MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 288
2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
vùng kinh tế trọng điểm 288
2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội
ở vùng kinh tế trọng điểm 422
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế
trọng điểm 511
2.4. Kinh nghiệm về đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài và bài học cho
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 58
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 69
3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung 69
3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung giai đoạn 2005-2013 766
3.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung 1077
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN
TRUNG 1144
4.1. Phương hướng về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung 1144
4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 1222
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1511DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1522
PHẦN PHỤ LỤC
190 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thấp so với nhiều vùng và
địa phương khác trong cả nước). Trong đó, Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ vốn
77
thực hiện cao nhất với hơn 39,2%, tiếp đến là Thừa Thiên Huế với 23,9%.
Chiếm tỷ lệ vốn thực hiện thấp nhất là Bình Định, chỉ có 3,6%.
Trong quá trình thu hút FDI, năm 2010 được xem là năm có bước chuyển
mạnh khi cả vùng thu hút được 4,9 tỷ USD, trong đó Quảng Nam thu hút vốn
FDI nổi trội nhất khi thu hút được 11 dự án với vốn đăng ký là 4,18 tỷ USD.
Việc thu hút FDI vào vùng kể từ năm 2005 đến nay đều có sự chuyển biến tích
cực, số dự án FDI và vốn đăng ký đều tăng. Nếu năm 2005, cả vùng thu hút
được 33 dự án với vốn đầu tư là 241,78 triệu USD; năm 2011 là 51 dự án, với số
vốn là 857,52 triệu USD; thì đến năm 2013, vùng đã thu hút thêm được 73 dự
án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,57 tỷ USD, số dự án được cấp phép này
đạt cao nhất so với những năm trước đó (xem bảng 3.2).
Bảng 3.2: Số dự án FDI được cấp phép qua các năm từ năm 2005 đến 2013
ở các tỉnh VKTTĐMT
Địa phương Số dự án/ Số vốn đăng ký (Triệu USD)
Tổng số 2005 2010 2011 2012 2013
TT-Huế 72/2202,49 8/94,23 6/98,63 5/41,63 4/31,94 8/308,74
Đà Nẵng 281/3329 15/103,76 17/109,18 25/576,60 36/202,21 39/60,5
Quảng Nam 97/5167 7/36,29 11/4185,37 10/164,99 9/22,83 9/50
Quảng Ngãi 29/4020,39 1/5,00 5/369,80 1/14,00 3/135,63 9/126,34
Bình Định 56/1748,5 2/2,50 2/137,40 10/60,30 7/29,40 8/1025,18
Tổng số 535/16467,38 33/241,78 41/4900,38 51/857,52 59/422,01 73/1570,76
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các địa phương VKTTĐMT
Qua bảng trên cho thấy, số dự án và số vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng
năm 2013 đã tăng, nhưng còn chậm so với những VKTTĐ khác trên cả nước, so
với năm 2005 tăng 121,2% về số dự án và 549,6% về số vốn đăng ký, tương tự
so với năm 2011 tăng 43,1% số dự án và 83,1% số vốn đăng ký. Trong đó, địa
phương có sự bứt phá khá ngoạn mục về số dự án và số vốn đăng ký là Đà Nẵng
và Quảng Nam, số dự án và số vốn đầu tư đăng ký của cả hai địa phương này
đến năm 2013 đã chiếm tới 70,6% số dự án và 51,5% số vốn đăng ký của toàn
78
vùng. Tính riêng ở Đà Nẵng, từ 2005 đến 2013 đã thu hút gần 3 tỉ USD, tăng
gấp 3 lần so với cả giai đoạn trước (1997 - 2007).
Có thể thấy trong thời gian từ 2005 - 2013, số dự án và nguồn vốn FDI ở
VKTTĐMT tăng mạnh so với thời gian trước đó. Đây là giai đoạn mà vùng đã
thu hút được 443 dự án, chiếm 82,8% tổng số dự án đăng ký; với số vốn đăng ký
là 15,4 tỷ USD, chiếm 93,9% tổng vốn đăng ký. Như vậy, có thể thấy
VKTTĐMT đã có bước bức phá mạnh mẽ khi phần lớn các dự án FDI cũng như
hầu hết số vốn FDI đăng ký hiện nay đã được thu hút vào giai đoạn này.
* Về số lượng doanh nghiệp FDI, các DN FDI ở vùng tăng đều qua các
năm, nếu năm 2005 có 73 DN hoạt động, đến năm 2010 có 148 DN, thì đến năm
2013, có 239 DN (phụ lục 7). Đến hết năm 2013, trong số 535 dự án FDI, có 239
DN đi vào hoạt động. Số dự án còn lại (296 dự án) là các dự án mới đăng ký hay
đang triển khai (thủ tục, xây dựng...). Phân theo hình thức đầu tư thì VKTTĐMT
có 187 DN 100% vốn nước ngoài và 52 DN liên doanh, không có hợp đồng hợp
tác kinh doanh. Có thể thấy số DN 100% vốn nước ngoài chiếm số lượng lớn
trong các DN FDI, gấp ba lần các DN liên doanh. Từ năm 2005 đến nay, số DN
FDI ở vùng tăng lên, nhưng chậm và đa số nhà đầu tư đều lựa chọn hình thức
DN 100% vốn nước ngoài thay vì DN liên doanh. Chẳng hạn ở địa phương có số
DN FDI nhiều nhất vùng là Đà Nẵng, năm 2005 có 31 DN FDI, trong đó 21 DN
100% và 10 DN liên doanh; năm 2009 số DN là 68, có 45 DN 100% và 23 DN
liên doanh; cho đến năm 2013 số DN đã tăng lên 131, trong đó có 104 DN 100%
và chỉ có 27 DN liên doanh (xem phụ lục 8). Do hình thức đầu tư 100% vốn
nước ngoài là chủ yếu, nên VKTTĐMT có nhiều hạn chế trong việc học tập kinh
nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như kiểm soát hoạt động của nhà ĐTNN.
* Về quy mô vốn của các DN FDI, số DN FDI đang hoạt động ở
VKTTĐMT đến hết năm 2013 là 239 DN. Nếu phân theo quy mô vốn thì số DN
FDI có vốn từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng là có số lượng lớn nhất với 65 DN, chiếm
khoảng 27,2% tổng số DN, xếp thứ hai là số DN có vốn từ 10 đến dưới 50 tỷ
79
đồng là 50 DN, chiếm 21%. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng là 44 DN, chiếm
18,4%. Số DN có quy mô từ 50 đến dưới 200 tỷ là 41 DN, chiếm 17,1%. Còn
DN từ 500 tỷ trở lên có 29 DN, chiếm 12,1%. Ít DN hoạt động nhất là DN với
quy mô vốn từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng có 10 DN, chiếm 4,2%.
Nếu xét số DN có quy mô vốn dưới 200 tỷ đồng thì có tới 200 DN, chiếm
83,7% số DN, còn nếu xét số DN có quy mô vốn trên 200 tỷ thì có 39 DN,
chiếm 16,3% DN. Như vậy, có thể thấy, số DN FDI hoạt động ở VKTTĐMT
chiếm đa số là các DN có quy mô vốn trung bình và nhỏ, rất ít DN có quy mô
vốn lớn (xem phụ lục 9).
* Về quy mô lao động của các DN FDI, trong 239 DN FDI đang hoạt
động ở VKTTĐMT thì chiếm số lượng nhiều nhất nếu xét theo quy mô lao động
là DN từ 50 đến 199 lao động, có tới 75 DN, chiếm 31,4% trong tổng số DN.
Xếp thứ hai là DN dưới 10 lao động, có 58 DN, chiếm 24,3%. Tiếp theo là DN
có quy mô từ 10 đến 49, có 51 DN, chiếm 21,3%. Chiếm số lượng ít nhất là số
DN 300 đến 499, có 11 DN, chiếm 4,6%.
Nếu xét chung số DN có quy mô từ 1 đến 199 lao động thì vùng có 184
DN, chiếm đến 77% số DN. Nếu xét chung số DN có quy mô từ 200 lao động
trở lên thì vùng có 55 DN, chiếm 23% số DN. Như vậy, đa số DN đang hoạt
động ở VKTTĐMT là các DN có quy mô lao động trung bình và nhỏ, số DN có
quy mô lao động lớn rất ít. Trong vùng, thì Đà Nẵng có nhiều DN đang hoạt
động nhất, có 131 trong số 239 DN. Nếu xét quy mô lao động thì Đà Nẵng phản
ánh rõ bức tranh VKTTĐMT (xem phụ lục 10).
* Quy mô về doanh thu, trong SX-KD, các DN FDI đã đạt được kết quả
nhất định, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH VKTTĐMT. Điều này
được thể hiện ở doanh thu của các DN FDI tăng đều qua các năm hoạt động.
Nếu năm 2005, doanh thu các DN FDI là 4.463,8 tỷ đồng; năm 2010 là
19.160,3 tỷ đồng (tăng 329,2% so với 2005) thì đến 2013 tăng lên 40.535,8 tỷ
đồng (tăng 808,1% so với 2005 và tăng 111,5% so với 2010).
80
Bảng 3.3: Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
từ năm 2005 đến 2013 phân theo loại hình doanh nghiệp
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 2005 2010 2011 2012 2013
DN Nhà nước 51.119.246 121.927.886 178.273.145 206.618.368 235.772.165
DN ngoài Nhà nước 44.335.882 168.521.942 225.686.848 253.671.189 290.228.544
DN FDI 4.463.825 19.160.359 29.051.263 36.174.712 40.535.823
Tổng số 99.918.953 309.610.187 433.011.256 496.464.269 566.536.532
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư
của các địa phương VKTTĐMT
Trong năm 2005, tỷ lệ doanh thu của các DN FDI chiếm 4,47% trong tổng
số doanh thu của các DN đang hoạt động ở vùng, trong khi tỷ lệ này ở DN Nhà
nước là 51,16% và DN ngoài Nhà nước là 44,37%; đến năm 2013 tỷ lệ doanh
thu của các DN FDI tăng lên là 7,15%, còn tỷ lệ này ở DN Nhà nước là 41,62%
và DN ngoài Nhà nước là 51,23%. Có thể thấy, doanh thu của DN FDI từ năm
2005 đến nay đều tăng, đóng góp chung vào sự phát triển của VKTTĐMT. Tuy
nhiên, so với các DN Nhà nước và các DN ngoài Nhà nước thì tốc độ tăng còn
chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của vùng vào sự phát triển của khu vực FDI.
3.2.1.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Về cơ cấu vốn FDI, cơ cấu thu hút vốn đầu tư của VKTTĐMT ngày
càng phù hợp hơn với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế
và sát với kế hoạch phát triển KT-XH. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
VKTTĐMT năm 2013 là 88.032 tỷ đồng, trong đó vốn của khu vực ngoài Nhà
nước và vốn khu vực FDI đạt 56,2% trên tổng vốn đầu tư phát triển toàn vùng
(vốn ngoài Nhà nước đạt 42.998 tỷ đồng, chiếm 48,9% và vốn FDI đạt 6.442 tỷ,
chiếm 7,3%). Vốn FDI được thu hút vào vùng tăng đều qua các năm, năm 2005:
241,78 triệu USD; 2009: 300,15 triệu USD; đến năm 2013 là 1570,76 triệu USD.
81
241.78 300.15
4900.38
857.52 422.01
1570.76
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2005 2009 2010 2011 2012 2013
vốn FDI
Biểu đồ 3.1: Dòng vốn FDI vào VKTTĐMT từ (2005-2013)
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương VKTTĐMT
Xét theo cơ cấu vốn FDI ở VKTTĐMT theo thứ tự tỷ trọng vốn góp từ
cao đến thấp là: 100 % vốn - liên doanh - hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thời kỳ
đầu, đa số DN FDI là DN liên doanh. Song, số lượng DN liên doanh lại giảm
theo thời gian. Ngược lại DN 100% vốn nước ngoài thì có xu hướng tăng lên. Từ
năm 2005 đến nay, các chủ ĐTNN chủ yếu chọn đầu tư bằng hình thức 100%
vốn. Năm 2013 hiện có 187 DN 100%, chiếm 78,2% trong tổng số DN; 52 DN
liên doanh chiếm 21,8%, không có hợp đồng hợp tác kinh doanh.
* Về cơ cấu ngành đầu tư, cơ cấu ngành đầu tư ngày càng phù hợp với
quy hoạch phát triển KT-XH của vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đến hết năm 2013, các dự án FDI thuộc ngành công nghiệp - xây dựng có 254
dự án với vốn đầu tư đăng ký là 6969,06 triệu USD, chiếm 47,48% số dự án, quy
mô vốn đăng ký bình quân là 27,44 triệu USD/dự án; dịch vụ - du lịch có 263 dự
án với vốn đầu tư đăng ký là 9378,32 triệu USD, chiếm 49,16% số dự án, quy
mô vốn đăng ký bình quân là 35,66 triệu USD/dự án; nông lâm - thủy sản là 18
dự án với vốn đầu tư là 120 triệu USD, chiếm 3,36% số dự án, quy mô vốn đăng
ký bình quân là 6,67 triệu USD/dự án.
Như vậy, trong cơ cấu ngành đầu tư ở VKTTĐMT, thì vốn tập trung ở ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch là chủ yếu. Vốn thu hút vào ngành
nông, lâm, thủy sản rất thấp và đây cũng chính là tình hình chung của cả nước.
82
Bảng 3.4: Số dự án FDI theo ngành kinh tế năm 2013 ở VKTTĐMT
STT Ngành kinh tế
Số dự
án
Vốn đầu tư đăng
ký (triệu USD)
Tỷ Trọng
(%)
1 Công nghiệp - xây dựng 254 6969,06 42,32
2 Dịch vụ - du lịch 263 9378,32 56,95
3 Nông lâm- thủy sản 18 120 0,73
Tổng cộng 535 16467,38 100
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương VKTTĐMT
Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án FDI phần lớn tập trung trong các lĩnh vực
khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, thông tin liên lạc. Trong công nghiệp, các
dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, gia công các
sản phẩm may mặc. Còn ở ngành nông nghiệp do chịu nhiều rủi ro, nhất là trong
điều kiện thời tiết, khí hậu VKTTĐMT rất khắc nghiệt, giá cả sản phẩm nông
nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp nên thu hút rất ít dự án FDI đầu tư.
* Về cơ cấu đối tác đầu tư, Giai đoạn 2005 - 2013, đã có nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án FDI tại VKTTĐMT. Trong đó, đa số đối tác chủ yếu vẫn
đến từ các nước Châu Á, như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc ..., một số đến từ Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ. Chẳng hạn, ở Thừa Thiên
Huế thì Singapore là quốc gia dẫn đầu về vốn đăng ký, trong đó có 7 dự án với
số vốn là 1.045,86 triệu USD, chiếm 47,5% tổng số vốn đầu tư đăng ký vào tỉnh.
Ở Đà Nẵng, Nhật Bản là nước dẫn đầu về số dự án, với 71 dự án FDI; Hàn Quốc
đứng đầu với vốn đầu tư đăng ký là 708 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Còn ở Quảng Nam, Singapore là quốc gia đứng đầu khi có 1 dự án
với vốn đăng ký rất cao là 4 tỷ USD, chiếm đến 77,4% tổng vốn đầu tư đăng ký
của tỉnh. Quảng Ngãi có 2 dự án từ Đài Loan với vốn đăng ký dẫn đầu là 3.005
triệu USD, chiếm 74,7% tổng vốn đầu tư; tiếp đến là Hàn Quốc có 10 dự án với
số vốn là 718,39 triệu USD, chiếm 17,9%. Bình Định có 2 dự án đầu tư từ Nga
với vốn đăng ký chiếm nhiều nhất là 1125 triệu USD, chiếm 64,3% tổng vốn
đầu tư vào tỉnh. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng ký
trên 1 tỷ USD, có đến ba quốc gia đại diện cho các nước Châu Á là Singapore
(xếp thứ 1) và Đài Loan (xếp thứ 2) và Hàn Quốc (xếp thứ 3).
83
3.2.1.3. Trình độ công nghệ
Công nghệ ở VKTTĐMT có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ
tăng trưởng kinh tế. FDI là kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất, nhanh
nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Nhiều dự án FDI sau khi được triển khai, công
nghệ đã được các công ty nước ngoài chuyển giao trực tiếp phần cứng (máy
móc, thiết bị) và phần mềm (quy trình hoạt động của công nghệ) từ nước ngoài
vào cơ sở sản xuất ở vùng. Nhờ việc chuyển giao công nghệ, đầu tư hệ thống
thiết bị và tiến hành tổ chức sản xuất mà trình độ công nghệ trong các DN FDI ở
VKTTĐMT có trình độ tương đối vượt trội hơn so với các DN ở các khu vực
khác (như Nhà máy công nghiệp nặng Doosan).
Một trong những mục tiêu hàng đầu trong thu hút FDI là để cải thiện trình
độ công nghệ ở VKTTĐMT, nhưng trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu
và phát triển công nghệ của các DN FDI ở vùng còn thiếu sôi nổi, chưa đóng góp
đáng kể cho trình độ công nghệ trong vùng. Thật vậy, qua khảo sát 300 người
quản lý ở các DN FDI thì có 87 người (chiếm 29%) trả lời có hoạt động nghiên
cứu và phát triển công nghệ ở các DN FDI và 213 người (chiếm 71%) trả lời
không có hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ. Nếu như các DN có hoạt
động nghiên cứu và phát triển công nghệ thì có số lượng dự án, sáng kiến nghiên
cứu và phát triển công nghệ còn rất hạn chế, trong năm 2013 chỉ có 3 dự án
nghiên cứu và phát triển công nghệ đang thực hiện, 2 dự án đã kết thúc và 3 dự
án đã bị hủy bỏ. Kinh phí để các DN phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển công nghệ chủ yếu là từ vốn tự có chiếm 62,4% (xem phụ lục 11).
Hiện nay, các DN FDI đang hoạt động ở VKTTĐMT thì trình độ công
nghệ cũng mới chỉ dừng lại ở mức trung bình hoặc tiên tiến. Một số DN vẫn
đang sử dụng công nghệ ở mức thấp với mục đích khai thác chi phí nhân công rẻ
để tìm kiếm lợi nhuận, như một số DN dệt may, dày da, sản xuất đồ chơi, vàng
mã, đèn cầy của Đài Loan, Hồng Kông. Trong khi đó, số DN có công nghệ cao
còn rất khiêm tốn, chẳng hạn như Đà Nẵng là địa phương thu hút được nhiều dự
án FDI nhất, nhưng cũng chỉ có một vài DN được đánh giá là công nghệ cao
84
như: Toàn Cầu (Mỹ), Việt Hoa và Việt Hồng (Đài Loan), Mabuchi (Nhật), Vina
mobi - Zentek (Singapo). Còn ở Bình Định, thì phần lớn DN FDI có quy mô
nhỏ; công nghệ, dây chuyền thiết bị thuộc dạng trung bình, chỉ có một số DN
nuôi tôm là áp dụng qui trình sản xuất hiện đại nên chất lượng sản phẩm
caoMột số DN FDI có những dây chuyền công nghệ tiên tiến nhưng bên cạnh
đó họ vẫn sử dụng những bộ phận thủ công hoặc bán cơ khí.
Tình trạng công nghệ ở vùng là do đa số dự án FDI ở VKTTĐMT đến từ
các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đây không phải là những quốc gia có
công nghệ hiện đại như các nước phát triển. Hơn nữa, tay nghề người lao động
trong vùng còn thấp, giá nhân công rẻ. Điều này đã khuyến khích nhà đầu tư sử
dụng những công nghệ thấp đòi hỏi nhiều lao động sống để tiết kiệm chi phí.
3.2.1.4. Nguồn nhân lực
Số lượng lao động làm việc trong các DN FDI ở VKTTĐMT ngày một
tăng thêm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2005 là 28.995 lao động;
năm 2010 là 65.161; năm 2011 là 75.444; thì đến năm 2013 con số này là 94.264
lao động (xem biểu đồ 3.2).
Đơn vị tính: nghìn người
28.9
49.5 57.7
65.1
75.4
84.5
94.2
0
20
40
60
80
100
2005 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số lao động
Biểu đồ 3.2: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư
của các địa phương VKTTĐMT
Bên cạnh số lượng lao động hàng năm tăng thêm thì chất lượng lao động
làm việc trong các DN FDI cũng được cải thiện đáng kể. Qua khảo sát 300 người
85
quản lý ở các DN FDI cho thấy, có 81,7% đào tạo lại sau tuyển dụng để đáp ứng
nhu cầu của DN, chỉ có 18,3% là không được đào tạo lại sau tuyển dụng. Số lao
động được đào tạo lại chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 57,1%; trung
cấp là 18,4%; lao động không có chuyên môn kỹ thuật là 15,5%; công nhân kỹ
thuật là 6,1%; sơ cấp là 2,9%. Hình thức chủ yếu được các DN lựa chọn để đào
tạo sau tuyển dụng là đào tạo tại các cơ sở trong nước chiếm 63,7%; tiếp đến là
đào tạo ngay tại DN chiếm 25,7%; đào tạo tại các cơ sở nước ngoài là ít nhất,
chiếm 10,6% (xem phụ lục 11). Như vậy, đa số các DN FDI sau khi tuyển dụng
lao động thì tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động của mình nhằm
trang bị kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng thực hành cần thiết để hoàn thành
công việc. Phần lớn các DN FDI cho người lao động đào tạo chủ yếu tại các
cơ sở đào tạo trong nước; một số DN FDI đào tạo lao động ngay tại DN mình;
chỉ ít các DN là gửi người lao động đi đào tạo tại các cơ sở nước ngoài.
Phải thừa nhận một thực tế là chất lượng lao động mà VKTTĐMT cung
cấp cho các DN FDI còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao
động nên đa phần các DN FDI sau khi tuyển dụng đều buộc phải đào tạo lại.
Đây là bất cập lớn vì hầu hết các DN FDI muốn nhận lao động là để sử dụng
ngay, đóng góp cho sự phát triển của DN mình, nhưng qua khảo sát thì rất ít
DN FDI là không phải đào tạo lại lao động sau tuyển dụng. Hạn chế này, một
phần là do chính sách thu hút và sử dụng lao động của các địa phương trong
vùng còn nhiều bất cập. Phần khác, là điều kiện và mức lương mà người lao
động nhận được trong các DN FDI ở VKTTĐMT còn thấp nên lao động có xu
hướng đi tìm việc ở nơi khác để có thu nhập cao hơn.
3.2.1.5. Hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện có 239 DN FDI ở vùng đã đi vào hoạt động. DN FDI đã góp phần
đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, đổi mới sản phẩm, phát triển các ngành
công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị
tăng cao, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
86
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp FDI
Năm 2005 2010 2011 2012 2013
KNXK (triệu USD) 214,6 483,7 532,6 594,5 671,4
Doanh thu (tỷ đồng) 4.463,8 19.160,3 29.051,2 36.174,7 40.535,8
Lao động 28.995 65.161 75.444 84.525 94.264
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư
của các địa phương VKTTĐMT
Đến hết năm 2013, doanh thu của các DN FDI đạt 40.535 tỷ đồng, tăng
12,1% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI ngày
càng tăng. Nếu năm 2005 là 214,6 triệu USD, đến năm 2010 là 483,7 triệu USD
thì đến năm 2013 là 671,4 triệu USD. Luỹ kế đến nay, số lao động có việc làm
trong các DN FDI là 94.264 người, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2012. Hoạt
động SX-KD của các DN FDI những năm qua đã không ngừng phát triển, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành được thay đổi căn bản.
Qua khảo sát tình hình SX-KD của các DN FDI trong năm 2013 so với
năm 2012 như sau: Về lao động, đa số DN ở vùng thu hút được nhiều lao động,
DN có số lao động tăng từ 10 đến 20% là nhiều nhất, chiếm 27,5% số DN; tiếp
đến là DN có số lao động tăng dưới 10%, chiếm 26,5%; tăng trên 20% lao động,
chiếm 15,6%. Số DN không thay đổi về lao động chiếm 6,9%. Một số DN vì
những lý do riêng đã cắt giảm lao động để củng cố DN. Phần lớn DN cắt giảm
lao động dưới 10%, chiếm 14,7% số DN; tiếp đến là số DN cắt giảm từ 10 đến
20%, chiếm 5,6%; còn giảm trên 20% lao động, chỉ chiếm 3,2%. Về vốn kinh
doanh, đa số các DN làm ăn có lãi, tăng vốn kinh doanh để thu nhiều lợi nhuận.
Số DN tăng vốn kinh doanh dưới 10% là nhiều nhất, chiếm 36,2%; tiếp theo là
số DN tăng vốn kinh doanh từ 10 đến 20%, chiếm 34,3%; số DN tăng vốn trên
20% là ít nhất, chiếm 6,7%. Số DN không thay đổi về vốn kinh doanh chiếm
2,8%. Vẫn còn một số DN vì vài lý do mà chủ yếu là hoạt động chưa hiệu quả đã
87
cắt giảm vốn kinh doanh. Nhiều nhất là số DN giảm vốn dưới 10%, chiếm
13,8% số DN; tiếp đến là số DN giảm vốn trên 20%, chiếm 3,9%; còn lại là số
DN giảm vốn từ 10 đến 20%, chiếm 2,3%. Về lợi nhuận trước thuế, một số DN ở
vùng hoạt động có hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận hơn. Số DN tăng lợi nhuận dưới
10% là nhiều nhất, chiếm 39,2%; tiếp theo là số DN tăng lợi nhuận từ 10 đến
20%, chiếm 21,9%; ít DN nhất là số DN tăng lợi nhuận trên 20%, chiếm 14,4%.
Số DN không thay đổi về lợi nhuận chiếm 2,7%. Một số DN hoạt động kém hiệu
quả đã tụt giảm lợi nhuận. Nhiều nhất là số DN giảm lợi nhuận dưới 10%, chiếm
11,5% tổng số DN; tiếp đến là số DN giảm từ 10 đến 20% lợi nhuận, chiếm
6,3%; còn lại là số DN giảm trên 20% lợi nhuận, chiếm 4% (xem phụ lục 11).
Thời gian qua, do kinh doanh hiệu quả một số nhà đầu tư đã xin tăng
vốn, mở rộng quy mô sản xuất, như ở Bình Định đã có 5 dự án xin tăng vốn,
với số vốn tăng thêm là 7,79 triệu USD, trong đó dự án xin tăng vốn cao nhất
là của Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, với số vốn xin tăng thêm là 6,64
triệu USD [60]. Ở Đà Nẵng, do kinh doanh thu được hiệu quả cao đã có tới 13
dự án xin tăng vốn với số vốn tăng thêm là 216,3 triệu USD. Đặc biệt, có 3 dự
án đã xin tăng vốn tới lần thứ ba như: Nhà máy bia Foster’s Đà Nẵng từ 23,8
triệu USD đầu tư ban đầu đã tăng lên 102,8 triệu USD, công ty Giầy Quốc
Bảo từ 9 triệu USD lên 38 triệu USD và Khách sạn Furama Đà Nẵng từ 1,2
triệu USD đã tăng vốn lên 65,2 triệu USD [61].
Có thể thấy, các DN FDI ở VKTTĐMT bước đầu đã hoạt động có hiệu
quả, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ, sản phẩm sản xuất đa
dạng, phong phú, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đáng chú ý là các DN sản xuất giày da, may mặc, dệt đã khẳng định được vị trí
và chỗ đứng của mình, tạo được uy tín với khách hàng trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, một số DN FDI đóng góp lớn cho tăng trưởng, phát triển của vùng
như: Khu du lịch Furama, Bia Foster’s, Nước giải khát Coca Cola, Sản xuất đồ
chơi Keyhinge Toys, Điện tử Việt Hoa, Sản xuất, lắp ráp động cơ điện Mabuchi,
88
Siêu thị Metro Cash & Carry, Khu du lịch giải trí Silver Shore, Dệt may Phong
Phú, Foster’s, Vijachip, D&N, Valley View..., đặc biệt là dự án sản xuất các sản
phẩm công nghiệp nặng của Công ty Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam là một
trong những tổ hợp công nghiệp nặng lớn nhất Việt Nam hoạt động rất hiệu quả
[112]. Phần lớn các DN FDI hoạt động có hiệu quả đã làm cho hoạt động của khu
vực FDI trở nên sôi động và có ý nghĩa lớn đối với các địa phương trong vùng.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của các DN FDI gặp phải một
số khó khăn, hạn chế nhất định, hiệu quả hoạt động SX-KD chưa cao (phần lớn DN
đạt doanh thu ở mức dưới 5 triệu USD/năm, số DN đạt doanh thu trên 10 triệu
USD/năm còn ít); quy mô một số dự án FDI còn nhỏ cả về vốn lẫn năng lực sản
xuất; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, của người lao động còn
thấp; máy móc, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu; thị trường xuất khẩu hạn hẹp, khả
năng cạnh tranh còn thấp. Các DN FDI phần lớn có thị trường và sản phẩm ổn định
nhưng giá trị sản xuất chưa cao, sản phẩm có giá trị gia tăng chưa nhiều.
3.2.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
3.2.2.1. Tác động tích cực
Trong những năm qua, FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc thực
hiện các mục tiêu phát triển KT-XH ở VKTTĐMT. Điều này được thể hiện:
Một là, FDI góp phần tăng vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Phát triển khu vực FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khả năng tận
dụng lợi thế sẵn có của VKTTĐMT (đất đai, lao động, môi trường kinh doanh...)
và những ưu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra (vốn, công nghệ, thị trường...)
để phát triển KT-XH VKTTĐMT. Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển
thì việc tăng nguồn vốn đầu tư là một nhu cầu cấp bách. Trong thời gian qua, khi
nguồn vốn trong nước còn hạn chế thì nguồn vốn FDI giữ một vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của VKTTĐMT. Từ năm 2005 đến nay, vốn FDI đầu tư vào
VKTTĐMT tăng lên đều đặn, nếu năm 2005 là 2.286 tỷ đồng, đến năm 2010 là
89
5.701 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã là 6.442 tỷ đồng. Mặc dù lượng vốn FDI đầu
tư trong vùng tăng lên qua các năm song tỷ lệ vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tư
của cả vùng còn thấp, năm 2005, nguồn vốn FDI chiếm 9,8% trong tổng vốn đầu
tư trên địa bàn VKTTĐMT. Từ năm 2009, tỷ lệ này lại có xu hướng đi xuống do
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy tỷ lệ vốn FDI trong cơ cấu
vốn đầu tư trên địa bàn VKTTĐMT chưa cao và có xu hướng giảm xuống trong
những năm gần đây, song nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu
trong cơ cấu vốn đầu tư của vùng.
Bảng 3.6: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế ở VKTTĐMT (2005-2013)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 2005 2010 2011 2012 2013
Khu vực
FDI
2.286.372 5.701.784 6.616.252 6.519.835 6.442.863
(9,8%) (8,3%) (8,2%) (7,7%) (7,3%)
Nhà nước 14.259.838 39.208.813 36.323.394 40.622.386 38.591.034
(60,9%) (57,1%) (45,1%) (47,7%) (43,8%)
Ngoài nhà
nước
6.854.855 23.704.727 37.518.639 38.042.762 42.998.249
(29,3%) (34,6%) (46,7%) (44,6%) (48,9%)
Tổng số 23.401.065 68.615.324 80.458.285 85.184.983 88.032.146
(100%) (100%) (100%) (100%) (100%)
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương VKTTĐMT
Qua bảng 3.6, ta thấy rõ cơ cấu đầu tư phân theo thành phần kinh tế, có
thể đánh giá được tầm quan trọng của FDI trong nguồn vốn đầu tư phát triển,
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2005-2013, khu vực FDI
đã đóng góp bình quân 8,5% tổng vốn đầu tư xã hội. Năm cao nhất là năm 2005,
khu vực này đóng góp 9,8% tổng vốn đầu tư xã hội. Nguồn vốn FDI không chỉ
tạo ra ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_vung_kinh_te_trong_diem_mien_trung_1556_1917178.pdf