Luận án Định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên các Học viện, trường Đại học Công an nhân dân

MỤC L ỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13

1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến định hướng giá trị đạo đức nghề

nghiệp của sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân 13

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những

vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 28

Chương 2 LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ

NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG

ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 33

2.1. Các khái niệm cơ bản 33

2.2. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp Công an nhân dân 55

2.3. Biểu hiện, mức độ định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của

sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân 61

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp

của sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân 72

Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 87

3.1. Tổ chức nghiên cứu 87

3.2. Phương pháp nghiên cứu 93

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐỊNH

HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA

SINH VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CÔNG AN NHÂN DÂN 107

4.1. Thực trạng định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên

các học viện, trường đại học Công an nhân dân 107

4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị đạo đức nghề

nghiệp của sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân 144

4.3. Phân tích chân dung tâm lý điển hình 152

4.4. Biện pháp phát triển định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho

sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân 162

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 175

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 179

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180

PHỤ LỤC 189

pdf239 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên các Học viện, trường Đại học Công an nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a trên 4 item, các kết quả thể hiện ở phụ lục 6.1.2 và 7.1.1 và được tóm tắt ở bảng 4.2 dưới đây: Bảng 4.2. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân TT Các nội dung nhận thức Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Nghề thể hiện sự sẵn sàng đảm bảo an toàn cho nhân dân 4.12 0.60 4.20 0.78 2 Nghề thể hiện sự yêu thương, tận tình giúp đỡ nhân dân 4.12 0.62 4.15 0.98 3 Nghề thể hiện sự hy sinh đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân 4.10 0.67 4.17 0.77 4 Nghề thể hiện sự kính trọng, lễ phép và có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. 4.24 0.52 4.18 0.75 ĐTB chung 4.15 0.52 4.18 0.76 Kết quả từ bảng số liệu trên cho thấy, nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân đang ở mức độ sâu sắc (ĐTB = 4.15, ĐLC= 0.52). Trong đó, nhận thức của sinh viên về: “Nghề thể hiện sự kính trọng, lễ phép và có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân” (ĐTB = 4.24, ĐLC=0.52) được đánh giá cao nhất; các giá trị còn lại trong nhóm có ĐTB từ 4.10 ÷ 4.12, xếp ở mức độ sâu sắc. Để lý giải cho các mức độ nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với các sinh viên. Nhiều ý kiến đồng quan điểm với sinh viên N.A.T, sinh viên cho biết “Em rất hiểu về mối quan hệ giữa lực lượng Công an nhân dân với nhân dân, trong các bài học các thầy cô đều liên hệ, nhắc nhở đến vai trò của nhân dân và trách nhiệm của lực lượng công an đối với nhân dân, lúc mới vào trường em cũng chưa quan tâm 110 và nhận thức hết được các giá trị đó, về sau càng học tập, tiếp xúc thực tiễn nhiều các em càng hiểu rõ hơn vai trò về mối quan hệ này. Nó quyết định đến sự thành công trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước”. Bên cạnh đó, còn có ý kiến của một số sinh viên theo chiều ngược lại như ý kiến của N.V.A “Em có biết đến các yêu cầu về mặt đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử với quần chúng nhân dân, nhưng trên thực tế do chưa được tiếp xúc và làm việc nhiều với nhân dân, nên em chưa cảm nhận được giá trị của các yêu cầu đó. Có lẽ phải sau khi ra trường, tiếp xúc với công việc, gần gũi với với nhân dân thì mới nhận thấy được giá trị và vai trò của mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng công an với nhân dân là như thế nào”. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho sinh viên cần tiếp tục nâng cao nhận thức, chiếm lĩnh giá trị đạo đức nghề nghiệp, biến hiểu biết thành những phẩm chất, năng lực của bản thân để hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ thực tiễn với nhân dân. Kết quả khảo sát từ cán bộ, giảng viên cũng cho thấy đa phần cán bộ, giảng viên đánh giá sinh viên có nhận thức sâu sắc về giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với nhân dân (ĐTB = 4.18, ĐLC = 0.76). Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy nhiều ý kiến nhận xét: “Sinh viên ngày nay rất nhanh nhẹn, có sự quan tâm, tìm hiểu và nhận thức về các giá trị nghề nghiệp. Vào trường rồi, các em càng thể hiện rõ hơn xu hướng học tập và rèn luyện để tiếp thu, lĩnh hội các giá trị nghề nghiệp, trong đó có các giá trị đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân” - giảng viên N.T.D. Mặc dù vậy, cả sinh viên và cán bộ, giảng viên đều có chung quan điểm khi đánh giá và kỳ vọng vào sự phấn đấu nỗ lực của sinh viên trong thời gian tới. Thầy N.H.N cho rằng: “Sinh viên hiện nay có hiểu biết sâu sắc về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, nhưng trên thực tế các em chưa được thực hành với công việc, chưa được làm việc trực tiếp với nhân dân nên trong nhận thức mới đạt ở mức độ nhất định, sự hiểu biết đó đang phát triển dần dần cho đến khi các em thực sự trở thành cán bộ, chiến sĩ 111 phục vụ trên các địa bàn, lúc đó những lời nói, hành động và cách thức làm việc mới cho chúng ta thấy rõ nhất sự sâu sắc trong nhận thức của sinh viên đã trưởng thành hay chưa”. Như vậy, kết quả nghiên cứu đều lý giải được mức độ và đặc điểm nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân. Sinh viên có nhận thức sâu sắc, và thể hiện ở nhận thức về bài học, về yêu cầu, quy định, quy tắc ứng xử với nhân dân trong Công an nhân dân. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp Nội dung nhận thức này được đánh giá dựa trên 5 item, các kết quả thể hiện ở phụ lục 6.1.3 và 7.1.1 được tóm tắt ở bảng 4.3 dưới đây: Bảng 4.3. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp TT Các nội dung nhận thức Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Nghề thể hiện sự gắn bó, tận tuỵ với công việc, nhiệm vụ được giao 4.15 0.63 4.17 0.81 2 Nghề thể hiện sự kiên quyết, khôn khéo, mưu trí, dũng cảm 4.10 0.62 4.12 0.79 3 Nghề thể hiện sự khách quan, công bằng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 4.16 0.62 4.12 0.85 4 Nghề thể hiện sự trung thực, kỷ luật trong công việc, nhiệm vụ được giao 4.16 0.63 4.17 0.86 5 Nghề thể hiện sự đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ đồng đội trong công việc và sinh hoạt 4.14 0.63 4.15 0.87 ĐTB chung 4.14 0.52 4.14 0.74 Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy, 5 item chỉ báo nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp đều được đánh giá ở mức độ sâu sắc (ĐTB: 4.10 ÷ 4.16). Đánh giá của 112 cán bộ, giảng viên về nhận thức của sinh viên đối với giá trị này cũng ở mức độ tương tự (ĐTB 4.12 ÷ 4.17). Để tìm hiểu và đánh giá thêm về vấn đề này, luận án đã sử dụng kết quả quan sát, phân tích sản phẩm hoạt động của sinh viên thông qua hoạt động thực tế chính trị - xã hội. Chương trình thực tế chính trị - xã hội là hoạt động ban đầu, mang tính chất thực tập nghề nghiệp giúp cho sinh viên tiếp xúc với địa bàn, tiếp xúc với nhân dân và thực hành những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước, Bộ Công an đã đề ra. Qua hoạt động này, nhận thấy được tính “Trung thực, kỷ luật trong mọi công việc, nhiệm vụ được giao” và sự “Đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ đồng đội trong công việc và sinh hoạt” được thể hiện trong quá trình sinh viên thực hiện nhiệm vụ. Sinh viên H.V.L tự đánh giá “Thông qua chương trình thực tế chính trị - xã hội, em nhận thức sâu sắc hơn các giá trị về tình đoàn kết, sự hợp tác giúp đỡ nhau trong công việc, việc này chúng em không thể làm một mình mà thành công được. Đồng thời, tham gia công tác thực tiễn mới thấy rằng tính trung thực, kỷ luật rất quan trọng đối với nghề nghiệp Công an nhân dân”. Hầu hết qua đợt thực tế này, sinh viên có cơ hội nhận thức sâu sắc hơn về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là những khía cạnh của đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp. Nhận thức của sinh viên về giá trị của nghề thể hiện ở sự “Kiên quyết, khôn khéo, mưu trí, dũng cảm” (ĐTB = 4.10, ĐLC = 0.62), sự “Khách quan, công bằng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” (ĐTB = 4.16, ĐLC = 0.62) đều cho thấy đạt mức độ sâu sắc. Phần lớn sinh viên nhanh chóng lĩnh hội các đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, giá trị đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi vào trường và được củng cố ngày càng tốt hơn trong quá trình học tập và rèn luyện. Nhưng cũng không ít sinh viên cũng thừa nhận rằng “Bản thân cần phải cố gắng để biến những hiểu biết về mặt lý thuyết, chủ quan thành hành động, thói quen ứng xử thực tế” - sinh viên N.T.L. Bên cạnh đó, nhận thức về giá trị “Sự gắn bó, tận tuỵ với công việc, nhiệm vụ được giao” (ĐTB = 4.15, ĐLC = 0.63) thì được thể hiện đầy đủ và 113 sâu sắc ở nhiều khía cạnh khảo sát từ sinh viên. Đa số sinh viên khẳng định xuất phát từ sự yêu thích nghề nghiệp nên sinh viên mới lựa chọn vào các trường Công an nhân dân. Trong quá trình học tập, rèn luyện, sự yêu thích, gắn bó với nghề nghiệp luôn thể hiện ở hứng thú và sự quyết tâm của sinh viên để đạt được các yêu cầu đặt ra. Như vậy, mức độ nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp được thể hiện thống nhất và có sự biện chứng trong phân tích, đánh giá qua kết quả nghiên cứu từ nhiều phương pháp khác nhau. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với bản thân Nội dung nhận thức này được đánh giá dựa trên 5 item, các kết quả thể hiện ở phụ lục 6.1.4 và 7.1.1, và tóm tắt ở bảng 4.4 dưới đây: Bảng 4.4. Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với bản thân TT Các nội dung nhận thức Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Nghề thể hiện sự cần cù, chịu khó của cá nhân trong công việc, nhiệm vụ được giao 4.06 0.66 3.93 0.91 2 Nghề thể hiện sự thanh liêm, chính trực của cá nhân trong đời sống và công việc 4.11 0.64 4.01 0.84 3 Nghề thể hiện sự tự giác thực hiện và dám chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao 4.12 0.67 4.12 0.85 4 Nghề thể hiện sự gương mẫu của bản thân trước đồng nghiệp và nhân dân 4.07 0.64 4.05 0.84 5 Nghề thể hiện sự tích cực học tập nâng cao trình độ, rèn thể lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 4.08 0.67 4.13 0.80 ĐTB chung 4.09 0.54 4.05 0.76 Giá trị đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân trong mối quan hệ với bản thân, đó là các giá trị đạo đức, phẩm chất nhân cách của người cán bộ, 114 chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân. Những giá trị đạo đức đó chính là cái gốc trong văn hoá ứng xử nghề nghiệp mà hầu hết sinh viên đều ý thức được ngay từ những ngày đầu nhập trường. Qua bảng số liệu 4.4 cho thấy, giá trị đạo đức nghề nghiệp được cụ thể hoá ở 5 item, với những biểu hiện của đạo đức cá nhân, được sinh viên nhận thức ở mức độ sâu sắc, ĐTB = 4.09. Trong đó, các giá trị đạo đức nghề nghiệp được sinh viên nhận thức ở mức độ đồng đều nhau, dựa trên số liệu thống kê không có sự khác biệt. Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, khi được hỏi: Theo đồng chí, những giá đạo đức cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hình thành giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên các trường Công an nhân dân?, đa phần sinh viên có chung quan điểm với sinh viên Đ.V.D khi cho rằng “Những giá trị đạo đức cá nhân như cần cù, chịu khó, thanh liêm, chính trựcđược hình thành trong nhận thức, hành vi ứng xử của mỗi sinh viên trong cuộc sống hàng ngày, đây sẽ là nền tảng quan trọng để khi vào nghề các em có thể hình thành được các giá trị đạo đức nghề nghiệp, nếu không có được các giá trị đạo đức cá nhân thì việc định hướng và hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp sẽ rất khó”. Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các giá trị “Tự giác, gương mẫu, tích cực”, thầy giáo chủ nhiệm L.Đ.C chia sẻ: “Nói về nhận thức của sinh viên, thì dường như 100% sinh viên có nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, bởi lẽ các em đã có những hiểu biết trước khi thi vào ngành, vào học trong trường lại được các thầy cô đề cập đến trong các bài giảng và hoạt động rèn luyện hàng ngày, thế nên càng ngày sinh viên càng nhận thức sâu sắc và thấm nhuần hơn”. Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng, cho thấy sự đánh giá từ phía cán bộ, giảng viên (ĐTB = 4.05; ĐLC = 0.76) có sự phù hợp với kết quả tự đánh giá của sinh viên. Đánh giá chung mặt nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp 115 Biểu hiện về nhận thức trong định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên được thể hiện cụ thể ở phụ lục 6.1.5, phụ lục 7.1.2 và tóm tắt ở biểu đồ sau: Biểu đồ 4.1. Mặt nhận thức của sinh viên về các giá trị đạo đức nghề nghiệp Qua biểu đồ 4.1 cho thấy nhận thức của sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân về giá trị đạo đức nghề nghiệp được thể hiện ở mức độ sâu sắc, kết quả tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của cán bộ, giảng viên có sự tương đồng nhau và có ĐTB = 4.16. Như vậy, kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp được đánh giá ở mức sâu sắc, có sự khách quan trong tự đánh giá. 4.1.1.2. So sánh kết quả tự đánh giá của các nhóm sinh viên nhận thức về định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp Kết quả so sánh sự đánh giá của các nhóm khách thể thông qua kiểm định Independent samples T-test và One Way ANOVA được thể hiện tại phụ lục 6.1.6 và tóm tắt ở biểu đồ dưới đây: 116 Biểu đồ 4.2. Tự đánh giá mức độ nhận thức của các nhóm sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp Về yếu tố năm học: Về tri giác số liệu thu về cho thấy nhận thức về giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên năm thứ ba (ĐTB = 4.17) có điểm trung bình cao hơn sinh viên năm thứ hai (ĐTB = 4.15). Xét về góc độ phát triển nhận thức của cá nhân thì việc đánh giá nhận thức của sinh viên năm thứ ba cao hơn nhận thức của sinh viên năm thứ hai là sự phản ánh khách quan. Trải qua mỗi kỳ học, được trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm, vốn sống thì sự đánh giá của sinh viên cũng có sự đầy đủ và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt về nhận thức của sinh viên hai khoá kế tiếp nhau không rõ rệt, khoảng cách điểm trung bình không chênh lệch lớn, sự đánh giá ở mức độ cao, thấp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm khách thể được điều tra. Thông thường sự khác biệt về nhận thức chỉ đo được giữa với các sinh viên năm thứ nhất so với sinh viên năm thứ 3 hoặc thứ 4. Điều này cũng rút ra được từ chỉ số kiểm định Independent Samples Test chỉ ra: t(396) = 0.400, P=0.68 > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác không có sự khác biệt thật sự trong nhận thức giữa sinh viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba trong nghiên cứu này. 117 Về yếu tố hình thức đào tạo: Kết quả kiểm định Independent Samples cho thấy, có sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên hệ vừa làm vừa học với sinh viên hệ chính quy (giá trị t(396) = -3.567). Trong đó, sinh viên hệ vừa làm vừa học (ĐTB = 4.27) nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn sinh viên hệ chính quy (ĐTB = 4.05). Điều này được lý giải là do sinh viên hệ chính quy đa phần tuổi đời còn trẻ (ở khoảng 18 - 20 tuổi), chưa được tiếp cận nghề nghiệp trước khi vào trường và chỉ bắt đầu nhận thức về nghề nghiệp từ những bài học lý thuyết đầu tiên. Còn đối với sinh viên hệ vừa làm vừa học, là những người đang công tác trong các lĩnh vực của ngành Công an, sinh viên đã tốt nghiệp văn bằng 1 ở các trường ngoài ngành Công an hoặc sinh viên đã từng học trung cấp, cao đẳng. Họ có thực tiễn công tác tại Công an các đơn vị, địa phương nên đã có những kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết về nghề nghiệp Công an nhân dân và những giá trị của nghề. Nói cách khác, sinh viên hệ vừa làm vừa học đã hình thành các phẩm chất nhân cách nghề nghiệp. Vì vậy, để khẳng định nhận thức của sinh viên hệ vừa làm vừa học về giá trị đạo đức nghề nghiệp cao hơn nhận thức của sinh viên hệ chính quy là phù hợp. Kết quả phỏng vấn sâu cũng chỉ ra lý do: “Bản thân em đã công tác trong ngành được 5 năm, em đã hiểu rõ về những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân đã đặt ra, từng trải trong công việc, thấm nhuần tư cách người cán bộ Công an nhân dân” (H.T.L ), nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm tương tự như vậy khi được hỏi về sự khác nhau trong nhận thức về giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chính quy và sinh viên hệ vừa học vừa làm. Điều này khẳng định, kết quả khảo sát là khách quan, trung thực, chính xác và phù hợp với thực tiễn. Kết quả phân tích Anova một yếu tố cũng chỉ ra không có sự khác biệt giữa ba nhóm sinh viên khác nhau chuyên ngành đào tạo: Sinh viên chuyên ngành Trinh sát (ĐTB = 4.21); sinh viên chuyên ngành Điều tra (ĐTB = 4.20); sinh viên chuyên ngành khác (ĐTB = 4.12). Kết quả điều tra này cho thấy sinh viên ở hai chuyên ngành Trinh sát và Điều tra có nhận thức về giá 118 trị đạo đức nghề nghiệp ở mức độ cao hơn sinh viên các ngành khác (bao gồm Phòng cháy, chữa cháy; Kỹ thuật, Hậu cần). Trong cách phân nhóm nghiên cứu, luận án nhận thấy ở các chuyên ngành Trinh sát và Điều tra chủ yếu được đào tạo ở các học viện, còn các chuyên ngành khác thuộc các trường đại học. Thực tế, ở nhóm nghiên cứu nào cũng có sinh viên đánh giá nhận thức ở mức độ rất sâu sắc và mức độ sâu sắc. Tuy nhiên, ở nhóm sinh viên chuyên ngành Trinh sát và Điều tra thì số sinh viên có nhận thức rất sâu sắc chiếm tỉ lệ nhiều hơn, vì vậy được đánh giá ở ĐTB cao hơn. Tìm hiểu vấn đề này, luận án đã tiến hành phỏng vấn một số thầy cô chủ nhiệm để nhận định khách quan hơn. Giáo viên chủ nhiệm N.Q.B nhận xét “Đối với sinh viên các chuyên ngành Trinh sát và Điều tra, các em được học tập và rèn luyện ở các học viện, một phần nào đó các em được chú trọng hơn trong giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ và các đòi hỏi về những phẩm chất, năng lực đặc thù của ngành nhiều hơn. Cũng phải thừa nhận đối với sinh viên các chuyên ngành đó có cơ hội được nhà trường rèn rũa nhiều hơn về chính trị, đạo đức, lối sống...đối với các chuyên ngành khác thì các em tiếp cận ở góc độ kỹ thuật nhiều hơn là nghiệp vụ an ninh, nghiệp vụ cảnh sát”. Qua kết quả và phân tích trên cho thấy, ở mặt nhận thức về các giá trị đạo đức nghề nghiệp có sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể, đó là: giữa sinh viên hệ chính quy và sinh viên hệ vừa làm vừa học; giữa sinh viên chuyên ngành Trinh sát, Điều tra với các chuyên ngành khác. 4.1.2. Thực trạng thái độ của sinh viên đối với các giá trị đạo đức nghề nghiệp 4.1.2.1. Đánh giá thực trạng thái độ của sinh viên đối với các giá trị đạo đức nghề nghiệp Để tìm hiểu thực trạng thái độ của sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân, luận án tiến hành đo các biểu hiện về mặt cảm xúc, sự hài lòng và sự mong muốn chiếm lĩnh các giá trị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên thuộc 4 nhóm giá trị đạo đức nghề nghiệp sau: 119 Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với Đảng, Nhà nước. Nội dung thái độ này được đánh giá dựa trên 3 item, các kết quả thể hiện ở phụ lục 6.2.1 và phụ lục 7.2.1 được tóm tắt ở bảng 4.5 dưới đây: Bảng 4.5. Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với Đảng, Nhà nước TT Các nội dung thái độ Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Yêu quê hương, đất nước 4.21 0.54 4.25 0.86 2 Tự hào vì được trở thành chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam 4.19 0.59 4.37 0.87 3 Mong muốn được góp phần cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Đảng và Nhà nước 4.06 0.67 4.15 0.85 ĐTB chung 4.15 0.50 4.26 0.79 Qua bảng số liệu (bảng 4.5) cho thấy, cảm xúc “Yêu quê hương, đất nước” (ĐTB = 4.21; ĐLC= 0.54), đây là thái độ tích cực, được sinh viên nhận thấy phù hợp với bản thân và cho rằng: Yêu quê hương, đất nước là cảm xúc xuất phát từ trái tim của mình. Tình yêu quê hương, đất nước chính là tình cảm sâu sắc mà sinh viên hình thành được từ những cảm xúc về nghĩa vụ công dân, trách nhiệm cao cả đối với quê hương, đất nước. Tình yêu đó được hình thành trong tiềm thức và khi trở thành sinh viên các trường Công an nhân dân, sinh viên có cơ hội để biến những giá trị đẹp đẽ đó thành những hành động học tập, rèn luyện, cống hiến, hy sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ở vị trí là sinh viên, học tập và rèn luyện trong các trường Công an nhân dân thì tình cảm đó lại càng thể hiện rõ nét và sâu sắc hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, sự hài lòng của sinh viên được thể hiện ở niềm “Tự hào vì được trở thành chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam ” (ĐTB = 4.19), và “Mong muốn được góp phần cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Đảng và Nhà nước” (ĐTB = 4.06). Kết quả thống kê trên 120 thể hiện sinh viên có thái độ tích cực với giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước. Cảm xúc tích cực, sự hài lòng, và những mong muốn chính đáng đã tạo nên thái độ tích cực của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước. Kết quả này phù hợp với nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước mà luận án phân tích ở trên. Qua bảng số liệu trên, cho thấy cán bộ, giảng viên đánh giá về thái độ của sinh viên ở mức độ cao hơn, trên cơ sở các khía cạnh về sinh viên có “Tình yêu sâu sắc đối với quê hương, đất nước” (ĐTB = 4.25); sinh viên cảm thấy “Tự hào vì được trở thành một chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam” (ĐTB = 4.37); sinh viên “Mong muốn được góp phần cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Đảng và Nhà nước” (ĐTB = 4.15). Kết quả này thể hiện sự đánh giá tích cực đối với các biểu hiện về cảm xúc, sự hài lòng và mong muốn của sinh viên. Đồng thời cũng thể hiện sự kỳ vọng của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên trong học tập và rèn luyện. Thông qua phỏng vấn, đồng chí H.Đ.T cho biết: “Sinh viên các trường Công an nhân dân thể hiện thái độ rất tích cực trước những yêu cầu về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước, với nhân dân, với ngành Công an. Các em cũng tỏ thái độ rõ ràng khi tuân thủ và làm theo 5 lời thề danh dự của Công an nhân dân Việt Nam, đây là biểu hiện rõ nhất về sự hài lòng và mong muốn cống hiến của sinh viên”. Sự đánh giá của sinh viên và từ phía cán bộ, giảng viên đều cho thấy sinh viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân hiện nay có thái độ tích cực, phù hợp đối với các giá trị đạo đức thể hiện trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước. Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân Nội dung thái độ này được đánh giá dựa trên 3 item, kết quả thể hiện ở phụ lục 6.2.2 và phụ lục 7.2.1, được tóm tắt ở bảng 4.6 dưới đây: 121 Bảng 4.6. Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân TT Các nội dung thái độ Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Sẵn sàng bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân 3.87 0.87 4.00 0.89 2 Hài lòng với việc được giúp đỡ quần chúng nhân dân 4.05 0.66 4.01 0.90 3 Thoái mái, dễ chịu khi thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, giúp đỡ đối với nhân dân 4.17 0.56 4.01 0.84 ĐTB chung 4.03 0.59 4.01 0.80 Kết quả (bảng 4.6) cho thấy, thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với nhân dân được đánh giá ở mức độ tích cực (ĐTB = 4.03). Trong đó, cảm xúc tích cực thể hiện ở trạng thái “Thoái mái, dễ chịu khi thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, giúp đỡ đối với nhân dân” (ĐTB = 4.17). Bên cạnh đó, sinh viên còn có sự “Hài lòng với việc được giúp đỡ quần chúng nhân dân” (ĐTB = 4.05); và mong muốn“Sẵn sàng bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân” (ĐTB = 3.87). Qua các khía cạnh thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với nhân dân, cho thấy sinh viên có thái độ tích cực, trên cơ sở những cảm xúc, sự hài lòng và mong muốn tích cực. Trong những khía cạnh trên biểu hiện về sự “Sẵn sàng bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân” được đánh giá ở mức độ thấp hơn (ĐTB = 3.87). Tuy nhiên, số liệu đó vẫn thể hiện phần lớn sinh viên vẫn luôn có tâm lý sẵn sàng nhận nhiệm vụ, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, gian khổ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Khẳng định thêm về vấn đề này, sinh viên N.T.A cho biết: “Chúng em luôn nêu cao tinh thần không quản ngại khó khăn,gian khổ, hy sinh. Sẵn sàng nhận những nhiệm vụ cấp trên giao cho, bảo vệ nhân dân cũng chính là bảo vệ gia đình và bản thân mình. Dù khó khăn đến đâu thì cũng phải cố gắng khắc phục”. Thái độ tích cực, phù hợp 122 của sinh viên cũng chính là sự tôn trọng của lực lượng Công an đối với quần chúng nhân dân, vì mục tiêu phục vụ nhân dân. Về kết quả đánh giá của cán bộ, giảng viên đối với thái độ của sinh viên ở khía cạnh này cũng cho thấy, sinh viên có thái độ tích cực đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp trong mối quan hệ với nhân dân (ĐTB = 4.01; ĐLC = 0.80). Kết quả có sự phù hợp đối với tự đánh giá của sinh viên về các biểu hiện cảm xúc, sự hài lòng, mong muốn cống hiến, hy sinh vì lợi ích chính đáng của nhân dân trong nghề nghiệp Công an nhân dân. Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp. Nội dung thái độ này được đánh giá trên 3 item, kết quả thể hiện ở phụ lục 6.2.3 và phụ lục 7.2.1 được tóm tắt ở bảng 4.7 dưới đây: Bảng 4.7. Thái độ của sinh viên đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong mối quan hệ với công việc và đồng nghiệp TT Các nội dung thái độ Kết quả SV CB,GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Tích cực trong học tập, rèn luyện và hoạt động tập thể. 4.03 0.66 4.03 0.97 2 Hài lòng với các quy định trong ứng xử với bạn bè, thầy cô, các cấp quản lý trong nhà trường 4.07 0.69 4.22 0.85 3 Mong muốn được góp phần xây dựng môi trường, văn hoá ứng xử theo quy định của ngành Công an trong tập thể 4.00 0.76 4.12 0.95 ĐTB chung 4.03 0.59 4.12 0.86 Thái độ đối với giá trị đạo đức nghề nghiệp th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dinh_huong_gia_tri_dao_duc_nghe_nghiep_cua_sinh_vien.pdf
  • doc1 BIA LUAN AN - NguyenThiHue.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - NguyenThiHue.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - NguyenThiHue.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - NguyenThiHue.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - NguyenThiHue.doc
  • doc4 THÔNG TIN MANG TIẾNG ANH - NguyenThiHue.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - NguyenThiHue.doc
Tài liệu liên quan