Luận án Dịch vụ chuyên giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - Trần Văn Nam

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC BẢNG.vi

DANH MỤC HÌNH.vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 4

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án. 6

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án. 7

7. Kết cấu của luận án. 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

THUYẾT NGHIÊN CỨU. 9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ở ngoài nước . 9

1.2. Cơ sở lý thuyết. 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 27

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT . 28

VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ. 28

2.1. Khái niệm về dịch vụ chuyển giao công nghệ. 28

2.2. Nội dung của dịch vụ chuyển giao công nghệ. 50

2.3. Các yếu tô pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ. 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 67

Chương 3. 68

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH

VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM . 68

3.1. Sự hình thành chế dịnh pháp lý về dịch vụ chuyển giao công nghệ . 68

3.2 Thực trạng các quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ 83iii

3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ . 86

3.4. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện pháp luật dịch vụ chuyển

giao công nghệ . 104

3.5 Một số bài học đặt ra cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ

chuyển giao công nghệ. 110

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 113

Chương 4 GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ THÚC ĐẨY DỊCH VỤ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM . 114

4.1. Phương hướng triển khai thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao

công nghệ . 114

4.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thể chế, tạo lập môi trường

thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CGCN. 123

4.3. Giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ. 128

4.4. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về dịch

vụ chuyển giao công nghệ . 135

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4. 144

KẾT LUẬN . 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN . 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 148

pdf173 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dịch vụ chuyên giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - Trần Văn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, tác động xấu đến môi trường du nhập vào Việt Nam. Thứ ba, quy định về các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ (phát triển thị trường công nghệ; chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước; thế chấp tài sản thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ;..) còn dừng ở mức các tuyên bố chung của Nhà nước, một số đã lạc hậu với thực tiễn hoặc bị vô hiệu hóa bởi các đạo luật mới ban hành quy định các vấn đề liên quan; vì vậy chưa mang lại tác động chính sách cụ thể đối với đời sống kinh tế - xã hội. Một số quy định cần có hướng dẫn chi tiết và khả thi hơn, phù hợp với các xu thế phát triển mới trong công nghệ và quản lý công nghệ để thực sự thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp. Thứ tư, sự ra đời của các đạo luật có liên quan (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009; Luật Giá năm 2012; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014; Luật Thống kê 2015;..) đã khiến một số quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2006 không còn phù hợp; cần rà soát và sửa đổi, bổ sung các chế định liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và hiệu lực thi hành của văn bản. Luật Đầu tư năm 2014 quy định dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ là dịch vụ đầu tư, kinh doanh có điều kiện; Luật Giá năm 2012 quy định tổ chức định giá công nghệ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện của tổ chức thẩm định giá và tổ chức định giá công nghệ. Trong lúc đó, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 chỉ quy định giám định công nghệ là loại dịch vụ có điều kiện do đó chưa bảo đảm năng lực cần thiết của các tổ chức cung cấp dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ. 74 Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 Khoản 5, Điều 69 quy định: Nhà nước thành lập, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ; trung tâm, sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ - thiết bị. Luật chuyển giao công nghệ năm 2017, Điều 43 quy định rõ về việc phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, cụ thể là: “Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ là tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ, dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong giao dịch liên quan đến công nghệ; Nhà nước thực hiện biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; Khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động môi giới, tư vấn và xúc tiến chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo; hình thành mạng lưới liên kết hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước”. Luật giá năm 2012 Luật giá 2012 số 11/2012/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước, áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Luật Giá 2012, định giá là việc xác định gía của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản đưa ra mức giá có tính áp đặt, chủ quan còn thẩm định giá là việc xác định giá của tài sản trên cơ sở khách quan, không có quyền và lợi ích liên quan giữa tổ chức thẩm định giá và tài sản thẩm định. Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân 75 sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Hoạt động thẩm định giá công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam phải phù hợp với nguyên tắc và các quy định của Luật Giá 2012. 3.1.2.2. Các văn bản dưới luật ban hành trong giai đoạn 2006-2017 điều chỉnh hoạt động của dịch vụ CGCN Sau khi Luật chuyển giao công nghệ 2006 được ban hành, hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ra đời đã góp phần điều chỉnh và thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chuyển giao công nghệ ở nước ta. [27] Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 21/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ về hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ giám định công nghệ và các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình hoạt động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ. Thông tư đã quy định rõ những nội dung cần xem xét của dịch vụ đánh giá công nghệ, dịch vụ định giá công nghệ; quy định các loại hình tổ chức đánh giá, định giá công nghệ (có thể là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; tổ chức đánh giá, định giá công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và quy định tại Điều 13, Nghị định số 80/2010/NĐ- 76 CP); Thông tư cũng đã quy định rõ phương thức hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ. Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. Năm 2013, trên cơ sở Nghị định số 133/2008/NĐ-CP và Nghị định số 103/2011/NĐ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BKHCN hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ. Thông tư đã quy định cụ thể nội dung tư vấn chuyển giao công nghệ; Phương thức hoạt động của tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ; Tiêu chuẩn của chuyên gia tư vấn chuyển giao công nghệ và trách nhiệm của tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ. Nghị định số 120/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ. Nghị định đã sửa đổi và bổ sung một số lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao. Về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ, từ năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 18/2006/QĐ-BTC về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đến năm 2009, Quyết định này được thay thế bằng Thông tư số 200/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đến năm 2016 được thay thế bằng Thông tư số 169/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ 77 Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đối với hoạt động định giá, trong đó có định giá công nghệ thì phải tuân thủ các quy định của Luật Giá (Luật số 11/2012/QH13) và các nghị định, thông tư hướng dẫn, trong đó có hệ thống 13 tiêu chuẩn định giá Việt Nam. Tại Điều 21, Khoản 2 của Luật Giá quy định về phương pháp định giá, cụ thể: a) Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; b) Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. Đến năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ban hành ngày 17/12/2014 quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước, đã cụ thể hóa pháp luật về đánh giá, định giá công nghệ và môi giới CGCN. Trong hệ thống này, các hoạt động đánh giá, định giá công nghệ và môi giới CGCN được ưu tiên đầu tư, phát triển. Một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá được ban hành gần đây đã tiệm cận nhiều hơn với thực tế định giá công nghệ là Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 (Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 7.1.2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thẩm định giá tài sản vô hình. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 đã nêu rõ các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp thẩm định giá khác nhau. Trên cơ sở đó, khi định giá công nghệ thì căn cứ vào mục đích định giá, thời điểm định giá, các thông tin và số liệu về tài sản cần định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận định giá phù hợp. [44] Về giám định công nghệ, năm 2006, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Thông tư 14/2006/TT-BKHCN về việc giám định công nghệ các dự án 78 đầu tư và chuyển giao công nghệ. Thông tư này đã quy định cụ thể các nội dung của giám định công nghệ dự án đầu tư, giám định công nghệ hợp đồng chuyển giao công nghệ; hình thức tổ chức, phương pháp giám định công nghệ; tổ chức giám định công nghệ.. Đến năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; trong đó quy định khá cụ thể về chứng thư giám định, các yêu cầu đối với tổ chức giám định, giám định viên.. Năm 2015, nhằm tăng cường quản lý công nghệ, ngăn chặn nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ban hành Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. [44] Về xúc tiến chuyển giao công nghệ, trong hệ thống các văn bản pháp luật về KH&CN hiện nay đã có những chính sách liên quan đến việc phát triển doanh nghiệp KH&CN như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế đất, giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp KH&CN được thể hiện tại Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ hay tại Luật KH&CN năm 2013 (gọi tắt là “Nghị định 80”) và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập (gọi tắt là “Nghị định 96”). Ngoài ra, các chương trình quốc gia như Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và Chương trình Phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020 cũng có một số hỗ trợ liên quan gián tiếp đến hoạt động khởi nghiệp như hỗ trợ về mặt ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, sản xuất thử nghiệm, tiếp cận các phòng thí nghiệm trọng điểm, đăng ký sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp, tổ chức 79 sự kiện, truyền thông về việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đào tạo các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN. Trong hệ thống các chính sách về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. [44] - Quyết định 2075/QĐ-TTG ngày 8 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2020; nêu rõ mục tiêu: “Tăng giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên thị trường hằng năm bình quân không dưới 15%, không dưới 20% đối với một số công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; Tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ (giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật) trong tổng giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường khoa học và công nghệ đạt không dưới 10% vào năm 2015 và không dưới 20% vào năm 2020” và để đạt được các mục tiêu này định hướng được đưa ra là“hỗ trợ thành lập các tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học và viện nghiên cứu” - Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ về việc ban hành cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập; Nghị định 16/2015/NĐ-CP cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập; Thông tư số 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Thông tư 90/2017/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2017 quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập; - Thông tư 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; Thông tư số 32/2014/TT- BKHCN ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định quản lý Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 80 2020; Thông tư số 08/2016/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2014/TT-BKHCN ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020; Thông tư 08/2017/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2017 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/5/2016 nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và mở rộng cơ hội để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Mục tiêu đến năm 2025, Đề án hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngoài các hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, một số chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của nước ngoài hiện cũng đang có các dự án hỗ trợ khởi nghiệp, điển hình như: - Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN” (FIRST) giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Thế giới hướng đến mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế. FIRST có nhiều cấu phần, trong đó có cấu phần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN để thương mại hóa sản 81 phẩm nghiên cứu của mình. - Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) giai đoạn 2 hầu hết hướng đến việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐMST và các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. IPP hỗ trợ cả bằng tài chính và các khóa đào tạo, tập huấn, tư vấn có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho các đối tượng thụ hưởng. - “Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” Việt - Bỉ (BIPP) hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy việc thành lập và vận hành các vườn ươm KH&CN nhằm tăng cường khu vực doanh nghiệp KH&CN nhỏ và vừa; Hỗ trợ hoạt động cho một cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các doanh nghiệp hiện đang hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp tiềm năng trở thành doanh nghiệp KH&CN; Cộng đồng KH&CN bao gồm khoảng 1.500 tổ chức KH&CN, - Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) và Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng có những nội dung hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để hoàn thiện công nghệ, sản phẩm của mình cũng như sản xuất thử nghiệm các sản phẩm đó trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, các văn bản và chương trình nêu trên chưa hỗ trợ được toàn bộ quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: từ việc hình thành ý tưởng, phát triển ý tưởng thành kế hoạch kinh doanh đến tiếp cận thị trường và mở rộng quy mô. Hầu hết các chương trình chỉ hỗ trợ khi doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động được một thời gian chứ chưa hỗ trợ bước hình thành và phát triển ý tưởng khởi nghiệp. 82 Ngoài ra, một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là đầu tư mạo hiểm lại chưa được quan tâm đúng mức trong các văn bản pháp luật và các chương trình triển khai liên quan. Mặc dù Luật Công nghệ cao ra đời năm 2008 có đề cập đến việc “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam” và thành lập “Quỹ Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao Quốc gia” nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơ chế để thành lập các quỹ nói trên. Quy định của Bộ luật Hình sự về "tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước", "tội lập quỹ trái phép", "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và các quy định về “bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp” tại Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng trở thành rào cản vô hình cho việc nhà nước đầu tư vào việc ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhận thức được vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc phát triển nền kinh tế tri thức, đưa các kết quả nghiên cứu sáng tạo vào ứng dụng trong thực tế, ngày 04/6/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt “Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” (VSV) (Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN). Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy thương mại hóa công nghệ ưu tiên thuộc các lĩnh vực năng lượng, y sinh, cơ khí, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ thông tin và viễn thông theo mô hình Thung lũng Silicon và xây dựng mối quan hệ giữa quỹ đầu tư mạo hiểm và doanh nghiệp khởi nghiệp. [44] 3.1.2.3. Các văn bản dưới luật ban hành trong giai đoạn từ 2017 đến nay điều chỉnh hoạt động của dịch vụ CGCN 83 Trên cơ sở Quyết định số 1357/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ ba, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2017. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Tại các Nghị định này đã có các quy định về việc miễn giảm thuế thu nhập có thời hạn cho các nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. [5c, tr. 17] Nghị định 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2017. Nghị định quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ; báo cáo chuyển giao công nghệ; giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ; điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá, thẩm định giá và giám định công nghệ và các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư mạo hiểm. 3.2 Thực trạng các quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ 3.2.1 Thực trạng các quy định hiện hành về các loại dịch vụ chuyển giao công nghệ Quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ: Các quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 liên quan đến 84 dịch vụ CGCN Một là Luật CGCN 2017 quy định về phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh. Dự thảo sửa đổi Luật CGCN 2006 cần bổ sung thêm chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ để thể hiện chủ trương của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, một trong những biện pháp phát triển thị trường KH&CN một cách hiệu quả là thông qua hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ. Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động khởi nghiệp công nghệ là những người có ý tưởng công nghệ mới, có mô hình kinh doanh sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. - Cần sửa đổi nội dung “đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh” thành “ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh” để mở rộng các hoạt động liên quan đến quá trình đưa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở đó nhà nước có cơ chế hỗ trợ đối với hoạt động hoàn thiện, khai thác, ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hai là Luật CGCN 2017 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Điều 31.Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ Ba là Luật CGCN 2017 đã quy định bổ sung về các tổ chức môi giới, tư vấn và xúc tiến chuyên giao công nghệ 1. Khuyến khích thành lập các tổ chức môi giới, tư vấn và xúc tiến 85 chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học; hình thành mạng lưới liên kết hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước. 2. Tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ được Nhà nước hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực khai thác thông tin công nghệ, thông tin sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong nước và nước ngoài. 3. Tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ, bao gồm cả chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, góp vốn bằng giá trị kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ được hưởng 10% lợi nhuận sau thuế thu được từ chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bốn là Luật CGCN 2017 quy định về tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ Hoạt động đánh giá, định giá, giám định công nghệ thuộc Danh mục lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 nên việc quy định về các tổ chức dịch vụ thực hiện hoạt động này là cần thiết nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ, một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống các tổ chức trung gian. Điều này cần xác định loại tổ chức, doanh nghiệp nào có thể thực hiện dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ. Luật này đã bãi bỏ quy định về việc phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ do không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. 3.2.2 Thực trạng các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ 86 Nghị định 76/2018/NĐ-CP đã quy định tại Chương IV về điều kiện hoạt động của các tổ chức thẩm định giá, đánh giá và giám định công nghệ như sau: Điều 34. Điều kiện đặc thù đối với tổ chức thẩm định giá công nghệ Tổ chức thẩm định giá là tổ chức được thành lập và hoạt động có điều kiện theo quy định của Luật Giá. Tuy nhiên đối với tổ chức thẩm định giá công nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dich_vu_chuyen_giao_cong_nghe_theo_phap_luat_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan