Luận án Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ . ix

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục đích nghiên cứu. 3

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu. 3

4. Giả thuyết khoa học . 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 4

7. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu. 4

8. Những đóng góp mới của đề tài . 8

9. Những luận điểm bảo vệ. 9

10. Cấu trúc của luận án. 9

Chương 1. 10

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM

TÍCH HỢP. 10

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 10

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp. 10

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp . 18

1.2. Dạy học tích hợp. 24

1.2.1. Khái niệm . 24

1.2.2. Mục tiêu dạy học tích hợp . 27

1.2.3. Đặc điểm đặc trưng của dạy học tích hợp . 28

1.2.4. Các mô hình và hình thức dạy học tích hợp. 31

1.2.5. Phương pháp, kĩ thuật dạy học trong dạy học tích hợp. 39

1.2.6. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp . 40

1.2.7. Quy trình dạy học tích hợp. 41

1.3. Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại

học sư phạm theo quan điểm tích hợp. 42

1.3.1. Khái niệm dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh

viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp. 42

pdf286 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn + Lựa chọn được vấn đề nghiên cứu + Biểu đạt chính xác vấn đề nghiên cứu - Thực hiện nghiên cứu khoa học: + Xây dựng được đề cương nghiên cứu + Tổ chức triển khai nghiên cứu + Viết báo cáo nghiên cứu 111 - Công bố kết quả nghiên cứu + Trình bày được kết quả nghiên cứu + Bảo vệ có chính kiến khoa học kết quả nghiên cứu Dựa trên các tiêu chuẩn này, chúng tôi thiết kế hệ thống các chủ đề/bài học tích hợp theo mạch logic của các tiêu chuẩn trên như sau: CHỦ ĐỀ 1. CHUẨN BỊ NỀN TẢNG CHO MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC (8 tiết) 1. Tìm hiểu về khoa học, khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục 2. Xác định vấn đề nghiên cứu 3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC (12 tiết) 1. Thu thập và xử lí thông tin lí luận, viết tổng quan tài liệu nghiên cứu 2. Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu thực tiễn 3. Chọn mẫu nghiên cứu 4. Thu thập dữ liệu thực tiễn 5. Tạo lập và quản lí cơ sở dữ liệu trên phần mềm thống kê CHỦ ĐỀ 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, VIẾT BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (10 tiết) 1. Phân tích kết quả nghiên cứu 2. Viết báo cáo nghiên cứu 3. Công bố kết quả nghiên cứu * Giai đoạn 3: Thiết kế giáo án tích hợp cho mỗi chủ đề/bài học tích hợp, bao gồm: - Xác định mục tiêu của chủ đề/bài học tích hợp: Các mục tiêu cần được cụ thể hóa và viết dưới dạng mục tiêu về năng lực mà người học có thể đạt được sau khi kết thúc chủ đề/bài học tích hợp. Đặc biệt cần tập trung vào hệ thống các năng lực mà chuẩn đầu ra của học phần cần đáp ứng, đó là: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phản biện, năng lực nghiên cứu khoa học ngành và khoa học giáo dục, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động chuyên môn. - Xác định các kiến thức có liên quan đến chủ đề/bài học tích hợp: Trong mỗi chủ đề, GV cần lập bảng xác định các nội dung kiến thức có liên quan của học phần và của một số học phần khác trong chương trình đào tạo, thể hiện được mối liên hệ của các kiến thức này đến chủ đề/bài học tích hợp mà GV sẽ thiết kế. - Nghiên cứu các nguồn lực thực hiện chủ đề/bài học tích hợp: Các nguồn lực thực hiện cần được xác định ở đây bao gồm sự chuẩn bị về phía GV, sự chuẩn bị của SV, các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, phần mềm hỗ trợ quá trình dạy học. - Thiết kế các hoạt động dạy học để thực hiện chủ đề/bài học tích hợp: Các hoạt động dạy học cần gắn liền với các nội dung kiến thức, các mục tiêu năng lực mà chủ đề/bài học tích hợp hướng tới. Trong mỗi hoạt động dạy học cần phải chỉ rõ cách thức tiến hành, tổ chức hoạt động, các phương pháp, kĩ thuật dạy học được sử dụng. 112 - Thiết kế tiêu chí, công cụ đánh giá, các kĩ thuật quan sát, phản hồi quá trình học tập của SV: Việc thiết kế các tiêu chí, công cụ đánh giá cần được thể hiện trong từng hoạt động dạy học và được cụ thể hóa thành các sản phẩm hoạt động mà SV cần hoàn thành sau khi kết thúc chủ đề/bài học tích hợp. * Giai đoạn 4: Hiện thực hóa bản thiết kế bằng việc thực hiện bài dạy tích hợp Các chủ đề/bài học tích hợp sau khi được thiết kế sẽ được triển khai giảng dạy trong thực tiễn. GV bộ môn cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đảm bảo việc triển khai các hoạt động dạy học thành công và đạt hiệu quả tối ưu nhất. * Giai đoạn 5: Thẩm định, đánh giá, điều chỉnh thiết kế Mỗi chủ đề/bài học tích hợp sau khi được triển khai giảng dạy, cần được thẩm định, đánh giá những ưu nhược điểm để có những điều chỉnh cần thiết cho những lần giảng dạy tiếp theo. Như vậy, quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp có thể được sơ đồ hóa như sau: Sơ đồ 3.1. Quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp 3.3. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quy trình đã đề xuất Dựa trên quy trình dạy học tích hợp đã được đề xuất ở trên, chúng tôi vận dụng vào việc thiết kế giáo án tích hợp một số chủ đề dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP. Xác định mục tiêu Xác định các kiến thức có liên quan Nghiên cứu các nguồn lực thực hiện Thiết kế các hoạt động dạy học Thiết kế tiêu chí, công cụ đánh giá, kĩ thuật quan sát, phản hồi Phân tích chương trình học phần Xây dựng các chủ đề/bài học tích hợp Thiết kế giáo án tích hợp cho chủ đề/bài học tích hợp Hiện thực hóa bản thiết kế bằng việc thực hiện bài dạy tích hợp Thẩm định, đánh giá thiết kế Đ iều ch ỉn h 113 CHỦ ĐỀ 1: CHUẨN BỊ NỀN TẢNG CHO MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Thời lượng (số tiết): 8 tiết Đối tượng: Sinh viên năm thứ 2 Lí do lựa chọn chủ đề Trong việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, giai đoạn chuẩn bị những nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu đóng vai trò quyết định sự thành công của nghiên cứu. Vì vậy, việc trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để thực hiện những công việc chuẩn bị cho nghiên cứu là một khâu cần thiết trong quá trình giảng dạy của GV bộ môn PPNCKH giáo dục, các GV bộ môn liên quan và GV tham gia hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học. Những kiến thức và kĩ năng của chủ đề liên quan đến các nội dung như xác định lựa chọn đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm và tổng quan về tài liệu nghiên cứu là những việc làm đầu tiên mà một nhà nghiên cứu cần thực hiện trước khi tiến hành triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục. BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1. Mục tiêu năng lực - Xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của việc chuẩn bị nền tảng cho một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục - Trình bày và phân biệt các khái niệm khoa học, khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục - Trình bày và giải thích được các phần trong một đề cương NCKHGD - Xác định và lựa chọn đúng đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHGD - Xây dựng được một đề cương nghiên cứu khoa học giáo dục hoàn chỉnh - Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu cho một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục - Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học, độc lập, tự giác trong học tập và nghiên cứu - Làm việc nhóm có hiệu quả, tích cực hợp tác trong làm việc nhóm và theo sự phân công nhiệm vụ trong lớp học. BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN 2. Nội dung của chủ đề Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong chủ đề, SV cần học tập và vận dụng các nội dung kiến thức liên môn dưới đây: Học phần Năm thứ Nội dung kiến thức Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 - Hệ thống khái niệm cơ bản : Khoa học, khoa học giáo dục, NCKH, NCKHGD, các quan điểm tiếp cận về NCKHGD. Một số nguyên tắc, yêu cầu khi thực hiện đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục. 114 - Quy trình tiến hành một công trình NCKHGD, thiết kế đề cương NC. Giáo dục học 1 Giáo dục học là một khoa học về giáo dục con người: - Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu của giáo dục học. - Các chuyên ngành hẹp của giáo dục học và mối quan hệ của chúng với các khoa học khác Tin học 1 - Kĩ năng khai thác và sử dụng Internet Logic học 1 - Các thao tác logic của tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa - Định nghĩa khái niệm, quan hệ giữa các khái niệm Triết học 1 - Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự phát triển của khoa học giáo dục Nội dung của chủ đề bao gồm: - Tìm hiểu về khoa học, khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục - Xác định vấn đề nghiên cứu - Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu BƯỚC 3: NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN 3. Chuẩn bị của giảng viên và sinh viên * Giảng viên - Giáo án tích hợp, máy tính, máy chiếu, giấy Ao, A4, bút dạ - Tài liệu phát tay, phiếu bài tập cá nhân và bài tập nhóm, phiếu đánh giá - Sách giáo trình, tài liệu tham khảo * Sinh viên - Tìm kiếm và đọc trước các tài liệu do GV yêu cầu - Tích cực, tự giác và chủ động tham gia vào các hoạt động học tập cá nhân và hoạt động nhóm do GV tổ chức. * Phần mềm hỗ trợ quá trình dạy học - Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, trình duyệt Internet (Google chrome) 4. Tài liệu tham khảo 4.1. Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng. Giáo trình Giáo dục học – Tập 1. NXB Đại học Sư phạm. 4.2. Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội. 4.3. Dương Thiệu Tống. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý. NXB Khoa học xã hội. 4.4. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2014. 4.5. Trần Khánh Đức. Giáo trình PP luận NCKHGD. NXB ĐHQG Hà Nội, 2011. 115 4.6. Trịnh Văn Minh, Đặng Bá Lãm. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020. 4.7. Vương Tất Đạt. Logic học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 4.8. Bộ GD&ĐT (2017), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia sự thật. BƯỚC 4 + 5: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỂ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC TÍCH HỢP VÀ TIÊU CHÍ, CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ, CÁC KĨ THUẬT QUAN SÁT, PHẢN HỒI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG HOẠT ĐỘNG 5. Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề i) Hoạt động 1. Tìm hiểu về khoa học, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 1 (Xem phụ lục chương 3, HT 1.1, tài liệu phát tay số 1) Sử dụng “Kĩ thuật các mảnh ghép” để triển khai hoạt động 1 theo các giai đoạn như sau:  Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu - GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên sâu (mỗi nhóm 5 – 7 SV), phát “Tài liệu phát tay số 1” cho các nhóm và giao cho các nhóm thực hiện các nhiệm vụ theo phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU 1 TRƯỞNG NHÓM:.. THƯ KÍ: CÁC THÀNH VIÊN:.. Nhiệm vụ: Tìm hiểu về “Khoa học”  Khái niệm, ý nghĩa của khoa học  Phân loại khoa học  Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học  Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU 2 TRƯỞNG NHÓM:.. THƯ KÍ: CÁC THÀNH VIÊN:.. Nhiệm vụ: Tìm hiểu về “Nghiên cứu khoa học”  Khái niệm nghiên cứu khoa học  Đặc điểm của nghiên cứu khoa học  Phân loại nghiên cứu khoa học PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU 3 TRƯỞNG NHÓM:.. THƯ KÍ: CÁC THÀNH VIÊN:.. Nhiệm vụ: Tìm hiểu về “Khoa học giáo dục và Nghiên cứu khoa học giáo dục”  Khoa học giáo dục  Khái niệm, đặc trưng của nghiên cứu khoa học giáo dục  Khái niệm Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU 4 TRƯỞNG NHÓM:.. THƯ KÍ: CÁC THÀNH VIÊN:.. Nhiệm vụ: Tìm hiểu về “Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục”  Phép biện chứng duy vật và những nội dung chính của phép biện chứng duy vật.  Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục 116 - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm hiểu, thảo luận để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm nắm chắc được các nội dung kiến thức.  Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép - Thành lập nhóm mới (4 SV) bao gồm đủ các thành viên của các nhóm chuyên sâu. - Giảng viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm mảnh ghép thông qua việc phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập nhóm: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP 1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm Họ và tên Nhiệm vụ trong nhóm 1. 2. 3. 4. Trưởng nhóm Thư kí Thành viên Thành viên 2. Nhiệm vụ  Dựa vào các tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học hãy chứng minh rằng Giáo dục học là một khoa học?  Sử dụng Lược đồ tư duy Mindmap để tạo sơ đồ tư duy trên giấy Ao về các nội dung đã tìm hiểu: Khoa học, khoa học giáo dục, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học giáo dục.  Sử dụng kiến thức Logic học đã được học, hãy khái quát hóa mối quan hệ giữa các khái niệm sau bằng biểu đồ Ven: + Khoa học, Khoa học giáo dục, Khoa học XH và NV + Nghiên cứu, Nghiên cứu khoa học, Nghiên cứu khoa học giáo dục + Phương pháp, Phương pháp luận, Phương pháp luận NCKH, Phương pháp luận NCKHGD + Phương pháp nghiên cứu, Phương pháp NCKH, Phương pháp NCKHGD  Tại sao phép biện chứng duy vật lại là nền tảng và kim chỉ nam cho nghiên cứu khoa học giáo dục?  Trình bày các lĩnh vực NCKHGD. Theo bạn, những lĩnh vực NCKHGD nào nên được tập trung nhất ở Việt Nam hiện nay? 3. Hướng dẫn hoạt động nhóm  Các thành viên của nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung đã được tìm hiểu trong giai đoạn 1.  Mỗi cá nhân thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công  Sau khi mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, cả nhóm cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời cho các nhiệm vụ chung. - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao. GV sử dụng phiếu đánh giá năng lực làm việc nhóm sau để SV trong nhóm đánh giá đồng đẳng: 117 M1: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN Họ tên SV:Nhóm:..Lớp/khóa:.. Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá 1 2 3 4 5 (I) Mức độ tham gia vào các hoạt động của nhóm Không nhiệt tình Ít nhiệt tình Bình thường Nhiệt tình Rất nhiệt tình (II) Đóng góp ý kiến cho công việc chung của nhóm Không đóng góp gì Không nhiều lắm Bình thường Nhiều Rất nhiều (III) Hoàn thành phần công việc của nhóm giao Không hoàn thành Chưa tốt lắm Trung bình Tốt Rất tốt (IV) Có ý tưởng mới, hay, sáng tạo đóng góp cho nhóm Không bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên (V) Lắng nghe và chia sẻ, hợp tác tốt với các thành viên khác Không tốt Chưa tốt lắm Bình thường Tốt Rất tốt KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Thành viên Tiêu chí đánh giá (I) (II) (III) (IV) (V) 1.. 2.. 3.. 4. (Ghi chú: Ghi rõ mức điểm đánh giá bằng số từ 1 đến 5 tương ứng vào mỗi ô trong bảng) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đánh giá kết quả hoạt động của nhóm trình bày bằng phiếu đánh giá nhóm sau: M2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM NHÓM ĐÁNH GIÁ: Nhóm Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Góp ý Không tốt Chưa tốt lắm Bình thường Tốt Rất tốt Nhóm + Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu bài tập + Khả năng trình bày lưu loát, dễ hiểu Nhóm + Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu bài tập + Khả năng trình bày lưu loát, dễ hiểu Nhóm + Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu bài tập + Khả năng trình bày lưu loát, dễ hiểu (Ghi chú: Ghi rõ mức điểm đánh giá bằng số từ 1 đến 5 tương ứng vào mỗi ô trong bảng) 118 - GV và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm và kết luận Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 (Xem phụ lục chương 3, PH1.1) ii) Hoạt động 2: Xác định vấn đề nghiên cứu Thông tin hỗ trợ cho hoạt động 2 (Xem phụ lục chương 3, HT 1.2, Tài liệu phát tay số 2) - GV chuyển Tài liệu phát tay số 2 cho các thành viên trong lớp và yêu cầu SV đọc trước ở nhà. Sau đó, tiến hành tổ chức các hoạt động trên lớp như sau:  Khởi động (5 phút) - SV làm việc cá nhân: Sử dụng kĩ thuật động não viết GV yêu cầu SV hoàn thành phiếu học tập cá nhân sau: PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN HỌ TÊN SV:.. LỚP/KHÓA: Nhiệm vụ: “Trong trường đại học của bạn đang học xảy ra tình trạng nhiều sinh viên năm thứ nhất tự ý bỏ học hoặc bị cảnh báo học tập do kết quả học tập yếu kém.” Bạn cũng quan tâm đến vấn đề đó, bạn hãy phát biểu những vấn đề bạn cần nghiên cứu? Vấn đề nghiên cứu: - GV yêu cầu một số SV trình bày lại kết quả làm việc của cá nhân và nhận xét - GV thu lại phiếu học tập cá nhân của SV trong lớp để đánh giá.  Thảo luận nhóm - GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 – 6 SV và phân công các nhóm thực hiện các nhiệm vụ theo phiếu hoạt động nhóm sau: PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm Họ và tên Nhiệm vụ trong nhóm 1. 2. 3. 4. 5. 6 Trưởng nhóm Thư kí Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên 2. Nhiệm vụ học tập Dựa trên những nội dung đã được nghiên cứu ở nhà trong tài liệu phát tay số 2, mỗi nhóm hãy thảo luận và đề xuất một vấn đề thực tiễn dạy học hoặc giáo dục mà nhóm quan tâm, nêu những nội dung cần nghiên cứu xung quanh vấn đề đó. 3. Hướng dẫn hoạt động nhóm 119  Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên: Nhóm trưởng: Nhận nhiệm vụ, phân công, điều khiển, kết luận chung, báo cáo kết quả; Thư kí: Ghi chép kết quả; Các thành viên khác: Tham gia đóng góp ý kiến thảo luận.  Thảo luận dựa trên tài liệu phát tay số 2 đã nghiên cứu ở nhà - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao, sử dụng mẫu phiếu đánh giá M1 trong hoạt động 1 để các thành viên trong nhóm đánh giá đồng đẳng. - Nhóm trưởng của các nhóm trình bày kết quả, các nhóm sử dụng mẫu phiếu đánh giá M2 trong hoạt động 1 để đánh giá kết quả làm việc của các nhóm khác. - GV đánh giá và đưa ra kết luận về kết quả thảo luận của các nhóm. GV thu các phiếu đánh giá cá nhân và phiếu đánh giá nhóm để tổng hợp. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 (xem phụ lục chương 3, PH 1.2) ii) Hoạt động 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu  Nhiệm vụ 3.1: Đặt tên cho đề tài nghiên cứu Thông tin hỗ trợ cho nhiệm vụ 3.1 (Xem phụ lục chương 3, HT1.3, Tài liệu phát tay số 3) - GV tổ chức thảo luận nhóm với các nhóm đã chia trong hoạt động 2 (Xác định đề tài nghiên cứu): Dựa trên những vấn đề nghiên cứu đã được nhóm đề xuất trong hoạt động 2, hãy đặt tên cho đề tài nghiên cứu? - GV phát Tài liệu phát tay số 3 “Đặt tên cho đề tài nghiên cứu” cho các nhóm và yêu cầu các nhóm đọc tham khảo trước khi thảo luận. - Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ do GV giao, nhóm sử dụng mẫu phiếu M1 để đánh giá từng thành viên trong nhóm. - Nhóm trưởng của các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đánh giá theo mẫu phiếu đánh giá sau: M3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM NHÓM ĐÁNH GIÁ: Nhóm Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Góp ý 1 2 3 4 5 Nhóm + Đặt tên đúng cho đề tài nghiên cứu Không chính xác Chưa chính xác lắm Chính xác một phần Tương đối chính xác Chính xác + Khả năng trình bày lưu loát, dễ hiểu Không tốt Chưa tốt lắm TB Khá Tốt Nhóm + Đặt tên đúng cho đề tài nghiên cứu Không chính xác Chưa chính xác lắm Chính xác một phần Tương đối chính xác Chính xác + Khả năng trình bày lưu loát, dễ hiểu Không tốt Chưa tốt lắm TB Khá Tốt Nhóm . (Ghi chú: Khoanh tròn vào mức đánh giá tương ứng trong bảng) + GV và các nhóm đánh giá, đưa ra kết luận về kết quả của các nhóm, hoàn thiện tên đề tài cho mỗi nhóm. 120 + Các nhóm ghi nhớ tên đề tài dựa trên sự góp ý, điều chỉnh của các nhóm khác và của GV để có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ 3.2 “Xây dựng đề cương nghiên cứu”.  Nhiệm vụ 3.2: Xây dựng đề cương nghiên cứu - GV phát Tài liệu phát tay số 4 “Xây dựng đề cương nghiên cứu” cho SV trong lớp trước buổi học và yêu cầu SV đọc và nghiên cứu trước ở nhà. - Tiến trình tổ chức hoạt động cho nhiệm vụ 3.2 trên lớp như sau:  Nhiệm vụ 3.2.1: Nêu các lí do chọn đề tài Các nhóm được tổ chức làm việc theo kĩ thuật “khăn trải bàn”: - Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A4. - Trên giấy chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 5 phút, tập trung suy nghĩ về các lí do chọn đề tài theo cách hiểu riêng và viết vào phần của mình trên tờ giấy lớn. - Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, SV thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy lớn. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả; Các nhóm khác sử dụng mẫu phiếu đánh giá sau để đánh giá kết quả làm việc nhóm: M4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM NHÓM ĐÁNH GIÁ: Nhóm Tiêu chí đánh giá phần lí do chọn đề tài Mức đánh giá Góp ý Không tốt Chưa tốt lắm TB Khá Tốt Nhóm Tầm quan trọng, vai trò của đề tài Tính cấp thiết của đề tài Những bất cập, hạn chế của các nghiên cứu trước Những bất cập, hạn chế của địa phương/ cơ quan/ đơn vị liên quan đến đề tài. Nhóm . (Ghi chú: Ghi rõ mức điểm đánh giá bằng số từ 1 đến 5 tương ứng vào mỗi ô trong bảng) - GV và các nhóm đánh giá, điều chỉnh và đưa ra kết luận cho mỗi nhóm. GV thu lại phiếu đánh giá kết quả làm việc nhóm để tổng hợp.  Nhiệm vụ 3.2.2: Xác định mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu - GV yêu cầu các nhóm đọc phần 2.1, 2.2 trong tài liệu phát tay số 4, sau đó làm việc theo nhóm để viết mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của nhóm đã xác định trong các nhiệm vụ trước. - Các nhóm thảo luận để xác định mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu cho đề tài của nhóm. 121 - Đại diện nhóm trình bày kết quả; Các nhóm khác phản hồi góp ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận.  Nhiệm vụ 3.2.3: Nêu giả thuyết khoa học - Làm việc cá nhân (5 phút): Cá nhân đọc phần 2.3 trong tài liệu phát tay số 4 và làm phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN HỌ TÊN SV:.. LỚP/KHÓA: Nhiệm vụ: Sử dụng thao tác “so sánh” đã học trong logic học, hãy phân biệt giữa khái niệm “giả thiết” và “giả thuyết”, “giả thuyết đời thường” và “giả thuyết khoa học”. Trả lời: + GV gọi một số SV trình bày lại kết quả làm việc cá nhân của mình; GV đánh giá và kết luận. + GV thu lại phiếu làm việc cá nhân của cả lớp để đánh giá. - Làm việc theo nhóm (15 phút): + Trưởng nhóm điều khiển nhóm mình làm việc theo “kĩ thuật động não” để các cá nhân đưa ra các ý tưởng, thư kí nhóm ghi chép lại các ý tưởng, sau đó nhóm thảo luận để cuối cùng viết được 3 giả thuyết cho đề tài “Giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh”. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả. + GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - Làm việc theo nhóm (15 phút): + Các nhóm tiếp tục thảo luận để viết giả thuyết khoa học cho đề tài nghiên cứu mà nhóm đã làm ở nhiệm vụ 3.2.2, đi đến thống nhất một giả thuyết nghiên cứu cho đề tài của nhóm + Đại diện các nhóm trình bày kết quả; Các nhóm khác sử dụng mẫu phiếu đánh giá sau để đánh giá kết quả làm việc nhóm: M5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM NHÓM ĐÁNH GIÁ: Nhóm Tiêu chí đánh giá phần giả thuyết khoa học Mức đánh giá Góp ý Không tốt Chưa tốt lắm TB Khá Tốt Nhóm Phát biểu ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng Giả thuyết có thể kiểm chứng được Giả thuyết dựa trên cơ sở quan sát 122 Giả thuyết không trái với lí thuyết Khả năng trình bày vấn đề lưu loát, dễ hiểu Nhóm . (Ghi chú: Ghi rõ mức điểm đánh giá bằng số từ 1 đến 5 tương ứng vào mỗi ô trong bảng) + GV và các nhóm đánh giá, điều chỉnh và đưa ra kết luận cho mỗi nhóm. GV thu lại phiếu đánh giá kết quả làm việc nhóm để tổng hợp.  Nhiệm vụ 3.2.4: Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu - Làm việc cá nhân (5 phút): Cá nhân đọc phần 2.3 trong tài liệu phát tay số 4 và làm phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN HỌ TÊN SV:.. LỚP/KHÓA: Nhiệm vụ: Dựa vào mục đích và giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng, hãy viết các nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu cho đề tài “Giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh”. Trả lời: - Nhiệm vụ nghiên cứu:.. - Giới hạn phạm vi nghiên cứu:... + GV gọi một số SV trình bày lại kết quả làm việc cá nhân của mình; GV đánh giá và kết luận. + GV thu lại phiếu làm việc cá nhân của cả lớp để đánh giá. - Làm việc nhóm (15 phút): PHIẾU HỌC TẬP NHÓM TRƯỞNG NHÓM:THƯ KÍ:.. CÁC THÀNH VIÊN:. * Nhiệm vụ học tập: Dựa trên mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học mà các nhóm đã xác định cho đề tài nghiên cứu của nhóm trong nhiệm vụ 3.2.2 và 3.2.3, các nhóm thảo luận và viết ra các nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu cho đề tài theo bảng tổng hợp sau trên Powerpoint: Nhiệm vụ nghiên cứu Không gian (địa bàn nghiên cứu) Thời gian thực hiện nghiên cứu Năng lực nghiên cứu của nhóm Nguồn tài liệu, tài chính, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu 1 123 2 3 .. * Hướng dẫn hoạt động nhóm - Nhóm trưởng: Nhận nhiệm vụ, phân công, điều khiển, kết luận chung, báo cáo kết quả; Thư kí: Ghi chép kết quả; Các thành viên khác: Tham gia đóng góp ý kiến thảo luận. - Thảo luận dựa trên nghiên cứu tài liệu phát tay số 4 - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác sử dụng mẫu phiếu đánh giá sau để đánh giá kết quả làm việc nhóm: M6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM NHÓM ĐÁNH GIÁ: Nhóm Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá Góp ý Không tốt Chưa tốt lắm TB Khá Tốt Nhóm Nhiệm v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_hoc_phan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_gia.pdf
Tài liệu liên quan