Luận án Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam - Vũ Mai Chi

LỜI MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tổng quan nghiên cứu . 3

2.1. Tổng quan nghiên cứu nƣớc ngoài . 3

2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc. . 9

3. Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu .13

4. Câu hỏi nghiên cứu .14

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.14

6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .15

7. Phƣơng pháp nghiên cứu.15

8. Đóng góp mới của luận án .15

9. Kết cấu của luận án .16

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU HÀNH

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT.17

1.1. Nội dung cơ bản về chính sách tiền tệ.17

1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ .17

1.1.2. Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ .18

1.1.3. Các công cụ chính sách tiền tệ .22

1.1.4. Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ.26

1.1.5. Các khung khổ chính sách tiền tệ .29

1.2. Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất .32

1.2.1. Khái niệm lãi suất và điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất .32

1.2.2. Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất của NHTW .37

1.2.3. Quá trình chuyển từ điều hành theo mục tiêu khối lƣợng sang lãi suất .47

1.2.4. Cơ sở và nguyên tắc áp dụng trong quá trình chuyển đổi sang mục tiêu lãi suất57

1.2.5. Điều kiện thực hiện quá trình chuyển sang điều hành theo mục tiêu lãi suất .60

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .64

CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CHUYỂN SANG ĐIỀU HÀNH CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .65

2.1. Kinh nghiệm quốc tế chuyển sang điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất .65

2.1.1. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve-FED) .65

2.1.2. NHTW Châu Âu (ECB).68iii

2.1.3. NHTW Malaysia (BNM). 71

2.1.4. NHTW Thái Lan (BOT): . 74

2.1.5. NHTW Philippines (BSP): . 76

2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 78

2.2.1. Khung khổ LPMT là lựa chọn phù hợp thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển . 78

2.2.2. Thiết lập cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ rõ ràng và hiệu quả . 79

2.2.3. Bài học cho quá trình chuyển từ điều hành theo khối lƣợng sang lãi suất . 80

2.2.4. Bài học về sử dụng CSTT phi truyền thống trong bối cảnh khủng hoảng . 85

2.3. Một số lƣu ý trong quá trình chuyển sang mục tiêu lãi suất . 86

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. 88

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KHẢ

NĂNG ÁP DỤNG MỤC TIÊU LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM. 89

3.1. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN từ 2007 đến nay. 89

3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô . 89

3.1.2. Thực trạng công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. 91

3.1.3. Đánh giá kết quả điều hành CSTT của NHNN Việt Nam thời gian qua.103

3.2. Đánh giá khả năng áp dụng mục tiêu lãi suất trong điều hành CSTT tại Việt Nam

.108

3.2.1. Căn cứ pháp lý cho việc lựa chọn mục tiêu lãi suất .108

3.2.2. Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam .110

3.2.3. Xây dựng mô hình cơ chế truyền dẫn CSTT theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam

.116

3.3 Các nhận định sau khi phân tích mô hình định tính và định lƣợng .151

3.3.1. Kết quả cơ chế truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam .151

3.2.2. Hạn chế tác động của cơ chế truyền dẫn lãi suất và nguyên nhân .152

CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN SANG ĐIỀU HÀNH CSTT

THEO MỤC TIÊU LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM.158

4.1. Định hƣớng điều hành CSTT của NHNN đến năm 2025, tầm nhìn 2030.158

4.1.1. Triển vọng kinh tế vĩ mô trong và ngoài nƣớc tác động đến hệ thống tài chính

ngân hàng .158

4.1.2. Điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đến năm 2025, định hƣớng đến 2030.

.161

4.2. Đề xuất chuyển sang điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam. .162iv

4.2.1. Về xây dựng cơ chế điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất .162

4.2.2. Đề xuất cơ chế điều hành khi cần ứng phó với điều kiện kinh tế bất ổn định hoặc

xảy ra khủng hoảng .170

4.3. Các giải pháp thực hiện chuyển sang điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất .171

4.3.1. Xây dựng và áp dụng khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt .171

4.3.2. Củng cố và hoàn thiện hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ .172

4.3.3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ .175

4.3.4. Tăng cƣờng tính độc lập và trách nhiệm giải trình của NHNN .176

4.3.5. Phát triển thị trƣờng tiền tệ là kênh truyền tải tác động CSTT hiệu quả .178

4.3.6. Hạn chế tín dụng đen nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến cơ chế truyền dẫn

lãi suất .179

4.3.7. Cải tiến hệ thống thống kê, báo cáo phân tích và dự báo của NHNN .180

4.3.8. Nhóm các giải pháp bổ trợ.181

4.4. Kiến nghị với các bên liên quan .184

4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ.184

4.4.2. Kiến nghị với Bộ, ngành có liên quan.185

4.4.3. Kiến nghị với các TCTD.186

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .187

KẾT LUẬN CHUNG.188

HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .189

TÀI LIỆU THAM KHẢO .190

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 196

PHỤ LỤC .197

pdf238 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lãi suất tại Việt Nam - Vũ Mai Chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại hệ thống các TCTD61, NHNN giảm doanh số TCV, tập trung đáp ứng nhu cầu thanh khoản của TCTD, chỉ tập trung TCV để hỗ trợ thanh khoản trong dịp Tết Nguyên Đán và hỗ trợ một số NHTM cổ phần yếu kém trong quá trình tái cơ cấu có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Thời hạn TCV hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD tái cơ cấu thƣờng là 3-6 tháng, dài hơn thời hạn hỗ trợ thanh khoản Tết (1-3 tháng). (iii) Từ năm 2013, do thanh khoản tƣơng đối dồi dào, các TCTD hầu nhƣ không có nhu cầu vay TCV, một số NHTM có dƣ nợ vay TCV đã trả nợ trƣớc hạn. NHNN thực hiện giải ngân TCV hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đối với 5 NHTM Nhà nƣớc. Bắt đầu năm 2013, mặc dù Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) thực hiện mua lại nợ xấu, tuy nhiên do thanh khoản tốt nên chƣa phát sinh nhu cầu TCV cho TCTD bằng trái phiếu đặc biệt. NHNN chỉ thực hiện giải ngân TCV hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ đối với 5 NHTM Nhà nƣớc. Từ năm 2014 đến nay: Cùng với thực hiện TCV hỗ trợ nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu và nhằm hỗ trợ các TCTD thực hiện tái cơ cấu và Nghị quyết 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 của Chính phủ, NHNN đã thực hiện TCV trên cơ sở TPĐB của VAMC đối với các TCTD nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 và Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ với thời hạn 6 tháng, lãi suất TCV ƣu đãi (thấp hơn mức lãi suất TCV thông thƣờng 2%/năm). Trong khi đó, việc thực hiện TCV theo hồ sơ tín dụng và cầm cố GTCG hầu nhƣ không thực hiện do các TCTD không có nhu cầu vay qua các kênh này. Nhìn chung, thời gian qua, NHNN đã điều hành công cụ TCV thận trọng, linh hoạt cả về khối lƣợng và thời hạn, đồng thời việc phối hợp TCV với các công cụ CSTT khác cũng ngày càng đồng bộ, nhuần nhuyễn hơn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu CSTT và các nhiệm vụ theo quy định của Luật NHNN. Tuy nhiên, mức độ tác động của lãi suất TCV đến lãi suất thị trƣờng và nhu cầu tiền tệ là chƣa cao, sự thay đổi lãi suất TCV trong thời gian qua tác động không đáng kể đến nhu cầu vay vốn của các NHTM. 61 Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 26/7/2011, Nghị quyết 102 /NQ-CP ngày 04/12/2011, Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ. 98 c. Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations-OMOs) Nghiệp vụ thị trƣờng mở đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 theo Quyết định số 87/2000/QĐ-NHNN9 ngày 13/03/2000. Thực tế cho thấy, OMOs thời gian qua đã đƣợc điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung – cầu vốn trên thị trƣờng tiền tệ, có vai trò định hƣớng lãi suất TTLNH và phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để thực hiện mục tiêu điều hành CSTT. Theo đó, NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt cả 2 chiều mua và bán GTCG với tần suất 01 phiên chào mua GTCG và 01 phiên bán tín phiếu NHNN/ngày, kỳ hạn linh hoạt từ 7 ngày trở lên, phù hợp điều kiện thị trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ, cụ thể: (i) Giai đoạn năm 2006-2008, trƣớc tình hình giá cả hàng hóa thế giới có xu hƣớng gia tăng, kinh tế biến động mạnh, lạm phát trong nƣớc tăng cao lên mức 2 con số, tín dụng và tổng phƣơng tiện thanh toán (M2) tăng cao, vì vậy, NHNN đã thực hiện CSTT chặt chẽ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh các giải pháp thắt chặt nhƣ tăng mạnh tỷ lệ DTBB, phát hành tín phiếu bắt buộc nêu trên, NHNN đã điều hành linh hoạt OMOs để vừa đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ nhƣng vẫn đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, cụ thể: (1) NHNN thực hiện chào bán tín phiếu NHNN với các kỳ hạn từ 14 và 364 ngày để hỗ trợ thực hiện mục tiêu hút tiền; (2) Tổ chức định kỳ các phiên chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21, 28 ngày) nhằm hỗ trợ vốn cho TCTD có thiếu hụt vốn để đảm bảo khả năng thanh toán, nhất là tại các thời điểm thay đổi tỷ lệ DTBB, thay đổi các mức lãi suất NHNN công bố. Khối lƣợng trúng thầu chào mua/chào bán bình quân/phiên trong 02 năm ở mức gần tƣơng đƣơng nhau, lần lƣợt là 855/767 tỷ đồng/phiên và 947/305 tỷ đồng/phiên. Mặt khác, do thiếu vốn các TCTD đã tham gia chào mua GTCG với mức lãi suất đặt thầu cao nên lãi suất trúng thầu tăng từ 8%/năm lên 15%/năm, cá biệt có lúc lên tới 30,1%/năm. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã chuyển sang áp dụng phƣơng thức đấu thầu khối lƣợng, lãi suất thống nhất, do đó lãi suất đã giảm dần từ 15%/năm xuống còn 9% /năm vào cuối năm 2008, tác động giảm mặt bằng lãi suất thị trƣờng. (ii) Bƣớc sang giai đoạn năm 2009 -2011, với chủ trƣơng nới lỏng CSTT chống suy giảm kinh tế trong điều kiện thanh khoản của các TCTD khó khăn và không đồng đều do sau một thời gian tín dụng tăng trƣởng nóng, theo đó, NHNN chủ yếu thực hiện các phiên chào mua GTCG để đƣa tiền ra với các kỳ hạn ngắn (7,14, 28 ngày), khối lƣợng và lãi suất chào mua điều chỉnh phù hợp với tình hình VKD và diễn biến thị trƣờng nhằm vừa hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, tạo điều kiện giảm lãi suất huy động, cho vay, ổn định thị trƣờng tiền tệ, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát và các chỉ tiêu tiền tệ theo mục tiêu. Một số thời điểm lạm phát có nguy cơ tăng trở lại nhƣ từ tháng 7-12/2009, NHNN đã linh hoạt chào bán tín phiếu NHNN định 99 kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng để hút tiền về từ các TCTD có dƣ thừa. Thời điểm từ tháng 10/2010 đến đầu T9/2011, lạm phát có dấu hiệu tăng lên 2 con số, NHNN đã điều hành thận trọng theo hƣớng giảm dần kỳ hạn chào mua từ 28 ngày xuống 7 ngày; lãi suất chào mua cũng đƣợc điều chỉnh tăng dần lên mức 15%/năm. Từ cuối tháng 9/2011, trong bối cảnh M2, tín dụng đƣợc kiểm soát, lạm phát có dấu hiệu tăng chậm lại, để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, tạo điều kiện giảm lãi suất, NHNN đã bổ sung kỳ hạn chào mua14 ngày và điều chỉnh giảm lãi suất từ 15%/năm xuống 14%/năm. Giao dịch OMOs trong giai đoạn này chủ yếu là các phiên chào mua GTCG với khối lƣợng trúng thầu bình quân/phiên ở mức cao, lần lƣợt là 3.781-4.297 tỷ đồng/phiên năm 2009 - 2010 và đạt mức cao nhất 6.499 tỷ đồng/phiên năm 2011 . Bảng 3.3: Doanh số giao dịch trên thị trƣờng mở giai đoạn 2006 - 2018 Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng doanh số mua Tổng doanh số bán Số phiên giao dịch Số lƣợt thành viên KL trúng thầu mua bình quân/phiên KL trúng thầu bán bình quân/phiên 2006 36.833 87.402 162 19 1.249 657 2007 61.133 356.844 355 650 855 767 2008 947.206 88.860 402 3.280 947 305 2009 966.980 102 329 3.121 3.718 1 2010 2.101.420 7.295 491 6.106 4.297 0 2011 2.801.253 0 431 8.469 6.499 0 2012 449.922 174.000 378 2.434 1.505 2.203 2013 179.386 254.863 418 1.251 698 1.583 2014 101.200 353.616 484 1.903 400 1.531 2015 403.490 233.350 388 1.023 1.563 1.127 2016 367.400 722.600 359 1.140 1.413 7.299 2017 578.592 642.868 383 1.051 2.296 4.906 2018 645.572 846.112 444 884 2.572 4.384 Nguồn: Website NHNN & Reuters (iii) Từ năm 2012 đến nay, OMOs tiếp tục là công cụ quan trọng giúp NHNN điều tiết tiền tệ và ổn định lãi suất thị trƣờng. Trong điều kiện thanh khoản VND của các TCTD cải thiện và có dƣ thừa, lãi suất trên TTLNH giảm so với giai đoạn trƣớc do tăng trƣởng tín dụng đã đƣợc kiểm soát theo mục tiêu, thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá ổn định, ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang nắm giữ VND, tạo điều kiện cho NHNN đƣa tiền ra mua lƣợng lớn ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối nhà nƣớc, theo đó, NHNN đã điều hành linh hoạt OMOs theo cả 2 chiều mua/bán GTCG hàng ngày nhằm góp phần ổn định thị trƣờng tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ ổn định tỷ giá. Cụ thể: (1) 100 Trong điều kiện các kênh hút tiền về hạn chế, NHNN đã sử dụng công cụ chào bán tín phiếu NHNN trên OMOs để hút tiền từ các TCTD có dƣ thừa với kỳ hạn đa dạng từ 7 ngày đến 182 ngày, khối lƣợng chào bán phù hợp với diễn biến VKD, lãi suất chào bán tín phiếu cũng đƣợc điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với các mức lãi suất trên thị trƣờng và mục tiêu điều hành CSTT; (2) Mặt khác do hệ thống các TCTD đang trong quá trình tái cơ cấu nên để đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống, bình ổn lãi suất vào một số thời điểm lãi suất LNH tăng cao do nhu cầu vốn tăng (giáp Tết Dƣơng lịch và Nguyên đán), hàng ngày NHNN thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn ngắn (chủ yếu 7 ngày), khối lƣợng tối thiểu là 1.000 tỷ đồng/phiên để phát tín phiếu hiệu ổn định thị trƣờng tiền tệ và sẵn sàng hỗ trợ vốn của NHNN, lãi suất chào mua GTCG cũng đƣợc điều chỉnh giảm dần từ 14% xuống và duy trì ở mức 4,75%/năm, qua đó góp phần ổn định tâm lý và lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ, hỗ trợ tăng trƣởng M2, tín dụng đúng định hƣớng. Đáng chú ý, với việc NHNN thực hiện cơ chế tỷ giá mới từ đầu năm 2016 đã làm giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, vì vậy giảm áp lực gia tăng tỷ giá, thị trƣờng ngoại hối ổn định, theo đó, tạo điều kiện cho NHNN điều hành OMOs theo hƣớng cho phép duy trì thanh khoản dồi dào và lãi suất LNH ở mức thấp, qua đó góp phần đạt đƣợc mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất và ngăn xu hƣớng điều chỉnh tăng lãi suất. Biểu đồ 3.2: Lãi suất OMOs, liên ngân hàng giai đoạn 2011 – 2018 (%/năm) Nguồn: Reuters Cho đến nay, công cụ OMOs đã trở thành công cụ có vai trò quan trọng nhất trong trong việc điều tiết tiền tệ và lãi suất nhằm đạt đƣợc các mục tiêu điều hành CSTT của NHNN trong từng thời kỳ. Trong thời gian tới, để có thể định hƣớng cho lãi suất TTLNH và các lãi suất khác trên thị trƣờng, NHNN có thể cân nhắc việc hình thành lãi suất chào mua trên OMOs là lãi suất trần khi thực thi CSTT theo khung khổ LPMT. d. Các công cụ CSTT khác - Lãi suất: 20% 15% 10% 5% LS OMO VNIBOR 1W VNIBOR 3M 0% 101 (i) Trong năm 2006-2007, NHNN vẫn tiếp tục giữ ổn định các mức lãi suất để ổn định lãi suất thị trƣờng, tránh tác động không thuận lợi với tăng trƣởng kinh tế. Từ tháng 2/2007 đã dỡ bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD và thực hiện theo cơ chế thoả thuận trƣớc sức ép tăng giá VND trong điều kiện luồng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đảm bảo phù hợp với cung -cầu vốn trong nƣớc và lãi suất thị trƣờng quốc tế. Từ năm 2008, trong điều kiện kinh tế trong nƣớc có nhiều biến động, lạm phát tăng cao cùng với chu kỳ bùng nổ giá hàng hóa thế giới, lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ tăng mạnh, theo đó, NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thỏa thuận sang điều hành theo lãi suất cơ bản, kết hợp điều chỉnh tăng đồng loạt các mức lãi suất điều hành để ngăn chặn lạm phát gia tăng. Nhờ các giải pháp can thiệp mạnh trên kết hợp với điều tiết linh hoạt các công cụ CSTT, từ tháng 10/2008 lạm phát bắt đầu giảm, tạo dƣ địa để NHNN từng bƣớc giảm các mức lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế trƣớc tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. 62 (ii) Từ cuối năm 2009-2011, lạm phát có xu hƣớng tăng cao trở lại, do đó, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng trở lại các mức lãi suất điều hành, đồng thời quy định trần lãi suất huy động của các TCTD bằng VND và ngoại tệ; áp dụng cơ chế lãi suất cho vay VND thỏa thuận nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, đảm bảo chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức phù hợp, góp phần hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, tạo điều kiện giúp hệ thống ngân hàng mua đƣợc lƣợng lớn ngoại tệ, ổn định tỷ giá. Mặt khác để định hƣớng kỳ vọng thị trƣờng, NHNN đã chủ động tăng cƣờng minh bạch hóa thông tin về CSTT, đẩy mạnh truyền thông, cam kết thực hiện điều hành lãi suất và tỷ giá theo các định hƣớng đề ra từ đầu năm. Nhờ vậy từ tháng 5/2011 lãi suất đã có xu giảm dần, và đến cuối năm 2011 lãi suất huy động ở các kỳ hạn bám sát mức trần 14%/năm, lãi suất cho vay của các TCTD giảm xuống ở mức 17-19%. (iii) Từ năm 2012, trong điều kiện lạm phát đƣợc kiểm soát tốt và duy trì ổn định ở mức thấp (dƣới 4%), đã tạo điều kiện cho NHNN giảm dần các mức lãi suất điều hành, chủ yếu là lãi suất TCV và lãi suất tái chiết khấu, với mức độ và liều lƣợng phù hợp với từng thời kỳ (9 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 8,5%/năm trong hai năm 2012-2013). Từ 2013 đến tháng 7/2017, NHNN đã giữ ổn định các mức lãi suất điều hành do lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp, lãi suất ổn định trong những năm qua. Ngày 7/7/2017, NHNN giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ các TCTD phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất theo chủ trƣơng của Chính phủ. 62 Lãi suất cơ bản giảm xuống 13-12-11-10- 8,5 và 7%/năm; lãi suất tái cấp vốn xuống 14-13-12-11-9,5-8 và 7%/năm; lãi suất chiết khấu xuống 12-11-10-9-7,5 và 6,5%/năm; lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND xuống 9-8,5-3,6-1,2%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong TTĐTLNH xuống 14-13-12-11-9,5-8 và 7%/năm; Lãi suất huy động và cho vay đến cuối 2008 còn khoảng từ 9-12%/năm, giảm mạnh 6% - 9%/năm so với thời điểm trƣớc đó. 102 Đáng chú ý là NHNN đã từng bƣớc nới lỏng quy định trần và dần chuyển sang điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trƣờng, đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế; mặt bằng lãi suất thị trƣờng ổn định, không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD nhƣ trƣớc.63 Hiện NHNN chỉ quy định mức trần 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dƣới 1 tháng và 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 6 tháng. Đồng thời, từ cuối năm 2015, điều chỉnh giảm mức trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ áp dụng đối với tổ chức và cá nhân là 0%/năm nhằm thực hiện chủ trƣơng chống đô la hóa của Chính phủ. Về lãi suất cho vay VND, thực hiện theo cơ chế lãi suất thoả thuận giữa TCTD và khách hàng quy định tại Luật các TCTD và Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Ngoài ra, đối với các lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ64, NHNN quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn 2- 3% so với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thƣờng (hiện ở mức 6,5%/năm). - Tỷ giá hối đoái: (i) Giai đoạn 2007-2010, tỷ giá đƣợc điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, hàng ngày, hàng ngày thực hiện việc công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng và mục tiêu điều hành tỷ giá. Các NHTM xác định và niêm yết tỷ giá mua bán VND/USD trong phạm vi biên độ giao dịch do NHNN quy định. NHNN thực hiện các biện pháp mua, bán ngoại tệ can thiệp với mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc, hỗ trợ thị trƣờngvà ổn định tỷ giá. Trong giai đoạn này, cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng trong nƣớc không ổn định và có nhiều thời điểm mất cân đối, chênh lệch tỷ giá giữa thị trƣờng tự do và thị trƣờng chính thức ở mức cao. NHNN phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh tỷ giá, can thiệp mua, bán ngoại tệ để ổn định thị trƣờng khiến dự trữ ngoại hối nhà nƣớc giảm mạnh còn khoảng 9 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010. (ii) Giai đoạn 2011-2015, NHNN vẫn tiếp tục điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, nhƣng từ cuối năm 2011, NHNN đã chủ động công bố định hƣớng điều chỉnh tỷ giá hàng năm (từ 1-3%) nhằm tăng cƣờng tính minh bạch, định hƣớng và dẫn dắt thị trƣờng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Song song với việc điều chỉnh linh hoạt tỷ giá, NHNN thực hiện các biện pháp mua, bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng khi cần thiết, kết hợp giữa điều hành tỷ giá với các công cụ CSTT để giảm áp lực lên tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ, duy trì chênh lệch giữa lãi suất VND và USD để khuyến khích doanh nghiệp và ngƣời dân nắm giữ VND. Thu hẹp trạng thái ngoại tệ từ +/-30% xuống còn +/-20% theo Thông tƣ 07/2012/TT-NHNN. Tổ chức, sắp xếp lại thị trƣờng vàng, qua đó hạn chế tác động bất lợi đến thị trƣờng ngoại tệ. 63 T6/2013 cho phép TCTD thỏa thuận với khách hàng lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn từ 6 tháng trở lên . 64 Các lĩnh vực ƣu tiên bao gồm: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 103 (iii) Đặc biệt, từ 2016 đến nay, với cách thức điều hành tỷ giá mới, hàng ngày NHNN công bố tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến của 8 đồng tiền của các nƣớc đối tác thƣơng mại, đầu tƣ lớn nhất của Việt Nam, diễn biến tỷ giá ngày hôm trƣớc và mục tiêu điều hành CSTT. Tỷ giá giao dịch của các NHTM trên thị trƣờng đƣợc phép giao động trong biên độ +/-3% so với tỷ giá trung tâm do NHNN công bố. Cơ chế này đã giúp cho tỷ giá biến động (có tăng có giảm) linh hoạt hơn các giai đoạn trƣớc, hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài và hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Nhờ đó, trong một số giai đoạn thị trƣờng quốc tế có biến động bất lợi trong năm 2016 -201765 tỷ giá USD/VND mặc dù tăng theo xu hƣớng thị trƣờng quốc tế nhƣng mức tăng không lớn và nhanh chóng ổn định trở lại. Cùng với điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, NHNN linh hoạt mua/bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng, trong đó thực hiện các biện pháp mua/bán ngoại tệ kỳ hạn để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD và giúp giảm kỳ vọng gia tăng tỷ giá; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản và lãi suất VND hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trƣờng ngoại hối và tỷ giá khi cần thiết. - Hạn mức tín dụng (HMTTTD): Sau hơn 13 năm ngừng hoạt động, từ năm 2011, công cụ HMTTTD đã đƣợc NHNN áp dụng trở lại trong điều hành CSTT với vai trò vừa là công cụ quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đƣợc sử dụng làm mục tiêu trung gian bổ sung, kết hợp với chỉ tiêu tăng trƣởng M2, tín dụng đối với nền kinh tế. Từ năm 2011 đến nay, NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (gồm tín dụng đầu tƣ, kinh doanh bất động sản; tín dụng đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; tín dụng tiêu dùng), đến cuối năm 2011-2012, tỷ trọng này tối đa là 16%. Từ năm 2013, NHNN bổ sung cấu phần tỷ trọng cấp tín dụng của từng TCTD để làm căn cứ đánh giá khả năng mở rộng tín dụng, mức độ ảnh hƣởng đến kết quả tăng trƣởng chung của toàn hệ thống. Bên cạnh đó, việc phân bổ HMTTTD cũng đƣợc xem xét riêng cho các TCTD đƣợc tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu TCTD của Chính phủ. Riêng trong năm 2018, nếu TCTD có khả năng tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN và đƣợc Cơ quan TTGSNH đánh giá phát triển bền vững sẽ đƣợc ƣu tiên mở rộng tín dụng không có giới hạn. 3.1.3. Đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam thời gian qua 3.1.3.1. Những thành công Với việc kiên trì điều hành CSTT theo hƣớng thận trọng và linh hoạt với mục tiêu ƣu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kết hợp với việc sử 65 Đặc biệt sau các sự kiện Brexit ngày 23/6 đồng EUR sụt giảm tới hơn 3%; sự kiện Trump đắc cử tổng thống Mỹ ngày 9/11 cùng với kỳ vọng Fed tăng lãi suất trong tháng 12/2016 khiến đồng USD thế giới tăng giá mạnh; giai đoạn từ đầu tháng 2 tới giữa tháng 3/2017 đồng USD thế giới tăng giá mạnh trƣớc kỳ vọng Fed tăng lãi suất 104 dụng đồng bộ các công cụ CSTT của NHNN thời gian qua đã tạo nên những thành công đáng kể trong công tác điều hành CSTT ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, với việc từng bƣớc thử nghiệm kết hợp hài hòa giữa điều hành theo khối lƣợng và giá cả (giữa điều hành lƣợng tiền cung ứng và điều hành lãi suất) vừa góp phần kiểm soát, ổn định thị trƣờng tiền tệ, đảm bảo nguồn vốn thanh khoản và nguồn vốn cho tín dụng của các TCTD, vừa góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, hàng năm, tại Chỉ thị 01 đầu năm, NHNN đều đƣa ra định hƣớng tăng M2, tín dụng, Thống đốc NHNN cũng công bố định hƣớng điều hành giảm lãi suất huy động, cho vay. Các mục tiêu định hƣớng này đƣợc thực hiện nhất quán đã tạo dựng và ngày càng củng cố niềm tin của thị trƣờng - đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với điều hành chính sách của NHTW. Bên cạnh đó, để thực hiện việc kiểm soát có hiệu quả, NHNN cũng đã tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, phân tích dự báo, trong đó có phƣơng pháp lập trình tài chính nhằm đƣa ra các chỉ tiêu định hƣớng phù hợp để neo kỳ vọng thị trƣờng cũng nhƣ vận dụng các cộng cụ CSTT cả trực tiếp và gián tiếp đạt đƣợc mục tiêu này. Kết quả, NHNN đã kiểm soát mức tăng M2 ở mức thấp, góp phần quan trọng vào thành công đƣa lạm phát từ mức cao hai con số 18,13% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012 và hiện duy trì ở mức dƣới 4%; kỳ vọng lạm phát cũng đã giảm so với trƣớc đây và ngƣời dân tin tƣởng hơn vào quyết tâm đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát lạm phát của NHNN. Thanh khoản hệ thống TCTD đảm bảo an toàn và có sự cải thiện rõ rệt, nguy cơ đổ vỡ hệ thống đƣợc đẩy lùi, kỷ luật thị trƣờng đƣợc thiết lập, hoạt động ngân hàng đang theo hƣớng an toàn và hiệu quả hơn. Thứ hai, điều hành lãi suất theo xu hƣớng giảm, những năm trƣớc lãi suất trên thị trƣờng nội tệ LNH tăng ở mức cao (thậm chí có giao dịch với lãi suất trên 30%) nhƣng đến nay đã giảm mạnh (giai đoạn 2016-2018, nhiều thời điểm qua đêm dƣới 1%/năm, kỳ hạn 1 tháng dƣới 2%/năm). Lãi suất cho vay cũng giảm khoảng 11-14%/năm, cao hơn mức giảm từ 7-10%/năm của lãi suất huy động. Việc giảm lãi suất cho vay để chia sẻ những khó khăn cho hoạt động SXKD cũng khiến cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM của các NHTM đã giảm xuống mức thấp66 và thấp hơn nhiều so với một số nƣớc trong khu vực67. Đƣờng cong lãi suất đã dần đƣợc hình thành, theo đó kỳ hạn ngắn có lãi suất thấp, kỳ hạn dài có lãi suất cao hơn tạo điều kiện cho các TCTD huy động kỳ hạn dài để cân đối vốn. Đáng chú ý là NHNN đã từng bƣớc nới lỏng quy định trần và dần chuyển sang điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trƣờng, đảm bảo phù hợp theo thông lệ quốc 66 NIM của các NHTM ƣớc tính đến tháng 11/2017 khoảng 2,82%, thấp hơn một số nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan (3,07%), Indonesia (5,82%), Philippines (3,58%). 67 Theo khuyến cáo của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới thì để hệ thống các TCTD phát triển lành mạnh hệ số NIM phải đạt ít nhất là 3,5%. 105 tế; mặt bằng lãi suất thị trƣờng ổn định, không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD nhƣ trƣớc.68 Biểu đồ 3.3. Diễn biến tăng trưởng M2, tín dụng, các loại lãi suất Đơn vị: % tăng so năm trước Nguồn: Báo cáo NHNN và cơ sở dữ liệu IMF Thứ ba, tăng trƣởng tín dụng thấp hơn so với các năm trƣớc nhƣng tăng trƣởng kinh tế vẫn đảm bảo, hiệu quả dòng vốn tín dụng và nền kinh tế đƣợc cải thiện rõ theo hƣớng tập trung khuyến khích dòng tín dụng của NHTM cho vay vào lĩnh vực ƣu tiên 69 của nền kinh tế. Điều này cho thấy điều hành CSTT đã gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và phù hợp với chủ trƣơng của Đảng trong việc từng bƣớc giảm tỷ lệ cung cấp cho đầu tƣ phát triển từ hệ thống NHTM70. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã tăng cƣờng công tác quản lý thanh tra giám sát đối với các TCTD thông qua việc từng bƣớc ban hành các văn bản quy định về phân loại trích lập dự phòng rủi ro, các quy định về tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD nhằm nâng cao khả năng quản trị của các TCTD và dần tiếp cận chuẩn mực quốc tế, thực hiện tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Thứ tư, tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối có diễn biến tích cực, sau khi điều chỉnh mạnh tỷ giá vào tháng 2/2011 (tỷ giá BQLNH tăng 9,3%, thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1%), từ cuối năm 2011 đến nay tỷ giá trong các năm chỉ biến động tăng từ 1-2%, hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Từ đầu năm 68 T6/2013 cho phép các TCTD thỏa thuận đối với khách hàng lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn từ 6 tháng trở lên; từ cuối năm 2015 áp dụng mức lãi suất tiền gửi bằng USD bằng 0%/năm; tháng 5/2012 quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn một số lĩnh vực ƣu tiên thấp hơn 2-3%/năm so với lãi suất cho vay thông thƣờng để hỗ trợ nền kinh tế. 69 Gồm 05 lĩnh vực ƣu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp phụ trợ; DNNVV; công nghệ cao 70 Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI yêu cầu"Từng bƣớc giảm tỷ lệ cung cấp cho đầu tƣ phát triển từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại‖ 106 2016, với việc thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt, theo sát diễn biến của đồng USD trên thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ cung-cầu ngoại tệ trong nƣớc, góp phần giảm sức ép phải sử dụng lãi suất để hỗ trợ tỷ giá, củng cố lòng tin của dân chúng vào VND, doanh nghiệp và ngƣời dân tăng cƣờng bán ngoại tệ cho hệ thống TCTD, qua đó, NHNN đã mua ngoại tệ để tăng quy mô DTNHNN lên mức kỷ lục hơn 60 tỷ USD (năm 2018). 3.1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế Một là, cơ chế điều hành CSTT hiện nay vẫn chủ yếu theo mục tiêu khối lƣợng hoặc kết hợp giữa khối lƣợng và lãi suất, chƣa có dấu hiệu nào cho thấy điều hành CSTT chuyển mạnh mẽ sang theo đuổi mục tiêu về giá cả (lãi suất), đảm bảo phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của các NHTW trên thế giới. Đây là tất yếu khách quan của quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dieu_hanh_chinh_sach_tien_te_theo_muc_tieu_lai_suat.pdf
Tài liệu liên quan