MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 2
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu . 5
5. Đóng góp của luận án . 6
6. Cấu trúc của luận án . 7
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI . 8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 8
1.1.1. Việc ghi nhận, giới thiệu một số tác giả, tác phẩm của dòng văn Trường
Lưu trong thư tịch cổ (thế kỷ XVII – XIX). 8
1.1.2. Việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu . 13
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu từ góc nhìn
văn hóa. 21
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài . 25
1.2.1. Khái niệm văn hóa. 25
1.2.2. Khái niệm “dòng họ” và “văn hóa dòng họ” . 29
1.2.3. Văn hóa học và lý thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa . 34
Chương 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU . 38
2.1. Sự hình thành dòng văn Trường Lưu . 38
2.1.1. Giới thuyết một số khái niệm liên quan . 38
2.1.2. Bối cảnh hình thành dòng văn Trường Lưu . 41
2.1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội . 41
2.1.2.2. Bối cảnh văn hóa . 45
2.2. Quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu. 52
2.2.1. Thời kỳ phôi thai . 52
2.2.2. Thời kỳ phát triển . 581
2.2.3. Thời kỳ kết thúc . 64
2.3. Dòng văn Trường Lưu trong mối liên hệ với dòng văn Tiên Điền và sự hình
thành “văn phái Hồng Sơn” . 66
2.3.1. Dòng văn Trường Lưu . 66
2.3.2. Dòng văn Tiên Điền . 68
2.3.3. Mối liên hệ giữa hai dòng họ - dòng văn. 69
2.3.4. Sự hợp lưu của hai dòng văn và vấn đề tên gọi Văn phái Hồng Sơn. 76
Chương 3 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU CỦA DI SẢN VĂN HỌC
DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU. 79
3.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca và Hoàng Hoa sứ trình đồ của Nguyễn Huy Oánh . 79
3.1.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca . 79
3.1.1.1. Tình hình văn bản của tác phẩm . 79
3.1.1.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Phụng sứ Yên đài tổng ca . 80
3.1.2. Hoàng Hoa sứ trình đồ. 82
3.1.2.1. Tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ . 82
3.1.2.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Hoàng Hoa sứ trình đồ. 83
3.2. Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự . 84
3.2.1. Tình hình văn bản truyện Hoa tiên. 84
3.2.2. Đặc sắc nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện của Hoa tiên . 86
3.3. Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ . 94
3.3.1. Sự ra đời Mai đình mộng ký và tình hình văn bản tác phẩm . 94
3.3.2. Nội dung và giá trị nghệ thuật của Mai đình mộng ký . 95
3.4. Chung Sơn di thảo của Nguyễn Huy Vinh . 106
3.4.1. Hoàn cảnh ra đời và tình hình văn bản tác phẩm. 106
3.4.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật thể hiện của Chung
Sơn di thảo . 108
3.5. Nguyễn thị gia tàng . 110
3.5.1. Tình hình văn bản Nguyễn thị gia tàng . 110
3.5.2. Nội dung và giá trị văn hóa - văn học của Nguyễn thị gia tàng . 112
176 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Di sản văn học của dòng văn trường lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y gắn kết chặt chẽ, đưa
hai dòng văn ở hai phía núi Hồng Lĩnh xích lại gần nhau, để rồi "nhờ có Hoa tiên
mà khiến cho sau đó Kim Vân Kiều sinh ra được vậy" [209; 135].
2.3.4. Sự hợp lưu của hai dòng văn và vấn đề tên gọi Văn phái Hồng Sơn
Văn phái Hồng Sơn là khái niệm được Hoàng Xuân Hãn dùng đầu tiên
trong lời giới thiệu về Mai đình mộng ký, in trên Tạp chí Thanh Nghị năm
1943, trong đó ông khẳng định Văn phái Hồng Sơn đã từng tồn tại trong nền
văn học dân tộc. Ông viết: “Nay đọc Mai đình mộng ký ta thấy từ cách dùng
chữ đến cách đặt câu đều giống như trong Hoa tiên và Kiều, ta phải coi ba
áng văn ấy là của một phái, một nhà, truyền từ người nọ đến người kia, của
Hồng Sơn văn phái" [109; 198, 199).
Văn phái Hồng Sơn mà Hoàng Xuân Hãn đề cập đến ở đây bắt nguồn từ
dòng văn của các tác giả - như đã nêu ở trước - thuộc dòng họ Nguyễn Huy ở
Trường Lưu, huyện Can Lộc và dòng họ Nguyễn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân. Cả hai dòng họ này đều sinh sống dưới chân núi Hồng Lĩnh, vừa có mối
quan hệ thông gia gần gũi, thân thiết, vừa có nhiều người đỗ đạt, làm quan, có
nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc, nhiều người để lại sáng tác.
Cùng với một số tác giả khác của vùng đất Can Lộc và các địa phương lân cận
như Thạch Hà, Đức Thọ,... hai dòng văn trụ cột trên đây đã tạo nên một một văn
phái rực rỡ trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Hoàn toàn có cơ sở khoa học và
cơ sở thực tiễn để xác định có một Văn phái Hồng Sơn (gọi theo kết cấu Hán
ngữ như cách gọi của Hoàng Xuân Hãn là Hồng Sơn văn phái).
77
Với số lượng tác giả, tác phẩm đông đảo, Văn phái Hồng Sơn đã đóng
góp nhiều thành tựu to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học nước nhà. Di
sản văn hóa, văn học của cả hai dòng văn trụ cột trong Văn phái Hồng Sơn luôn
là đề tài hấp dẫn, thú vị, thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu,
khám phá. Quá trình sáng tạo văn chương, ảnh hưởng giữa các cá nhân của hai
dòng họ đã góp phần tạo nên nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có Hoa tiên - tác
phẩm được coi là đặt dấu mốc mở đầu; Truyện Kiều là kiệt tác, đỉnh cao của thể
loại truyện Nôm bác học, dòng truyện Nôm tài tử giai nhân...
Văn phái Hồng Sơn có điểm khác với Văn phái Ngô gia là sự hợp lưu của
hai dòng họ văn chương khoa bảng cùng tụ cư, sinh sống xung quanh núi Hồng.
Khái niệm Văn phái Hồng Sơn được định danh bằng tên địa danh Hồng Sơn
(Núi Hồng). Điểm nổi bật của Văn phái Hồng Sơn là có số lượng tác giả, tác
phẩm đông đảo, đề tài sáng tác đa dạng. Cùng tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa từ
nhiều nguồn nhưng dấu ấn văn hóa dân gian, văn hóa bản địa vẫn chiếm ưu thế
nổi bật trong sáng tác của các tác giả thuộc Văn phái Hồng Sơn.
Các tác giả của cả hai dòng văn đều là những tác gia “song ngữ”, vừa viết
bằng chữ Hán, vừa viết bằng chữ Nôm, vừa viết bằng các thể loại văn học ngoại
nhập/ vay mượn, vừa viết bằng các thể loại văn học nội sinh/ dân tộc. Tuy nhiên
họ luôn có ý thức đề cao chữ Nôm, phát huy thể loại văn học dân tộc, nhất là thể
thơ lục bát. Thể lục bát và tiếng Việt trong Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự đã đạt
đến độ nhuần nhuyễn, tinh tế; lục bát và tiếng Việt qua Truyện Kiều của Nguyễn
Du đã đạt đến trình độ hoàn thiện, điển phạm.
Cả hai dòng văn dù không tổ chức sinh hoạt văn chương theo kiểu hội,
nhóm văn đàn,... nhưng luôn có sự trao đổi, giao lưu, đàm đạo văn chương. Sáng
tác của hai dòng văn cho thấy các tác giả của hai dòng văn có ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau, có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. Có thể nói hai dòng văn
cùng hợp lực tạo nên một “văn phái” - Văn phái Hồng Sơn. Vân Bình Tôn Thất
Lương khẳng định: "Miền Nghi Xuân quê quán Nguyễn Du, miền La Sơn quê
quán Nguyễn Huy Tự, hai nhà ấy đã lưu truyền hai báu vật vô giá, là tập "Đoạn
trường tân thanh" và tập "Truyện Hoa tiên", đã đem dạy kẻ hậu sinh xây dựng
tòa lâu đài tráng lệ của văn chương Việt Nam, từ bấy lâu nay" [153; 16].
78
Có thể nói, các tác giả của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu và dòng họ
Nguyễn Tiên Điền đều rất có ý thức trước tác, sáng tác nhằm phản ánh các hiện
tượng của đời sống xã hội Việt Nam, nhất là vào khoảng thời gian cuối thế kỷ
XVIII - đầu thế kỉ XIX. Trong khối di sản văn hóa, văn học mà họ để lại, có
nhiều tác phẩm đạt tầm kiệt tác, có giá trị xuyên thời đại; có không ít những tác
gia là những phong cách lớn, đáng được xem là những dấu mốc quan trọng trong
lịch sử văn học dân tộc, trong đó, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn
Du, Nguyễn Huy Hổ... chính là những điển hình tiêu biểu.
Tiểu kết chương 2
Dòng họ/ dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu hình thành và phát triển
trong một bối cảnh có nhiều biến động phức tạp của lịch sử. Môi trường địa lý,
điều kiện môi sinh cũng đã góp phần quan trọng cho sự hình thành, phát triển
của dòng văn Trường Lưu. Tuy nhiên, yếu tố mang tính quyết định vẫn là ý thức
và bản lĩnh của chủ thể dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu. Biết chọn vùng đất
“sông Sạc núi Cài” để sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng và vun đắp cho sự lớn mạnh
của dòng họ quả thực là những dụng ý sâu xa của các bậc tiền nhân dòng họ
Nguyễn Huy.
Dòng văn Trường Lưu quả là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử
văn học trung đại Việt Nam. Dòng văn này có thời gian phát triển khá dài, trong
khoảng 150 năm, diễn ra trong bối cảnh xã hội có nhiều biến chuyển sâu sắc, trải
qua các triều Lê trung hưng, Tây Sơn, Nhà Nguyễn và tiền hiện đại. Dòng văn
Trường Lưu có số lượng tác giả khá đông (khoảng gần 20 người), có số lượng
tác phẩm khá lớn, nhiều tác phẩm có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, văn học,
địa lý, dân tộc học
Lịch sử văn hóa, văn học Việt Nam thời trung đại cho thấy vai trò quan
trọng đặc biệt của dòng họ trong giáo dưỡng, hun đúc nên tài năng và sự xuất
hiện của các cá nhân (tác giả) để kiến tạo nên dòng văn; và ngược lại, các cá
nhân (tác giả) tiêu biểu của dòng họ đóng vai trò quyết định cho sự hiện hữu
danh giá, xứng tầm của dòng văn...
79
Chương 3
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU
CỦA DI SẢN VĂN HỌC DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU
3.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca và Hoàng Hoa sứ trình đồ của Nguyễn
Huy Oánh
3.1.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca
3.1.1.1. Tình hình văn bản của tác phẩm
Phụng sứ Yên đài tổng ca (Phan Huy Chú từng gọi là “Nguyễn Thám Hoa
thi tập”) là tập nhật ký bằng thơ của Nguyễn Huy Oánh, được sáng tác trên
đường đi sứ sang Bắc Kinh năm 1766. Phần đầu tác phẩm là 470 câu thơ lục bát
bằng chữ Hán, “tổng ca” lại toàn bộ cuộc hành trình (cuộc đi sứ sang Bắc Kinh
năm 1766) của sứ bộ; phần sau và xen kẽ vào “tổng ca” là 120 bài thơ chữ Hán.
Các bài thơ không đặt tiêu đề nhưng có lời dẫn cụ thể. Chẳng hạn, ngày lên
đường, ông viết:
Chuyên cần lao khổ chí không mòn,
Đường thẳm vời xa thắng ngựa bon.
Vạn dặm quan hà chân đã nhẵn,
Tấc lòng sắc đá đỏ như son...
(Nhất Phàm dịch)
Những gì diễn ra trong suốt hành trình đi sứ đều được Nguyễn Huy Oánh
ghi lại khá chi tiết. Hầu như đến bất cứ vùng miền nào, ông cũng đều có thơ đề
vịnh, bộc lộ cảm xúc của mình.
Phụng sứ Yên đài tổng ca do Nguyễn Huy Tự chép lại, Nguyễn Huy
Vượng (người làng Hồng Lục, Hải Dương) khắc in, hiện còn ba bản, trong đó có
hai bản chép tay (được lưu giữ tại thư viện Viện Hán Nôm), một bản in (được
lưu giữ tại Thư viện Quốc gia). Phụng sứ Yên đài tổng ca từng được Trần Bá
Chí dịch (1997), sau đó được Lại Văn Hùng và Nguyễn Thanh Tùng dịch và cho
xuất bản (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2014).
Việc nghiên cứu Phụng sứ Yên đài tổng ca được chú ý trong khoảng 10
năm trở lại đây, nhất là khi Nguyễn Huy Mỹ bắt đầu cho công bố dần các tư liệu
về dòng văn Trường Lưu. Hiện nay, Phụng sứ Yên đài tổng ca đã được công bố
80
rộng rãi, được nghiên cứu trên nhiều phương diện, được các cơ quan ngoại giao
của Việt Nam quan tâm, tìm hiểu.
3.1.1.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Phụng sứ Yên đài tổng ca
Phụng sứ Yên đài tổng ca có dung lượng khá đồ sộ, hàm lượng thông tin
phong phú (nhật ký hành trình, quan niệm bang giao, trữ tình, miêu thuật, phản
ánh bức tranh thiên nhiên và xã hội của Trung Hoa,...). Dễ thấy trước hết là tập
thơ có giá trị sử liệu, đúng như nhận xét của Đinh Khắc Thuân: "Mang đậm tính
chất của một tập thơ ký sự, nhưng thơ của Nguyễn Huy Oánh ở đây vẫn giàu
cảm xúc trước thiên nhiên, cảnh vật và ẩn chưa khá nhiều tâm sự. Mặc khác, tuy
là một tập thơ nhưng lại có giá trị sử liệu. Giúp ta tìm hiểu đầy đủ và tỉ mỉ về
hành trình đi sứ ngày trước diễn ra như thế nào" [124; 8].
Phụng sứ Yên đài tổng ca có ghi chép lại việc Nguyễn Huy Oánh đã đấu
tranh để được đứng ngang hàng với sứ thần Cao Ly: “Ngày 23 dâng biểu. Ngày
29 đến Hồng Lô tự diễn lễ. Sứ thần nước ta trình lên xin được cùng tiến lễ với
sứ thần Cao Ly. Quan Tả thị Bộ Lễ báo cho là hãy đợi chiếu chỉ” [124; 242]. Và
kết quả là ngày Mồng 1 tháng Giêng năm Đinh Hợi (1767), sứ thần của ta đã
được bước vào ngang hàng với sứ thần Cao Ly (trước đó Việt Nam thấp hơn 1
bậc), điều trước đến giờ chưa bao giờ có. Phụng sứ Yên đài tổng ca chép: “Giờ
ấy, quan Đề đốc vâng chỉ cho sứ thần nước ta vào hàng phẩm sơn thứ 4, cùng
với sứ thần Cao Ly bái chầu” [124; 243].
Qua Phụng sứ Yên đài tổng ca, hậu thế được biết, trong các cuộc gặp gỡ
với các sứ giả, văn sĩ Nhật Bản, ngoài việc trao đổi, giao lưu thơ văn, Nguyễn
Huy Oánh còn khéo léo đề cập đến các vấn đề chính trị thông qua việc trao đổi
về tình hình chính trị hai nước. Ngoài những việc được giao phó là quan hệ
ngoại giao với Trung Quốc, Nguyễn Huy Oánh còn góp phần mở ra được những
mối quan hệ mới với các nước đồng văn khác do những gần gũi về tương quan
chính trị của các nước đồng văn với Trung Quốc, đồng thời cải thiện đáng kể vị
thế của Việt Nam trong các mối quan hệ thứ bậc ngoại giao trước đây.
Phụng sứ Yên đài tổng ca cho thấy những nét đẹp và tinh tế, khéo léo
trong văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa của Nguyễn Huy Oánh cũng như đoàn
sứ bộ Việt Nam trước các nước “đồng văn” (Nhật Bản, Triều Tiên, đặc biệt là
81
thiên triều Trung Hoa). Một mặt, Nguyễn Huy Oánh luôn thể hiện được bản lĩnh
vững vàng và tri thức uyên bác của mình; mặt khác luôn tỏ ra tôn trọng, chuộng
hòa hiếu, hòa bình trước sứ thần các nước.
Phụng sứ Yên đài tổng ca được viết bằng chữ Hán (tiếng Hán) nhưng lại
theo thể lục bát (thể loại thuần Việt). Lục bát là thể loại cách luật thuần túy của
thơ tiếng Việt, văn bản chủ yếu được viết bằng chữ Nôm, sang thời hiện đại,
được viết bằng chữ Quốc ngữ. Nhưng như cách làm của Nguyễn Huy Oánh (đưa
thể loại thuần Việt/ lục bát vào thơ chữ Hán, nghĩa là là lục bát chữ Hán) là hoàn
toàn mới. Điều này cho thấy phần nào ý thức Việt hóa và tinh thần dân tộc của
Nguyễn Huy Oánh trong trước thuật và sáng tác, nhất là trong bối cảnh bang
giao, giao lưu thời bấy giờ.
Phụng sứ Yên đài tổng ca vừa mang tính chất miêu thuật, tự sự (“nhật
ký”) vừa mang đậm tính trữ tình. Tập thơ cho thấy tâm hồn nhạy cảm, luôn rung
động trước cái đẹp của thiên nhiên, tình người và cảm xúc dào dạt của tác giả.
Nỗi nhớ nhà, nhớ quê trên đất khách quê người khiến cho tập thơ thực sự xúc
động. Chẳng hạn, đến phủ Bình Lạc vào đúng ngày trung thu 15 tháng Tám, gặp
tiết thu, Nguyễn Huy Oánh viết:
Quy tâm tự hỏa bất thành miên,
Huống phục trung thu nguyệt chính viên.
Vi phú tra thi tiêu thử tịch,
Cưỡng miêu hảo cảnh chí đương niên...
(Lòng muốn về như lửa đốt khiến ta không ngủ được,
Huống chi lại gặp đêm trung thu trăng tròn quá.
Làm bài thơ trên bè nổi trôi cho qua đêm nay,
Gắng miêu tả cảnh đẹp để ghi nhớ năm này)...
(Trần Hải Yến dịch nghĩa)
Có thể nói, "Cùng với những tác phẩm được viết theo thể thơ song thất
lục bát, thể thơ lục bát được viết bằng chữ Hán là sản phẩm riêng của Việt Nam.
Sự có mặt của tác phẩm này đã góp phần làm phong phú thêm cho bộ phận văn
học viết Việt Nam thời trung đại và mở rộng phạm vi sử dụng của hai thể lục bát
và song thất lục bát. Nó xứng đáng có một vị trí nhất định trong lịch sử phát
triển của nền văn học dân tộc" (Đinh Khắc Thuân) [124; 9].
82
3.1.2. Hoàng Hoa sứ trình đồ
3.1.2.1. Tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ
Hoàng Hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) là tập bản đồ ghi
chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ
thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) biên tập, hiệu
đính và chú thích trong các năm 1765 - 1768, từ các tài liệu của các thế hệ đi
trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766 - 1767
do ông làm Chánh sứ.
Từ năm 1758, Nguyễn Huy Oánh đã có ý thức chuẩn bị kỹ cho chuyến đi
sứ của mình vào năm 1765, do đó ông đã sưu tầm tư liệu của các đoàn sứ bộ
trước, trong đó có tư liệu của thầy ông là Nguyễn Tông Quai để làm hành trang
phục vụ cho chuyến đi sứ của mình. Trong thời gian đi sứ, Nguyễn Huy Oánh đã
dành rất nhiều thời gian, cất công tìm hiểu, chỉnh sửa, biên tập thành một tập
bản đồ với tên gọi Hoàng Hoa sứ trình đồ (皇華使程圖). Đây là tập bản đồ được
ghi chép dưới dạng sách, có sự kế thừa, sáng tạo rất lớn của Chánh sứ Nguyễn
Huy Oánh vào năm 1765 - 1767.
Hoàng Hoa sứ trình đồ gồm các nội dung chính: Hoàng Hoa dịch lộ đồ
thuyết/ 皇華驛路圖說 (Thuyết minh hành trình), Lưỡng kinh trình lộ ca/ 兩京程路
歌 (Bài ca về lộ trình giữa hai kinh đô), Sứ trình bị khảo/ 使程備考 (Lược ghi
đường đi phần Việt Nam), bản đồ hành trình, Bản quốc tự thần kinh tiến hành
lục lộ/ 本國自神京進行陸路 (Tuyến đường bộ đi từ kinh đô Việt Nam), Bắc sứ
thủy lộ trình lý số/ 北使水陸路程里數 (Độ dài cung đường thủy bộ hành trình đi
sứ phương Bắc) và Quốc sơ kiến cung điện/ 國初建宮殿 (Buổi đầu xây dựng
cung điện).
Trên cơ sở tham khảo, biên tập các tài liệu của các sứ bộ trước và bổ sung
phần thực tế qua cuộc đi sứ của mình, Nguyễn Huy Oánh đã biên tập thành một
tư liệu hữu ích cho các đoàn sứ bộ về sau. Phương pháp soạn sách tổng hợp
thành một tư liệu phục vụ công tác ngoại giao thế kỷ XVIII vẫn còn có ý nghĩa
kinh nghiệm cho việc biên soạn tài liệu ngoại giao hiện nay.
83
Cách ghi chép trong sách cũng được thể hiện theo mô thức: Trừ phần bản
đồ vẽ bằng mực đen, có tô mực đỏ và màu xanh tím than ở những chi tiết phù
hợp, các phần nội dung ghi chép thông thường viết bằng mực đen. Văn bản sử
dụng 3 màu cơ bản, trong đó màu đen dùng để vẽ các đường nét, màu đỏ dùng
để tô lòng sông, lòng đường, lá cờ, tường thành, màu xanh tím than dùng để tô
các dãy núi.
Nét vẽ đơn giản nhưng sắc nét, tinh tế, tạo thành các bức tranh đẹp, sống
động. Các trang khi ghép lại liên tục sẽ thành một bức tranh kéo dài từ Hà Nội
đến Bắc Kinh theo đường đi sứ. Chữ viết đẹp, rõ ràng, dễ đọc. Tính mạch lạc
của bản đồ cao.
Cuối sách là Bài Tựa của Nguyễn Huy Triện (1852 - 1909), là cháu 5 đời
Nguyễn Huy Oánh và là người sao chép năm 1887.
Hoàng Hoa sứ trình đồ cho thấy Nguyễn Huy Oánh không những là một
nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ, nhà địa chí đa tài, mà ông còn là một họa sĩ rất
tài hoa, Hoàng Hoa sứ trình đồ thực sự là một bích họa hiếm có trong lịch sử
ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa xưa.
Hoàng Hoa sứ trình đồ hiện được lưu giữ là bản sao chép tay duy nhất
còn tồn tại, được con cháu dòng họ lưu giữ tại tư gia ở làng Trường Lưu, nay
thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được xuất bản lần
đầu vào năm 2018, tái bản bản có bổ sung năm 2020; xuất bản bằng Tiếng Anh
năm 2019 (đều do Nhà xuất bản Đại học Vinh, Nghệ An xuất bản).
3.1.2.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Hoàng Hoa sứ trình đồ
Hoàng Hoa sứ trình đồ giờ đây là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ hoạt
động nghiên cứu khoa học về nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, địa lí hành chính,
ngoại giao, thơ ca, hội họa, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến biên giới và
biển đảo của Việt Nam. Cũng như Mộc bản Trường Lưu, Hoàng Hoa sứ trình
đồ có giá trị tổng hợp với nhiều loại tri thức quý giá về nhiều lĩnh vực như vừa
nêu. Tuy nhiên nếu xét riêng về giá trị văn học, đây cũng là một tác phẩm rất
đáng chú ý.
Phần hai của Hoàng Hoa sứ trình đồ có tên là Lưỡng kinh trình lộ ca (Bài
ca về lộ trình giữa hai kinh đô), có thể xem như một tác phẩm văn học hấp dẫn,
84
khái quát về các chặng mà đoàn sứ bộ đã đi qua. Lưỡng kinh trình lộ ca cho thấy
cái nhìn, những cảm nhận và tài năng thơ ca của Nguyễn Huy Oánh. Xét trong
tính hệ thống chỉnh thể của toàn bộ tác phẩm Hoàng Hoa sứ trình đồ, Lưỡng
kinh trình lộ ca góp phần quan trọng cho thấy thêm sự tinh tế, sắc sảo trong
nhãn quan chính trị và nhãn quan thẩm mỹ, trong nhận thức/ phản ánh con người,
thiên nhiên, xã hội và thời đại tác giả.
Từ cuối năm 2017, cuốn sách được đưa vào danh sách bảo vệ di sản tư
liệu thế giới vì đã đáp ứng đủ các tiêu chí của UNESCO. Ngày 30 tháng 5 năm
2018, tại phiên họp của Hội nghị Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực
châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) lần thứ 8 tại thành phố Gwangju (Hàn
Quốc), Hoàng Hoa sứ trình đồ đã được Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hoàng Hoa sứ trình đồ được các nước đánh giá cao bởi đây là một hồ sơ
quý, hiếm, cho thấy mối quan hệ ngoại giao giữa các nước khu vực châu Á -
Thái Bình Dương ở thế kỷ thứ XVIII, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình
giữa các dân tộc trong khu vực.
Cũng như Mộc bản Trường Lưu, Hoàng Hoa sứ trình đồ đang còn nhiều
vấn đề chưa được đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.
3.2. Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
3.2.1. Tình hình văn bản truyện Hoa tiên
Tác phẩm Hoa tiên, theo Lại Văn Hùng, được Nguyễn Huy Tự “viết vào
thời trẻ. Mặc dù cốt truyện xuất phát từ một tác phẩm ở Trung Quốc, nhưng tác
giả đã sáng tác thành truyện thơ với một cảm hứng trữ tình đậm đà, thể hiện
khao khát tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi có phần vượt ra khỏi khuôn
khổ của lễ giáo. Tác giả đã đem đến cho truyện thơ nhiều trang tả cảnh, tả tình
đặc sắc. Dầu đã qua một số lần nhuận chính, sửa chữa nhưng bản Nôm Hoa tiên
ký của Nguyễn Huy Tự (do Đào Duy Anh tìm thấy ở quê hương nhà thơ vào
ngày 1 tháng 2 năm 1943) vẫn nguyên giá trị không thể thay thế. Vẫn giữ
nguyên cốt truyện, nhưng Hoa tiên ký đã biến đổi thể văn “kể và thuật” của ca
bản Trung Quốc thành lối văn “tả và gợi”; chuyển thể loại ngâm xướng thành thể
85
loại truyện thơ Nôm. Bản thân việc biến chuyển cả “văn” lẫn “thể” như thế đã nói
lên công sức sáng tạo rất lớn của Nguyễn Huy Tự. Hệ thống nhân vật của Hoa
tiên ký cũng đạt tới mức hoàn chỉnh. Một số nhân vật được khắc họa có nội tâm
sâu sắc, sinh động, có sự hồn nhiên, tươi tắn và chân thật. Về mặt ngôn ngữ, Hoa
tiên ký là một bước tiến dài so với truyện Nôm trước đó. Đây là bằng chứng về
khả năng biểu cảm của tiếng Việt ở khoảng giữa thế kỷ XVIII”.
Ngay sau khi Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự ra đời, Nguyễn Thiện đã tiếp
cận và nhuận chính đầu tiên, thời gian diễn ra việc này trong khoảng 10 năm
cuối thế kỷ XVIII, bởi đến đầu thế kỷ XIX thì tác phẩm này đã được lưu hành
rồi. Hoàng Xuân Hãn đặt câu hỏi, phần nhuận sắc nhiều hay ít, nay không thể
đoán được rõ ràng?.
Tuy nhiên, chỉ cần qua số lượng câu thơ giữa hai bản, sẽ thấy Nguyễn
Thiện đã nhuận chính rất nhiều. Nguyễn Thiện đã bổ sung thêm đến hơn 230
câu so với bản Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự. Nguyễn Thiện cũng đã không
phân chia theo các hồi như bản gốc, ngôn ngữ thì được tinh lọc, sinh động uyển
chuyển, kết cấu thành một tác phẩm hoàn chỉnh, gần với hiện đại hơn. Vì vậy,
nếu nói Nguyễn Huy Tự là có công đầu trong việc khởi thảo, sáng tác nên Hoa
tiên thì Nguyễn Thiện chính là người hoàn thiện, nâng tầm Hoa tiên.
Tiếp theo Nguyễn Thiện là Vũ Đãi Vấn cũng tham gia nhuận sắc Hoa tiên
truyện. Trong bài tựa Hoa tiên ký viết năm 1829, Vũ Đãi Vấn ghi rõ: “Nguyễn
Công ở tổng Lai Thạch huyện La Sơn đầu tiên diễn làm quốc âm và Nguyễn
Thiện làng Tiên Điền theo đó mà nhuận sắc” [157; 5]. Do chưa thỏa mãn với
công phu của người trước nên Vũ Đãi Vấn đã "không quản mình thiển lậu mà
đem thêm bớt, thay đổi, sửa chữa, đầy năm mới xong" [157; 5]. Bản nhuận sắc
này của Vũ Đãi Vấn dài 1860 câu.
Sau hai lần nhuận sắc của Nguyễn Thiện và Vũ Đãi Vấn, Hoa tiên còn
được Cao Bá Quát (1808 - 1855) sửa chữa thêm ít nhiều và đề tựa vào năm 1843.
Cao Bá Quát cho rằng: “Đến như cái công làm truyện, ta lại được thấy được
Hoa tiên và Kim Vân Kiều... nhờ có Hoa tiên mà khiến cho sau đó Kim Vân
Kiều sinh ra được vậy" [209; 137].
Sau khi Hoa tiên ra đời, Nguyễn Thiện là người chỉ thuần túy nhuận sắc
mà không dành một lời bình nào. Lần lượt sau đó, Vũ Đãi Vấn, Cao Bá Quát,
86
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Dương Quảng Hàm... trong quá trình nhuận sắc,
nghiên cứu đã có những lời bình, lời giới thiệu xác đáng. Hầu hết các ý kiến đều
cho rằng, Hoa tiên là một thiên tình sử đẹp của đôi trai tài gái sắc Lương
Phương Châu và Dương Dao Tiên. Cao Bá Quát đã viết trong lời tựa: “Câu
chuyện bắt đầu từ khi gặp gỡ lứa đôi, tây riêng ân ái, mà đạt đến đạo cha con,
nghĩa vua tôi, ý nhã thân thiết bạn bè, tình thân yêu mến anh em, lớn thì việc
triều đình, quân cơ, lễ khen trung khuyên tiết, nhỏ thì nhân tình thế thái, những
điều tinh vi về phong khí cỏ cây; văn thì lạ, nghĩa thì chính, nói về lý thì rạch ròi
mà không vướng mắc, nói về đời thì biến hóa mà vẫn giữ thường...” [157; 10].
Đặng Thanh Lê rất có cơ sở khi viết: "... Hoa tiên chủ yếu là một ca khúc tình
yêu. Hơn thế nữa, là bản dạo đầu trong hành khúc trái tim của truyện thơ Nôm
thời kỳ trung đại, là hiện tượng mở đầu cho bước chuyển hướng loại hình văn
học trung đại" [209; 217].
Một thời, việc nghiên cứu cũng như phổ biến Hoa tiên chưa nhiều, thậm
chí có khi bị lãng quên. Hoài Thanh từng nhận thấy: “Đối với quần chúng đông
đảo, Hoa tiên ít được biết. Có lẽ một phần vì lời văn không đại chúng. Nhưng
chưa chắc đó đã là lý do chính” [162; 634]. Thái Kim Đỉnh thì cho rằng:
“Nguyên bản Hoa Tiên ký của Nguyễn Huy Tự thì từ lâu đã không được phổ
biến rộng rãi, có thể là do tác gia không cho phép vì ông coi đây là “sự sai lầm”
của mình. Lúc đã cao tuổi, ông thường bảo con là Nguyễn Huy Vinh rằng: “Ta
xưa từng đọc lầm, hay để lại di loạn tính tình, anh với con cháu thì chớ, thì
chớ!” [158; 12]. Đây cũng là lý do để Luận án tập trung nghiên cứu sâu sắc hơn.
3.2.2. Đặc sắc nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện của Hoa tiên
Hoa tiên kể về mối tình giữa Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên.
Lương sinh, con quan tể tướng người Tô Châu, thông minh, học giỏi. Chàng đến
trọ học tại nhà người cậu ở Tràng Châu. Một đêm, dạo bước dưới ánh trăng,
chàng tình cờ gặp mấy cô gái đánh cờ bên đình, trong đó có Dao Tiên, con quan
đô đốc họ Dương đang trị nhậm ở Tràng Châu, bèn đem lòng thương nhớ.
Chàng nhờ hai cô hầu gái của Dao Tiên là Vân Hướng và Bích Nguyệt giúp đỡ
làm quen.
Trong một lần theo cậu đến nhà họ Dương chơi, thấy trên tường có bài
thơ Dao Tiên viết, chàng bèn họa lại gửi gắm lòng mình. Dao Tiên xúc động khi
87
đọc bài thơ của Lương sinh, hai cô hầu gái cũng ra sức vun vào. Nhân một đêm
trăng đẹp, Lương sinh đã tỏ tình với Dao Tiên. Sau những e ngại ban đầu, hai
người đã thề nguyền với nhau, có sự chứng giám của hai cô hầu gái. Lời thề
được ghi trên giấy hoa tiên.
Tuy nhiên, Lương công trên đường về trí sĩ, đã gặp Lưu công và hỏi con
gái Lưu công là Lưu Ngọc Khanh cho Lương sinh. Lương sinh rất đau khổ
nhưng không thể trái lời cha, phải phục tùng gia pháp. Khi nghe tin Lương Sinh
đính hôn với người khác, Dao Tiên đã rất uất ức, oán trách chàng bội ước. Cũng
trong thời gian này, Dương công phải lên kinh đô nhậm chức và đem theo cả gia
đình, mẹ con Dao Tiên đến ở nhờ người cậu họ Tiền. Lương sinh trở lại Tràng
Châu tìm Dao Tiên nhưng không gặp, chàng chán nản, bỏ bê học hành. Nhờ Diêu
sinh khuyên nhủ, chàng đã thi đậu, được bổ làm quan ở kinh đô. Tình cờ, chàng
lại ở cạnh nhà Dao Tiên. Hai người gặp nhau, kể hết ngọn nguồn. Lúc này,
Dương công đang đi dẹp giặc ở chiến trường, bị giặc vây. Lương sinh bèn xin ra
trận giải vây cho Dương công để tỏ tấm lòng với người yêu cũ, nhưng không may
cũng bị giặc vây.
Nghe tin đồn Lương sinh tử trận, Lưu Ngọc Khanh thề thủ tiết nhưng bị
mẹ ép tái giá. Nàng nhảy xuống sông tự vẫn nhưng được thuyền của quan Long
Đề học trẩy kinh đi ngang qua cứu được. Diêu sinh lại xin ra trận, liên lạc được
với Lương sinh và Dương công, phối hợp phá tan quân địch.
Trong tiệc mừng chiến thắng, vua biết được mối tình của Lương sinh và
Dao Tiên, lại nghe tin Lưu Ngọc Khanh đã tự tử, bèn cho hai người kết duyên.
Lúc này, thuyền của quan Long Đề học cũng tới kinh đô. Khi hay tin Lương
sinh đã cưới Dao Tiên, Lưu Ngọc Khanh định cắt tóc đi tu. Tuy nhiên Long Đề
học dâng sớ lên vua, vua lại cho nàng kết duyên cùng Lương sinh. Nghĩ đến
công lao của hai nàng hầu là Vân Hướng và Bích Nguyệt, Lương sinh bèn cưới
hai nàng làm vợ lẽ. Từ đó, cả gia đình sống trong cảnh đoàn viên,