MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước.12
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận
án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.23
1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .25
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SỰ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ.28
2.1. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự .28
2.2. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự.43
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.76
3.1.Thực trạng các yếu tố tác động đến địa vị pháp lý của Luật sư trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh.76
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý
của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh .82
Chương 4: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VỀ ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN
HÌNH SỰ.117
4.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự.117
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.123
4.3. Các giải pháp khác nâng cao địa vị pháp lý của Luật sư .144
KẾT LUẬN .149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
192 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Địa vị pháp lý của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Thanh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội đồng nhân dân
thành phố, quận, phường Một số Luật sư đã và đang là thành viên Hội đồng Luật sư
toàn quốc, Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia
thành phố
78
Hiện nay, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có 5.527 thành viên, trong
đó số Luật sư Nam 3.292, số Luật sư Nữ 2.235 [32]. Là Đoàn có số lượng lớn nhất,
chiếm tỷ lệ 43,80% tổng số Luật sư của cả nước, có nhiều Luật sư chuyên về thương
mại và đầu tư, chẳng những thông thạo tiếng Anh mà còn có thể tranh luận về các vấn
đề pháp lý bằng tiếng Anh với các Luật sư nước ngoài, có khả năng tham gia bảo vệ
quyền lợi cho các doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế khi có yêu
cầu. Theo thống kê tính đến cuối tháng 11-2018, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí
Minh có 1.538 tổ chức hành nghề [29]. Xem Danh mục các Bảng, Biểu đồ 3.1, 3.2,
3.3, 3.4, 3.5, 3.6.
Các Luật sư tham gia tố tụng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như theo yêu cầu của các cơ quan tiến
hành tố tụng, trong đó nhiều vụ ngay từ giai đoạn điều tra các Luật sư đã tham dự việc
hỏi cung, gặp hỏi NBBT, góp phần vào việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Tại Tòa án,
các Luật sư đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa [31].
Nhiều vụ án lớn Luật sư đã được tham gia từ giai đoạn điều tra, có điều kiện
thu thập tài liệu, chứng cứ, nắm chắc diễn biến của vụ án nên vai trò của Luật sư bào
chữa được đề cao làm cho các phiên tòa xét xử được dân chủ và minh bạch. Qua đó
góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, tạo niềm tin không những cho NBBT, gia
đình, người thân của họ mà xa hơn nữa là của xã hội tin tưởng vào công lý và công
bằng xã hội. Thông qua được vai trò của đội ngũ Luật sư trong công tác xây dựng,
tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền bào chữa cho NBBT, đảm
bảo quyền con người, quyền công dân [31].
3.1.2. Đặc điểm về số lượng vụ án hình sự, số lượng bị can, bị cáo tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển kinh tế của thành phố năng động nhất cả nước đã tác động đến
tình hình xã hội 24 quận - huyện nói chung, các quận, huyện vùng ven nói riêng, do số
lượng lao động nhập cư tăng nhanh, riêng tại quận Bình Tân - nơi có tỷ lệ người dân
nhập cư cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cao hơn cả số người dân thường trú
[152], gây nhiều bất ổn, khó khăn trong quản lý Nhà nước, nhất là khi thành phố đang
khẩn trương áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù [144] theo Nghị quyết
54/2017/QH14 [91] của Quốc hội; bên cạnh “nguy cơ tiềm ẩn phát sinh tội phạm bạo
lực tập thể, dã man... trong đó tập trung chủ yếu là thanh thiếu niên nhập cư thất
nghiệp và công nhân nhập cư do mâu thuẫn bộc phát, không rõ ràng; loại tội phạm
này có khuynh hướng gia tăng về tính chất liều lĩnh” [124]. Trong 10 năm từ năm
2009-2018, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 91.313 VAHS đã khởi tố,
trong tổng số 117.448 bị can, bị cáo [74], những VAHS có số lượng bị can, bị cáo,
79
người có quyền, nghĩa vụ liên quan lên đến hàng trăm ngàn người. Xem Danh mục
Bảng,3.7.
Vụ án hình sự ngày càng nhiều, diễn biến ngày càng phức tạp, nhu cầu nhờ
Luật sư càng lớn nhằm bào chữa, bảo vệ cho NBBT, bị hại, đương sự ngày càng tăng
cao, để quyền lợi của họ ngày càng được đảm bảo, tạo công bằng giữa bên buộc tội và
gỡ tội, giữa một bên là cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng và một bên là người
tham gia tố tụng, bao gồm Luật sư và người tham gia tố tụng khác.
Do đặc điểm là Thành phố có hoạt động kinh tế năng động nên nhận thức, suy
nghĩ, điều kiện sống của người dân có thói quen yêu cầu Luật sư cũng như khi người
thân thích của họ vướng vào vòng lao lý dẫn đến nhu cầu Luật sư ngày càng nhiều.
3.1.3. Khái quát về tình hình tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình hình tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh; công tác thụ lý, giải quyết các vụ
án hình sự từ năm 2009 đến 2018 của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Báo cáo tình hình công tác trong 10 năm từ 2009 đến năm 2018, Công an
Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận xảy ra 114.809 vụ phạm pháp hình [74]. Tuy nhiên,
trong năm 2017 các loại tội phạm xâm phạm sở hữu và xâm phạm sức khỏe, tính
mạng đều được kéo giảm mạnh (trộm cắp tài sản giảm 41,50%, cướp giật tài sản giảm
10,14%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giảm 35,22%, chống người thi hành công vụ giảm
22,45%), Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã điều tra khám phá 3.464 vụ phạm pháp
hình sự (đạt tỷ lệ 72,03%), bắt 3.698 bị can.
Trong năm 2018, tội phạm ma túy đã gia tăng đáng kể, Công an Thành phố
Hồ Chí Minh đã khám phá 1.407 vụ án ma túy, khởi tố 1.116 vụ, bắt 1.487 bị can. Tội
phạm trên địa bàn thành phố ngày càng tinh vi, ma mãnh và hoạt động có tổ chức, gây
khó khăn cho lực lượng công an trong công tác đấu tranh, ngăn chặn [145].
Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ
2015-2020, phần nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng Đảng bộ và hệ thống
chính trị đã đề ra giải pháp “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách tư
pháp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, các cơ
quan bảo vệ pháp luật của thành phố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ
công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; không để tình
trạng oan, sai, không bỏ lọt tội phạm” [26; tr 199-200]. BLHS, BLTTHS năm 2015 ra
đời, tình hình phòng chống tội phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước
nói chung được cải thiện. Số liệu phân tích tình hình tội phạm trong những năm gần
đây giảm đáng kể, qua đó thấy chính sách pháp luật theo chiến lược cải cách tư pháp
ngày càng hiệu quả.
80
Tuy nhiên, hoạt động tội phạm hiện nay diễn biến phức tạp, tiềm ẩn, đối tượng
phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đáng lo ngại là các VAHS do bộc phát, nhất
thời từ những mâu thuẫn trong sinh hoạt nhưng mang tính bạo lực, nhiều vụ án gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng. Các tội phạm công nghệ cao với các hình thức, thủ đoạn tinh
vi như: Lừa đảo qua điện thoại, sử dụng các mạng xã hội dẫn dụ bị hại chuyển tiền vào
tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt xảy ra ngày càng gia tăng, diễn biến càng ngày càng
phức tạp gây khó khăn cho công tác điều tra, khởi tố.
Hoạt động của các đối tượng núp bóng danh nghĩa pháp nhân để thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp, tập trung vào các lĩnh vực thu
được nhiều lợi nhuận bất chính như đấu giá tài sản, ngành nghề kinh doanh có điều
kiện tiến hành các hoạt động bảo kê, thu nhập bất hợp pháp. Có dấu hiệu hình thành
các băng nhóm có tổ chức tại các khu công nghiệp, các địa bàn giáp ranh hoạt động cho
vay theo kiểu “tín dụng đen”, đòi nợ thuê; bảo kê hoạt động của đối tượng mại dâm,
trộm cắp tại những địa bàn phức tạp.
Riêng đối với nhóm tội phạm về ma túy số lượng tội phạm tăng đáng kể, chứng
tỏ nhóm tội phạm này diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp. Đối với địa bàn trọng điểm
như Thành phố Hồ Chí Minh, ổn định an ninh trật tự là tiền đề để phát triển kinh tế. Do
đó, với tội phạm ma túy nếu tình hình nhóm tội này ngày càng gia tăng, gây ra tiềm ẩn
tệ nạn, cản trở phát triển kinh tế, kéo theo nhiều hiểm họa, không chỉ kinh tế mà văn
hóa, xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhóm tội phạm về chức vụ hiện vẫn đang tồn tại và ngày càng phát triển,
không ít những vụ án cán bộ Nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt số tiền
lên đến nghìn tỉ đồng. Đây là nhóm tội phạm gây thất thoát cho xã hội, nhất là tội phạm
về tham nhũng, có thể thấy tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Tính nguy hiểm của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ làm phương hại đến lợi ích quốc
gia, đến sự thụ hưởng các quyền và lợi ích của người dân, là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến gia tăng sự bất công trong xã hội, xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng và
Nhà nước. Xem Danh mục các Bảng, Biểu đồ 3.1, 3.2.
Thống kê trong ba năm gần nhất 2016, 2017, 2018 cho thấy:
- Năm 2016, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết
8.404 vụ với 14.801 bị cáo/8.422 vụ với 14.897 bị cáo đã thụ lý, đạt tỷ lệ 99,79%. So
với cùng kỳ năm 2015, số án thụ lý giảm 346 vụ - giảm 261 bị cáo, giải quyết giảm 336
vụ - giảm 308 bị cáo, tỷ lệ giải quyết tăng 0,11%.
Các loại tội phạm chủ yếu là các tội phạm về tham nhũng như: Vụ án Phạm
Công Danh và đồng phạm phạm các tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
81
của các tổ chức tín dụng”; Vụ án Vũ Quốc Hảo và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái
quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài
sản”; Vụ án D.B.M phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”; vụ án Lê Thị Ngọc
Tuyền và đồng phạm phạm các tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ trái phép
vũ khí quân dụng”[102].
- Năm 2017, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết
6.753 vụ với 11.599 bị cáo/ 6.782 vụ với 11.670 bị cáo đã thụ lý, đạt tỷ lệ 99,57%. So
với cùng kỳ năm 2016, số án thụ lý giảm 1.691 vụ - giảm 3.217 bị cáo, giải quyết giảm
1.669 vụ - giảm 3.134 bị cáo, tỷ lệ giải quyết tăng 0,17%. Nhóm tội tăng chủ yếu là các
tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm sở hữu và trong 2 năm 2016-2017 nhóm tội xâm
phạm an ninh quốc gia.
Các vụ án trọng điểm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm như: Vụ án Lê
Dũng và đồng phạm bị đưa ra xét xử về tội “Buôn lậu”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,
“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”; vụ án Trương Hồ Phương Nga và đồng phạm bị đưa ra xét xử về
tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được báo chí và công luận đánh giá cao, thực hiện
đúng theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo đảm đầy đủ các quyền của bị cáo, người bào
chữa, tranh tụng tại phiên tòa; vụ án La Hồng Phát và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài
sản”; vụ án Mata Bernal Carlos Rene phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Nhìn chung, năm 2017 án hình sự chủ yếu tập trung vào các tội phạm xâm phạm sở hữu
tài sản, các tội phạm về ma túy, các tội phạm về xâm phạm sức khỏe, tính mạng (giết
người, cố ý gây thương tích), tội phạm về tham nhũng [103].
Do đặc điểm của một thành phố đông dân nhất nước do tăng cơ học, chủ yếu do
người dân nhập cư; tốc độ kinh tế phát triển nhanh, kéo theo các tệ nạn xã hội, VAHS
ngày càng gia tăng, số lượng NBBT tăng hàng năm, chủ yếu là các nhóm tội phạm ma
túy như mua bán, tàng trữ, vận chuyển; nhóm tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng như
cố ý gây thương tích, giết người; nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu như trộm cắp, cướp
giật; tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông như tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản.
- Năm 2018, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết
6.665 vụ với 11.773 bị cáo; đã xét xử, giải quyết 6.635 vụ/11.695 bị cáo, đạt tỷ lệ
99,55%, vượt 4,55% chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao đề ra. Trong đó, đã giải quyết
5.937/5.967 vụ án theo trình tự sơ thẩm đạt 99,5%; giải quyết 698/698 vụ án theo trình
tự phúc thẩm, đạt 100%. So với năm 2017, số án thụ lý giảm 864 vụ, giải quyết giảm
1.888 vụ, tỷ lệ giải quyết giảm 0,02%. Đặc biệt, trong năm 2018, các vụ án trọng điểm,
82
các VAHS về các tội phạm tham nhũng, vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn, các vụ án liên
quan đến tình hình an ninh chính trị được dư luận xã hội quan tâm đều được đưa ra xét
xử kịp thời, nghiêm minh được dư luận xã hội đồng tình, điển hình như: Vụ án Hứa Thị
Phấn và đồng phạm (vụ án ngân hàng Đại Tín) bị xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu
quả nghiêm trọng”; Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm (giai đoạn 2) về tội “cố ý
làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; vụ án
Đặng Thanh Bình và đồng phạm bị xét xử về tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”; Vụ án Thi Danh và đồng phạm bị xét xử về tội” Tham ô tài sản “Vụ
án Đặng Hoàng Thiện và đồng phạm bị xét xử với tội danh” Khủng bố nhằm chống lại
chính quyền nhân dân”; Vụ án Nguyen William Anh bị xét xử về tội “Gây rối trật tự
công cộng”; Vụ án Nguyen James Han, Phan Engel và đồng phạm bị xét xử về tội
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; Vụ án Nguyễn Hữu Tình bị xét xử về
tội “Giết người”; Vụ án La Tùng Thịnh và đồng phạm bị xét xử về tội “Đánh bạc”.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết VAHS lãnh đạo Tòa án nhân dân
hai cấp thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, xét xử các vụ án luôn đảm
bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án
oan người không phạm tội; hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo
nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của người phạm
tội, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay; chủ
động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong quần chúng nhân dân theo đúng yêu cầu Nghị quyết 37 của Quốc hội [104].
Mặt khác BLTTHS năm 2015 còn xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại,
do vậy đòi hỏi ngày càng nhiều Luật sư tham gia tố tụng không những theo yêu cầu của
cá nhân mà còn theo yêu cầu của pháp nhân thương mại; không chỉ với vai trò Luật sư
bào chữa hoặc Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho pháp nhân thương mại mà
còn với vai trò đại diện của pháp nhân thương mại trong các VAHS.
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp
lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Những ưu điểm
3.2.1.1. Những ưu điểm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trong cả nước.
Có thể khẳng định, quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa
(gọi chung là “quyền bào chữa”) ở Việt Nam là quyền hiến định, phù hợp với các công
ước quốc tế của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế mà Việt Nam đã
83
tham gia và ký kết. Cùng với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW,
Nghị quyết số 49-NQ/TW liên quan đến một số nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược cải
cách tư pháp; Quốc hội đã thông qua BLHS, BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ
tạm giam, Luật Luật sư, Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC, Thông tư liên tịch của các Bộ, ngành, Thông tư của Bộ trưởng Bộ
Công an... diện mạo đời sống tố tụng đã có những chuyển biến quan trọng, tạo nền tảng
khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể thực hiện các chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội
và chức năng xét xử.
Ngày 12-05-2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chính thức được thành lập với tư
cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc, trở thành ngôi nhà chung của Luật sư
trong cả nước. Sau nhiệm kỳ đầu tiên, số lượng Luật sư cả nước đã phát triển nhanh, từ
5.300 Luật sư vào năm 2009, đến nay đã tăng lên 12.569 Luật sư chính thức [68] và
khoảng 4.500 người tập sự hành nghề Luật sư (mức tăng trưởng hơn 40%), tỷ lệ 01 Luật
sư/7.500 người [32]. Từ số liệu này, cho thấy nghề Luật sư ngày càng phát triển mạnh mẽ
từ khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra đời, Liên đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ tiếng nói, các quyền, lợi ích hợp pháp cho Luật sư trên cả nước thực hiện hoạt
động nghề nghiệp của mình thông qua Ủy ban Bảo vệ quyền lợi Luật sư.
Từ uy tín nghề nghiệp, qua góc nhìn, sự chia sẻ của xã hội và truyền thông,
Luật sư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho khách hàng, nhất là trong giai đoạn điều tra. Đây cũng là thành quả đạt
được từ việc tuân thủ đúng nguyên tắc nghề nghiệp, phấn đấu của từng cá nhân Luật sư
đến sự nỗ lực của Liên Đoàn nói chung. Vị thế của Luật sư ngày càng được nâng cao
trong quá trình phối hợp với cơ quan, người tiến hành tố tụng, qua đó thấy được thành
quả đấu tranh của đội ngũ Luật sư trong cải cách tư pháp, nâng cao vị thế địa vị pháp lý
của mình, đảm bảo cho việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng.
3.2.1.2. Những kết quả đạt được của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
tham gia tố tụng các vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra.
Xem Danh mục các Bảng, Biểu đồ 3.3
Thống kê của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, Luật sư tham
gia theo yêu cầu trong các VAHS giai đoạn điều tra từ 2012-2018 tăng. Năm 2012 là
33.3%; Năm 2013 là 33.7%; Năm 2014 là 66.7%; Năm 2015 là 67.6%; Năm 2016 là
65.6%; Năm 2017 là 66.2%; Năm 2018 là 72.5%. Đặc biệt tăng gấp đôi trong giai đoạn
2013-2014. Xem Danh mục các Bảng, Biểu đồ 3.4 (Bảng 2.1.7).
Qua thống kê của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, Luật sư
tham gia chỉ định trong các VAHS giai đoạn điều tra 2012 - 2018 có xu hướng giảm so
với tổng số VAHS. Cụ thể: Năm 2012 là 66.7%; Năm 2013 là 66.3%; Năm 2014 là
84
33.2%; Năm 2015 là 32.4%; Năm 2016 là 34.3%; Năm 2017 là 33.8%; Năm 2018 là
27.4%. Xem Biểu đồ 3.4 (Bảng 2.1.8). Lý giải điều này, tác giả cho rằng có nguyên
nhân chính:
Thứ nhất: Địa vị pháp lý của Luật sư có xu hướng ngày càng được nâng cao;
NBBT, bị hại ý thức được vai trò của Luật sư trong việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi
ích của họ, dẫn đến có sự chuyển hóa số lượng Luật sư từ chỉ định sang yêu cầu;
Thứ hai: Các tội phạm có khung hình phạt tử hình có khuynh hướng giảm, phản
ánh xu hướng tiến bộ xã hội trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Bộ
Luật TTHS năm 2015 bổ sung người thân thích của NBBT có quyền mời Luật sư thay
vì chỉ có NBBT, người đại diện hợp pháp theo BLTTHS năm 2003. Mặt khác số lượng
Luật sư chỉ định tuy giảm nhưng chỉ tập trung vào các thành phố trọng điểm, có kinh tế
phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội; Các tỉnh miền núi, Tây
nguyên, Tây bắc, vùng sâu, vùng xa do điều kiện kinh tế còn hạn chế nên rất cần đến
Luật sư chỉ định cho các đối tượng bắt buộc phải có người bào chữa.
Việc gia tăng tội phạm trong những năm gần đây, dẫn đến người tham gia tố tụng
ngày càng đông, nhu cầu nhờ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều do
thói quen, bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục; nhận thức, đánh giá của người dân về
vai trò, vị trí của Luật sư thông qua các phương tiện truyền thông cũng như việc Nhà
nước mở rộng và bảo đảm thực hiện các quyền của Luật sư theo cải cách tư pháp.
Các Luật sư tham gia tố tụng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo
vệ quyền lợi của khách hàng cũng như theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; tham gia ngay từ giai đoạn điều tra
(Dựa trên số liệu Bảng 2.1.7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2016, Luật sư
tham gia bào chữa theo yêu cầu 704 VAHS trong giai đoạn điều tra so với 1.073
VAHS, chiếm tỷ lệ 65.6%; trong năm 2017, Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu
1.005 VAHS trong giai đoạn điều tra so với 1.518 VAHS, chiếm tỷ lệ 66.2%; trong
năm 2018, Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu 1.796 VAHS trong giai đoạn điều
tra so với 2.475 VAHS, chiếm tỷ lệ 72,5%), các Luật sư đã tham dự việc lấy lời khai,
hỏi cung, trao đổi góp phần vào việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án [30]. Luật sư là kênh
phản biện giúp CQĐT và VKS điều tra, truy tố đúng người, đúng tội. Ngay từ giai đoạn
điều tra, khi người tiến hành tố tụng còn ngại va chạm, ngại khó, nhưng khi có các Luật
sư thì tình hình sẽ khác. Ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, Luật sư còn góp phần nâng cao dân trí về chấp hành pháp luật [154].
Hoạt động hành nghề của Luật sư trong các VAHS gặp một số khó khăn trong
việc đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa, việc bị can bị tạm giam từ chối
người bào chữa do thân nhân yêu cầu xảy ra trong giai đoạn điều tra ở một số vụ án
85
nghiêm trọng nhưng sau khi kết thúc điều tra bị can lại đồng ý nhờ Luật sư. Việc này
tuy không phổ biến nhưng là hiện tượng không bình thường trong hoạt động TTHS [25].
3.2.1.3.Kết quả thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng,
cơ quan chức năng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự của Đoàn Luật sư Thành phố
Hồ Chí Minh.
Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh tính đến cuối tháng 11-2018 có 1.538 tổ
chức hành nghề, bao gồm 5.527 Luật sư chính thức, trong đó có 2.235 nữ và 3.292
nam; và 2.539 người tập sự hành nghề Luật sư trong đó có 1.289 nữ và 1.232 nam. Xem
Danh mục các Bảng, Biểu đồ 3.5 Giai đoạn 2009 – 2018.
Như vậy, tổng số Luật sư chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ
43,58% tổng số Luật sư của cả nước. Có thể thấy, độ vênh về số lượng giữa Luật sư
nam và nữ, điều này không khó giải thích bởi đặc thù nghề nghiệp ngành luật luôn phải
tiếp xúc với những nguyên tắc nghiêm ngặt về thời gian của PLTTHS, bên cạnh đó, để
hành nghề yêu cầu Luật sư phải có khả năng ngoại giao tốt, độc lập công việc. Đối với
Luật sư nữ còn bị hạn chế về sức khỏe, khả năng phát triển nghề nghiệp bởi còn nhiều
định kiến xã hội cho nhóm nghề nghiệp này dành cho nữ, trách nhiệm về gia đình cũng
là một rào cản lớn khiến họ khó có thể đứng vững trong hoạt động nghề nghiệp, chưa
kể họ còn chịu nhiều áp lực về thời gian di chuyển cho hoạt động nghề nghiệp.
Trong 10 năm từ 2009-2018, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận
được 1.015 đơn khiếu nại, tố cáo của thân chủ đối với Luật sư do vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Riêng trong năm 2018 tính đến hết ngày 30/11, Đoàn Luật sư đã thụ lý 101 vụ
việc khiếu nại, tố cáo (76 vụ việc mới, 25 vụ việc thụ lý từ năm 2017 chuyển sang),
trong đó đã giải quyết được 78 vụ việc, còn lại 23 vụ. Trong những vụ việc đã giải
quyết, có 12 vụ đã ban hành Thông báo xem xét kỷ luật, 16 vụ hòa giải và người khiếu
nại rút đơn, 38 vụ khiếu nại, tố cáo không có cơ sở hoặc không thuộc thẩm quyền, 04
vụ đình chỉ giải quyết do mời nhiều lần nhưng người khiếu nại, tố cáo không đến. Nhìn
chung, việc giải quyết khiếu khiếu nại, tố cáo tại Đoàn Luật sư là một công việc khó
khăn, phức tạp do Đoàn Luật sư có số lượng thành viên đông, có nhiều vụ việc phức
tạp, mất thời gian xác minh và rất nhiều vụ việc không nhận được sự hợp tác của người
khiếu nại, tố cáo cũng như người bị khiếu nại, tố cáo [32].
Công tác khen thưởng, kỷ luật được Ban Chủ nhiệm rất quan tâm chỉ đạo và triển
khai hiệu quả. Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật làm việc rất tập trung và luôn bảo đảm
đúng tiến độ thời gian và thực hiện đúng quy trình thủ tục. Công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý kỷ luật rất phức tạp, tốn nhiều thời gian công sức, thường xuyên phải làm
việc ngoài giờ. Với tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên Hội đồng Khen thưởng, kỷ
luật đã thực hiện hết sức thận trọng, công khai, minh bạch, dân chủ, thấu tình đạt lý, góp
86
phần đắc lực giữ vững uy tín của Đoàn, tăng cường niềm tin của khách hàng và các cơ
quan, tổ chức đối với Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh [181].
Đánh giá của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện
của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh: “Hiện nay, số lượng Luật sư phân bố không
đồng đều ở các địa phương, phần lớn tập trung ở các thành phố lớn, tạo ra sự mất cân
đối đã ảnh hưởng đến quyền nhờ Luật sư và người khác bào chữa. Bên cạnh đó, chế
định bào chữa viên nhân dân đã tồn tại từ lâu và có một thời gian phát huy vai trò tích
cực của mình, nhưng từ khi có Luật Luật sư đến nay chế định này mờ nhạt và hầu như
không hoạt động. Như vậy, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn cho thấy số
lượng đội ngũ Luật sư vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Trong bối
cảnh cải cách tư pháp hiện nay, với mục tiêu nâng cao hiệu quả tranh tụng, cần phải tiếp
tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề Luật sư để phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số
lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn. Luật sư là
một nghề cao quý vì bào chữa cho NBBT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
đương sự, giúp cơ quan THTT xác định đúng người, đúng tội, bảo vệ công lý. Chính vì
vậy, đòi hỏi Luật sư phải công minh, chính trực. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo điều kiện
và bảo đảm môi trường thuận lợi cho Luật sư hành nghề” [74]. Có phiên tòa bị cáo, Luật
sư do muốn hoãn phiên tòa nên cố tình bồng con nhỏ đến phiên tòa, liên tục đòi hỏi những
yêu sách; có những VAHS, Luật sư cố tình vắng mặt hoặc huy động nhiều người tham gia
bào chữa nhằm gây sức ép cho Hội đồng xét xử [104, tr 58].
Trong quá trình tham gia góp ý dự thảo BLHS, BLTTHS, Luật Luật sư, các
Nghị định, Thông tư liên quan đến quyền và nghĩa vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dia_vi_phap_ly_cua_luat_su_trong_giai_doan_dieu_tra.pdf