Luận án Di sản hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ nhìn từ lý thuyết các bên liên quan

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .v

MỞ ĐẦU.1

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .11

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.11

1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về di sản hóa và các bên liên quan.15

1.2. Cơ sở lý luận .23

1.2.1. Các khái niệm cơ bản.23

1.2.2. Các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu .32

1.2.3. Khung phân tích luận án.41

Tiểu kết.43

Chương 2

QUÁ TRÌNH DI SẢN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG.45

2.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.45

2.1.1 Cơ sở tín ngưỡng.45

2.1.2. Cơ sở xã hội .46

2.2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.50

2.2.1. Giai đoạn 1472 đến 1945.52

2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 2012.62

2.2.3. Giai đoạn 2012 đến nay .67

Tiểu kết.76

Chương 3

VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH DI SẢN HÓA TÍN

NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG Ở PHÚ THỌ .77

3.1. Vai trò của nhà nước .77

3.1.1. Trước khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh.77

3.1.2. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh.82

3.2. Vai trò của cộng đồng .84

3.2.1. Trước khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh.84

3.2.2. Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh.87

3.3. Vai trò của các bên liên quan khác .90

3.3.1. Nhà nghiên cứu .90

3.3.2. UNESCO .92

3.3.3. Doanh nghiệp .93

3.3.4. Các tổ chức xã hội.94iii

3.3.5. Truyền thông .95

3.4. Đánh giá chung .96

3.4.1. Những thành công và nguyên nhân.96

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.102

Tiểu kết.122

pdf254 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di sản hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ nhìn từ lý thuyết các bên liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2012). Thành công của sự kiện ghi danh cùng với những tác động đáng kể đối với diện mạo, tính chất của di sản như đã trình bày ở tiểu mục 2.2.4. trong Chương 2 được tạo nên bởi sự tham gia với tinh thần đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo các thành phần xã hội như trong Hồ sơ di sản đã ghi rõ: Trong quá trình làm hồ sơ đề cử, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, UBND tỉnh Phú Thọ và lãnh đạo các cấp từ huyện đến làng, xã và cộng đồng hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau để công tác hoàn thiện hồ sơ đề cử được tiến hành với sự đồng thuận cao, đáp ứng yêu cầu của UNESCO. Chính quyền, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa xã, huyện, trưởng thôn cùng cộng đồng phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam kiểm kê khoa học di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương theo hướng dẫn của UNESCO từ ngày 25/8/2010 đến 25/2/2011. Người dân 102 trong các cộng đồng cung cấp thông tin, đồng thuận với nhu cầu bảo tồn, trao truyền di sản và sinh hoạt tín ngưỡng Hùng Vương tại địa phương. Cộng đồng đã góp ý vào bản điều tra về di sản phục vụ công tác kiểm kê khoa học đối với di sản này. Nhiều bậc cao niên đã cung cấp những tư liệu hồi cố quý giá cho công tác nghiên cứu và kiểm kê và khuyến khích lớp trẻ tích cực tham gia vào việc trả lời câu hỏi trong bản điều tra. Các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa ở tỉnh Phú Thọ nhiệt tình tham gia nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Hồ sơ di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương) 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1. Hạn chế (1) Hạn chế trong mô hình quản lý phân cấp Trên thực tế, công tác quản lý di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ chưa có mô hình quản lý riêng. Tùy từng hợp phần di sản (di tích/lễ hội; tính chất điểm di sản), việc quản lý sẽ áp dụng theo hệ thống quy định chung tương ứng của nhà nước. Trong luận án, việc quản lý theo phân cấp xếp hạng di tích tạm gọi là mô hình quản lý phân cấp. Mô hình này tạo ra sự phân hóa về vai trò của nhà nước và cộng đồng ở các cấp di tích. Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đền Hùng có Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, theo đó, Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm có kế hoạch chi tiết, nghiêm ngặt do cơ quan quản lý nhà nước là Sở VH-TT&DL chịu trách nhiệm xây dựng, ban hành, tổ chức, phân công thực hiện. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu và cựu cán bộ quản lý Khu di tích Đền Hùng, việc “hành chính hóa” Lễ hội Đền Hùng là một thực tế khi mọi công tác liên quan đến Lễ hội đều mang tính điều hành, chỉ đạo từ phía nhà nước. Điều đó làm hạn chế sự chủ động của cộng đồng tại chỗ trước đây trong những hoạt động lễ hội, đặc biệt là ở phần lễ (rước), phần hội (các sinh hoạt dân gian văn hóa vùng đất Tổ) (dữ liệu phỏng vấn nhà nghiên cứu, nguyên cán bộ lãnh đạo Khu di tích Đền Hùng ngày 1/8/2021). Một số di tích cấp tỉnh có Ban quản lý di tích trực thuộc UBND huyện, các sinh hoạt tín ngưỡng có tính chủ động hơn song vẫn gắn kết chặt chẽ với công tác chỉ đạo nhà nước ở cấp huyện (đền Mẫu Âu Cơ, 103 đền Lăng Sương). Các di tích cấp tỉnh khác có Ban quản lý di tích cấp xã, các sinh hoạt tín ngưỡng mang tính chủ động, linh hoạt. Di tích không xếp hạng thì hoàn toàn do cộng đồng tại các địa phương tự quản. Ở mỗi cấp, sự độc lập trong quản lý di tích và hoạt động thực hành tín ngưỡng của cộng đồng có tính chất khác nhau. Ở cấp thứ ba, cộng đồng có vai trò tự quản rõ ràng hơn cả. Tuy vẫn có sự hướng dẫn, hỗ trợ về hành chính của chính quyền cấp xã/phường, song mọi vấn đề quản lý tài chính, thu chi, sinh hoạt tín ngưỡng đều mang tính chủ động từ phía cộng đồng, đại diện là Ban Khánh tiết do dân cử. Tuy nhiên, ở mỗi cấp cũng có sự phân hóa về mức độ tự chủ và tự quản. Chẳng hạn, giữa đền Quốc Tế (Thọ Văn) và đền Thượng (Thanh Ba), tuy cùng là di tích cấp tỉnh nhưng đền Quốc Tế khá hạn chế về công tác quản lý. Các hoạt động của đền từ trông coi di tích cho tới phục vụ nhân dân thực hành tín ngưỡng chủ yếu do một cụ từ cao niên đảm trách nhiều năm qua. Ý kiến cá nhân của người trông coi di tích cũng là một vấn đề không hiếm gặp: “Tôi đang làm hợp tác xã thì bị thánh bắt trông nom đền thờ các ngài từ dạo ấy cho tới giờ”; “Các ông ấy (những người dân thiếu ý thức - NCS chú thích) chặt cây bẻ cành, ăn tỏi hà hơi vào sắc phong nhà thánh nên mới bị bay hết chữ” (dữ liệu phỏng vấn tại đền Quốc Tế, ngày 16/7/2018). Theo đó, yếu tố “thiêng” của di sản trong nhiều trường hợp có tác động rõ rệt đến vai trò của các đối tượng liên quan. Ở một số cơ sở tín ngưỡng vẫn còn tồn tại sự “tự quản” mang tính tập trung vào một số cá nhân như vậy. (2) Hạn chế trong công tác quản lý di sản ở khu vực vùng lõi - Nhìn từ cộng đồng mở rộng: với đối tượng khách hành lễ và du khách tại lễ hội Đền Hùng hàng năm, với câu hỏi về những vấn đề không hài lòng, câu trả lời phổ biến nhận được là: vấn đề phục vụ hành lễ trong các đền chưa tốt, vấn đề quà đặc sản và quà lưu niệm nghèo nàn, vấn đề vệ sinh môi trường còn chưa đảm bảo, vấn đề giá cả dịch vụ vẫn còn chưa hợp lý Đặc biệt, về vấn đề phục vụ hành lễ tại các đền, các ý kiến nhận được có nhiều nội dung đáng lưu tâm. Cảm giác của người hành lễ là bị tổn thương khi người “nhà đền” (nhân viên quản lý của Khu di tích và ông từ) “không sẵn sàng phục vụ khi khách bước vào trong đền” (không sẵn sàng là như thế nào? - “là không tươi tỉnh, nét mặt rất lạnh”, “trước đây có để sẵn đĩa có hai 104 đồng tiền để xin đài âm - dương nhưng giờ không thấy, phải hỏi xin thì ông từ mới đưa ra, và phải biếu tiền”) (dữ liệu phỏng vấn khách hành lễ ngày 16/4/2018). “Trước đây (những năm 2015 - 2017), bước vào đền có ông từ đón và đưa vào trong cung, thỉnh chuông cho khách làm lễ, bây giờ không như thế nữa, có lần thì cán bộ của Khu di tích vào thỉnh chuông. Như vậy thì không đúng với thực hành nghi lễ, chỉ có ông từ mới được thỉnh chuông thôi” (dữ liệu phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch, ngày 16/4/2018). Việc “nhà đền”gợi ý khách “để tiền lên đĩa, đừng thả vào hòm” là hiện tượng nhiều khách gặp phải và chính tác giả luận án từng chứng kiến tại đền Giếng. Điều đó gây tâm lý không thoải mái cho người hành lễ. Theo quy định, tiền khách đặt lên các đĩa được đặt trên các ban thờ sẽ được “nhà đền” trực tiếp thu nộp hằng ngày về Ban quản lý di tích. Tiền khách để vào các két, hòm công đức thì do bộ phận Tài vụ mở, thu theo lịch về cho Ban quản lý. Khách không biết việc này song tâm lý của họ là tùy tâm, đặt ở đâu là do họ, sự “gợi ý” đó là việc có thể tạo suy nghĩ không tích cực từ phía người hành lễ. - Về cộng đồng các làng Vi, Trẹo: theo lệ từ trước tới nay, mỗi làng sẽ phụ trách ngôi đền trên núi của mình (làng Vi có đền Hạ, làng Trẹo có đền Trung, làng Cổ tích có đền Thượng và đền Giếng). Hằng năm, làng nào cử người làng ấy trông nom đền, tới kì lễ hội đều làm lễ “mở cửa” “đóng cửa”, kính cáo các thánh, đặc biệt lễ hội Đền Hùng 11/3 hằng năm (trước năm 1917) và 10/3 (sau 1917) đều tổ chức theo nghi thức của cộng đồng sở tại. Từ khi Đền Hùng trở thành Khu di tích quốc gia với việc có Ban Quản lý riêng, mọi hoạt động trong Khu được đặt dưới sự quản lý của nhà nước, việc “sở hữu” và “vận hành” các cơ sở thờ cúng Hùng Vương (các ngôi đền trên núi Hùng) theo nếp cũ không còn hiệu lực. Các làng chỉ còn tham gia vào các việc cơ bản sau: cử người làm thủ từ trông coi luân phiên mỗi năm đổi một lần (một thủ từ chính, một người phụ) thay vì lệ trước đây có cụ làm thủ từ cả chục năm mới nghỉ (dữ liệu phỏng vấn tại làng Cổ Tích, làng Vi ngày 15/2/2021); cử người tham gia lễ rước kiệu và một số các hoạt động khác vào lễ hội Đền Hùng hằng năm theo kế hoạch tổ chức lễ hội của Tỉnh. Khu sẽ có văn bản thông báo về 105 các địa phương (trong đó có các xã Hy Cương, thị trấn Hùng Sơn), địa phương thông báo đến các làng để cắt cử, phân công, bố trí tham dự. Các nội dung này đã được các tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Hiền, Đào Thế Đức, Hoàng Cầm phân tích rất cụ thể trong bài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Nội), Tháp Bà Poh Nagar (Khánh Hòa) và văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng)” [81] và trong chuyên khảo Quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể [45]. Đó cũng là lý do thôi thúc tác giả tìm hiểu kỹ hơn các vấn đề được đặt ra ở góc nhìn các BLQ. Khi tiến hành khảo sát thêm ý kiến về những hiện tượng biến đổi tiêu cực sau “di sản hóa” đối với trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mỗi góc nhìn sẽ có những vấn đề đặt ra khác nhau. Thứ nhất là vấn đề thi, tuyển chọn ông từ của các làng phụ trách các đền trong Khu di tích. Trước đây, ông từ do làng cử chỉ cần đủ những tiêu chí về tuổi tác, nhân thân, gia đình song toàn, nề nếp, con cái ngoan ngoãn. Thời gian đảm trách công việc này là không có giới hạn, có người “làm từ hàng chục năm” (dữ liệu phỏng vấn tại đình Cổ Tích, ngày 20/4/2021). Tuy nhiên bây giờ, ông từ được giới thiệu lên núi còn thêm điều kiện là phải tham dự tập huấn và vượt qua kỳ thi do Ban Quản lý Đền Hùng tổ chức. Nội dung thi bao gồm hiểu biết về di tích, về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, về các thủ tục trình tự làm lễ, đặc biệt là phải thuộc các bài cúng do BQL sưu tầm, biên soạn cho các đối tượng khách khác nhau. Người chấm thi là đại diện lãnh đạo Khu di tích, đại diện lãnh đạo địa phương (thị trấn Hùng Sơn), đại diện ban ngành đoàn thể (Mặt trận tổ quốc), cán bộ quản lý văn hóa. Bởi vậy, quá trình chọn giới thiệu ông từ cũng như tiêu chí ông từ được chọn cũng có nhiều vấn đề. Theo một số người dân làng Vi, Trẹo, những năm gần đây, những người được chọn ông từ hầu hết là cán bộ về hưu và có tiền, có quan hệ. Có những người dân cho rằng “đó cũng là chuyện bình thường, bây giờ di tích là của cả nước rồi, phải đi thi thì mới làm được chứ”. Một số ý kiến khác bày tỏ “bây giờ trên đó (trên núi - NCS chú thích) thu được nhiều tiền thì mới tranh nhau làm chứ trước đây 106 làm không có tiền, chủ yếu thành tâm hầu thánh thì mới đáng quý” (dữ liệu phỏng vấn người dân làng Vi, làng Trẹo ngày 15/2/2021). Thời gian đảm trách cũng thay đổi, giới hạn là mỗi người chỉ phục vụ một năm trên núi, sau đó về làng phục vụ một năm tiếp theo. Thứ hai là vấn đề thực hiện vai trò quản lý di tích. Ý kiến từ phía cán bộ quản lý Khu di tích cho rằng nếu giao toàn quyền cho người dân như trước đây (làng nào trông nom đền của làng đó) thì sẽ không thể quản lý được. Trên thực tế, đối với trường hợp Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng, vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác an ninh, trật tự của lễ hội có lẽ không cần bàn cãi. Tuy nhiên, vấn đề quản lý các hoạt động khác thì cũng cần xem xét. Khi di sản hóa tác động lớn đến sự mở rộng quy mô Khu di tích Đền Hùng và lễ hội đền Hùng, mở rộng không gian lan tỏa của Tín ngưỡng và thu hút số lượng khách lớn tới hàng triệu người ở một thời điểm thì công tác quản lý nhà nước chắc chắn phải đóng vai trò quyết định. Song, lợi ích từ hoạt động thực hành di sản cũng như du lịch ở góc độ kinh tế cũng khiến cho công tác quản lý vấp phải nhiều vấn đề cần giải quyết, xử lý, đặc biệt là mối quan hệ giữa các BLQ có lợi ích và bị phương hại về lợi ích. Chỉ tính riêng nguồn thu công đức tại một đền trong một số thời điểm sau sự kiện ghi danh di sản cũng đã tới 4-5 tỷ/năm. Bởi vậy, nếu đặt giả thiết “làng nào có đền làng ấy phụ trách” thì có lẽ sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Nhìn ở góc độ chuyên gia và UNESCO, việc nhà nước làm thay cho cộng đồng toàn bộ công việc tổ chức lễ hội (kế hoạch được duyệt từ Chính phủ, tổ chức triển khai, phân công thực hiện do Sở VH-TT&DL, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đảm trách toàn bộ) là việc can thiệp sâu và làm thay cho cộng đồng, khiến cộng đồng bị thụ động, tạo tâm lý phụ thuộc, trông chờ vào các quyết định, thông báo, kế hoạch lễ hội Đền Hùng hằng năm. Vấn đề này đã được chỉ ra trong nghiên cứu Quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: Quản lý nhà nước đối với Giỗ tổ Hùng Vương là một ví dụ điển hình có sự tham gia, can thiệp sâu của các cấp chính quyền từ Trung ương đến 107 địa phương không chỉ công tác chỉ đạo, mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng kịch bản và điều hành việc tổ chức, sắp xếp việc tế lễ của lãnh đạo nhà nước (hoặc lãnh đạo của tỉnh), rước kiệu của các làng xã, các chương trình diễn xướng dân gian, nghệ thuật, thể thao. Việc chính thể hóa và sự tham gia trực tiếp của cả hệ thống quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều hành và tổ chức lễ hội được bài bản, nâng tầm lễ hội tầm quốc gia. Tuy nhiên, việc thành lập Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng với mục đích tăng thêm nguồn lực về con người và bộ máy để phối hợp với cộng đồng tổ chức các hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Trên thực tế, Ban Quản lý làm thay cho cộng đồng một số hoạt động, công việc của cộng đồng như việc thi tuyển chọn ông từ trông coi đền Thượng, đền Trung và đền Hạ trong Khu di tích Đền Hùng; một số công tác chỉ đạo, phối hợp lại trùng với chức năng nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Ban Quản lý Khu di tích trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, vì vậy sự chỉ đạo điều hành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trở nên khó khăn vì là hai đơn vị ngang nhau. Điều này dẫn đến một bộ máy cồng kềnh, chồng chéo và làm thay cộng đồng [45, tr. 121]. Ở góc độ kinh tế di sản, việc thành lập Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng với tư cách là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ có chức năng tự chủ, độc lập về quản lý các hoạt động và các nguồn lực để khai thác, phát triển kinh tế từ di sản. Khi di sản có “danh hiệu”, sức hút du lịch với điểm đến là tất yếu. Cộng đồng mở rộng được phân hóa, thêm “vai”. Họ vừa là người Việt có tín ngưỡng thờ cúng Vua Tổ với nhu cầu hành lễ vừa là du khách với nhu cầu trải nghiệm di sản ở nhiều khía cạnh giá trị khác (giá trị cảnh quan môi trường di sản, giá trị giải trí, giá trị nghệ thuật qua các sản phẩm văn hóa, dịch vụ, du lịch). Bên cạnh đó là sự xuất hiện những đối tượng mới - du khách thuần túy, không thực hành tín ngưỡng mà chỉ có nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm di sản. Cả hai đối tượng này có thể gọi chung là “lớp công chúng mới” của di sản 108 có danh hiệu. Họ cần được phục vụ chu đáo, nhiệt tình từ việc hành lễ đến cung cấp thông tin về di sản. Việc hành lễ cần ông từ với trang phục trang nghiêm, hiểu biết lễ nghi, túc trực để thỉnh chuông, xin đài giúp. Các việc khác cần tới nhân viên của Khu di tích hỗ trợ. Tuy nhiên, sự phân vai cùng với thái độ phục vụ của cả hai đối tượng này làm cho nhiều khách không hài lòng (dữ liệu phỏng vấn du khách, người hành lễ tại đền Hạ và và đền Giếng). Qua tổng hợp tư liệu và dữ liệu khảo sát, những đối nghịch, mâu thuẫn trong ứng xử của các bên chủ yếu xuất phát từ vấn đề lợi ích kinh tế. Ông từ lên núi một năm, khi trở về làng có khi mang theo tiền tỷ (dữ liệu phỏng vấn người dân làng Vi) thậm chí tỷ rưỡi (phỏng vấn người dân làng Cổ Tích). Ông từ thường là cán bộ về hưu, có người ít kinh nghiệm sống ở làng và hiểu biết về truyền thống lễ hội, tín ngưỡng của làng [81, tr. 54]. Theo ý kiến của chính người trong cuộc: “từ năm 2019 trở về trước, nguồn thu của thủ từ được quy định ban đầu là 30% tổng thu của đền, sau hạ xuống còn 15%, trong đó ông từ sẽ phải lo sắm sửa mọi thứ đèn, nhang, lễ lạt hàng ngày, tuần, tiết...” (dữ liệu phỏng vấn tại đình Đông ngày 15/2/2022). Tuy nhiên, giai đoạn đó, “do được chủ động mọi việc và nguồn thu cao, việc phục vụ người hành lễ và du khách của ông từ khá tốt” (phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch ngày 17/9/2021). Từ năm 2020, UBND Tỉnh Phú Thọ ra Quyết định số 16/QĐ-UBND Quy định mức thù lao cho Ông Từ tại các Đền thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng là 14.700.000đ/tháng/Đền. Trong đó đã bao gồm kinh phí để Ông Từ chủ động chi trả cho người phụ từ và người giúp việc do mình bố trí (quét dọn, trông nom - thường là người nhà). Mọi việc trước kia ông từ “lo” như sắm sửa nhang đèn, sắm lễ, trông coi, thu tiền lễ thì bây giờ do cán bộ quản lý của Khu đảm trách. Các hiện tượng “nhà đền không sẵn sàng phục vụ” “cán bộ quản lý cũng thỉnh chuông” “gợi ý đặt tiền lên đĩa” như đã nêu trên mới xuất hiện. Trong khi đó, cộng đồng làng được hưởng gì từ di tích? Ông từ lên núi một năm, lúc trước hưởng theo phần trăm nguồn thu thì “đóng cho làng” (làng - khu dân cư có quỹ riêng) 3 tấn lúa và phụ trách “tu lễ” ngày mùng 4-5 tháng ba dịp giỗ Tổ và ngày tiệc làng Từ khi hưởng “thù lao” thì làng quy định chỉ đóng 20 triệu (làng Vi), 10 triệu (làng Cổ Tích, làng Trẹo). Bên cạnh đó, theo lệ làng, ông từ sau khi phục vụ trên núi 1 năm sẽ quay về phục vụ hương khói ở đình làng 1 năm nữa (dữ liệu 109 phỏng vấn người dân làng Vi, làng Cổ Tích ngày 15/2/2021). Như vậy, lợi ích từ các ngôi đền “trên núi” chủ yếu là lợi ích kinh tế, và lại bị tập trung vào cá nhân (ông từ). Rõ ràng sự xuất hiện lợi ích này từ di sản cùng với cách thức quản lý con người và quản lý phân bổ lợi ích từ di sản đã khiến cho các mâu thuẫn nảy sinh ngay trong cộng đồng tại chỗ. Sự đối nghịch trong quan hệ giữa cộng đồng và nhà nước cũng trở nên phức tạp bởi nguyên nhân nêu trên. Vai trò của thủ từ các đền tại Đền Hùng theo đó cũng có sự thay đổi. Theo ý kiến một người dân địa phương: “trước thì các ông từ với người nhà ông từ lo hết mọi việc ở trên đền (toàn là người nhà thôi, vợ con, họ hàng - người được phỏng vấn nhấn mạnh), nhưng bây giờ thì ông từ chỉ có quét lá chứ có làm gì đâu, vào đền Giếng lần nào cũng chỉ thấy quét lá” (dữ liệu phỏng vấn người dân làng Cổ Tích, ngày 20/4/2021). Phải chăng đã có sự thu hẹp, hạn chế vai trò và sự chủ động của “ông từ” trong công việc phục vụ tại các ngôi đền trên núi Hùng. Ở chiều tác động tích cực của di sản hóa, sau các sự kiện ghi danh, Khu di tích Đền Hùng cùng với lễ hội Đền Hùng đã được đầu tư, nâng cấp, mở rộng với quy mô rất lớn. Hàng năm, Đền Hùng đón hàng triệu khách hành hương, khách du lịch, tham quan. Số liệu thống kê lượng khách đến Đền Hùng cho thấy sự gia tăng đáng kể ở giai đoạn bắt đầu chuẩn bị làm hồ sơ ghi danh di sản (2010) cho tới giai đoạn hoàn thiện hồ sơ và được ghi danh (2011-2012) và sau ghi danh giữ mức trung bình 5.5 triệu lượt người/năm. Bảng 3.1. Số liệu khách du lịch đến Đền Hùng giai đoạn 2005 - 2011 (Nguồn: Sở VH-TT&DL) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Triệu lượt người 2,5 3,0 3,6 4,0 4,2 5,5 5,5 Bảng 3.2. Số liệu khách du lịch đến Đền Hùng giai đoạn 2011 - 2019 (Nguồn: NCS tổng hợp từ các báo cáo lễ hội Đền Hùng hàng năm) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Triệu lượt người 6,0 5,5 6,0 7,0 8,0 7,6 7,5 6,0 110 Thuận chiều với mức tăng trưởng về khách, doanh thu từ du lịch cũng đạt mức cao so với năm thời điểm trước ghi danh di sản. Nguồn từ các dịch vụ du lịch do Khu quản lý cũng lên tới trên 5 tỉ đồng/năm [127, tr. 281]. Khu di tích có nhiều hạng mục công trình và phân khu chức năng với nhiều dự án hạ tầng, cơ sở vật chất, kĩ thuật khang trang. Lượng khách và nguồn thu từ Khu di tích chiếm tỉ trọng cao trong tổng lượng khách và doanh thu từ du lịch của toàn tỉnh (các tỉ lệ này lần lượt là từ 85 - 90% và 82%). Nguồn thu của Khu di tích đa dạng từ các nguồn tiền công đức, tiền lễ của khách, nguồn xã hội hóa của các địa phương (các tỉnh, thành phố trong cả nước), các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh, nguồn từ các dự án đầu tư cho Khu, nguồn từ việc khai thác các dịch vụ trong KhuChỉ tính riêng nguồn tiền công đức và tiền lễ, dựa theo con số “thu nhập tiền tỷ” của thủ từ (chiếm 15% tổng thu/một đền) thì có thể thấy tổng thu ước tính riêng ở 4 ngôi đền đã có thể lên tới 15-20 tỉ đồng/năm (giai đoạn trước năm 2019 - thời điểm Khu di tích áp dụng trả thù lao cho thủ từ các đền). Hiện nay, Khu di tích Đền Hùng với tư cách là đơn vị sự nghiệp có thu, chỉ tính mức khoán nộp về ngân sách nhà nước mỗi năm từ 20-30 tỉ đồng cũng có thể nhận thấy nguồn lợi về mặt kinh tế du lịch, kinh tế di sản là khá lớn kể từ sau sự kiện UNESCO ghi danh di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Việc quản lý di sản và hài hòa các lợi ích từ di sản gặp nhiều đối nghịch giữa cộng đồng tại chỗ với cơ quan quản lý (nhà nước). Không chỉ trường hợp ông từ, các đối tượng khác có xuất hiện mâu thuẫn lợi ích cũng khá nhiều. So sánh thông tin giữa hai đối tượng người dân xã Hy Cương tham gia bán hàng tại Đền Hùng dịp lễ hội, có thể nhận thấy sự khác biệt. Đều là đối tượng các cụ già (độ tuổi từ ngoài 70 cho tới hơn 80), có ý kiến cho rằng “phải chạy lung tung chỗ nọ chỗ kia vì không được bán hàng tùy tiện trong khu vực lễ hội, nói chung chỉ có người nhà cán bộ mới được vào bán hàng thoải mái” (dữ liệu phỏng vấn tại lễ hội Đền Hùng năm 2021), song ý kiến khác ở chiều ngược lại “chúng tôi là người già được bên văn hóa (Khu di tích - NCS chú thích) tạo điều kiện lắm, muốn ngồi chỗ nào thì ngồi, còn hỏi có cần ô bạt che không để hỗ trợ, năm nào hội tôi cũng đi, cũng bán được chục triệu một mùa hội” (dữ liệu phỏng vấn tại làng Cổ Tích năm 2022). 111 (3) Hạn chế trong tác tu bổ, tôn tạo di tích Qua khảo sát ý kiến từ phía tất cả các bên liên quan về những vấn đề hiện trạng di sản, ảnh hưởng của di sản hóa (sau khi di sản được UNESCO ghi danh), có thể nhận thấy mấy vấn đề cơ bản sau: Vùng lõi: Hầu hết các ý kiến được hỏi từ các BLQ đều cho rằng việc tu bổ, tôn tạo Khu di tích Đền Hùng tạo ra nhiều thay đổi lớn về diện mạo sau sự kiện ghi danh. Tuy nhiên, từ phía các chuyên gia, có một số ý kiến bày tỏ sự lo ngại và không đồng tình với những hiện tượng “hiện đại hóa” di tích như hạ giải toàn bộ ngôi đền Thượng (Đền Hùng) vẫn còn nguyên vẹn công trình để “thay mới”; việc xây dựng kiến trúc cổng Trung tâm lễ hội có nhiều yếu tố “lai căng”; việc cho phép xây dựng dịch vụ lưu trú trong Khu di tích (dữ liệu phỏng vấn chuyên gia ngày 28/3/2017) Vùng đệm: Các ý kiến chủ yếu là sự quan tâm, đầu tư của nhà nước và xã hội đối với các địa phương, các cơ sở thờ cúng còn chưa đồng đều, cân đối, đặc biệt là giai đoạn sau khi di sản được ghi danh. Ví dụ trường hợp đình Đào Xá và đền Đào Xá. Cùng là hai di tích cấp quốc gia trong cùng một cụm di tích thờ cúng Hùng Vương liên quan chặt chẽ với nhau. Song đền Đào Xá đã nhận được sự quan tâm trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích và hiện nay đã hoàn thiện cơ bản không gian 3 ngôi đền khang trang với tổng kinh phí là 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, đình Đào Xá với giá trị lớn về kiến trúc nghệ thuật hiện tại đang rơi vào tình trạng báo động khẩn cấp về hiện trạng xuống cấp của di tích [Phụ lục 8, tr. 239-240]. So sánh hai điểm di tích quốc gia ở huyện Thanh Thủy: đình Đào Xá và đền Lăng Sương về công tác quản lý di tích nói chung và tu bổ, xây dựng di tích nói riêng có thể nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các bên. Đình Đào Xá là di tích cấp quốc gia từ năm 1984, công tác quản lý di tích còn nhiều bất cập. Tổ bảo vệ di tích của đình có 14 người nhưng “Xã chỉ quản lý 2 người”. Trong phần phỏng vấn có một số ý kiến thắc mắc về chế độ đãi ngộ và quyền lợi. Trong khi cụ thủ nhang của đình là người do dân bầu và được toàn quyền lo việc hương nhang, thờ cúng thì về chế độ của nhà nước, chỉ duy nhất có 2 người “do Xã quản lý được nhận 36 ngàn đồng một tháng và phải về Sở để nhận, không chuyển chế độ về cho Xã cũng không linh hoạt xử lý chuyển 112 khoản mà giờ là thời đại 4.0 rồi” (dữ liệu phỏng vấn tại đình Đào Xá, ngày 27/11/2016, phỏng vấn bổ sung ngày 11/8/2021). Về công tác tu bổ, tôn tạo di tích, giữa hai điểm có sự khác biệt khá lớn. Đình Đào Xá có hiện trạng di tích xuống cấp từ nhiều năm nay, cụ thể ý kiến của cán bộ bảo vệ di tích: Hiện di tích đang xuống cấp nghiêm trọng sau lần trùng tu gần nhất năm 2002, có mái cho ngày nắng, không có mái cho ngày mưa. Mưa dột làm hỏng nền và hiện vật (hệ thống vì kèo, xà, cột, màn giếng, câu đầu, mõm nghé...) nhưng các đề xuất, kiến nghị từ hàng chục năm nay vẫn chưa có phản hồi, ngã ngũ của cơ quan quản lý các cấp, từ xã đến tỉnh... Bên cạnh đó, có một số cá nhân có nguyện vọng cung tiến toàn bộ phần vật liệu và công lát phần nền của di tích đã bị xuống cấp nhưng khi đề xuất thì không được phép (dữ liệu phỏng vấn tại đình Đào Xá, ngày 27/11/2016). Cho tới hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. “Một đợt nghe nói kinh phí sẽ được duyệt khoảng sáu chục tỷ, sau thì là ba mươi tỷ, bây giờ cũng chưa có tin tức gì thêm” (dữ liệu phỏng vấn cán bộ bảo vệ Đình, ngày 11/8/2021). Theo ý kiến từ phía cơ quan quản lý nhà nước, đình Đào Xá là di tích cấp quốc gia có giá trị văn hóa lịch sử và nghệ thuật. Việc tu bổ, tôn tạo di tích cần phải có một quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_di_san_hoa_tin_nguong_tho_cung_hung_vuong_o_phu_tho.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an (1).pdf
  • pdf3. Trich yeu luan an tieng Viet.pdf
  • pdf4. Trich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdf5. Thong tin tom tat ket luan moi_tieng Viet.pdf
  • pdf6. Thong tin tom tat ket luan moi_tieng Anh.pdf
  • pdfCV Nguyen Thi Huyen.pdf
Tài liệu liên quan