sư đoàn 9 chủ lực Miền. Phân khu 5 hướng đông bắc Sài Gòn, gồm Bình Hoà, Dĩ An, Phú Nhuận và các huyện Lái Thiêu, Phú Giáo, Tân Uyên (thuộc Thủ Dầu Một), lực lượng có Tiểu đoàn 3 Dĩ An và Trung đoàn Đồng Nai (thiếu). Phân khu 6 phụ trách các lực lượng hoạt động trong nội đô mà nòng cốt là Đoàn biệt động F.100, được phân thành ba cụm với chín đội hoạt động trên ba hướng: đông, nam, bắc. Cụm 1 gồm các đội 3, 4, 5 phụ trách các mục tiêu ở phía đông. Cụm 2 gồm các đội 6, 7, 9 đảm nhiệm các mục tiêu ở phía bắc. Cụm 91 3 có các đội 1, 2, 8 phụ trách các mục tiêu ở phía nam. Ngoài chín đội đặc công còn có Đội đặc công 90 độc lập và Đội đặc công 11 được Khu thành lập sát ngày nổ súng. Nhiệm vụ của các đội biệt động là đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu gồm: Bộ Tư lệnh Hải quân, Đài phát thanh Sài Gòn, Dinh Độc lập, BTTM QĐSG, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ đô, Khám Chí Hoà, Tòa đại sứ Mỹ. Các đội biệt động thành còn được tăng cường cho các phân khu đứng chân trên địa bàn trọng yếu, đó là: Phân khu 6 có các đội vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, Phụ vận, Công vận..., với nhiệm vụ trinh sát, dẫn đường, vận động binh lính QĐSG làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền và đánh chiếm một số mục tiêu cấp quận phối hợp với các tiểu đoàn mũi nhọn trong nội đô. Bên cạnh các tiểu đoàn mũi nhọn, các mục tiêu chủ yếu Dinh Độc lập, Đài phát thanh Sài Gòn, Tòa đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân, mỗi mục tiêu có 200 thanh niên, sinh viên tiếp ứng. Tổng nha Cảnh sát, Khám Chí Hoà, mỗi nơi có 1.000 thanh niên, sinh viên; riêng BTTM QĐSG có 5.000 thanh niên, sinh viên tiếp ứng. Ở vùng ven và vành đai Sài Gòn, bộ đội chủ lực Miền có nhiệm vụ chặn đánh lực lượng chủ lực địch cho chúng về ứng cứu cho nội thành. Để bảo đảm cho các mũi, các hướng tác chiến, công tác hậu cần được TƯC đặc biệt chú trọng. Mạng lưới hậu cần Miền ở tuyến trước được tổ chức lại thành năm đoàn, mỗi đoàn phụ trách một hướng. Đoàn 81 bảo đảm cho Sư đoàn 5 và hướng đông Sài Gòn; Đoàn 82 bảo đảm cho Sư đoàn 9 và Phân khu 1; Đoàn 83 bảo đảm cho Sư đoàn 7 và hướng bắc Sài Gòn; Đoàn 84 bảo đảm cho Quân khu 6 và hướng đông nam Sài Gòn. Đoàn 100 bảo đảm cho hướng tây Sài Gòn. Cần phải nói thêm rằng, ngay từ năm 1965, hậu cần Miền đã thành lập hai bộ phận bảo đảm mang mật danh A20 và A30 (sau đó A20 đổi thành J8, A30 đổi thành J9) để thực hiện "kế hoạch X" tích trữ vật chất, vũ khí cho lực lượng ta hoạt động ở nội đô. Từ năm 1965 đến năm 1967, A20 và A30 đã xây dựng được 15 lõm chính trị với trên 200 gia đình làm cơ sở giấu vũ khí và ém quân, đặt sở chỉ huy. Một số lượng lớn vũ khí đã được vận chuyển vào nội thành trong thời gian này. Đến đầu năm 1968, trước khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy nổ ra, ta đã có được 19 lõm chính trị với 325 gia đình, phần lớn ở gần các mục tiêu dự kiến tiến công. Mỗi lõm có nhiều cơ sở để cất giấu vũ khí, ém quân 92 Nhằm bảo đảm sự thống nhất, kịp thời cho lãnh đạo, chỉ huy các mũi, các hướng trong quá trình tổng tiến công và nổi dậy, TƯC và BCH Miền tổ chức lại chiến trường miền Đông, thành lập khu trọng điểm do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư và hai bộ chỉ huy tiền phương Bắc, và tiền phương Nam (Sài Gòn và phụ cận). Tiền phương Bắc do Trần Văn Trà làm Tư lệnh, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh làm Phó Tư lệnh, đảm nhiệm, phụ trách các đơn vị chủ lực Miền ở hướng bắc, tây bắc và đông thành phố, bao gồm các phân khu 1, 4, 5, một phần Phân khu 2 (Dĩ An, Gò Vấp, Củ Chi, Hóc Môn, Lái Thiêu, Thủ Đức và một phần Tân Bình). Bộ Tư lệnh tiền phương Nam do Võ Văn Kiệt làm Tư lệnh cùng Trần Bạch Đằng đảm nhiệm, phụ trách các đơn vị chủ lực tiến công ở hướng nam, tây nam và toàn bộ lực lượng biệt động, quần chúng vũ trang nội thành [50, tr.61]. Đối với các phân khu, TƯC cũng chỉ định phân khu uỷ và bộ chỉ huy phân khu. Mỗi phân khu uỷ chia làm hai bộ phận, một bộ phận chỉ đạo các hoạt động trên địa bàn nông thôn và một bộ phận chỉ đạo hoạt động trên địa bàn đô thị. Quá trình chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn - Gia Định, tổ chức và lực lực cách mạng gặp khó khăn lớn do địch khủng bố gắt gao, đánh vào Đảng bộ nội thành. Một số cán bộ chiêu hồi khai báo thông tin cho địch nên nhiều cán bộ cốt cán của Đảng bị bắt, các cơ sở quần chúng bị thiệt hại nặng... Mặc dù vậy, lực lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dau_tranh_quan_su_tren_chien_truong_mien_nam_giai_do.pdf
  • docxTHONG TIN TÓM TẮT LUẬN ÁN (tiếng Anh).docx
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT.docx
  • pdfTóm tắt Luận án Lê Quang Lạng.pdf
  • docxTTLA - Lê Quang Lạng (bìa).docx
  • docTTLA - Lê Quang Lạng (nội dung).doc
Tài liệu liên quan