Luận án Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề cắt gọt kim loại trình độ Cao đẳng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.1. Cơ sở pháp lý 1

1.2. Cơ sở lý luận 2

1.3. Cơ sở thực tiễn 3

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

3.1. Khách thể nghiên cứu 4

3.2. Đối tượng nghiên cứu 4

3.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

4. Giả thuyết khoa học 5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5

6.1. Cách tiếp cận 5

6.2. Các phương pháp nghiên cứu 6

6.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận 6

6.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6

6.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác 7

7. Những luận điểm cần bảo vệ trong luận án 8

8. Đóng góp mới của luận án 9

9. Cấu trúc của luận án 9

10. Khung cấu trúc của luận án 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 12

1.1. Tổng quan nghiên cứu tài liệu 12

1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm 12

1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo kỹ thuật 20

1.2. Những khái niệm công cụ 26

1.2.1. Kinh nghiệm và trải nghiệm 26

1.2.2. Học tập trải nghiệm 27

1.2.3. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm 29

1.3. Mô hình và các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng 30

1.3.1. Mô hình học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại 30

1.3.2. Các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại 32

1.4. Cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm 39

1.4.1. Đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm 39

1.4.2. Tiếp cận lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm 41

1.4.3. Định hướng thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm tại Việt Nam 46

Kết luận chương 1 51

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 53

2.1. Phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm 53

2.1.1. Mục đích nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm 53

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm 53

2.1.3. Kết quả phân tích sản phẩm hoạt động sư phạm 59

2.1.4. Bàn luận về khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Việt Nam 60

2.2. Thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm bằng phương pháp điều tra 62

2.2.1. Mục đích điều tra 62

2.2.2. Thiết kế phương pháp điều tra 62

2.2.3. Kết quả khảo sát 66

2.2.3.1. Thông tin về đặc điểm của mẫu dữ liệu 66

2.2.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của công cụ khảo sát và dữ liệu thu thập 66

2.2.3.3. Kiểm tra sự khác biệt về dữ liệu khảo sát theo các đặc điểm của giảng viên 67

docx199 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề cắt gọt kim loại trình độ Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bởi các giảng viên trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên ngành trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Cụ thể, thứ hạng cao nhất là dạng hoạt động ‘nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’ (mean rank = 2.83), điểm trung vị bằng 4.00. Thứ hạng cao thứ hai là dạng hoạt động ‘thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ (mean rank = 2.68), điểm trung vị bằng ‘3.5’. Thứ hạng cao thứ ba là dạng hoạt động ‘quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp’ (mean rank = 2.58), điểm trung vị bằng 3. Đây là những dạng hoạt động học tập được sử dụng thường xuyên bởi các giảng viên trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên ngành trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Trong khi đó, dạng hoạt động ‘lập quy trình công nghệ gia công’ có thứ hạng trung bình rất thấp (mean rank = 1.93) cho thấy đây là các hoạt động ít được quan tâm nhất bởi các giảng viên. Tuy nhiên, đây là một dạng hoạt động trải nghiệm vô cùng quan trọng đối với các sinh viên để chuyển từ lý thuyết trừu tượng sang các trải nghiệm vật chất trong nghề Cắt gọt kim loại. Do đó, hoạt động này cần được tăng cường đối với các sinh viên cao đẳng Cắt gọt kim loại. Tiếp theo, một bài kiểm tra tương quan Spearman đã được thực hiện để kiểm tra xem liệu (1) ‘quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp’, (2) ‘nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’, (3) ‘lập quy trình công nghệ gia công’ và (4) ‘thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ có phải là bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm cơ bản, chi phối lẫn nhau trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại hay không. Giả thuyết vô hiệu của kiểm định Spearman phát biểu rằng bốn dạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại là không tương quan với nhau. Kết quả kiểm định Spearman trong SPSS cung cấp một bảng ma trận tương quan giữa bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại, được thể hiện trong Bảng 2.5. Bảng 2.5. Ma trận tương quan Spearman giữa bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại Correlations 1) Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp cắt gọt kim loại 2) Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công 3) Lập quy trình công nghệ gia công 4) Thực hành gia công cắt gọt kim loại 1) Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp cắt gọt kim loại Correlation Coefficient 1.000 .277** .417** .332** Sig. (2-tailed) . .005 .000 .001 N 100 100 100 2) Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công Correlation Coefficient 1.000 .239* .249* Sig. (2-tailed) . .017 .012 N 100 100 3) Lập quy trình công nghệ gia công Correlation Coefficient 1.000 .225* Sig. (2-tailed) . .024 N 100 4) Thực hành gia công cắt gọt kim loại Correlation Coefficient 1.000 Sig. (2-tailed) . N **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Kết quả Bảng 2.5 cho thấy hệ số tương quan Spearman, rs, là dương và có ý nghĩa thống kê ( p  0, p (2-tailed) < 0.05). Kết quả này có thể cho thấy rằng (1) ‘quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp’, (2) ‘nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’, (3) ‘lập quy trình công nghệ gia công’ và (4) ‘thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ chính là bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm cơ bản trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. Do đó, các thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại phải dẫn dắt sinh viên đi qua cả bốn dạng hoạt động học tập trải nghiệm này để hoàn thành việc học. Tuy nhiên, kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.4) cho thấy dạng hoạt động ‘lập quy trình công nghệ gia công’ có thứ hạng trung bình rất thấp (mean rank = 1.93), do vậy, để nâng cao chất lượng bài học, các giảng viên cần phải tăng cường dạng hoạt động này trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. 2.2.4.2. Mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng Để trả lời vấn đề trên, một bài kiểm định Friedman đã được thực hiện để kiểm tra sự khác biệt về thứ hạng về mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng của các giảng viên. Giả thuyết H0 của kiểm định Friedman là “không có sự khác biệt về thứ hạng trung bình về mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng”. Kết quả phân tích Friedman được thể hiện trong Bảng 2.6. Bảng 2.6: Kiểm định Friedman về các mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại Các hoạt động học tập trải nghiệm N Mean rank Các phân vị (Percentiles) Friedman Test 25th 50th (Median) 75th I. Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp Cắt gọt kim loại 1) Các câu hỏi trả lời ngắn 100 2.85 3.00 3.00 4.00 p = 0.00 χ2 = 46.126 Df = 3 2) Các câu hỏi biện luận 100 2.85 3.00 3.00 4.00 3) Động não giải pháp 100 2.23 3.00 3.00 3.00 4) Chia sẻ nhật kí học tập 100 2.08 2.00 3.00 3.00 II. Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công 5) Bài giảng mô tả 100 3.65 3.00 4.00 4.00 p = 0.00 χ2 = 52.803 Df = 4 6) Đọc tài liệu 100 3.32 3.00 3.00 4.00 7) Bình luận, phán xét 100 2.63 3.00 3.00 3.00 8) Đề xuất ý tưởng dự án kỹ thuật 100 2.55 3.00 3.00 3.00 9) Xây dựng mô hình lí thuyết 100 2.86 2.00 3.00 4.00 III. Lập quy trình công nghệ gia công 10) Ví dụ minh họa có sẵn 100 3.74 4.00 4.00 4.00 p = 0.00 χ2 = 65.780 Df = 4 11) Nghiên cứu trường hợp điển hình 100 2.90 3.00 3.00 4.00 12) Mô phỏng 100 3.29 3.00 4.00 4.00 13) Trải nghiệm thử trong LAB/xưởng 100 2.65 3.00 3.00 4.00 14) Trải nghiệm thử thực tế 100 2.42 3.00 3.00 4.00 IV. Thực hành gia công Cắt gọt kim loại 15) Ví dụ bài giảng 100 3.78 3.00 4.00 4.00 p = 0.00 χ2 = 116.641 Df = 4 16) Xem phim ảnh, băng hình 100 3.62 3.00 4.00 4.00 17) Mô phỏng 100 2.88 3.00 3.00 4.00 18) Làm việc trong LAB/ xưởng 100 2.62 3.00 3.00 3.75 19) Làm việc thực tế 100 2.11 2.00 3.00 3.00 (1) Các hoạt động ‘Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp Cắt gọt kim loại’ Theo kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.6), ở mức ý nghĩa 5%, giá trị p = 0.00 < 0.05 cho thấy giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ. Điều đó cho thấy có khả năng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình (mean ranks) về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp Cắt gọt kim loại’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng của giảng viên. Giá trị χ2 thu được là 46.126 với bậc tự do df = 3, lớn hơn giá trị tới hạn χ2 bằng 7.815 (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp Cắt gọt kim loại’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=46.126, p=0.00). Hai hoạt động quan sát phản ánh được sử dụng nhiều nhất là ‘các câu hỏi trả lời ngắn’ (mean rank = 2.85) và ‘các câu hỏi biện luận’ (mean rank = 2.85) với phân vị thứ 75 bằng 4.00. Hai hoạt động quan sát phản ánh còn lại có thứ hạng thấp với phân vị thứ 75 bằng 3.00. Điều này cho thấy các giảng viên chủ yếu vẫn sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm với trung tâm là giảng viên, chưa sử dụng nhiều các hoạt động học tập trải nghiệm lấy sinh viên như là một diễn viên của lớp học (bao gồm hoạt động động não giải pháp và chia sẻ nhật kí học tập). (2) Các hoạt động ‘Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’ Theo kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.6), giá trị p = 0.00 < 0.05 cho thấy giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ. Điều đó cho thấy có khả năng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng của giảng viên. Giá trị χ2 thu được là 52.803 với bậc tự do df = 4, lớn hơn giá trị tới hạn χ2 bằng 9.488 (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia công’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=52.803, p=0.00). Hai hoạt động nghiên cứu lí thuyết được sử dụng nhiều nhất là ‘bài giảng mô tả’ (mean rank = 3.65) và ‘đọc tài liệu’ (mean rank = 3.32) với phân vị thứ 75 bằng 4.00. Các hoạt động nghiên cứu lí thuyết còn lại có thứ hạng thấp. Điều này cho thấy các giảng viên chủ yếu vẫn sử dụng các hoạt động nghiên cứu lí thuyết với trung tâm là giảng viên, chưa sử dụng nhiều các hoạt động trải nghiệm lấy sinh viên là trung tâm của lớp học, bao gồm biện luận, đề xuất ý tưởng dự án và xây dựng mô hình lí thuyết. (3) Các hoạt động ‘Lập quy trình công nghệ gia công’ Theo kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.6), giá trị p = 0.00 < 0.05 cho thấy giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ. Điều đó cho thấy có khả năng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Lập quy trình công nghệ gia công’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng của giảng viên. Giá trị χ2 thu được là 65.780 với bậc tự do df = 4, lớn hơn giá trị tới hạn χ2 bằng 9.488 (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Lập quy trình công nghệ gia công’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=65.780, p=0.00). Hai hoạt động lập quy trình công nghệ gia công được sử dụng nhiều nhất là ‘ví dụ bài giảng có sẵn’ (mean rank = 3.74) và ‘mô phỏng’ (mean rank = 3.29) với trung vị bằng 4.00. Các hoạt động khác có thứ hạng thấp. Điều này cho thấy các giảng viên vẫn chưa sử dụng nhiều các hoạt động trải nghiệm lấy người học làm trung tâm, chẳng hạn như trải nghiệm thử trong Lab/ xưởng, trải nghiệm thử thực tế. Việc học tập của sinh viên chủ yếu diễn ra bằng các ví dụ sẵn có, sau đó là tổ chức việc thực hành. Họ ít có cơ hội vận dụng lí thuyết để tự xây dựng một quy trình công nghệ gia công theo suy nghĩ của riêng mình. Điều này đã làm hạn chế khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào các các tình huống thực tế của các sinh viên. (4) Các hoạt động ‘Thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ Theo kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.6), giá trị p = 0.00 < 0.05 cho thấy giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ. Điều đó cho thấy có khả năng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng của giảng viên. Giá trị χ2 thu được từ kiểm định Friedman là 116.641 với bậc tự do df = 4, lớn hơn giá trị tới hạn χ2 bằng 9.488 (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các mức độ sử dụng các hoạt động ‘Thực hành gia công Cắt gọt kim loại’ trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=116.641, p=0.00). Hai hoạt động thực hành gia công Cắt gọt kim loại được sử dụng nhiều nhất là ‘ví dụ bài giảng’ (mean rank = 3.78) và ‘xem phim ảnh, băng hình’ (mean rank = 3.29) với trung vị bằng 4.00. Các hoạt động khác có thứ hạng thấp. Điều này cho thấy sinh viên vẫn chủ yếu thực hành gia công Cắt gọt kim loại theo các bài tập mang tính giả định, chẳng hạn như các ví dụ bài giảng hoặc các video phim ảnh/ băng hình. Họ chưa được trải nghiệm nhiều các công việc thực tế. Nói chung, theo mô hình mức độ tham gia các hoạt động trải nghiệm của người học (Hình 1.4) kết hợp với kết quả khảo sát thực trạng (Bảng 2.6) cho thấy mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại vẫn đề cao vai trò của các sinh viên như ‘người tiếp nhận’. Do đó, các giảng viên cần tăng cường thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm ở vành ngoài để giúp các sinh viên có thể tham gia học tập như một ‘diễn viên’. 2.2.4.3. Mức độ sử dụng các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại của giảng viên Để trả lời vấn đề trên, một bài kiểm định Friedman đã được thực hiện nhằm kiểm tra sự khác biệt về thứ hạng giữa các mức độ sử dụng các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. Giả thuyết H0 của kiểm định Friedman là “không có sự khác biệt về thứ hạng trung bình giữa các mức độ sử dụng các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại”. Kết quả phân tích Friedman được thể hiện trong Bảng 2.7 dưới đây. Bảng 2.7: Kiểm định Friedman về các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại Các hình thức học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại N Mean rank Các phân vị (Percentiles) 25th 50th (Median) 75th 1) Trải nghiệm với các dự án kỹ thuật 100 3.45 2.00 3.00 4.00 2) Trải nghiệm với các chuyến đi thực địa công nghiệp 100 3.23 2.00 3.00 4.00 3) Trải nghiệm với các cuộc thi thiết kế kỹ thuật 100 3.43 3.00 3.00 4.00 4) Trải nghiệm trong phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật 100 4.28 3.00 4.00 4.00 5) Trải nghiệm trong các hội thảo ngoại khóa/ bài giảng khách mời 100 2.90 2.00 3.00 4.00 6) Trải nghiệm thực tập sản xuất công nghiệp kết hợp với phản ánh bằng nhật kí học tập 100 3.72 3.00 3.00 4.00 p-value = 0.00 (Friedman Test) Chi-bình phương (χ2) = 44.582 Df = 5 Theo kết quả phân tích Friedman (Bảng 2.7), giá trị p = 0.00 < 0.05 cho thấy giả thuyết vô hiệu bị bác bỏ. Điều đó cho thấy một khả năng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các hình thức học tập trải nghiệm được sử dụng bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Giá trị χ2 thu được là 44.582 với bậc tự do df = 5, lớn hơn giá trị tới hạn χ2 bằng 11.070 (ở mức ý nghĩa 5%). Do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các hình thức học tập trải nghiệm được sử dụng bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=11.070, p=0.00). Các kết quả tại cột ‘mean rank’ cho thấy thứ hạng cao nhất là hình thức ‘Trải nghiệm trong phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật’ (mean rank = 4.28), điểm trung vị bằng 4.00. Các hình thức trải nghiệm khác có thứ hạng trung bình thấp hơn đáng kể. Điều này cho thấy trải nghiệm trong phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật chính là hình thức quen thuộc, dễ thực hiện để triển khai dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. Các hình thức học tập trải nghiệm khác cũng rất quan trọng, nhưng khi triển khai gặp nhiều khó khăn do sự tham gia của nhiều bên liên quan, chẳng hạn như kinh phí của nhà trường, hợp đồng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Do vậy, luận án sẽ sử dụng hình thức học tập trải nghiệm này để thiết kế bài giảng minh họa trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. 2.2.4.4. Nhận thức của các giảng viên về những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Để trả lời vấn đề trên, một bài thống kê mô tả đã được sử dụng để tính toán trung bình và độ lệch chuẩn nhằm kiểm tra nhận thức của các giảng viên. Các điểm trung bình được so sánh với các giá trị tiêu chuẩn, nếu điểm trung bình lớn hơn ‘3.4’ là phản ánh mức độ ‘đồng ý’ của các giảng viên, trong khi điểm trung bình từ ‘4.2’ trở lên là phản ánh mức độ ‘rất đồng ý’ của các giảng viên. Các kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 2.8. Những kết quả này sẽ cho biết liệu các giảng viên có đồng ý với những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm không. Bảng 2.8: Thống kê mô tả về nhận thức của giảng viên về những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Các đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm N Minimum Maximum Mean Std. Deviation 1) Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn 100 1 5 4.01 .847 2) Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo để nâng cao vai trò của kinh nghiệm cá nhân trong những tình huống nghề nghiệp 100 1 5 3.93 .700 3) Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp 100 1 5 4.11 .827 4) Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh các kinh nghiệm trong tình huống nghề nghiệp 100 1 5 4.26 .799 Kết quả thống kê trong Bảng 2.8 cho thấy các giảng viên phản ứng rất tích cực với những nhận định về đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Điểm trung bình của tất cả các yếu tố là lớn hơn mức điểm ‘3.4’ (mức tối thiểu của ‘đồng ý’) và xấp xỉ mức điểm ‘4.2’ (mức ‘rất đồng ý’). Hay nói khác đi, các giảng viên đồng ý với những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Bảng 2.9. Ma trận tương quan Spearman cho các đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Correlations 1) Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành 2) Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo 3) Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng 4) Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh Spearman's rho 1) Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn rs 1.000 .397** .428** .402** p . .000 .000 .000 N 100 100 100 2) Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo để nâng cao vai trò của kinh nghiệm cá nhân trong những tình huống nghề nghiệp rs 1.000 .344** .498** p . .000 .000 N 100 100 3) Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp rs 1.000 .386** p . .000 N 100 4) Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh các kinh nghiệm trong tình huống nghề nghiệp rs 1.000 p . N **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Tiếp theo, một bài kiểm tra tương quan Spearman đã được thực hiện để kiểm tra xem các đặc trưng này có một liên hệ chặt chẽ với nhau hay không. Giả thuyết vô hiệu của kiểm định Spearman phát biểu rằng các đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là không tương quan với nhau. Kết quả kiểm định Spearman trong SPSS chỉ tạo ra một bảng đầu ra duy nhất, nó được gọi là ma trận tương quan Spearman cho các đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm, được thể hiện trong Bảng 2.9. Kết quả trong Bảng 2.9 cho thấy, hệ số tương quan Spearman, rs, là dương và có ý nghĩa thống kê ( p  0, p (2-tailed) < 0.01). Kết quả này khẳng định rằng ‘Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn’, ‘Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo để nâng cao vai trò của kinh nghiệm cá nhân trong những tình huống nghề nghiệp’, ‘Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp’ và ‘Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh các kinh nghiệm trong tình huống nghề nghiệp’ là những đặc trưng chính của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. 2.2.4.5. Nhận thức của các giảng viên về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Để trả lời vấn đề trên, một bài thống kê mô tả đã được sử dụng để tính toán trung bình và độ lệch chuẩn để kiểm tra nhận thức của các giảng viên về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Các điểm trung bình được so sánh với các giá trị tiêu chuẩn, nếu điểm trung bình lớn hơn ‘3.4’ là phản ánh mức độ ‘đồng ý’ của các giảng viên, trong khi điểm trung bình từ ‘4.2’ trở lên là phản ánh mức độ ‘rất đồng ý’. Các kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 2.10. Bảng 2.10: Thống kê mô tả nhận thức của các giảng viên về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm N Minimum Maximum Mean Std. Deviation I. Đặc điểm sinh viên 1) Kinh nghiệm đã có của sinh viên 100 2 5 3.42 .955 2) Lao động sản xuất là hoạt động chủ đạo 100 2 4 3.52 .559 3) Động cơ học tập 100 2 5 3.42 .815 II. Bối cảnh đào tạo 4) Chương trình đào tạo 100 2 5 3.69 .598 5) Tiêu chuẩn nghề 100 3 4 3.92 .273 6) Nguồn lực vật chất của nhà trường 100 2 5 3.41 .726 Kết quả thống kê mô tả trong Bảng 2.10 đã cho thấy các giảng viên phản ứng rất tích cực với những nhận định về các cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Điểm trung bình của tất cả các yếu tố là lớn hơn mức điểm ‘3.4’ (mức tối thiểu của ‘đồng ý’). Hay nói khác đi, các giảng viên đồng ý với những cơ sở cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm mà đã được luận án chỉ ra trong phần cơ sở lý luận (Chương 1). 2.2.4.6. Nhận thức của các giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả Để trả lời vấn đề trên, một bài thống kê mô tả đã được sử dụng để tính toán trung bình và độ lệch chuẩn nhằm kiểm tra nhận thức của các giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Các kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 2.11 dưới đây. Bảng 2.11: Thống kê mô tả về nhận thức của giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm Những yêu cầu cần thiết cho thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm N Minimum Maximum Mean Std. Deviation 1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên 100 2 5 3.16 .775 2) Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo 100 3 5 3.47 .594 3) Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra 100 2 5 3.48 .643 Kết quả thống kê trong Bảng 2.11 cho thấy các giảng viên chủ yếu dựa vào các yêu cầu về bối cảnh đào tạo và kết quả đầu ra đào tạo để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (mean > 3.4). Mặc dù thừa nhận đặc điểm sinh viên cũng là một yêu cầu quan trọng cho thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả, nhưng các giảng viên vẫn ít dựa vào những yếu tố ‘hiểu biết về đặc điểm sinh viên’ để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm (mean = 3.16 < 3.4). Do đó, cần phải đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học rõ ràng để hướng dẫn nhà giáo thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Tiếp theo, một bài kiểm tra tương quan Spearman đã được thực hiện để kiểm tra xem liệu (1) ‘Hiểu biết về đặc điểm sinh viên’, (2) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo’, và (3) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra’ có phải là ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả hay không. Giả thuyết vô hiệu của kiểm định Spearman phát biểu rằng ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả là không tương quan với nhau. Kết quả kiểm định Spearman cung cấp một bảng ma trận tương quan giữa ba yêu cầu cơ bản này được thể hiện trong Bảng 2.12. Bảng 2.12. Ma trận tương quan Spearman giữa ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả Correlations 1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên 2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo 3) Thiết kế tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra 1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên Correlation Coefficient 1.000 .238* .202* Sig. (2-tailed) . .017 .044 N 100 100 2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo Correlation Coefficient 1.000 .749** Sig. (2-tailed) . .000 N 100 3) Thiết kế tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra Correlation Coeff

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_day_hoc_theo_tiep_can_trai_nghiem_trong_dao_tao_nghe.docx
  • pdf1. Luận án.pdf
  • docx2. Tóm tắt luận án.docx
  • pdf2. Tóm tắt luận án.pdf
  • doc3. Trích yếu luận án.doc
  • pdf3. Trích yếu luận án.pdf
  • doc4. Thông tin đưa web Tiếng Anh - Tiếng Việt.doc
  • pdf4. Thông tin đưa web Tiếng Anh - Tiếng Việt.pdf
Tài liệu liên quan