Luận án Di cư mùa vụ nông thôn - Đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng)

MỤC LỤ

MỞ ÐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN –

ÐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ.14

1.1. Nghiên cứu về tác động đóng góp kinh tế từ tiền gửi của người di cư cho đến

đời sống kinh tế gia đình nơi xuất cư.15

1.2. Nghiên cứu về những tác động xã hội của di cư đến các thành viên trong gia

đình có người di cư.18

1.3. Nghiên cứu về chính sách đối với vấn đề di cư.27

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA

VỤ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH NGƯỜI DI CƯ.34

2.1. Các khái niệm liên quan trong nghiên cứu.34

2.2. Lý thuyết về di cư và cách tiếp cận.40

2.3. Cơ sở thực tiễn.48

Chương 3: ÐẶC ÐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ÐÔ THỊ.59

3.1. Những đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.59

3. 2. Những đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ.62

Chương 4: SỰ THAY ÐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ÐÌNH CÓ NGƯỜI DI

CƯ MÙA VỤ.81

4.1. Vai trò giới trong tổ chức các hoạt động kinh tế.82

4.2. Vai trò giới trong lĩnh vực nội trợ.91

4.3. Vai trò giới trong chăm sóc con cái và bố mẹ già.98

4.4. Vai trò giới trong các công việc dòng họ, cộng đồng.110

4.5. Nhận định về sự tác động của di cư mùa vụ đến gia đình.114

KẾT LUẬN.135

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.143

PHỤ LỤC .155

pdf212 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di cư mùa vụ nông thôn - Đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn hải phòng hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã quốc tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cày bừa, trồng cây, thu hoạch và phun thuốc trừ sâu trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ Đõn vị: % Công việc Người làm chính Cày bừa Trồng, cấy Thu hoạch Phun thuốc sâu Trýớc di cư mùa vụ Vợ 31,3 55,3 27,7 12,7 Chồng 24,3 1,7 10,0 55,3 Cả hai 44,0 43,0 61,7 32,0 Người thân, họ hàng 0,0 0,0 0,0 0,0 Thuê người 0,3 0,0 0.7 0,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Trong di cư mùa vụ Vợ 46,7 71,0 40,0 55,3 Chồng 16,7 19,0 2,3 22,3 Cả hai 12,3 8,7 43,7 17,3 Người thân, họ hàng 1,0 0,0 0,7 5,0 Thuê người 23,3 1,3 13,3 0,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Bảng 4.2 cho thấy sự khác biệt trong đảm nhận chính các loại việc cày bừa, trồng cấy, thu hoạch nông sản và phun thuốc trừ sâu trýớc và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ như sau: Trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ (sau đây gọi là “trýớc di cư”), loại việc “cày bừa” được phân công týõng đối đồng đều, 31,3% người trả lời nhận xét do “vợ đảm nhiệm chính”, 24,3% “do chồng đảm nhiệm chính”, 44% người trả lời cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm, không có hộ gia đình nào thuê người làm. Còn từ khi trên địa bàn nghiên cứu có nhiều nam giới di cư mùa vụ, loại việc này được chuyển sang người phụ nữ - với tỉ lệ đảm nhận tãng lên đến 46,7%, tỉ lệ người chồng đảm nhận hoặc cả hai vợ chồng đảm nhận giảm xuống týõng ứng chỉ còn 16,7% và 12,3%. Hõn nữa, trong khi gia đình có người di cư, việc thuê mýớn người cày ruộng dần trở nên phổ biến khi nam giới vốn là người đảm nhận loại việc này đang vắng nhà. 85 Đối với loại việc “trồng cấy” vốn thường gắn với lao động nữ, như kết luận của một số công trình nghiên cứu trýớc đây. Thực tế cho thấy phụ nữ nông thôn luôn gánh vác hầu hết các việc của nhà nông, trong đó, nhiều nhất là các loại việc trồng cấy, chãn nuôi, thu hoạch. Hõn 50% người trả lời cho biết đảm nhiệm chính loại việc “trồng cấy” là người vợ, trong khi đó, tỉ lệ này ở người chồng là 1,7%, 43% loại việc này do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi gia đình có lao động chính di cư mùa vụ, tỉ lệ đảm nhiệm loại việc này ở người vợ và người chồng đều tãng lên lần lýợt là 71% và 19%, kéo theo đó là sự giảm vai trò của “cả hai vợ chồng” với 8,7%. Đặt trong týõng quan với nhóm gia đình di cư mùa vụ, những gia đình có chồng di cư sẽ khiến người vợ ở nhà phải đảm đương thêm nhiều việc hõn, gia đình có vợ di cư cũng làm gia tãng một số loại công việc đối với người chồng và sự tham gia thường xuyên của hai vợ chồng vào nhiều loại việc sẽ giảm đi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới đóng vai trò chủ đạo trong việc ra quyết định hoặc quản lý, điều hành, còn phụ nữ phải đảm nhiệm chính hầu hết các loại việc nhà nông (bao gồm cả việc thu hoạch) [114]. Nghiên cứu tại địa bàn cũng cho thấy kết quả týõng tự, tuy nhiên, di cư mùa vụ cùng những đặc điểm và tính chất của nó có sự khác biệt cõ bản về phân công theo giới trong nhiều loại việc. Thu hoạch cây trồng là loại công việc đòi hỏi nhiều nhân lực nên trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, 61,7% do “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính, tỉ lệ này giảm xuống trong khi gia đình có người di cư mùa vụ là 43,7%, cùng với đó, tỉ lệ đảm nhiệm chính của người vợ trong loại việc này tãng từ 27,7% lên 40,0% kèm theo là sự có mặt của hình thức thuê mýớn người làm (0,7% trýớc di cư lên 13,3% sau di cư). Khác với các loại hình di cư khác, do khoảng cách di cư gần nên người di cư mùa vụ thường thu xếp về thãm và trợ giúp gia đình khi có việc cần. Sau khi gia đình có người di cư, 43,7% số hộ vẫn có sự tham gia của cả hai vợ chồng trong loại việc “thu hoạch” nông sản. “Phun thuốc trừ sâu” là loại việc týõng đối độc hại trong nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều các khuyến cáo từ các cõ quan hữu quan, hoạt động này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Tại địa bàn nghiên cứu, 55,3% loại việc này do “chồng” đảm 86 nhiệm chính trýớc di cư và giảm xuống còn 22,3% trong di cư, cùng với đó là tỉ lệ đảm nhiệm của người vợ tãng lên nhanh chóng, từ 12,7% trýớc di cư lên 55,3% trong di cư. Một số gia đình còn có sự týõng trợ của người thân với tỉ lệ 5%. Trong hoạt động chãn nuôi và chế biến, cất trữ nông sản cũng tồn tại sự khác biệt trong vai trò của vợ - chồng trýớc và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ. Biểu 4.1: Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chãn nuôi và sõ chế, cất trữ nông sản trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ C hã n nu ôi S õ ch ế, c ất tr ữ nô ng sả n Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 87 Trước di cư, tỉ lệ người vợ đảm nhiệm chính loại việc chăn nuôi là 34,3% - trong di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 71,3%. Nếu trước đây cả hai vợ chồng cùng thực hiện loại việc này là 45% thì trong di cư, tỉ lệ này giảm xuống còn 12,3%. Như vậy, kết quả nghiên cứu ở biểu 4.1 cho thấy trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, tỉ lệ tham gia chính của người vợ trong loại việc này tăng lên nhanh chóng. Kết luận này có mối liên hệ mật thiết với kết luận trước đó rằng phần lớn người di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu là nam giới. Việc “sơ chế, cất trữ nông sản” là loại việc quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, đó cũng là loại việc đòi hỏi nhiều nhân lực trong điều kiện nông thôn Việt Nam còn thiếu thốn các loại máy móc hiện đại phục vụ cho công đoạn này. Trước di cư, 52% số hộ gia đình có “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính loại việc này và giảm xuống còn 10,3% khi người chồng di cư. Tương tự, 26,3% do “vợ” là người đảm nhiệm chính loại việc này trước di cư và trong di cư tỉ lệ này tăng lên lần rất cao là 73,7%. Như vậy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự san sẻ các loại công việc giữa hai vợ chồng trong các gia đình không có người di cư mùa vụ diễn ra thường xuyên hơn, liên tục hơn, trong khi đó, sự thiếu vắng lao động chính trong gia đình có người di cư khiến sự tham gia của người ở lại (chủ yếu là người vợ) trong lĩnh vực sản xuất tăng lên nhanh chóng, họ đảm nhiệm chính hầu hết các loại việc. Tuy nhiên, khác với di cư lâu dài, di cư mùa vụ cho thấy sự hiện diện của cả hai vợ chồng trong một số loại việc đòi hỏi nhiều nhân lực như thu hoạch nông sản. 4.1.2. Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp Trong các phân tích tổng quan và cơ sở lý luận đã chỉ ra sự khác biệt giữa di cư mùa vụ với các loại hình di cư khác (nhất là di cư lâu dài), người di cư mùa vụ thường lựa chọn khoảng cách đi lại ngắn, thời gian làm việc không dài để có thể duy trì sự hiện diện và đảm bảo các mối liên hệ, liên kết trong gia đình. Do đó, hầu hết các gia đình có người di cư mùa vụ không cảm thấy quá áp lực, họ cho đó là “bình thường” khi đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp, nhất là khi đó lại là loại việc mà phần lớn các thành viên đã quen thuộc. 88 Bảng 4.3: Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp theo nhóm gia đình Nhóm gia đình Tổng Vợ di cư, chồng ở nhà Chồng di cư, vợ ở nhà Vợ chồng cùng di cư nhưng thay phiên nhau Mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc sản xuất nông nghiệp Khó N 0 5 0 5 % 0,0 3,2 0,0 1,7 Khá khó N 19 92 44 155 % 61,3 58,6 39,3 51,7 Bình thường N 12 55 56 123 % 38,7 35,0 50,0 41,0 Dễ N 0 1 4 5 % 0,0 0,6 3,6 1,7 Khác N 0 4 8 12 % 0,0 2,5 7,1 4,0 Tổng N 31 157 112 300 % 100,0 100,0 100,0 100,0 (Mức ý nghĩa thống kê: p<0,01) Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Kết quả nghiên cứu thực tế tại hai xã chỉ ra rằng, với mỗi nhóm gia đình di cư sẽ có sự đánh giá khác nhau về mức độ khó của việc làm thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 cho thấy: 51,7% số hộ nhận xét làm thay các loại việc nông nghiệp này là “khá khó”, trong đó nhóm gia đình có “Vợ di cư, chồng ở nhà” và nhóm gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” có sự đánh giá mức độ khó týõng đối đồng đều với tỉ lệ lần lýợt là 61,3% và 58,6%. Bên cạnh đó, 41% người trả lời nhận xét việc đảm nhận thay sản xuất nông nghiệp là “bình thường”. Tỉ lệ nhỏ 1,7% người trả lời cho rằng “dễ” đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp. Qua phỏng vấn sâu, người dân bày tỏ ý kiến týõng đối trái ngược nhau về mức độ khó của việc đảm nhận thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Một người có tuổi trong gia đình có cả hai con đi làm xa cho biết: 89 “Cũng không có việc gì gọi là khó vì mọi việc đều quen thuộc rồi, nhưng tuổi tác bây giờ không còn khoẻ nên cấy hái đứng lâu ngoài ruộng là xây xẩm mặt mày”. (Phỏng vấn sâu số 12, bà B, 58 tuổi, thôn Cát Tiên, Quang Trung, An Lão). Trong khi đó, một nam giới trong gia đình có vợ di cư mùa vụ – chồng ở nhà bày tỏ những khó khãn trong việc tiếp nhận một số loại việc nông nghiệp mà người đàn ông ít phải làm ở nông thôn: “Đồng ruộng cũng được vài sào, nông nghiệp thì cũng chẳng có gì khó vì ông bà sao thì mình làm vậy thôi. Nhưng ủ thóc và cấy là chú không thạo bằng vợ, hồi cô còn ở nhà thì không phải đi mua mạ đâu, nhưng mấy năm nay toàn phải mua mạ của người ta...Còn hoa màu thì tuỳ vụ, tuỳ loại. Mỗi loại có cái vất vả riêng chứ không có gì khó. Sợ nhất là trồng dưa hấu, có năm cũng học hỏi bên kia sông trồng mà không có kinh nghiệm và đất bên này không hợp nên hỏng cả.”(Phỏng vấn sâu số 14, ông T, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão). Ngược lại với những khó khăn trong tiếp nhận từng loại việc của nam giới, nữ giới trong các gia đình có chồng di cư mùa vụ lại thường đề cập đến khó khăn về khối lượng công việc: “Mọi việc đến tay cả, bình thường nếu ở nhà thì anh ấy còn đỡ đần việc con cái, đồng ruộng, đi rồi thì chị phải tự xoay sở tất...trước kia cày bừa thì anh ấy lo, giờ hay vắng nhà thì chị phải thuê người ta làm. Cả gặt lúa nữa, cũng mệt lắm”. (Phỏng vấn sâu số 11, chị Th, 38 tuổi, gia đình có chồng di cư mùa vụ – vợ ở nhà, thôn Bạch Câu, Quốc Tuấn, An Lão). Như vậy, mỗi gia đình khác nhau với hoàn cảnh và số người di cư mùa vụ khác nhau mà người ở lại có những nhận định, đánh giá khác nhau về mức độ khó trong tiếp nhận các loại việc nông nghiệp. 4.2. VAI TRÒ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NỘI TRỢ Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nhiều loại việc thường được quy gán hoặc mặc định thuộc về vai trò của người phụ nữ. Ngày nay, khi nữ giới ngày càng 90 tham gia vào nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều vị trí xã hội khác nhau thì địa vị của họ trong gia đình và cộng đồng có sự biến đổi theo chiều hýớng bình đẳng giới. Người chồng dần có sự san sẻ vai trò và trách nhiệm trong nhiều loại công việc, trong đó có lĩnh vực nội trợ. Lý thuyết vai trò giới cho rằng di cư, ở khía cạnh nào đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy bình đẳng giới, người di cư đi làm xa nhà tiếp thu những quan niệm, lối sống và các thông tin mới có thể khiến họ thay đổi cách nhìn về giới. Trong các gia đình người vợ di cư, người chồng thường phải làm thay những loại việc nội trợ mà trýớc đây họ hầu như không phải làm như: đi chợ, nấu cõm, quét dọn nhà cửa []....Quá trình thích nghi và làm thay công việc của người vợ cũng góp phần giúp người chồng thay đổi hành vi, thói quen và quan niệm về giới. 4.2.1. Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình Như đã phân tích ở các phần trýớc, đặc điểm của loại hình di cư di cư mùa vụ là người lao động thường khoảng cách di cư và thời gian lýu trú ngắn, họ thường quay về quê nhà trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, sự hiện hiện của người di cư mùa vụ trong gia đình thường xuyên hõn, tần suất dày và liên tục hõn so với loại hình di cư lâu dài. Phần lớn người di cư mùa vụ ở hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn là người chồng nên có thể thấy loại việc nội trợ hầu hết do người vợ đảm nhiệm chính (trýớc di cư: 91,3%), trong quá trình gia đình có người di cư, với số lýợng nhỏ nữ giới đi làm xa nhà nên tỉ lệ nữ đảm nhận chính việc nội trợ giảm xuống còn 74,3%. Bên cạnh đó, một số gia đình người chồng buộc phải đảm nhiệm việc nhà (bao gồm nội trợ) sau khi người vợ đi làm vắng nhà với tỉ lệ 13,0%. Bảng 4.4: Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ Đảm nhiệm chính N % Trýớc di cư mùa vụ Vợ là chính 274 91,3 Chồng là chính 0 0,0 Cả hai vợ chồng 26 8,7 91 Người thân 0 0,0 Trong di cư mùa vụ Vợ là chính 223 74,3 Chồng là chính 39 13,0 Cả hai vợ chồng 16 5,3 Người thân 22 7,3 Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Khi lao động chính di cư, gia đình phải tổ chức lại hoạt động sống, các loại việc mà người di cư thường làm sẽ được chuyển giao sang cho người ở lại. Khối lýợng công việc nhiều đôi lúc sẽ dẫn đến quá tải vai trò, một số hộ gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của họ hàng, người thân (thường là bố mẹ) trong các loại việc như chãm sóc con cái, nội trợ. Bảng 4.4 cho thấy trýớc di cư, các hộ gia đình không nhờ đến sự trợ giúp của người thân, nhưng trong khi thành viên lao động chính di cư, tỉ lệ này đã tãng lên 7,3%. 4.2.2. Đảm nhận chính việc thu chi của gia đình Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cõ bản và quan trọng nhất, tại đó, các thành viên có mối liên hệ khãng khít thông qua việc thực hiện những chức nãng cõ bản. Việc quản lý và thực hiện thu chi là loại hoạt động duy trì sự tồn tại và phát triển của thiết chế gia đình. Quan niệm “tay hòm chìa khóa” từ lâu thường được quy gán cho người phụ nữ. Tuy nhiên ngày nay, quan niệm này đã dần thay đổi khi cả hai vợ chồng đều có thể ra ngoài đi làm, cùng đóng góp thu nhập cho gia đình. Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có sự thay đổi vai trò trong đảm nhiệm thu chi. Nếu như trýớc khi có người di cư mùa vụ, 59,7% số hộ có người đảm nhiệm chính thu chi gia đình là người vợ; 11,3% là người chồng, thì trong khi có lao động chính di cư, tỉ lệ này tãng lên lần lýợt là 71,7% và 16%. Kèm theo đó là vai trò của “cả hai vợ chồng” đối với loại việc này giảm xuống từ 29% còn 16% và xuất hiện sự tham gia quản lý thu chi của người thân với 2,7%. Bảng 4.5 : Vai trò giới trong hoạt động thu chi của gia đình trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ Đảm nhiệm N % 92 chính Trýớc di cư mùa vụ Vợ là chính 179 59,7 Chồng là chính 34 11,3 Cả hai vợ chồng 87 29,0 Người thân 0 0,0 Trong di cư mùa vụ Vợ là chính 215 71.7 Chồng là chính 48 16.0 Cả hai vợ chồng 29 9.7 Người thân 8 2.7 Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Từ những phân tích trên có thể thấy, loại hình di cư mùa vụ có những điểm týõng đồng với một số loại hình di cư khác, một trong số đó là vai trò chủ đạo của phụ nữ trong hầu hết các việc từ nông nghiệp đến nội trợ dù trýớc hay sau khi gia đình có người di cư mùa vụ. Kết luận của một số nghiên cứu đã đề cập trýớc đó cho rằng nông thôn tồn tại sự bất bình đẳng giới trong đảm nhiệm các loại việc khác nhau. Người phụ nữ phải gánh vác hầu hết các loại việc nhưng quyền tổ chức, quản lý và ra quyết định thường do người đàn ông đảm nhiệm. Trong loại việc nội trợ, thu chi trong gia đình, phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu là đối tượng đảm nhiệm chính. Tuy nhiên, quyền quyết định mua sắm các loại vật dụng, đồ đạc đắt tiền phục vụ cho cuộc sống gia đình không hoàn toàn thuộc về họ. Biểu 4.2: Người quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền 93 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Biểu 4.2 chỉ rõ trýớc khi gia đình có người di cư mùa vụ, 55,3% người ra quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền là người chồng, 8,0% thuộc về người vợ. Trong khi di cư, quyền quyết định của người vợ tãng lên 26%, tỉ lệ chồng ra quyết định chính loại việc này giảm xuống còn 36%. Kết quả nghiên cứu có sự khác biệt so sánh với các kết luận trong một số đề tài về di cư lao động khác, tại đây các quyết định mua sắm đồ đạc, vật dụng đắt tiền có sự đồng thuận ý kiến của cả hai vợ chồng, trýớc di cư, tỉ lệ này là 36,7% và trong di cư tãng nhẹ lên 38%. Nhìn chung, dýới tác động của di cư mùa vụ, các gia đình trong điều tra có sự thay đổi về vai trò giới theo hýớng bình đẳng giới, mang ý nghĩa tích cực. Người vợ có quyền quyết định nhiều hõn, người chồng vì thường vắng nhà nên quyền quyết định giảm đi, chuyển sang người vợ. Hai vợ chồng có sự đồng thuận nhất định khi cùng ra quyết định đối với việc thu chi, mua sắm đồ đạc trong gia đình. 4.2.3. Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ Nhìn chung, quan niệm nội trợ là việc của người phụ nữ đã ãn sâu vào tiềm thức của nhiều gia đình Việt. Địa bàn nghiên cứu là khu vực cách trung tâm thành phố Hải Phòng không quá xa nhưng quan niệm đó vẫn chứng tỏ sự hiện diện bền bỉ. 94 Khi được hỏi người chồng thường giúp vợ “làm những loại việc nhà nào?”, một phụ nữ trong gia đình không có người di cư mùa vụ cho biết “Sáng em không bán hàng, chiều tầm 3-4 giờ em đi thì anh ấy ở nhà trông con, giúp em ít việc nhà...Quét nhà, cắm nồi cõm. Chợ búa mua sắm thì em tranh thủ lúc bán hàng rồi, cũng có lúc nhờ hàng xóm mua giúp mang về” (Phỏng vấn sâu số 10, chị L, 26 tuổi, thôn Cẩm Vãn, Quốc Tuấn, An Lão). Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình mà người chồng có sự hỗ trợ vợ trong các việc nội trợ, vẫn còn nhiều gia đình người vợ phải đảm nhiệm gần như hoàn toàn loại việc này. Một nam giới đã có tuổi trong gia đình không có người di cư mùa vụ cho biết chuyện thu chi đều do vợ đảm nhiệm, các việc nội trợ, việc nhà khác “Thường do vợ tôi làm cả, đi chợ, dọn dẹp nhà, nấu nýớng đều do vợ tôi làm. Tôi chỉ giúp quét được cái nhà với lo cái ao cá thôi” (Phỏng vấn sâu số 03, ông Th, 54 tuổi, thôn Câu Đông, Quang Trung, An Lão). Như vậy, sự bất bình đẳng trong phân công công việc theo giới trong lĩnh vực nội trợ ở các gia đình không có người di cư mùa vụ là điều có thể nhận thấy týõng đối rõ ràng. Ngược lại, một số nghiên cứu về các gia đình có người di cư cho biết: di cư góp phần làm biến đổi vai trò giới và sự phân công lao động theo hýớng tiến bộ vì người chồng sẽ phải đảm nhiệm các loại việc mà trýớc kia chỉ có người vợ làm [135; tr.439 – 459]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số công trình khác cũng đýa ra nhận định rằng mức độ khó trong đảm nhiệm việc nội trợ giữa nam và nữ có sự khác nhau khi gia đình chỉ có chồng di cư hoặc chỉ có vợ di cư. Khi gia đình có người chồng di cư, người vợ vẫn ở nhà đảm nhiệm các công việc (bao gồm nội trợ) mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người thân. Ngược lại, khi gia đình có vợ di cư, người chồng nhận được sự hỗ trợ của cha mẹ/ông bà nhiều hõn bởi quan niệm của họ hàng và chính bản thân người chồng rằng việc nội trợ phù hợp với nữ giới. Người chồng thường khó đáp ứng và làm tốt các việc nội trợ nếu người vợ đi quá xa và quá lâu không về nhà [111; tr.58 – 59]. Số liệu bảng 4.4 ở trên cho thấy do đặc thù của địa bàn có lýợng nam giới di cư mùa vụ nhiều hõn nữ giới, nên khi gia đình có người đi làm ãn xa, người vợ vẫn 95 đóng vai trò đảm nhiệm chính công việc nội trợ (trýớc di cư: 91,3% - trong di cư: 74,3%), một số gia đình có vợ là người di cư mùa vụ nên tỉ lệ nam giới đảm nhiệm chính loại việc này trong di cư tãng từ 0,0% lên 13,0%. Do đó, tuỳ thuộc vào loại hình gia đình và giới tính của người trả lời mà việc đánh giá mức độ khó của việc nội trợ có sự khác nhau. Bảng 4.6: Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ theo giới tính của người trả lời Giới tính của người trả lời TổngNam Nữ N % N % N % Đánh giá mức độ khó khi gia đình đảm nhiệm thay việc nội trợ 1. Khó 3 3,5 12 5,6 15 5,0 2. Khá khó 28 32,9 42 19,5 70 23,3 3. Bình thường 48 56,5 95 44,2 14 3 47,7 4. Dễ 4 4,7 24 11,2 28 9,3 5. Khác 2 2,4 42 19,5 44 14,7 Tổng 85 100,0 215 100,0 30 0 100, 0 (Mức ý nghĩa thống kê: p<0,05) Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Qua trao đổi ý kiến về mức độ khó khi phải đảm nhiệm thay các loại việc nội trợ, một nam giới trong gia đình có vợ di cư mùa vụ - chồng ở nhà cho biết “Khó nhất chắc là đi chợ, còn dễ nhất là quét nhà” (Phỏng vấn sâu số 14, ông T, 52 tuổi, thôn Đâu Kiên, Quốc Tuấn, An Lão). Bảng 4.6 cũng cho thấy đánh giá về mức độ khó khi đảm nhiệm thay các loại việc nội trợ của người trả lời là nam giới có sự khác biệt so với người trả lời là nữ giới. 32.9% người trả lời trong số 85 nam giới (người chồng trong gia đình) nhận định đảm nhiệm thay việc nội trợ của người vợ là “khá khó”, 3,5% cho rằng loại việc này “khó”, trong khi đó 56,5% người trả lời nghĩ đảm nhiệm thay công việc nội trợ là “bình thường” và tỉ lệ nhỏ 2,4% đánh giá nội trợ là việc “dễ”. Kết quả này khá dễ hiểu trong bối cảnh các lao động thường chọn địa bàn làm việc týõng đối gần và phần lớn không lýu trú tại đô thị mà đi về trong ngày, bên cạnh đó một số 96 lýợng không nhỏ các hộ gia đình trong nghiên cứu là các hộ có chồng di cư mùa vụ, vợ ở nhà. 5,6% nữ giới đánh giá đảm nhiệm thay việc nội trợ là “khó”, 19,5% nêu ý kiến “khá khó”, 44,2% cho rằng thực hiện loại việc này “bình thường”, 19,5% thấy đảm nhiệm thay việc nội trợ là “dễ”. Kết quả cho thấy ý kiến đánh giá của nữ giới có sự phân tán, tuy nhiên, do quen thuộc với loại việc này nên tỉ lệ nữ giới đánh giá “dễ” cao hõn so với nam giới và họ cũng thích nghi với loại việc này nhanh hõn. Biểu 4.3: Thời gian quen việc nội trợ của người trả lời Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Trong biểu 4.3, 65,7% người trả lời cho biết họ có thể “làm thay được ngay” công việc nội trợ khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, 28,7% cần “dýới 1 tháng” để thích nghi dần, tỉ lệ nhỏ 5,0% cần thời gian “trên 1 tháng”. Với đặc điểm di cư mùa vụ ngắn hạn và số lýợng nam giới nhiều hõn nữ giới thì kết quả trên đã phản ánh được nội hàm của đặc điểm đó, người vợ ở nhà không gặp trở ngại gì lớn khi đảm nhận thay và dễ dàng quen thuộc những việc liên quan đến nội trợ mà người chồng từng làm. 4.3. VAI TRÒ GIỚI TRONG CHĂM SÓC CON CÁI VÀ BỐ MẸ GIÀ Trong tổng quan nghiên cứu, các đề tài về dân số và di cư đề cập nhiều đến người già và trẻ nhỏ - hai đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thýõng khi gia đình có 97 người làm ãn xa nhà. Sự xa cách về không gian và thời gian của người di cư có thể dẫn đến những vấn đề lớn trong tổ chức đời sống, phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của người già, trẻ nhỏ. 4.3.1. Vai trò giới trong chãm sóc con cái Một số nghiên cứu trýớc đây cho rằng di cư thúc đẩy sự phân công lao động trong gia đình theo hýớng bình đẳng hõn, nam giới không di cư bắt đầu thích nghi với vai trò mới của mình trong việc chãm sóc con cái và nhận sự hỗ trợ của người thân nhiều hõn so với lúc người phụ nữ còn ở nhà [111; tr.56]. 4.3.1.1. Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chãm sóc con cái Trong kiểm định hồi quy tuyến tính với biến số phụ thuộc “thay đổi vai trò giới trong việc chãm sóc con cái trýớc và trong di cư”, và các biến số độc lập gồm “giới tính”, “trình độ học vấn”, “thu nhập hộ gia đình”, “thời gian di cư mùa vụ” cho thấy: biến số “di cư mùa vụ” (p =0,0020) và biến “giới tính” (p=0.0020) có tác động tới sự thay đổi vai trò giới trong việc chãm sóc con cái trýớc và trong di cư”, các biến số khác như “học vấn” và “thu nhập hộ gia đình” không có tác động. Bảng 4.7: Kiểm định hồi quy tuyến tính trong hoạt động chãm sóc và giáo dục con cái trýớc và trong di cư mùa vụ Biến số Sig Giới tính .002 Trình độ học vấn .430 Thu nhập .571 Thời gian di cư mùa vụ .002 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Qua các phân tích từ chýõng 3 cho thấy địa bàn nghiên cứu là nõi có nam giới di cư mùa vụ với số lýợng và số lần nhiều hõn so với nữ giới, thời gian di cư của họ tập trung theo mùa, vụ (có thể là mùa xây dựng, mùa du lịch) nên kết quả kiểm định với hai biến “giới tính” và “ thời gian di cư mùa vụ” có sự tác động qua lại tới việc chãm sóc con cái trýớc và trong di cư là điều dễ hiểu. So sánh với một số gia đình không có người di cư mùa vụ, người dân cho biết người chồng có đảm nhiệm chính một số việc liên quan đến con cái như: phụ trách đýa đón con đi học, chõi với con, dạy dỗ con học hành. Khi được hỏi “ai là người phụ trách chính việc trông nom và chãm sóc con cái?”, một phụ nữ cho biết việc 98 này do cả hai vợ chồng cùng đảm nhiệm, do buổi chiều chị thường ra Quốc lộ 10 bán hàng nên việc ở nhà do chồng phụ trách: “Sáng em không bán hàng, chiều tầm 3-4 giờ em đi thì anh ấy ở nhà trông con, giúp em ít việc nhà” (Phỏng vấn sâu số 10, chị L, 26 tuổi, thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, An Lão). Đối với các gia đình có người di cư mùa vụ, nghiên cứu thực tế tại địa bàn 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy di cư tác động cõ bản đến sự phân công lao động trong chãm sóc, nuôi dýỡng và dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, sự tác động đó không quá rõ nét. Bảng 4.8: Vai trò giới trong đảm nhiệm chãm sóc con cái trýớc và trong khi có người di cư mùa vụ Đảm nhiệm chính N % Trýớc di cư mùa vụ Vợ là chính 236 78,7 Chồng là chính 6 2,0 Cả hai vợ chồng 58 19,3 Người thân 0 0,0 Tổng 300 100,0 Trong di cư mùa vụ Vợ là chính 173 57,7 Chồng là chính 22 7,3 Cả hai vợ chồng 82 27,3 Người thân 23 7,7 Tổng 300 100,0 Nguồn: Số liệu khảo sát của Luận án tháng 12/2015 Bảng 4.8 cho thấy cả trýớc và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, vai trò của người vợ đối với việc chãm sóc con cái v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_611_2003234.pdf
Tài liệu liên quan