Luận án Dạy học giáo dục ở Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .vii

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu.3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .3

4. Giả thuyết khoa học.3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3

6. Phạm vi giới hạn của đề tài .4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.4

8. Các luận điểm bảo vệ .6

9. Những đóng góp mới của luận án .6

10. Cấu trúc của luận án .7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN .8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề dạy học Giáo dục học theo tiếp cận năng

lực thực hiện.8

1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài .8

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc.11

1.2. Bản chất của quá trình dạy học ở đại học .17

1.3. Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.20

1.3.1. Năng lực và năng lực thực hiện.20

1.3.2. Tiếp cận năng lực thực hiện.25

1.3.3. Tiếp cận năng lực thực hiện và “chuẩn đầu ra” .27

1.3.4. Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện trong quá trình đào tạo giáo viên .35

pdf259 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học giáo dục ở Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của SV Ghi những nội dung cơ bản của bài học mà SV cần nắm và ghi chép đƣợc Hoạt động 1: Khởi động Đây là hoạt động nhằm thu hút, kích thích hứng thú và dẫn dắt SV vào bài học. Hoạt động khởi động có thể là một tình huống, một trò chơi nhỏ, một câu hỏi có tính vấn đề, ... có liên quan tới chủ đề bài học. Qua hoạt động này có thể dẫn nhập vào bài học. Hoạt động 2: Đo năng lực đầu vào của SV Hoạt động này nhằm xác định mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan đến bài học mà SV đã đạt đƣợc, qua đó tổ chức dạy học phù hợp, Có thể sử dụng bài tập tình huống, phiếu yêu cầu học tập, vấn đáp, ... để đo năng lực đầu vào của SV. Hoạt động 3: Tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của SV Đây là hoạt động chính chiếm đa số thời gian dành cho bài học, Phần này mô tả các hoạt động thể hiện PPDH của giảng viên Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà, nhận xét đánh giá giờ học và thu thông tin phản hồi từ ngƣời học. Mục đích của hoạt động này nhằm nhấn mạnh, khắc sâu tri thức, giao nhiệm vụ và bài tập tự nghiên cứu tiếp theo cho SV. Thu thông tin phản hồi về bài học từ phía sinh viên để điều chỉnh quá trình dạy học. Mô tả hệ thống những hành động, việc làm của giảng viên bao gồm: đặt câu hỏi, phát phiếu học tập, đƣa ra yêu cầu đối với SV Hoạt động trả lời câu hỏi, điền vào phiếu học tập, ... tƣơng ứng với yêu cầu của giảng viên, ... Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 106 (2) Khung bài soạn giáo án tổ chức thảo luận /seminar/ thực hành trên lớp TÊN BÀI: .... (Tiết ..., bài thảo luận/seminar/thực hành tại lớp) I. Mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) II. Chuẩn bị của giảng viên III. Hình thức tổ chức dạy học (phƣơng pháp dạy học) IV. Tiến trình Đối với giáo án thực hành giảng viên cần xác định rõ mục tiêu hình thành kỹ năng gì cho SV, trên cơ sở đó xác định mục tiêu cho từng hoạt động. Cần phải mô tả rõ những hoạt động của SV và hoạt động tổ chức, giám sát của giảng viên. Nội dung Hoạt động DH Hoạt động của GV Hoạt động của SV Mô tả nội dung tiến trình tổ chức dạy học, bao gồm các bƣớc, các hoạt động triển khai. Cụ thể: Bƣớc 1: Chuẩn bị (Triển khai ở giờ học trƣớc) Bƣớc 2: Tổ chức thảo luận trên lớp học. * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức các nhóm làm việc và giới thiệu nội dung thảo luận. * Hoạt động 2: Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc. * Hoạt động 3: Hƣớng dẫn SV PP, KN làm việc nhóm * Hoạt động 4: Quan sát, kiểm soát hoạt động nhóm. Trợ giúp SV (nếu cần) * Hoạt động 5: Báo cáo kết quả và thảo luận toàn lớp. * Hoạt động 6: Kết luận nội dung thảo luận/ seminar/ thực hành Bƣớc 3: Kết luận bài học Nhận xét đánh giá giờ học. Giao nhiệm vụ học tập tiếp theo Mô tả các hoạt động của ngƣời giảng viên nhằm thực thi các bƣớc, các hoạt động trong phần nội dung Mô tả các hoạt động tƣơng ứng của SV dƣới sự dẫn dắt của giảng viên. (Các giáo án thiết kế mẫu xem phụ lục 4) Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 107 (iii.) Điều kiện thực hiện - Nhà trƣờng và tổ bộ môn phải xây dựng và cấu trúc lại nội dung dạy học môn GDH theo hƣớng tiếp cận NLTH. - Giảng viên phải nắm chắc nội dung dạy học GDH. Có ý thức học hỏi, không ngại thay đổi. - Giảng viên cần bồi dƣỡng cho mình những năng lực cần thiết để thích ứng với nội dung dạy học theo tiếp cận NLTH nhƣ: có năng lực tổ chức, năng lực điều khiển, năng lực kiểm tra đánh giá theo tiếp cận NLTH. - Giảng viên phải thiết kế đƣợc một hệ thống các phiếu học tập, phiếu đánh giá phù hợp với từng hoạt động và phù hợp với từng đối tƣợng SV. - SV cần có thái độ tích cực trong học tập và học tập sáng tạo. Ngoài nghiên cứu những giáo trình GDH đã có, cần khai thác những thông tin của mạng Internet, trao đổi với giáo viên phổ thông, tích cực thảo luận theo nhóm để chiếm lĩnh đƣợc nội dung dạy học. 3.2.2.4. Tổ chức tiến trình dạy học bài học GDH theo tiếp cận NLTH (i). Mục tiêu Cung cấp những chỉ dẫn cho giảng viên giảng dạy môn GDH ở các trƣờng ĐHSP về trình tự các bƣớc tiến hành hoạt động khi tổ chức dạy học bài học theo tiếp cận NLTH. Xây dựng tiến trình dạy học GDH cần đảm bảo: - Tạo môi trƣờng học tập thân thiện, tăng cƣờng hoạt động hợp tác giữa giảng viên với SV, SV với SV. - Phối hợp các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học hiện đại nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV sƣ phạm. Khắc phục đƣợc lối dạy một chiểu mang tính chất lý thuyết kinh viện. - Quan tâm tới giáo dục thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho SV. Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 108 (iii). Nội dung và cách thức thực hiện Theo tiếp cận NLTH, tổ chức dạy học GDH là quá trình giảng viên đƣa ra một hệ thống các nhiệm vụ học tập (công việc) có tính thực tiễn nghề nghiệp cao và định hƣớng, tổ chức hoạt động, kiểm tra - đánh giá việc thực hiện hoạt động học tập của SV. Tƣơng ứng với sự tổ chức, điều khiển của giảng viên, SV tích cực tự tổ chức hoạt động học tập của bản thân nhằm nắm vững lý thuyết, hình thành kỹ năng và thái độ tƣơng ứng để thực hiện nhiệm vụ học tập mà giảng viên yêu cầu. Quá trình tổ chức dạy học từng bài học GDH theo tiếp cận NLTH cần tiến hành theo trình tự: * Bƣớc 1: Chuẩn bị (1) Đối với giảng viên: trong bƣớc này giảng viên thực hiện bốn nhiệm vụ nối tiếp nhau là: - Nhiệm vụ 1: Xác định mục tiêu của bài học - Nhiệm vụ 2: Thiết kế và chuẩn bị phiếu học tập, phiếu thu thông tin phản hồi, phiếu đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của SV. - Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị phƣơng tiện dạy học Phƣơng tiện dạy học ở đây bao gồm những điều kiện về cơ sở vật phục vụ cho hoạt động dạy học: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, bảng biểu, mô hình, .... Với mỗi bài học cụ thể sẽ có phƣơng tiện dạy học tƣơng ứng. - Nhiệm vụ 4: Phân nhóm SV Việc phân nhóm SV phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Về số lƣợng SV mỗi nhóm nếu quá ít sẽ không tận dụng đƣợc trí tuệ tập thể trong quá trình học tập, nếu quá đông sẽ khó tổ chức, điều khiển hoạt động của nhóm và có thể nảy sinh tình trạng một số thành viên ỉ lại vào các thành viên tích cực trong nhóm. Vì vậy, mỗi nhóm có 7 SV trong đó 1 SV làm nhóm trƣởng, 1 SV làm thƣ ký. Giảng viên cần quy định rõ về vai trò của trƣởng nhóm, thƣ ký và các thành viên. Quy định chế độ báo cáo và công bố những căn cứ để đánh giá kết quả học tập của nhóm. Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 109 + Về trình độ giữa các nhóm SV phải có sự tƣơng đồng nhau, SV trong một nhóm thì cùng chuyên ngành đào tạo (đối với những lớp học ghép nhiều chuyên ngành đào tạo) + Hình thức phân nhóm: Giảng viên căn cứ vào đặc điểm tình hình chung của lớp kết hợp với đội ngũ cán bộ lớp để phân chia thành nhóm cho phù hợp. (Có thể chia nhóm SV cố định ngay khi bắt đầu quá trình dạy học môn GDH hoặc chia nhóm trƣớc mỗi bài học cho phù hợp) (2) Đối với SV: tƣơng ứng với mỗi nhiệm vụ trên, giảng viên phải tạo đƣợc những hoạt động sau ở SV. + Tự xác định mục tiêu học tập + Tự nghiên cứu trƣớc nội dung học tập. + Lập kế hoạch tự học theo nhóm + Tự chuẩn bị các điều kiện học tập. * Bƣớc 2: Tổ chức dạy học Đối với từng loại bài học (lý thuyết, thực hành, seminar, ) mà tiến hành trình tự các bƣớc, các hoạt động cho phù hợp. (Tiến trình tổ chức dạy học đƣợc trình bày khái quát ở mục 3.2.2.3 và trình tự tiến hành dạy học từng bài cụ thể xem phụ lục 4). * Bƣớc 3: Đánh giá NLTH của SV Giai đoạn này giảng viên tiến hành thu thập các minh chứng để đánh giá NLTH của SV. Việc đánh giá đƣợc thực hiện thông qua đánh giá của giảng viên (giữ vai trò quyết định chính) và tự đánh giá của SV (là một kênh thông tin để giáo viên có cơ sở đánh giá SV). Qua những minh chứng thu đƣợc, giảng viên sẽ đánh giá đƣợc: - Mức độ nắm kiến thức của SV - Mức độ thành thạo kỹ năng của SV - NLTH của SV Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 110 Nếu kết quả đánh giá và tự đánh giá cho thấy SV đã đạt đƣợc mục tiêu dạy học theo chuẩn NLTH ở một mức độ nhất định thì chuyển lên tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo. Nếu chƣa đạt chuẩn phải chỉ ra đƣợc những hạn chế và tiến hành lại công việc. (iii). Điều kiện thực hiện - Giảng viên phải có năng lực thiết kế, năng lực tổ chức, năng lực xử lý tình huống dạy học để có thể điều khiển đƣợc các hoạt động nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng. - Giảng viên phải biên soạn đƣợc tài liệu hƣớng dẫn học tập cụ thể để chỉ dẫn SV thực hiện theo trình tự các hoạt động. - SV phải nhận thức đƣợc ý nghĩa của nhiệm vụ học tập từ đó có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, thực hiện theo những chỉ dẫn của giảng viên. - Nhà trƣờng phải tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất: bàn ghế trong phòng học có thể ghép nối linh hoạt để phù hợp với các dạng tổ chức dạy học toàn lớp và nhóm; có mạng wifi ở tất cả các phòng học để SV và giảng viên cập nhật, trao đổi thông tin; mua thêm nhiều đầu sách, tài liệu tham khảo cần thiết trong thƣ viện, ... 3.2.2.5. Đánh giá kết quả dạy học GDH theo tiếp cận NLTH (i). Mục tiêu - Tạo ra sự thay đổi trong đánh giá kết quả học tập môn GDH, không chỉ đánh giá mức độ đạt đƣợc về kiến thức (chủ yếu là mức độ tái hiện của SV), mà còn đánh giá đƣợc mức độ thành thạo về kỹ năng. - Cung cấp những chỉ dẫn để giảng viên đánh giá đúng NLTH của sinh viên đƣợc hình thành trong dạy học GDH - Giảng viên có thể tổ chức đánh giá chính xác kết quả học tập của SV theo NLTH làm cơ sở thực tiễn để điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp. - Kết hợp đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của SV nhằm điều chỉnh mối liên hệ ngƣợc ngoài và liên hệ ngƣợc trong trong quá trình dạy học. Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 111 (iii). Nội dung và cách thức thực hiện Bƣớc 1: Xác định chuẩn đánh giá của môn GDH theo NLTH Chuẩn đánh giá là điều mà SV cần biết và có thể thực hiện đƣợc. Một bài đánh giá sẽ không có giá trị nếu không đo đƣợc cái cần đo, muốn đánh giá đúng, thực chất NLTH của SV thì cần xác định hệ thống chuẩn đánh giá tƣờng minh. Trong đánh giá kết quả học tập môn GDH theo tiếp cận NLTH, giảng viên cần xây dựng các loại chuẩn đánh giá sau: Chuẩn nội dung: là một tuyên bố miêu tả những gì sinh viên phải biết, hoặc có thể làm đƣợc trên cơ sở một đơn vị nội dung của môn GDH. Chuẩn quá trình là một tuyên bố miêu tả nhữug kỹ năng mà sinh viên phải rèn luyện để thực hiện và cải thiện quá trình học tập. Chuẩn quá trình là những kỹ năng cơ bản để áp dụng cho tất cả các môn học mà không chỉ riêng cho môn GDH. Chuẩn giá trị là một tuyên bố miêu tả những phẩm chất mà sinh viên cần rèn luyện trong quá trình học tập GDH. Bƣớc 2: Xác định các nhiệm vụ/bài tập đánh giá môn GDH theo NLTH Nhiệm vụ/bài tập đánh giá môn GDH đƣợc thiết kế sao cho qua đó SV thể hiện đƣợc năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng do chuẩn xác định. Nói cách khác, trong đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận NLTH, giảng viên phải xây dựng đƣợc nhiệm vụ/bài tập có tính thực thi cao, gắn kết với thực tiễn lao động nghề nghiệp của ngƣời giáo viên. Trong mô hình đánh giá truyền thống quá trình dạy học thƣờng tách rời khỏi khâu đánh giá, tức là bài thi đƣợc tổ chức sau khi quá trình dạy học đã kết thúc. Còn trong mô hình đánh giá theo tiếp cận NLTH, cùng một nhiệm vụ đƣợc sử dụng để đo lƣờng năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của sinh viên và đồng thời đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện, công cụ để dạy học. Nhiệm vụ/bài tập GDH đƣợc thiết kế phải đảm bảo hai yêu cầu sau: Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 112 - Sinh viên đƣợc yêu cầu tự kiến tạo câu trả lời của mình chứ không phải lựa chọn một câu trả lời đúng. - Nhiệm vụ đó mô phỏng lại những thách thức mà sinh viên phải đối diện trong quá trình lao động sƣ phạm tƣơng lai. Các kiểu nhiệm vụ/bài tập có thể xây dựng để đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận NLTH - Câu hỏi kiến tạo: để trả lời câu hỏi này sinh viên phải kiến tạo những câu trả lời trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học. Thông thƣờng không có 1 câu trả lời chính xác duy nhất cho loại câu hỏi này. Sinh viên kiến tạo câu trả lời có thể rất khác nhau. Đặc trƣng của loại câu hỏi kiến tạo là có nội dung hẹp, định hƣớng cách trả lời, có giới hạn về độ dài. Tuy nhiên, do sinh viên phải tự kiến tạo kiến thức mới nên ít nhiều cũng bộc lộ năng lực tƣ duy của họ. Khác với những bài tập lựa chọn câu trả lời đúng, trong trƣờng hợp này giảng viên có thể ít nhiều nhận ra năng lực tƣ duy của sinh viên. Các loại câu hỏi kiến tạo: + Câu hỏi - bài luận ngắn + Bài tập mô phỏng + Bản đồ khái niệm + Thuyết trình theo sơ đồ + Viết một tình huống dạy học - giáo dục - Bài tập thực hành Để hoàn thành loại bài tập này sinh viên phải kiến tạo một sản phẩm cụ thể, có giá trị, bằng chứng của sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học, và/hoặc khả năng ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó. Cũng nhƣ các câu hỏi kiến tạo, sinh viên phải tự viết ra câu trả lời, tuy nhiên sản phẩm này thƣờng rộng và sâu hơn, có độ lớn hơn, sâu sắc hơn, cần nhiều thời gian hơn. Các loại bài tập thực hành: Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 113 + Bài tập lớn + Báo cáo khoa học + Bản kế hoạch hoạt động - Sản phẩm hoạt động Kiểu bài tập này có thể đƣợc thiết kế dƣới dạng “hoàn thành một nhiệm vụ”. Để thực hiện kiểu bài tập này sinh viên phải hoàn thành một nhiệm vụ để chứng tỏ mức độ nắm vững các kiến thức, kỹ năng, hay khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá những kiến thức, kỹ năng đó. Loại bài tập này cũng đòi hỏi kiến thức rộng, sâu, cần nhiều thời gian. Các loại sản phẩm hoạt động: - Thực hiện một hoạt động - Tranh luận - Thuyết trình trƣớc lớp học - Dự án, đồ án Bƣớc 3: Xác định các tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ theo chuẩn đã xác định Tiêu chí là những chỉ số (những đặc trƣng) của việc hoàn thành nhiệm vụ. Giảng viên sẽ dùng các tiêu chí này để đánh giá sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ ở mức nào, tức là họ đáp ứng chuẩn ở mức nào. Một tiêu chí tốt có những đặc trƣng sau: Đƣợc phát biểu rõ ràng, ngắn gọn, quan sát đƣợc, mô tả hành vi, đƣợc viết để sinh viên hiểu đƣợc. Bƣớc 4: Xây dựng bản hƣớng dẫn đánh giá Bản hƣớng dẫn (kèm biểu điểm) là bản cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí đó. Nhƣ vậy bản hƣớng dẫn giúp đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của sinh viên và cung cấp thông tin phản hồi để Sv rút kinh nghiệm và tiến bộ không ngừng trong quá trình học tập. Soá hoùa bôûi trung taâm hoïc lieäu 114 Xác định độ tin cậy của bản hƣớng dẫn: Để đánh giá độ tin cậy của bản hƣớng dẫn có thể dùng phƣơng pháp thử bằng cách cho 2 ngƣời chấm 1 bài hoặc cho 1 ngƣời chấm vào 2 thời điểm khác nhau. Nếu điểm số trùng nhau có thể xem bản hƣớng dẫn là có độ tin cậy. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, cần có sự chỉnh sửa bản hƣớng dẫn cho phù hợp. Ví dụ: Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tập nội dung: Thiết kế hoạt độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_giao_duc_o_dai_hoc_su_pham_theo_tiep_can_nan.pdf
Tài liệu liên quan